Register
Page 6 of 10 FirstFirst ... 45678 ... LastLast
Results 51 to 60 of 98
  1. #51
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Camel View Post
    Chị TK

    Cám ơn chị hỏi thăm , mẹ em vẫn sản xuất rau muống chẻ với năng suất cao mỗi tuần .
    Chị hỏi tuổi em , dạ em cầm tình con camel ạ sống cô đơn ngoài sa mạc lâu ngày nên thói quen "nghĩ sao thì nói vậy" ít quan tâm đến việc nói để vừa lòng nhau ... à mà em hỏi nhỏ chị "em nói có đúng không ạ !" ... em mong chị đừng dị ứng với lời nói chối tai của bất cứ ai , vì đó là cách tu dưỡng để tiến bộ .
    Cái người nói ghét em là cái người không thật lòng , ghét mà còn đem hình Đức Mẹ vào tặng ... em thì em không ghét ai vì em chẳng dư thì giờ cho mấy chuyện dở hơi . À mà chị có ghét Đàm Vĩnh Hưng thì chị cũng đừng bắt chước ông thày đổi tên người ta thành Đàm Vĩnh Biệt nha chị , ai cũng có cha sanh mẹ đẻ , đem tên ngươ`i ta ra diễu cợt là một thói xấu cần bỏ của những người có học , muốn thuyết phục quần chúng tin vào chính nghĩa của mình điều quan trọng là giữ tư cách cá nhân ... chị thấy em nói có đúng không nào ? )
    Câu nói này của ai đứa nào?
    Tư cách như thế đã đủ chưa?

  2. #52
    Quote Originally Posted by ◌◌◌ View Post

    Anh có thể dịch bài viết của Sydney Lupkin ở trên sang tiếng Việt được không ạ?

    Em chào anh chủ nhà tđ và các anh chị khác.

    Để phần nào hưởng ứng lời đề nghị của anh tđ về việc dịch bài tiếng Anh sang tiếng Việt, em xin dịch đoạn đầu.

    Một thai phụ mười sáu tuổi ở Cộng Hòa Dominica đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trong cuộc tranh cãi về vấn đề phá thai khi cô tử vong vào thứ sáu vừa qua vì biến chứng của bệnh bạch cầu. Các bản tường trình cho hay các bác sĩ đã trì hoãn hóa trị cho cô vì e rằng điều đó có thể làm chết thai nhi. Cộng hòa Dominica áp dụng luật chống phá thai rất nghiêm.

    Nói sao thì làm vậy, em chỉ dịch một đoạn đầu. Anh chị nào có lòng tốt dịch phần tiếp theo, em đội ơn.

    À, nếu em là người mang bài tiếng Anh vào dán, và được anh tđ nhắc nhở rằng nên dịch sang tiếng Việt, trước hết em sẽ cám ơn anh ấy về lời nhắc nhở, chứ sẽ không bắt lỗi anh ấy sao “nhờ” mình dịch mà lại không cám ơn mình.

    Em đồng ý với anh Hàn Sinh rằng cám ơn là một trong những bài học đầu đời của con người. Nhưng tất nhiên chưa đủ. Ngoài lời cám ơn ra, người ta còn phải học và rèn luyện rất nhiều, có khi học cả đời vẫn chưa xong. Ví dụ: rèn luyện đức tính khiêm cung, học cách lễ độ ngay cả khi đang nóng giận, học cách tôn trọng người khác dù (mình nghĩ) người ta “ít học” hơn mình, vân vân…

    Còn tại sao em chỉ dịch một đoạn rồi ba hoa chuyện ngoài lề, vô duyên vậy. Xin thưa, ba hoa ngoài lề là vì muốn bàn luận về lời cám ơn và những bài học của đời người. Còn chỉ dịch một đoạn là vì em chỉ có mười phút chạy vào đây chơi, sau đó phải ra làm việc khác.

    Đến đây em xin ngưng và xin phép đi ra.
    dựa cây cong

  3. #53
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Td,

    Thông thường, khi nhờ ai làm một việc gì giúp mình... chúng ta nên nói lời cảm ơn. Không biết khi còn bé, td có từng được dạy dỗ như thế hay không?
    Anh Hàn Sinh

    Theo phép công bằng, khi người ta nhờ mình một việc, mình chưa làm mà người ta đã nói “cám ơn”, ấy là mình đã mắc nợ người ta vậy. Sau này mình phải làm việc người ta nhờ dù việc đó ra thế nào đi nữa. Không làm không được đâu.

    Mà nếu người ta không nói “cám ơn”, khi nhờ mình giúp, thì mình phải vui mừng mới là phải. Vì mình có cơ hội từ chối nếu như thấy việc người ta nhờ vượt quá sức mình hoặc một lý do nào đó ngăn trở mình. Trộm nghĩ, nếu người ta không nói “cám ơn” trước, thì mình phải cám ơn người ta mới là phải.
    Đỗ thành Đậu

  4. #54
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    58
    Xin chào tất cả quý vị.

    Có mod nào ghé qua đây thì xin làm ơn xóa giùm cho từ bài #54 cho đến bài #74.
    tđ cũng mong rằng các bác trao đổi với nhau, xin làm ơn giữ cho lời ăn tiếng nói cho nhè nhẹ một chút... bởi lẽ, chết là chưa hết cho dù đó chỉ là một câu nói.

    Xin cảm ơn ạ.


  5. #55
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    58
    Só-rì anh Ốc nhé.
    Anh dán bài không đúng nơi và không đúng lúc, nhằm ngay khi tôi đang nhờ mod xóa giùm bài viết cuối (mà anh đã quote lại).
    Cảm ơn anh đã nhắc cho nhớ, nhưng lập lại không đúng lúc và ở không đúng nơi đâm ra khách sáo anh ạ.


  6. #56
    Chiếc Áo Cuối Cùng

    Trong buổi mạn đàm với một số bạn vong niên, có người đặt câu hỏi ở Mỹ bằng cấp gì quan trọng nhất. Ai cũng kể tên một số bằng cấp dài lê thê và oai vang kinh hồn. Đợi mọi người khai thác hết bằng cấp sang trọng quí giá, một bà bạn già từ lâu ngồi khiêm nhượng trong góc phòng mới lên tiếng:

    - Theo ý tôi, ở Mỹ cái bằng quan trọng nhất là bằng lái xe. “Thượng vàng” thì không nói làm gì, mà cũng không nhiều. Còn “hạ cám” mới là hằng hà sa số, không có bằng lái xe thì không còn làm ăn gì được !

    Không biết có phải vì “kính lão đắc thọ” không, mà đến đây mọi người ngừng tranh cãi và chưng bằng cấp, quay ra bàn tán thêm về cái bằng lái xe. Ai cũng đồng ý nó quan trọng và đáng yêu vô cùng, không có nó giống như què tay què chân.

    - Vắng người yêu một tháng không sao, vắng bằng lái một tháng thì dám mất việc lắm!

    Tâng bốc vốn không phải là “nghề của nàng” nhưng tôi rất đồng ý với bà già gân này, cái bằng lái thực đáng vinh danh là đệ nhất quan trọng. Này nhé, khi ta đang lái xe phom phom dù trên đường thiên lý hay ở một xó góc tối hù nào trong ngõ hẽm, mà bị “bạn dân” chận xe, thì bạn dân này đâu có cần biết ta là ai. Kỹ Sư, Luật sư, Bác sĩ, hay anh chàng khố rách áo ôm. Xe ta lái là xe 100 ngàn hay xe cà khổ rách nát tơi bời, cũng đều nhận được một chào kính, tiếp đến là câu:

    “Xin cho tôi xem bằng lái!”

    Lại còn khi ta đi mua bán món gì, nếu trả bằng thẻ tín dụng, dù ít chục, vài trăm hay bạc ngàn, không có cái bằng lái xe trình diện thì món hàng sẽ không thể nào ra khỏi cửa. Lần đầu tiên trong đời, phát biểu của tôi được mọi người đồng ý.

    Bắt đầu từ tuổi 16, các cô cậu choai choai đã mong thi lấy được cái bằng lái, người lớn tuổi thì thôi khỏi nói, được rồi phải o bế kỷ, giữ giới luật giao thông cẩn thận, không uống rượu lái xe, nhớ đóng thuế lưu hành, mua bảo hiểm đều đều hàng năm, có thế “ta với mình” mới sống chung hòa thuận đến nửa thế kỷ được.

    Nhưng không phải chuyện một lần là trăm năm, khi các em tuổi 18 đã thành Ông thành Bà rồi. Các Cụ đã lên thượng thọ “Thất thập cổ lai hy” rồi, mà vẫn còn muốn tự lái xe vì con cháu lập gia đình xong, chúng đều “Nước non ngàn dặm ...” mất tiêu hết, không còn ai chở đi Bác Sĩ, đi chơi…. .. Các cụ phải thi lại, chứ không được phây phây đợi bằng gia hạn gởi đến tận nhà như thời xuân còn xanh.

    Các cụ phải khám mắt xem có còn đọc dấu hiệu từ xa được không, tai còn thính, cảm giác còn bén nhạy, phản ứng có chớp nhoáng……… ?... . Lại còn cái mục thi viết mới toát mồ hôi hột! Bài thi từ 30 (?) câu trở lên tùy theo quá trình lái xe tốt lành hay bê bối, có bị giấy phạt nhiều, có đụng xe, có say rượu đấu võ với ai không để được lãnh bài thi dài hay ngắn. Trả lời sai 5 lỗi là rớt và nếu rớt luôn 3 keo, sẽ bị thi lái xe lại, chân tay lạng quạng rớt cả mục thi lái thì đành phải học cách thức đi xe Công Cộng có tài xế mở cửa lên xuống hầu vậy.

    Điều tôi muốn nói đây không phải mục thi viết, thi lái hay khám tai, khám mắt, mà là cái tấm thiếp hứa hiến tặng thân xác được gửi kèm theo bằng lái xe sau khi thi đậu.

    Tấm thiếp nhỏ, đại khái hỏi xem nếu lỡ không may mình lăn đùng ngã ngựa, chết bất cứ vì lý do gì thì có muốn “phát bồ đề tâm” hy sinh hiến tặng thể xác cho khoa học không. Có cho phép xử dụng phần nào trong thân thể: Tim, gan,thận, phổi, mắt, da.... một thứ, vài thứ, tất cả các thứ linh tinh, hay toàn thân cho những người đang cần những bộ phận này, hoặc cho trường đại học để sinh viên thực tập mổ xẻ nghiên cứu.

    Ngoài tấm thiếp ký cho phép ghi chú rõ ràng, còn có một mãnh giấy con nhỏ như hạt tiêu, có in chữ “donor” ( hiến tặng) để dán vào bằng lái xe. Đấy là dấu hiệu chứng cớ mình đã vui lòng “bút sa gà chết”. Mặc dầu danh sách những người chờ đợi được thay mắt, tim, gan, thận v.v....dài dằng dặc. Nhưng biết đâu “Hữu cầu tất ứng” mà!

    Tôi còn nhớ ở Việt Nam, không có nghề chào hàng bán đất, bán hòm, ai cần thì tự tìm đến. Hồi mới tới Mỹ, nghe các hãng mời mua đất mua hòm đặt trước để dành, hàng tháng chỉ việc trả góp, nhiều người không thích vì thấy quá lo xa, hoặc sợ xúi quẩy.

    Có khi họ còn bị chửi cho một trận là “tại sao dám trù ẻo”. Nhưng lâu ngày bạn bè thân quen có khi còn đem chuyện đặt trước Sanh Phần ra đùa giỡn, dặn dò mua đất gần nhau hoặc chọn vùng đồi núi để còn được ngắm cảnh lúc về bên kia thế giới!

    Cố nhiên là nghĩa địa Mỹ cũng giống như nhà ở Mỹ chia lô ra sẵn cả rồi, không còn chọn lựa phương hướng Long Chầu Hổ Phục gì được. Miễn có một chút xíu phong cảnh hữu tình là đã may mắn lắm rồi. Các lô đất nằm sát rạt nhau và chôn lì xuống dưới đất để mỗi cuối tuần xe cắt cỏ chạy làm việc cho dễ! Có khi đi ngang một nghĩa trang, nhìn thấy đồi cỏ xanh với nhiều chổ có hoa nhìn thật mát mắt, chỉ muốn dừng chân nghỉ, thì ra đó là đồi cỏ với trăm nghìn nấm mộ.

    Một lần tôi đi theo bà bạn thân, chồng vừa mất, đến viếng văn phòng chuyên lo “Hậu sự”. Thật là một kinh nghiệm quý giá nên định trước để khỏi phiền những người ở lại, nhỡ mình thình lình theo ông bà lên ngồi “trên nóc tủ”.

    Thấy bạn có vẻ “tang gia bối rối” tôi lãnh phần gọi điện thoại tìm dịch vụ chôn cất dùm. Mở tờ báo Việt Nam ra đọc, tìm không khó gì mấy vì vỏn vẹn chỉ có một văn phòng thôi, nên cũng đỡ mất nhiều thì giờ tìm kiếm. Hình như chỉ có nghề này ít ai dành giật muốn nhào vào làm. Mừng vớ được khách hàng, chủ nhân hẹn gặp chúng tôi càng sớm càng tốt.

    Trưa hôm ấy, tôi lái xe đến đón bà bạn tới văn phòng Hậu Sự, nơi đây cũng là nhà quàn và nghĩa địa luôn. Hai chị em chúng tôi ngồi chờ ngoài phòng đợi thật lâu mới thấy cô chủ tiệm xuất hiện. Cô bước vào vội vã, không một lời xin lỗi đã để khách hàng chờ đợi quá lâu. Cô mời chúng tôi vào văn phòng, và bắt đầu đưa ra danh sách đã liệt kê sẵn, kiểu mẫu bộ này, bộ nọ, bao gồm những gì trong đó, giá cả bao nhiêu, hòm loại nào, gỗ tốt xấu, tiền chôn cất, tiền phòng, tiền linh tinh đủ thứ. Ngoài ra còn cho chúng tôi xem những cái hòm mẫu bé tí như đồ chơi.

    Dĩ nhiên giá hỏa thiêu rẻ hơn, vì chôn cất cần hòm đựng xác gọi là Quan, luật còn bắt buộc phải có hòm đậy gọi là Quách, lại còn đất chôn, mộ bia, nghi lễ tôn giáo, hóa trang, móc ruột gan, hoa chưng bày, giờ thăm viếng ... . Muốn chết cho yên thân thực không dễ !

    Bà bạn tôi chọn hỏa thiêu theo ý nguyện của chồng. Từ lâu tôi vẫn nghe nói thiêu rẻ lắm, chỉ trong vòng trên dưới 600 đô, nhưng tôi lầm to. Đó là giá của hãng bốc xác trực tiếp ngay từ trong nhà thương, ho sẽ bao lo cả thủ tục khai tử. Hãng lãnh xác về thiêu xong sẽ giao lại cho khổ chủ một bình tro. Công tác hoàn tất. Trường hợp của bạn tôi không đơn giản như thế nên cần phải đặc biệt thương lượng.

    Cô bán hòm có vẻ mặt nghiêm trang như chia buồn cùng tang gia. Thỉnh thoảng chuông điện thoại cầm tay reo, cô nói chuyện thì thầm to nhỏ, mặt vui tươi hẳn lên. Cô cuời khúc khích một cách sung sướng, quên rằng khách hàng đang chờ đợi.

    Sau cuộc điện đàm thú vị. Cô trở lại với thực tế, thay đổi vẻ lạnh lùng nãy giờ tiếp chúng tôi. Cô ngọt ngào trình bày:

    • Hòm này gỗ thường giá $2,900, còn cái kia là gỗ thông chỉ mắc hơn có $1000 thôi, nhưng tốt hơn nhiều. Người ta hay chọn loại gỗ thông này, dù sao Áo Quan cũng là “chiếc áo cuối cùng” của người quá cố.

    • Cái liễng này giá $500, sau khi đốt xong, sẽ bỏ tro vào đây cho chị mang về. Chị nên chọn cái liễng bằng gỗ thông này cho hợp với cái hòm gỗ thông chị đã chọn.(!)

    • Phòng để cho anh nằm 1 ngày $250, chị định thiêu vào chủ nhật, vì là ngày cuối tuần nên mình phải trả “giờ phụ trội” thêm $100 đô cho nhân viên...

    Cô ta nói thao thao bất tuyệt như cái máy phát thanh, tôi nghĩ thầm :

    “Họ đang lợi dụng lúc tang gia bối rối để đánh đòn tâm lý đây! Cái liễng này mà dám cứa $500! Đến mấy tiệm bán hoa, bình, hũ lọ, những cái hộp đủ hình dáng, mạ vàng, bạc láng cóng, nhiều lắm cũng chỉ mười mấy đô!

    Đã vậy còn bày đặt xúi người ta mua cái liễng bằng gỗ thông cho hòa hợp với cái hòm, thiêu xong thì hòm cháy rụi và mình thì cũng . . . .cháy túi.

    Nhìn những cái hòm làm bằng gỗ thường, mặt ngoài như dán giấy hình gỗ giả, bên trong chắc chỉ là ván ép “mạt cưa” thôi chớ đâu phải là gỗ thật, thế mà cũng chặt đẹp gần $3000. Ngoài ra còn có nhiều giá khác từ rẻ nhất là loại gỗ thường cho đến những cái mắc hơn, giá khoảng $8000! Bên trong bọc nệm êm và lót “xa tanh” mát rượi.

    Mắc kiểu này thì nên mua trước mang về nhà làm giường ngủ, nằm cho đả lưng, mai mốt chết chôn hoặc thiêu luôn cũng đỡ đau …lòng xót ruột.

    Cô nàng còn hỏi tiếp nhiều lắm mà tôi không nhớ hết, nào là:

    - Chị muốn đặt sẵn ba vòng hoa để trên nắp hòm không? Một vòng của chị tặng ảnh, một của con tặng cha, một của bạn bè tặng ảnh lần cuối. Ba vòng hoa cộng thuế chỉ có $350 thôi à.

    Không hiểu bà bạn chuyến này về có bầm chân hay không, vì bị tôi cứ ngồi đá chân bà ấy dưới gầm bàn để ngăn chận sự tiêu tiền vô lý. Mấy cái vòng kết hoa cúc và cẩm chướng, nhỏ khoảng bằng chiếc nón lá mà tính bằng giá 1 lượng vàng y. Mình tự làm lấy cũng được. Hoặc bạn bè đến thăm viếng, phúng điếu là hoa đã chật phòng rồi, đâu dến nỗi gia đình phải tự tặng !

    Chưa hết đâu, nhà trước là nơi để quan tài cho bạn bè thân nhân tới viếng thăm trong một thời gian hạn định. Lúc đẩy quan tài vòng ra phía sau khu vực nhà quàn là tới phòng hỏa thiêu, có lẽ đếm được chừng mười mấy bước. Giá tiền cũng được tính gọn thêm khoảng một trăm mấy. Tôi ngồi tính nhẩm trong bụng, như thế một bước đi của mình cũng đáng giá tới mười mấy đô!

    Cô bán hòm còn lịch sự hỏi thêm:

    - Chị theo đạo Công Giáo hay đạo Phật? Nếu chưa mời Cha hay Thầy thì đây tôi cũng có.

    - Thiêu xong muốn mang tro ra biển rải, dịch vụ này ở đây cũng có luôn.

    - Tôi tính giá “đặc biệt” cho chị, tôi sẽ ghi lùi lại ngày chị đến gặp tôi, như thể chị gặp tôi trước ngày anh ấy mất, bởi vì mua sớm hơn, nghĩa là trước ngày qua đời thì giá rẻ hơn. Cộng thêm chi phí trả cho dịch vụ của văn phòng chúng tôi $4000 nữa, tổng cộng là $10,984.27 đã bao gồm thuế má rồi. Nhưng nhờ giá đặc biệt, chị được trừ bớt $1230.00. Thỉnh thoảng cô bán hòm lại nhắc:

    - Áo Quan là “Cái áo cuối cùng” của một đời người. Mình phải cố làm cho thực sang trọng để đẹp mặt anh ấy. Phải không chị?

    Bà bạn tôi quả thật bị động lòng vì ngón đòn tâm lý “đẹp mặt”, nên dưới sự hướng dẫn nhà nghề của cô chủ tiệm, bà đã chọn toàn thứ “sang trọng”, kết quả gần mười ngàn đồng bay cái vèo, nhưng đây chỉ mới là dịch vụ đốt xác thôi, nếu là chôn cất thì chao ôi! Còn hàng nghìn thứ cần phải hạ hồi phân giải ... . Tổng số chi phí an táng sẽ không phải chỉ có thế. Lại còn khoản nghi thức hành lễ tôn giáo cũng chưa bàn đến....

    Sẵn dịp tôi hỏi vài điều thắc mắc với cô bán hòm:

    - Nếu như người chết không có tiền đốt hay không có thân nhân còn sống để lo cho mình thì sao cô?

    Đổi sang giọng nghiêm trang, lạnh lùng, cô ta nói:

    - Ở đây chúng tôi cũng có “cho mướn” quan tài, cho người chết mướn nằm ít hôm, đến chừng đốt chúng tôi lấy lại. Nhưng ai làm như thế bao giờ ! “Cái Áo cuối cùng” của một đời người phải làm sao coi cho được chớ!

    Hình như cô ấy không trả lời câu hỏi của tôi. Nghe có vẻ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược quá. Đã chết không có thân nhân lo liệu, cũng không có tiền đốt, mà cô đòi “cho mướn” quan tài, để rồi hồn ma nào trả tiền mướn đây!

    Cuối cùng cô còn quảng cáo thêm:

    - Nếu người chết có ước nguyện muốn được chôn cất bên Việt Nam, chúng tôi cũng có thể lo từ đầu tới cuối, mang xác về Việt Nam cho họ.

    Sau màn thủ tục lựa chọn trên giấy tờ và nhìn mấy cái quan tài mẫu nhỏ tí như đồ chơi, cô ta dẫn chúng tôi đến xem tận mắt “đồ thật”, tôi cũng hơi rờn rợn khi bước vào căn phòng đầy quan tài được xếp thành hàng dài. Thấy người ra vào khá tấp nập, không ngờ thiên hạ chết cũng dữ ta!

    Xem đến phòng thiêu xác thấy nó bé tí như cái lò nướng bánh mì không đủ chỗ cho thân nhân đứng. Nhưng tôi biết phòng ấy không phải để cho ai đứng cả. Xác được di chuyển đến rồi là mọi người lập tức “đi chơi chổ khác”.

    Có lần tôi viếng đám tang một người bạn, tới cái màn hỏa thiêu khi hòm được đẩy vào rồi thì cửa phòng đóng mất tiêu, không ai được trông thấy gì hết. Thiêu hay không? Thiêu cả hòm hay bị lột hết ra, lấy lại vật liệu vừa tiết kiệm vừa đỡ tốn lữa? Thiêu chung hay riêng từng đám? Không ai biết! Chỉ biết vài hôm sau, gia đình bạn nhận được một cái bình đựng tro mang về thờ phụng.

    Đã nhiều lần tôi đọc báo thấy tin tức về những dịch vụ hỏa thiêu bị điều tra. Nào là công ty nhận xác rồi không đốt, hoặc một lần đốt nhiều xác cho đỡ tốn tiền “lửa củi”. Hoặc là đưa cho tang gia một bình tro gì không biết...

    Ngày xưa, lúc còn ở trong nước, thỉnh thoảng có dịp theo cha mẹ đi thăm các bậc trưởng thượng, tôi thường thấy trong nhà hay để một cỗ quan tài. Tôi sợ hãi tưởng có người chết nhưng Bà nội tôi cắt nghĩa cho tôi biết là các cụ có niềm tin cỗ quan tài là chiếc áo cuối cùng của cuộc đời. Các cụ muốn ăn chắc. Nghĩa là được chính mắt trông thấy “Chiếc áo cuối cùng” gọi là “Thọ đường” ấy.

    Thọ đường thường sơn đỏ, Gỗ phải là thứ gỗ tốt, cứng chắc không dễ bị mối mọt. Ngoài ra nếu nhà giàu còn chạm trỗ Long Ly Qui Phượng rất đẹp. Về phần miếng đất chôn, gọi là Sanh Phần cũng phải nhờ thầy Phong Thủy chọn lựa công phu. Có được Sanh Phần và Thọ Đường rồi, các cụ mới cảm thấy thoải mái sung sướng, yên trí là một mai khi mình “nằm xuống” mọi sự đều như ý.

    Trên đường lái xe chở bà bạn về, cả hai đều yên lặng. Riêng tôi, đầu óc suy nghĩ miên man. Con cái mình quanh năm bận bịu công việc, chồng con, bổn phận, công danh, sự nghiệp của nó, thường không rảnh dù chỉ để thăm thôi, chứ không hề mơ đến sự “quạt nồng ấp lạnh”.

    Mẹ nó còn sống sờ sờ mà chưa chắc Xuân Thu nhị kỳ nó đã có chút thì giờ nào cho mẹ, Ngoài tấm thiệp bán sẵn có những giòng chữ đầy thương yêu cũng đã in sẵn, huống hồ nghĩa lý gì sau khi chết. Tại sao lại còn phải lái xe hàng trăm dặm để nhìn nấm đất vô tri vài phút giây.

    Bạn bè thì quanh năm cũng ai lo phận nấy, bận rộn vô cùng, tại sao lại làm người ta cảm thấy có bổn phận phải bỏ công việc đến nhìn cái xác trong hòm của mình, cái xác mà họ chưa chắc thích gặp khi còn sống!

    Tôi chợt nhớ đến câu chuyện Bà già tự tổ chức đám ma cho mình làm tôi bật cười. Có một cụ cao niên nọ, một hôm bỗng gởi thiệp mời tất cả bà con bạn hữu đến nhà vui chơi. Cơm no rượu say rồi, chủ nhân mới cho biết lý do buổi họp mặt. Bà nói:

    - Tất cả qúi vị đều là bà con, bạn bè thân thiết của tôi đã lâu năm. Tôi biết tôi sắp từ giã các bạn vĩnh viễn. Vậy có ai thương tôi, hay ai có lời hay ý đẹp gì về tôi, xin phát biểu ngay bây giờ. Đừng đợi đến khi tôi chết rồi mới mua hoa, làm chay cúng giỗ linh đình, nói nhiều lời ca tụng thân ái. Lúc ấy tôi đã nằm trong hòm chết rồi, đâu có nghe để cảm ơn quí vị, và trên đời cũng không còn gì quan trọng đối với tôi nữa!.

    Tôi chắc Bà cụ đã nghe nghìn lời thân yêu, và được con cháu ôm hôn tới tấp như mưa ngay lúc ấy. Bà già này khôn thật !

    Còn tôi và đám bạn thì có khi còn đùa nhau:

    - Mai mốt tao chết, mày đi phúng bao nhiêu? Đưa tao trước tao xài, tao còn mang ơn và mày nhìn thấy tao biết ơn chúng mày.

    - Chết là hết! Linh hồn đã lìa khỏi xác bay mất, nhục thân chẳng còn nghĩa lý gì cả, lại trả về với cát bụi. Tang lễ to lớn, mồ yên mã đẹp rồi cũng dầm sương giãi nắng với thời gian, còn hỏa thiêu thì hũ tro này hay là tro gì khác cũng chỉ là tro bụi, thêm choán chật chỗ trên nóc tủ của gia đình các con, hay xó góc, bàn vong của một Chùa Đền nào đó thôi.

    Bạn tôi phản đối :

    - Ơ hay, thế còn những vụ có người không có cả tiền đốt mà làm di chúc ước ao được chôn cất ở quê nhà. Mấy cụ này làm đồng bào quyên góp phờ người ra mới đủ tiền thỏa mãn xác chết được thối nát trên đất quê hương.

    Tôi nghĩ thầm rằng nếu các xác chết chở về mà làm cho nước mạnh dân giàu được thì dù có phải bán nhà để đóng góp tôi cũng vui lòng. Tôi lại nhớ đến cái rừng vòng hoa trong những đám táng tôi đã từng dự…. Hoa ơi là hoa! Sao mà nhiều thế, từ sân trước ra sân sau chen chân không lọt. Giá mấy chục ngàn tiền vòng hoa ấy được dùng vào việc khác thì. . . Chao ôi. . . “ . . . thì sự anh hùng . . .”

    Năm nay một tháng trước ngày sinh nhật, cũng là ngày bằng lái của tôi hết hạn, Nha Lộ Vận không quên nhắc nhở tôi đóng thuế lưu hành xe, kèm theo giấy tờ bảo hiểm cần thiết để được gia hạn sớm cho tiện việc sổ sách của cả hai bên. Thật là chu đáo làm sao!
    Nhân dịp giúp bà bạn lo việc hậu sự, tôi đã học thêm được một ít kinh nghiệm về chôn cất trên xứ người, và cũng giác ngộ được với cảm nghĩ của cuộc sống phù du.

    Nhờ vậy hôm nay, nhìn cái bằng lái xe mới tinh vừa nhận được, kèm theo những văn kiện phải ký kết, tôi không ngần ngại điền ngay vào mục “hiến tặng toàn thân xác” (donate my entire body) cho nghiên cứu khoa học.

    Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời ! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương !!!

    Mỹ Ngọc

  7. #57
    Câu Chuyện Trên Đường Về
    Nguyễn Kỳ Yên

    Anh Bốn len lách đám đông đứng ngồi đăm đắm, buồn rũ, bước ra khỏi nhà quàn. Anh hít thở liền mấy hơi thật sâu để đổi lớp không khí đầy khói nhang, khói trầm, hơi người, mùi nước hoa, mùi dầu mà anh đã hít mấy giờ liền ở bên trong. Anh đến ngồi bên bể cạn, nơi có dựng pho tượng đá và vòi nước phun, lấy thuốc ra mồi, hút, chờ hai người bạn và đứa em trai ra, cùng về.

    Bên ngoài nhà quàn vắng lặng. Nắng chiều chói lói. Xe cộ chạy vùn vụt ở trên đường xa xa, tạo ra một dòng âm thanh dứt, nối, đều đều, dễ chịu. Một con chim sẻ bay sà xuống, tắm hồn nhiên trong vũng nước đọng dưới chân pho tượng, rồi bay vù lên cành cây gần đó, rung cánh cho những hạt nước li ti văng bung ra, tan biến trong không. Cửa nhà quàn lại mở, Tường, Khánh và Minh nối nhau bước ra. Lời tụng niệm, tiếng mõ vang lên theo họ, rồi tắt ngấm theo cửa đóng.

    Chiếc xe chạy vòng ra con đường đồi, bỏ lại đàng sau vùng thung lũng khuất nắng, chạy nhập vào dòng xe trên xa lộ lớn, chạy về hướng mặt trời chiều.

    Trong xe im lặng một chặp lâu. Minh lái xe lên tiếng:

    - Mình chạy kiểu này về đến nhà là đúng giờ cơm tối. Gần hai ngày rày, chẳng làm gì nặng nhọc, mà cũng thấy mệt nhừ. Mấy ông ca hát, chuyện trò gì lên, cho tui khỏi buồn ngủ chớ.

    Khánh, nhỏ tuổi nhứt trong xe, hưởng ứng:

    - Đúng rồi. Nói chuyện đi. Suốt ngày cứ phải làm mặt đưa đám, im ỉm. Có nói chuyện với nhau thì cứ lào thào, như người bịnh. Tui chịu hết nổi rồi. Mà đám tang lớn quá. Hôm qua khách viếng thật đông. Nhiều tràng hoa qúa. Lần đầu tiên, tui dự đám tang ở xứ này, thấy thiệt là khác xa với chỗ biết ở xứ mình.

    Tường nói chen vô:

    - Chú mày, hồi nào tới giờ, chưa bước chân ra khỏi làng quê, y như ếch ngồi đáy giếng, làm sao biết được ở thành phố, ở bên mình, tổ chức đám tang ra sao? Thì cũng y vậy thôi. Cũng người chết nằm ngay đơ cẳng, một chỗ, người sống chạy vắt giò lên cổ, đàn bà thì khóc lóc, con nít thì đùa phá. Chỉ một vài điểm khác, như là ở đây họ không che đậy mặt người chết, mà để lộ ra, cho khách viếng tiện nhìn, và còn quay phim, chụp hình hơi nhiều. Lúc di dời quan tài, không có ban đờn kèn trỗi nhạc Tây, nhạc Ta, cũng không có đám khóc mướn làm rộn.

    Khánh thắc mắc:

    - Tui không hiểu sao ở ngay lối vào, lại có thể dựng tấm bảng “Xin Miễn Phúng Điếu”, coi không nhã. Còn lúc con cháu lạy, thấy không ăn rập theo bài bản nào hết, đứng ngồi thật lộn xộn.

    Anh Bốn nói:

    - Vậy mới ra cái cảnh “tang gia bối rối”. Con cháu toàn khá giả, nên không muốn nhận tiền phúng điếu, tránh khỏi mang nợ về sau. Chỗ đó hay lắm, chú làm sao hiểu tới. Chú có để ý, khi mình thắp nhang lạy ba lạy, thì bạn chú, là con của người chết, lạy trả lại bốn lạy không? Đó là chủ trương thà dư, không để thiếu, thà người nợ mình, chớ không để mình nợ người.

    Minh thêm vô:

    -Tui ngồi gần mấy người lớn tuổi, có nghe họ nói về các phí tổn mua áo quan, trả cho nhà quàn, phí hoả thiêu, cúng nhà chùa, rước thầy tụng kinh, trả công ban hộ niệm, hoa đèn,... tính ra chừng ba chục ngàn đô. Đám tang vậy là tươm tất.

    Tường:

    - Nhưng tui thấy thiếu thiếu, nhớ nhớ một cái gì đó.

    Anh Bốn:

    - Chắc ông thiếu nhớ tiếng kèn, tiếng nhị. Không thì nhớ cảnh ăn uống, nhậu nhẹt, ca hát, chia buồn thâu đêm, của bà con chòm xóm. Hay là lại nhớ cảnh quốc kỳ bọc thây, với lính bồng súng dàn chào, hồi trước?

    Anh Bốn ngừng nói, đốt thuốc, rít một hơi dài, rồi nói chậm:

    - Đúng ra, tui cũng thấy có cái gì hụt hẩng. Người chết mình không quen. Mà chết đi là hết rồi. Tui nói hụt hẩng là có lẽ từ cái thấy ở nơi đám con cái. Chú Khánh, chú Minh, hai chú, hồi trước còn nhỏ quá, may mắn, chưa biết qua đám tang của bạn bè chết trận, chưa thấy cảnh chôn lấp vội vàng của người chạy nạn, nạn chiến cuộc Tết Mậu Thân, nạn Muà Hè Đỏ Lửa, càng chưa thấy những đám tang đầy kiểu cách, của thời thanh bình ngắn, trước chiến tranh. Mỗi đám tang tui thấy đều in đậm vào trí nhớ, không phai. Nói chung, nói theo kiểu dao to, búa lớn, thì đám tang, cũng như đám giỗ, đám cưới, là cớ, là dịp, để những người sống tụ lại với nhau, mà thể hiện lối sống, quan niệm của mình về nhân sinh, thể hiện với chính mình và với những người thân quen chung quanh. Đi đám tang là mình đi đến những người sống, người còn lại, đến với những người chưa chết.

    Anh Bốn ngưng nói, kéo một hơi thuốc. Khánh nói chen vào:

    - Anh Bốn à, chuyện này để chút nữa nói tiếp được không? Nói xong “đám” rồi mới nói qua “người sống” nghen? Hồi ở làng, tui có coi đám tang ông Hương Kiểm Nhì. Còn nhớ người ta đặt một ly rượu đầy lên quan tài. Đám phu nhà đòn khiêng đi thật khéo, qua bao con dốc, khúc quanh, mà rượu trong ly vẫn đầy. Ban kèn thì thổi những bản khác nhau. Tiếng nhạc nghe ai oán, buồn đau như dao cứa vào thịt. Con cháu cứ nghe theo đó mà làm y một rập, lúc khóc to, lúc khóc ri rí. Không thấy có tặng tràng hoa, chỉ phúng tặng nhang đèn, và phụ công, góp sức. Tui chưa từng thấy hỏa táng. Ghê quá. Nghĩ đến đã sợ rồi. Đem đi đốt như hầm gạch, hầm vôi, nóng quá thì hồn phách chịu sao nổi, làm sao còn dám đầu thai lại làm kiếp người? Rồi tro cốt hôi hốt ra lại đem đặt ở chùa, nơi mà ông ấy, hồi còn sống, chưa từng đặt chân tới. Con cái đông đầy, có trai, có gái, nhà cửa thênh thang, sang trọng, mà chẳng có được một chỗ nhỏ nào để thờ cha. Chuyện này, cứ nghĩ đến tui lại thấy tưng tức, buồn buồn.

    Minh:

    -Tui có nghe anh con trưởng nói là sẽ để hộp cốt hôi ở chùa, cho nghe kinh. Độ một năm sau, anh ta sẽ đích thân mang về táng ở phần mộ của gia đình. Anh ta có chương trình xây mộ cho cha thật “hoành tráng”, như cha anh đã xây cho nội anh, mấy năm trước. Xong, chọn một người kha khá trong họ, nuôi tiền cho người ấy trông coi, nhang khói mộ phần. Đã bắt đầu bàn chuyện gom hùn tiền lại rồi. Anh còn nói về cuộc đất phát của giòng họ. Đem cha táng ở đấy, để con cháu thêm hưng vượng. Đó là việc lớn phải làm.

    Anh Tường than thở:

    - Kể cũng xui. Thằng đó trộng tuổi rồi. Mới về VN tính hỏi vợ, chưa kịp hỏi thì ông già mất. Chờ cho mãn tang cha thì lâu quá, e vật đổi, sao dời, mà cưới chạy tang thì vội quá, nhà gái không ừ. Mất cha như nhà dột. Hồi nào tới giờ hắn quen sống lè phè, lông bông rồi.

    Anh Bốn:

    - Ờ, nói đến phong thủy, tui nhớ chuyện buồn cười này. Hồi nhỏ, một lần đi ăn giỗ, có nghe mấy ông lớn trong họ nói là thầy địa lý Tàu coi đất phát, nói cuộc đất của họ Trần có cái bàu nước tốt lắm. Chừng nào nước trở trong veo, trong họ có người làm quan lớn. Lúc đó ông Tư, trưởng tộc, lệnh cấm đụng bàu nước, cấm đánh bắt cá, cấm thả bò gặm cỏ v.v...,với lòng ước mong đời mình kịp thấy được trong họ có người nên quan. Về sau, chiến cuộc lan rộng, cả họ lần lượt bỏ làng, tản cư ra thành phố sống, nước bàu trở trong thiệt. Sau này, hết chiến tranh, bà con lục tục trở về làng cũ, thấy ra trong họ có mấy quan lớn: bí thư huyện, tư lệnh quân khu, đại biểu quốc hội v.v...ai ai cũng oai phong, lẫm liệt, hia mão rỡ ràng. Có điều, bà con dân đen trong họ cứ xa lánh mấy quan, chẳng ai dám thân cận. Các quan buồn, chỉ còn biết theo gạ mấy cháu thanh niên ăn không ngồi rỗi, rủ đi soi nhái, bắt kỳ đà về nhậu, giải sầu. Còn cái bàu nước, cứ để cho đục. Trưởng tộc cho bắt cá thả dàn. Còn nói: “Mình là dân làm ruộng, cần chi tới nước trong.”

    Anh Tường ngắt lời:

    - Chuyện quê nhà thì buồn lắm, nói đến bao giờ cho hết. Để tui kể chuyện ở đảo tị nạn cho nghe, cũng chuyện táng tro cốt. Có ông kia vợ chết. Ông không chôn vợ trên núi, mà đem đốt xác, rắc tro xuống biển. Ông nói: “Biết bao giờ mình trở lại chỗ đảo vắng đầy buồn đau này. Thôi thì bỏ tro xuống biển, cho bả gần đứa con chết lúc trên thuyền đánh cá.” Một người láng diềng nghe chuyện, cứ gật gù khen, còn dặn vợ con: “Khi chết, dù là đã đi định cư, cũng đừng chôn, mà hãy đốt xác, lấy tro, đem rắc xuống biển.” Bà vợ ghen, hỏi: “Bộ muốn cho gần con đĩ ngựa nào hay sao?” Ông chỉ cười. Mấy con thắc mắc, ông nói: “Má bay rồi già yếu, bọn bay rồi lớn, lấy chồng, ở theo chồng con. Khó có dịp cùng rảnh rỗi đi thăm mộ cha mà thắp nhang, nhổ cỏ. Thôi thì bỏ tro xuống biển. Biển bao la, chỗ nào mà chẳng thấy. Có nhớ cha, thì dắt chồng con ra biển chơi, tắm. Thấy nước như thấy cha.”

    Khánh nói góp vào với anh:

    - Tui có nghe một chuyện hơi khác, nghe ở bàn nhậu. Chuyện thế này: “Có bà kia gần chết, mà đám con chẳng đứa nào về. Bà trối là hãy hoả thiêu, lấy tro rắc ở các shopping mall, vì biết các con thích mua sắm, mới gần chúng được.” Thiệt là, đến chết, mà còn chẳng muốn buông nhau.

    Anh Bốn:

    - Mình trở lại chuyện đám tang nói chưa hết. Chú Khánh cứ nói ra ngoài đề. Nè, tui hỏi chớ mấy người nghe kinh, nghe giảng, có thấy ra điều gì không? Cái ông thầy chùa mập trắng hồng hào, cùng với mấy bà ban hộ niệm già khọm, tóc bạc phơ, hợp thành một nhóm tụng niệm thật nhịp nhàng. Tui đứng nghe lâu, nghe riết, cũng thấy thấm. Hồi xong lễ, ông thầy có kêu các anh em mặc áo tang, lại bên quan tài, để nghe khuyên nhủ. Ông thầy nói: “Đây là việc buồn. Sao lại buồn? Vẫn biết, ở đời có hợp thì có tan, có tụ thì có tán. Đó là lẽ tự nhiên. Nhưng, như con chim ở trên cây, thấy lá rụng, cành rơi, còn kêu thương, nhớ tiếc, huống chi người với người sao cho khỏi buồn, khi xa mất nhau. Nhưng từ chuyện buồn, ta làm gì? Ta biết quý hơn, biết giữ kỹ hơn, những thứ còn lại, chưa mất. Thứ gì? Đó là cái tình thân máu mủ, ruột rà, cái tình anh em, hoà thuận, yêu mến, giúp đỡ nhau. Đó mới là mâm cao, cỗ đầy dành cho nhau, trong kiếp sống tạm ở cõi trần. Trước, có tình cho cha, nay, ta dồn tình đó cho mẹ, cho anh chị em. Các con đã lớn,có học hành, có hiểu biết, thầy không phải nói nhiều.”

    Minh chen vô:

    - Tui cũng nghe thấy đoạn giảng đó. Lời lẽ thật cảm động. Nhưng không rõ là có nhằm ẩn ý gì không.

    Tường nói:

    - Tui cũng có nghe được mấy điều, có lẽ có ăn nhập với lời khuyên của ông thầy, cùng cắt nghĩa cho nhiều cảm nghĩ khó mô tả. Tình cờ tui nghe hai bà già nói chuyện với nhau. Một bà hỏi: “Lo cho ảnh xong, rồi chị với cháu nhỏ định ở đâu?” Đáp: “Ông nhà mất, tôi lại hay ốm đau, phải dời ra khỏi chỗ ở bây giờ, nhưng chưa biết về với đứa nào. Thằng lớn thì chưa vợ, chưa con, cũng đang ở trọ nhà em gái, em rể. Nhà đó rộng, con rể, cháu ngoại rất tốt, nhưng là nhà của con gái. Mình về đó thì không thể gọi là ở theo con trưởng, mà mang tiếng là ở dựa con rể, con gái.” Hỏi: “ Vậy còn vợ chồng anh kế, anh có hai đứa con dễ thương, và cô vợ điệu điệu đó? Chị ở đó trông giúp cháu nội cho vui”. Đáp: “Thằng đó, vợ người nước ngoài, không ăn ở như người mình. Hai vợ chồng nó đã nói rõ từ lâu là muốn sống theo lối riêng tư của chúng. Mình làm cha mẹ, phải giúp cho chúng sống hạnh phúc, không thể quấy rầy”. Hỏi: “ Còn đứa em kế, tên L., vừa lấy vợ hồi trước Tết?” Đáp: “Nó cưng chìu vợ mới cưới, cho vợ đi học cắm hoa, pha trà, thể dục thẩm mỹ..., về đến nhà không phải đụng tay đến việc nhà. Nó bận hầu vợ, còn rảnh đâu mà lo cho mẹ, cho em. Hồi hỏi cưới, nhà gái đã ra điều kiện trước là con gái họ khờ dại, quen được nuông chìu, không thể bắt làm dâu, chịu thì mới gả. Mình đã chịu rồi”. Hỏi: “Tôi quên, còn con Nh., cháu mới học xong đại học năm ngoái đó. Sao không về ở chung với nó? Tôi mến con nhỏ, định làm mai thằng cháu cho nó. Cháu nay bao tuổi rồi chị?” Đáp: “ Nó hăm sáu, nhưng có bạn trai rồi. Chúng nó theo lối Mỹ, dọn vào ăn ở chung với nhau. Có thấy hợp nhau mới làm đám cưới. Biết đến chừng nào? Tôi rầy la, thì nó nói là nếu vội lấy nhau, mà không hợp, phải ly dị rắc rối lắm, làm vầy nếu có chia tay cũng tiện gọn. Nó nói cái gì I live my life. Tôi buồn, nhưng mình dạy chúng không kỹ, giờ biết nói sao. Ổng đi trước vậy mà khoẻ thân”. Hỏi: “Vậy còn hai đứa em kề, làm ở Tây Bắc thì sao? Đáp: “Thằng T. Với thằng Ch., chúng nói với tôi là má và em dọn lên đây, ở với đứa nào cũng được. Má lo cơm nước, trông coi nhà cửa là được rồi. Tiền già má giữ. Tôi tính ở theo chúng nó, nhưng thương nhớ mấy đứa cháu dưới này, với lại tôi hay bị phong thấp, nhức xương, nhức mình mà ở đó thì lạnh quá, chắc gần Tết mới tính lại. Với lại ổng mới mất, còn tôi ở đây, chúng mới còn tụ tập lại với nhau.”

    Tường tiếp: “Mấy người nghĩ coi, hoàn cảnh bả bơ vơ như vậy, thấy có buồn không? Lời khuyên của ông thầy hẳn nhằm vào chỗ này. Cảnh này, lỗi ở ai?”

    Anh Bốn:

    - Đừng nói lỗi ở ai. Gốc rễ nằm sâu lắm, nhổ không lên đâu. Cũng buồn. “Nuôi con những tưởng về sau...” Ngồi đây gẫm lại mấy câu hát của ông bà xưa, mà thấy thấm thía. Để coi, cái gì: “Gió đưa ông Đậu về trời, Bà Đậu ở lại chịu đời đắng cay.” Coi, còn câu gì nữa,...

    Khánh xen lời:

    - Tui còn nghe câu gì: “Hiếu tử nha nha....” Ai làm ơn nói tui nghe khúc đuôi. Sao hỏi hoài mà mấy người lớn chỉ cười, không chịu nói ra?

    Tường:

    - Họ cười là may cho mày. Tao thì tao cú đầu. Đưa đầu ra đây. Có thằng em như mày tao thiệt hết hứng thú. Nhưng mà,...người chết là hết. Còn lo cho thừa mứa làm gì, khi mà không lo yên được cho người sống? Mẹ già, em dại bơ vơ, không lo, để chờ đến chừng nào? Lời khuyên của ông thầy, rồi ra như nước đổ đầu vịt, như đàn gảy tai trâu. Bọn con không hiểu thấu được.

    Anh Bốn:

    - Tui mong có đứa hiểu được sớm sớm, cho bà già đỡ buồn khổ. Xứ này nói là theo thực tế, mà không thực tế. Giáo dục ở xứ mình thô sơ, mà có chỗ hay. Người mình có truyền thống hiếu đễ. Tổ tiên mình đặt ra nào đám giỗ, đám cúng dãy mả, nhà từ đường, nào con trưởng, con thứ, đám hỏi, đám cưới, làm dâu, làm rể,... thiệt là có sắp xếp sâu xa. Con cháu cứ theo đó mà sống. Càng hiểu biết, càng kính phục. Nhờ vậy, trải qua bao ly tán, chiến nạn, người trong gia đình vẫn không bỏ nhau. Dù có lưu lạc nơi tha phương, mà nghe, mà gặp người anh em họ hàng, người cùng quê quán, cũng thấy dấy lên tình lưu luyến, cũng muốn lân la, gần gũi... Nhớ những lần đi cúng dãy mả, từ sáng sớm tụ tập ở nhà từ đường, rồi kéo nhau, kẻ cuốc, người rựa, đến các khu phần mộ. Đi dọc đường đã kể cho nhau nghe về những chuyện của người sống, của người chết, kể về những liên hệ tốt xấu. Đến phần mộ, dọn cỏ, đắp đất, lại nghe kể chuyện nữa. Chuyện về người nằm dưới mộ, cùng chuyện mơ ước của chính người sống, ước muốn chết yên mồ mả, an nghỉ cạnh những ông bà thân thương, để nằm nghe con cháu đời sau, vừa dọn cỏ, vừa bàn luận về mình. Nghe rồi phù hộ cho con cháu sống an ổn, ăn nên, làm ra. Chuyện được lập đi, lập lại, năm này qua năm khác, trở thành những bài học quý giá dùng suốt đời. Ôi, dòng đời đưa đẩy mình đến đây, thấy lòng người thay đổi theo khung cảnh mới, mà ngán ngẩm.

    Tường ngắt lời anh Bốn:

    - Ông sao xuống tinh thần chi cho tụi em nó nản. Đúng ra, xã hội nào cũng có cái hay, cái dở của nó. Khổ là chúng ta đứng một chân ở bên này, một chân ở bên kia. Lại luôn có kẻ chọn đứng theo kiểu con dơi, khi chọn làm chim, khi chọn làm chuột, mà mưu lợi cho bản thân, mà lánh né bổn phận. Mình nói chuyện vui đi. Cũng gần về tới nhà rồi. Chú Minh, sao không thấy nói gì hết vậy? Chiều tối rồi, mở đèn lên chưa? Chạy chầm chậm thôi. Hai ngày rày ăn chay, chắc là yếu sức. Về nhà tui tẩm bổ lại cho. Bê thui hỷ. Dê xào lăn hỷ. Giò heo giả cầy hỷ,…

    Minh:

    - Thì tui nghe mấy ông nói. Nhớ ông bà già quá. Tối nay phải viết thư thăm ổng bả. Bậy quá, lâu nay cứ nghĩ gởi tiền về đều đặn là đủ. Đâu dè... Thiệt rắc rối.

    Trong xe yên lặng. Xe lại rời xa lộ, chạy rẽ vào con đường quen thuộc, tìm đến xóm nhà có nhiều vườn cây ăn trái nhiệt đới. Khánh nhìn anh Bốn đang nhả khói, trêu ghẹo: “Tiếc quá, bà già nhứt định đem đốt mấy cái ống vố hàng hiệu, nói là hút thuốc đã hại thân ông, dù có đứa con muốn giữ lại làm kỷ vật. Tiếc quá. Anh Bốn, hỷ.”

  8. #58
    Bác sĩ Võ Văn Tùng mất ngày 20 tháng 6, 2017
    https://www.nguoi-viet.com/phan-uu/b...o-van-tung-10/

    Tự Truyện Về Những Giờ Cận Tử

    Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.

    Trước thềm Tết Ất Mùi 2015, sau khi mừng tuổi 80', Bs. Tùng thình lình bị cơn bệnh ngặt. Được cấp cứu tại Hoag Hospital Newport*, ông hoàn toàn rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm. Bệnh viện đã phải thông báo tình trạng nhiều phần tuyệt vọng cho gia đình để tổ chức buổi viếng thăm vĩnh biệt. Sau nhiều sự cầu nguyện, như một phép la, Bác sĩ Tùng bỗng tỉnh lại và từng bước phục hồi. Sau 17 ngày kề cận với cái chết trong khu ICU -Intensive Care Unit, nơi chữa trị đặc biệt cho trường hợp nguy kịch- ông bình an về nhà và dành ngày mùng Ba Tết Ất Mùi viết lại "Tự truyện về những giờ cận tử -My Near-Death Experiences.”

    Dù bài viết còn ở dạng bản thảo nóng hổi chờ sửa chữa, Bác sĩ Tùng đã cho phép Việt Báo phổ biến sớm, chỉ như một chia sẻ đặc biệt với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Việt Báo trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu bài viết.

    * * *

    Tặng Tâm Thường và các con yêu quí.
    Võ Văn Tùng

    Chúng tôi vừa hưởng xong một ngày cuối năm thật là vui nhộn.

    Tối hôm đó 31 tháng 12, 2014 một số anh em với ba người đầu đàn là Phạm Quang Tố, Trần Anh Dũng và Phạm gia Nghị đã tổ chức đêm New Year Eve đầu tiên dành cho gần 200 bạn bè thân hữu tại Grand Garden Restaurant.

    Ăn uống thịnh soạn, gần đến giờ giao thừa của năm mới dương lịch, tất cả ra sàn nhảy liên tục. Bốn cặp vợ chồng gồm Tố-Mai Khanh, Dũng-Tuyết Trang, Quang-Thúy An, Tâm Thường và Tùng có màn biểu diễn nhạc điệu Tango Argentina. Cặp tôi và Tâm Thường đứng giữa, chung quanh có Dũng-Trang, Tố -Mai Khanh, Quang -Thúy An đi những bước Tango nhịp nhàng và sau đó tất cả bạn bè dự tiệc đều mang mặt nạ, đưa ly champagne lên chúc mừng nhau năm mới 2015. 12 giờ 30 ra về, trong lòng hân hoan mừng năm mới đầu tiên của tuổi 80.

    Trưa January 1st., vợ chồng tôi đến nhà cô em để ăn Anniversary, vẫn thấy trong người bình thường, mạnh khỏe. Trưa mồng hai lên Anaheim Hill ăn cơm với Thầy Hằng Trường cùng với vợ chồng Phúc, Tố, Sâm và Lộc để tiễn đưa Thầy đi Nhập Thất 3 tháng tại Đài Loan.

    Thầy mời nhóm Khai Tâm tối này đến đài SBTN thu âm cho buổi phát hình sẽ chiếu trên TV vào dịp Tết Nguyên Đán với một số các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng Sự và trong nhóm TiVi Khai Tâm, đặc biệt có sự tham dự của ông Tân Thị Trưởng thành phố Garden Grove, người Việt trẻ tuổi đầu tiên Nguyễn Quốc Bảo vừa mơi được bầu lên. Trong buổi thu hình, Thầy hết sức tế nhị, không ngồi trên ghế cao với Ông Thị Trưởng đã dành sẵn mà rủ nhau cùng ngồi bệt xuống sàn của sân khấu với anh em. Sau phần nhập đề như thường lệ, Thầy có lời khen nhóm Radio Khai Tâm đã cùng Thầy làm và cho phát thanh được gần 400 bài pháp cho thính giả ở khắp nước Mỹ và trên thế giới nhờ qua một website mang tên Radiokhaitam.com http://tam.com/ và qua I Phone. Thầy trao lại microphone cho tôi nói lên sự góp công cuả toàn nhóm gồm 10 người đã liên tục làm việc với Thầy một cách đo àn kết và hữu hiệu trong 8 năm qua.

    Tôi ra về vào lúc gần 11 giờ đêm. Trời lạnh và khó chịu. Tối hôm ấy về nhà tôi thấy hơi ê người, cố ráng ngủ cho đến sáng hôm sau. Trưa January 4, nhà tôi có mở một tiệc nhỏ mời một số chị em thuộc nhóm Couvent des Oiseaux đến họp gây quỹ cho trường cũ. Tôi vẫn còn ngái ngủ và không xuống tham dự như mọi khi. Đến chiều tối con tôi đến thăm và cùng ăn cơm cùng gia đình. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và lên lầu ngủ tiếp.

    Vào khoảng 2 giờ sáng bỗng nhiên tôi cảm thấy ngộp thở và mệt vô cùng, tự nhiên mất hết sức lực nhưng không bị nóng sốt. Tôi muốn thức nhà tôi dậy nhưng hai người nằm hai phòng riêng biệt nên không thể làm sao liên lạc được. Chừng 5 phút sau, lấy hết sức lực tôi tuột xuống giường, bò qua được phòng của nhà tôi và nhờ đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu. Nhà tôi liền kêu 911, xe cứu thương đến ngay. Nhà tôi yêu cầu chở tôi vào bệnh viện Hoag ở New Port Beach, là nơi mà có con tôi là Andre làm việc ở ICU. Người Y tá trưởng xe cấp cứu đồng ý, ba nhân viên làm ngay những thủ tục cần thiết đưa mask oxygen cho tôi thở và chở tôi lên xe trực chỉ Bệnh Viên. Kể từ đó tôi không còn biết gì nữa và mê sảng trong nhiều ngày sau.

    Theo lời kể lại, bác sĩ ở bệnh viện cho nhà tôi biết là tôi bị Pneumonia (viêm, xưng) cả hai lá phổi, vì vậy khó thở nên họ phải cho tôi thở máy, và chuyền không biết bao nhiêu thứ thuốc vào tĩnh mạch, lẽ tự nhiên trong đó có nhiều thuốc trụ sinh. Nhà tôi liền kêu phone cho Thầy Hằng Trường đang ở Đài Loan, Thầy cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát và kêu gọi đồng đạo khắp nơi cầu nguyện theo.

    Năm ngày sau thì tôi tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong phòng ICU và đang thở bằng máy. Các bác sĩ điều trị cho biết tim đập không đều với nhiều Atrial fibrillations và thận bị suy nặng, cấp 4, nên họ bảo cho gia đình biết rằng tỷ số bình phục trở lại chỉ có từ 20 đến 30%. ICU cho phép các con, các em và bạn bè thân đến thăm tôi gọi là "lần chót".

    Tôi tiếp tục mê man, sau nghe thuật lại thì bà con chỉ đứng nhìn cảnh thương tâm và khóc, ai cũng chắp tay lâm râm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi.

    Các con tôi, 4 cháu làm nghề y lâu năm, 3 cháu chuyên về Critical medicine and Pulmonary, mặt mày buồn xo vì nghĩ rằng chuyến nầy Cha của chúng khó vượt qua khỏi tay của tử thần vì tuổi già mà ba cơ quan chính của cơ thể là Tim, Phổi, Thận đều failed.

    Trong 5 ngày mê man trên giường bệnh tôi đã làm gì và trong tâm tôi đã thấy gì, nghĩ gì?

    Chuyện tôi viết ra đây là chuyện thật, tin hay không thì do ý của mỗi người nhưng có điều là tôi không bịa đặt, chỉ muốn chia xẻ những giây phút thập tử nhất sanh hay nói một cách khác là tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Tuy nhiên lúc mê lúc tỉnh, nhiều chuyện xảy ra lộn xộn trong đầu, khó hiểu mà cũng rất khó kể lại cho rành mạch, thứ tự. Dù sao, xin kể rất trung trực.

    Đầu tiên tôi nghe có tiếng nói bên tai:

    "Anh theo đạo gì?"

    Tôi trả lời:

    "Đạo Phật".

    "Anh muốn theo đạo Chúa không vì trong gia đình anh có người muốn anh theo..." Tôi xua tay nói không phải vậy.

    Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục theo và hỏi tiếp,

    "Anh nói anh theo đạo Phật thì nói chữ A cho tôi nghe được không?"

    "Sao không!"

    Sau đó không biết bao lâu tôi thấy mình đang đứng trên cao, không rõ nơi nào, nhìn xuống, ngạc nhiên thấy đám ma của tôi đang diễn ra tại Peek Family, phòng số 1. Một cái hình bán thân rất lớn của tôi để ở giữa, một quan tài được rất đông người mặc đồ tang đang đẩy ra khỏi phòng. Nhìn sang hai bên rất nhiều vòng hoa phúng điếu và bên phải có nhiều tờ báo Phân Ưu trong đó có nửa trang rõ nét nhất đăng lời chia buồn của người chị ruột tôi tên Võ Thị Hồng T. với nhà tôi Tâm Thường và các con cháu.

    "Ủa, mình chết rồi sao?" Tôi giựt mình, thấy dễ sợ, tự hỏi.

    Nhưng không, sờ hai tay và hai chân thấy mình còn nhúc nhích được.

    Tâm hồn tôi lúc ấy bỗng rất thanh thản thấy không còn bệnh tật gì nữa, xem như đang ở một nơi thật thanh bình không nghe tiếng súng, không có đồng loại giết nhau thì hạnh phúc quá rồi. Vợ tôi kể lại, thấy chuyện bệnh nặng của tôi xảy ra quá nhanh, chỉ đau có 2 ngày mà đã chết sao, oan ức thật. Vợ chồng đã sống với nhau trên 50 năm nay đành ly biệt sao?

    Con tôi đâu? Đông lắm, 4 trai, 3 gái với 6 dâu rể và một bầy cháu 12 nội ngoại rất dễ thương nhưng tuổi còn nhỏ quá. Tôi đang phân vân không biết nên đi tới hay đi lui tìm kiếm người lạ thì bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy khó chịu trong cuống họng vì ống thở đang còn nằm trong ấy.

    Qua đến ngày hôm sau con tôi Andre vừa đi Vacance từ Bali trở về, cháu hội chẩn ngay với các đồng nghiệp, quyết định rút ống thở ra ngay và thay thế bằng một dây chuyền Oxygene thẳng vào mũi. Tôi cảm thấy dễ chịu, có thể tự thở được một mình. Vợ con tôi khuyến khích tôi thở càng mạnh càng tốt.

    "Bác Sĩ nói anh ráng thở sâu hơn mới đạt được tỷ lệ Oxy trong máu. Anh nghe em. Ráng lên".

    Cứ như vậy tôi cố gắng thở vào, thở ra miệng lẩm bẩm, "mỗi nhịp thở là nối lại với cuộc đời". Thật vậy, tim thì bóp tự động nên mình không cảm thấy gì cả, thở trong lúc hai lá phổi lành mạnh cũng vậy nhưng khi mình bị ngộp thở thì mình cảm thấy ngay.

    Tôi tiếp tục cố gắng thở sâu trong một thời gian khá lâu nữa để đi tìm sự sống và rất phấn khởi khi đã đạt được tiêu chuẩn, sau đó lăn ra ngủ ngon lành. Bỗng trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bên phải đằng xa hiện ra một cảnh tượng toàn màu tím nhạt, phía dưới là cây cảnh phía trên là một bầu trời trong vắt, đẹp không thể tưởng tượng nỗi, không có bóng dáng của một ai khác, chỉ có mình tôi thôi. Tôi cố nói to trong miệng với mục đích để cho vợ tôi nghe

    "Đẹp quá em ơi. Tuyệt vời!"

    Nhưng câu nói đó chỉ có trong tiềm thức làm sao nhà tôi nghe và chia xẻ với tôi được.

    Rồi từ phía xa xa một đám ánh sáng màu vàng rực rỡ hiện ra trên ngọn cây và cuối cùng tất cả rộ lên như một đám mây sáng ngời bay từ phải sang trái ngang qua trước mắt làm tôi giựt mình thứ dậy. Mở mắt ra thì đã 10 giờ sáng.

    Nhưng không lâu sau đó tôi bị nghẹt thở trở lại, tôi được bác sĩ cho thở phụ bằng dụng cụ CPAP. Khi đeo cái máy nầy vào đầu thì tôi thấy tuần tự hiện ra hàng chục cái CD âm nhạc Việt Nam đủ loại bắt buộc tôi phải xem. Chán quá, tôi nhắm mắt lại nhưng những hình ảnh ấy vẫn hiện ra trước mắt mới lạ. Muốn bỏ cái CPAP cũng không phải dễ nên tôi nằm yên chịu trận.

    Ngày hôm sau thêm một loại CD phim Tàu lại hiện ra, tiếp đến là một dự án xây dựng cả một tỉnh lỵ riêng của Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Tôi tự hỏi, làm sao có chuyện vô lý như vậy được. Hình ảnh của tỉnh nầy xem lớn lắm với đường sá hàng chục miles, hai bên có trường học, nhà thương, chợ búa, hàng quán và hàng chục cao ốc, cư dân sinh hoạt tập nập, xem ra rất an bình, thịnh vượng. Lạ một điều là giữa những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh lị này, tôi vẫn tự nhắc phải cố mà hiểu là mình đang trong cơn mộng du, mọi thứ trước mắt chỉ là ảo ảnh, giống như cảnh suối nước ngọt ngào thường hiện trong đầu óc những kẻ sắp chết khát trên sa mạc.

    Giữa lúc ấy, trong tai tôi bỗng nghe tiếng nói:

    "Con ơi, Bác đây. Bác là bạn thân của Cha con ngày trước, bác muốn vào thăm con được không?"

    Tôi nghe tiếng của tôi vang trong đầu:

    " Dạ thưa bác, cha con chết đã lâu rồi, tính ra bây giờ đã trăm tuổi, làm gì có bạn còn sống!".

    "Con không tin thì hãy nhớ lại đi, mới ba tháng trước bác còn gặp con mà".

    Đầu óc tôi lúc ấy rất hoang mang và quá mệt nên không muốn để ý chuyện nầy nữa.

    Sau nầy khi về nhà tìm hiểu mới biết đúng như vậy. Ba tôi có một người bạn rất thân, năm nay đã 97 tuổi, tôi có gặp mặt bác tại Pharmacy của nhà tôi và bác vừa mới qua đời cách đây ba tháng. Có thể bác là "người âm" cư dân mới của cái đô thị trong mơ kia, thấy tôi đi ngang muốn đến thăm tôi chăng? Dễ sợ!

    Trong lúc tôi nằm bệnh viên, nhà thương đã tử tế cho nhà tôi mượn một cái ghế nhỏ có thể kéo dài ra để nằm gần giường bệnh để săn sóc tôi phụ với y tá.

    Tôi đánh thức nhà tôi dậy,

    "Em ơi, anh mệt quá, chuyện gì đâu đâu "họ "cứ bắt anh xem hoài, anh hết chịu nổi rồi. Xem ra có thể đây là một hình thức tra tấn thử xem anh có chịu nổi không. Chắc là ma quỷ muốn hại anh".

    Tôi điên người lên và tâm thần bị rối loạn, đâm ra nghi ngờ tất cả mọi chuyện. Tôi không còn kiểm soát được thân và tâm tôi nữa.

    Bác sĩ đến cho tôi uống Seraqual.

    "Bây giờ là mấy giờ rồi hở em?"

    "Mới 2 giờ sáng".

    "Em đưa áo quần cho anh và chúng mình lên xe ra về kẻo có người đến ám hại mình".

    Nhà tôi và các con tôi nghĩ rằng tôi đang bị khủng hoảng tinh thần nặng phải bịa đặt để trấn an tôi:

    "Bây giờ thang máy hư rồi mà mình đang ở lầu thứ 10".

    "Anh đi bộ xuống được, không sao, anh muốn về nhà ngay. Liệu anh có thể chịu trận với tình thế nầy đến 8 giờ sáng không? Bây giờ anh đang thở mệt hút hơi. Tim đập rầm rầm Em xem cái đường chỉ nhịp tim có đều không?"

    Hỏi thì cứ hỏi nhưng tôi nghĩ nhà tôi không dám nói sự thật vì khi ấy tôi đoán chắc nhiều nhịp tim hỗn lọan thay phiên hiện ra trên màn ảnh vì thỉnh thoảng chuông lại reo lên.

    Lúc ấy tôi thấy tình trạng nguy hiểm quá, cái chết gần đến nơi rồi. Tôi quyết định đầu hàng, không tranh đấu nữa, tôi liều mình, mọi chuyện đến đâu hay đó.

    "Em ơi, chắc đã đến lúc anh phải từ giã em. Em kêu Bác Sĩ trực cho anh. Kêu các con cho anh".

    Bà bác sĩ trực đến ngay, tôi dơ hai tay lên chéo lại trước ngực và chỉ nói với bà bác sĩ ba chữ.

    "Doctor, I surrender".

    Nói xong tôi tự tay đẩy cái CPAP ra khỏi miệng và mũi, nằm co theo thế như thai nhi trong bụng mẹ. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy tất cả người thân yêu của gia đình và những người thường dễ thương với tôi.

    Nghe vợ tôi kể lại lúc ấy y tá đến chích cho tôi một mũi thuốc (sau này biết là morphine) theo lệnh của bác sĩ để tôi nằm yên, không vùng vẫy nữa.

    Sớm mai tôi chợt thấy mình đang ngồi trên một cái ghế xem nhiều CD về những Ngày Nhớ Huế quá đẹp, những chuyện tôi đã làm mấy chục năm trước với rất đầy đủ chi tiết mới lấy làm lạ và ngạc nhiên vì đó là chuyện riêng tư của tôi ai biết mà đem ra chiếu lại? Bỗng nhiên tôi nghe lao xao tiếng y tá gọi nhau. Mở mắt ra tôi lại thấy mình đang nằm yên trên giường như cũ chứ không phải đang ngồi trên ghế.

    Thật là hoan mang, tôi lại sờ chân, tay, co lên co xuống thấy vẫn bình thường. Thế là trong giờ phút nầy mình vẫn còn sống, chắc một phép lạ nào đó đã xảy ra!

    Từ đó tôi không còn ngộp thở nữa, tim đập điều hòa trở lại, mỗi ngày sức khỏe một tiến bộ rõ rệt. Tôi đã nằm trong ICU và Sub IUC tổng cộng 17 ngày, bao giờ cũng có nhà tôi bên cạnh. Các con tôi và các em ruột cũng chia phiên đút thức ăn chà nhuyễn cho tôi.

    Vài ngày sau bệnh viện cho tôi ăn bình thường, uống thì hạn chế, vì khi nuốt sợ nước có thể chạy sai vào phổi. Hằng ngày có chuyên viên phục hồi đến tập cho tôi đi đứng như đứa con nít.

    Tối ngày thứ 17 tôi được xuất viện. Về nhà nằm lại trên giường cũ thấy thoải mái vô cùng.

    Vậy mà vẫn chưa hết lo âu.

    Khoảng 8 giờ tối nhà tôi lái xe ra chợ mua đồ ăn sáng. Tôi nằm nhà một mình chờ đơi mãi đến 11 chưa thấy nàng về.

    Bỗng điện thoại reo.

    "Anh ơi em bị đụng xe.Em đang chạy đến gần ngã ba thấy cái xe Van đằng trước có đèn sau chớp chớp. Thiếu bình tĩnh trong trí em tưởng nó đang chạy, ai dè nó đang đậu nên em đã húc vào đít xe của người ta, mũi xe của mình nát bét. Em bị kẹt trong xe vì cửa không mở được, phải đợi cảnh sát và xe Hồng thập Tự đến giúp và làm report vừa mới xong".

    "Em có sao không? Có kêu ai đến giúp không?"

    "Em không bị thương tích nhưng bị tức ngực."

    Tôi thở ra, nhẹ phần lo. Thật phước mới trùng lai thì vẫn họa vô đơn chí!

    Tâm, con trưởng của chúng tôi đã đến khám bệnh cho mẹ tại hiện trường còn Andre, con thứ đang đến nhà chăm sóc cho tôi.

    Nửa giờ sau thì nhà tôi về đến nhà.

    Thế là nhà tôi cũng được trời Phật phù hộ thóat khỏi một tai nạn có thể chết người. Phần tôi đã được sống lại sau cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, có thể nhờ nhiều lý do:

    Thứ nhất là tôi được nhà tôi chở kịp đến một bệnh viện lớn, đầy đủ phương tiện và có đầy đủ bác sĩ chuyên môn và y tá tận tình chăm sóc. Bệnh Viện Hoag đặc biệt có một nhóm 11 bác sĩ chuyên về ngành Critical Medicine điều trị những bệnh nặng, luôn luôn túc trực 24/24 để cứu bệnh nhân.

    Thứ đến về mặt tâm linh tôi được gia đình luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và khuyến khích, được Thầy cùng các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng sự, bà con, bạn bè ngày đêm cầu nguyện cho tôi.

    Gần đây tôi có hỏi một vị Cao Tăng về hiện tượng Sống Chết của tôi vừa xảy ra.

    Thầy giảng rằng: Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết.

    Mùng Ba Tết Ất Mùi.Feb 21/2015

    Thân Phổ Võ văn Tùng

  9. #59
    Tản Mạn Chuyện Hậu Sự

    Tại thành phố Houston, Tiểu Bang Texas, trong khu vực gần nơi cư ngụ của gia đình tôi, có ba Nhà Quàn: Thiện Tâm, Vĩnh Cửu và Vĩnh Phước. Cả ba phục vụ về "Hậu Sự" cho tất cả sắc dân cư ngụ tại vùng tây nam thành phố. Tôi thấy Nhà Quàn Vĩnh Phước được nhiều khách hàng chiếu cố hơn cả, bởi lẽ nhà quàn nầy ra đời trước và giá cả có phần nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, còn tìm cách giúp đỡ tối đa những gia đình nghèo chẳng may có người thân nằm xuống. Tôi thường đến Nhà Quàn Vĩnh Phước tham dự các buổi đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn những tín hữu Công Giáo thuộc Giáo Xứ tôi là Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể.

    Liên lạc với một số khách hàng, tôi thu thập được một số dữ kiện về "Hậu Sự"có thể hữu ích trong việc học hỏi, tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán liên quan đến đám tang của người Việt.

    1. Tranh chấp về tang lễ

    Ông bà Bá đã già, có đứa con gái duy nhất là S. Cô nầy không ở chung nhà với bố mẹ kể từ khi vào đại học y khoa. Sắp ra trường và đi làm thì bà Bá lâm trọng bệnh và từ trần tại bệnh viện Memorial Hermann Hospital.

    Không hiểu vì lý do gì, hai bố con giành nhau việc tổ chức tang lễ . Cô S. viện cớ là cô rất yêu thương mẹ và ngược lại, bà Bá cũng thương yêu cô không kém. Cô luôn sẵn sàng lái xe chở mẹ đi bất cứ đâu và lúc nào. Do đó, cô phải được quyền đứng ra tổ chức đám tang cho mẹ, từ ấn định ngày giờ phát tang, đến nghi thức cầu siêu, việc lựa chọn địa diểm chôn cất, v.v... Theo yêu cầu của ông Ba, thi thể bà Bá đã được đưa về nhà quàn Vĩnh Phước. Tuy nhiên, vì có đơn khiếu nại của cô S. , nên nhà quàn chưa thể xúc tiến những "nghi thức hậu sự" cần thiết. Ông Bá và cô S. đều mướn luật sư biện hộ. Hai bố con không ai nhượng ai.Thời gian chờ đợi hơn 10 ngày. Cuối cùng, nội vụ được giải quyết bằng lý thuần túy. Tòa không mở phiên xử công khai tại đình trường, nhưng cho một đại diện đến gặp hai bố con ông Bá tại nhà quàn. Vị đại diện tuyên bố: việc tổ chức tang lể cho bà Bá là trách nhiệm của người chồng (tức ông Bá). Cô S. tức giận, bước ra khỏi phòng đặt linh cửu bà Bá, vừa đi vừa lẩm bẩm trong nước mắt: Thôi, để hôm đưa đám mẹ, con cố gắng đi dự.

    2. Tờ Di Chúc

    -Năm 1989, Ông Phan V. B. vượt biên qua Mỹ , để lại Việt Nam vợ và 2 con nhỏ. Tại Mỹ, một thời gian sau, ông cưới bà M. và có với bà nầy một con trai. Ông và vợ cả vẫn liên lạc bằng thư từ, đồng thời lập hồ sơ bảo lãnh cho 3 mẹ con, chờ ngày đoàn tụ. Năm 2001, ba mẹ con bà Phan ở Việt Nam qua, nhưng cư ngụ tại Michigan.

    Năm 2005, ông Phan bị ung thư phổi và chết tại Houston, Texas. Bà M. đứng ra nhận lãnh trách nhiệm tang lễ. Nhưng bà không đủ tiền để trang trải mọi phí khoản. Được tin chồng từ trần, bà Phan tức tốc lấy vé máy bay về Houston. Bà đến nhà quàn Vĩnh Phước thì gặp bà M. đang có mặt tại đó. Hai bà trao đổi chuyện hậu sự. Bà M. và Ông manager Nhà Quàn Vĩnh Phước chiết tính tổng số chi phí dành cho đám tang. Theo di chúc ông Phan để lại thì bà Phan được hưởng một trăm ngàn đô la ($100,000.00) là tiền bảo hiểm nhân thọ ông Phan đã mua. Trong di chúc, không thấy có khoản tiền nào dành cho bà M. và đứa con trai (con chung của ông Phan với bà M.). Viện dẫn tình và lý giữa hai bà và người quá cố, ông manager nhà quàn đề nghị bà Phan trích một phần trong số tiền bảo hiểm nhân thọ để thanh thỏa phí khoản cho nhà quàn. Bà Phan đồng ý đề nghị của ông manager. Bà chào từ giả bà M., ông đại diện nhà quàn và nói bà sẽ trở lại nhà quàn vào sáng hôm sau để giải quyết. Bà không quên để lại số cell phone của mình cho hai người.

    Tuy nhiên, sáng hôm sau, bà M. và ông đại diện nhà quàn không thấy bóng dáng bà Phan xuất hiện. Gọi cell phone 5 lần bảy lượt, vẫn êm ru bà rù. Đợi thêm 3 ngày nữa, không thấy bà Phan, bà M. đành cắn răng hỏi vay bạn bè số tiền còn thiếu để lo cho xong chuyện hậu sự. Nhìn đứa con trai, bà vừa xót thương nó, vừa oán hận ông Phan đã không nghĩ gì đến hai mẹ con bà khi ông cầm bút viết tờ di chúckia.

    3. Con Cái Và Tang Lễ

    Cuối năm 1995, Ông Nguyễn K., một cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH đến Mỹ theo diện HO. Gia đình ông gồm vợ và bốn con, ba trai một gái. Sau một thời gian không lâu, các con ông bà K. đều lập gia đình và mỗi người ở một Tiểu bang riêng rẽ. Chỉ có đứa gái út ở Houston, nhưng cô ta cũng ra riêng với chồng. Ngôi nhà trước kia ở chung 6 mạng, nay chỉ còn hai ông bà già.

    Đầu năm 2007, ông K. từ trần vì bị ung thư gan. Bà K. thông báo cho 3 con trai ở 3 Tiểu Bang xa về Houston dự tang lễ. Theo lời yêu cầu của bà K., xác ông K. đã được chở về nhà quàn Vĩnh Phước. Ông bà K. hưởng tiền già (SSI), hằng tháng, mỗi người lãnh $505.50 (năm trăm lẻ năm đô la, năm mươi xu). Tổng cộng là một ngàn, mười một đô la ($1,011.00). Bà K, gọi phone cho nhà quàn Vĩnh Phước, yêu cầu đưa thi thể chồng về nhà quàn. Nhưng bà không ký hợp đồng thanh toán phí khoản hậu sự. Lý do đơn giản là vì bà không có tiền. Giá tối thiểu hỏa táng là $4,000.00 (bốn ngàn đô la). Còn chôn cất tại nghĩa trang thì tùy từng ca. Tang gia mất khá bộn tiền vì giá đất đắt và quan tài tốt, xấu có giá khác nhau. Ngoài ra, nếu xử dụng "trong quan, ngoài quách" thì giá lại cao hơn.

    Tóm lại, chôn tại nghĩa trang, tang gia phải trả ít nhất là 7, 8 ngàn đô la cho một đám tang hạng bét.

    Bà K. tổ chức buổi họp mặt bốn con, yêu cầu mỗi người góp tiền để lo đám tang của bố. Trong bốn con, phải có một người ký giấy tờ chịu trách nhiệm thanh toán phí khoản tang lễ. Không ai nhận lãnh công tác nầy. Anh hai "chuyền bóng" cho anh ba. Anh ba né tránh. Bà mẹ chụp bóng, "pass" qua con gái út và rể. Bà nói rằng tụi con chỉ ký trên giấy tờ cho hợp lệ mà thôi. Còn tiền bạc, mỗi đứa bỏ ra một phần. Khi góp đủ, bà đích thân trả cho nhà quàn, có biên nhận đàng hoàng. Cuối cùng, con gái chịu đứng tên ký giao kèo với nhà quàn. Số tiền cần thu là $8,000.00 (tám ngàn đô la). Các con bà miễn cưỡng chấp nhận việc đóng góp, mỗi người hai ngàn đồng. Cuộc "lạc quyên" được tiến hành hết sức chậm chạp. Bốn con bà K. viện đủ lý do để trì hoãn. Nào là thu nhập ít ỏi, con cháu bệnh hoạn, cần đi bác sĩ. Nào là việc làm bấp bênh, có thể "lay off" bất ngờ v.v...

    Tình trạng góp tiền cù cưa, nhùng nhằng như thế, nên xác thân ông K. phải nằm trong phòng lạnh nhà quàn Vĩnh Phước đúng một tháng. Sau đó mới được nhập quan, đưa ra phòng ngoài cho thân nhân, bạn bè thăm viếng và thực hiện những nghi thức đạo, đời cần thiết.

    4. Quyên góp cho tang lễ

    Ba trường hợp liên quan đến "Hậu Sự" như trên làm tôi bùi ngùi nhớ đến anh Hùng, một cựu tù nhân chính trị Cộng sản Việt Nam được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1993. Anh đến Houston một mình, không vợ con, gia đình, được bạn bè giúp đỡ để sớm hội nhập cuộc sống mới.

    Khoảng hai tháng sau khi đặt chân lên đất Mỹ, anh Hùng đi khám bệnh tổng quát thì phát hiện bị ung thư gan thời kỳ chót. Nằm điều trị tại South West Hermann Hospital một tháng thì từ trần. Ngoài một số ít giáo dân Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể (lúc bấy giờ còn thống thuộc Giáo Xứ Mỹ mang tên Notre Dame ở đường Boone), không có bà con, họ hàng nào của anh Hùng đến thăm viếng, săn sóc anh. Điều đặc biệt là anh Hùng ngỏ ý muốn học hỏi để trở thành tín hữu Công Giáo. Anh đã được linh mục Bảng, tuyên úy bệnh viện, truyền đạt những tín điều căn bản về Kitô Giáo. Trước giờ lâm chung, anh được linh mục Bảng trao ban Bí Tích Thanh Tẩy (baptism).

    Vì không có thân nhân, nên anh Th., Hội Trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae ) thuộc Giáo Xứ Ngôi Lời đứng ra lãnh nhận việc mai táng.

    Về tài chánh, anh Hùng chỉ được hưởng SSI. Nhóm giáo dân chúng tôi tổ chức gây quỹ yểm trợ tang lễ dành cho một tín hữu tân tòng vừa nằm xuống. Nếu hỏa táng thì chỉ tốn khoảng 3,4 ngàn đô la. Tuy nhiên, trường hợp anh Hùng không thể hỏa táng, nhưng phải chôn cất tại nghĩa trang để đề phòng trường hợp có người thân khiếu nại về cái chết của anh . Chúng tôi lạc quyên công khai tại Nhà Thờ. Giáo dân tích cực giúp đỡ. Kết quả rất khả quan. Nhà quàn Vĩnh Phước đảm trách việc mai táng. Họ chỉ lấy phần nửa phí tổn tang lễ. Do đó, số tiền lạc quyên, sau khi thanh toán cho nhà quàn, còn dư chút đỉnh, gởi cho thân nhân anh Hùng ở Việt Nam (cô: Nguyễn Thị Thanh Vân, em gái anh Hùng, Số 19F, đường 31, Tổ 78, Phường 18, Quận Tân Bình) .

    *

    Tìm hiểu về chuyện "Hậu Sự", đối chiếu với Việt Nam, tôi nhận thấy có những điểm khác biệt, như: tại Mỹ, người ta để xác tại nhà quàn (Funeral Home), chứ không bao giờ để tại tư gia như ở Việt Nam.

    Tôi còn thấy ở Việt Nam có những gia đình mua sắm cỗ quan tài và trưng bày ngay tại tư thất để xử dụng khi hữu sự. Đám tang ở thôn quê Việt Nam còn mang hình ảnh, màu sắc, đường nét đặc thù cổ xưa. Không biết bây giờ có thay đổi gì không. Nhưng trước năm 1975, có địa phương còn tổ chức đám tang với kèn sáo, trống chiêng rộn ràng, với đội ngũ "Phu Đòn" trai tráng (công nhân phụ trách khiêng linh cử ) ăn mặc áo khăn diêm dúa, lạ mắt. Thậm chí có gia đình còn áp dụng chương trình "khóc mướn, thương vay" để khách bàng quan cho rằng tang gia thuộc thành phần giàu sang, con đàn, cháu đống.

    Về chi phí , một đám tang ở Mỹ quá tốn kém, nhất là chôn cất tại nghĩa trang. Bao nhiêu nhu cầu phải chi tiêu: từ mua đất, đào huyệt, tẩm liệm , phát thanh, đăng báo phân ưu, cáo phó, đến tổ chức lễ cầu hồn, cầu siêu tại Nhà Thờ, Chùa, di quan bằng xe hơi, thuê mướn cảnh sát hộ tống, dẫn đường đến nghĩa địa v,v...

    Đám cưới ở Mỹ đã tốn. Có khi đám tang còn tốn hơn. Tùy phong tục, tập quán,Tôn Giáo của mỗi Quốc Gia, chúng ta lo chuyện hậu sự cho người thân qua đời bằng đám tang đơn giản, ít tốn kém, hay sang trọng, có nhiều nghi thức cầu kỳ, mới lạ. Trước là để biểu lộ lòng hiếu thảo của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ. Sau là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Dân Tộc đã có từ ngàn xưa. Không nên viện dẫn lý do nầy, nguyên nhân nọ như nghèo khổ, tài chánh hạn hẹp chẳng hạn để đám tang tiến hành quá chậm trễ (thi thể người thân để tại nhà quàn một tháng) đôi khi đám tang đáng lẽ là bi kịch, lại biến thành hài kịch hoặc nửa bi nửa hài gây bất hòa, chia rẽ trong gia tộc. Từ đó, chúng ta tin chắc rằng người quá cố khó có thể ngậm cười nơi Chín Suối ./.

    Lưu Thái Dzo

  10. #60
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Tản Mạn Chuyện Hậu Sự



    Tìm hiểu về chuyện "Hậu Sự", đối chiếu với Việt Nam, tôi nhận thấy có những điểm khác biệt, như: tại Mỹ, người ta để xác tại nhà quàn (Funeral Home), chứ không bao giờ để tại tư gia như ở Việt Nam.
    Có thể do luật pháp không? Bên tui chỉ được phép để 36 giờ trong nhà. Sau đó phải đem đến nhà xác. Có thể xin gia hạn đôi chút.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:18 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh