Register
Page 17 of 23 FirstFirst ... 71516171819 ... LastLast
Results 161 to 170 of 221
  1. #161
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chương 9

    Paris cũng vậy thôi

    Chúng tôi mười mấy người chia ra ngủ đâu đó trong nhà . Ba giờ sáng tôi mò dậy sớm tìm cà phê uống . Thế là cả nhà thức giấc cùng nhau làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị hành trang lên đường sang Pháp .

    Xe cháu Nghi lái đi trước và tôi cứ lẽo đẽo theo sau . Xa lộ bên Pháp tốc độ giới hạn cho phép là 130 cây số một giờ nên lái xe không cảm thấy mệt . Dọc theo đường cao tốc A 19 hay A20 gì đó những ngọn đèn đường vàng cao ngất chiếu sáng rõ ràng con đường trước mặt . Có lẽ chỉ có những con đường cao tốc ở Bỉ mới trang bị những ngọn đèn đường cao . Khi trời ló dạng hai bên đường là những cánh đồng lúa mì chạy dài ngút ngàn , vài ngôi thánh đường mái đỏ với tháp chuông cao . Bên Ðức và Bỉ thường thấy những cánh đồng trồng bắp , riêng ở Pháp chỉ toàn là những cánh đồng lúa mì . Có lẽ họ trồng những thứ hoa quả khác mà ở một nơi nào đó tôi không được biết chăng . Sông ngòi bên đây không thấy nhiều như ở Việt Nam , dù rằng trời hay mưa phùn , cứ một hai ngày lại mưa lất phất .

    Khi vào gần đến thủ đô Paris xe cộ trở nên đông đúc, những chiếc xe hơi lớn bé đều chen chúc nhau qua các con đường chật hẹp . Chúng tôi cho xe vô một bãi đậu xe ngầm dưới lòng đất và bước lên mặt đường mà không ghi chép những gì xung quanh . Tuy vậy tôi lấy cái điện thoại di động ra chụp hình khung cảnh chung quanh . Một toà nhà xây kiểu trúc La mã với những cột chống có sọc . Xen kẽ các cột là các ông thánh bà thánh chắp hai tay ngước mặt lên trời cao .

    Sáng nay trời mưa lất phất , chúng tôi chạy núp vào một quầy bán sách , lịch và vé xe buýt . Ðây là một trạm xe tour chở hành khách đi tham quan thành phố Paris . Trạm đầu tiên là Khải Hoàn Môn đứng trơ trọi trên một khoảng đất trống rộng rãi . Du khách rải rác đâu đó chụp hình kỷ niệm . Kế tiếp là bảo tàng Loudre với ngọn tháp thủy tinh lung linh trong ánh nắng ban mai . Chung quanh là ba dãy nhà cao với kiến trúc thời Phục Hưng . Ở đây các vách mặt tiền các tượng đá ông tây bà đầm nghiêm chỉnh ngó thiên hạ đang lu bu dưới đất . Hôm đó là ngày thứ ba trong tuần nên bảo tàng viện Loudre đóng cửa .

    Nhà thờ Ðức Bà vẫn dáng uy nghiêm như thuở nào , nhưng lần này trên sân trước nhà thờ đầy đặc du khách . Thỉnh thoảng vài ông cảnh sát Pháp súng trường tự động tay trong tay , với mắt ngó ngang ngó dọc như thể đang tìm kẻ khủng bố . Vài người trong nhóm chúng tôi rủ vợ chồng tôi xuống dưới hầm nhà thờ xem các cổ vật .

    Bà nhà tôi lắc đầu :

    - Tui coi rồi , hổng đi xem nữa .

    Mặc dù tôi cũng muốn xem dưới đó là cái chi dưới đó , nhưng nghe bà nhà tôi nói vậy nên thôi . Trong khi chờ đợi nhóm còn lại đi lòng vòng chung quanh nhà thờ và chun vô mấy cái quán bán đồ kỷ niệm .

    Chúng tôi gặp một gia đình người Việt . Cháu Oanh hỏi thăm nơi nào có bán thức ăn Việt .

    - Tới cái quán Bún bò đường Rose đó đi . Bún bò Huế cực ngon .

    - Còn phở thì sao ?

    - Cực ngon luôn , cực chất .

    Chừng nửa giờ sau đó tất cả chúng tôi tụ họp lại và quyết định tới cái quán cực chất cực ngon đó .

    - Chắc mình phải đi bộ qua hướng kia , chớ ở ngay nhà thờ Ðức Bà khó đón xe tắc xi lắm .

    Chúng tôi đi lòng vòng qua hết đường này tới đường kia và nhờ hệ thống định vị của cái điện thoại thông minh nên chừng một giờ sau đã tới đường Rose . Ngay góc đường là một quán phở mùi hương tỏa ra khắp xung quanh . Thực khách đa số là đầu đen ngồi chật cả quán . Tuy vậy chúng tôi lại mò tới cái quán có tên Bún Bò cực ngon như hai vợ chồng du khách người Việt quảng cáo .

    Trong quán không một thực khách ngoài trừ vài cô cậu hầu bàn đang tám chuyện . Chúng tôi mười mấy người chia ra hai ba cái bàn và gọi món phở . Tôi không hiểu sao , cái họ nhà tôi đi chơi xa là cứ hay gọi món phở bò , dù rằng mới ăn phở nhà dì Lan tối qua . Riêng tôi không bao giờ gọi món phở ở một nơi xa lạ nên gọi cơm trứng chiên . Cậu hầu bàn là một người Tàu biết nói tiếng Việt lơ lớ . Ðám chúng tôi không ai biết nói tiếng Pháp vì chúng tôi từ Mỹ , Canada , Ðức, Phần Lan đến . Nên sau một lúc nói tiếng Việt bằng tay cả hai bên đều hỉ hả vui vẻ . Cuối cùng các món phở được mang ra và tất cả mọi người ăn thử vài miếng đều lắc đầu chê dở . Riêng tôi thì món cơm trứng chiên ăn được vì đều có mùi vị giống nhau , từ Việt Nam sang Tàu tới Mỹ , Canada , Ðức Pháp đều y hệt nhau .

    Theo chương trình tham quan do cháu Oanh đưa ra thì chúng tôi còn vài nơi đi coi , nhưng có lẽ đói bụng nên cháu Oanh lại hỏi thăm chỗ nào bán bánh mì thịt nguội .

    - Dzậy mấy nị phải tới quận 13 . Ra đầu đường đằng kia đón xe buýt số 123 đi dìa hướng bắc vài cây số , xuống rồi chuyển qua xe buýt 456 ...

    Thế là chúng tôi lò mò ra đầu đường tìm xe buýt có mang số 123 . Ðang đứng lớ ngớ bỗng chúng tôi trông thấy một thiếu phụ sồn sồn , hỏi thăm ra thì bà ta cũng là người Việt . Bà ta học trường Marie Curie ở Sài Gòn và vì có quốc tịch Pháp nên sau 1975 bà ta cùng gia đình qua Pháp định cư .

    - Thôi vầy nhé , chiều nay tôi cũng rãnh rỗi nên muốn hướng dẫn các anh chị qua quận 13 kiếm bánh mì thịt nguội ăn . Mình phải đi chuyến buýt này nè .

    Sau khi đổi hai ba lần chuyến xe buýt cuối cùng chúng tôi cũng tới được quận 13 . Qua vài bậc thang , qua vài cái bin đinh chúng tôi tới một quán bán bánh mì nho nhỏ nằm khuất trong một thương xá nhỏ .

    Tôi hỏi chuyện bà ta và cám ơn lòng tốt của bà .

    - Cám ơn chị rất nhiều vì có lòng " Tiễn Phật đến tận Tây phương . "

    Khi kiểm điểm lại số người trong đoàn chúng tôi thấy thiếu anh Hi . Từ trạm xe điện trở lại tiệm bán bánh mì cũng vài trăm mét , mà nó lại lòng vòng lên xuống các bậc thang . Anh ta từ Phần Lan sang , không biết tiếng Anh, Pháp hay Ðức . Thấy vậy cháu Nghi vội vàng quay trở lại đi tìm ông chú . Chừng nửa tiếng sau hai chú cháu đã xuất hiện tại trạm xe điện . Trông thấy tôi , anh Hi mặt cau có nói : " Hồi nãy trước khi đi vệ sinh tôi có dặn chú dì là chờ tôi , sao dè lại bỏ lại tôi . Nhỡ tôi đi lạc ở thành phố này thì sao ! "

    Tôi vội vàng nói lời xin lỗi . Cách đây không lâu anh Hi có kể chuyện anh ta khi bé mới năm tuổi bị lạc bố mẹ . Thế là anh ta lang thang ở khu chợ Thủ Ðức hồi năm 1955 . May anh ta gặp được hai bác tôi thương , mang về nhận làm con nuôi . Giá như tôi thì tôi không nổi nóng như vậy vì dù sao tôi cũng biết vò vẽ vài tiếng Mỹ , có thể hỏi thăm đường về . Cùng lắm thì kiếm một tấm cạt tông đề vài chữ vào : " Homeless need money to go home ."

    Chúng tôi xuống đường hầm và đi vào xe điện chạy về trung tâm thành phố . Bản đồ của hệ thống xe buýt khác với sơ đồ hệ thống đường xe điện ngầm . Xe cứ đi ngang nhiều trạm lên xuống mà tôi không thấy tên cái trạm xe tour bus . Cuối cùng tôi phải hỏi thăm một bà Pháp bán vé mới tìm đúng chỗ . Ðó là trạm Madeleine . Khi ngoi đầu lên mặt đất , tôi mừng rỡ khi nhìn thấy cái toà nhà có mấy ông thánh bà thánh đang nhìn trời cầu kinh . Vậy là chúng tôi tìm được chỗ đậu xe để lấy xe chạy nước Ðức .

    Chín giờ tối chúng tôi theo nhau trở lại xa lộ về nước Ðức để lại sau lưng những ánh đèn rực rỡ của kinh thành Paris .



    Một góc phố Paris



    Sông Sein nước chảy lờ đờ

    Tung Sơn ngày 28 tháng 2 năm 2018

  2. #162
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sài Gòn 2017


    Ðầu tháng 12/2017 vợ chồng tôi xuống thành phố Houston thăm con gái đang thực tập tại bệnh viện Nhi Ðồng . Ngủ nhà nó qua đêm , sáng hôm sau chúng tôi ra phi trường Hobby để đáp máy bay hãng hàng không ANA (All Nippon Airlines) . Khi chúng tôi chuẩn bị bước vào hành lang lên máy bay , một nhân viên hải quan Mỹ gốc Mễ chặn bà nhà tôi lại hỏi :
    - Bà đi với ai ?

    Bà nhà tôi lấy tay chỉ về tôi và tôi bước về họ thắc mắc :

    - Có chuyện gì vậy ?

    Mặt ông hải quan lầm lì ngoắc tay ra dấu bảo chúng tôi vào một góc gần đó nói :
    - Ông bà mang bao nhiêu tiền Mỹ về Việt Nam ?

    Tôi chưng hửng không biết trả lời ra sao vì thật tình tôi không biết bả mang theo bao nhiêu . Trong túi tôi chỉ có vài chục .

    Bà nhà tôi nói :
    - Chín ngàn đô la .

    Ông hải quan chìa ra một tờ giấy , viết lên trên đó " $US9000" và nói tôi ký tên kế bên . Lòng tôi trở nên lo lắng . Nếu như bà nhà tôi mang hơn hai mươi ngàn Mỹ kim , chắc chắn chúng tôi sẽ vị rắc rối , có thể bị phạt hay bị trễ chuyến bay . Ông ta cùng một ông Mỹ hải quan khác bảo tôi moi hết tiền trong túi xách tay , túi quần túi áo ra đếm . Khi đếm đi đếm lại chỉ có 9000 Mỹ kim , tôi thở dài nhẹ nhõm . Bỗng nhiên bà nhà tôi lôi ra trong bóp một xấp tiền xanh xanh đỏ đỏ đưa chọ họ .

    Ông quan thuế Mỹ gốc Mễ cầm lấy, thoáng nhìn rồi trả lại chúng tôi :
    - Tiền này là tiền Việt Nam à ! Thế thì không cần phải đếm . (Vietnamese money ? We don't need to count them .)

    Bà nhà tôi thật thà nhanh nhẩu đáp lại :
    - Không , đó là tiền Euro .

    Ông Mễ ta mặt tươi hẵn lên :
    - Vậy thì phải đếm .

    Ông ta mở xấp tiền ra và chỉ đếm được ba trăm Euro . Sau đó họ nói tôi ký tên vào tờ kiểm kê . Chúng tôi bước lên máy bay của hãng hàng không ANA .

  3. #163
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sài Gòn 2017

    Trên chuyến máy bay còn nhiều chỗ trống , vài hàng ghế khoang giữa chỉ có một hay hai hành khách . Thế nên sau vài giờ bay vài người nằm dài trên bốn ghế bỏ trống . Vợ chồng tôi hai người ngồi ba ghế , tôi bỏ lên một hàng ghế trên để bà nhà tôi ngơi nghỉ . Bên cạnh đó là một ni cô có vẻ đứng tuổi . Tôi bắt chuyện làm quen và sau đó vị sư cô giảng đạo cho tôi .

    - Tôi thấy ông có lẽ có duyên với Phật pháp . Nay tôi xin nói sơ qua về sự giáng lâm của Phật Di Lặc .
    - Dạ , sư cô cứ nói .
    - Theo Kinh Phật thì Ðức Thích Ca có tiên tri là sau nầy vào thời mạt pháp sẽ có Ðức Phật Di Lặc ra đời, là một vị Phật thứ năm trong 5 vị Phật. Phật Di Lặc là một vị Bồ Tát sẽ nối tiếp Ðức Thích Ca lập ra Hội Long Hoa để hóa độ chúng sinh. Hết thịnh rồi suy, hết suy lại thịnh, Phật Thích Ca đã nhập diệt, Ðức Di-Lặc sẽ kế tiếp giáng trần , nên cuối cùng chánh-pháp vẫn là bất diệt.
    - Dạ , nghe sư cô giảng về Ðức Phật Di Lặc , tôi nhớ chỗ Trung Tâm Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia ở thành phố Arlington . Họ cũng tổ chức ăn mừng ngày Ðức Phật Di Lặc sắp giáng thế . Sau đó họ có mời đám người già như tôi vô ăn thức ăn chay . Nào là bún xào măng tây , chả giò chay , mắm Thái chay . Ngon lắm sư cô ơi ! Sau đó tôi mới nói với ông chánh ban trị sự là mỗi tháng phải ăn mừng một vị Phật . Tháng giêng mùa xuân mừng Phật Di Lặc , thì tháng sau mừng Phật Bà Quan Âm , tháng tới mừng Phật La Hán . La Hán chưa thành Phật thì mình cho là thành phật luôn . Dạ Xoa thì cho thành phật luôn thì tháng tới mình mừng luôn .

    Vị sư cô mỉm cười nói :
    - Vậy là kiếp trước ông có nghiệp ăn uống . Chắc ông tuổi hợi ?
    - Dạ không , tôi tuổi mẹo , ngheo ngheo .

    Bà sư cô chau nét mặt suy nghĩ lâu lắm :
    - Chuyện này khó hiểu dữ a ! Ðể tôi về Việt Nam chuyến này xin thầy tôi lý giải thêm .

    Khi phi cơ là là đáp xuống sân bay Narita Nhật Bản , và nó đi từ từ vào cổng đậu phi trường . Bên trái tôi là một bức tường gạch xây cao khoảng bảy hay tám mét . Chuyện này có lẽ hơi là lạ , từ trước đến giờ tôi chưa từng trông thấy một phi trường nào lại xây một bức tường gạch cao như vậy . Thông thường thì có một hàng rào kẽm gai cao bao bọc chung quanh . Bà nhà tôi thắc mắc hỏi tôi tại sao lại có một bức tường gạch cao như vậy .

    Tôi nhanh nhẩu đáp lại :
    - À! Vì ở Nhật nổi tiếng có nhiều ninja , họ vượt tường vượt sông hay lắm . Cho nên người Nhật phải xây tường cho thật cao .

    Lúc xuống máy bay chúng tôi đi qua những hành lang hình hộp và bước vô cổng an ninh để qua một cổng khác , tôi thấy chừng chục hành khách người Việt , lão ông có lão bà có , họ ngồi trên các xe lăn dành riêng cho người tàn tật . Sau lưng họ là những nhân viên người Nhật ra sức đẩy xe cho họ . Tuổi có lẽ còn trẻ hơn tôi , mới đây trên máy bay vài người trong bọn họ lúc rãnh rỗi họ còn đứng trong tư thế vẫy tay của Dịch Cân Kinh . Tôi thắc mắc hỏi bà nhà tôi thì được biết vì họ không rành tiếng Anh , khi chuyển đổi máy bay , qua cổng này cổng nọ , họ hay đi lạc đướng nên họ khai là người tàn tật để được chế độ ưu đãi . Vừa ra cổng máy bay thì đã có nhân viên phục vụ đẩy xe đến tận nơi .

    Ngồi ở cổng 51 chừng một tiếng thì loáng thoáng đâu đó chuyến bay về Việt Nam sẽ đổi sang cổng 31 . Hầu hết chúng tôi đều là người Việt lục tục kéo nhau sang cổng đó . Một số các ông bà tàn phế giả đó không thấy nhân viên người Nhật tới phục vu bèn lọt tọt theo đám chúng tôi . Họ cũng đi nhanh không kém chúng tôi .
    - Ủa ! Hồi nãy tôi thấy các ông bà ngồi xe lăn mà !

    Họ đều nhe răng ra cười .

    Cổng 31 nơi đây đầy ắp những người dân Việt , vì họ từ các chuyến bay khác về , từ Mỹ từ Anh Pháp Úc Ðức ... về . Cạnh bên phòng chờ đợi có một quán ăn Nhật nhỏ . Bà nhà tôi gọi món mì Nhật Udon . Sau khi trả tiền , họ đưa chúng tôi một thiết bị điện nho nhỏ trên một cái khay có đũa và thìa muỗng . Chừng mười phút cái thiết bị đó chớp đèn sáng lên , à thì ra cho biết món mì udon đó đã nấu xong . Nhấp nháp được vài miếng , bà nhà tôi bỏ đũa xuống thở dài nói :

    - Mì gì mà ăn toàn mùi nước thịt kho tàu .
    - Thì tôi nói bà rồi , đi nước ngoài chỉ nên gọi món trứng chiên hay trứng luộc thì mình còn xơi được . Những món khác vừa tốn tiền vừa ăn không được .

    Ðược một lát trong phòng đợi có tiếng loa vang vang gọi tên các ông bà người Việt tàn tật đó . Ðáng lẽ họ phải ngồi ngờ tại chỗ cũ để cho các nhân viên phục vụ đẩy tới cổng mới . Tên người Việt mà do người Nhật phát âm thì thật là khó hiểu và gây ra nhiều sự hiểu lầm .

    - Niu en Ti Lon ( Nguyễn Thị Loan ) , Hai Vú ( Hải Vũ) Tran Two Truck ( Trần Thu Trúc) .

    Khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất trời đã về khuya , 12 giờ đêm . Nơi đây cũng không gì thay đổi hơn chín năm xa cách . Cũng những bộ mặt lạnh lùng của công an quan thuế qua những trạm xét sổ thông hành và giấy nhập cảnh visa . Chỉ có một cậu thanh niên trẻ cười tươi bước tới nói :
    - Ðể cháu mang những hành lý này qua máy xét quang tuyến .

    Khi bà nhà tôi đưa tờ 10 đô la vào tay cậu ta thì cậu ta lắc đầu :
    - Cô có cho thì nhét tiền vào túi cháu . Nếu không tụi cháu sẽ bị kiểm điểm . Ở đây có máy camera đầy xung quanh .

    Tôi đọc trên trang mạng lưới BBC hay VOA ông tổng lú đang hô hào lớn tiếng quyêt tâm diệt trừ tham nhũng hối lộ . Nhưng qua những sự sự viếc trên , trong những bộ phận nhỏ từ công an quan thuế đến nhân viên an ninh phi trường đều cần tiền bồi dưỡng thì những lời ông tổng đó chỉ là nước đổ đầu vịt .

    Con tiep

  4. #164
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chương 3

    Mặc dù trời đã tối , một giờ khuya nhưng bên ngoài bà con đến đón thân nhân rất đông . Có người vẫy tay có người gọi ơi ới . Cô em út tôi, Thu cùng đứa cháu đã đứng đợi từ lâu và chúng tôi cùng đáp xe đi về chợ Phú Nhuận . Hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) giờ này vắng xe , thỉnh thoảng vài chiếc xe gắn máy vượt qua mặt chúng tôi . Những ngả tư lớn có đèn xanh đỏ với bảng có đèn vàng báo thời gian đèn hiệu sắp đổi . Ngay cả ở các thành phố lớn ở Texas tôi chưa từng thấy bao giờ .

    Về đến nhà cô em tôi sau khi cất hành lý , chúng tôi ra ngoài phòng khách trò chuyện . Tôi ngó đồng hồ, hai giờ khuya .
    - Cô Thu ơi , hổng có bún ốc à !
    - Dạ không có , ốc còn đang bơi ngoài ruộng .
    - Vậy ngoài chợ giờ này có ai bán gì không ?
    - Không anh , giờ này ai mua bán gì mà sớm vậy ? Anh đói bụng à !

    Bà nhà tôi xen vào :
    - Ảnh đấy à ! Mở mắt là mở miệng .

    Trò chuyện tào lao đâu đó một chút đã ba giờ sáng . Tôi lò mò đi ra chợ . Từ nhà cô Thu bước chừng mười bước là ra tới hàng cá hàng thịt . Gần đó là hàng chị Ba bán cơm tấm . Tôi gọi một đĩa cơm :
    - Nhớ cho tôi một khúc cá lóc kho , à à thêm một con tôm nữa . Bao tiền vậy chị ?

    Bà chủ quán ỏn ẻn :
    - Tí nữa tui tính với cô Thu .
    - Ủa! Sao chị biết tôi ?

    Bà chủ quán cười không nói . Tôi nhớ ra rồi , ngày xưa tôi có một lần rủ cô ta đi xem xi nê Ðến Hẹn Lại Lên mà cô ta cứ lắc đầu nguầy nguậy .

    Bảy giờ sáng , không biết làm gì tôi lần mò đi dạo một vòng chợ . Trước mặt nhà cô em tôi ngày xưa là những sạp thịt bò thịt heo . Giờ đây chỉ còn lèo tèo vài sạp , xen kẽ những sạp bán rau trái . Dọc theo con đường nhỏ thông qua con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bày bán vài khay bán tôm càng xanh còn đang vẫy vùng . Cá lóc cá rô dẫy dụa tưng tưng . Rỗ cam quít , xoài Thái trông mơn mởn xếp chồng chất lên nhau .

    Vài bà bán hàng trông thấy tôi đứng lớ ngớ bèn hỏi :
    - Bác có mua gì không bác ? Mua mở hàng cho em đi bác ?

    Tôi cười mỉm không nói , nghĩ thầm : " Tôi mà mở hàng cho ai thì người đó chắc ế cả ngày . "

    Gần đến đường cái , một cao ốc mười mấy tầng sừng sừng đứng đó đối với chùa Vĩnh Nghiêm bên kia sông . Thời còn những năm 1954-60 chỗ đó là bãi rau muống mọc xung quanh với các ao hồ . Lúc đó chỉ có trường tiểu học Sao Mai bên cạnh những đám rau muống bềnh bồng . Giờ đây biến thành những dãy nhà gạch . cao ốc dọc theo bờ Kè .

    Tôi đi mon men dọc theo con kinh về hướng cầu Kiệu , ven đường những hàng bông dành dành hoa sứ rạng rỡ khoe sắc dưới ánh nắng sớm ban mai . Một tấm bảng nhỏ gắn trên hàng rào cản bên bờ Kè : " Cấm câu cá " . Ðúng vậy , hai bên bờ kinh Nhiêu Lộc không thấy bóng dáng ai ngồi nhấp cần câu , ngoại trừ một ông chừng ngoài năm mươi , cởi trần mặc quần đùi đang sửa soạn đồ câu . Các chú cá rô phi dưới bờ kinh nhỏm nhẻm há mồm đớp không khí dưới sông .

    Bước lại gần ông ta , tôi hỏi :
    - Ông hai ơi ! Ông câu cá không sợ bị phạt à ?

    Ông ta ngước mặt nhìn tôi chốc lát , đoán chừng tôi không phải là công an hình sự hay săn bắt cướp hay thuộc tổ trinh sát gì đó , nói :
    - Ở đây ai dám bắt tui .
    - Sao vậy ?

    Ông ta cười hà hà :
    - Công an khu vực này là cháu tui . Cha thằng nào dám bắt tui .

    Tôi cười hỏi lại :
    - Thế chú câu thường ngày bắt được loại nào . Cá rô hay cá sặc ?
    - Mèn ơi ! Cá đó ở đây hiếm lắm , ông không thấy dưới sông sao , có con cả kí . Hôm qua mới được một chú bông lau hai kí lô mang về nấu canh chua , ngon quá trời .

    Ra tới đường lớn Phan Ðình Phùng ( Võ Di Nguy cũ) tôi vòng về hướng chợ . Vỉa hè bên đường cao thấp lổm chổm , bên cạnh những vũng nước xám đục còn vương lại sau cơn mưa bất chợt của năm tháng cuối mùa . Các cửa hàng hai bên đường nhộn nhịp mở cửa . Ngoài đường hai dòng xe nườm nượp xe ô tô xe gắn máy chen chúc vượt nhau mà đi .

    Ðầu chợ cũng không thay đổi gì nhiều so với chín năm về trước . Bãi giữ xe gắn máy , các sạp bán trái cây , hoa quả bày biện các trái xoài Thái , chôm chôm , đu đủ, dừa , măng cụt , cam sành , chuối , na , mảng cầu . Ði ngang qua các sạp bán cua ốc vài cô vài bà đang rao hàng ơi ới :
    - Ai mua cua hông ? Cua em vừa mập vừa to .

  5. #165
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566


    Tô mì udon Nhật .





    Cá tôm , rau trái bày bán dưới mặt đường quanh chợ Phú Nhuận

  6. #166
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    - Ai mua cua hông ? Cua em vừa mập vừa to .


    rồi thầy có mua không?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #167
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    rồi thầy có mua không?
    chắc nhìn thấy lép nên thầy hạc không mua.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #168
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Chương 3
    Ði ngang qua các sạp bán cua ốc vài cô vài bà đang rao hàng ơi ới :
    - Ai mua cua hông ? Cua em vừa mập vừa to .
    Nghe cách rao thì biết là dân nghiệp dư, không được đào tạo theo lối kinh điển. Phải rao như vầy, mới giữ chân khách được:
    "Ai mua cua hôn? Cua em vừa mẩy vừa dòn đây."
    Đỗ thành Đậu

  9. #169
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    chắc nhìn thấy lép nên thầy hạc không mua.
    Thầy Cò gặp hàng nhái.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #170
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    "rồi thầy có mua không? "

    Mua làm chi ! Ở nhà có nấu canh cua đồng sẵn rồi .

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:26 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh