Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 98

Hybrid View

  1. #1
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,450
    *

    Cám ơn Hàn tiên sanh về bài viết.
    Tui đọc và còn đang đọc lợi với rất nhiều cẩn trọng, do sợ rằng sơ sót nên hiểu thiếu và hiểu sai ý ông.

    Dà, lại cũng xin phép nói về "ngộ nhận" - chữ của ông hén - trong quan điểm luân hồi. Theo ông, ngộ nhận này có là vì đã hiểu sai.
    Vô tình hiểu sai do đã được dạy dỗ sai, nhưng vì thiếu huệ nhỡn nên đã hổng "ngộ" ra (chời ơi chởi, sao bửa nay chữ nghĩa của tui nó sáng rỡ vầy nè chời).
    Và... chưa chừng còn cố ý hiểu sai với "ý đồ bội bạc", nghĩa là để thủ lợi.

    Gì thi gì, những người gọi chung là con phật (phật tử và sư tăng) có ngộ nhận nớ, đã và đang làm phương hại tới thanh danh Đức Phật.
    Thành ra rồi... những chuyện tưởng là giảng đạo, hoành dương đạo pháp của họ, thiệt ra gây nguy hiểm thay vì sanh lợi ích.
    Và... với tư cách phật tử, ông Hàn sinh đã nói lên cái quan điểm của riêng ông về luân hồi của phật giáo, như một tiếng chuông báo động để cảnh tỉnh chúng sanh nhà phật.

    Như thế tui có đã hiểu đúng và hiểu hết ý ông chưa, thưa ông ?
    Nếu rồi thì tui lại xin phép "tán" tiếp.

    Trước giờ tui vẫn yên trí thuyết luân hồi là "chánh đạo", nay thì... có lẽ "chánh đạo" chỉ còn là chuyện "tương đối", do "góc nhìn" khác nhau nên "luận điểm luận cứ" đã khác nhau... chăng ? ! (chấm hỏi lẫn chấm than)
    Tui xin phép tán thêm, rằng "điểm" và "cứ" ở đây, có lẽ tới nay, cũng chỉ và vẫn chỉ là "luận", nghĩa là bàn và tán chớ chưa ngã ngũ cái kiểu dứt điểm. Dứt sao đặng, dứt rồi lý thuyết còn chi, khỏi bàn khỏi tán nữa - và rồi dám việc hành giáo sẽ nóng bỏng hơn hổng chừng -

    Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
    Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
    Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

    Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
    Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

    Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
    Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
    Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

    Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
    Phật giáo, theo tui (được dạy)) là con đường tự giải thoát bằng sức lực và ý chí của chính mình, nghĩa là phải tự rèn tự luyện để tự giải thoát. Và... giải thoát ngay bây giờ chớ đừng chờ tới kiếp sau (nếu như kiếp sau có thiệt, nghĩa là... linh hồn có thiệt)

    Nhơn sinh quan và triết lý của đạo phật, cách nào đó, là để giải thoát và giải phóng con người, giúp con người vượt ra khỏi những hệ lụy ràng buộc của cuộc sống. Hệ luỵ tạo đau khổ, và ràng buộc sẽ trùng điệp dính chùm nối tiếp nhau theo nhơn quả.
    Lời Phật tui hiểu chỉ nhiêu đó và cố gắng áp dụng nhiêu đó trong đời sống hàng ngày mà ngó bộ đã trần ai khoai củ dzồi. Nay còn nói chuyện linh hồn (lời của cả chúa lẫn phật) và kiếp lai sinh (của các phật tử, ông Hàn sinh không có trong trỏng), thì... tía má ơi, to tát quá tui theo hổng kịp.

    Tôn giáo vốn là cây gậy dẫn đường, ta nắm vào mà bước cho đừng té. Rủi như té rồi cũng vịn vào để dứng dậy đi tiếp. Ý chí tui hổng cao, sức lực lại yếu xìu, nên tui rất cần có gậy. Gậy nào cũng đặng ráo, bất kể hình thể màu sắc.
    Con đường gập ghềnh bao nhiêu, ổ gà bao nhiêu, tối tăm bao nhiêu, cứ nắm được cây gậy là tui yên trí lớn.
    Tui là đứa vốn... thiếu tự tin, nên rồi thấy ai xung quanh tự tin đầy mình, tui sanh lòng dzô dzàn cảm phục và ngưỡng mộ.

    *

    Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

    Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

    Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
    Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

    Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

    Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
    Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
    Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

    Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
    Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
    Amen.

    Kính chào ông.
    Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.
    Make the long story... short !

  2. #2
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by ntđl View Post

    Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
    Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
    Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

    Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
    Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

    Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
    Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
    Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

    Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
    Chào chị ntld,

    Trong thảo luận, HS sẽ không quan tâm đến thái độ mỉa mai bằng những ngôn từ xưng hô "tiên sanh" này kia!

    Riêng những điều chị viết như, "Đức Phật dạy chúng sanh... ",... rồi "chúng đệ tử đã được phật dạy như sau... "...; thì tất cả chỉ là kinh sách ghi lại. Và, người ta vẫn nhắm mắt tin rằng, đã là kinh sách viết thì phải đúng(!)

    Có nhiều lý do để HS nghi ngờ đến sự chính xác do kinh sách ghi lại mà không hề lo sợ rằng mang tội bất kính đối với Đức Phật. Nói một cách khác, kinh sách là một kho tàng của sự bịa đặt:

    1/ Đầu tiên tiểu sử của Đức Phật ghi lại, Ngài đã lập gia đình và có con trai. Nhưng sau đó vì nhìn thấy chúng sinh lầm than, nên đã xuất gia cho đến khi thành chánh quả (49 tuổi) thì mới bắt đầu ra đi thuyết pháp cho đến khi viên tịch (80 tuổi). Có nghĩa là, thời gian thuyết pháp của Ngài trên dưới ba mươi năm. Cũng trong tiểu sử ghi lại, các đệ tử đã theo Ngài đi đến nhiều nơi khác nhau để nói về đạo từ bi và giải thoát của mình. Như thế có nghĩa là trong thời gian ba mươi năm đó, nội dung thuyết pháp của Ngài đã được lập đi lập lại rất nhiều lần với các khán thính giả khác nhau. Nó không phải là một khóa học kéo dài ba mươi năm cho đến khi Đức Phật viên tịch...

    Vì thế, những gì Đức Phật nói ra và dạy chúng sinh, ghi chép lại chỉ vài quyển kinh là đã quá đủ. Thế mà, ngày nay kinh Phật có đến vài mươi vạn (vài trăm ngàn) bộ. Mà mỗi bộ kinh thì không chỉ bao gồm một quyển trơ trụi(!) Tây Du Ký là cuốn tiểu thuyết phóng tác. Nhưng chuyện Trần Huyền Trang đi thỉnh hàng vạn bộ kinh từ Ấn Độ đem về là có thật và được ghi vào chính sử. Ngay cả lịch sử Phật giáo Trung hoa cũng ghi nhận, tuy đem về nhiều, nhưng bản thân Trần Huyền Trang cũng chỉ dịch được hơn sáu trăm quyển... Số còn lại trong các tàng thư của bảo tự dù sau này có người tiếp tục vẫn chưa dịch ra hết được!

    Vâng, Đức Phật chỉ có một miệng vừa để nói và đôi khi còn dùng để ăn khi đói, để uống lúc khát. Nhưng lời Ngài nói ra và các cố sự mà chúng đệ tử ghi chép lại lên đến hàng vạn bộ kinh thì chẳng phải là điều diễu cợt lắm hay sao? Tin vào sự chính xác của kinh sách ghi lại, tựa như câu nói đùa ngày còn bé của các anh em con Cô của HS với nhau: "Nếu lúc đang ngủ và ngáy khò khò, Đức Phật cũng thuyết pháp. Và, khi Ngài đi thăm lăng bác hồ, người ta cũng ghi ghi chép chép, trong suốt ba mươi năm của Đức Phật; cũng chẳng đủ để ghi vào hàng vạn bộ kinh sách!"

    2/ Người đọc sách và kinh (được cho là lời dạy của Đức Phật, tuy chẳng ai biết được bao nhiêu phần trăm đâu là lời Phật dạy, còn đâu là lời bịa đặt!) vẫn hay lẫn lộn giữa Luật Nhân Quả và Thuyết Luân Hồi:

    Thuyết Luân Hồi được xây dựng dựa vào Luật Nhân Quả. Theo luật nhân quả, gieo nhân tốt thì sẽ gặt quả tốt. Mọi sự đều có khởi đầu và có kết thúc, có nguyên nhân và hậu quả. Thuyết luân hồi, cho rằng chúng sinh sống hết kiếp này rồi sang kiếp khác..., và áp dụng luật nhân quả vào thuyết luân hồi mà gọi là quả báo, ác nghiệp, nghiệp duyên ... và ...!

    Như thế về thực tế, luật nhân quả có thể tồn tại độc lập được. Trong khi đó, thuyết luân hồi không thể đứng một mình mà thiếu luật nhân quả!

    Tuy nhiên cũng trong thực tế, luật nhân quả không hề là sản phẩm độc quyền của đạo Phật. Vì ngay cả những đứa trẻ sơ sanh khi chưa biết nói cũng đã áp dụng luật nhân quả một cách vô cùng bản năng:
    Trong một tình cờ do đói bụng, đứa bé cất tiếng khóc oe oe thì được người lớn đem bình sữa đến. Từ đó, đứa trẻ biết lên tiếng khóc khi đói vì biết rằng làm thế sẽ được cho ăn và hết đói!
    Cần chi phải đến chùa nghe thuyết giảng, cần gì phải được sinh ra trong một gia đình Phật giáo để một đứa trẻ con học được luật nhân quả?

    Thậm chí súc sinh cũng học được luật nhân quả qua bản năng loài vật của chúng. Rõ ràng hơn cả là chó, mèo làm bậy trong nhà; đét cho vài roi ít lần, thì những lần sau chúng sẽ chừa và không còn làm bậy nữa mà!
    Hình tượng hơn, thợ săn bắn chết một con nai trong đàn, thì nguyên bầy nai sẽ không còn dám bén mảng vào phá vườn trong thời gian thu hoạch trái cây hoa quả...

    Còn nhiều lý do khác hơn để HS khó có thể tin vào những điều kinh sách viết mà đành phải tin vào những điều hợp lý mà thôi!
    Trong những điều hợp lý tối thiểu có thể tin được là Phật (hay Chúa cũng thế!) là những đấng nếu không phải phi phàm thì ít ra cũng không thể là tầm thường bao giờ. Vì thế, cứ lấy ngay suy nghĩ và việc làm của mình làm tiêu chuẩn tối thiểu:

    Nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà thực sự hay hơn suy nghĩ của bản thân mình, HS xếp vào loại có thể tạm tin được và để đó xem xét sau!
    Ngược lại, nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà nhận định được là ấu trĩ hơn cả suy nghĩ nông cạn của chính HS, thì điều đó làm sao mà tin được hả trời?

    Trong cả các điều mà HS nghi ngờ, có cả việc các thần tượng tôn giáo tự xưng mình là toàn năng hoặc chí tôn. Bởi vì, nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã có thể nhìn xa trông rộng để thấy rằng có lúc nào đó trong lịch sử nhân loại; chúng sinh và con chiên của các Ngài đã nhân danh thượng đế toàn năng của mình để tàn sát lẫn nhau như chúng ta đã từng chứng kiến hoặc học được từ lịch sử!

    Nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã không để những điều đó xảy ra. Với lý do nào đó, khi con người nhân danh thượng đế của mình và tàn sát lẫn nhau như thế, thì trách nhiệm đã thuộc về ai? Lẽ nào, thượng đế toàn năng lại là những kẻ bất lực và vô trách nhiệm khi không can thiệp vào những chuyện máu đổ thịt rơi vì mình, như vậy?...

    HS nghi ngờ rằng, các thần tượng tôn giáo không hề ngạo mạn nhận mình là đấng toàn năng hoặc chí tôn, cũng vì lẽ đó. Ngoài ra, chúng sinh nếu có vì tôn vinh thần tượng tôn giáo của mình quá đáng để mà gọi vậy (toàn năng, chí tôn...); thì chẳng phải không chỉ gán tội vô trách nhiệm, mà còn là cách gián tiếp chê bai các Ngài đã không biết nhìn xa, trông rộng hay sao?

    Phật giáo, kể cả những điều mê tín và bịa đặt trong kinh sách; đã không hề đề cập đến căn nguyên và sự sáng thế. Thuyết luân hồi, một lần nữa HS tin rằng đó chỉ là sự bịa đặt không hơn không kém. Bởi vì, lẽ nào Đức Phật không nhìn thấy thuyết luân hồi là sự vu khống, nhạo báng, nguyền rủa... một cách bất nhân đối với những người không may sinh ra trong thân thể tật nguyền bẩm sinh. Nó cũng là thái độ láo xược đối với những người bị hoạn nạn do bất kỳ nguyên nhân nào đem đến (tai nạn, thiên tai, chiến tranh... ).

    Đức Phật với lòng từ bi của mình, HS tin rằng Ngài đã dạy chúng sinh hãy quan tâm giúp đỡ những kẻ kém may mắn hơn mình. Không chỉ như thế, HS tin rằng Ngài cũng nhắn nhủ với chúng sinh chớ có dùng thuyết luân hồi để không mang "khẩu nghiệp" không hay!

    Hàn Sinh.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

    Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

    Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
    Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

    Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

    Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
    Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
    Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

    Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
    Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
    Amen.

    Kính chào ông.
    Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.

    Ma đàm Ngô,

    tôi đồng ý với bà Ngô là "đức tin" là chuyện đường dài. Cho nên tôi mới đưa ví dụ sự chết và liên quan đến đức tin trong Ki-Tô Giáo đến Ki-Tô Hữu như bà để hỏi xem. Nếu bà tin vào lời Đức Chúa, tin vào giáo lý, sao lại muốn thảo luận về sự chết với người đạo khác hoặc không có tôn giáo. Bà muốn qua đó để củng cố đức tin, hay là qua đó để truyền đạo của mình ? Tôi cho rằng cả hai đều không phải ý bà, xin được phép phóng túng đoán như vậy.

    Tuy nhiên ý của bà ra sao ?

    Câu thứ nhì bà viết bên trên cho tôi rằng: "Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống)".

    Đây là suy nghĩ của bà dưới lăng kính Ki-Tô Giáo. Chứ Phật Giáo theo tôi biết không đặt giáo lý nhân sinh ở hai tập như bà, mà nhiều tập (tôi xin tránh chữ "phim bộ" vì nghe "trửng giỡn" không nghiêm túc).

    "Thành - Trụ - Hoại - Diệt", 4 khái niệm mà người ta hay nghe trong Phật Giáo nói đến, chỉ để giải thích cho sư Vô Thường trong vũ trụ, một sự tất yếu của một yếu tố nhân sinh hiện hữu đó là bản ngã (vật lý). Và Phật Giáo không chấp nhận bản ngã, có nghĩa là đó là thân giả lập, không có tự chủ. Nói thêm là lạc đề, vì gieo vào những người không có đạo Phật một sự mơ hồ về giáo lý đạo Phật. Cho nên tôi xin phép ngừng tại chỗ này không nói thêm nữa.

    Ý tôi là như thế đó, ma đàm nhìn sự việc ở lăng kính khác, góc độ khác, thấy nó đen. Tôi nhìn sự việc theo sự hiểu biết của tôi với giáo lý tôi biết được của đạo của tôi thấy vấn đề màu trắng. Trắng gặp đen thì sẽ không có mẫu số chung dù mình cố gắng nhân đôi nhân ba ở tử số, vẫn còn sự sai số tiếp tục nằm chung quanh. Cái sai số này chính là đức tin của bà, và niềm tin của tôi vào đạo pháp của riêng mình. Dù rằng ma đàm có tránh tiếng và nhân cách hóa sự việc cho nhẹ nhàng bằng chị Bảy, thằng Tư, hay con Tám, nhưng rốt cuộc thì căn bản để tranh luận vẫn chính là sự khác biệt quan niệm này mà thôi. Có lửa mới có khói. Ma đàm thường tránh lửa, dập khói mà phải không ?

  4. #4
    "Phải chăng chết là hết?"
    Đây là một câu hỏi, rõ ràng rất rắc rối. Nếu mỗi người đứng từ một quan điểm, một đức tin, ... để tranh luận thì ... ôi thôi biết bao giờ xong mà có khi lại va chạm vào một số vấn đề tế nhị.
    Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.
    Nhưng rõ ràng qua kinh nghiệm của một số người thì họ lại thấy rằng chết, té ra vẫn chưa hết.
    Tôi lấy kinh nghiệm cha tôi, ngày xưa, trước 1975, có lần ông đang ngồi uống trà sáng, bỗng nhiên, ông thấy có bàn tay vổ nhẹ vào vai ông và tiếng một người đàn bà nói:
    - Ông hãy lên trên sân thượng mà xem nhảy dù tề! (lúc đó là trúng ngày Quân lực VNCH).
    Bản tính cha tôi không bao giờ tin dị đoan, mỗi lần nghe ai bàn chuyện ma quái là ông cười và bỏ đi. Nhưng lần đó ông như quán tính vụt ngồi dậy leo lên lầu như một sự vô thức (bình thường ông rất ghét mấy mục nầy, một phần vì thành kiến khuynh cộng).
    Khi bước lên sân thượng, vì muốn xem cho rõ, ông lùi dần, ra đằng sau, bỗng chân ông đụng phải một cái gì mềm mềm. Ông quay người lại và bắt gặp ông anh kế của tôi nằm sòng sượt dưới mái ngói trên sân. Miệng ông anh sùi bọt mép, bên cạnh là vỏ ống Optalidon...
    Sau này, chính ông đã khẳng định, là mẹ tôi đã hiện về cứu con.
    Cho đến bây giờ thú thật với các bạn, tôi vẫn không tin là chết thì không hết. Nhưng bằng những sự kiện mà ta quy nạp, có khi tôi cũng giật mình!
    Thôi, mình là người Đông Phương và là người VN, hãy tin "chết là không hết" để cảm thấy không cô đơn, không trơ trọi!

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post

    Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.
    Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.

  6. #6
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.
    Tôi chỉ nhắc cho anh nhớ về định luật bảo toàn năng lượng trong vật lý. Và điều này có chứng minh và khoa học hẳn hòi. Vũ trụ này hiện nay là một hệ kín. Nếu không, chúng ta đã không tồn tại từ lâu rồi. Trong định luật bảo toàn năng lượng thì không có năng lượng sinh ra, và cũng không có năng lượng triệt tiêu đi. Chỉ có sự chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Mọi sự vật trong vũ trụ này đều đang chuyển động. Không có trạng thái nào ngừng nghỉ cả thì làm sao có sự chết. Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết, là một sự chấm dứt mà thôi. Người ta chỉ thấy sự dừng lại của thể chất, nhưng không nhìn thấy sự chuyển hóa của năng lượng trong thể chất đó. Năng lượng chính là yếu tố chính của sự chuyển động. Một con người hay vật thể sống nghĩa là gì ? Khi không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng được thì người ta cho rằng "sự sống" của bề ngoài vật chất đó đã hết. Muốn nói đến khoa học thì đó là khoa học đó. Tôi chỉ gợi ý anh bấy nhiêu thôi anh Tuấn và cũng không bàn tiếp vào các quan niệm nhân sinh trong các tôn giáo khác nhau để tránh các ngộ nhận và tranh cãi.

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.
    Anh Tuấn,

    Tôi đồng ý và ủng hộ nhận xét này của anh!
    Bởi vì, nếu xét rằng linh hồn tồn tại sau cái chết, thì ít nhất linh hồn của các thần tượng tôn giáo cũng tồn tại và đang hiện hữu.

    Thế nhưng lịch sử của nhân loại đã từng ghi lại bao cuộc chiến tương tàn máu đổ xương rơi thành sông thành núi cũng vì nhân danh Thượng đế của mỗi bên. Nếu bản thân linh hồn của các đấng Allah, Chúa, Phật... vẫn còn hiện hữu; thì họ đã ở đâu khi chiến tranh tôn giáo nổ ra? Phải chăng, họ cũng hiếu thắng và mặc cho thảm họa rồi để cho fans của mình bịch nhau chí chết, chỉ để biết chân lý nào hơn, triết lý nào thua?

    Lập luận cho rằng, đó là sự trừng phạt của Đấng trên cao đối với loài người, e rằng mang nhiều phần lố bịch. Lố bịch vì điều này đi ngược lại với đức từ bi, tinh thần bác ái của Chúa của Phật. Lố bịch, vì trong khi kêu gọi con người cư xử tử tế và thương yêu lẫn nhau, thì các Ngài lại xem mạng sống của chúng sinh nhân loại là cỏ rác; chỉ để chứng tỏ quyền uy của mình(?) Ngược lại, nếu các Ngài vẫn đang tồn tại nơi nào đó ở trên cao, nhưng lại xem rằng chiến tranh xảy ra chỉ do con người ngu muội thanh toán lẫn nhau mà thôi; thì đó chính là suy nghĩ hoàn toàn vô trách nhiệm, bởi đó là những cuộc chiến tranh, dù muốn hay không, cũng là nhân danh các Ngài!

    Là kẻ phàm phu mà HS còn nhìn nhận ra được vấn đề rõ ràng như trong lòng bàn tay mình. Thử hỏi tại sao các Ngài không thể nhìn thấy được? Phải chăng, các Ngài là những kẻ vô lương khoanh tay chứng kiến nhân loại tàn sát lẫn nhau vì mình?

    Sự thật thì luôn luôn đơn giản. Khổ nỗi, chính vì sự đơn giản của nó mà tâm lý con người khó chấp nhận và tin được. Họ luôn luôn đi tìm những gì mơ hồ để đặt niềm tin của mình vào đó!

    Gần cuối năm 1999, trong team làm việc của tôi tại San Jose có một đồng nghiệp người Việt. Project lúc đó là chuẩn bị debug Y2K trên các testing program, làm việc trên máy Sun Solaris... Khổ nạn của tôi khi đó là mỗi ngày cứ phải bị chị Cathy đem báo lá cải đăng những tin đồn nhảm nhí về "tận thế" đến dí vào tận mặt tận tai của mình. Lịch sự có, sẵng có, với mục đích cầu xin chị ấy "tha cho" cái trò chơi quái đản của chị; nhưng vẫn không thành công... Cho đến một buổi sáng, thấy chị từ xa bước đến cubicle của mình, tôi chủ động gợi chuyện trước, "chị Cathy, em nghe nói sau năm 2000... ", rồi im bặt không nói thêm một chữ nào nữa... Sự im lặng kéo dài của tôi đã khiến chị sốt ruột, vì được rà trúng tần số, nhưng bị bỏ ngang xương! Không nhịn được tính tò mò, chị hỏi trong sự sốt sắng, "sau đó thì sao, thì sao, hả T?"

    Chậm rãi cầm ly cafe thấm giọng trong khi sự tò mò của chị Cathy đã căng như sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar, tôi nói, "sau năm 2000, sẽ là năm 2001 chị à!")
    Chị giận và không thèm nói chuyện với tôi hết vài tuần... Cũng nhờ thế tôi có đủ thời gian dành cho project của mình trước ngày 28/12/1999!

    Chuyện có thật mà tôi vừa kể ra cho thấy, sự thật luôn luôn bị khinh thường và rẻ rúng... Và, với cái gọi là "niềm tin", người ta luôn luôn là nạn nhân của chính mình trong việc tìm kiếm những điều hoang tưởng!

    Trong hiểu biết hạn hẹp và nông cạn của tôi, nguyên thủy mục đích cứu rỗi và giải thoát của các thần tượng tôn giáo hoàn toàn là giúp cho nhân loại được hòa thuận trong cách sống để biết thương yêu nhau và hòa thuận hơn. Cách khác, họ dạy cho nhân loại căn bản đạo đức để mà noi theo. Nếu đệ tử các đời sau này dựa vào căn bản đạo đức, đạo lý để truyền đạt lại; quả thật đó là hạnh phúc vô bờ của loài người!

    Tuy nhiên, lòng tham con người chính là cha đẻ của tôn giáo khi lợi dụng sự kém hiểu biết của người khác bằng niềm tin và đức tin. Tôi nói vậy, vì chúng ta đã có quá nhiều bằng cớ khi người ta lựa chọn giữa niềm tin, đức tin,... và căn bản đạo đức. Chỉ một việc, "miệng ăn chay, tay làm mặn." cũng nói lên được điều này!

    Và cũng chính vì tham lam, các Phật tử (hoặc có thể cả tín đồ của những tôn giáo khác nữa cũng làm điều tương tự, mà tôi không tiện đề cập) đã lấy việc tụng kinh, gõ mõ, lập bàn thờ... để mong sơm' đến cõi niết bàn, thay cho việc trau dồi căn bản đạo đức của chính bản thân!

    Vài điều chia sẻ cùng anh về cảm nhận của sự tồn tại của linh hồn sau cái chết!

    Hàn Sinh.

  9. #9
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    "sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar" là dây trầm nhất, tần số là 82 Hz. Dây Mí (số 1) căng nhất, có tần số 330 Hz
    Đỗ thành Đậu

  10. #10
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.
    Vấn đề là, anh đang nói một cách không rõ ràng lắm:

    Công trình nghiên cứu nào đã được các giới khoa học chính thức công nhận rằng, họ đã chứng minh được linh hồn là năng lượng hoặc năng lượng là linh hồn?
    Nếu chưa chứng minh được một cách dứt khoát điều trên, mà đã vội áp dụng định luật khoa học (bảo toàn năng lượng) thì đã là hành vi không được lương thiện!

    Ngay cả, nếu có chứng minh được điều đó (linh hồn = năng lượng), thì trong lý lẽ đó, người ta mặc nhiên công nhận rằng linh hồn đã là vật chất. Mà, vật chất thì cũng bị thối rữa như các tế bào hữu cơ khi con người không còn sự sống mà thôi... Nói khác đi, theo lập luận đó, linh hồn sẽ bị thối rữa chứ không thể xem là bất diệt. (Đoạn này, tôi chỉ bàn loạn cho vui, dựa vào việc người ta đòi áp dụng định luật bảo toàn năng lượng lên trên linh hồn).

    Trong niềm tin ngây thơ của mình, người ta thường bỏ qua rất nhiều điều vô lý và tự tạo mình thành những nạn nhân cho các luận lý lừa bịp...
    Vì thế, nếu có trách; chúng ta nên trách chính mình vì đã tìm đến với các luận lý đó, chứ không phải tự các luận lý này tìm đến với chúng ta!
    Ngay cả, khi chúng tìm đến như một món hàng; chúng ta vẫn có cơ hội để từ chối. Không từ chối món hàng dỏm mà bị lừa, thì không phải chỉ có lỗi của người bán. Nó còn do lòng tham của người mua, ham mua của rẻ, anh ạ!

    Nhắm mắt tin vào năng lượng của linh hồn và thắc mắc linh hồn sẽ về đâu sau khi chết dựa vào những điều không bằng không chứng, sẽ dẫn chúng ta vào trận đồ bát quái để tiến đến cõi "tẩu hỏa nhập ma". Bởi vì, nơi đâu quanh chúng ta trong thế giới này chẳng là năng lượng? Mỗi nguyên tử đều được kết hợp bằng hạt nhân mang điện từ dương và các đám mây điện tử chuyển động không ngừng bao quanh nó! Mỗi phân tử khí cũng phải có các năng lượng liên kết để giữ các nguyên tử của chúng lại với nhau... Lẽ nào, anh lại cho rằng ngày nào đó, linh hồn của chúng ta sẽ chui vào bình xăng động cơ nổ của xe hơi, hay trong một món đồ chơi vớ va vớ vẩn của trẻ em; vì chúng đều mang năng lượng?

    Learning được xem là một tiến trình khó khăn trong cuộc đời. Nhưng unlearning một điều đã được học sai, lại còn khó hơn nhiều. Thử hỏi, unlearning một vấn đề thuộc về niềm tin, thuộc về đức tin; thì bao nhiêu vạn lần khó hơn? Và trên đời, đã mấy ai làm được?
    Vài dòng gợi ý cùng anh!

    Hàn Sinh.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh