Register
Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 32
  1. #21
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,842
    Ngày 22 4–1975 , người đàn bà này đang dẩn mấy em nhỏ lên chiếc máy bay C-130 tại Tân Sơn Nhất.



    Ngày 23 - 4 - 1975, tại phi trường Tân Sơn Nhất






    Những em bé con lai đang trên may bay đưa về Mỹ



    Họp báo tại phi trường TSN


    Chiều ngày 28 - 4 - 1975, tên việt cọng Nguyễn Thành Trung đã dẫn một đoàn A-37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất

    phá hủy một số máy bay tại đây

    Nguyễn Thành Trung cũng là người thả bom Dinh Độc Lập trước ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức



    Ngày 30 - 4 - 1975, máy bay bốc cháy tại phi trường Tân Sơn Nhất







    Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông


    HKMH USS MIDWAY















    Trực thăng Sea Stallion rời USS Midway hướng về Sài Gòn cứu thêm người trong những ngày tháng 4 năm 1975

    đồng đội chào tiễn biệt, chúc chuyến bay may mắn



    Trực thăng của Việt Nam Cộng Hòa liên tục đáp xuống HKMH USS MIDWAY vào những ngày 29-30 tháng 4 năm 1975



    Trực thăng Huey của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trên tàu HKMH Midway bị xô xuống biển
    nhường chổ cho người dân di tản . Chiếc trực thăng đã bị đẩy xuống biển



    Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được tàu Midway tiếp cứu



    Tàu HQ 500 đã đưa người di-tản ra khỏi Sài Gòn



  2. #22
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    30-4: Chuyện chưa ai nhắc đến

    Ngày 30-4-1975, Hà-nội đã thôn tính trọn vẹn miền Nam VN. Đó không chỉ là sự bất ngờ của đại bộ phận nhân dân cả hai miền, mà nó cũng bất ngờ đối với những người cầm quyền ở Hà-nội lúc ấy, thông qua lời tự thú của Văn tiến Dũng trong cuốn "Đại thắng mùa xuân".

    Cho nên Hà-nội hoàn toàn không có kế hoạch tiếp quản miền Nam. Kẻ xâm lược và người bị xâm lược đều bị đảo lộn trong cái bất ngờ của 30-4-1975.

    Người bệnh cạnh giường nhà thơ Tú Mỡ
    Nhà thơ Tú Mỡ

    Khu an dưỡng ở Quảng Bá (Hà-nội) chỉ dành cho cán bộ trung cao của cộng sản nằm dưỡng bệnh. Ngày 30-4-1975, nhà thơ trào phúng, trong nhóm Tự-lực Văn-đoàn, Tú Mỡ đang nằm dưỡng bệnh. Vì tuổi già cũng có mà còn vì ông ân hận đã đi nhằm vào cửa Tố Hữu cung đình, được Trường Chinh thay mặt chính quyền cộng sản, trao tặng huân chương, và trong phong trào Nhân-văn - Giai-phẩm, đã xuất hiện một bài thơ làm cho ông đau lòng, nhớ lại những ngày hạnh phúc khi còn nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bài thơ ấy như sau:

    "Từ ngày ông Tú được mề đay
    Thơ, phú của ông đ còn hay
    Quản bút nay thành ống đu đủ
    Đánh ác, trừ gian hết chua cay
    Cung đình lưng uốn ngồi một xó

    Cái xích văn nô đáng buồn thay
    Này này nhắn nhủ cùng bà Tú
    Mua giấy xi-măng đắp mặt dày!!!"

    Ông đang kể lại cho mấy người nằm cạnh nghe về con đường đi vào dòng thơ trào phúng của ông là nhờ Nhất Linh và nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bỗng cái loa truyền thanh vang lên, nhắc lại tin "chiến thắng 30-4" và đọc danh sách những thành viên trong bộ máy quản lý miền Nam của cộng sản. Một ông già, nằm cạnh Tú Mỡ bỗng nhỏm dậy cười ha hả: "Bác sỹ Nguyễn văn Thủ là tôi đây. Tôi tôi được có tên trong danh sách ủy ban tiếp quản miền Nam. Mà mà sao chẳng ai bàn gì với tôi cả nhỉ. Ai ai đưa tôi vào Sài-gòn à à thành phố Hồ chí Minh bây giờ?" Mọi người ồ lên, nhưng chẳng ai ngạc nhiên vì tất cả đã quá quen với lối sống được điều hành bởi Nam tào và Bắc đẩu. Chỉ có nhà thơ Tú Mỡ, cười ruồi:

    - Bộ ông Saù Thọ phải bàn xem anh có đồng ý không à?

    Chuyện về Tự-lực Văn-đoàn và Tú Mỡ tạm đóng màn. Ai về giường nấy, giăng mùng nằm cho ruồi khỏi quấy, để suy nghĩ về thân phận sẽ được đẩy lên hay quật xuống. Cả phòng im phăng phắc đến độ tiếng ruồi bay đuổi nhau cũng nghe rõ mồn một.

    Từ lúc tiếng loa 30-4-1975 loan tin danh dách ủy ban tiếp quản miền Nam VN, cho đến lúc đó xe ô-tô đến đưa bác sỹ Nguyễn văn Thủ đi làm nhiệm vụ cũng mất ba ngày. Nghĩa là ngày 4-5-1975. Bác sỹ Nguyễn văn Thủ lặng lẽ lên xe đi, bẻ mặt vì cán bộ ủy ban thống nhất đến đón ông cứ bô bô: "Tìm mãi mới biết bác sỹ nằm ở cái xó này. Nghe tên mình trên loa sao bác không điện thoại trình diện với ủy ban thống nhất hay ban tổ chức trung ương?"

    Chỉ có người thường trực nhà an dưỡng chúc bác sỹ Nguyễn văn Thủ may mắn!

    Mèo mù vớ cá rán
    Ông Nguyễn Văn Trân

    Câu nói trên của các cụ để lại thật đúng vào hoàn cảnh của bí thư trung ương cộng đảng Nguyễn văn Trân sau ngày 30-4-1975. Bởi vì cái ông bí thư trung ương đảng này đã từng nổi tiếng là chịu chơi và chịu nói. Ngày còn giữ ghế bí thư trung ương đảng kiêm bí thư thứ nhất thành ủy Hà-nội, ông Trân có một việc làm nổi tiếng và một câu nói nổi tiếng:

    - Việc làm: Ông ta bắt nhân tình cả hai mẹ con một nhà tư sản nổi tiếng, cư ngụ lâu đời tại phố Hàng Bồ (Hà-nội);

    - Câu nói: Khi giảng mở rộng nghị quyết 67/TU - tức là nghị quyết về giai cấp công nhân - ông ta đã cao hứng nhận xét: "Chưa chắc đảng ta (tức cộng sản) đã dám mở rộng dân chủ như thời nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng!"

    Ngày về ngồi ghế bộ trưởng công nghiệp nặng, ông Nguyễn văn Trân có một quyết định thật là "táo bạo" theo kiểu cộng sản. Chẳng là ông đã cưa được cô bé Nguyễn thị M., bạn học với con gái của ông, tài không? Cô bé này cao, đẹp lại thích đánh bóng bàn như ông Nguyễn văn Trân vậy. Ngày ngày mang vợt mousse đến nhà riêng của ông Trân, tòa biệt thự cực đẹp, liền tường với biệt thự bà Nguyễn thị Thập, người khai phóng cho bà Nguyễn thị Bình, đương kim phó chủ tịch hội đồng Nhà nước cộng sản VN ở phố Hàng Chuối, để có cữ dợt tay nghề. Và, để cho người đẹp biết quyền uy ông chủ là gì, ông Nguyễn văn Trân đã chỉ thị cho cục kiến thiết cơ bản thuộc bộ công nghiệp nặng phối hợp với bộ tài chính (về tiền vốn) và bộ xây dựng (về kỹ thuật) để xây một sân đánh bóng rổ và một hội trường đánh bóng bàn khá hiện đại ngay khu đất thuộc trường Bách-nghệ do Pháp thực dân xây dựng ở đường Hai Bà Trưng - Quang Trung. Vật tư và kỹ thuật cũng như các nhân lực đều ưu tiên cho công trình này mặc dù lúc đó các nhà máy đang thiếu vốn và vật tự

    Nam được "giải phóng", ông Nguyễn văn Trân được bộ chính trị cộng đảng cử ông phóng vào miền Nam lãnh việc tiếp quản và quản lý các cơ sở kinh tế. Ông làm việc thì ít mà chỉ lo đi bắt gái điếm: trưa một em, tối một em, công khai dùng xe ô-tô Falcon của Mỹ để lại đưa đón các em. Ông khoái các em hư hỏng hơn con nhà lành. Nhảy vào Sài-gòn, ông như "mèo mù" (ông cận rất nặng) "vớ cá rán" (các em do Mỹ đào tạo nên vừa thơm nước bông vừa thạo tay nghề). Chỉ tiếc là, đi "trưa" và đi "đêm" nhiều quá nên ông gặp ma dương - tức là dương mai và ông phải lén gặp riêng bác sỹ Lê kinh Duệ, chủ nhiệm khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai (cũng lại gặp mai) ở Hà-nội. Để làm gì thì chỉ có ông Nguyễn văn Trân và bác sỹ Lê kinh Duệ biết với nhau mà thôi!

    Tái ông mất ngựa

    May rủi, rủi may xem như chuyện "tái ông mất ngựa" đời xưa, và thời nay là các ông Lê quý Quỳnh, bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và Vũ Đại, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ thành ủy Hà-nội.

    Chẳng là khi còn làm bí thư tỉnh ủy Hải-hưng, ông Lê quý Quỳnh có sáng kiến giao nhiệm vụ cho ty thủy lợi của tỉnh tuyển chọn chị em, có khó khăn mặt này mặt nọ, vào các công trường thủy lợi của tỉnh để mua vui cho ông và các đồng chí thân cận, cũng như khi cấp trên về tỉnh kinh lý. Nói huỵch toẹt ra thì đó là "động quốc doanh" cấp tỉnh. Câu chuyện bị lộ vì sự tranh chấp quyền hành giữa ông và Nguyễn Chương, nguyên bí thư tỉnh ủy Hải-dương, khi hợp nhất hai tỉnh Hưng-yên và Hải-dương thành Hải-hưng. Đôi bên đều có quan thầy cỡ bộ chính trị, nên ông Quỳnh được đưa về trung ương chờ thời, còn ông Nguyễn Chương thắng trận nhưng lại thua luôn vì cái ghế bí thư tỉnh về tay ông Ngô huy Đông, bí thư tỉnh ủy Thái-bình sang ngồi.

    Ông Vũ Đại khi làm phó chủ tịch Hà-nội kiêm thường vụ thành ủy, trưởng ban nông nghiệp thành ủy, trong lúc về công tác Nam-hà năng ở nhà giao tế, hứng tình gọi một nữ đoàn viên thanh niên, phục vụ nhà giao tế, vào nói chuyện đời. Ông say sưa kể thành tích khi làm bí thư đoàn thanh niên (trước Vũ Quang). Cô nữ đoàn viên say sưa nghe ông kể cứ như Đét-xđi-mô-na nghe Ô-ten-lộ Ông Vũ Đại tưởng bở, chắc tự hào tên mình trùng với tên làng của nhân vật Chí Phèo trong chuyện ngắn của Nam Cao, nên ông diễn màn Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ngủ ở bờ sông. Nào ngờ cô đoàn viên thanh niên la lên, chắc to hơn tiếng la của Thị Nở. Còn ông Vũ Đại chẳng có gan la át giọng Thị Nở như Chí Phèo, cho nên chuyện lộ và ông đành về ngồi cùng phòng với ông Lê quý Quỳnh ở trung ương, đánh cờ ca-rô hoặc cờ tướng, chờ dịp đới công chuộc tội với ông Saù Thọ.

    Thời cơ đó chính là ngày 30-4-1975!

    Ông Lê quý Quỳnh được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-gòn, giữ chức chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp của thành. Còn ông Vũ Đại, cũng được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-gòn, giữ chức chủ nhiệm ủy ban kế hoạch của thành. Hai cái ghế thường vụ thành ủy Sài-gòn này còn béo và thơm hơn ghế bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và thường vụ thành ủy Hà-nội rất nhiều. Mỗi ông một vi-la đẹp, to lớn và tiện nghi bằng "năm, bằng mười hay nhiều hơn nữa" so với dinh cư của hai ông ở Hải-hưng và Hà-nội. Ô-tô thì méc-xê-đéc, đẹp và êm cũng "gấp năm, gấp mười hay nhiều hơn nữa" so với xe Volga của Nga-xộ Cái thú vị nhất là hai ông tha hồ xả xú-páp. Đàn em trong đảng hoạt động nội thành rồi "hàng thần lơ láo" kiểu cựu dân biểu Ngô công Đức, cha đẻ kế hoạch thành lập khu tứ khoái cho lính Mỹ ở Thủ Thiêm (nhưng chưa kịp thực hiện) đã giúp hai ông có maù 35 này hưởng thụ tốc độ một tháng "tam thập dạ đế vương".

    Chuột sa hủ gạo

    Trước 30-4-1975, đại tá công an cộng sản biệt phái giữ chức cục trưởng cục phục vụ ngoại giao đoàn là Nguyễn văn Bút. Tuy ngồi cái ghế này cũng được đấm mõm khá nhiều, nhờ vào số nhân viên người Việt ở các sứ quán Ai-cập, Ấn-độ, Indonesia, vương quốc Lào, Đức, tổng đại diện Pháp, lãnh sự Anh v.v, nhưng cũng chỉ đến cái đồng hồ Seiko, vài chỉ vàng, hộp đá lửa, vài chai Johny Walker là cùng, hoặc vài trăm đô la Mỹ, mà phải cất dấu thật kỹ, lúc cần bán cho chân tay của ba Tàu làm kinh tài cho Trung cộng. So với miền Bắc lúc ấy là thuộc loại vớ bẩm.

    Trong khi đó, trung úy Phương Nam; phóng viên quân sự biệt phái ở báo Tiền phong (Hà-nội), một vợ, bốn con nhỏ, ở chui rúc trong một phòng nhỏ đường Nguyễn Trãi, gần chợ Hàng Đa, lương tháng 65 đồng (biên tập 3) không thể đủ ăn dù chỉ là ăn cháo, cho nên hàng tháng phải bán maù ở bệnh viện Việt-Đức mỗi lần được 72 đồng, một bát phở tái, một hộp sữa và vào thị xã Hà-đông bán maù cho bệnh viện 354 (của quân đội) được 70 đồng chẵn. Điển hình mức sống của cán bộ sơ cấp của cộng sản. Là người Vĩnh-long, không vây cánh nên trung úy Phương Nam bị tòa soạn báo Tiền phong đẩy khéo đi B (tức thâm nhập miền Nam). Trên đường Trường-sơn, xe ô-tô bị trúng bom, tất cả bị chết, riêng trung úy Phương Nam sống sót. Thế là được đặc cách lên lon đạo úy. Và, được theo Hoàng anh Tuấn trong phái đoàn quân sự ở trại David sân bay Tân-sơn-nhất, làm nhiệm vụ người phát ngôn và được đeo lon thiếu tá.

    Sau 30-4-1975, đại tá Nguyễn văn Bút giã từ Hà-nội vào Sài-gòn giữ chức giám đốc sở ngoại kiều và thiếu tá Phương Nam được lên lon trung tá, giữ chức phó giám đốc cho đại tá Bút. Ở vị trí này, đại tá Bút chẳng thèm nhận vài chỉ vàng hoặc vài chai Johny Walker, cũng như trung tá Phương Nam đâu còn phải mỗi tháng hai lần bán maù mua gạo nuôi vợ và các con. Môi giới đưa đến cứ từ dăm chục cây một lần. Trung tá Phương Nam còn cô bạn lai Âu tóc vàng, mắt màu nước biển, lái xe Peugeot 404 đưa người đẹp đi nhà hàng Tri kỷ ăn thịt trúc (tức con tê tê), uống rượu huyết rắn hổ.

    Một người có thẩm quyền ở ban thanh tra bộ công an nói rằng: đại tá Bút có tới vài ngàn lượng vàng, chưa kể đô-la Mỹ, Franc Pháp và hột xoàn. Còn trung tá Phương Nam có thua cũng chẳng thua đại tá Bút là bao. Dù có những thư tố giác về bộ công an và các cơ quan khác, nhưng đại tá Bút và trung tá Phương Nam chỉ phải chuyển công tác mà thôi. Không những thế, Phương Nam còn đeo lon đại tá.

    Thì ra: "Nén bạc đâm toạc tờ giấy".

    Các cụ nhà mình ngày xưa giỏi thật!

    Kim loại màu vàng
    mai chí thọ
    Đại tướng Mai Chí Thọ (1922 - 2007)

    Sau 30-4-1975, tòa nhà 3 tầng lầu ngay trước tượng Không tử, Chợ-lớn đã là đối tượng theo rõi của sở an ninh nội chính Sài-gòn - Chợ-lớn, do thiếu tướng công an Mai chí Thọ làm giám đốc. Tổ theo rõi căn nhà đó do đích thân trung tá Saù Ngọc, phó giám đốc sở chỉ đạo. Và, một buổi tối tháng 6-1975, nhân viên an ninh đến đọc lệnh khám nhà. Gia chủ là một người Tàu, đóng cửa nhà ngay từ trước ngày 30-4-1975, nằm "chùm chăn", không đi lại buôn bán làm ăn gì, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh và đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khám xét. Khi kiểm kê các "hàng bất hợp pháp", trung tá Saù Ngọc cười toe toét trước các bao vàng lá đủ loại: Kim thành, Sư tử, Ba quả núi - có sọc và không có sọc, đếm được gần 2 chục ngàn lượng; lại còn 3 hộp biscuit đầy hạt xoàn tất cả đều được lập biên bản rõ ràng, có mặt cả an ninh nội chính quận năm là thiếu tá Phong và đại diện Hội-hoa-liên.

    Chủ nhà và tang vật được giao về sở an ninh nội chính ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng, chỉ hai tuần lễ sau thì đại sứ Trung cộng tại Hà-nội, là Trần chí Phương, gửi thư lên bộ ngoại giao cộng sản Hà-nội phản đối việc bắt bớ Vì, căn nhà đó là cơ sở hoạt động gián điệp của Trung cộng ở Sài-gòn dưới các chính quyền miền Nam từ tổng thống Ngô-Đình-Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, và đã ngưng hoạt động trước 30-4-1975 là ngày cộng sản Hà-nội hoàn thành cuộc thôn tính và đặt bộ máy cai trị lên miền Nam VN. Chủ nhà được hộ tống ra Hà-nội cùng gia đình và về Hoa-lục bằng xe lửa. Còn vàng và hột xoàn? Khi nhận trao trả, phiá Trung cộng đòi thử lại và phát hiện rằng tất cả là vàng giả và xa-phia chứ không phải hạt xoàn. Đôi bên tranh cãi, nhưng phía Trung cộng cứ theo biên bản vàng lá và hạt xoàn mới nhận. Nội vụ tạm chuyển ra trung ương giải quyết cũng như tạm ghi sổ là VN của Lê Duẩn nợ Trung cộng vậy, chờ hạ hồi phân giải.

    Câu hỏi rằng vàng giả và hạt xoàn giả là từ khi còn ở căn nhà đường Khổng tử hay nó chỉ hóa thân khi vào kho của Mai chí Thọ còn là một bí ẩn như trăm ngàn bí ẩn khác của xã hội cộng sản VN.

    Sau bài học đó, bộ công an được bộ trưởng Trần quốc Hoàn cho sáng kiến là khi tịch thu vàng và hạt xoàn của nhân dân dù giả hay thật thì cũng chỉ ghi vào biên bản: vàng là kim loại màu vàng, và hạt xoàn là đá quý. Cái sáng kiến này đã giúp công an cộng sản tạm giữ vàng thật và hạt xoàn của dân. Và, nếu đương sự không có vấn đề gì thì phần lớn được trả lại tang vật đúng là kim loại "màu vàng" và "đá quý".

    Đúng là khẩu khí của Hồ chí Minh rằng: "Chỉ có người cộng sản mới dám nghĩ, dám làm". Tài thật!!!

    Lá số tử vi và kịch bản sân khấu

    Ngay sau ngày 30-4-1975, nhà văn quân đội cộng sản, trung tá Nguyễn Khải (nay là đại tá và là phó tổng thư ký hội Nhà văn VN cộng sản) đã có mặt tại Sài-gòn. Bên cạnh công tác thì ông cũng dành thì giờ làm tư tác, nghĩa là đi thăm bố đẻ ở đường Võ văn Tấn và vài người họ hàng, trong đó có ông Bùi tường Huân. Chẳng biết ông Nguyễn Khải nói ra sao mà ông Bùi tường Huân năn nỉ đưa ngày, giờ, tháng, năm sinh âm lịch để đưa ra Hà-nội xem tử vi giùm (!), chủ yếu xem cung quan lộc còn phát được hay không hay lại bị tù. Sài-gòn bao nhiêu thầy tử vi, chỉ tay, tướng mặt v.v lại còn có hội Thông linh học, thế mà ông Bùi tường Huân lại nhờ Hà-nội giải đoán giùm lá số tử vi qua trung gian của nhà văn cộng sản Nguyễn Khải, đệ tử thân cận của trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu! Tài thật!

    Ăn các món ăn đặc sản của Huế ở nhà ông Bùi tường Huân rồi, ông Nguyễn Khải còn được ăn cơm thịnh soạn ở nhà bố đẻ, có đông đủ một số họ hàng là "ngụy". Chẳng biết Nguyễn Khải cao hứng nói thế nào mà bà cô ngắt lời ông Khải hỏi:

    - Anh thấy Sài-gòn có nhiều cột đèn không?

    Nguyễn Khải, gương mặt sáng sủa thông minh vậy mà cũng phải ngẩn ra một lúc mới trả lời được:

    - Nhiều lắm

    - Liệu có đủ để mỗi cột đèn treo cổ một tên cộng sản không?

    - Không!

    Không khí bữa ăn trầm lại. Bà cô Nguyễn Khải cười mỉa:

    - Nếu vậy mỗi cành cây treo cổ một đứa!

    Trở lại tiếng cười khà khà đúng là của nhà văn quân đội, trung tá Nguyễn Khải lớn tiếng:

    - Cũng không đủ!

    Rồi Nguyễn Khải vui vẻ hỏi móc bà cô:

    - Ghét cộng sản như vậy sao cô không đi Mỹ mà còn ở lại đây làm gì?

    Bà cô cười khẩy:

    - Người Sài-gòn ai cũng muốn đi, chỉ vì mắc kẹt nên tạm ở lại mà thôi. Ngay cột đèn, nếu có chân chúng cũng sẽ đi hết!

    Cả cuộc đối thoại trong bữa cơm hôm đó được cho lên kịch bản sân khấu do đoàn kịch điện ảnh dàn dựng. Mục đích là để nói lên cái chất "phản động" của dân Sài-gòn. Dùng văn nghệ để chứng minh cho bài nói chuyện của trung tướng Hoàng minh Thảo ở hội nghị lịch sử quân sự, đại ý: "Cái sai của Nguyễn Huệ, một lỗi lầm chiến lược lớn nhật là không tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn Nguyễn ánh đã là nguyên nhân gây mầm họa sau này". Chúng ta cần rút bài học lịch sử để không đưọc phạm sai lầm đó. Kịch đó của trung tá Nguyễn Khải không được Tư Bình - tức Vũ đình Liệu - chủ tịch Sài-gòn cộng sản ủng hộ. Cho nên, vở kịch diễn được đúng một đêm ở nhà hát thành phố thì phải gói phông màn, đạo cụ dông về Hà-nội.

    Cái ông nhân viên thu thuế muối thời Pháp thuộc ấy, quê ở Nam-định, thật là tài, chẳng trách được ông Saù Thọ cho giữ ghế chủ tịch Sài-gòn. Khi sang Nga-xô, ông Tư Bình tức Vũ đình Liệu này đã gọi Nga-xô là "tổ quốc thứ hai" và chuyến đi đó là "cuộc hành hương về thánh địa", lúc thì bằng giọng Nam bộ cho ra vẻ Tư Bình, lúc thì giọng Nam định cho ra vẻ Vũ đình Liệu. Thế nhưng, có hai đứa con ông ta đã giải quyết: trai cho sang Pháp học thay vì sang Nga và gái thì vào làm việc ở Seaprodex thay vì vào thanh niên xung phong xây dựng nông trường Lê minh Xuân.

    Đúng là nhờ sự kiện 30-4-1975 mà bao "người tài" lộ mặt. Thật mừng lắm thay!!!

    Mai Xuân Dũng Blog

    (Copy từ trang CT)

  3. #23
    Bài thơ Tháng Tư
    Huy Phương

    Lũ chúng ta, ván cờ dở cuộc
    Tướng bỏ thành, phá tượng, buông xe
    Ta thân tốt chân trời góc bể
    Nỗi qua sông chẳng hẹn ngày về.

    Thuở đứt gánh tóc còn xanh mướt
    Giờ nhìn nhau, bạc trắng phơ phơ
    Hai mươi năm đốt đời trai trẻ
    Buổi sa cơ, lỡ một thế cờ.

    Mỗi nghìn đêm còn đau giấc mộng
    Mỗi sáng nhìn đất nước khuất xa
    Thân tráng sĩ – sức tàn lực kiệt
    Mộng thời trai như bóng mây qua.

    Những hố bom ngày xưa đã lấp
    Biển muôn trùng xanh những nương dâu
    Chiến trường xưa đã mờ dấu tích
    Sao lòng ta nặng vết hằn đau

    Người lính già tuổi chiều bóng xế
    Chẳng còn xưa, chẳng có mai sau
    Những tháng ngày sầu niềm đất khách
    Vết thương lành, vết sẹo còn đau.

    Ôi tháng tư, đốt lò hương cũ
    Khóc người xưa, nhỏ lệ cho ta
    Người đã khuất – còn nguyên khí phách
    Ta sống còn – tháng đoạn, ngày qua.

  4. #24
    Cùng một tháng 4
    Trọng Kim

    Đầu tháng Tư, ba mươi hai năm sau cuộc chiến chấm dứt ở Việt Nam, một dịp bất ngờ tôi ghé qua miền Đông Bắc Hoa Kỳ và đến thăm địa danh những trận đánh cuối cùng đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ. Đó là Fredericksburg ở Virginia cách thủ đô Hoa Thịnh Đốn 38 dậm (khoảng 60km) về phía Tây Nam.

    Đã có bốn trận đánh lớn nhất giữa quân đội của miền Bắc và miền Nam ở quanh vùng này mà theo lịch sử ghi lại, có tới khoảng 100.000 người Mỹ đã tử thương, dẫn đến sự thảm bại cuối cùng của miền Nam. Và, một sự tình cờ hy hữu của lịch sử, cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ đã kết thúc cũng vào tháng Tư như cuộc chiến Việt Nam, khi tướng Robert E. Lee chỉ huy quân đội miền Nam ký văn bản đầu hàng với tướng Ulysses Grant, chỉ huy lực lượng miền Bắc.

    Tháng Tư, 32 năm trước miền Nam Việt Nam đã sụp đổ, Tổng thống cựu đại tướng Dương Văn Minh cũng đã phải ra lệnh đầu hàng nhưng trong nhục nhã nơi dinh Độc Lập, trái ngược hẳn với tư thế thua trận của miền Nam trong cuộc nội chiến ở Mỹ.

    Theo lịch sử ghi lại, trưa ngày 9 tháng 4, 1865 tướng Lee và một đại tá tùy viên cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến địch tới điểm hẹn để gặp tướng Grant qua hàng quân nhạc chào đón vì vị tư lệnh quân miền Bắc đã ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc không được có bất cứ một hành động nào vô lễ với tướng tư lệnh miền Nam.

    Theo bản đồ, từ Downtown (Trung tâm) Fredericksburg, tôi lái xe dọc theo con lộ Lee Drive, xuyên qua những khu rừng và đồi nhỏ, qua những địa điểm có ghi lại nơi hai bên xung đột để tới đồi Prospect Hill cũng là tận cùng của con đường, nơi xẩy ra trận đánh chính. Những dàn đại bác còn để lại rải rác hướng xuống thung lũng soai soải với những cây Pacific dogwood đầy bông trắng.

    Ngồi trên một hàng rào gỗ, cạnh những khẩu súng lớn, tôi nhìn xuống thung lũng xa xa còn mờ trong sương sớm. Tôi tưởng tượng ra cuộc chiến mà theo sử sách để lại thật hào hùng và đẫm máu, những trận đánh xáp lá cà, cận chiến, đâm chém nhau, có trận kéo dài suốt 20 tiếng đồng hồ bất phân thắng bại của quân đội hai bên.

    Đây là những trận đánh quyết liệt trong một địa bàn rộng tới 17 dặm (khoảng 27km) có tính cách chiến lược và chiến thuật vượt qua tầm hiểu biết của các binh sĩ tham chiến, trong đó tướng Grant quyết chiến thắng dù bị thiệt hại nặng nhưng để đạt mục tiêu chấm dứt cuộc chiến tranh.

    Trong sương sớm tại Prospect Hill, tôi nhớ tới Đơn Dương nơi tuyến chót của quân miền Nam Việt Nam lúc rút khỏi Cao nguyên và anh em quân nhảy dù mà tôi đã có mặt với nhóm truyền hình Âu Châu. Đêm hôm trước, tôi gặp Du Tử Lê, người bạn học Chu Văn An, ở Nha Trang. Lê dẫn một nhóm phóng viên bay trực thăng theo dõi cuộc đi bộ di tản khỏi Cao nguyên (trong đó có anh Nguyễn Tú của Chính Luận) theo đường số 7, còn nhóm tôi xuống Đơn Dương. Tối hôm đó, Đơn Dương thất thủ.

    Trời đã sáng rõ, vài chiếc xe hơi đã đến đậu nơi khu parking, có lẽ là những người địa phương vì họ đến để chạy bộ trong rừng hay đẩy xe cho con nhỏ dưới nắng sớm. Tôi lái xe trở lại Downtown, dọc theo đường William Street, đi qua Nghĩa địa Quốc gia nơi chôn cất hơn 15.000 tử sĩ miền Bắc trên một diện tích 12 mẫu. Nhưng trong vùng Fredericksburg, còn vài nghĩa địa chôn quân miền Nam. Tất cả đều được bảo tồn kỹ càng có bia và đài tưởng niệm.

    Tại nghĩa địa của quân miền Nam, tôi chụp vội tấm hình và tự nhiên liên tưởng tới các mồ tử sĩ của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và gần nhất việc dân sự hóa nghĩa trang Biên Hoà nhằm mục tiêu giải toả cho các kế hoạch thương mại.

    40 năm sau cuộc chiến ở Mỹ, trong tinh thần hòa giải dân tộc, các tử sĩ miền Nam đã được cải táng đem vào chôn cất chung với các tử sĩ miền Bắc trong nghĩa trang của miền Bắc ở Arlington, Virginia mà nay là Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.

    32 năm sau cuộc chiến chấm dứt trên quê hương Việt Nam, không thấy đâu một hành động hòa giải như vậy mà còn cay đắng hơn, các ngôi mộ của kẻ bại trận sẽ bị xóa bỏ trước mãnh lực của đồng đô la.

    Lái xe trở lại Downtown, tôi ghé qua Blue and Gray Cafe ngay trước phòng thông tin về các trận đánh tại Fredericksburg để ăn sáng. Cái tên rất lịch sử vì đó là mầu quân phục của quân đội hai miền, Blue của miền Bắc và Gray của miền Nam. Hầu như tất cả cư dân ở đây đều ghé quán này vì không khí thật thân mật, hầu như tất cả mọi người đều biết nhau. Khi biết tôi là người Texas, người của miền Nam (lại có sự trùng hợp với quá khứ), mọi người đều chào hỏi thân mật tạo cho tôi một bữa ăn sáng thật thoải mái.

    Đọc cuốn sách nhỏ tóm lược về cuộc nội chiến Hoa Kỳ, tôi thấy ngay tại sao xứ sở họ trở lại phồn thịnh nhanh chóng. Quân miền Bắc, sau khi chiến thắng đã không có chính sách trả thù, đầy dọa, vơ vét, chiếm đóng tài sản của quân, dân miền Nam.

    Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng, tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

    Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để binh sĩ miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

    Sau này khi viết về văn bản văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen's Agreement).

    Cầm ly cà phê đen trong tay, tôi liên tưởng tới sau cuộc chiến chấm dứt hồi tháng 4, 1975, gia đình tôi tan nát mỗi người một nơi, anh, em vào tù cải tạo, tôi lạc lõng nơi quê người trong một trại tị nạn. Dân miền Nam bị trả thù kinh tế, bị đưa lên những vùng kinh tế mới không phương kế sinh sống, nhà cửa bị tịch biên... Để đến đường cùng, hàng triệu người phải bỏ quê hương ra đi, vượt biển, vượt biên, nhiều trăm ngàn người chết ngoài biển đông hay bỏ xác nơi rừng thẳm trên đường tìm tự do.

    Hoa Kỳ lập quốc chưa được ba thế kỷ còn dân tộc tôi lúc nào cũng tự hào là có hơn bốn ngàn năm văn hiến.

    Tự nhiên, ngụm cà phê trở nên đắng hơn.

  5. #25
    Quà Tặng Trong Chiến Tranh
    Trần Mộng Tú
    Tháng 7/1969

    Em tặng anh hoa hồng
    Chôn trong lòng huyệt mới
    Em tặng anh áo cưới
    Phủ trên nấm mồ xanh

    Anh tặng em bội tinh
    Kèm với ngôi sao bạc
    Chiếc hoa mai màu vàng
    Chưa đeo còn sáng bóng

    Em tặng anh tuổi ngọc
    Của những ngày yêu nhau
    Đã chết ngay từ lúc
    Em nhận được tin sầu

    Anh tặng em mùi máu
    Trên áo trận sa trường
    Máu anh và máu địch
    Xin em cùng xót thương

    Em tặng anh mây vương
    Mắt em ngày tháng hạ
    Em tặng anh đông giá
    Giữa tuổi xuân cuộc đời

    Anh tặng môi không cười
    Anh tặng tay không nắm
    Anh tặng mắt không nhìn
    Một hình hài bất động

    Anh muôn vàn tạ lỗi
    Xin hẹn em kiếp sau
    Mảnh đạn này em giữ
    Làm di vật tìm nhau.


    The Gift in Wartime
    Vision of War, Dream of Peace
    1990

    I offer you roses
    Buried in your new grave
    I offer you my wedding gown
    To cover your tomb still green with grass.

    You give me medals
    Together with silver stars
    And the yellow pips on your badge
    Unused and still shining.

    I offer you my youth
    The days we were still in love
    My youth died away
    When they told me the bad news.

    You give me the smell of blood
    From your war dress
    Your blood and your enemy’s
    So that I may be moved.

    I offer you clouds
    That linger on my eyes on summer days
    I offer you cold winters
    Amid my springtime of life.

    You give me your lips with no smile
    You give me your arms without tenderness
    You give me your eyes with no sight
    And your motionless body.

    Seriously, I apologize to you
    I promise to meet you in our next life
    I will hold this shrapnel as a token
    By which we will recognize each other.

  6. #26
    Một Tấm Lòng Son Với Nước Non
    Lê Thiệp

    Ông có thể là một chính khách khôn ngoan, một người chuyên đứng trong hậu trường giật dây những sinh hoạt chính trị.

    Ông có thể là một người tròn trịa, được lòng cả Tây lẫn Mỹ, có một quan hệ tốt đẹp với đảng phái, đối lập, báo giới và chính quyền để đến nỗi có kẻ đặt cho ông bí danh Đặng Bi Ve hoặc quá quắt nữa là Việt gian.

    Ông có thể là một ông quan lớn của Đại Việt quan lại, kẻ được đích thân đảng trưởng Trương Tử Anh tuyên thệ và trao sứ mạng xuất ngoại tìm hiểu thế giới và tìm kiếm nguồn tài trợ.

    Ông có thể là một tay tổ gián điệp, người đứng ra tổ chức công cuộc gài người lại miền Bắc Việt Nam, thiết lập cả một màng lưới gián điệp khắp ngang cùng ngõ hẻm ở miền Bắc sau hiệp định Genève.

    Ông cũng có thể là một nghị sĩ thấu hiểu quy luật đấu tranh nghị trường, biết lúc nào phải nhượng bộ, lúc nào phải cương quyết và lấn tới.

    Ông cũng có thể là một ông chủ báo tài hoa, thành công, đầy uy tín và có một ảnh hưởng lớn trong dư luận.

    Ông còn có thể nhìn dưới nhiều nhãn quan khác nữa, hoặc như chính ông vẫn cứ tự nhận “Tớ chỉ là một anh nông dân xứ Nghệ” và sau này, quãng thời gian lưu vong ở Mỹ, “tớ chỉ là một anh social worker đi lo chuyện chồng đánh vợ, con bỏ nhà đi…”

    Ông cũng cười bảo “tớ là bác sĩ không biết tiêm, không biết chích…”

    Cho dù được nhìn dưới nhãn quan nào, từ góc độ nào, trong cảnh huống cá biệt nào, có một điều không thể phủ nhận được nơi ông là tấm lòng yêu nước thiết tha. Mọi hành động của ông trong suốt cuộc đời đều chỉ qui về một mối duy nhất là đấu tranh cho Việt Nam với một tấm lòng son.

    Có lẽ không có cuộc đời nào giống như cuộc đời của ông Đặng Văn Sung, nhưng có lẽ mọi cuộc đời của những người quốc gia trong giai đoạn sau 1945 đều có những điểm giống như những gì ông Sung đã trải qua, một cuộc đời tiêu biểu cho cả một thế hệ miệt mài với cái ước vọng không thành sự thật, khi nằm xuống vẫn không thấy được một Việt Nam phú cường thịnh vượng đủ để góp mặt với cộng đồng thế giới trong thế kỷ sắp tới.

    Nằm trên giường với ống thở dưỡng khí khoảng sáu tháng trước đây, bác sĩ Đặng văn Sung đã kể lại cuộc đời của ông với câu mở đầu “Tớ lao vào chuyện này chỉ vì lòng yêu nước và không thể chấp nhận chủ nghĩa Mác.”

    Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, ông Đặng Văn Sung đã học xong y khoa, chỉ còn chờ trình luận án. Mộng ước lúc đó của ông thật giản dị. Ông tâm sự chỉ muốn trở về Phủ Diễn để làm “một ông lang, tất nhiên là lang Tây, sống một cuộc đời lông bông một tí và lòng hướng về những việc làm có tính cách xã hội.”

    Cái ước mơ đó có thể khởi từ những suy nghĩ của ông khi còn thơ, như thể là một câu trả lời cho đại gia đình họ Đặng.

    Ông sinh trưởng trong một gia đình thế phiệt, ông nội Đặng Văn Thụy là một nhà nho, sau này giữ chức Tế Tự Quốc Tử Giám một năm thì cáo quan về dạy học.

    Cụ Đặng Văn Thụy sinh được chín trai, bốn gái. Thân phụ của ông Sung là người con thứ ba, tên chính thức là Đặng Văn Cửu nhưng trong giấy tờ khai sinh của ông Đặng Văn Sung thì tên cụ thân sinh lại là Đặng Văn Bảo.

    Ông cười kể:

    – Tôi cũng chả hiểu tại sao lại để tên bố là Đặng Văn Bảo nữa. Rất nhiều người tưởng tôi là con của ông Đặng Văn Hướng, nhưng ông Hướng là bác, nhạc phụ của bác sĩ Phan Huy Quát, cũng như tôi với Đặng Văn Đệ là anh em chú bác. Đệ là con ông Đặng Văn Oánh.
    Ông kể lại ông nội là nhà nho, sống đạm bạc và mọi cơ nghiệp nhà họ Đặng đều nhờ bà nội – bà Cao Thị Bé, dòng dõi Cao Xuân Dục.

    Mô tả bà nội, ông Sung nói:

    – Bà nội tôi là một bà tướng, chỉ huy đông tây, lèo lái mọi sự.

    Thân mẫu ông là bà Đào Thị Định, còn có tên gọi là Dinh. Ông mồ côi cha sớm và điều này đã có một ảnh hưởng sâu đậm đến cái nhìn của ông về đại gia đình họ Đặng.

    Ông nghĩ rằng thân mẫu của ông, và cái tiểu gia đình mẹ góa con côi đã bị các bác, các chú và họ hàng quyến tộc chèn ép nhiều. Ông nói:

    – Tôi thương mẹ tôi lắm. Làm cái gì thì làm, tôi luôn luôn nghĩ đến mẹ.

    Ông học trung học ở Nghệ An cho đến khi đậu Thành Chung năm 1936, lên Hà Nội và đậu tú tài vào 1939, theo học Đại học Y khoa, chuyên về sản khoa. Như cái nhìn của ông về bất cứ chuyện gì cũng đượm một chút phóng khoáng, ông kể “Tớ chỉ học vừa đủ đỗ, kiếm được cái học bổng đâu sáu, bảy đồng một tháng là vui rồi. Tớ đáng lẽ được du học sang Pháp nhưng rồi chuyện đất nước đẩy tớ vào một cuộc đời khác, đỗ bác sĩ mà không dám tiêm, dám chích cho ai cả.”

    Nhớ lại thủa ấu thời hơn 3/4 thế kỷ trước, ông Sung băn khoăn:

    – Tớ vẫn không hiểu tại sao ông nội lại đặt tên tớ là Sung. Sung là điếc, lấy từ câu trong kinh Dịch “Thúc hề, bá hề, điệu như sung nhĩ,” có nghĩa là chú cười, bác cười làm như thể điếc, và cụ lại còn đặt cho tên tự là Biểu Khanh có nghĩa là thằng điếc.”

    Cụ Đặng Văn Thụy có thể muốn đứa cháu bưng tai bịt mắt trước thế sự đảo điên chăng, nhưng nếu quả như vậy thì cái tên Sung thật sự có vận vào đời ông, nhưng một cách ngược lại. Ông rất thính và không bao giờ là một người điếc trong công cuộc đấu tranh cho đất nước.

    Cái ước mơ trở về làm đốc tờ Tây ở Phủ Diễn cho tới khi ông nằm xuống vẫn chỉ là ước mơ. Ông cho hay trong suốt thời kỳ học đại học, ông không hề tham gia sinh hoạt đấu tranh, hội kín, đảng phái. “Tớ chỉ lo học, đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và đi hát cô đầu.”

    Cho đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hà Nội đứng dậy, một cái dấu mốc lớn trong đời ông đã hiện ra.

    “Lúc đó tớ – ông hay xưng tớ với những người nào trẻ hơn ông – lúc đó tớ lơ mơ lắm. Nhìn thấy toàn dân đứng dậy, tớ cũng thấy lòng bừng bừng và vì là bác sĩ, tớ tham gia vào công tác cứu thương. Khi đó có hai tổng hội sinh viên, một là sinh viên cứu quốc của Việt Minh, một là của anh em quốc gia. Tớ nhìn thấy ngay Mác-xít không phải là con đường thích hợp cho mình, nhất là nó đi ngược lại với dân tộc tính của người Việt Nam. Và tớ chống. Anh em bèn bầu tớ lên làm Chủ tịch sinh viên Y khoa. Thế là tớ dấn thân.”

    Cách nói vắn tắt đó không đủ diễn tả không khí của Hà Nội sau mùa thu 1945. Nhật bị tước khí giới. Tây toan tính lập lại thuộc địa. Việt Minh chiếm độc quyền kháng chiến, tìm đủ mọi cách tiêu diệt các đảng phái quốc gia như VNQDĐ, Đại Việt, Duy Dân…

    Và người bác sĩ trẻ tuổi, chưa đụng chạm với những thực tế của đấu tranh, biết mình không thể đơn thân độc mã. Ông Sung kể lại:

    – Từ lâu có một người tên Hướng, cùng quê xứ Nghệ vẫn cố vận động tôi vào Đại Việt. Tôi có cảm tình với anh Hướng vì là người đứng đắn và tôi cũng đồng ý với lý thuyết sinh tồn của Đại Việt, nên tôi đồng ý gia nhập Đại Việt với điều kiện được gặp trực tiếp Trương Tử Anh.

    Phong thái của Trương Tử Anh đã hoàn toàn chinh phục ông. “Đó là một người tầm thước, chắc chắn, nước da ngăm đen, biết mình nói gì và quan trọng hơn cả là biết nghe, nhất là nghe những lời phê bình hợp lý.”

    Ông đã chất vấn Đảng Trưởng về hệ thống tổ chức, về thực lực, về chiến lược đấu tranh. Đó là lần duy nhất ông gặp Đảng Trưởng nhưng ấn tượng của cuộc gặp gỡ đã đẩy ông vào một cuộc đời không phải là cuộc đời của quan đốc ở tỉnh lẻ.

    Hơn nửa thế kỷ sau, ông Sung vẫn nghĩ “nếu còn Trương Tử Anh thì Đại Việt sẽ khác, và cục diện cũng có thể khác.”

    Tuy nhiên, ông cũng rất rõ ràng khi gia nhập Đại Việt “Tôi vào đảng để làm việc cho nước.”

    Và cũng vì vậy cái chất Đảng trong người ông không lấn nổi để ông trở thành mù quáng chật hẹp. Nó giải thích những lúng túng của ông khi được hỏi về sinh hoạt Đại Việt, cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính và ngay cả lý thuyết đảng.

    Ông trầm ngâm khá lâu, để rồi kể:

    – Lý thuyết Đảng hồi đó tôi được đọc qua một tập nhỏ lớn cỡ quyển lịch gập đôi lại, dày đâu mươi trang. Cái quan trọng nhất là không Mác-xít. Tôi tuyên thệ với Trương Tử Anh và chỉ biết thêm một đảng viên khác là ông Hướng, người giới thiệu tôi. Tôi chưa dự một sinh hoạt đảng nào theo kiểu họp hành có bí thư chi bộ, tỉnh bộ, có báo cáo kiểm điểm công tác…

    Ông Sung nói:

    – Cái hay và cái dở của Trương Tử Anh có lẽ là ở chỗ đó. Vì tình thế đòi hỏi, áp lực từ Pháp và Việt Minh khiến ông tổ chức Đại Việt quá bí mật, mọi công tác đều do ông phân phối, thành phần này không biết thành phần kia, nên khi không có ông, không có đảng trưởng, Đảng vỡ tứ tán.

    Sau này khi từ Tàu về, ông đã cố gắng đi tìm Trương Tử Anh và Việt Minh đã lừa ông bằng cách gửi thư của Trương Tử Anh để toan diệt toàn bộ Đại Việt. Ông kể Hoàng Đạo, một cán bộ tình báo Việt Minh đã dựng lên Đảng Phục Việt, một đảng giả ở trong vùng Việt Minh kiểm soát, rồi tìm cách liên lạc với phòng nhì Pháp và với ông để tạo thế liên minh chống Cộng.

    Ông nhờ Hoàng Đạo tìm xem liệu Trương Tử Anh có ở trong vùng Việt Minh chăng. Ít lâu sau ông nhận được thư của Trương Tử Anh. Ông viết thư trả lời, trong đó có những chi tiết chỉ có Trương Tử Anh mới biết. Sau đó không có thư của Trương Tử Anh nữa.

    Sau lần gặp duy nhất, phong thái trượng phu của Trương Tử Anh đã chinh phục ông và khoảng một tháng sau đó, ông nhận được lệnh của Đảng Trưởng xuất dương qua Tàu “để làm tai mắt cho Đại Việt, nhìn xem thế giới bên ngoài đang có những gì xảy ra.”

    Cùng với lệnh công tác là một mớ những thư giới thiệu bằng Hoa ngữ gửi các chi bộ VNQDĐ Trung Hoa nhờ giúp đỡ. Ông cũng được hứa là sẽ có ngân khoản lớn để chi dùng khi vượt biên giới.

    Cái khởi đầu vô cùng lãng mạn. Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, một đảng viên vừa được chính đảng trưởng tuyên thệ – chàng thanh niên Đặng Văn Sung thủ trong túi dăm cái thơ chữ Tàu chính chàng cũng chẳng hiểu gửi cho ai, nói cái gì, dấn thân trên đường xuất dương cứu quốc.

    Ông kể lại cái khởi đầu bằng một giọng đầy hứng khởi:

    – Tớ có biết gì đâu. Theo kế hoạch, tớ sẽ nhận được một ngân khoản lớn. Nhưng làm gì có – hoặc có mà không nhận được. Sau này đọc lại cuốn sách của ông Hoàng Văn Đào có thấy nói đến lúc đó một đảng viên Đại Việt tên Hướng bị giết và bị cướp một số vàng lớn. Trước khi đi tớ được biết là sẽ gặp ông Hướng để nhận kinh phí. Chắc là ông bị giết. Ai giết, tiền ở đâu ra, thú thật tớ không rõ.

    Nhưng chàng vẫn đi. Dọc đường ông Đốc mới ra trường kiếm ăn bằng cách hành nghề bác sĩ chữa những bệnh lặt vặt và có một lần đỡ đẻ nữa.

    Có lẽ phải nhắc đến một người Nhật đặc biệt, Yamaguchi với cái tên rất Việt Nam là Đặng Văn Thường. Theo ông Sung, có lẽ Yamaguchi là một cán bộ tình báo Nhật sang VN lo sinh viên vụ. Ông quen biết với Yamaguchi và khi Nhật bị đồng minh tước khí giới, Yamaguchi đã trốn ở nhà của ông Sung, số 96 Hàng Bút. Trên đường đi Tàu, lúc đến Lạng Sơn, ông gặp lại Yamaguchi. Một Nhật, một Việt dắt díu nhau vượt biên giới.

    Xem ra những lá thư viết bằng Hán văn đó có ích lợi, vì đến đâu ông cũng được các chi bộ Quốc Dân Đảng Trung Hoa giúp đỡ. Ông quá giang nhiều xe nhà binh của các lộ quân Quốc Dân Đảng đến Côn Minh. Mục tiêu của ông là tới Nam Kinh rồi lên Trùng Khánh, lúc đó là thủ phủ của Quốc Dân Đảng Trung Hoa và của thống chế Tưởng Giới Thạch. Ông muốn gặp cụ Trần Trọng Kim và Bảo Đại. Lần mò đến Nam Kinh thì được tin cụ Kim và Bảo Đại đã rời đó đi Hương Cảng.

    Ông quyết định không đi Trùng Khánh nữa.

    Sự kiện vua Bảo Đạo không đi Trùng Khánh gây một ấn tượng sâu sắc nơi ông và ông có cái nhìn khá đặc biệt với Bảo Đại. Phải chăng đó là lý do sau này ông ủng hộ giải pháp Bảo Đại?

    Theo lời ông kể thì Bảo Đại biết là sẽ được tiếp đón và sống đế vương ở Trùng Khánh, nhưng ông vẫn đi Hồng Kông, vì “nếu đến Trùng Khánh thì tôi chẳng khác gì Lê Chiêu Thống ngày xưa. Thà đi Hồng Kông vốn là một cái chợ trời có đủ mặt quốc tế Anh Pháp Mỹ… còn có nhiều cơ hội hơn là sống trong lồng son Trùng Khánh, chỉ biết có Tàu.”

    Khi kể lại chuyện này, ông Sung cho rằng Bảo Đại đã có một quyết định chính trị đúng.

    Trên đường đi Hồng Kông, đến Quảng Châu thì Yamaguchi Đặng Văn Thường ra đầu thú với chính quyền Trung Hoa. Gần ba mươi năm sau, ông có dịp gặp lại Yamaguchi tại Nhật, khi ông đi dự Hội nghị Liên Hiệp Nghị Sĩ Á Châu Chống Cộng. Yamaguchi lúc đó là chủ một khách sạn nhỏ.

    Đến Hồng Kông, ông gặp lại cả một tập hợp những khuôn mặt lịch sử của Việt Nam dưới mọi hình thái từ Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Phan Văn Giáo đến Đỗ Đình Đạo, họa sĩ Nguyễn Gia Trí và… cả thứ phi Mộng Điệp, cùng nhiều người khác.

    Kể lại thời gian này, ông mỉm cười:

    – Tớ khổ đã đành. Mình còn trẻ, xoay sở được. Nhưng thấy những người như cụ Trần Trọng Kim thì thật muốn rớt nước mắt. Cụ Kim lúc đó có cả cụ bà và một người con gái cùng sống, đời sống vất vả lắm. Có lúc không có nước tắm.”

    Ít lâu sau có lẽ là do Tây hoặc do chính quyền Trung Hoa can thiệp, Bảo Đại được ở một phòng ở khách sạn. Nhưng cái khổ nhất là không thấy lối thoát. Không ai biết phải làm gì, ngày qua ngày nhìn nhau, nghe ngóng.

    Ông Sung quyết định về nước. Ông trình bày và cụ Kim đồng ý.

    Ông viết một lá thư trình bày lập trường của người quốc gia và những việc cần phải làm đưa tới cho Bảo Đại. Bảo Đại gặp, đồng ý và cấp cho ông một sự vụ lệnh để về nước.

    Khi đi là đảng viên Đại Việt với công tác lệnh của Đảng trưởng, ông vượt biên giới với vài cái thư giới thiệu viết bằng chữ Tàu. Tám tháng sau ông trở về với một sự vụ lệnh bằng tiếng Tây của một ông vua không còn ngai, và ông nói: “Chưa biết ra sao nhưng cứ phải về đã.”

    Khi trở về, bước xuống cảng Sài Gòn, ông trình sự vụ lệnh. Ông cười kể lại:

    – Thằng cha commissaire chẳng biết đối xử với tớ ra sao, yêu cầu ngồi chờ. Sau đó từ sáng mãi tới chiều, chắc là do mật thám Tây giải quyết, ông chú họ của tớ đang ở Sài Gòn lúc đó ra đón tớ về.

    Ông Sung cho hay sau đó ông đi gặp rất nhiều người để trình bày lập trường quốc gia. Có lẽ ông là người không quen những lập luận có tính cách lý thuyết, có thể là từ môi trường sinh viên bước vào đấu tranh không được sửa soạn, ông không bao giờ trình bày lập trường quốc gia như một lý thuyết, một chủ trương có lý luận hẳn hòi, một thứ cương lĩnh – hay một ý thức hệ. Nó chỉ tóm gọn trong cái ý niệm tạo lập một quốc gia VN độc lập không cộng sản. Để đạt được mục tiêu đó, những người quốc gia phải đồng thuận với nhau.

    Ông hình như tránh những chữ Đoàn Kết, Nhất Trí, và ông dùng chữ concensus quốc dân như ông nói là căn bản cho tất cả.

    Từ Hồng Kông về nước, gặp gỡ nhiều người để trình bày và có thể ông đã gây được một tiếng dội nào đó với người Pháp. Qua sự trung gian tổ chức của ông Trần Đình Quế, một bữa ăn gặp gỡ được tổ chức.

    Phía Đại Việt có ông và bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn thuộc Đại Việt miền Nam. Phía Pháp có khoảng 13 đến 17 người ông không nhớ tên nhưng như lời ông nói “Toàn là tụi mật thám.” Họ đến để nghe ông nói.

    Sau đó ông còn có dịp gặp nhiều người Pháp nữa kể cả tướng Salan và cuối cùng là Paul Ganay ở Hà Nội. Kết quả của bữa ăn do ông Quế tổ chức không bao giờ được phía người Pháp chính thức công bố hoặc thừa nhận nhưng họ yêu cầu ông Hoàn hoạt động trong Nam và ông Sung phụ trách miền Bắc không điều kiện bó buộc gì cả.

    Khi gặp Paul Ganay, ông được hỏi cần giúp đỡ gì. Ông yêu cầu giúp phương tiện xuất bản một tờ báo và giúp phương tiện cho Hội Đồng An Dân có thể trợ cấp những đồng bào hồi cư từ vùng Việt Minh.

    Người Pháp đồng ý, mở cho ông một chương mục 20 ngàn đồng và cấp giấy phép cho ông ra báo. Nói về sự việc này, ông kể:

    – Bảo tớ là Việt Gian, tớ cũng chịu. Nhưng đó là điều cần phải làm. Họ cung cấp phương tiện thì mình làm, cốt sao có lợi cho chuyện chung. Và tớ ra báo, tờ Thanh Niên quảng bá lập trường quốc gia của mình. Hoàn cảnh của người quốc gia lúc đó nói chung và của tớ nói riêng, khó vô cùng. Một phía là Pháp, một phía là Việt Minh và đang có một cuộc chiến tranh.

    Tờ Thanh Niên do ông chủ trương có sự cộng tác của nhiều nhân vật thuộc tổng hội sinh viên như Nguyễn Tấn Hồng, Trần Lê Cung… Song song, ông lập Phong Trào Bình Dân để – vẫn theo lời của ông – là quảng bá lập trường quốc gia và vận động cho một sự đồng thuận toàn dân trong mục tiêu dành độc lập và chống cộng sản.

    Chữ mà ông hay dùng, chữ “Consensus” là một ám ảnh lớn với ông ngay từ đó. Ông không giải thích tại sao nhưng có lẽ những chia rẽ ngay trong Đại Việt, và rộng hơn giữa các thành phần quốc gia, các tôn giáo đã đẩy ông vào cuộc vận động này. Kết quả là Quốc Dân Đại Hội họp tại Tòa Đô Sảnh Sài Gòn.

    Cho tới lúc tuổi già, sống lưu vong và đã chết một lần – ông bị ngưng thở khá lâu tưởng phải đưa xuống nhà xác nhưng sau đó hồi tỉnh lại – ông vẫn say sưa nói về Quốc Dân Đại Hội, coi như một hình thức của Hội Nghị Diên Hồng.

    Ông kể:

    – Đem được các ông ấy ngồi lại với nhau không phải dễ. Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Đại Việt, Việt Quốc, phe Nam, phe Bắc, phe Trung… Nhưng ai cũng thấy cái lập trường quốc gia minh bạch đó và đều đồng ý phải ngồi lại.

    Một nghi vấn lớn nhất trong Quốc Dân Đại Hội mà khi hỏi thì đến phút cuối đời ông Đặng Văn Sung vẫn chỉ trả lời “không rõ tại sao lại thế.” Mục tiêu của QDĐH là đòi hỏi Việt Nam được độc lập để tự cường, có chính nghĩa chống lại cộng sản. Bản quyết nghị được thông qua có ghi rõ ý nguyện này của đại hội nhưng khi công bố thì lại ghi VN vẫn nằm trong Liên Hiệp Pháp.

    Điều lạ là lúc đó chính ông Sung không nổi giận, không lên tiếng về sự tráo trở này mà về sau ông vẫn nói “không hiểu do đâu mà xẩy ra”.

    Có thể giải thích sự thành công của QDĐH là đã tập họp được một tập thể thực sự đại diện cho nhiều thành phần của xã hội VN lúc đó và đây là lần đầu tiên có một sự kiện như vậy trong lịch sử đấu tranh của người Việt Nam.

    Tờ Thanh Niên sau đó cũng bị đóng cửa. Tổng số tiền ông Sung đã xử dụng chỉ có 2 ngàn. Số còn lại vẫn ở ngân hàng và ông nói “tớ cũng chả biết tiền đó sau đi về đâu”.

    Cuộc chiến Việt Pháp kết thúc sau trận Điện Biên Phủ và ông Sung nghĩ ngay tới cuộc đấu tranh trường kỳ với cộng sản. Ông nghĩ và thực hiện ngay kế hoạch cấy người ở lại miền Bắc.

    Ông đã từng đụng chạm với mật thám Tây, với cán bộ tình báo cộng sản và nay chính ông và các cán bộ Đại Việt dấn thân vào một kế hoạch lớn. Ông kể:

    – Chúng tôi làm việc này một cách nghiêm túc. Người được tuyển rải rác khắp miền Bắc từ Bắc Trung phần lên tới Thái Nguyên. Thành phần cài lại được chọn kỹ đủ ngành nghề từ thày bói đến nông dân, dân chài lưới, giáo sư, thương gia. Họ được đưa vào huấn luyện tại miền Nam ở nhiều địa điểm khác nhau.

    Tuy nhiên, khi được hỏi sâu hơn về chi tiết thì ông không rõ vì những công tác tổ chức do các cán bộ trưởng toán đảm trách. Ông không biết có bao nhiêu người được gài lại và công tác huấn luyện gồm những địa hạt nào. Đó cũng là lúc Lansdale xuất hiện. Lansdale đã gặp thẳng bác sĩ Sung và tình nguyện trợ giúp về kỹ thuật và tài chính. Sau này trong nhiều tài liệu mật được công bố, điển hình là Pentagon Papers, người Mỹ nói họ đã gài người lại miền Bắc mà không bao giờ nói đến Đại Việt. Bác sĩ Sung khẳng định công tác này hoàn toàn do Đại Việt chủ trương và những người được gài lại đều là người có liên hệ đến Đại Việt.

    Ông cho hay một vài người liên hệ đến công việc này hiện có mặt ở ngay California nhưng ông lại nghĩ chỉ có thể tiết lộ tên tuổi của họ sau khi ông liên lạc với họ để hỏi ý kiến trước. Đáng tiếc là ông không còn đủ thời giờ để thực hiện chuyện này.

    Trở lại giữa thập niên 50, Việt Nam bị cắt đôi và ông Diệm về nước, truất phế Bảo Đại, lên làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.

    Người Mỹ – hoặc có thể riêng Lansdale – muốn Đại Việt chuyển nhượng hệ thống gián điệp này lại cho chính quyền ông Diệm. Phía Đại Việt không chịu.

    Một hôm hai người trưởng toán của ông Sung bị công an bắt. Ông Sung kể chính tướng Nguyễn Văn Là chỉ huy vụ bắt bớ này. Ông Sung hạ tối hậu thư nội trong ngày công an phải trả lại người nếu không chính ông sẽ thân chinh đến đồn công an xin cùng đi tù.

    Buổi chiều hai người trưởng toán được về.

    Sau đó Đại Việt đồng ý để chính quyền ông Diệm xử dụng hệ thống gián điệp này. Ông Sung kể lại:

    – Tối hôm đó, tôi đi cùng với mấy người trưởng toán đến căn cứ điều hợp, tôi khóc như một đứa con nít.

    Đa số cán bộ Đại Việt nằm vùng ở miền Bắc bị lộ. Điển hình và được cộng sản miền Bắc làm ầm ĩ nhất là vụ một tổ bị lộ do công an cộng sản tình cờ tìm được một bộ phận truyền tin chế tạo tại Mỹ, còn cả nhãn hiệu Made in USA. Những cán bộ này bị đưa ra tòa án nhân dân và lãnh án tù rất nặng.

    Cuộc chạm trán đầu tiên với ông Diệm là một chua cay, nhưng ông Đặng Văn Sung đồng ý vì nghĩ rằng chính quyền có đủ phương tiện hơn trong việc nuôi dưỡng và phát triển các tổ gián điệp, chỉ tiếc ông đã nghĩ sai.

    Khoảng trống lớn nhất trong đời ông Sung có lẽ là khoảng thời gian ông Diệm tại vị. Ông trách ông Diệm đã tìm cách tiêu diệt sinh hoạt đảng phái và giáo phái quốc gia, có cái nhìn chật hẹp của một quan lại và cả tin những người trong gia đình. Bản thân ông chỉ bị theo dõi nhưng không bị bắt bớ cầm tù. Ông cho hay có gặp ông Nhu nhưng những lời đóng góp của ông không được chú ý. Ông sống rất đạm bạc và lợi tức duy nhất là dịch sách. Ông không có hoạt động cụ thể nào trong suốt thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa ngoài việc bàn luận với một số đồng chí và thân hữu như các ông Nguyễn Hữu Phiếm, Phan Huy Quát, v.v… Ông không tham gia vào nhóm Caravelle vì cho rằng “vô ích, ông Diệm và ông Nhu đầu óc chật hẹp, không chấp nhận ý kiến từ những phía khác”.

    Và ông cười:

    – Đến nỗi hôm đảo chính ông Diệm tớ cũng không biết trước. Mình như người ngoài lề.

    Câu hỏi đặt ra là trong khoảng thời gian khá dài, hơn năm năm đó, ông suy nghĩ gì? toan tính gì? Ông cho hay là sống như một thường dân ngoài phố. Nhưng cái mộng ước về một consensus quốc dân lúc nào cũng ám ảnh ông.

    QDĐH quả có đánh động được ước vọng cùng làm việc của nhiều thành phần quốc gia khác nhau và khi có cơ hội, ông lại lăn mình vào cái nỗ lực xây dựng một đồng thuận quốc gia.

    Ông ứng cử và đắc cử vào Quốc Hội lập hiến, và sau đó Dân biểu quốc hội, Thượng nghị sĩ với liên danh Nông Công Binh. Có lẽ do ám ảnh đồng thuận quốc dân khiến suốt thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông không bao giờ đứng hẳn về phía đối lập, chống đối hoặc đánh phá chính quyền và cũng không bao giờ thuộc phe thân chính – phe mà báo chí Sài Gòn vẫn gọi là phe nâng bi. Ông đứng ngoài, đứng giữa những tranh chấp cá biệt, nhỏ nhoi, phe phái để cố tạo một căn bản cho công cuộc chống Cộng.

    Trước câu hỏi chủ trương xây dựng tiệm tiến, từ từ này có thích hợp cho hoàn cảnh VN lúc đó – một VN quằn quại trong chiến tranh, một xã hội băng hoại đến tận cùng, bị nhồi xốc dữ dội giữa các thế lực quốc tế – hay không, ông chỉ đáp “đó là bản tính của tôi.” Thêm một ý giải thích nữa là vị trí của ông không cho ông có cơ hội đóng góp nào khác hơn những gì ông miệt mài, cố gắng làm.

    Và để yểm trợ cho những hoạt động chính trị, ông xuất bản tờ Chính Luận với sự cộng tác của các nhà báo chuyên nghiệp Từ Chung, Thái Lân, Thái Linh và nhiều người khác nữa.

    Ông cười bảo:

    – Tớ có số làm chủ báo. Anh Từ Chung là một người trẻ, trí thức, lý tưởng và vì vậy có cá tính rất mạnh. Tớ cũng cứng cựa nữa nên trong những ngày đầu có những đụng chạm nảy lửa. Hoàn toàn về đường lối căn bản của tờ báo. Điều đáng mừng là sau những va chạm, anh em hiểu tớ hơn nên tờ Chính Luận vẫn có mặt.

    Chính Luận đã đóng đúng vai trò phản ảnh những suy nghĩ của chủ nhiệm Đặng Văn Sung. Tờ báo không đăng tin và truyện nhảm nhí chiều theo thị hiếu quần chúng. Chính Luận cũng không ngả theo các phong trào chống đối, về hùa với một số tổ chức hay cá nhân để đánh phá chính quyền chỉ bởi những mục đích riêng rẽ. Nhưng Chính Luận cũng không bao giờ bị xem như là phát ngôn viên của chính quyền. Ông chủ nhiệm Đặng Văn Sung nhìn lại tờ báo và nói:

    – Chính Luận có những đóng góp của nó nhưng quá rải rác, không đủ sâu, không đủ rộng.

    Nhận xét có vẻ khiêm nhường nhưng cũng rất xác thực. Nó hé lộ cho thấy ông Đặng Văn Sung nhìn việc nước, nhìn công cuộc đấu tranh cho Việt Nam ở một tầm vóc lớn hơn.

    Suốt đời ông Sung chưa bao giờ tham chính. Vào những ngày cuối cùng của miền Nam, ông vẫn nghĩ mọi sự không thể kết thúc vô lý như đã xảy ra. Ông dự đoán Sài Gòn có thể bị vây, thất thủ nhưng còn cả miền đồng bằng Cửu Long và sẽ có một hình thức kháng chiến nào đó.

    Ông có tìm gặp ông Kỳ để hỏi và ông nói:

    – Tớ chưa bao giờ nhận một chức vụ nào trong chính quyền nhưng kỳ này nếu có, tớ sẽ tham gia.

    Ông không bao giờ có dịp tham chính.

    Đến Mỹ, ông chưa biết làm gì nên để tiêu thì giờ ông lo giúp đỡ đồng bào tị nạn ở Orange County với tư cách tự nguyện.

    Vài tháng sau, sở Xã hội đề nghị ông chính thức làm việc và “bỗng nhiên tớ là một anh social worker. Tớ vui với công việc giúp đỡ những đồng bào ít học, bỡ ngỡ trước cuộc sống mới.”

    Cái cách nói rất Đặng Văn Sung đó đẩy tới một câu hỏi khác. Ông có giữ lại những mối dây liên lạc với chính phủ Mỹ, hoặc với những quan chức Mỹ mà ông từng quen, từng cộng tác?

    Ông kể lại khi ở trại chuyển tiếp, Cronin, nhân viên CIA từng làm việc nhiều với ông gọi điện thoại tới hỏi ông cần gì?

    – Tớ cần gì lúc đó? Nước mất, anh em thất tán, bản thân chưa biết sẽ ra sao, tớ chả muốn gì ngoài một chai rượu. Tớ bảo nó gửi cho tớ một chai rượu. Không bao giờ có rượu.

    Ông tuyệt giao với những người Mỹ, ngay cả một lần đảng Cộng Hòa liên lạc yêu cầu ông đứng ra vận động tranh cử cho ông Reagan, ông cũng từ chối. Ông nói:

    – Tớ sống như một người tị nạn, đi làm, tối về xem ti-vi, và thỉnh thoảng xoa mạt chược. Làm gì được nữa bây giờ? Thỉnh thoảng anh em có đến hỏi ý kiến. Ông Trần Minh Công của kháng chiến hồi đó có gặp tớ nhiều lần. Tớ có nói, muốn làm gì thì phải đi từ cơ bản, phải xây dựng một cái cộng đồng trước đã.

    Giữa những nhân vật đấu tranh cho Việt Nam, ông là một trong số hiếm hoi chọn đời sống ẩn dật sau 1975. Ông cho rằng so với những anh em ở trong tù cải tạo, so với những người dân đang lây lất sống dưới chế độ cộng sản, ông sống vất vả như thế nào, làm việc gì dù cực khổ, vẫn hơn họ. Và ông yên phận với chức năng cán sự xã hội của quận Orange, mặc dù trên 70 tuổi vẫn còn kiếm sống bằng đồng lương công chức.

    Ông cho hay có những đêm nằm khóc một mình, nước mắt cứ trào ra. Sức khỏe ông ngày một suy yếu, và khoảng tháng Mười năm 1997 ông phải vào nhà thương khẩn cấp. Đã có lúc tim ông ngưng đập nhưng rồi ông gượng dậy được, có cảm tưởng khỏe mạnh, nhưng vẫn phải thở bằng dưỡng khí.

    Ông khất sẽ trả lời một số câu hỏi khác của người phỏng vấn trong một dịp rất gần. Ông hẹn sẽ nói ý kiến của ông về vai trò và chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông hẹn sẽ nói rõ hơn về đời sống gia đình, về tình cảm của ông, về những mối tình của ông. Trước lời nhắc “ông muốn nói gì với những người trẻ” ông chần chừ suy nghĩ và cũng là “cho tớ khất, sẽ trả lời sau. Chuyện này quan trọng.”

    Cuộc đời của bác sĩ Đặng Văn Sung có lẽ không gì đúng hơn bằng chính lời ông nhận xét về mình “cái thất bại của tôi là không đủ tham vọng, và sống một cuộc đời lãng tử.”

    Khoảng đầu năm 1945, tình cờ gặp một ông thầy bói, ông kể:

    – Cái ông thầy bói đó đoán tớ có số làm cách mạng. Công danh có, tiếng tăm có, gia đình có, hưởng đủ mọi thứ trên đời nhưng lại như chẳng có gì cả, ngay cả gia đình, có đó mà cũng như không.

    Bước chân vào đấu tranh vì lòng yêu nước, gia nhập đảng là để có chỗ thực thi lòng yêu nước đó, miệt mài với lý tưởng quốc gia, cần cù không ngơi nghỉ trong ý hướng xây dựng một đồng thuận quốc dân, ông đã sống một cuộc đời đáng sống. Ông chính là một tiêu biểu cho thế hệ ông, những người quốc gia đấu tranh cho một Việt Nam độc lập không cộng sản – và đã đấu tranh trọn đời nhưng không thâu được thành quả nào.

  7. #27
    Nỗi nhớ
    Phan Lạc Phúc

    Trong những năm tù cải tạo ngoài Bắc ấn tượng nào sâu đậm nhất còn ghi lại nơi anh? Đối với tôi đó là cái đói.

    Đói ngày, đói đêm, đói triền miên, đói mờ mịt càn khôn, đói trơ xương lõ đít. Bảy năm trời đi gần khắp các trại miền Bắc, tôi nhận thấy không phải tù đói mà thôi, trừ một số rất ít cán bộ, đảng viên ra, cả bàn dân thiên hạ ngoài Bắc này đều đói hết. Đói đến nỗi có đám cưới đám hỏi, ai được mời cũng phải đem suất gạo của mình đến góp cơm. Đến trại Thanh Phong này một hôm đi ra ruộng thấy trên mộ người chết có bát cơm, quả trứng cúng mở cửa mả cho người nằm xuống, tôi cà rà lần tới thì mới hay đó là bát cơm quả trứng bằng “xi măng”, sơn trắng – đồ standard của thôn bản làm sẵn phục vụ cho tang gia. Mấy tên tù hình sự ngoài Bắc thấy tình trạng “tưởng bở” của tôi như vậy cứ lấy tay che miệng mà cười rúc rích.

    Đầu năm 1981, “nhà nước ta” đã khoan hồng cho phép gia đình tù nhân gửi quà mỗi 3 tháng 1 lần từ 3 ký lên 5 ký. Chỉ những cải tạo viên nào “lao động, học tập tốt” thì mới nhận được phiếu quà. Anh nào thuộc hạng A vượt chỉ tiêu được 2 phiếu, hạng B trung bình 1 phiếu, hạng C yếu kém bị cắt phiếu quà. Cơm (hay cái gọi là cơm như sắn, ngô, khoai) cũng có 3 hạng; hạng A ăn 15 ký/tháng, hạng B 12 ký, hạng C có 9 ký. Ăn uống như vậy nên có một việc hết sức là nhàn nhã. Đó là việc rửa chén. Có cái gì mà rửa nữa đâu. Có tí khoai tí ngô tí sắn thì không cần phải học “Vệ sinh giáo khoa thư” ai cũng nhai thật kỹ, nhai từ vỏ cho đến lõi, vét sạch như lau như li cho nên cái chén, cái dĩa hay cái gô sạch bóng việc gì mà phải rửa. Hoặc có rửa cũng chỉ tráng qua 1 tí nước cho phải đạo mà thôi. Một việc nữa cũng tỏ ra thừa thãi. Cái việc xỉa răng. Đồ toàn là đồ bột, lại nhai quá kỹ, quá cẩn thận nên không còn cái gì nó vướng mắc vào răng được. Người ta cần phải xỉa răng vì ăn cá, ăn thịt, ăn rau có nhiều thớ (fibre) nên mới mắc răng. Bây giờ có tí chất bột, nhai nhuyễn nhừ chưa tới cổ đã trôi phăng ngay vào dạ dày; ăn uống, nhai nuốt đúng phép “ăn rồi mà như chưa ăn” cái miệng cứ chóp chép hoài như thạch sùng nên có còn lại cái vụn sắn, ngô, khoai nào trong miệng nó cũng bị hút luôn vô bao tử. Chả cần phải xỉa răng làm gì. Nhưng mà trước khi vào buồng, khóa trái cửa, quàng xích sắt, cài then ngang bằng sắt để cho tù vào ăn, ngủ, ỉa, đái trong đó suốt đêm, tù có khoảng 20 phút tản bộ trong sân. Ai cũng theo thói quen ngậm tăm, xỉa răng; Ngậm tăm cho đẹp thôi, có còn cái gì trong kẽ răng nữa đâu mà xỉa.

    Chiều chiều, tôi thường ra đầu lán ngó mông ra rừng, ra suối mà kiếm một chút thiên nhiên. Có một cái cây đổ ở đó. Ngồi trên thân cây, tay vơ mấy cọng cỏ “mần trầu” mọc loạn xạ ở chung quanh làm cái tăm xỉa răng. Vừa xỉa vừa mút đầu ngọn cỏ, như một phản xạ . Cỏ “mần trầư” là thứ cỏ có cọng cứng và cao, trên đầu ngọn có hoa cỏ chĩa ra 3 nhánh, mọc từng dề. Vì cọng cỏ hơi cứng nên làm tạm tăm xỉa răng cũng được. Nhưng vì mút đầu ngọn cỏ hoài nên tôi nhận ra cái phần trắng trắng, non non ở dưới nó có phảng phất một chút vị ngọt… Vị ngọt mơ hồ như sương như khói… nhưng nó đáp ứng phần nào cái khô hạn của thân thể tôi đang thiếu chất đường. Vì vậy nên tôi không phải là xỉa răng bằng cọng cỏ nữa, mà cứ vơ, cứ bứt, cứ nhấm nháp cái phần đầu của cọng cỏ non.

    Bạn tôi, Mai Thảo trước đây có viết một cuốn truyện mà tôi rất thích “Tháng giêng cỏ non “. Ở đây rừng xanh núi biếc, không phải tháng giêng, lúc nào cỏ cũng mọc đầy. Vừa vơ hết khóm cỏ này, khóm cỏ kia đã tiếp tục mọc lên. Cái gì cũng thiếu ở đây, riêng có cỏ là không thiếu. Tôi có một người em nó kịp di tản hôm 29 tháng 4.75 nên bấy giờ nó đang ở Mỹ. Thương tôi bị tù đày gian khổ, nó viết thư về bảo anh có cần em gửi thứ gì về không? Mình đói triền miên, mờ mịt nhưng đâu dám nói là đói. Viết thư về nhà (thư trước khi gửi phải trình cán bộ quản giáo đọc trước) nếu than là đói là thư ấy chắc chắn không được gửi đi mà sau đó còn phải “lên làm việc”. Tôi phải nói xa xa là “anh dạo này bao tử hơi yếu, bị nó hành hoài em có cách nào làm yên được cái dạ dày không?” Thằng em tôi xưa nay học hành cũng được coi là sáng dạ mà sao lần này nó tối dạ quá thể. Nó lại gửi về cho tôi thuốc đau bao tử “chính cống bà lang Trọc”… của Pháp.

    Chiều chiều cứ nhấm nhấm, nhai nhai hoài cọng cỏ non, tôi trở thành quen. Có lúc đói quá trong đêm, ợ lên thấy trong miệng có mùi cỏ… Tôi ở tù trong rừng, nghe nói bên Mỹ bây giờ văn minh tiến bộ lắm, nhất là về y khoa. Cơ phận trong người, hỏng cái nào thay cái nấy. Ở ngoài tiệm có bán cơ phận người ta lền khênh, muốn mua thứ gì cũng có. Tôi mới nảy ra ý kiến là bảo thằng em tôi mua gửi về cho tôi một cái bao tử loại “nhai lại” kiểu trâu bò. Có cái bao tử ấy lắp vô thay cái bao tử người của mình đi, thế là khỏe. Cỏ ở đây thiếu gì, chạp đầy một dạ dày rồi tối về như bây giờ, ợ ra “nhơi” lại.

    *

    Vì đói quá cho nên anh tù nào cũng mong ngóng ngày quà về. Những gói quà mang sức sống và mang cả tình thương của gia đình gửi đến. Phải cảm ơn những gói quà kia cũng như người gửi biết chừng nào. Nhưng “Trời làm một trận lăng nhăng… “ cho nên có anh mong quà dài người mà càng mong càng mất. Thư từ cũng biệt tăm luôn. Đừng có hỏi. Có thương bạn thật tình thì tặng cục đường, cái kẹo. Đừng có động đến nỗi thương tâm không nói ra được của anh ta. Vợ anh ta như thế là đã “ôm con bước sang thuyền khác”. Tôi, may quá thuộc loại vẫn còn nhận được quà. “Mẹ cháư” ở miền Nam xa xôi, vẫn còn nhớ đến.

    Chưa bao giờ lại “nhớ vợ thương con” như lúc này. Cảm ơn Trời, Phật tôi vẫn còn vợ, vẫn còn con. Mấy chục năm nay, tôi có làm thơ làm thẩn gì nữa đâu. Ngày trước lúc còn trai tơ cũng có làm đôi ba bài “chim gái”. Nhưng bỏ lâu rồi. Bây giờ thì bắt buộc phải rặn ra một bài gọi là ghi ơn vợ ở nhà. Tôi thường nhật ở tòa soạn trước đây, vẫn thường nói với Hà Thượng Nhân rằng “ngoài cha mẹ ta, người ta phải ghi nhớ công ơn nhất chính là vợ ta”. Hà Thượng Nhân gật đầu đồng ý.

    Sau một cơn sốt rét rung giường chuyển chiếu rồi sốt nóng li bì, thức dậy trong đêm, tôi viết bài Nỗi Nhớ gửi về cho “mẹ cháu”.

    Nỗi Nhớ

    Có nghĩa gì chia xa
    Có nghĩa gì cách trở
    Anh sống bằng tình xưa
    Anh sống bằng nỗi nhớ

    Anh nhớ em buổi sáng
    Anh nhớ em buổi trưa
    Nhớ em khi trời nắng
    Nhớ em khi trời mưa

    Nhớ em trong giấc ngủ
    Thấy em đầy trong mơ
    Nhớ em đêm thức giấc
    Từ quy hót rừng xa

    Nhớ em trong cơn sốt
    Gọi tên em bất ngờ
    Nhớ gắt gay mùa Hạ
    Nhớ âm thầm mùa Thu

    Nhớ sắt se mùa lạnh
    Nhớ nồng nàn Xuân qua
    Nỗi nhớ như cỏ mọc
    Đầy đồi xanh núi xa

    Nỗi nhớ là lương thực
    Nuôi anh sống trong tù...

  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Nỗi nhớ
    Phan Lạc Phúc


    Tôi ở tù trong rừng, nghe nói bên Mỹ bây giờ văn minh tiến bộ lắm, nhất là về y khoa. Cơ phận trong người, hỏng cái nào thay cái nấy. Ở ngoài tiệm có bán cơ phận người ta lền khênh, muốn mua thứ gì cũng có.
    Khoan đã, ông được thay tim heo đi bán muối rồi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #29
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Khoan đã, ông được thay tim heo đi bán muối rồi.


    Cánh tay nối dài
    Vũ Ánh

    Có lẽ trong đời làm truyền thanh và làm báo, tôi không ưa những ai gọi người này hay người kia là “cánh tay nối dài của…(ai).” Trong giai đoạn tôi còn giữ vai trò phóng viên mặt trận cho hệ thống truyền thanh quốc gia VNCH dưới thời tổng giám đốc là trung tá Vũ Đức Vinh, người mà chúng tôi còn quí mến cho tới bây giờ dù ông đã khuất bóng, ông cũng bị coi là “cánh tay nối dài” của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Là trung tá xuất thân từ ngành tâm lý chiến không quân, khi được bổ nhiệm vào chức vụ Cục Trưởng Cục Vô Tuyến Truyền Thanh theo tên gọi của hệ thống năm 1966, ông liền bị coi là “cánh tay mặt” của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ, thậm chí “bí thư” của ông Kỳ.

    Vào thời đó, tinh thần “team work” trong chính phủ còn mạnh, mặc dù trong một số “nhóm” có rất nhiều ông chỉ là con ông cháu cha, vây cánh, nịnh bợ, thượng đội hạ đạp và nhất là ăn hại đái nát. Trung tá Vũ Đức Vinh thì ngược lại. Mặc dù ông là người viết diễn văn cho tướng Kỳ nhưng trong chốn thân mật với chúng tôi, ông nói thẳng là ông không thích những ai gán cho ông chữ “bí thư” bởi vì ông chả là cái gì đối với những người chung quanh tướng Kỳ. Nghe thì cũng biết vậy thôi chứ thực ra chúng tôi quí mến ông Vinh chỉ vì nhân cách của ông, năng lực, sáng kiến cải tổ ngành truyền thanh và nhất là cách cư xử cũng như đời sống thanh bạch của một quân nhân dù ông giữ trọng trách lãnh đạo trong ngành tuyên truyền quan trọng nhất vào thời bấy giờ.

    Thế nhưng, người ngay thẳng thì hay mắc nạn. Trong cuộc dàn xếp để hai ông tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ không phải đối đầu với nhau mà phải đứng chung trong liên danh tranh cử, trung tá Vinh đã phải sống trong sự căng thẳng thường trực để giữ cho một đài phát thanh quốc gia không ngả về phe nào, nhất là né những mũi tên “cánh tay nối dài” hay “cánh tay mặt...” của tướng này hoặc tướng kia. Ông luôn luôn nhắc nhở đám trẻ chúng tôi “các cậu phục vụ quốc gia, quân đội và dân chúng chứ không phải ông Thiệu hay ông Kỳ” để phòng ngừa có cậu nào hãng máu làm hư chuyện.

    Nhưng đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành tổng thống và tướng Nguyễn Cao Kỳ thành phó tổng thống thì Dinh Độc Lập chia thành hai cánh và hai ông bắt đầu ngáng chân nhau. Trung tá Vinh lại một màn lãnh đủ những mũi tên khác có tẩm thuốc độc, nào là “người của Kỳ gài lại,” nào là “cánh tay nối thêm dài,” nào là “Vinh nó là người của Kỳ sao không về Phủ Phó, bộ nó ăn phải bả Thiệu rồi à?”

    Chúng tôi là những người gắn bó với ông Vinh trong những sóng gió của chiến tranh cộng thêm những tranh chấp giữa những nhà lãnh đạo VNCH, nên rất thông cảm ông xếp và không thích những mưu mô đằng sau người sĩ quan cương trực này. Có lần ông tâm sự trong một cuộc gặp riêng khi tôi từ mặt trận Quảng Trị trở về trước Tết Mậu Thân: “Trên bộ yêu cầu viết một cái ‘citation’ về cậu, sau khi gặp tôi, cậu xuống liệt kê tất cả những trận đánh cậu từng tham dự và tường thuật. Cố gắng lên, cậu làm việc và ăn lương quốc gia cho nên nếu tôi có đi khỏi đây, cũng cứ thế mà tiến, đừng nản.”

    Tết Mậu Thân diễn ra, ông là người có công lớn trong việc sắp đặt kế hoạch vào giờ chót nên đã làm hỏng kế hoạch phát thanh cuốn băng hiệu triệu của Hồ Chí Minh do bọn đặc công mang theo khi tấn công vào đài. Sau khi tình hình ổn định, dọn dẹp đống gạch đổ nát, xây dựng xong một cơ sở tạm cho hệ thống, điều hòa lại chương trình phát thanh trên làn sóng quốc gia, ông Vinh nộp đơn từ chức và trở lại với không quân, con nhạn đầu tiên trúng mũi tên tẩm thuốc độc của dư luận “cánh tay nối dài” của lòng đố kỵ, ganh ghét, nhỏ mọn, đặt quyền lợi của cá nhân, phe nhóm lên trên quyền lợi quốc gia.

    Đó là một trong những trải nghiệm khi tôi làm việc trong một cơ quan truyền thông nhà nước VNCH. Truyền thanh và báo chí có một biên giới rất mỏng manh và đám phóng viên trẻ chúng tôi cũng tập tễnh đặt chân vào lãnh vực này. Càng bước sậu vào nghề báo, càng khám phá ra nhiều điều. Tôi phải nhập vào một “băng” được gọi là “nhóm nồi niêu xoong chảo” tức là nhóm đầu bếp, mỗi nhóm có một đầu tầu, chủ báo nào mướn thì đầu tầu kéo chúng tôi vào “nấu bếp.”

    Khi chủ báo không thích nữa hoặc chính chúng tôi thấy ông chủ báo nào không nên cộng tác nữa thì rút dù. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao nấu những món ăn tinh thần cho ngon và được trả công bằng những bì thơ trong đó gói ghém số tiền mặt nhuận bút hàng tháng. Đối xử với nhau thì ngoài tình đồng nghiệp, còn cần sự công bằng, ngay thẳng, giữ đạo đức nghề nghiệp.

    Tất nhiên, cũng có ông bà xé rào khỏi nhóm đi sang nhóm khác, nhưng nói chung là các nhóm “nồi niêu xoong chảo” chúng tôi coi đó là lẽ bình thường và đều phải tự hỏi: Liệu mình đối xử với nhau ra sao mà đến nỗi có người phải bỏ nhóm? Do đó, tốt nhất là vẫn xử thế với nhau cho phải đạo, vẫn đi ăn đi uống với nhau bình thường, hỏi thăm nhau công việc.

    Tuyệt nhiên, không có nhóm nồi niêu xoong chảo nào ngáng chân nhau bằng những thủ đoạn mờ ám “cánh tay nối dài,” hay “cài người vào.”

  10. #30
    Quân cảng Cam Ranh
    Phan Lạc Phúc

    Năm 1969 trong phái đoàn báọ chí Thái Bình Dương, đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viếng thăm nước Mỹ, tôi nhớ buổi đi thăm trường võ bị West Point. Để tới được quân trường lẫy lừng danh tiếng, nơi xuất thân các tướng xuất chúng của Hoa Kỳ và thế giới như Patton, Mc Arthur, Eisenhower... phái đoàn chúng tôi khởi hành từ New York, phải theo một xa lộ nằm bên sông Hudson mà đi ngược lên. Có một cảnh tượng đập vào mắt tôi cho đến bây giờ vẫn không quên được. Suốt 30 miles ven con đường núi dẫn đến West Point, chúng tôi nhìn thấy trùng trùng điệp điệp, hàng hàng lớp lớp những chiến hạm phế thải của Mỹ sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến nằm chen chúc trên sông Hudson. Phải nói đây là một “đại dương” sắt thép; chúng tôi thấy nó trải dài suốt 30 miles mà còn chưa hết, không biết nó chấm dứt ở đâu? “Đại dương” sắt thép ấy làm nền cho tới việc tới thăm West Point, một cái nôi quân sự của nước Mỹ.

    Nó làm liên tưởng đến nhiều vấn đề: sự phí phạm vô cùng của chiến tranh, sự giàu có khủng khiếp của nước Mỹ, đường lối quân sự và chính trị khó hiểu của Hoa Kỳ. Tôi nhớ có hỏi người hướng dẫn phái đoàn (Giám đốc Đông Nam Á vụ) là tại sao tầu chiến trông còn tốt quá, đẹp quá mà lại để tiêu ma hoang phế với thời gian như vậy? Rất “ngoại giao” và cũng rất nhà nghề, người hướng dẩn nhún vai mà nói “Đây là vấn đề quân sự, tôi đâu có biết”. Chuyến đi được gọi là “tham quan tìm hiểu nước Mỹ” mà càng đi, đối với tôi nó lại càng khó hiểu thêm ra. Đi xe từ tiểu bang này tới tiểu bang kia thấy những cánh đồng ngút mắt bỏ không, có giây kẽm gai bao quanh, cấm không trồng trọt. Có lẽ là để tránh khủng hoảng thừa, giữ giá cho nông phẩm. Tới miền Texas có những túi dầu đầy nhưng để đó không khai thác, đi mua dầu của Trung Đông về dùng (nghe nói những túi dầu ở Alaska cũng vậy). Biết đâư “đại dương” chiến hạm phế thải trên sông Hudson kia chẳng phảì là một cái mỏ sắt thép khổng lồ để dành cho mai hậu.

    Khi về nước, tôi mới đem chuyện “đại dương” chiến hạm phế thải trên sông Hudson ra nói chuyện với một hạm trưởng Hải quân VN. Sau một vài giây phút suy nghĩ, người hạm trưởng nói: “Tôi chỉ xin trình bày một chút ý kiến về hàng hải. Những phát kiến mới đây của khoa học đã làm thay đổi quan niệm về chiến lược và chiến thuật quân sự. Những chiến hạm từng là niềm hãnh diện của Hải quân trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến như thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khụ trục hạm... bây giờ trở nên cồng kềnh và kém hiệu lực so với hỏa tiển các lọai từ mặt đất, từ hàng không mẫu hạm, từ tầu ngầm và trên phi cơ của chính những hàng không mẫu hạm kia. Phải chăng cái “đại dương” chiến hạm phế thải của Mỹ trên sông Hudson vì thế càng ngày càng thêm rậm rạp”.

    Từ ngày đi thăm quân trường West Point đến nay đã 35 năm trôi qua. Đột nhiên cảnh tượng trên sông Hudson năm xưa cùng nhận định của người hạm trưởng VN hiện ra trong trí nhớ khi gần đây bộ trưởng quốc phòng VN/XHCN được mời tới thăm Hoa Kỳ, chiến hạm Mỹ bỏ neo thiện chí tại sông Saigon cùng một lúc với tin hành lang Mỹ sắp trở lại Cam Ranh. Tin hành lang có nghĩa là tin chưa được xác nhận, mới chỉ là “viên đá dò đường”. Nhưng giả thử Hà Nội đề nghị như vậy thật, liệu phản ứng Mỹ sẽ như thế nào?

    Đường lối quân sự và chính trị của Mỹ xưa nay vốn có đặc tính mù mờ, khó hiểu nhưng trên khía cạnh quân sự đơn thuần, chúng tôi thiển nghĩ người Mỹ bây giờ chưa cần hay không cần đến Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh ở gần Nha Trang là một quân cảng thiên nhiên rất đẹp, nổi tiếng trên thế giới với bán đảo Thuỷ Tiên và Cẩm Lai tạo thành một bức bình phong chắn sóng và chắn gió ở ngoài khơi, bao bọc một vùng biển sâu kín, đủ sức chứa một hạm đội trong “vũng” biển của mình. Từ thế kỷ 18, chúa Nguyễn ở miền Nam đã đóng quân và sử dụng quân cảng Cam Ranh (cùng với eo biển Thị Nại, Qui Nhơn) trong bao nhiêu năm ròng rã Trịnh Nguyễn phân tranh. Khi người Pháp đô hộ VN cuối thế kỷ 19, Pháp đã mở mang Cam Ranh thành một quân cảng tiên tiến (do hầu tưởc Barthelemy xây dựng) để các tàụ chiến xuyên đại dương trú đậu, ăn than, tiếp tế nước ngọt. Năm 1905, trong trận chiến Nga - Nhật dưới thờí Sa hoàng Nicholas đệ nhị, đô đốc Nga Lô Diệp Vinh Kỳ (Rojeswensky) đã đem cả hạm đội vào tránh bão tại vịnh Cam Ranh. Sau đó hạm đội Nga đã từ Cam Ranh ra khơi và bị hạm độí Nhật đánh tan tại eo biển Đối Mã.

    Thập niên 60 vừa qua của thế kỷ 20, Mỹ đến VN, đã hiện đại hoá Cam Ranh, tu sửa lại đèn biển Hòn Tráng, xây dựng thêm các công trình quân sự khác như sân bay, kho dầu, các cầu tàu mới. Qưân cảng Cam Ranh có 5 cầu tàu lớn, 4 bến đổ bộ, cỏ thể tiếp nhận các loại tàu có trọng tải 200 ngàn tấn.

    Quân cảng Cam Ramh được xây dựng và trang bị hiện đại như vậy nhưng khi cần là Mỹ bỏ đi liền. Mỹ bỏ Cam Ramh, bỏ cả miền Nam VN không ngoảnh mặt lại. Có một quân cảng khác ở Thái Bình Dương nơi Mỹ mất công hàng trăm năm xây dựng và thiết trí mà khi gặp chuyện lôì thôi, không ưng ý, Mỹ dẹp bỏ ngay, khộng hối tiếc. Đó là quân cảng Subic tai Phi Luật Tân. Đảo quốc Phi vốn là thuộc địa cũ của Mỹ, quân cảng Subic cững như phi trường Clark ở gần bên đã được coi như tiểu bang thứ 53 của Mỹ rồi. Nhưng nhân dân Phi đầu thập niên 90 vừa qua “tưởng bở”, biểu tình đòi đất, đòi lên giá cho thuê quân cảng và phi trường hàng tỉ Mỹ kim, thế là Mỹ cuốn cờ, xếp ba lô đi ngay. Đến thời ông tổng thống Ramos lên cầm quyền, ông ngỏ ý muốn mời người Mỹ trở lại, nhưng Mỹ bắt chước Ăng Lê, “phớt tỉnh”, một đi không trở lại.

    Người Mỹ không cần cứ điểm trên đất liền nữa. Áp dụng triệt để phát minh khoa học trên địa hạt quân sự, Mỹ đã có sẵn những quân cảng nổi và lưu động, đó là hàng không mẫu hạm. Trước đây hạm đội Mỹ (như đệ thất hạm đội ở Thái Bình Dương) có lực lượng chính là những thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm. Bây giờ, muốn dằn mặt Trung Cộng, bảo vệ Đài Loan, Mỹ chỉ việc gửi đến biển Đông vài hàng không mẫu hạm, thế là đủ rồi. Xưa kia sức mạnh của Hải quân (force de frappe) nằm ở những dàn đại bác khổng lồ (trên 300 ly), thiết trí trên các chiến hạm nhưng giờ phút này, đại bác nào sánh được với hoả tiễn các loại lắp đặt trên các hàng không mẫu hạm. Hậu bán thế kỷ 20 cho thấy sự bá chủ bầu trời của không lực. Hàng không mẫu hạm có ngay một sân bay trên boong tầu và nhiều loại phi cơ. Phi cơ và phi công trên hàng không mẫu hạm là loại phi cơ và phi công ưu tú nhất với đủ loại hỏa tiễn: không-không, không-hải, không-địa và bom tinh khôn đánh trúng mục tiêu như để.

    Quân cảng nổi đi trên mặt nước, bên cạnh và bên dưới là một sự hoạt động tinh vi và phức tạp. Có tàu dẩn đường, tàu vét mìn, tàu bảo vệ, có người nhái luân phiên canh phòng dưới nước, có tàu ngầm mang hỏa tiễn hạch tâm nguyên tử Polaris ở gần. Một hàng không mẫu hạm đi tới đâu, đó là một quân cảng nổi, mang theo một sức mạnh hủy diệt khổng lồ, một sự răn đe dễ nể.

    Nếu cần sự có mặt của lục quân Mỹ (giá thử thôi) thì với lực lượng triển khai nhanh (rapid deployment forces) đóng ở đảo Guam hay Hawai và phi cơ vận tải khổng lồ C5 Galaxy, lục quân Mỹ sẽ tới chiến trường trong khoảng từ 36 đến 48 tiếng đồng hồ.

    Nếu nói rằng Mỹ cần có mặt ở Cam Ranh để thăm dò động tĩnh của Trung Cộng ở biển Đông thì với bao nhiêu vệ tinh do thám và thông tin trên quỹ đạo trái đất, gần như mỗi thước vuông tại những điểm nóng của hành tinh này đều được bộ tham mưu Mỹ xem xét hàng ngày. Vì đã có sẵn những quân cảng nổi cùng những phương tiện tối tân như vậy, Mỹ đâu cần có cứ điểm cố định trên mặt đất.

    Nếu Hà Nội muốn Mỹ trở lại Cam Ranh, nó không đơn thuần có nghiã là nhường cho Mỹ sử dụng một quân cảng; Hà Nội nhân đó muốn nấp dưới cái dù nguyên tử hạch tâm của Mỹ chống lại sức mạnh nguyên tử của bá quyền Trung Quốc. Người Mỹ, những nhà thực dụng chủ nghĩa bậc thầy, chắc chắn nắm rõ chuyện này. Quyền lợi Mỹ ở Trung Hoa lục địa và quyền lợi Mỹ ở VN, cái nào nặng cân hơn? Đây lại là khởi điểm của một vấn đề phức tạp khác. Nếu Hà Nội nhường Cam Ranh cho Mỹ và chuyện đó trở thành hiện thực, nước VN chúng ta trở nên lực lượng tiền phong chống bá quyền Trung Quốc.

    Suốt mấy thập niên qua, vì nước ta một phía được mang danh là nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á, một phía là tiền đồn của thế giới Tự Do nên mới chiến tranh không dứt, dân tộc mới điêu linh, đất nước mới khốn khổ, lầm than, dân chúng mới chìm đắm trong cảnh núi xương sông máu. Biết bao giờ chứng ta từ khước được sự uỷ nhiệm đầy máu và nước mắt kể trên?

 

 

Similar Threads

  1. tháng ba
    By muavalam in forum Thơ
    Replies: 0
    Last Post: 03-22-2012, 01:40 AM
  2. 8 tháng ba muộn
    By TL4 in forum Thơ
    Replies: 2
    Last Post: 03-18-2012, 07:39 PM
  3. Vần thơ tháng hạ
    By Man Ho in forum Thơ
    Replies: 18
    Last Post: 11-25-2011, 02:18 PM
  4. Góc nhìn của Khế
    By MưaPhốNúi_ in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 12
    Last Post: 10-30-2011, 08:55 PM
  5. Sao không nhìn thấy chữ ký ?
    By thangtram in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 3
    Last Post: 10-03-2011, 07:59 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:34 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh