Register
Page 3 of 7 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 64
  1. #21
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009
    Quote Originally Posted by Sói Già Ngơ Ngác View Post
    PHỤ NỮ.


    Khi em cố trói bọn anh vào luật lệ, khi em lôi thế mạnh chiến tranh lạnh của phụ nữ để xử lý chuyện đàn ông trong nhà một cách không công bằng, em không còn là phụ nữ nữa, em là hai lần phụ nữ, bình phương phụ nữ, lập phương phụ nữ.

    Em hết là phụ nữ rồi, em là …chính nữ.
    ^^)
    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    569
    Quote Originally Posted by Sói Già Ngơ Ngác View Post
    PHỤ NỮ.


    Và bạn đời ơi,

    Khi em cố trói bọn anh vào luật lệ, khi em lôi thế mạnh chiến tranh lạnh của phụ nữ để xử lý chuyện đàn ông trong nhà một cách không công bằng, em không còn là phụ nữ nữa, em là hai lần phụ nữ, bình phương phụ nữ, lập phương phụ nữ.

    Em hết là phụ nữ rồi, em là …chính nữ.
    Anh này "chua" thiệt )
    Anh là một người giỏi toán hổng lẽ anh không giỏi tính , nghề ruột của anh là "vẽ đường" cho máy vi tính chạy xuôi chạy ngược hổng lẽ anh không thể viết một lập trình "hiền lành" cho cái máy siêu vi tính của mình ? ... nói thiệt quyền chỉ huy đã mất, quyền được nói cũng không còn , giờ anh chỉ còn lại 2 thứ quyền .... quyền câu cá + cầm bút, anh nên nghĩ trước để sãn sàng mất đi một trong hai là vừa ! Ông con lần tới dám phán câu "Cha ơi ! Chúa cũng không cứu được cha, thôi nhẫn chịu đi cha !"

  3. #23
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009
    Quote Originally Posted by Camel View Post
    Anh này "chua" thiệt )
    Anh là một người giỏi toán hổng lẽ anh không giỏi tính , nghề ruột của anh là "vẽ đường" cho máy vi tính chạy xuôi chạy ngược hổng lẽ anh không thể viết một lập trình "hiền lành" cho cái máy siêu vi tính của mình ? ... nói thiệt quyền chỉ huy đã mất, quyền được nói cũng không còn , giờ anh chỉ còn lại 2 thứ quyền .... quyền câu cá + cầm bút, anh nên nghĩ trước để sãn sàng mất đi một trong hai là vừa ! Ông con lần tới dám phán câu "Cha ơi ! Chúa cũng không cứu được cha, thôi nhẫn chịu đi cha !"
    Lúc đó anh Sói làm như P đã, đang, và sẽ tiếp tục làm là đấm ngực, nói lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng =))
    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  4. #24
    Anh Cà và anh P.

    Nói thật lòng, lúc nghe con trai thảy cho cái câu : Cầu Chúa phù hộ cha. Sói nghĩ trong lòng rằng : ông bà luôn luôn đúng khi nói " không ai hiểu cha bằng con". Nếu được, Sói thêm vào một chút để câu hòan chỉnh thành : Không ai hiểu cha phải đối chọi với cái gì khi phải đối diện với mẹ BẰNG CON. He he.

    Nhân tiện, " chua" là chua sao anh Cà ? Sói hổng hiểu thiệt.
    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

  5. #25
    NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

    Hôm rồi, đang ở văn phòng làm việc thì điện thọai di động của hắn đổ chuông hối hả.
    Bắt máy, giọng ông hàng xóm sát nhà hắn như muốn hụt hơi : Chú rảnh không ? Tôi có việc gấp lắm phải nhờ chú ?

    - Việc gì gấp vậy anh ?
    - Bữa nay chú xin nghỉ buổi chiều được không ? Việc gấp lắm, chú về nhà đi rồi tôi nói.
    - Ok, lát nữa em về tới.

    Xóm chỉ có 3 nhà cuối hẻm, một nhà tòan tiến sĩ hệ tại chức nên đek thèm chơi với cùi bắp như hắn, chỉ có ông anh sát nhà là thân, dù mới chỉ là hàng xóm hơn năm rưỡi.
    Bữa đầu tiên làm hàng xóm, anh xách chai đế qua nhà hắn, may bữa đó thứ 7 hắn ở nhà, anh thẳng thừng : Tôi không biết chữ, bà xã tôi cũng vậy, cặm cụi chạy ba gác máy rồi làm đủ thứ nghề giờ mới mua được cái nhà, thôi thì anh em tắt lửa tối đèn có nhau, làm vài ly với anh coi như mình làm quen vậy.
    Bữa đó hắn say bét nhè. Anh cũng vậy.
    Rồi thân, thỉnh thỏang anh em vẫn hay ngồi với nhau, khi chai bia, khi nậm rượu. Mọi chuyện liên quan đến giấy tờ hay chính quyền, anh đều nhờ hắn.
    Không biết chuyện gì mà gấp vậy, vừa chạy về nhà hắn vừa băn khoăn.
    Chạy hơn chục cây số với cái nắng giữa trưa về đến nhà, ông anh với cái mặt như mếu đang chờ sẵn.
    Té ra, con trai anh bị công an tỉnh Tây Ninh bắt vì mua bán ma túy, nghe đâu là lọai tổng hợp Methamphetamine, anh mới chỉ biết tin, không biết thực hư ra sao, muốn đi Tây Ninh hỏi thăm mà xe máy thì không dám chạy, cũng không biết đừơng đi nước bước ra sao, nên nhờ hắn.
    Thôi đã lỡ rồi, đi thì đi.
    Hai anh em phóng vội đi thị xã, trời thì nắng, mặt lộ bốc hơi nghi ngút, nhưng nhìn kiểu im lặng của anh, hắn biết lòng anh còn nóng gấp mấy lần.
    Mọi chuyện rồi cũng rõ ràng, con anh 3 tháng nữa ra tòa đối diện với khung án từ 7 -15 năm.
    Mặt anh rắn đanh lại : tôi sẽ bán nhà chạy cho nó ra bằng được chú ạ, trường hợp xấu nhất cũng sẽ chạy chọt giảm án cho nó còn khỏang 1 năm là tối đa.
    Hắn chán ngán ậm ừ, vừa mệt, vừa bực. Chạy thế quái nào được mà chạy, dù rằng cái xã hội đảo điên này không có chuyện gì là không thể, nhưng hắn biết chắc, vụ này không hề đơn giản.
    Gọi cho thằng bạn luật sư nhờ nó lo vụ này cho anh rồi anh em chở nhau về, chạy xe mà lòng như xát muối.
    Cả tuần nay, tối nào anh cũng xách chai rượu qua nhà hắn, hắn biết anh buồn vì ai làm cha mẹ mà không thế, nhưng say hòai thì giải quyết được gì.
    Và lúc này cũng vậy, anh lại ngồi với chai rượu và hắn.
    Anh uống vài ly, rồi quăng chai rượu vào sọt rác. Mắt anh rắn đanh lại :
    - Tôi quyết định rồi chú ạ, không chạy chọt gì nữa, tốn tiền cho chúng nó ăn rồi cũng chẳng ra sao. Mà có lôi thằng con ra đựơc thì cũng phải lo vụ nghiện ngập của nó, coi như trong cái rủi có cái may, nó bị bắt ở trong đó coi như giải quyết đựơc vụ cai nghiện.

    Giọng anh lạc đi, và bất chợt bật khóc.

    Ôi nước mắt đàn ông, nước mắt người cha.

    Không biết phải làm gì cho anh ngòai cái vỗ vai chia sẻ, hắn mừng anh suy nghĩ đúng, dù có vẻ tàn nhẫn.

    Tiễn anh về xong hắn bất chợt nhớ lại câu nói hắn nói với con trai mình khi nó hì hụi tẩy mãi vết keo dính trên hộp đựng viết bằng xà bông mà không được.

    - Keo dính phải tẩy bằng cồn con ạ, hoặc bằng xăng, mỗi lọai chất liệu sẽ tan trong một dung môi khác nhau. Con không thể lấy thứ không phù hợp để tẩy thứ khác.
    - Và với những thứ vô hình, con trai ạ, như nỗi đau chẳng hạn, cũng vẫn có thứ phù hợp để hòa tan nó. Hắn nói tiếp khi ông con vẫn còn đang phân vân nhìn hắn, để tan bớt nỗi đau, người ta tẩy nó bằng nước mắt.

    Hắn biết cái chất lỏng nhiệm màu ấy quá rõ, vì hắn dùng nó tẩy biết bao nhiêu thứ rồi, dù cái chất lỏng ấy chỉ chảy ngược trong lòng hắn.

    Nên hắn biết, khi một người đàn ông trào nước mắt, khi nước mắt đàn ông không thể chảy ngược vào trong, những giọt nước mắt ấy không thể làm tan thêm nỗi đau nữa.

    Vì nó bão hòa mất rồi.
    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

  6. #26
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,224
    Cám ơn em đã kể về giọt nước mắt của đàn ông .

  7. #27
    Tuần này bết quá, thở không ra hơi, Sói tui lang thang đọc linh tinh chút trên mạng thì lòi ra cái này. Hổng biết hiểu ra sao, mà cũng hổng chắc nó là sự thực, nhưng có một sự thực chắc chắn là Sói tui đã gặp vài cái bảng trên đường, mà nếu nói thẳng nói thật thì ai viết những cái khẩu hiệu trên những tấm bảng đó còn ngu gấp mấy lần Sói tui.

    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

  8. #28
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Hai con vợ.

  9. #29

    Một lần dại

    Cách đây không lâu hắn được (chính xác là bị) đi làm chủ hôn đàng trai trong đám cưới của đứa cháu vợ.
    Thằng cháu con ông anh thứ ba của vợ, ông anh thứ hai từ chối làm chủ hôn, cùng bất đắc dĩ, ông lên tới Sài gòn nhờ hắn, mà cũng cùng bất đắc dĩ, hắn buộc phải nhận lời.
    Nhận lời xong mới phát hỏang, từ bé tới lớn, hắn chỉ lê mông đi ăn đám cưới, có bao giờ thò mặt ra đám đông nói được nửa chữ nào đâu, giờ phải com lê ca vát hẳn hòi đi ăn nói, biết xử sự ra làm sao.
    Nghĩ mãi không ra, hỏi anh Gúcgồ cũng chẳng thấy, thôi đành gọi điện về cầu cứu ông già vợ, ông làm chủ hôn suốt, nhờ ông bày vẽ cho chút đỉnh lận lưng, gọi là có chút kinh nghiệm.
    Ông chỉ bảo cho một hồi, phải nói thế này, phải thưa thế kia, lúc xin rước dâu phải nói thế này, lúc chia tay đàng gái phải nói thế nọ.
    Nhiều quá, sợ nhớ không hết, hắn ghi âm luôn cuộc gọi, tối đi làm về mở máy nghe lại, gõ luôn vào computer, in ra đọc cho nhớ.
    Suốt một tuần trước khi đám cưới diễn ra, ngày nào hắn cũng phải đứng trước gương tập nói, lẩm nhẩm như thằng điên, bởi vậy, bà vợ thấy chồng dí mũi vào gương bập bẹ là cười he he, còn thằng con trai thấy cha nó đứng trước gương lảm nhảm là nhăn răng cười ha hả.
    Nói chung là phiền đủ thứ.
    Đầu tiên là com lê ca vát, từ xưa giờ vốn lè phè, quanh năm suốt tháng cũng chỉ sơ mi quần kaki, có tiếp khách khứa gì quan trọng cũng vẫn chỉ kaki quần, sơ mi áo, có mỗi bộ comple thửa riêng từ hồi cưới vợ, của đáng tội, hồi cưới vợ trọng lượng mới chỉ hơn nửa bây giờ, hiện tại trọng lượng gần gấp đôi, cố đấm ăn xôi chòang vào có nước lấy cán chổi mà dồn may ra mới lọt.
    Vậy là phải thửa bộ mới, tội nghiệp vợ, móc hầu bao đưa chồng đi sắm sửa cho sự nghiệp chủ hôn mà mặt méo xẹo.
    Xong vụ com lê, nhẹ nhõm một chút, giờ đến vụ cà vạt.
    Cũng vẫn từ nhỏ tới lớn, hắn có thèm đeo caravat bao giờ, thảng hoặc chỗ làm bắt đeo, hắn ghé đại cái tiệm nào đó mua cái lọai có phẹc-mơ-tuya sẵn, chỉ việc kéo nó ra, chòang vào cổ áo, kéo khóa lên là ok, khổ nỗi, không có cái nào có vẻ hợp với cái thứ hắn khóac lên người, lựa mãi mới được một cái trông có vẻ ổn, mà xui là nó là lọai phải thắt, chẳng khóa, chẳng kéo, chẳng phẹc, chẳng mơ tuya gì ráo.
    Giờ mới phát hiện ra, chuyện cưa búa đục đẽo, leo lên mái nhà chống dột, đục nền nhà tìm ống nước chống xì thì hắn làm được, nhưng thắt caravat cho ra hồn thì hắn chịu.
    May còn thằng con trai, cu cậu chỉ cho cha cách thắt, nhìn cũng được, hỏi cu cậu sao con biết hay vậy ? Cu cậu trả lời nhẹ tênh, con thắt cho cha theo kiểu con thắt khăn quàng đỏ.

    Vậy là xong, chờ tới ngày lên đường ra mặt trận.

    Thằng cháu ở Đồng Nai, còn vợ tương lai nó tận Sóc Trăng, xe đưa bầu đòan thê tử phía đàng trai ghé ngang Sài Gòn, đón ông chủ hôn vi ai pi lên đường nhằm hướng miền Tây trực chỉ.
    4 tiếng rưỡi đồng hồ ngồi trên xe, hắn chỉ làm mỗi một việc duy nhất, lẩm nhẩm cái vụ Kính thưa hai họ.

    Xuống đến nơi, chặng đầu tiên phải đi đường thủy, cả đám lại rồng rắn xuống ghe, chạy hơn nửa tiếng nữa mới tới đầu con đê, lội bộ khỏang cây số nữa mới tới nhà đàng gái.
    Vừa bước lên triền đê, hắn bất chợt thấy mình lùn đi gần nửa mét, thế là đi tong công sức đánh bóng đôi giày, bặm môi bặm miệng rút chân lên, vừa dùng sức vừa phải năn nỉ trả giày cho tao, mãi cái bờ đê mới thương tình mà trả lại.

    Rồi cũng vô được nhà đàng gái.

    Vào tới nhà, thấy bên đàng gái dàn hàng ngang đón tiếp, hắn cảm giác con gì bò tùm lum trên lưng, tới chừng cầm micro thưa chuyện, hùng hổ được đúng một câu : Kính thưa hai họ, xong là hắn …tịt.
    Từ Hải cũng phải xếp thứ nhì trong cuộc đua có tên Ai chết đứng đẹp nhất.
    May, hắn giành được vị trí thứ nhì trong cuộc đua có tên, Ai chết đứng ..lâu nhất.
    Phút căng thẳng rồi cũng qua, hết cả hồn.

    Tới chừng ngồi vào bàn tiệc, đang vui vẻ yên lành tám chuyện với ông chủ hôn đàng gái, thì phía nhà bếp um xùm như ong vỡ tổ.
    Chả hiểu sao, ông anh vợ ấm ức chuyện gì bên đàng gái, thế là nổi cơn tam bành, kể cả ông chủ hôn đàng gái nhào vào can thiệp cũng không xong, chán quá, hai ông chủ hôn ra ngòai mé kinh ngồi hút thuốc vặt, để cho gái trai hai đàng muốn làm gì thì làm.
    Um xùm chán rồi cũng êm, té ra khúc mắc vụ đưa dâu, đàng trai đã thỏa thuận, hắn cũng đã thưa gởi rõ ràng rồi, là 8 giờ tối mới đưa dâu, nhưng trời có vẻ đang sắp bão, đàng gái muốn thay đổi giờ giấc, đưa dâu luôn nếu không trời mưa thì cái đường đê chết tiệt bằng đất ấy dứt khóat nó không thả con gái họ ra đâu.
    Bên thì đòi giao luôn, bên dùng dằng chưa chịu nhận, ầm ĩ lọan xạ, chán ơi là chán.
    Mà lúc đó mới gần 10 giờ sáng, ngồi ngáp vặt chờ tới 8 giờ tối mới đưa dâu, anh ơi là anh, cháu ơi là cháu.

    Tới gần 2 giờ chiều thì mưa thật, mưa hòanh tráng, mưa như thể chưa bao giờ được mưa.
    Tới lúc này thì ông anh mặt mũi méo xẹo, day qua hắn bảo : Dượng coi vô nói với đàng gái mình xin dâu luôn, chờ tạnh mưa là vọt, để đến 8 giờ tối còn đi xuồng đi ghe ra coi chừng gió thổi lật chết cả đám.

    Hắn lật đật đi tìm ông chủ hôn đàng gái, khổ, ông tranh thủ về nhà cho ..bò ăn, 7giờ tối ông mới qua, lại phải nhờ một người xách ghe đội mưa qua nhà ông thỉnh.

    Lăng xăng như con lăng quăng, cuối cùng cũng vác xác ra được đường quốc lộ đúng 6 giờ tối, ông chủ hôn đàng trai áo vest vác vai, giầy mỗi tay một chiếc.

    Rồi 6 tiếng sau về tới Đồng Nai, đúng 12h đêm.

    Một đêm dài, cho một ngày dài.

    Chưa hết khổ, sáng hôm sau còn phải chủ hôn tiệc cưới bên đàng trai, lúc này hắn chán, chẳng cần giữ ý giữ tứ gì ráo, nghĩ gì nói đó, mặc kệ, nói theo kiểu coi trời bằng vung, coi chén bằng tô, coi sàng bằng nia, coi thìa bằng môi. May mà ổn.

    Vừa buông micro đi xuống xong, bất chợt thấy vợ xúng xính váy áo, son phấn mượt mà, hắn kéo tuột vợ vào trong nhà, khẩn thiết yêu cầu : cho anh ôm em cái coi.

    Vợ bảo : tự nhiên sao bữa nay tình cảm vậy hở ông chủ hôn ?

    Tình cảm gì đâu em, hắn súyt rớt nứơc mắt, lúc còn ở dưới Sóc Trăng, anh tưởng chuyến này bỏ xác sa trường rồi, giờ thấy em mừng quá.

    Lần đầu tiên mục sở thị cái cảnh Từ Hải phu nhân chết đứng.

    Rồi chia tay đàng gái, tiễn họ về. Cô dâu khóc hu hu nhìn phát chán. Thấy cảnh đó, hắn nghĩ, khỉ thật, giờ mình tuyên bố trả luôn con gái cho họ mang về, không chừng cô dâu còn khóc to hơn nữa.

    Rồi khi men bia thấm dần vào máu, ngà ngà say, hắn lôi cô dâu chú rể bắt đứng đó tuyên bố : mọi chuyện đã xong, tụi con đã thành vợ chồng, dượng chỉ nhắn nhủ một điều, chén bát trong sống còn khua, vợ chồng sống với nhau rồi cũng có lúc lục đục, những lúc đó, hãy nhớ cái cảnh tao đi làm chủ hôn khổ như chó thế này, nhớ cảnh đó mà đối xử với nhau cho tử tế. Dượng nói xong rồi. Giải tán.

    Tối hôm sau, nằm phè trên võng ở Sài Gòn, hắn bảo vợ.

    Không có cái dại nào giống cái dại nào, bà vợ cựu chủ hôn ạ, sau này anh làm cái quái gì cũng được, hòang thượng cũng được, ăn mày cũng xong. Chỉ dứt khóat một điều, có kề súng vào đầu anh bắt làm chủ hôn, em biết anh sẽ nói sao không ? Xiết cò đi, lôi thôi mất thì giờ.
    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

  10. #30
    CHO CON.


    Sáng mùng một Tết Nguyên Đán, ông con trai hỏi cha mình : Bữa nay đầu năm, lời nhắn của cha dành cho con là gì vậy ?
    Hắn còn đang u u mê mê vì tác dụng của mấy chai beer đón giao thừa, ngần ngừ mãi chả nghĩ ra gì cả, đành chúc con năm mới khỏe mạnh, học giỏi, ngoan ngõan …vv. Chỉ vậy thôi.
    Sở dĩ thằng con hỏi hắn như thế là vì mấy năm trước, cứ ngày đầu năm, hắn luôn nhắn nhủ con vài lời, ngắn gọn thôi, nhưng theo hắn là cần thiết.
    Còn năm nay thì chịu thua, chẳng biết nhắn nhủ con mình cái gì nữa.

    ………………………

    Con trai hắn được nghỉ Tết sớm, khỏang 22 Tết đã nghỉ, nên ưu tiên cho cu cậu về Ngọai, sáng mùng một Tết hắn tha cả gia đình về sau.
    Ngày đầu tiên đưa con về Ngọai, nhẹ cả người, vì ít nhất công việc nhà giảm đi một phần tư, khỏi phải lo cho nó.
    Tưởng vậy mà không phải vậy, té ra cái không khí thiếu vắng thành viên trong nhà không hề dễ chịu chút nào, ăn tối tự nhiên thấy thừa một ghế, tối đi ngủ thấy giường trống một chỗ, tự nhiên buồn buồn.
    Còn cu cậu thì miễn bàn, chơi vui quá quên luôn cả vụ gọi điện thọai về cho cha mẹ nó. Chán.
    Thằng bé cũng đã đến tuổi tự ý thức về mình, và cũng đến lúc cu cậu bảo vệ suy nghĩ của mình một cách quyết liệt, thế nên, khi hắn gọi phone cho cu cậu càm ràm sao con không gọi về cho cha, nó thản nhiên thảy ngược cho cha nó : Con lớn rồi, có gì cần thì con gọi, không thì thôi, cha yên tâm đi, không sao đâu …

    Ừ, không sao đâu.

    Cái điệp khúc ấy hơn một năm nay con luôn dành cho cha khi cha tỏ ý lo lắng điều gì đó về cuộc sống của con, cha biết mỗi thế hệ mỗi khác, con đang bắt đầu bước vào cuộc chơi riêng của con, hồi xưa cha cũng vậy, nhưng vấn đề là cha không thể yên tâm chỉ vì con trấn an cha bằng điệp khúc đó, cha chỉ yên tâm khi con chứng minh rõ ràng bằng hành động rằng cha đã lo lắng vô ích, con đủ sức để lo cho những rắc rối trẻ con trong cuộc sống vốn vẫn còn đơn giản của mình.

    Bởi thế, đừng nhăn mặt khi thấy cha mặt mũi căng thẳng lúc ngồi sau xe đạp điện cho con chở, cha sợ cả hai cha con mình đều té chổng vó. Cha sợ cánh tay nhỏ nhắn của con chưa đủ sức mạnh để có thể kiểm sóat được trọng lượng của một người đàn ông. Đừng trách cha con à.

    Bởi thế, cũng đừng tiếp tục nhăn mặt khi cha vẫn căng thẳng mặc dù con đã phải dùng đến phương pháp cuối cùng của cha con mình, con đã phải vỗ vai và yêu cầu cha nhìn vào mắt con, và tin rằng con trai của cha làm được. Ừ, thì cha cố gắng tin, nhưng mà khó lắm.

    Bởi vì, đó là lần đầu tiên con đòi thử chở cha mình, và cũng lần đầu tiên cha mạo hiểm cho con thử, vẫn biết một lúc nào đó cha phải buông tay con ra cho con tự bước, vẫn biết , và còn rất nhiều thứ cha vẫn biết, nhưng, điều quan trọng là con phải cho cha niềm tin, cái niềm tin ở con như con đã tin ở cha, mà điều đó thì cần thêm thời gian, con ạ.

    Và vì thế, ông trẻ ạ, cái gì cũng cần thời gian, đừng cố gánh trên vai cái gì quá sức của con, dù nó là chuyện nhỏ hay lớn, hãy sống và trải nghiệm, vì cha biết rằng mỗi trải nghiệm đều có tính định hướng, sống, nhưng đừng cố gồng mình lên để trải nghiệm.

    …………………….

    Hồi con nghỉ hè, hai cha con mang diều đi thả ngoài cánh đồng, chắc con còn nhớ, diều của con bay cao nhất, con tự hào vì điều đó, nhớ chứ ? Khi con hỏi cha tại sao người ta cũng có nhiều dây như mình, mà con diều của họ không thể bay cao nữa ?
    Cha cũng chỉ cho con thấy, diều con bay cao không hẳn chỉ vì nhiều dây, mà vì dây của con nhẹ hơn của họ, họ xài dây lớn, sức nặng của dây lớn hơn lực nâng của cánh diều, vì thế, có thả nhiều dây thì cũng không thể bay cao, chỉ có một giới hạn nào đó.
    Cha cũng nói với con rằng, sở dĩ cánh diều bay lên được là nhờ sợi dây ở mặt đất níu nó lại, nếu không, nó sẽ chẳng bao giờ bay.

    Bởi thế, con đừng nhăn mặt khi mẹ đi kiếm con về và xạc cho con một trận, cha biết con khát khao khám phá, nhưng một mình con xách xe đạp điện đi cả chục cây số đường nương rẫy vào sáng mùng hai Tết là một hành động liều mạng, chuyện gì xảy ra nếu xe bể bánh, chuyện gì xảy ra nếu xe hết điện, cha biết rằng con sẽ có nhiều chuyện để kể cho bạn bè ở trường con sau tết, nhưng điều đó có đáng để phải liều mạng vậy không ?

    Và bởi thế, con cũng đừng lôi cha ra làm lá chắn khi mình sai, con cãi lại mẹ rằng con làm vậy là vì cha luôn khuyến khích con tự khám phá, cha luôn khuyến khích con hãy tin vào bản thân mình. Đừng ma lanh cắt bớt lời cha nói,cha khuyến khích con tự khám phá, nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể, rõ ràng và trong giới hạn an tòan, không phải vô giới hạn, nhớ chưa cậu ?

    Và rồi, cha biết, một ngày nào đó con cũng sẽ bay cao như cánh diều, điều níu con lại chỉ là sợi dây tình cảm gia đình, cha biết rằng càng lo lắng, càng bảo bọc thì sợi dây diều sẽ chỉ thêm sức nặng, muốn con bay thật cao, thì sợi dây phải nhẹ, cha biết và cha hứa rằng sẽ làm thế. Nhưng, đừng để nó đứt con ạ, một con diều đứt dây là một hình ảnh không vui vẻ gì.

    Vậy nên, đầu năm con hỏi cha rằng cha nhắn gì cho con, cha chưa nghĩ ra.

    Thì thôi, con ạ,
    Một ngày nào đó, con sẽ đủ sức bước ra khỏi những hạn hẹp gia đình, lúc đó :

    Hãy sống thật vui, hãy trải nghiệm thật nhiều.
    Hãy bay thật cao, hãy đi thật xa.
    Và,
    Trên quãng đường xa rộng ấy, thỉnh thỏang hãy nhớ quay đầu lại con nhé,
    Để biết sợi dây còn chịu nổi lực nâng của cánh diều.
    Và để đường về con không lạc lối.
    Chỉ vậy thôi.
    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:58 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh