Register
Page 2 of 10 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 98
  1. #11
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by HoangVan View Post



    Chị Ngô là người thành thật anh 5 à ..
    Thím 7 hỏi: chị có tin linh hồn không ?
    Chị Ngô hổng biết nên nói hổng biết .

    Hổng biết mà nói tin thì không phải là chị Ngô .. .. Ngọn đèn của Ki-Tô hữu là Tình Thương anh 5 ơi . Tình Thương Đức Mến là điều răng của tất cả những điều răng ; có ngọn đèn đó thì không bao giờ mất ánh sáng .. (*) ...
    ..... - Tình thương của anh Hoàng Vân là gì, ra sao, có ích lợi gì không ? Lợi ích này có người viết ở dưới đây như sau, tôi chỉ ví dụ thôi:

    Muốn đọc thêm xin đến trang đấy đọc sẽ đầy đủ hơn => http://www.hoangfamily.biz/D_1-5_2-63_4-983/



    .... Dưới đây là trích đoạn từ trang trên:



    ....

    Người Kitô hữu phải giữ cho ngọn đèn yêu mến của mình được luôn cháy sáng, vì theo Thánh Gioan Thánh Giá, trong lúc xế chiều của cuộc đời ta sẽ được xét xử theo tình yêu. Nhưng để ngọn đèn tình yêu đó cháy sáng được, ta cần phải có dầu. Vậy dầu của ngọn đèn yêu mến này là gì?

    Trong đời sống Kitô hữu, dầu của ngọn đèn tình yêu là đức tin, là dầu thánh được xức trên trán ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Thánh Nữ Catarina Siena, Tiến Sĩ Hội Thánh thì cho rằng đó là đức khiêm nhường. Nhờ sự hòa trộn giữa đức tin, dầu Thanh Tẩy, và đức khiêm nhường sẽ đem lại những hoa trái tốt.

    Tình mến trọn hảo đòi hỏi đức tin vững mạnh, đời sống khiêm nhường, cũng như sự bền đỗ trong ơn thánh sủng mà Thiên Chúa đã ban cho ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

    Nếu giờ chết đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, thì dù ta có sợ hãi đôi chút vì đức tin còn yếu kém, hoặc đời sống bị chao đảo do những cám dỗ và khuyết điểm, ta vẫn tin tưởng ra trước tôn nhan Thiên Chúa, vì biết rằng Ngài không từ chối ta khi ta đã cố gắng kiếm tìm và thực hiện ý Ngài trong cuộc sống.

    Ðối với nhiều người, sự sợ hãi ghê gớm nhất khi nghĩ đến giờ chết, là không biết mình sẽ chết như thế nào. Qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ, Ðức Kitô đã cho biết rõ ràng về cái chết của mỗi người bằng cách căn cứ vào đời sống của người đó. Nhưng qua tình thương của Thiên Chúa, ta có thể tin tưởng rằng Ngài không muốn ai chết trong lúc ngọn đèn tình yêu của họ hết dầu. Ngoại trừ trường hợp giống như năm cô trinh nữ đã không giữ được đèn mình cháy sáng.

    Do đó, thái độ cẩn trọng của ta là phải giữ cho ngọn đèn tình yêu luôn cháy sáng, bằng việc chuẩn bị và lo lắng cho đèn luôn luôn có đủ dầu. Ðây là hành động khôn ngoan của người tìm kiếm Thiên Chúa, một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Nhờ ánh sáng và sự soi dẫn của nó, ta biết tìm kiếm những giá trị thật của cuộc đời. Cuộc sống có giá trị được xây dựng trên sự kính mến Thiên Chúa, trên những hành động bác ái với anh chị em đồng loại, cũng như trên những việc làm tiết chế và tự chủ đối với tính tình hoặc xu hướng xấu
    .

    ....

    ______________________

    PS: theo tôi thấy thì tôn giáo nào tựu trung cũng có căn bản nằm ở đức tin, niềm tin, sự tin tưởng vào tôn giáo và giáo lý của mình. Khi niềm tin vì một lý do nào đó có vẻ lung lay, thì phản ứng đầu tiên rất tự nhiên là các câu hỏi mà đáng lý đã có câu trả lời trong giáo lý của mình. Cho nên củng cố niềm tin vào tôn giáo của mình trong một không gian cùng tính chất có lẽ là điều căn bản nhất. Ý tôi ở đây là giữa Ki-Tô hữu với nhau, giữa các Phật tử với nhau hoặc giữa các tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo với nhau, dường như là bổ ích hơn, là mang các vấn đề xã hội ra thảo luận dưới lăng kính các tôn giáo khác nhau. Tôi nghĩ làm điều này không có ích lợi gì, hoặc nói có vẻ cực đoan một chút là có ý đồ muốn gây tranh cãi, phỉ báng sự tin tưởng của mỗi tôn giáo, hoặc là muốn truyền đạo.
    Last edited by Triển; 08-07-2012 at 01:55 AM.

  2. #12
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    .. ~o) .. anh 5 đã dẫn chứng .. ..




    .. tựu rồi tan ..

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by HoangVan View Post




    .. ~o) .. anh 5 đã dẫn chứng .. ..




    Có nghĩa là anh đã hiểu ý của tôi chứ?

  4. #14
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097



    .. tôi hiểu anh cũng như anh hiểu tôi .. ..





    .. tựu rồi tan ..

  5. #15
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by HoangVan View Post

    .. tôi hiểu anh cũng như anh hiểu tôi .. ..

    Không, khác chứ. Tôi đâu biết gì về anh mà dám hiểu anh. Ở đây vấn đề "hiểu" chỉ gói gọn trong ngữ cảnh 'quan niệm về sự chết của Ki-Tô giáo và dụ ngôn 10 trinh nữ' tôi mang vào, để đặt dấu chấm hỏi về đức tin Ki-Tô của bà Ngô mà thôi.

  6. #16
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Ma đàm Ngô một bụng kinh luân, rứa mà khi thím Bảy hỏi tin có linh hồn không lại nói không biết. Cho phép tôi bàn loạn ma đàm là một trong 5 ' bà trinh nữ ' thiếu dầu bị lỡ sở hội phải đứng ngoài chầu rìa rồi phải không ? Không phải người Ki-tô hữu luôn phải giữ ngọn đèn mình được luôn cháy sáng sao ? Nhất là vào lúc chiều tà, bóng xế ?
    Tôi nghĩ là hai câu hỏi in bold màu xanh của anh Triển nhằm mục đích tìm hiểu về suy nghĩ và niềm tin của người đối thoại chứ hoàn toàn không phải là sự khiêu khích dùng để tranh luận về tôn giáo!



    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    .......
    Bữa qua, thím bảy các cháu sang chơi nhà, hai chị em tui ngồi tán dóc, rồi lan man sang chuyện tôn giáo.
    Con em bạn dâu của tui là đứa hiền lành thiệt thà dịu dàng ngay thẳng. Là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo của cả dòng họ nhà chồng.

    Hồi đám cưới, tụi nó vào nhà thờ làm phép đạo : phép hôn phối cho chú và phép giao - giao chớ hổng phải hôn phối - cho thím, vì thím nó dứt khoát hổng "trở lại đạo" (chời ơi chời, tui ghét term trở lại này hết sức ghét, vào đạo nghe còn được, trở lại thì không).
    Phép hôn phối ràng buộc tín hữu phải nuôi dạy con cái trong tín lý công giáo, nhưng do... thím bảy hổng vào đạo nên đã hổng lý chi tới cái ràng buộc này.

    Đám con thím hổng đứa nào "bị" ẵm ra nhà thờ rửa tội ráo nạo, để tự chúng quyết định sau này.
    Chú bảy, như tất cả các trự đầu đội nón chơn mang dép của thế giới, việc nhà thờ nhà thánh vốn đã hổng siêng, nay lấy thím chú còn lười hơn nữa, một năm đôi ba bận chú thím cùng đám con theo anh em chồng vào nhà thờ những dịp có việc cần phải vào. Chấm hết.
    Nhà chồng tui vốn cởi mở, hổng ai thắc mắc chi ráo.

    Thím bảy tin chết là hết. Linh hồn hổng có, linh hồn là chuyện tưởng tượng cốt để hù dọa cho nhau sợ chơi.
    Thành ra... thế giới và sự sống hiện tại, theo thím, là sự tiến hóa từ từ của vũ trụ, trong đó có con người.
    Vậy rồi thím bảy tin cái chi ? Thưa thím tin vào "conscience" của mình, chính cái conscience nớ sẽ phán xét thím, dẫn dắt thím đi vào và ở lại trong "chánh đạo". Conscience là thiên đàng và địa ngục ngay ở kiếp này !

    Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?
    Tui nói hổng biết.
    Hồi đó tui còn thắc mắc chuyện linh hồn và kiếp sau, nhưng chừ hết dzồi, hai cái thứ đó hổng làm bận tâm tui nữa.
    Mà ngay cả những cái tưởng là khác biệt giữa các tôn giáo trước đây, chừ tui cũng thấy hết khác, có khác là do cách giải thích thôi hà.

    Tui nghĩ... tôn giáo phát sanh từ "cảm nhận" của con người về sự sống và vũ trụ.
    Cảm nhận nớ được xếp đặt từ chuỗi suy luận khác nhau, để lý giải cùng một sự việc.
    Vì sự việc có thiệt (sự sống héng) nhưng do cách lý giải khác nhau nên tôn giáo đã có những tên khác nhau.
    Tôn giáo là Trời.
    Trời của thím bảy là conscience, của người khác là chúa phật a-la ja-vê..v.v..

    Cái khác - mà tui nhìn ra giữa tui và thím hiện nay (nhưng tui hổng chắc tui đúng ha) - là thím hổng tin việc sáng tạo, thím cũng hổng tin luôn chuyện "có" của thế giới vạn vật này đã khởi sanh từ cái "duyên" trong đạo phật.
    Theo thím, có là vì tự nhiên mà có, rồi tiến hóa cũng tự nhiên mà tiến hóa luôn, hổng "duyên" cũng hổng "tạo" chi dzáo.
    Cách nào đó, tui nghĩ thím bảy các cháu gần với đạo phật hơn là ba bốn nhánh của đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo).

    Thím bảy tự nhận mình vô tôn giáo, giản dị là vì thím không muốn lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống lý luận tôn giáo nào của loài người.
    Cách nào đó, "linh hồn", nếu có, của thím có tên "conscience". Conscience ở trong tim trong óc, hiện diện với sự sống con người.
    Khi con người hết sống, tim óc chết và linh hồn chết theo luôn.
    Cách nào đó, thím bảy có lý quá đi chớ.

    Mong rằng topic "chết là hết" sẽ sống dai và sống thọ, để tui còn kịp nghe thêm các ý kiến về tôn giáo - trước khi... quá trễ -
    Xin cám ơn qúi bà con và... xin hết.
    Chào chị ntdl,

    Cảm ơn vì đã được đọc một bài viết rất hay và nhận định vô cùng khách quan trong cái nhìn của chị về vấn đề niềm tin và tôn giáo. Trong đó, bao gồm suy nghĩ và niềm tin của chính cá nhân chị cũng như cách trình bày suy nghĩ và niềm tin của người khác (cô em bạn dâu của chị, thím Bảy).

    Vô tình, HS đọc được đoạn viết quoted lại bên trên, mà chị đã mô tả về thím Bảy với nhiều điểm rất gần gũi trong suy nghĩ và niềm tin của mình; đồng thời, HS cũng muốn được trả lời một vài ngộ nhận của chị đối với tôn giáo bạn, trong sự chia sẻ lẫn nhau. Các ngộ nhận này, được xem là quan trọng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc hơn là người trình bày. Hơn nữa, có thể nó cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân HS chứ không hoàn toàn là suy nghĩ của đại đa số các Phật tử khác:

    Theo hiểu biết của cá nhân HS, thì niềm tin vào Thượng Đế của người theo đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo) dựa theo Cựu và Tân Ước là những bộ Kinh Thánh đã có trước khi các đấng Tiên Tri ra đời. Phải chăng, vì lý do này mà Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, cũng như Hồi Giáo mới có việc xây dựng và đặt để niềm tin nơi sự "Sáng Tạo", "Sáng Thế"?

    Trong khi đó, đạo Phật được mệnh danh là đạo Giải Thoát và Từ Bi (tất nhiên, chúng ta hiểu Từ Bi tương đương với niềm tin Nhân Ái của đạo Thiên Chúa!). Và, trong niềm tin của người Phật giáo, ít nhất là theo kinh sách Phật giáo, không hề có sự tìm hiểu về việc khởi thủy của vạn vật. Đồng thời theo Phật giáo, kinh Phật chỉ được ra đời sau khi Đức Phật đã đắc đạo và bắt đầu đi thuyết pháp, nhằm ghi chép lại những lời giảng dạy cũng như các sự việc liên đới (gọi là công án).

    Không riêng chị ntdl hoặc một số Đạo hữu Thiên Chúa giáo đã có sự nhầm lẫn rằng các chữ "duyên" và "nghiệp" trong kinh Phật là dùng để nói đến việc "Sáng tạo" hay "Khởi thủy" của vạn vật hoặc của sự sống. Rất đông Phật tử đi chùa cũng có sự lẫn lộn tương tự!

    Theo kinh Phật, "duyên" và "nghiệp" dùng để giải thích về thuyết Luân Hồi, là thuyết mà nhiều Phật tử cho rằng là thuyết của nhà Phật. Một lần nữa, "duyên" và "nghiệp" cũng không hề được dùng để giải thích cho sự sáng tạo, nguyên thủy, hay kết thúc của vạn vật. Đức Phật và đạo Phật sau này không hề có tham vọng giải thích những điều đó!

    Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình (tất nhiên, có thể khác xa với suy nghĩ của những Phật tử khác), là một Phật tử, HS cho rằng thuyết Luân Hồi chỉ là sự đơm đặt với mục đích vụ lợi, lợi dụng... của tăng chúng sau này mà thôi.

    Có lẽ ngay cả những người xưa kia đã đơm đặt về thuyết Luân Hồi và bỏ vào miệng của Đức Phật, một là không đủ sâu sắc để hiểu rằng làm điều đó là phỉ báng Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoặc giả, người ta biết rất rõ, nhưng cái lợi đem đến quá lớn để mà những kẻ buôn thần bán thánh đã không từ bỏ việc làm thiếu lương tâm và phản trắc. HS gọi là phản trắc, vì đơm đặt như thế là phản lại người mà họ đã và đang tôn thờ!

    Cái gì khiến cho HS không tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra hoặc "supported" cho thuyết Luân Hồi?
    Đơn giản, vì nếu xem rằng những người đang sống khốn khổ vì tật nguyền, thiên tai,... là hậu quả không hay do "nghiệp báo" từ những kiếp trước; thì mặc nhiên, chúng ta đã vu khống và kết tội một cách vô cớ đối với các nạn nhân lẽ ra rất cần được giúp đỡ và quan tâm! Sinh ra làm người mà có thể suy nghĩ và cư xử tàn ác với đồng loại không may của mình như thế được, hay sao?

    Vì thế, HS gọi những kẻ dựng lên thuyết Luân Hồi và đút vào miệng Đức Phật chính là cơ hội, lợi dụng, và đầy phản trắc. Chúng đã gán cho Đức Phật tiếng xấu là bất nhân. Và hơn cả như thế, một cách gián tiếp, chúng gọi Đức Phật là ngu xuẩn, thiếu suy xét khi đưa ra thuyết Luân Hồi vào hệ thống kinh Phật!

    Vâng, trong niềm tin đối với Đức Phật là người dạy chúng sinh lòng từ bi và đạo Giải Thoát, HS không thể nào chấp nhận những suy nghĩ u mê hằng ngày mà các Phật tử vẫn dùng thuyết Luân Hồi để mạ lỵ Đức Phật!
    Mỉa mai thay, trong cái u mê đó, người ta vẫn nghêu ngao rằng mình đang "Hoằng Dương Phật Pháp" mà không hề mảy may hiểu đó là những điều phỉ báng nặng nề(!)

    Nếu tin rằng sinh ra là khổ như lời Phật dạy, thì ngập chìm trong u mê tăm tối cũng là một cái khổ. Mà khổ vì u mê ngu xuẩn, nếu không là khổ Nhất, Nhì, Ba, Tư... thì cũng chiếm hạng Năm. Tức là, cái khổ có "bằng Danh Dự" chứ chẳng phải chơi!
    Muốn thoát được khổ, người ta cần thoát khỏi u mê. Mà rõ ràng, thuyết Luân Hồi như vừa phân tích cũng đã là một trong vạn cõi u mê mà Phật tử đã và đang bị chìm đắm vào bởi những kẻ vô lương tâm đút lời vào miệng Đức Phật!

    Một trong những cách Giải Thoát ra khỏi những điều tối tăm mịt mù, chính là kiến thức, là sự hiểu biết... Chẳng phải các triết gia Tây Phương từ ngàn xưa cũng đã kêu gọi, "I think, I am." Hoặc giả, có người còn nói thẳng ra rằng, "chỉ có sự hiểu biết mới giải phóng được con người thành tự do.", hay sao?

    Chị ntdl,

    Trình bày suy nghĩ và niềm tin của mình trong tư cách là một Phật tử, HS biết chắc đã làm chị và nhiều người khác ngạc nhiên vì không có ý hoặc tranh luận tôn giáo (đối với các tôn giáo bạn khác!), mà chỉ chỉ trích những niềm tin lệch lạc của chính trong tăng chúng và Phật tử trong tôn giáo của mình mà thôi!

    Vài lý do đáng được đề cập đến. Đó là, tranh cãi về tôn giáo với mục đích đả kích về niềm tin của người khác là điều không nên!
    Điều thứ hai, các chi tiết trình bày tuy được gọi là niềm tin của mình, HS chỉ dựa theo sự kiện và suy luận biện chứng thông qua cách cách cư xử của tăng chúng và Phật tử đối với người mà họ đang tôn thờ.
    Do thiếu hiểu biết, mà hằng ngày họ vẫn làm những việc mạ lỵ, vu khống, phỉ báng Đức Phật... chẳng tiếc lời; nhưng vẫn tưởng rằng tôn vinh Ngài(?)
    Thứ ba, việc chỉ trích những u mê nông cạn của tăng chúng và Phật tử trong đạo Phật của HS, nếu đạo hữu Thiên Chúa giáo vô tình tìm thấy được điểm nào đó tương đồng khiến cho niềm tin của chính mình bị lung lay; thì xin hiểu rằng điều đó hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người viết post này!

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 08-08-2012 at 10:55 PM.

  7. #17
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    *

    Cám ơn Hàn tiên sanh về bài viết.
    Tui đọc và còn đang đọc lợi với rất nhiều cẩn trọng, do sợ rằng sơ sót nên hiểu thiếu và hiểu sai ý ông.

    Dà, lại cũng xin phép nói về "ngộ nhận" - chữ của ông hén - trong quan điểm luân hồi. Theo ông, ngộ nhận này có là vì đã hiểu sai.
    Vô tình hiểu sai do đã được dạy dỗ sai, nhưng vì thiếu huệ nhỡn nên đã hổng "ngộ" ra (chời ơi chởi, sao bửa nay chữ nghĩa của tui nó sáng rỡ vầy nè chời).
    Và... chưa chừng còn cố ý hiểu sai với "ý đồ bội bạc", nghĩa là để thủ lợi.

    Gì thi gì, những người gọi chung là con phật (phật tử và sư tăng) có ngộ nhận nớ, đã và đang làm phương hại tới thanh danh Đức Phật.
    Thành ra rồi... những chuyện tưởng là giảng đạo, hoành dương đạo pháp của họ, thiệt ra gây nguy hiểm thay vì sanh lợi ích.
    Và... với tư cách phật tử, ông Hàn sinh đã nói lên cái quan điểm của riêng ông về luân hồi của phật giáo, như một tiếng chuông báo động để cảnh tỉnh chúng sanh nhà phật.

    Như thế tui có đã hiểu đúng và hiểu hết ý ông chưa, thưa ông ?
    Nếu rồi thì tui lại xin phép "tán" tiếp.

    Trước giờ tui vẫn yên trí thuyết luân hồi là "chánh đạo", nay thì... có lẽ "chánh đạo" chỉ còn là chuyện "tương đối", do "góc nhìn" khác nhau nên "luận điểm luận cứ" đã khác nhau... chăng ? ! (chấm hỏi lẫn chấm than)
    Tui xin phép tán thêm, rằng "điểm" và "cứ" ở đây, có lẽ tới nay, cũng chỉ và vẫn chỉ là "luận", nghĩa là bàn và tán chớ chưa ngã ngũ cái kiểu dứt điểm. Dứt sao đặng, dứt rồi lý thuyết còn chi, khỏi bàn khỏi tán nữa - và rồi dám việc hành giáo sẽ nóng bỏng hơn hổng chừng -

    Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
    Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
    Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

    Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
    Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

    Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
    Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
    Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

    Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
    Phật giáo, theo tui (được dạy)) là con đường tự giải thoát bằng sức lực và ý chí của chính mình, nghĩa là phải tự rèn tự luyện để tự giải thoát. Và... giải thoát ngay bây giờ chớ đừng chờ tới kiếp sau (nếu như kiếp sau có thiệt, nghĩa là... linh hồn có thiệt)

    Nhơn sinh quan và triết lý của đạo phật, cách nào đó, là để giải thoát và giải phóng con người, giúp con người vượt ra khỏi những hệ lụy ràng buộc của cuộc sống. Hệ luỵ tạo đau khổ, và ràng buộc sẽ trùng điệp dính chùm nối tiếp nhau theo nhơn quả.
    Lời Phật tui hiểu chỉ nhiêu đó và cố gắng áp dụng nhiêu đó trong đời sống hàng ngày mà ngó bộ đã trần ai khoai củ dzồi. Nay còn nói chuyện linh hồn (lời của cả chúa lẫn phật) và kiếp lai sinh (của các phật tử, ông Hàn sinh không có trong trỏng), thì... tía má ơi, to tát quá tui theo hổng kịp.

    Tôn giáo vốn là cây gậy dẫn đường, ta nắm vào mà bước cho đừng té. Rủi như té rồi cũng vịn vào để dứng dậy đi tiếp. Ý chí tui hổng cao, sức lực lại yếu xìu, nên tui rất cần có gậy. Gậy nào cũng đặng ráo, bất kể hình thể màu sắc.
    Con đường gập ghềnh bao nhiêu, ổ gà bao nhiêu, tối tăm bao nhiêu, cứ nắm được cây gậy là tui yên trí lớn.
    Tui là đứa vốn... thiếu tự tin, nên rồi thấy ai xung quanh tự tin đầy mình, tui sanh lòng dzô dzàn cảm phục và ngưỡng mộ.

    *

    Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

    Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

    Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
    Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

    Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

    Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
    Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
    Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

    Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
    Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
    Amen.

    Kính chào ông.
    Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.
    Make the long story... short !

  8. #18
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439
    Xin lỗi ...quí bạn.
    Nếu có rảnh, xem bài "Vấn đề là ...." trong mục "Chuyện linh tinh" này ...rồi sẽ có câu trả lời.

    Vấn đề là:
    - Nếu tin "chết là hết .." thì sẽ chấm dứt (.)-dấu chấm hết câu-.
    - Nếu tin "chết là chưa hết" thì đó là con đường của các tôn giáo.

    ĐQC

  9. #19
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by chuongd View Post
    - Nếu tin "chết là hết .." thì sẽ chấm dứt (.)-dấu chấm hết câu-.
    - Nếu tin "chết là chưa hết" thì đó là con đường của các tôn giáo.

    ĐQC
    Chào anh Chính,

    Trong mạch bài này, các chữ "hết" và "chưa hết" bên trên, HS hiểu rằng anh đang nói về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết!
    Là người tin rằng linh hồn sẽ không còn tồn tại sau khi chết, tuy nhiên HS thấy khó có thể đồng ý với vế sau này, "thì sẽ chấm dứt." và anh dùng dấu chấm hết câu với ý nghĩa rằng, chẳng còn gì bàn thêm!

    Bởi vì tin rằng chết là hết, đồng nghĩa với tin rằng đời sống của chúng ta chỉ có một mà thôi. Với niềm tin này, HS cảm thấy trân trọng sự sống của mình nhiều hơn. Quý trọng không có nghĩa là ham sống sợ chết. Nó có nghĩa là, mỗi giây phút khi chúng ta còn sống; hãy cố gắng làm cho nó xứng đáng với chính mình. Linh hồn tuy không còn nữa sau cái chết, nhưng người xưa có nói, "cọp chết để da,... "

    Ý nhỏ chia sẻ cùng với anh, khi HS là người rơi vào trường hợp một trong cái list có hai trường hợp kia của anh.
    Tất nhiên, vẫn có những người khác cũng tin rằng, "chết là hết" mà HS không thể là đại diện duy nhất thay thế cho tiếng nói, ý kiến, hoặc niềm tin của họ!
    Chúng ta không nên dùng dấu chấm hết câu để ngăn chặn ý kiến của người khác, anh ạ!

    Hàn Sinh.

  10. #20
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by ntđl View Post

    Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
    Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
    Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

    Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
    Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

    Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
    Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
    Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

    Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
    Chào chị ntld,

    Trong thảo luận, HS sẽ không quan tâm đến thái độ mỉa mai bằng những ngôn từ xưng hô "tiên sanh" này kia!

    Riêng những điều chị viết như, "Đức Phật dạy chúng sanh... ",... rồi "chúng đệ tử đã được phật dạy như sau... "...; thì tất cả chỉ là kinh sách ghi lại. Và, người ta vẫn nhắm mắt tin rằng, đã là kinh sách viết thì phải đúng(!)

    Có nhiều lý do để HS nghi ngờ đến sự chính xác do kinh sách ghi lại mà không hề lo sợ rằng mang tội bất kính đối với Đức Phật. Nói một cách khác, kinh sách là một kho tàng của sự bịa đặt:

    1/ Đầu tiên tiểu sử của Đức Phật ghi lại, Ngài đã lập gia đình và có con trai. Nhưng sau đó vì nhìn thấy chúng sinh lầm than, nên đã xuất gia cho đến khi thành chánh quả (49 tuổi) thì mới bắt đầu ra đi thuyết pháp cho đến khi viên tịch (80 tuổi). Có nghĩa là, thời gian thuyết pháp của Ngài trên dưới ba mươi năm. Cũng trong tiểu sử ghi lại, các đệ tử đã theo Ngài đi đến nhiều nơi khác nhau để nói về đạo từ bi và giải thoát của mình. Như thế có nghĩa là trong thời gian ba mươi năm đó, nội dung thuyết pháp của Ngài đã được lập đi lập lại rất nhiều lần với các khán thính giả khác nhau. Nó không phải là một khóa học kéo dài ba mươi năm cho đến khi Đức Phật viên tịch...

    Vì thế, những gì Đức Phật nói ra và dạy chúng sinh, ghi chép lại chỉ vài quyển kinh là đã quá đủ. Thế mà, ngày nay kinh Phật có đến vài mươi vạn (vài trăm ngàn) bộ. Mà mỗi bộ kinh thì không chỉ bao gồm một quyển trơ trụi(!) Tây Du Ký là cuốn tiểu thuyết phóng tác. Nhưng chuyện Trần Huyền Trang đi thỉnh hàng vạn bộ kinh từ Ấn Độ đem về là có thật và được ghi vào chính sử. Ngay cả lịch sử Phật giáo Trung hoa cũng ghi nhận, tuy đem về nhiều, nhưng bản thân Trần Huyền Trang cũng chỉ dịch được hơn sáu trăm quyển... Số còn lại trong các tàng thư của bảo tự dù sau này có người tiếp tục vẫn chưa dịch ra hết được!

    Vâng, Đức Phật chỉ có một miệng vừa để nói và đôi khi còn dùng để ăn khi đói, để uống lúc khát. Nhưng lời Ngài nói ra và các cố sự mà chúng đệ tử ghi chép lại lên đến hàng vạn bộ kinh thì chẳng phải là điều diễu cợt lắm hay sao? Tin vào sự chính xác của kinh sách ghi lại, tựa như câu nói đùa ngày còn bé của các anh em con Cô của HS với nhau: "Nếu lúc đang ngủ và ngáy khò khò, Đức Phật cũng thuyết pháp. Và, khi Ngài đi thăm lăng bác hồ, người ta cũng ghi ghi chép chép, trong suốt ba mươi năm của Đức Phật; cũng chẳng đủ để ghi vào hàng vạn bộ kinh sách!"

    2/ Người đọc sách và kinh (được cho là lời dạy của Đức Phật, tuy chẳng ai biết được bao nhiêu phần trăm đâu là lời Phật dạy, còn đâu là lời bịa đặt!) vẫn hay lẫn lộn giữa Luật Nhân Quả và Thuyết Luân Hồi:

    Thuyết Luân Hồi được xây dựng dựa vào Luật Nhân Quả. Theo luật nhân quả, gieo nhân tốt thì sẽ gặt quả tốt. Mọi sự đều có khởi đầu và có kết thúc, có nguyên nhân và hậu quả. Thuyết luân hồi, cho rằng chúng sinh sống hết kiếp này rồi sang kiếp khác..., và áp dụng luật nhân quả vào thuyết luân hồi mà gọi là quả báo, ác nghiệp, nghiệp duyên ... và ...!

    Như thế về thực tế, luật nhân quả có thể tồn tại độc lập được. Trong khi đó, thuyết luân hồi không thể đứng một mình mà thiếu luật nhân quả!

    Tuy nhiên cũng trong thực tế, luật nhân quả không hề là sản phẩm độc quyền của đạo Phật. Vì ngay cả những đứa trẻ sơ sanh khi chưa biết nói cũng đã áp dụng luật nhân quả một cách vô cùng bản năng:
    Trong một tình cờ do đói bụng, đứa bé cất tiếng khóc oe oe thì được người lớn đem bình sữa đến. Từ đó, đứa trẻ biết lên tiếng khóc khi đói vì biết rằng làm thế sẽ được cho ăn và hết đói!
    Cần chi phải đến chùa nghe thuyết giảng, cần gì phải được sinh ra trong một gia đình Phật giáo để một đứa trẻ con học được luật nhân quả?

    Thậm chí súc sinh cũng học được luật nhân quả qua bản năng loài vật của chúng. Rõ ràng hơn cả là chó, mèo làm bậy trong nhà; đét cho vài roi ít lần, thì những lần sau chúng sẽ chừa và không còn làm bậy nữa mà!
    Hình tượng hơn, thợ săn bắn chết một con nai trong đàn, thì nguyên bầy nai sẽ không còn dám bén mảng vào phá vườn trong thời gian thu hoạch trái cây hoa quả...

    Còn nhiều lý do khác hơn để HS khó có thể tin vào những điều kinh sách viết mà đành phải tin vào những điều hợp lý mà thôi!
    Trong những điều hợp lý tối thiểu có thể tin được là Phật (hay Chúa cũng thế!) là những đấng nếu không phải phi phàm thì ít ra cũng không thể là tầm thường bao giờ. Vì thế, cứ lấy ngay suy nghĩ và việc làm của mình làm tiêu chuẩn tối thiểu:

    Nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà thực sự hay hơn suy nghĩ của bản thân mình, HS xếp vào loại có thể tạm tin được và để đó xem xét sau!
    Ngược lại, nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà nhận định được là ấu trĩ hơn cả suy nghĩ nông cạn của chính HS, thì điều đó làm sao mà tin được hả trời?

    Trong cả các điều mà HS nghi ngờ, có cả việc các thần tượng tôn giáo tự xưng mình là toàn năng hoặc chí tôn. Bởi vì, nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã có thể nhìn xa trông rộng để thấy rằng có lúc nào đó trong lịch sử nhân loại; chúng sinh và con chiên của các Ngài đã nhân danh thượng đế toàn năng của mình để tàn sát lẫn nhau như chúng ta đã từng chứng kiến hoặc học được từ lịch sử!

    Nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã không để những điều đó xảy ra. Với lý do nào đó, khi con người nhân danh thượng đế của mình và tàn sát lẫn nhau như thế, thì trách nhiệm đã thuộc về ai? Lẽ nào, thượng đế toàn năng lại là những kẻ bất lực và vô trách nhiệm khi không can thiệp vào những chuyện máu đổ thịt rơi vì mình, như vậy?...

    HS nghi ngờ rằng, các thần tượng tôn giáo không hề ngạo mạn nhận mình là đấng toàn năng hoặc chí tôn, cũng vì lẽ đó. Ngoài ra, chúng sinh nếu có vì tôn vinh thần tượng tôn giáo của mình quá đáng để mà gọi vậy (toàn năng, chí tôn...); thì chẳng phải không chỉ gán tội vô trách nhiệm, mà còn là cách gián tiếp chê bai các Ngài đã không biết nhìn xa, trông rộng hay sao?

    Phật giáo, kể cả những điều mê tín và bịa đặt trong kinh sách; đã không hề đề cập đến căn nguyên và sự sáng thế. Thuyết luân hồi, một lần nữa HS tin rằng đó chỉ là sự bịa đặt không hơn không kém. Bởi vì, lẽ nào Đức Phật không nhìn thấy thuyết luân hồi là sự vu khống, nhạo báng, nguyền rủa... một cách bất nhân đối với những người không may sinh ra trong thân thể tật nguyền bẩm sinh. Nó cũng là thái độ láo xược đối với những người bị hoạn nạn do bất kỳ nguyên nhân nào đem đến (tai nạn, thiên tai, chiến tranh... ).

    Đức Phật với lòng từ bi của mình, HS tin rằng Ngài đã dạy chúng sinh hãy quan tâm giúp đỡ những kẻ kém may mắn hơn mình. Không chỉ như thế, HS tin rằng Ngài cũng nhắn nhủ với chúng sinh chớ có dùng thuyết luân hồi để không mang "khẩu nghiệp" không hay!

    Hàn Sinh.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:35 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh