Register
Page 1 of 23 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 221
  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566

    Vui buồn xứ Mỹ 2010

    Chào quí bạn trong Ban Điều Hành và bạn hữu xa gần. Cám ơn anh Cả Ngố , chị Ngô Đồng trong những ngày tháng qua đã bỏ công bỏ sức gìn giữ website Dac Trung này.

    Hôm nay Cò đọc được một bài của Nguyên Thuý viết về Nursing Home ở nước Mỹ. Đọc xong bùi ngùi không biết phải làm sao. Bây giờ đã gần đất xa trời nên Cò có vài cảm khái không biết vài năm nữa mình sẽ ra sao , que sera sera. Còn cái mình chắc chắn sẽ đưa mình vô cái Nursing Home nào đó.

    Cách năm 27 năm khi còn làm trong một hãng điện tử chuyên sửa computer mà nó to bằng cái bàn , mấy cái Floppy Drive to như cái đầu máy VCR hay DVD bây giờ. Thuở đó khi bàn chuyện Nursing Home với 1 anh bạn Mỹ , tui chê dân Mỹ quá trời vì dân Mỹ không biết cái chuyện đạo làm con cái , giữ hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Hễ già là đem vô nhà Dưỡng Lão cho y công săn sóc và họ chờ chết trong niềm cô độc. Ông bạn Mỹ cũng đem những cái hay trong việc thờ phượng ba me bằng cách đem vô Nursing Home chăm nom.
    - You hổng biết gì hết. Tụi tao bận đi làm trong hãng , có thì giờ đâu để lúc nào cũng nấu ăn cho các vị đó , tụi tao còn đi ăn tiệm thấy bà nội , về còn săn sóc mấy đứa con tao. Bên Mỹ này lơ là với con nít là vô tù ở chơi vài cuốn lịch.

    Tác giả là một người Việt qua Mỹ chơi 3 tháng , viết về Nursing Home sao mũi lòng quá. Giá như sống ở đây chừng vài chục năm thì.... đành chấp nhận thôi .

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    .MỘT NGÀY Ở NURSING HOME.

    Nguyên Thúy

    Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc nhất. Không chút do dự hay suy nghỉ, tôi trả lời:đó là cái Nursing Home. Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las Vegas, Hollywood,Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì . . . . . Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài
    thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ truớc đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tuợng ra nỗi. Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.
    Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyễn hai chuyến xe bus, đi qua GardenGrove,Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình. Chúng tôi phải đi bộ khoãng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đuờng, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh,vắng vẻ,với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt. Gồm ba dãy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với
    những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu đuợc trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát duới tàng cây.
    Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sỉ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khoẻ cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, truớc khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nuớc, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.
    Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh. Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho nguời già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia. Gần đây, do tuổi tác quá cao [93 tuổi], bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại đuợc,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thuờng mà xã hội đặt ra để giải quyết.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Chào quí bạn trong Ban Điều Hành và bạn hữu xa gần. Cám ơn anh Cả Ngố , chị Ngô Đồng trong những ngày tháng qua đã bỏ công bỏ sức gìn giữ website Dac Trung này.

    Hôm nay Cò đọc được một bài của Nguyên Thuý viết về Nursing Home ở nước Mỹ. Đọc xong bùi ngùi không biết phải làm sao. Bây giờ đã gần đất xa trời nên Cò có vài cảm khái không biết vài năm nữa mình sẽ ra sao , que sera sera. Còn cái mình chắc chắn sẽ đưa mình vô cái Nursing Home nào đó.

    Cách năm 27 năm khi còn làm trong một hãng điện tử chuyên sửa computer mà nó to bằng cái bàn , mấy cái Floppy Drive to như cái đầu máy VCR hay DVD bây giờ. Thuở đó khi bàn chuyện Nursing Home với 1 anh bạn Mỹ , tui chê dân Mỹ quá trời vì dân Mỹ không biết cái chuyện đạo làm con cái , giữ hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Hễ già là đem vô nhà Dưỡng Lão cho y công săn sóc và họ chờ chết trong niềm cô độc. Ông bạn Mỹ cũng đem những cái hay trong việc thờ phượng ba me bằng cách đem vô Nursing Home chăm nom.
    - You hổng biết gì hết. Tụi tao bận đi làm trong hãng , có thì giờ đâu để lúc nào cũng nấu ăn cho các vị đó , tụi tao còn đi ăn tiệm thấy bà nội , về còn săn sóc mấy đứa con tao. Bên Mỹ này lơ là với con nít là vô tù ở chơi vài cuốn lịch.

    Tác giả là một người Việt qua Mỹ chơi 3 tháng , viết về Nursing Home sao mũi lòng quá. Giá như sống ở đây chừng vài chục năm thì.... đành chấp nhận thôi .
    anh Cò, tôi có người bạn, anh ấy ở bên này vẫn còn người anh và em gái ruột ở Sài-Gòn. Người anh bị đột quỵ, chồng bà ấy cũng bị đột quỵ. Họ mướn ở VN y tá đến nhà chăm sóc không khó và ít tiền hơn so với bên này, vì giá sinh hoạt và mức lương thấp. Tuy nhiên do đàn ông nên người ta cũng đến vài lần rồi họ cũng bỏ. Thế là bà ấy phải chăm sóc cả hai người, vừa chồng vừa anh ruột. Không muốn đưa vào viện dưỡng lão cũng không đủ sức; thế là bà ấy đành phải đưa chồng vào viện để không bị mang tiếng hất hủi anh ruột của mình, dù cả ba đều đã vào hàng tri thiên mệnh. Người Việt mình là như rứa anh à. Lễ nghĩa và chịu đựng hi sinh, rồi muốn người thân cũng phải hi sinh vì mình. Bên này thì bọn trẻ không có quan niệm chịu đựng và hi sinh như thế nên có lẽ anh chị nhẹ lòng mà chuẩn bị tinh thần. Đến lúc phải đến thì vui vẻ chấp nhận thôi chứ biết sao. Riêng tôi thì trước khi đãng trí là về VN mua súng tự bắn bóng đèn cho đứt chếnh luôn, chứ nhảy cầu chữ Y cũng không xong vì tôi bơi giỏi quá. Người tình tôi thì bảo là đàn bà sinh đẻ nhiều, đứt chếnh trước rồi hơi đâu mà biết được tôi bắn bóng đèn hay ôm cục đá nhảy suối tắm sông .... Anh nghe thê thảm không ?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Chào chú HH. Chick có người bạn làm chung là người Mỹ. Bả có nhà riêng nhưng lúc mẹ bả không tự chăm sóc cho mình nữa thì bả dọn về ở chung vơi bố mẹ. Năm vừa rồi mẹ bả qua đời...bả vẫn sống chung và chăm sóc cho bố già khoảng 90 tuổi....Chick hăm mộ lòng hiếu thảo của bả lắm.

  5. #5
    Biệt Thự pensee's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,191
    P thay ở Mỹ hay bất cứ đâu cũng vay thoi . Minh doi xu voi cha me sao thi con cai cung xu minh y vay . Nhung dau gi o nursing home guy co quanh cung do hon nhieu truong hop ở chung voi con cai nhưng bi chung nó nguoc đãi. Chuyen thuong ngay o VN.

  6. #6
    Nhà Ngói July's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    194
    J thì nghĩ khi J già sẽ tự động xin vô viện dưỡng lão khi thấy tự mình không săn sóc nổi cho mình nữa để khỏi làm phiền con cái. Bây giờ nghĩ vậy nhưng không biết tới lúc đó cảm giác mình sẽ ra sao. J chỉ có 1 đứa con, cứ nghĩ tội nghiệp cho nó sẽ phải một mình lo cho 2 ông bà già, không có anh chị em ruột để chia sẻ mối lo này, khi lo hay buồn cũng không có người lo buồn chung. Hồi xưa không chịu sanh một đàn con, bây giờ rất tiếc. Mấy bạn trẻ nhớ mần một lượt bốn năm đứa nheng .
    Last edited by July; 10-04-2011 at 12:42 AM. Reason: nursing home = viện dưỡng lão

  7. #7
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào quí bạn

    Tui nhớ đến một câu truyện của các thổ dân châu Phi , khi bố mẹ già biểu họ rán leo lên một cây cao. Ở dưới con cháu thi nhau lắc cây. Cụ nào khoẻ mạnh còn ôm cứng được ngọn cây mà không té xuống đất thì con cháu mang về phụng dưỡng tiếp , còn cụ nào yếu tay yếu chân thì....

    Không biết ở Mỹ có những cây dừa cây cau thật cao không nhỉ ?

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào Angie và các bạn.

    Ngồi chơi xơi nước

    Hôm qua tui vô hãng hỏi thử vài người bạn Mỹ làm chung. Đầu tiên mình đưa ra một ví dụ :

    - Hây , man. Tui có một thắc mắc là , người Mỹ ít khi nói thành ngữ. You biết Maxim là gì không? Hông biết hả , thế còn chữ Proverb , Old sayings?

    Ông bạn Mỹ cười toe toét gật đầu.

    Tôi tiếp lời :
    - You có biết người ta nói rằng : " Một con chim trong tay bằng hai con trong đám cây.

    Hắn vừa nghe xong lắc đầu :
    - You nói sai rồi. Hai con trong bụi rậm. A bird in your hand is worth two in the bush.
    - Bụi cây hay bụi rậm giống nhau mà. Thế còn như câu thành ngữ Idiom , Trâu tìm trâu , ngựa tìm ngựa. You hổng hiểu hả? Ví dụ you trong băng đảng , tui cũng ở đó nên tìm nhau.

    Hắn ta ngẫm nghĩ một lát :
    - Ồ ! Người Mỹ tụi tao có câu : " Birds same the feather flocked together. " Chim cùng màu lông cánh thì tụ họp thành đàn với nhau.

    Tôi lái câu chuyện về vần đề chính.
    - Bây giờ có người hỏi tui , Sit Play Eat Water. Hổng hiểu hả ? Cái đó nguyên nghĩa là một người làm việc tà tà mà lãnh lương nhiều , làm ít mà ăn nhiều đó.

    Hắn đưa ngón tay ra suỵt suỵt làm hiệu :
    - You nói nhỏ một chút , xếp tao nghe được thì hổng khá. Kìa ! Mới nhắc mà hắn sắp mò tới.

    Về nhà hỏi đứa con gái út đang học lớp 8. Nó nghe xong lắc đầu :
    - Mỹ hình như không có câu này. Nhưng mà hồi nãy bố nói thí dụ như các bác sĩ làm ít lãnh lương nhiều. Hổng đúng đâu bố , họ từ bé học nhiều lắm. Work hard play hard.

    - Là nghĩa gì hả con?
    - Thì làm nhiều ăn nhiều đó bố.

    Tôi mò vô trong trang Google tìm được vài thành ngữ. Trong đó có một đoạn Work a little earn a lot of money. Làm ít ăn nhiều , làm đâu ngủ đó , nó lấy mất cưa lấy gì mà kéo . Tôi tưởng nói về các ông thợ cưa cây , nào dè bấm vô nó hiện ra những hàng chữ nói về các ông realtor , bán nhà bán cửa .

    Co`n tie^'p
    Last edited by hoanghac; 10-04-2011 at 05:00 AM.

  9. #9
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Dạ chào bác. Cháu từng nghe họ nói câu, Are you working hard or hardly working? Câu đó chắc cũng ám chỉ việc Ngồi Chơi Xơi Nước.

  10. #10
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Không biết ở Mỹ có những cây dừa cây cau thật cao không nhỉ ?
    Ở gần sở cháu có mấy cây cọ cao ngất ngưởng. Lượm được cái hình nè bác. Cây này hổng có ai leo nổi đâu. À có một con sóc nó leo tuốt lên đó rồi như nó không dám xuống, đứng la nó, rồi từ từ nó cũng bò xuống từ từ.

    Last edited by Angie; 10-09-2011 at 02:09 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:57 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh