Register
Page 18 of 23 FirstFirst ... 81617181920 ... LastLast
Results 171 to 180 of 221
  1. #171
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sài Gòn 2017

    Sau khi đón xe hơi Uber do cô em tôi gọi , bà nhà tôi đi về nhà cô em vợ tôi ở tuốt miệt Tây Thạnh . Tôi lững thững đi bộ băng qua cầu Kiệu và đi về Tân Ðịnh . Theo con đường Trần Quang Khải các cửa hàng đang mở cửa chuẩn bị buôn bán , Con đường Bà Lê Chân ngày xưa vắng vẻ , giờ đây đầy ắp rau trái hoa quả bày bán hai bên vệ đường .

    Tôi gặp một bạn học cũ , Quang hẹn ở một quán cà phê gần xóm Cầu Mới . Quang làm nghề dân biểu , lái xe gắn máy truyền thông . Gọi là truyền thống để phân biệt với Uber và Grab . Ðến trưa tôi nhờ hắn chở tôi về Tây Thạnh .

    - Ở đâu vậy ? Tao làm nghề này bao năm , nhưng chưa bao giờ chạy tới đó .

    Tôi lắc đầu nói :
    - Tao cũng không biết nữa , đây là địa chỉ nhà cô em vợ tao . Số nhà là 123 đường T4B Phường Tây Thạnh , Quận Tây Thạnh .

    Quang ngẫm nghĩ một hồi lâu , rồi thở dài :
    - Bình Thạnh tao biết , Tân Bình tao biết , Thạnh Thông Tây cũng biết , nhưng cái thằng Tây Thạnh Ðông Thạnh ở đâu ?
    - Vậy mày không xài Google à ?
    - Không , tao là truyền thống mà .
    - Tao nghe nói nó nằm ở đâu đó Khu Công Nghiệp Tân Bình .
    - À ! Vậy thì tao biết . Ðội nón lên tao chở đi .

    Trước khi về Việt Nam bà nhà tôi dặn dò tôi chớ đi xe ôm , nguy hiểm lắm . Bây giờ thằng bạn thân quí hóa bao năm không gặp , lại hành nghề lái xe ôm bao năm kinh nghiệm , chắc chả sao đâu . Xe hắn chạy lòng vòng qua những con đường lạ hoắc , qua Gò Vấp , và đi về đường Quang Trung chen chúc những xe là xe . Ðường Cộng Hòa cũng vậy , xe vận tải lớn nhỏ , ô tô , gắn máy xe đạp len lấn mà đi . Khói xe phun ra nồng nặc . Hắn lượn lách xe băng qua các đầu xe hơi một cách khéo léo , không đầy nửa tấc là xe hắn cọ quẹt ngay . Y như hát xiệc trong phim James Bond . Khi tới Khu Công Nghiệp Tân Bình , bạn tôi thắc mắc hỏi tôi :
    - Mày có chắc địa chỉ trên tờ giấy này có đúng không ? Mày ở Mỹ về không rành về nhà cửa Việt Nam đâu .

    Tôi hơi phân vân , nếu địa chỉ này không đúng thì giờ này bà nhà tôi đang ở đâu .

    - Ðúng mà , bà xã tao nói đúng là đúng .

    Quang thở dài , nói :
    - Mày bao năm không thay đổi , vẫn là nhất vợ nhì trời . Thôi được rồi , để tao vòng xe tới hỏi thăm mấy thằng chạy xe như tao . Ðường nào mà lại không tên không họ , Tên Bốn Bê chắc phải có Tê Bốn A , Tê Bốn C .

    - Này anh ơi ! Cho hỏi cái địa chỉ này nằm ở đây vậy anh ?

    Ông xe ôm kia nhìn tờ giấy , gật đầu rồi lấy tay chỉ về một hướng , nói :
    - Ông quẹo trái , rồi quẹo trái , đi thẳng , rồi quẹo phải , rồi quẹo trái .

    Theo lối ông ta chỉ đường , tôi thấy những bảng đường C1 C2 rồi S1 S2 , T1 T2 . Cái phường Tây Thạnh này cũng lạ hơn so với những khu khác của thành phố Sài Gòn , đặt tên đường bằng những con số như ở Mỹ . Một thành phố có thể chia làm bốn khu . Phía bắc là Tây Bắc Ðông Bắc , Northwest , Northeast . Phía Nam là Tây Nam và Ðông Nam Southwest Southeast . Nên các nhà có thể đặt tên số thí dụ như 1234 N.W 35 , 4567 S.E v.v... Những con đường lộ ở đây rất nhỏ , bé như con đường Bà Lê Chân Tân Ðịnh .

    Chẳng bao lâu chúng tôi tìm đúng cái nhà có địa chỉ trên . Một căn hộ bé tí vuông vức 3 mét nhân ba mét chất đầy các va li hành lý của các bà chị vợ từ Ðức , Phần Lan về .
    - Mày vô nhà ngồi nghỉ một chút rồi gọi cà phê uống , ăn trưa với tao luôn .

    Hắn nhìn vào trong nhà , bảy tám người lớn cộng thêm hành lý . đi chen chân len lỏi còn chưa được , còn chỗ nào mà ngồi .
    - Thôi , sáng giờ mấy cử cà phê rồi , bữa nào gặp lại mày .

    Ðây là căn nhà mướn của đứa cháu vợ , My Linh vợ chồng nó với thằng con trai lên chín . Ban ngày căn phòng đó vừa là nhà khách , nhà ăn . Tối đến dọn dẹp trở thành phòng ngủ . May là có cái gác lửng chứa đầy ba cái tạp nham . Chú Hi và tôi ra ngồi dưới mái hiên ngoài . Ngồi nghỉ cũng không dám duỗi hết chân ra vì đường mái hiên ngắn quá . Thò chân ra ngoài thì tới ngoài đường lộ .

    Trước năm 1975 gia đình bên vợ tôi thuộc loại kha khá . Nhà có trại nuôi heo công nghiệp rộng mấy mẫu đất , có nhà gạch ở Ngả ba ông Tạ , Tân Việt . Rồi anh em nhà vợ phân tán vượt biên , người ở bên Mỹ , kẻ ở bên Ðức , Hòa Lan , Phần Lan . Riêng cô em út ở lại thừa hưởng tất cả gia sản bố mẹ để lại , dì út lập gia đình và hai vợ chồng làm ăn khéo léo thế nào không biết , làm nghề chà đồ nhôm , cứ bán hết cái này tới cái khác để sinh sống . Sau cùng dọn về vùng Tây Thạnh vì những năm 1990 nhà cửa ở đây tiền mướn khá rẻ . Bây giờ cô gái lớn nhất của cô em vợ , My Linh lập gia đình , có chồng có con và cũng đi mướn một cái nhà nho nhỏ , tiền thuê mỗi tháng hai triệu đồng . Chồng làm công nhân , vợ ở nhà buôn bán lặt vặt để sống qua ngày .

  2. #172
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566


    Một bảng hiệu trên bờ Kè (Phú Nhuận)

  3. #173
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Ngày lễ Mẹ Hiền

    Truyện vui sưu tầm :

    It was a sunny morning and I found a pretty red rose with a long stem on the kitchen table.

    I was wondering how after all these years of marriage, my husband could still be so romantic There was a small love note placed next to it.

    It read – “Darling, please DO NOT touch the rose. I am using it’s stem to unclog the drain.”

    Google Translate:

    Đó là một buổi sáng đầy nắng và tôi tìm thấy một bông hồng đỏ xinh đẹp với một thân cây dài trên bàn bếp.

    Tôi đã tự hỏi làm thế nào sau khi tất cả những năm kết hôn, chồng tôi vẫn có thể rất lãng mạn . Có một mảnh giấy tình yêu nhỏ được đặt bên cạnh nó.

    Trên đó nó nói : - “Em yêu, xin đừng chạm vào hoa hồng. Tôi đang sử dụng nó để thông đường cống rãnh. ”

  4. #174
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sơn Tinh Thủy Tinh

    TG: Tung Son

    Câu chuyện cổ tích này của người Việt không biết có thật hay không , nhưng nó phản ánh một phần nào của trận đại hồng thủy khủng khiếp cho toàn thể nhân loại . Ðược ghi chép trong Kinh Thánh , sách Sáng Thế Ký vào đời ông Noah .

    Khi ấy ông ta được Thượng Ðế báo cho biết trước sẽ có trận lụt lớn , nên ông ta cùng các con đóng một con thuyền lớn trên đó chở đầy thú vật và thảo mộc . Ông ta cùng bà vợ với ba đứa con trai cùng ba con dâu , tổng cộng tám người lênh đênh trên biển cả 40 ngày . ( theo người Do Thái số 40 có nghĩa là nhiều lắm)



    Sau đó khi nước cạn dần con tàu Noah đã đáp trên một đỉnh núi Ararat thuộc Thổ Nhĩ Kỳ . Không biết có một trùng hợp hay không , tám người trên chiếc tàu đó được người Trung Hoa viết lại là :

    Thuyền + tám + người = con tàu



    Câu chuyện này trận Đại Hồng thủy được kể lại trong các truyền thuyết của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới . Từ Việt Nam , Trung Hoa , Ấn độ cho đến các nước xa như Hi lạp , Ba Tư , Nhật Bản , các nước Quốc Đảo , hầu như trong tất cả các nền văn minh cổ đại ở dạng này hay dạng khác đều có những truyền thuyết về Đại Họa, nói về Noah, Hoa, Noa, Nu Ya v.v... Một sự tích lịch sử, qua nhiều đời kể đi kể lại, sẽ biến thành truyền thuyết. Ngày nay, người ta nghe những câu chuyện về Đại Hồng Thủy, Con tàu Noah giống như nghe một câu chuyện cổ tích đầy thú vị mà không nghĩ rằng nó thật sự tồn tại .

    Câu chuyện này được các dân tộc miêu tả một cách khác nhau đôi chút . Trong đó truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được truyền tụng là ngày xưa đời vua Hùng Vương thứ 18 có cô công chúa Mị Nương đến tuổi lấy chồng và có hai chàng Sơn Tinh Thủy Tinh tới thi tài . Ai thắng thì lấy được cô nàng . Sau đó Sơn Tinh thắng nên Thủy Tinh nổi giận dâng nước tràn cao , và Sơn Tinh cũng làm bùa phép làm núi dâng cao , đại khái là vậy.
    .
    Mấy ngàn năm sau vào thời mạt độ , con cháu hậu duệ của Thủy Tinh là Thủy Ðiện làm càn , không hề báo trước cho người dân ở dưới các vùng thấp, tháo toang các cổng của các đập nước thủy điện . Hệ quả là con cháu của Sơn Tinh là Sơn Trạch sinh sống ở các làng mạc miền dưới bị sóng nước cuốn trôi , từ nhà cửa trâu bò vườn tược đều trôi sông sành sạch , sạch trơn ( Sơn Trạch nói lái là Sạch Trơn ) .

    Giờ đây con cháu hậu duệ của Thủy Tinh đã đánh bại con cháu của Sơn Tinh . Có lẽ trang sử sẽ được viết lại .

    Nga`y 22/7/2018

  5. #175
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Nuôi chim yến

    Trong bữa cơm tối hôm qua bà nhà tôi kể lại là tháng 10 này chị Châu (bạn bà xã tôi ) về Việt Nam thăm gia đình . Có người nhắn là khi nào về tới Bến Tre sẽ có người đón chị Châu về Rạch Giá xem bà bạn nuôi chim yến để bán tổ yến .

    Tôi bèn vô các trang mạng tìm tòi , được biết ở tỉnh Bình Dương có ông bà họ Hà nuôi yến để bán . Nhà ông bà Hà có bốn tầng lầu . Ông bà chỉ sử dụng hai tầng dưới , còn hai tầng trên để trống. Một hôm bà Hà phát giác trên tầng cuối có sáu con chim yến vào làm tổ . Bà Hà đợi chồng đi làm về rồi bàn bạc với chồng : " Ông à ! Ông vác cuốc trồng khoai không được nhiều tiền . Bây giờ tự dưng nhà mình có chim yến vào nhà làm tổ . Ðó là cái lộc trời cho . Tui định bàn với ông như vầy . Mình đi vay nợ để nuôi chim yến . Thế là hai ông bà mua gỗ bạch tùng về, cưa đục khoét lỗ , mua loa phóng thanh để gọi chim yến về . Bỗng dưng sáu con chim yến bay đi mất . Hai ông bà kiên nhẫn đợi chờ cho đến nga`y thứ mười , bỗng dưng một đàn yến chao lượn bay vô nhà ông bà Hà để sinh sống . Ðến bây giờ hai ông bà thu hoạch bán tổ yến mỗi tháng được 500 triệu đồng Việt Nam ( tương đương 21000 Mỹ kim) .

    Bà nhà tôi hỏi tôi con chim yến là con chim gì , có phải là con chim két Hồng Anh Vũ mà tôi hay đọc thơ Ðường gì đó .

    An Nam viễn tiến hồng anh-vũ
    Sắc tự đào hoa ngữ tự nhân

    Nước Nam từ xa tặng két hồng
    Lông tựa hoa đào, nhái tiếng người

    - Không phải bà ơi , vua Ðường Cao Tông làm thịt con két đó rồi . Ðây nè , chim yến còn gọi là chim én . Bởi khi thấy chim én chao lượn trên không là nó báo hiệu mùa xuân sắp đến . Chim yến là loài chim có 2 cánh ...

    Tôi nói chưa đứt lời , đang tìm cách để diễn tả hình dáng của nó thì bà nhà tôi xen vô :
    - Chim nào mà chẳng có hai cánh .

    Tôi đành cười trừ , nói lãng qua chuyện khác:
    - Thế bà có đồng ý cho tui về Việt Nam nuôi chim yến không bà ?

    Ngày 20 tháng 9 năm 2018

    TB.

    - Nhiều người vẫn lầm tưởng chim yến và chim én là một loài nhưng mang hai tên gọi, bởi cả hai có những điểm giống nhau như thích bay lượn trên bầu trời, thân có màu sắc gần giống nhau, hay săn mồi trên không trung…

    Thực tế đây là hai loài khác nhau, nếu để ý có thể dễ dàng phân biệt được.

    Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa chim yến và chim én, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Nhị (quê ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), làm nghề nuôi chim yến chuyên nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh.

    Chim yến còn gọi là yến sào, chim én còn gọi là chim nhạn.

    Chim yến nói chung là loài chim thuộc họ Apodidae (tiếng La tinh, nghĩa là “không chân”). Gọi như thế bởi chân chim yến không phát triển, rất yếu ớt không thể đậu được trên dây điện hay cây ăng-ten như chim én. Bù lại, chim yến có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Chim yến có lông màu nâu đen, mỏ thường nhỏ hơn chim én, đuôi chẻ ngắn hơn chim én. Chim yến chỉ bắt và ăn côn trùng trong khi bay. Nói chung tổ chim yến được làm từ nhiều chất liệu như: rêu, cỏ lông, lá cây và một vài vật liệu khác được gắn kết bằng nước bọt của loài chim quý này.

    Chim én vẫn bay lượn trên bầu trời ở tầm thấp nhưng bay chậm hơn so với các loại chim yến. Chim én bay lượn có lúc với đôi cánh khép, đóng một nửa; trong khi đó chim yến bay lượn với đôi cánh như lưỡi liềm dang rộng hết cỡ. Chim én có đôi chân khỏe mạnh, có thể đậu xuống trên cây, dây điện, ăng-ten... Chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau. Lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen. Tổ làm từ bùn (sình), đất sét hoặc cỏ cây. Thức ăn là côn trùng trong khi bay, đôi khi cũng đậu trên mặt đất để bắt côn trùng.

    Theo chúng tôi, chim yến và chim én còn khác nhau ở chỗ, chim én (nhạn) đi vào thơ ca nhiều hơn. Trong văn chương Việt Nam, chim én tượng trưng cho mùa xuân…

    http://www.baodanang.vn/channel/6059...0632/index.htm
    Last edited by hoanghac; 09-20-2018 at 01:45 PM.

  6. #176
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    DÂNG SAO GIẢI HẠN

    Truyện sưu tầm trên nét .
    Tác giả : Vô Danh


    Đêm nay đúng 23h35 hai vợ chồng tôi mới về được đến nhà, vừa dắt xe vào nhà bà vợ tôi vội dâng lễ trên ban thờ.
    Miệng vừa lẩm nhẩm khấn vái vừa giục tôi: Chồng mau đem lộc ra để còn bày lên cho đủ lễ.

    Vừa mệt, vừa buồn ngủ díp cả mắt, tôi thò tay vào áo đưa phần lộc cho vợ tôi sắp vào đĩa rồi tôi đi ngủ...chưa kịp ngả lưng, tôi thấy vợ tôi thét lên kinh hoàng: Giời ạ, các của nợ gì thế này?

    Vội chống mắt ngó vào đĩa lộc, tôi tự dưng á khẩu và đứng hình trong giây lát.

    Từ trước tết hơn một tháng, bà vợ tôi đã lo lắng và bảo: Sang năm chồng sao Thái Bạch đó, tôi phải tìm chùa làm lễ dâng sao giải hạn cho khỏi tai ương. Các cụ nói “Thái Bạch bán sạch cửa nhà” đó.

    Nghe vậy tôi bèn nói: khiếp, nhiều đứa lô đề cờ bạc vẫn bán nhà đó thôi, cần gì phải sao Thái Bạch hay sao Thái Dương.

    Vợ tôi mắng át đi:Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, ông đừng nhiều chuyện phá ngang nhé.
    Biết không cãi được nên tôi đành kệ, sau nhiều lần hỏi han bạn bè.

    Bà vợ tôi phấn khởi thông báo: Đầu năm tới nhà mình sẽ dâng sao giải hạn tại chùa cây Đề nhé, đó là ngôi chùa vô cùng linh thiêng...

    Sao bà biết nó thiêng, tôi vặn lại?

    Thì tôi nghe nhiều người nói là nó thiêng, còn vì sao thì ai mà biết được...chắc xưa kia nó có thánh tích của Đức Phật chứ sao nữa.
    Thôi thì đành chiều theo ý bà vợ, ngay từ 20 tết, hai vợ chồng tôi đã phải đến chùa làm lễ ghi tên. Vợ tôi nói: chùa thiêng nên đông lắm, nếu chậm chân là nhà chùa khóa sổ không nhận thêm nữa đâu.

    Bà vợ tôi nói cũng không sai, sau khi nghe nói việc dâng sao giải hạn của vợ tôi, bà vãi giúp việc trong chùa chắc kiêm luôn thư kí, kiêm thu ngân cho sư trụ trì mở sổ ra và nói: Sao Thái Bạch sẽ giải hạn đúng ngày rằm tháng hai nhé, chị nộp tôi 800 ngàn, còn 4 người khác trong nhà chị sao không xấu, mỗi người 500 ngàn. Vị chi là 2 triệu 800 ngàn.

    Nghe đến số tiền khổng lồ đótôi suýt ngất, có mỗi cái lễ mà mất gần 3 triệu đúng là giết người không dao.
    Nhìn vào cuốn sổ, tôi thấy tên nhà tôi cũng đang ở số 780 rồi. Chắc từ giờ đến lúc làm lễ phải lối 2 ngàn người. Thấy bà vợ nộp một mớ tiền mà tôi thấy bần thần cả người, trên đường về tôi nói: Cứ tính bình quân 500 ngàn một người, vậy nhân với 2 ngàn người là có 1 tỷ rồi, buôn gì cho lại. Chưa tính các sao xấu như; sao La Hầu, sao Kế Đô... đúng là làm giàu không khó, lại không mất xu thuế nào...cứ theo dòng suy nghĩ như vậy cho đến khi về nhà.

    Bà vợ tôi nhìn nét mặt đầy tâm trạng của tôi bèn hỏi:Ông nghĩ gì thế?
    Biết thế ngày xưa tôi đi tu cho nhàn, tự nhiên có một mớ tiền tha hồ tiêu. Thích điện thoại xịn, có ngay...thích xe ô tô 7 chỗ cũng có ngay, tôi trả lờimà lòng đầy luyến tiếc.

    Nghe thấy thế bà vợ tôi mắng luôn: Giời ạ, ông chỉ nói linh tinh, xe ô tô là để các sư thầy đi hoằng dương đạo pháp, lấy đâu mà đi chơi, người như ông có mà tu hú, tu trên chùa lô đề ý.

    Không buồn tranh luận với vợ, tôi chỉ bận tâm về mấy mớ tiền mà nhà chùa thu được vào mỗi dịp lễ mà thôi. Đúng là giàu nghèo có số thật.

    Như lịch hẹn từ trước tết, đúng ngày 15 tháng hai, nhà tôi chở nhau đến chùa, quả đúng như tôi dự đoán, hôm đó trong chùa lẫn ngoài sân đông nghẹt người, hai vợ chồng tôi chen mãi không vào nổi gian tam bảo để đặt lễ.

    Nghe nói có người đã đi xí chỗ từ 9h sáng, dù 18h mới bắt đầu làm lễ. Cứ mỗi chiếc ghế nhựa con để ngồi trong sân chùa là mất phí20 ngàn, dù chiếc ghế đó ra chợ mua chắc cũng giá đó.

    Nhưng vì đi muộn nên nhà tôi cũng chả còn chỗ để mà ngồi, trong gian chính thì khỏi bàn...không bao giờ có suất ngồi gần sư trụ trì rồi.

    Đang tìm chỗ thì một bà vãi chỉ ngay sang dãy nhà đối diện chùa và nói:

    Trong này đông lắm, hết chỗ rồi cô chú sang bên kia mà ngồi,Phật tại tâm mình nên bái vọng từ xa vẫn được.

    Nghe thấy vậy hai vợ chồng tôi lại kéo nhau sang dãy nhà dân ngay gần chùa, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ trông xe máy và ô tô với giá cắt cổ.

    Thấy tôi bà chủ nhà nói luôn: Ngồi trên ban công tầng 3 vái vọng sang thì cho chị xin50 ngàn một suất, có phục vụ trà nóng. Ngồi trên sân thượng thì 30 ngàn và chỉ có nước lã đun sôi, cô chú chọn chỗ nào.

    Vợ tôi tặc lưỡi: cái áo còn lo được nữa là cái dải áo.

    Thôi bác cho xin 2 suất ngồi ban công, nộp xong 100 ngàn nhà tôi lên ban công ngồi hóng sang sân chùa đợi chính lễ.

    Ngoài ban công có hơn chục ghế và cũng gần đủ người. Một thằng cu tầm 16 ngồi ngay gần đó thông báo: Các bác đi tè cho cháu xin 5 ngàn, đi ị nhà cháu thu 10 ngàn nhé. Đúng là dịch vụ quá chi li, ngồi từ 6h đến nửa đêm, kiểu gi chả đi tè, vậy là nhà này lại thu được mớ tiền.

    Tranh thủ lúc chưa đến giờ làm lễ, tôi mò lên sân thượng, trên đó gần 30 con người đứng ngồi lố nhố trên này cũng có một thằng cu đang thông báo: các bác đi tè nhà cháu xin 3 ngàn nhé, không có có chỗ đi ị đâu.

    Thấy lạ tôi bèn hỏi: Này sao đi tè ở trên này rẻ thế?

    Nó bèn chỉ cho tôi chỗ thoát nước mưa ở góc sân thượng và nói, trên này chỉ đứng và tè vào đây thôi nên rẻ hơn bác nhé.

    Quả là hợp lý trong các mức dịch vụ, nhìn sang tất cả các nhà dân bên cạnh, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ y chang như vậy.

    Tôi thấy dịch vụ ở đây giống như dịch vụ đi máy bay vậy, trên sân thượng là hạng phổ thông economy, còn dưới ban công là hạng thương gia business. Ngó nghiêng chán chê, tôi quay xuống hạng thương gia của mình.

    Đúng 18h tiếng gõ mõ tụng kinh bắt đầu vang lên, báo hiệu lễ dâng sao giải hạn bắt đầu, do nhà chùa đầu tư hệ thông loa có công suất lớn cho nên ngồi trên này tôi nghe khá rõ.

    Lúc đọc tên làm lễ theo danh sách dài dằng dặc cũng là gần 22h đêm rồi, đúng là uông nước trà bồm pha với nước chưa sôi nên tối đó, không riêng tôi mà các vị ngồi hạng thương gia đều phải vào nhà vệ sinh vài lần, riêng khoản phí xả thải này nhà đó cũng thu thêm được mớ tiền.

    Đang gà gật bỗng vợ tôi kêu: Ông mau xuống lấy lộc đi, nhanh không hết bây giờ. Ngó xuống sân chùa tôi thấy có kê một cái bàn khá dài và phủ miếng vải đỏ, trên đó cơ man nào là hoa quả để phát cho các phật tử: gọi là đem về thụ lộc.

    Khi xuống đến sân chùa, một cảnh tượng hỗn loạn xảy ra, vì khuya rồi nên ai cũng muốn có lộc để còn về, thế là không ai chịu nhường ai, cảnh tranh cướp ngay sân chùa chả khác gi cảnh phá kho thóc của Nhật năm 1945.

    Cố chen vào gần bàn để lễ mà tôi vẫn bị bật ra mấy lần vì biển người xô đẩy nhau. Ai lấy được lộc rồi phải nhanh tay cho ngay vào người, nếu không sẽ bị cướp mất. Có mẹ chen khỏe quá tụt cả váy mà không sao cúi xuống kéo lên được vì sự xô đẩy chen lấn.

    Mất 15 phút mà tôi vẫn không sao len vào được, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy cái bàn lộc ngay tầm tay nhưng đông quá, tôi bèn nghiêng người rồi thọc mạnh tay qua đám người xô đẩy.

    Bàn tay tôi cũng tóm được một quả mềm mềm, tôi đoán là Thanh Long, vừa tóm vừa thu về mà không có được, tiếng la hét ầm ĩ khắp nơi.

    Nghiến răng tôi giật mạnh một phát, thoáng nhìn thấy miếng vải lộc màu đỏ, tôi nhét vội vào trong người và lại sấp ngửa chen ra ngoài để về.

    Thấy tôi đầu tóc xơ xác, mồ hôi nhễ nhại, vợ tôi an ủi: Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần, thôi thì mình chịu vất vả chút nhưng bù lại cả năm mọi việc hanh thông ....

    Khi nghe bà vợ hét ầm lên vì đĩa lộc, tôi ngó vào và giật mình. Hoá ra cái mà tôi tưởng miếng vải đỏ của nhà chùa lại là một nửa cái coóc xê ren đỏ của mẹ nào đó.

    Thôi chết rồi, đến đây thì tôi hiểu ra. Cái mà tôi tưởng là quả thanh long và túm bằng được là cái gì rồi... lúc đó quá hỗn loạn nên mọi tiếng la hét đều không nghe rõ được.

    Chả hiểu sao tôi lại giật được nửa cái áo này nhỉ, cứ nghĩ lại cảnh đó tôi thấy ái ngại quá.

    Chắc tôi phải mua lễ tạ lỗi ngay, khổ thân mẹ nào hôm nay bị tôi bóp cho bẹp tí... chắc thù tôi cả năm.

    Mô Phật, thiện tai, thiện tai.

    Sưu tầm.

  7. #177
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Một thằng cu tầm 16 ngồi ngay gần đó thông báo: Các bác đi tè cho cháu xin 5 ngàn, đi ị nhà cháu thu 10 ngàn nhé.

  8. #178
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Coca-Cola Việt Nam thay quảng cáo 'Mở ... Việt Nam' bằng Mở Gáo Việt Nam .

    Đang lùm xùm vụ 'Mở lon Việt Nam', có thể xem lại trên mạng, ở đây chỉ tóm tắt một số điểm:
    1. Cụm 'Mở ... Việt Nam' có trái thuần phong mỹ tục không? KHÔNG!

    2. Cụm 'Mở ... Việt Nam' có dễ khiến người khác nghĩ bậy, làm bậy không? CÓ!
    Nhưng:
    - tay nào thêm dấu vào chữ -> BẮT NGAY!
    - tay nào có bằng chứng là nghĩ bậy -> BẮN NGAY! *
    - có luật cấm xài từ vô nghĩa không? KHÔNG!

    3. Kết luận: Có hai giải pháp:
    - hoặc Cô Ca Cô La hãy đi kiện bà N!
    - hoặc sửa lại câu là

    'Mở lon đê, Việt Nam',
    Cô Ca Cô La phải trả tiền bản quyền cho moi nếu muốn dùng cụm từ này..

    *. Các tiệm, ... bán bù lon, hoặc có liên quan đến từ '...' hãy cẩn thận!

    https://vnexpress.net/thoi-su/coca-c...m-3945431.html

    Một bà tên Loan nhờ thầy pháp cúng dâng sao giải hạn . Ông thầy trình độ i tờ hỏi bà ta:
    - Chị tên gì ?
    - Loan .
    - Lon hả ? Ờ để tui viết lên trên tờ giấy này để nhớ .

    Thế là ông ta vẽ hình một cái lon . Ðến khi múa cờ múa quạt một hồi , thầy mới ngó vô cái hình vẽ , cất giọng hò to :
    - Ðịa linh linh , thiên linh linh , xin cho bà .... GÁO được ....

    Bà Loan giật mình la to lên :
    - Thầy à ! Tui tên là Loan .

    Thầy tức mình , cãi lại :
    - LON với GÁO cũng như nhau .

  9. #179
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    - có luật cấm xài từ vô nghĩa không? KHÔNG! Hoanghac
    Xin phép, anh có thể cho ví dụ một từ "vô nghĩa" hay không?
    Cảm ơn trước

  10. #180
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Người từ trăm năm , ngồi ăn mì sợi với dơi Wuhan




 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:05 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh