Register
Page 7 of 7 FirstFirst ... 567
Results 61 to 64 of 64
  1. #61
    Biệt Thự Co may's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    921
    Pha một ly cà phê nóng,đốt điếu thuốc...sẽ thấy đêm bớt dài anh Sói ơi. Đọc anh viết, rất "đời" và rất "thấm".
    "Giả vờ làm thứ cỏ cây nhỏ bé...cũng là xạo ke luôn..."

  2. #62
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Sói Già Ngơ Ngác View Post
    THỨC ĐÊM

    Và cha mẹ cũng cần con cái có lúc hư, vì nếu không, lấy gì biết mình đang mang trọng trách giáo dục con cái.
    Thì ra con cái chính là cái gương để các bố mẹ trẻ soi mình.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #63
    Hôm qua, hắn lại mất thêm một người bạn, về cơ bản là không hẫng hụt lắm, vì anh bạn đó đã biết trước tình trạng bệnh tật của mình, chuyện bước vào con đường mây trắng chỉ là vấn đề thời gian, hắn cũng biết thế.
    Anh ấy đã sống một cuộc đời đáng sống, chí ít hắn cho là vậy.
    Khổ nỗi, đi vĩnh biệt bạn về nhà, người cứ lẩn thẩn bên chén trà, tử biệt sinh ly, đời hắn mất gì được gì cứ từ tốn hiện về, rồi cứ miên man mãi…
    Hai năm trời ôm volant chạy xe tải, bao nhiêu tai nạn xảy ra trước kính chắn gió,hắn thấy hết, có người đi nhẹ nhàng, có người nát bét, có người thản nhiên mở mắt nhìn trời như đang ngắm mây buổi sáng, thản nhiên và bình yên, chỉ còn tiếng khóc người thân xé lòng để lại.
    Rồi nghĩ về kiếp người, kiếp người của hắn.
    Mùa nước lũ năm nào đó thập niên 70. Hắn còn có đủ cả cha lẫn mẹ, ngồi trên giường thả cần xuống nước câu cá lòng tong, ở sạp kê vội dưới bếp, mẹ hắn lui cui nấu cơm bữa tối còn cha hắn đang hì hụi kê cao chống ngập cho dàn lu sành làm giá sống.
    Sáng nào cũng vậy, tầm 3 giờ sáng hai ông bà vớt giá bỏ lên xuồng chở ra chợ bán mưu sinh, ông già hắn người bắc 54, nhưng ở quê vợ riết giọng trở thành thuần miền nam, để ý kỹ thi thoảng mới nhận ra chút giọng bắc. Tất cả giấy tờ bằng cấp của hai ông bà, ông cất kỹ vô thùng đạn, chôn ở chân giường.
    Một tối gần Noel năm đó, cả nhà đã đi ngủ, bất chợt chó sủa lao xao, và tiếng gõ cửa dồn dập.
    Ông bắc ghế kiễng chân nhìn qua vách liếp ra ngoài sân, dưới ánh trăng, lố nhố nón tai bèo và nòng AK sáng lạnh. Mặt tái mét, ông lẩm bẩm : Đ..it mẹ, chết cả lũ rồi, chết rồi.
    Lúc này ông chỉ còn nói toàn giọng bắc.
    Vội vàng lấy hết giấy tờ chôn ở chân giường quẳng vào bếp lửa, rồi ông run run mở cửa, một toán lính ào vô nhà.
    Người lính đi đầu vòng tay : thưa thầy, thầy có khỏe không ?
    Ông vẫn đứng đó tứ chi như đông đá, nét kinh hoàng vẫn chưa thoát khỏi gương mặt.
    May, đó chỉ là một học trò cũ của ông, đi theo Bắc Việt, sau 75 nhớ tới thầy, đường đột ghé thăm.
    Hắn ấn tượng với tai bèo và AK từ dạo ấy.
    Năm tiếp theo, bà ngoại hắn ở Mỹ gởi về vài thùng thuốc tây, mẹ hắn lên SG nhận đồ, rồi vài tháng sau lại có quà khác từ Mỹ, mẹ hắn lại đi, lần nay mang theo cả hắn.
    Đi xe đò lên SG, hắn háo hức nhìn ngắm mọi thứ, dưới mắt trẻ con, cái gì cũng đẹp.
    Một người đàn ông đi xe Honda 67 đón mẹ hắn, cả hai người và hắn ngủ chung giường. Ở quê, hắn có cái mền làm từ bao bố cắt ra, đắp ngứa, nhưng ấm.
    Lên SG, không có cái mền quen thuộc, hắn không ngủ được, khóc đòi về. Mẹ hắn dỗ mãi không được, người đàn ông kia phải để hắn lên bình xăng xe 67,chở đi lòng vòng cho hắn nín. Hắn ngây thơ hỏi mẹ hắn, con gọi chú kia bằng gì ? Mẹ hắn bảo : con gọi bằng ba, ba Tâm.
    Vài ngày sau mẹ hắn đưa hắn về, rồi lại đi. Trong bữa cơm chiều, hắn khoe rối rít những điều mới lạ mà hắn thấy, hắn khoe cảm giác được ngồi xe 67, không phải lội bộ hay bơi xuồng.
    Hắn khoe với cha hắn là : con có tới hai ba lận, ba ở nhà nè, và một ba nữa ở SG, hôm con ngủ chung với hai người, mẹ biểu con gọi vậy.
    Hắn không hiểu sao mắt cha mình lại vằn đỏ, cơ mặt cứng lại, lặng lẽ bỏ ra ngoài vơ lấy gói thuốc rê cậu hắn để quên, ông vấn thuốc,châm lửa, dù ông chưa hút thuốc bao giờ.
    Một tràng họ khô khốc vang lên, rũ rượi, cha hắn gập người, mắt không còn vằn đỏ, ầng ậng nước.
    Tháng sau, mẹ hắn bỏ đi cùng người đàn ông đó, hai người rủ nhau đi vượt biên, nhưng phút cuối, vợ của người đàn ông đó sanh con, ông ta ở lại. Mẹ hắn đi một mình, và đi mãi.
    Tới tận bây giờ, hắn có thể chạy đủ loại xe, từ hai bánh tới bốn bánh, thậm chí 18 bánh, nhưng chưa một lần đủ dũng cảm chạy xe 67. Mỗi lần thấy nó, có gì đó cứ dâng lên trong lòng, từ từ làm hắn nghẹn.
    …………………….

    Gần cuối năm 1979, ông già hắn đưa ba đứa con lên ghe đi vượt biên.
    Ghe từ từ luồn lách trong lạch cả tối, khuya muộn, ghe gặp tàu đón. Mọi người nhao nhao chuẩn bị đồ lên tàu, thì đèn tàu bật sáng rực, vài tràng AK khô khốc cùng tiếng gằn ra lệnh đứng yên.
    Ông tài công ghe vội quay máy bỏ chạy, một tràng đạn găm thẳng người ông, ông rớt xuống sông, chìm mất.
    Loạt đạn thứ hai xuyên thẳng vào trong lòng ghe, con bé em út của hắn cha hắn đang ẳm trước ngực, ông vừa đưa cho dì hắn ngồi đối diện, loạt đạn bay tới cày văng nút áo ông đang mặc.
    Hắn rùng mình khi tưởng tượng nếu cha hắn không thảy con bé cho dì hắn lúc đó.
    Cả đám người lô nhô lốc nhốc gồng gánh nhau lên bờ, người khỏe khiêng người bị thương, tập trung trong vườn nhãn, chờ cán bộ làm việc. Ba người bị thương do loạt đạn bắn thẳng vào ghe được vứt nằm còng queo ở gốc nhãn, tới sáng, chết cứng ngắc, gốc nhãn được dát nguyên màu đỏ, tanh nồng.
    Không bao giờ hắn quên được cảnh đó.
    6 tháng cải tạo hắn được ở cùng dì và chị em, 9 giờ sáng đi cầu cá vệ sinh 30 phút, vô trại nhốt tiếp, trưa mỗi người được một nắm cơm vo tròn, tối cũng vậy, nhưng chỉ sau khi nghe đọc cái quái quỷ gì đó về nhà nước và đảng, thêm một nắm cơm tròn vo. Hết 6 tháng, chị em hắn được dì mang về Đồng Nai trả cho Nội, bắt đầu một cuộc sống khác, không cha, không mẹ, giọng nam rặt giữa người bắc di cư toàn tòng, lầm lũi, xù lông lên mà sống.

    Một năm sau, cha hắn trở về, đầu trọc lóc không còn một cọng tóc, ốm nhách như lau sậy ngoài bờ sông, chỉ hai con mắt sáng rực khi thấy con cái và mẹ mình vẫn khỏe. Ông cười, nụ cười sống sót, nụ cười ẩn chứa nhiều thứ mà hắn bất lực khi dùng ngôn từ tả lại.
    Cha hắn gà trống nuôi con từ đó, khắc khổ, người rút lại, mắt trống rổng, chỉ còn lại nỗi buồn. Từ lúc đó, tất cả những điều hắn biết về mẹ mình đều là cóp nhặt từ những người lớn khác, riêng cha hắn từ buổi tối hôm đó, tới mãi sau này khi ông nhắm mắt, không một lời oán trách, không một lời nhắc nhở về người phụ nữ phụ ông, ông nuốt vào lòng, mang đi xa mãi.
    RIP ông, cầu Chúa phù hộ ông.
    Sau này khi hắn đã trở thành một người cha, được ẵm cái sinh linh bé bỏng đó trong lòng, bất chợt hắn thảng thốt khi nghĩ về cha mình, về cái quyết định dẫn con đi vượt biên, cái quyết định đưa mạng sống của các con mình vào sóng gió, tên bay đạn lạc, cướp biển và vô vàn những bất trắc khác. Phải đối diện với sự thật trần trụi cỡ nào, khắc nghiệt cỡ nào, một người đàn ông, một người cha mới có thể quyết định vậy.
    Và khi hắn thấy con học lịch sử sau 75, ra rả học thuộc lòng, ngứa tai quá hắn buộc phải kể cho con hắn nghe chuyện đó, đó là lịch sử gia đình mình con ạ, chính xác 100%, không tô hồng, không trau chuốt.
    Cái tiêu đề con viết trên đơn xin nghỉ học đó, Độc Lập _ Tự Do _ Hạnh Phúc.
    Mẹ kiếp, có cuộc sống tốt đẹp nào, có chân lý chính nghĩa sáng chói nào, có thể khiến một giáo sư, một người đàn ông, một người ông, một người cha, quyết định đưa mạng sống mình, đưa mạng sống con cái mình vào bất trắc và hiểm nguy, chỉ để tìm tự do.
    Đ.. má. Đừng quên nghe con.
    " Cơm chợ, vợ ...nhà "

  4. #64
    Biệt Thự Co may's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    921
    "Giả vờ làm thứ cỏ cây nhỏ bé...cũng là xạo ke luôn..."

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:59 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh