Register
Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 32
  1. #11
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Người Cận Vệ Nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà


    ...................Cận Vệ Viên:

    Đất nước đang thời chiến cho nên Cận Vệ Viên được tuyển chọn trong thành phần quân nhân trong các Quân, Binh Chủng Hải, Lục và Không Quân QLV
    NCH, qua phần an ninh lý lịch rất kỹ lưỡng. Là thành phần ưu tú có thể năng, giỏi võ thuật và tác xạ trong các đơn vị thiện chiến của quân đội như Lôi Hổ, Biệt Kích Dù, Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Động Quân, Người Nhái v.v… Các nhân tài võ thuật đương thời trong các đơn vị khác như Trương Đức Hiếu, Thạch Cẩm Tòng vô địch Việt Nam về môn Nhu Đạo, và các huyền đai xuất sắc xuất thân từ Trung Tâm Võ Thuật Thái Cực Đạo Thủ Đức do các võ sư của phái bộ quân sự võ thuật Thái Cực Đạo Nam Hàn huấn luyện, đều được tuyển chọn về Khối Cận Vệ.
    ...........................

    Tác Giả: Lê Đình An
    Quote Originally Posted by Lan Nguyen View Post
    Thanks Nghi cho L & phố đọc ké

    bai` vie^t' hay qua'
    L đọc mà thấy cứ nhu* là 007 & Z28 vậy á
    Nghi thì đọc xong bài viết này rồi...tiếc hùi hụi. Một trong những người trong toán cận vệ viên, Nghi nhận ra và có biết thầy Thạch Cẩm Tòng. Sau 75, thầy Tòng trở về dạy Judo ở Quận 3, sân Hồ Xuân Hương - Bà Huyện Thanh Quan. (Chắc bác Hoài Vọng biết sân thể dục thể thao này ha bác?) Hồi đó Nghi có biết...phong phanh về việc xưa thầy làm cận vệ cho nhân vật lớn nào đó, nhưng biết chỉ là biết vậy thôi, đâu có dè thầy làm cận vệ trong Phủ Tổng Thống của thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Ngầu! Cho nên đọc được bài viết, Nghi tiếc hùi hụi. Phải mà Nghi biết sớm, thể nào Nghi cũng xin làm đệ tử thầy, thì biết đâu giờ này đã là...hiền đai đệ mấy đẳng Judo roài ah! Sau này gia đình thầy Tòng cũng đã định cư ở Hoa Kỳ, nhưng chắc là thầy không còn đi dạy võ nữa.

    Lan dán lại bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ mà Lan hát năm ngoái nghe đỡ ghiền đi L. Bài đó L hát hay ghê ah. Thanks L trước nhen! @};-~o)
    Last edited by Vịnh Nghi; 04-07-2012 at 07:41 PM.

  2. #12
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Nhìn lại những cảnh đời tị nạn thiệt buồn ha Lan?! Càng buồn hơn khi nghĩ tới những người cũng đi mà không bao giờ đến được....chẳng còn hình hài....

    Bài Nhớ Mẹ hay ghê. Ca sĩ 5 (cười) hát rất tha thiết. L dán hùi nào mà Nghi mới được nghe lần đầu hè? (hát: Lan còn nợ Nghi...L còn nợ Nghi....nhớ hong Lan?)
    Giai điệu bài nhạc hay, lời ca man mác, và đọc thêm tư liệu về hoàn cảnh sáng tác
    của 2 ông này khiến bài ca chắp cánh. Chứ "ca sĩ 5 (cười)" hát muốn hụt hơi. Bài gì
    mà tiết tấu nhanh, chữ lại nhiều. Lấy hơi nhiều thì là ca sĩ thiếu hơi, lấy hơi ít thì là
    ca sĩ hụt hơi.

    Cám ơn LN và VN đã chiếu cố bài hát.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Nghi thì đọc xong bài viết này rồi...tiếc hùi hụi. Một trong những người trong toán cận vệ viên, Nghi nhận ra và có biết thầy Thạch Cẩm Tòng. Sau 75, thầy Tòng trở về dạy Judo ở Quận 3, sân Hồ Xuân Hương - Bà Huyện Thanh Quan. (Chắc bác Hoài Vọng biết sân thể dục thể thao này ha bác?) Hồi đó Nghi có biết...phong phanh về việc xưa thầy làm cận vệ cho nhân vật lớn nào đó, nhưng biết chỉ là biết vậy thôi, đâu có dè thầy làm cận vệ trong Phủ Tổng Thống của thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Ngầu! Cho nên đọc được bài viết, Nghi tiếc hùi hụi. Phải mà Nghi biết sớm, thể nào Nghi cũng xin làm đệ tử thầy, thì biết đâu giờ này đã là...hiền đai đệ mấy đẳng Judo roài ah! Sau này gia đình thầy Tòng cũng đã định cư ở Hoa Kỳ, nhưng chắc là thầy không còn đi dạy võ nữa.

    Lan dán lại bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ mà Lan hát năm ngoái nghe đỡ ghiền đi L. Bài đó L hát hay ghê ah. Thanks L trước nhen! @};-~o)
    Hồi ở Sài Gòn, cạnh nhà có ông làm thư ký phủ tổng thống, lúc bán nhà có mời ông này sang nhậu.
    Lúc ông nhậu xỉn ổng chửi Việt Cộng quá xá ... hahaha. Cái thằng mua nhà là thằng cán bộ bự tổ nái
    sau 75 đi mua nhà cho vợ bé. Hắn cứ giơ hàm răng vẩu (hăng rô) đen xì cười cười và ngồi nhậu chẳng
    nói gì. Cô vợ bé người Sài Gòn đẹp thầy chạy. Tiếc tay cho đóa Tường Vi cắm bãi xê trâu !

    Nói chuyện làm phủ tổng thống mà nhậu dở ẹt như " cha quại " kia rồi ca hát lung tung, tâm sự linh tinh
    chắc chỉ có Việt Nam Cộng Hòa mình xưa kia mới có. Sang tay mấy cha đỏ là nó truy căn cơ từ ba đời
    không cốt cán mà vào sào huyệt chắc là khó.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #14
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846
    30 Tháng 4

    * Để mãi mãi nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
    TVG





    Ai vui ? Ai buồn ?

    Ngày 30 tháng 4, ngày có "hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" như lời nhận xét của “cựu thủ tướng” cs Võ Văn Kiệt, “người” này cũng giống như một số “người” lãnh đạo csvn khác phải chờ đến mãi buổi xế chiều của cuộc đời thì bỗng dưng phải gió rồi trở giọng “phản động.” Phải chi mấy “người” này tỉnh táo một chút vào lúc đang còn quyền cao chức rộng thì đám dân đen cũng được nhờ (!) và đã nhiều sinh mạng không phải oan thác.

    CS vẫn tiếp tục hân hoan vui mừng “nhiệt liệt” hợp ca cái điệp khúc "ngày chiến thắng huy hoàng", là một (ngày) thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta." (sic) (Lời của Đại tướng gốc thợ may Văn Tiến Dũng).

    Kỷ niệm chiến thắng, bắn pháo hoa “diễu binh” ăn mừng ngày 30/4, mà ngay bên lề đường còn nhiều đám dân đen xếp hàng kêu oan bị cướp mất đất, bà già run rẩy ăn xin, em bé bỏ học bán vé số… Ăn mừng ngày đánh “Mĩ cút ngụy nhào.” Oái oăm, ngày này cũng là ngày ăn mừng “đổi mới,” trải thảm đỏ mời đón Mỹ trở lại đầu tư vì “đảng ta” vừa mới định hướng kinh tế thị trường XHCN và cảm thấy “bị tư bản bóc lột” là chuyện “tiên tiến, tốt” phải làm trong giai đoạn phát triển kinh tế quốc gia. Ngày này cũng là ngày các lãnh tụ csvn vĩ đại kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” về xây dựng quê hương vì sau mấy chục năm chiến thắng vinh qunag “đảng ta” vẫn chỉ giỏi ở cái mảng phá hoại và tham ô.

    Đám chăn trâu, thợ thiến heo, ở đợ, cướp cạn, thất học… đi bộ từ trong rừng ra với áo không lành giầy không vớ “ăn mừng” vì bỗng nhiên một sớm một chiều trở thành tiến sĩ, đại gia, cán bộ cao cấp lèo lái “con thuyền không bến” Việt Nam đến vinh quang vô địch (?)

    Ăn mừng vì “thép đã tôi thế đấy” đội ngũ cán bộ lãnh đạo (từ chính quyền trung ương đến cơ sở chính quyền địa phương) thành một lũ vô cảm, dửng dưng trước những đau khỗ quằn quại của đồng loại, coi thường dân, không dám nhận chịu trách nhiệm về những sai trái; Ăn mừng vui vì “tụi nó” cướp của người khác chứ không (chưa) cướp đến của nhà mình?!

    Ngược lại, cũng có nhiều người ở cùng chiến tuyến với cs rất buồn vì đã tự “giác ngộ.” Họ nhìn ra là họ đã bỏ phí cả thời xuân xanh, tài sản để chạy theo cs rồi bây giờ sau mấy chục năm ròng mới nhận ra cái ngu xuẩn của mình và ngu xuẩn của chính sách cs; Mặc dù họ mới chợt “phản tỉnh” và tuyên bố “phản động” này nọ nhưng cũng chỉ làm cho có chuyện, làm để lấy tiếng ngu vì cô thế (người quốc gia còn bán tín bán nghi, không buồn để ý đến họ), sức đã mòn, chợ đã chiều… không thay đổi cái quái gì được nữa!

    Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản… Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs. Đám đông này trước đây rất ồn áo, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình.

    Có những gia đình gồm nhiều thế hệ dù không bao giờ chấp nhận cs nhưng không tìm được lối thoát thân. Họ rất buồn vì phải đón chịu tất cả những trận đòn thù hận, tù đày, bao vây kinh tế… từ mafia cs.

    Có trên 3 triệu người tị nạn ở hải ngoại rất buồn, nhìn về ngày 30/4 như một ngày quốc hận, một tháng Tư đen; một ngày đau đớn cay đắng nhiều nước mắt nhất trong suốt 4000 ngàn năm lịch sử dân tộc Việt.


    Ai thắng ? Ai thua?

    Sau một cuộc chiến tranh thì phải có kẻ chiến thắng, người bại trận. Cứ theo như luận điệu như csvn đang “ăn mừng” thì mọi người phải hiểu là “Mĩ và Ngụy đã thua?!” Mà có thiệt vậy không hà?

    Hãy nhìn nước (“đế quốc”) Mỹ từ ngày 30/4/1975 cho đến hôm nay. Họ không có tỏ cái vẻ gì là một nước bại trận. Họ vẫn là một cường quốc mà các lãnh đạo csvn lần lượt thay phiên nhau xin đến thăm viếng (sau cấm vận!) Các chuyến thăm viếng của lãnh tụ csvn vẫn được báo lề phải cs tường trình như một niềm hãnh diện “Chủ tịch, Thủ tướng nước ta được Tổng thống Mĩ tiếp đón tại Nhà trắng, tại phòng Bầu dục, tại vườn Hồng…” Rõ ràng là các Tổng thống Clinton , Bush đã đến Việt Nam mà vẫn được dân chúng Việt Nam niềm nở háo hức tiếp đón… Họ không hề đến Việt Nam để ký giấy đầu hàng hay xin xỏ csvn bất cứ chuyện gì?!

    “Ngụy” (một danh từ có nghĩa xấu mà cs đã gán cho tất cả người dân, chính quyền hay bất cứ sự kiện gì có dính dáng đến “đế quốc Mĩ!”) có thua thiệt không? Chiến tranh đã chấm dứt nhưng sự tranh đấu của “Ngụy” đâu đã thấy chấm dứt! Thực ra, sự tranh đấu của “Ngụy” mỗi ngày mỗi mạnh hơn; nhất là từ hải ngoại. Cờ vàng vẫn tung bay hiên ngang oai hùng trước công đường thế giới trong khi cờ đỏ cs phải lén lút đi vào cửa sau. Cơ hội “Ngụy quân, Ngụy quyền” trở lại Việt Nam (khi csvn bị giải thể) không còn là chuyện “không tưởng.” Người dân Việt Nam (nhất là dân miền Nam) đâu còn dấu diếm e dè gì khi họ cần tỏ thái độ là “thà sống với Mỹ làm ‘Ngụy’ như người Nhật, Đức, Nam hàn, Đài loan… vẫn còn hơn là ‘vinh quang’ cúi đầu dưới “4 cái tốt” và “16 chữ vàng” của kẻ tử thù truyền kiếp TQ. Chẳng thà sống lưu vong làm ‘Ngụy’ hơn là sống dưới cái nhà tù lớn CSVN lập ra.”

    Cs một mặt kêu gọi "hòa giải và hòa hợp dân tộc" mà tại sao mặt khác, bao nhiêu năm trôi qua, vẫn gọi những người “phía bên kia chiến tuyến” là “ngụy quân, ngụy quyền?” Vẫn gọi Mỹ là “đế quốc tư bản” mà thích gởi con cháu họ sang Mỹ du học để được học… cách bóc lột của đế quốc tư bản?

    Ôi cộng sản Việt Nam !!! Một sự nghịch lý lố bịch cuối cùng còn xót lại trên hành tinh này!


    Ai giải phóng ai? Giải phóng cái gì?

    Theo tự điển tiếng Việt, chữ “Giải phóng” có nghĩa là “Làm cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, bị chiếm đóng. Làm cho được tự do; thoát khỏi sự ràng buộc bất hợp lý.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam lại bị cưỡng chế nô dịch (đi tù, đi kinh tế mới, bị quản chế, bị cô lập, hoàn toàn mất tự do, mất quyền công dân…) Người dân miền Nam có cần được cs bắc Việt giải phóng họ hay không? Nếu gọi là “đã được giải phóng” thì đời sống của họ phải khá hơn, tốt đẹp hơn lúc chưa “được giải phóng.” Hãy nhìn, đọc những con số không biết nói dối. Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - rời Việt Nam năm 1981 sang định cư tại Úc năm 1982 là Giáo sư Đại học New South Wales (Úc) - đã trình bày một cách cụ thể kết quả (bằng số) trước và sau ngày “giải phóng” 30 tháng 4 năm 1975 như sau:

    (Trích nguyên văn – tuy hơi dài nhưng đáng đọc; đáng đồng tiền bát gạo)

    Tính từ ngày 30/4/1975 . Nhân dịp đọc một cuốn sách cũ, tôi thấy có vài thông tin về kinh tế của miền nam Việt Nam trước 1975 cũng có ý nghĩa so sánh nào đó ...

    Về thu nhập bình quân, theo “số liệu kinh tế - GDP” bình quân, ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150 USD. Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan . Ba mươi sáu năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).


    Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%. Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?


    Hôm nọ, khi tôi viết rằng thời trước 1975, du học sinh Thái Lan sang đại học miền Nam học, còn bây giờ thì mình sang đó... du học. Chẳng có gì xấu hổ. Người ta giỏi hơn mình thì mình học người ta. Nhưng nói ra sự thật ấy làm tôi nao lòng và buồn về sử đổi đời. Có người từ miền Bắc hỏi tôi có bằng chứng gì giáo dục miền Nam tốt hơn bây giờ? Tôi nói chính tôi là sản phẩm của nền giáo dục thời trước 1975 đây. Còn hàng vạn "sản phẩm" của nền giáo dục trước 1975 đang ở nước ngoài và họ cũng thành danh, thành tài. Đó là một bằng chứng của nền giáo dục trước kia.


    Về trình độ của giới cầm quyền, 36 năm sau nước (CHXHCN) ta đã có 50% bộ trưởng có văn bằng tiến sĩ. Thời trước 1975, tôi không có con số chính xác, nhưng chỉ nhớ số bộ trưởng có bằng tiến sĩ chỉ đếm đầu ngón tay. Ngay cả ông Hoàng Đức Nhã với bằng thạc sĩ (MS degree) nhưng được giới báo chí và công chúng nể lắm rồi. Nhưng theo Giáo sư Đặng Phong thì tuy họ học không cao, nhưng trình độ thật thì cao và đáng nể: “Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm ... Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc (checks), các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.”


    Ngày xưa (thời VNCH) cũng có tham nhũng, nhưng hình như bản chất hơi khác với thời nay. Ngày xưa, giới quan chức VNCH tham nhũng chủ yếu là ăn chận tiền tài trợ của Mĩ. Thật ra, tham nhũng của VNCH là có lợi cho “cách mạng,” vì lợi dụng đó mà du kích mới có tiếp viện! Tham nhũng thời VNCH theo Gs Đặng Phong là “một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.” Còn ngày nay, cứ như báo chí phản ảnh thì quan chức ăn chận tiền của… dân. Họ cũng ăn chận (hay ăn cắp?) tài nguyên đất nước. Hình thức tham nhũng nào cũng nguy hiểm, nhưng ăn chận tiền dân và tài nguyên quốc gia thì đúng là nguy hiểm và […]. Giáo sư Đặng Phong nói: “Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn.”


    Ngày 30/4 thường được nhắc đến như là một “ngày chiến thắng,” “ngày giải phóng miền Nam .” Đứng trên quan điểm kẻ thắng người thua, thì chắc cũng có lí do để gọi đó là ngày chiến thắng. Nhưng thử hỏi với cả 4 triệu (?) người phải bỏ mạng trong cuộc chiến đó, cộng thêm hàng trăm ngàn bỏ mạng trên biển, và 3 triệu người lưu vong, thì chiến thắng đó có vẻ vang không? Chẳng lẽ ăn mừng chiến thắng trên xác người? Còn giải phóng thì có nghĩa là giải phóng từ nô lệ, gông cùm của bọn đế quốc, nhưng trong thực tế ngày xưa đâu có nô lệ, và bọn đế quốc Mĩ cũng đâu có gông cùm gì; chúng vẫn phát triển giáo dục tốt, hệ thống y tế tốt, kinh tế gia đình khá no ấm, học trò lễ phép, báo chí nói khá thoải mái (diễu cợt ông Thiệu, ông Kỳ liên miên). Do đó, hai chữ “giải phóng” e rằng không thích hợp với thực tế của những con số vừa trình bày.

    (nguồn Nguyễn Văn Tuấn Blog)

    (hết trích)


    Như đã trình bày hơi dài giòng, “giải phóng” là thay đổi cái (chế độ chính trị) cũ bằng một cái khác tốt đẹp hơn. Ai cũng biết nhạc sĩ thân cộng Trịnh Công Sơn, sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi “anh em văn nghệ sĩ và học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam” như sau:

    (Tôi xin ghi lại nguyên văn từ tài liệu audio của “youTube”)

    Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=KSnXi...eature=related

    “Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động được gặp và nói chuyện với tất cả anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này (!). Hôm nay (ngày 30 tháng 4 năm 1975) là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày mà chúng ta đã ‘giải phóng’ hoàn toàn đất nước Việt Nam ; cũng như những mơ ước của các bạn (?) bấy lâu về sự độc lập, tự do và thống nhất… Hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả… Chúng tôi đang ở đài phát thanh Sàigòn… Tôi xin hát lại cái bài ‘Nối vòng tay lớn…’ Hôm nay thật sự’ cái vòng tay lớn’ đã được nối kết… Rừng núi dang tay nối lại biển xa… ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà..”(sic)

    Cũng “cái ngày hôm nay,” ai đã từng nghe bài “Em còn nhớ hay em đã quên” của con vẹt TCS thì chắc phải nhớ câu hát “Em ra đi nơi này vẫn thế.” Trịnh Công Sơn viết:

    “Em ra đi nơi này vẫn thế
    Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ”


    Hay nhỉ? “Nơi này vẫn thếlà thế nào? Tại sao lại có sự mù lòa lạ lùng như vậy? Chuyện “Lá vẫn xanh” là chuyện dễ hiểu, tất nhiên. Bạo quyền và chủ nghĩa cs đâu có tài thánh nào đổi mầu lá cây từ xanh sang đỏ được? “Nơi này vẫn thếlà thế nào? Chỉ một thời gian ngắn sau khi lên đài phát thanh Sàigòn “kêu goại và hót” “rừng núi dang tay nối lại biển xa…” để “mừng ngày chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước” thì Trịnh Công Sơn đã phải trở ra sống ở Huế và “tham gia” vào những chuyến lao động trồng khoai sắn trên những cánh đồng còn đầy rẫy mìn ở Cồn Thiên, gần vĩ tuyến 17 chứ đâu có còn được các tướng tá của chính phủ Sàigòn che chở cho sống ung dung và tự do đi hát nhạc phản chiến ở Sàigòn…

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nếu toàn dân miền Nam được sống một cuộc sống “vẫn thế” thì đâu có hàng triệu người dân Việt phải liều mạng vượt biên vượt biển đi tị nạn ở nước ngoài (Ậy! Đến ngay cả cô “Em” nào đó của TCS cũng phảira đi một cách phản động.”) Người ở lại đã và đang sống một cuộc sống thê thảm nhất trong lịch sử dân tộc chứ đâu có cái chuyện “Nơi này vẫn thế?” Thật là chuyện trơ trẽn! Ốt dột!

    .
    Anh là ai? Ai là anh?

    Trong chiến tranh, anh (cs) tự cho anh là anh hùng vì anh có can đảm ném lựu đạn, gài bom plastic, pháo kích vào chỗ đông dân lành tự nhiên như người Hà lội.” Anh tự hào là anh rất giỏi về môn phá hoại cầu cống, đắp mô đường xá. Anh tự hào có can đảm cầm súng bắn, ám sát, thủ tiêu, thảm sát hàng trăm hàng nghìn người không có cái gì để tự vệ Anh vẫn cho anh là anh hùng là vô địch vì anh đã đứng lên, đã thành công trong việc giải phóng dân tộc trong khi các nước láng giềng của anh không cần có lãnh tụ kiệt xuất như HCM và cũng chẳng cần một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vinh quang như của anh mà dân họ vẫn độc lập ấm no tự do hơn dân tộc anh!…

    Sau chiến tranh anh (cs) chứng tỏ anh là một thằng hèn nhất lịch sử. Anh đem đất liền và đảo của tiền nhân dâng nhượng cho TQ rồi anh bảo đó là chuyện nhỏ. Anh không dám phản kháng và anh cũng cấm dân của anh biểu tình lên tiếng bày tỏ phản kháng khi TQ chiếm đất lấn biển. Anh làm ngơ khi dân anh bị TQ tàn sát ở ngoài biền, ở biên giới. Anh làm ngơ đế các đối tác TQ đánh đập dân anh ngay ở quanh các vùng nội địa mà anh cho phép họ khai thác tài nguyên quốc gia. Anh rất hèn khi anh cưỡng bức tài sản, đất đai của dân nghèo. Anh rất hèn hạ bịt mồm, đánh xập các tiếng nói oan ức chính đáng của dân.

    Chẳng sớm thì muộn, anh sẽ đền tội với dân… Chân lý đó chỉ là vấn đề thời gian. Anh cũng biết thừa là cái bánh xe thời cuộc sẽ phải lăn theo chiều hướng không còn thuận lợi cho chính sách cướp bóc sát nhân của anh… Cho nên trong lúc này, khi còn nắm chút quyền hành, anh cố vơ vét tham nhũng càng nhiều càng tốt và anh dự định xây sẵn một cái ống cống để anh có cơ hội chui, vượt thoát…

    Tương lai của các anh có lẽ cũng chẳng sáng sủa gì hơn kết cuộc của con chuột Gaddafi.

    Chờ xem…



    Trần Văn Giang
    Tháng 4/2012

  5. #15
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post

    Lan dán lại bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ mà Lan hát năm ngoái nghe đỡ ghiền đi L. Bài đó L hát hay ghê ah. Thanks L trước nhen! @};-~o)
    Chị Lan mắc công việc, Tường xin dán lại bài hát cho cVinhNghi và phố nghe nhé.
    Tháng 4 về , ai ai cũng tưởng nhớ đến một quê hương điêu tàn, và suốt đời ghi ơn các chiến sĩ QLVNCH đã quên mình vì nước

    VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ_trình bày Lan Nguyễn



    http://i262.photobucket.com/albums/i...are/VNQHNN.png

    http://www.box.net/shared/ia6q8t7g8g

    Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
    Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
    Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

    Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
    Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
    Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
    Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

    Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
    Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
    Từng ngày qua
    Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
    Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
    Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
    Còn Việt Nam
    Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

    Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
    Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
    Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
    Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
    Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
    Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
    Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
    Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên




    *** ui, mới trở về phố, sao lọng cọng quá dzi` ne`.. hỏng dán link được ợi ... hic..
    Last edited by Tường; 04-09-2012 at 10:25 PM.

  6. #16
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by Tường View Post
    Chị Lan mắc công việc, Tường xin dán lại bài hát cho cVinhNghi và phố nghe nhé.
    Tháng 4 về , ai ai cũng tưởng nhớ đến một quê hương điêu tàn, và suốt đời ghi ơn các chiến sĩ QLVNCH đã quên mình vì nước
    Cám ơn Tường nhiều nhiều nha.

  7. #17
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846






























    1 Attached file| 496KB




  8. #18
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846



    NHỮNG HÌNH ẢNH KHÓ QUÊN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI SÀI-GÒN


    Tại Dinh Độc Lập

    Ngày 8 - 4 - 1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (V.C nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom . Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ .

    Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ Nhất Phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự

    Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành , nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30 - 4 - 1975. Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương




    Tổng Thống Trần Văn Hương Nhậm chức trưa ngày 21 - 4 – 1975



    Lúc 17 giờ, ngày 28 - 4 - 1975 Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh




    Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và có nhã ý mời Cụ đi cùng chuyến bay đi ra nước ngoài sống nhưng Cụ đã từ chối và nói:
    " ... Tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào, niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước ... "

    Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống cuộc đời đạm bạc trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh Giản

    Năm 1978 cọng sản trả quyền công dân lại cho Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương, nhưng Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương cũng không nhận , Ông nói:
    Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…”

    Tới năm 1981 Cụ Trần Văn Hương từ trần Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa .
    Một đời của Cụ Trần Văn Hương vì dân vì nước .

    Ngày 28 tháng 4 năm 1975 , tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa


    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chức Tổng Thống của Dương Văn Minh chưa được 48 tiếng đồng hồ , đã bị áp lực buộc phải đầu hàng và bị mất nước





    Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng


    Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng


    Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn

    Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa biểu tượng của tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản


    Vào những ngày gần 30-4-1975, tòa Đại Sứ Mỹ là nơi làm không vận đưa người vượt thoát khỏi cọng sản ra hạm đội USS ngoài khơi Việt Nam trong chiều 29 đến 7:00AM sáng 30 tháng 4 năm 1975


    Ngày 24 tháng 4 năm 1975. Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người đả có giấy nhập cảnh chen lấn để được đi lên máy bay cũa Mỹ, và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đả có giấy nhập cảnh






    Trực thăng cho Cầu không vận



    Ngày 29- 4-1975, những quân nhân Mỹ chờ trực thăng trên nóc tòa Đại sứ


    Ngày 29-4-1975 đám đông hỗn loạn người Việt trèo tường tòa Đại sứ Mỹ tại SG, cố vào bên trong, để được trực thăng bốc đi




    Sáng 30-04-1975, trực thăng đáp trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ cho kế hoạch di tản


    Lúc 4 giờ sáng ngày 30 - 4 - 1975, hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương ở Việt Nam vì rớt trực thăng

    Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn


    Những người Mỹ và người Việt đang chen lấn thoát thân



    Mỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại tòa đại sứ Mỹ

























  9. #19
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846

    Ngày 29 - 4 - 1975 khi những cảnh vệ Mỹ rút khỏi tòa ĐS người dân nghèo vẫn đi vào "dọn dẹp" như thường lệ



    Ngày 29 - 4 - 1975, chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng Tòa Đại Sứ .






    Ngày 29-4-1975. Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage) đang giúp những người di tản VN đi lên một chiếc trực thăng Air America trên sân thượng tòa nhà số 22 đường Gia Long, cách Tòa ĐS Mỹ nửa dặm.






    Những người đi tị nạn đang chờ bên hồ bơi trong tòa đại sứ và họ đang ngồi chờ đợi trực thăng đưa ra hạm đội










    Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn


    Những người di tản này đang chờ trực thăng tới bốc đi




    Những người may mắn được lên trực thăng ngay trong sân tòa đại sứ Mỹ




















  10. #20
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846

    Tại Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO) - Sài Gòn


    Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bảo vệ bãi đáp cho trực thăng trong việc di tản nhân viên Mỹ , Việt trong sân DAO
















    Tại Phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn


    Ngày 4 - 4 - 1975, tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất. Người của phái bộ Mỹ đưa 250 trẻ em mồ côi tại Việt Nam đi lên chiếc máy bay C-5A Galaxy


    Các phụ nữ người của phái bộ Mỹ tại Sài Gòn đang thắt dây an toàn trong máy bay C-5A Galaxy cùng với các trẻ em mồ côi tại Việt Nam. Họ chuẩn bị trên đường tới căn cứ Không Quân Clark tại Philippines







    Chiếc C-5A Galaxy này chở 250 trẻ em và 50 người của Phái bộ Mỹ. Đã bị rơi cách đường băng một dặm sau khi hệ thống điều hòa áp xuất bị hỏng


    Chiếc máy bay C-5A Galaxy, là loại lớn nhất




    Ngày 4 - 4 – 1975, những người lính Mỹ đang tìm những em bé trong chuyến bay C-5A Galaxy bị rớt



    Và chỉ còn 120 em nhỏ sống sót









    Ngày 5 – 4 - 1975, Tổng Thống Ford đang bồng em bé cô nhi Việt Nam tại Mỹ




    Tại Phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn


    Những người phụ nữ Mỹ cưu mang 216 em bé cô nhi Việt Nam .
    Chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam ra khỏi Việt Nam để vào Hoa Kỳ






    Bà Tisdale còn giữ cuốn album hình mà những ngày chạy khỏi Việt Nam.
    Hai tấm này là hình những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay





 

 

Similar Threads

  1. tháng ba
    By muavalam in forum Thơ
    Replies: 0
    Last Post: 03-22-2012, 01:40 AM
  2. 8 tháng ba muộn
    By TL4 in forum Thơ
    Replies: 2
    Last Post: 03-18-2012, 07:39 PM
  3. Vần thơ tháng hạ
    By Man Ho in forum Thơ
    Replies: 18
    Last Post: 11-25-2011, 02:18 PM
  4. Góc nhìn của Khế
    By MưaPhốNúi_ in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 12
    Last Post: 10-30-2011, 08:55 PM
  5. Sao không nhìn thấy chữ ký ?
    By thangtram in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 3
    Last Post: 10-03-2011, 07:59 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:48 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh