Register
Page 21 of 23 FirstFirst ... 111920212223 LastLast
Results 201 to 210 of 221
  1. #201
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Tự xóa
    Last edited by hoanghac; 10-03-2020 at 09:57 PM.

  2. #202
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Cò Ơi

    Thơ : Lê Hải Viên
    Lời : Gia Huy

    Con cò lặn lội bờ sông
    Cò ơi sao mày quên công mẹ già
    Hỏi rằng ai đẻ cò ra

    Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
    Nhớ khi đi ngược về xuôi
    Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi thân cò

    Những ngày mưa lũ gió to
    Mẹ đi bắt tép nuôi cò cò quên
    Cò ơi cò bạc như vôi

    Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
    Cò ơi cò nghĩ thế nào
    Mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu

    Nuôi cò cò lớn bằng đầu
    Nhớ khi còn bé bú bầu sữa non
    Vợ con cò để hai bên
    Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi

    Con cò lặn lội bờ sông
    Cò ơi sao mày quên công mẹ già
    Hỏi rằng ai đẻ cò ra

    Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
    Nhớ khi đi ngược về xuôi
    Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi thân cò
    Những ngày mưa lũ gió to

    Mẹ đi bắt tép nuôi cò cò quên
    Cò ơi cò bạc như vôi
    Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao

    Cò ơi cò nghĩ thế nào
    Mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu
    Nuôi cò cò lớn bằng đầu
    Nhớ khi còn bé bú bầu sữa non

    Vợ con cò để hai bên
    Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi
    Cò ơi cò bạc như vôi

    Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
    Cò ơi cò nghĩ thế nào
    Mẹ đi bắt tép lọt vào hố sâu

    Nuôi cò cò lớn bằng đầu
    Nhớ khi còn bé bú bầu sữa non
    Vợ con cò để hai bên

    Công cha nghĩa mẹ cò quên mất rồi
    Cò ơi có cánh có lông
    Mà sao lại nỡ quên công mẹ già




    Cò này thì sáo măng cò ơi !
    Last edited by hoanghac; 10-06-2020 at 07:32 PM.

  3. #203
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Có thật hội kín Illuminati kiểm soát toàn bộ thế giới?

    TTO - Nếu tin vào thuyết âm mưu, thế giới này nay do một tổ chức bí mật gọi là Illuminati thống trị chứ không phải bất cứ chính phủ nào. Triết gia đương đại người Anh Julian Baggini không cho đây là một ý điên rồ.

    Từ độ bình minh của kỷ nguyên Internet, không gian mạng đã tràn ngập vô vàn thông tin về Illuminati - một tổ chức bí ẩn mà những người theo thuyết âm mưu tin là nuôi tham vọng tạo dựng nên "Trật tự thế giới mới", hay một chính phủ thế giới toàn trị.

    Trong số các nhân vật bị gán là thành viên của hội kín Illuminati có lãnh đạo chính trị, tôn giáo, diễn viên điện ảnh, ngôi sao nhạc pop... Các danh ca như Beyoncé, Katy Perry, Madonna khá thích thú với điều này, và họ chưa từng phủ nhận tin đồn.

    Dù nghe khó tin, thuyết Illuminati có không ít tín đồ trung thành, đặc biệt là ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Khảo sát của báo Business Insider phát hiện có đến 15% cử tri Mỹ - tương đương 30 triệu người nếu lấy số liệu cuộc bầu cử tổng thống 2016 - tin rằng Illuminati tồn tại.

    Illuminati là ai?

    Tổ chức Illuminati gốc được thành lập ở vùng Bavaria của Đức vào thế kỷ 18 bởi Adam Weishaupt - một học giả chủ trương chống tôn giáo muốn hạn chế sức ảnh hưởng của Nhà thờ trong xã hội. Ông xây dựng Illuminati dựa trên mô hình Hội Tam Điểm (tiếng Pháp: Franc-maçonnerie, nghĩa là "Nền tảng tự do"), tức cũng có trật tự vai vế, nghi lễ bí mật...
    Trong ấn phẩm Thuyết âm mưu và hội nhóm bí mật, tác giả Chris Hodapp cho biết một đặc điểm của các thành viên Illuminati ban đầu là họ không tin tưởng bất cứ ai quá 30 tuổi, vì thường sau mốc này con người đã trở nên cứng nhắc trong suy nghĩ và quan điểm.

    Về mặt di sản, các sử gia đánh giá tổ chức Illuminati gốc chỉ đạt được một thành công nhỏ trong việc mở rộng sức ảnh hưởng. Triết gia người Đức Johann Goethe được cho là nằm trong số những thành viên nổi bật của hội kín này.

    Illuminati bị dập tắt trong một chiến dịch đàn áp hội kín của chính quyền Đức cuối thập niên 1780, nhưng tin đồn rằng nó đã sống sót và ngày nay là một tổ chức ngầm chi phối toàn bộ thế giới thông qua các nhà lãnh đạo quyền lực và người nổi tiếng.

    Các biểu tượng có liên hệ với Illuminati ba gồm hình tam giác, ngôi sao 5 cánh, con dê, con mắt của Chúa, số 666... Biểu tượng con mắt trên tờ giấy bạc USD là thứ khiến một số nhà lập quốc của Mỹ, trong đó có Thomas Jefferson, bị nghi là thành viên Illuminati.

    Giáo sư Rob Brotherton, trường Barnard College, giải thích rằng các thuyết âm mưu về việc chính phủ Mỹ nhắm đến người da màu, chẳng hạn tin đồn nói FBI xâm nhập phong trào dân quyền thập niên 1950-1960, gieo hạt mầm cho sự lan rộng của thuyết Illuminati trong giới nghệ sĩ và các fan hâm mộ.

    Ca sĩ hip-hop Jay Z bị tố là cố tình ẩn giấu các biểu tượng bí mật, như con dê, sừng quỷ... trong các đoạn video ca nhạc. Vô tình, logo phòng thu âm Roc-A-Fella Records do ca sĩ này sáng lập lại là một cái kim tự tháp - biểu tượng nổi tiếng của Illuminati.

    "Hip-hop là công cụ để người dân nói về các vấn đề thiết thân với họ, những thứ như phân biệt chủng tộc, nghèo đói, hệ thống tư pháp... vốn hay bạc đãi người Mỹ da màu. Từ chỗ nhận ra sự bất công đến việc đặt câu hỏi liệu có thứ gì đằng sau nó chỉ là một bước nhảy ngắn" - GS Brotherton giải thích.

    Không kể giới nghệ sĩ, thú vị nhất là trường hợp của ông cựu bộ trưởng quốc phòng Canada Paul Hellyer. Hồi tháng 2-2018, ông phát biểu rằng Illuminati là có thật, và tổ chức này cố tình che giấu công nghệ người ngoài hành tinh mang đến Trái đất, vốn có thể giúp con người thoát sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (!).

    Chế giễu một ông già thì dễ, nhưng theo triết gia người Anh Julian Baggini, họ chỉ khác "người thường" chúng ta ở mức độ "đa nghi". Theo ông, lý do khiến con người ta tin vào sự tồn tại của một nhóm người thượng đẳng thống trị thế giới nằm ở bản năng cảnh giác - thứ giúp nhân loại này sinh tồn.

    "Thật không phải nếu chê bất cứ ai nhìn thấy sức mạnh vô hình là điên khùng. Những người như Hellyers là cái giá chúng ta phải trả cho sứ mệnh đi tìm chân lý trong thế giới này, để lột trần những nhóm lợi ích luôn cố thao túng thế giới để kiếm chác.

    Khi đi tìm sự thật, chúng ta vờn nhau với sự điên loạn. Nhưng trong một thế giới mà quyền lực ẩn mình thực sự tồn tại, đây là thứ sáng suốt duy nhất con người có thể làm" - ông Baggini lý giải.


    Nguo^`n https://tuoitre.vn/co-that-hoi-kin-i...1121158527.htm

  4. #204
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Hội Illuminati ngày nay

    Nhiều tác giả như Mark Dice,[6] David Icke, Ryan Burke, Jüri Lina và Morgan Gricar, cho rằng hội Illuminati sau khi giải thể vẫn ngấm ngầm tồn tại và tiếp tục hoạt động bí mật cho đến ngày nay. Thuyết âm mưu cho rằng những biến cố xảy ra trên thế giới - từ kinh tế, tôn giáo đến chính trị, quân sự - là do những tổ chức có thế lực kín đáo nằm sau các chính phủ gây ra theo kế hoạch bí mật.[7][8] Họ còn cho rằng Winston Churchill, và gia đình tổng thống Bush,[9] Barack Obama,[10] gia đình Rothschild,[11] David Rockefeller và Zbigniew Brzezinski [12] hoạt động cho những kế hoạch có tổ chức bí mật này và kế hoạch thống trị con người.

    Ngoài những tổ chức bí mật này còn có một số tổ chức công khai tự nhận là "hậu duệ" của nhóm Illuminati Bayern gốc và đặt cho mình những cái tên có chứa cụm từ "The Illuminati Order"[13][14][15]


    Nguo^`n : https://vi.wikipedia.org/wiki/Illuminati

    Lời Thú Nhận Của Một Cựu Thành Viên Tổ Chức Illuminati



  5. #205
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Lá diêu bông

    Tuần trước tôi đi ra chợ trời Mansfield thành phố Fort Worth . Nó nằm cách nhà tôi hai mươi phút lái xe . Tôi xách về nhà một con mèo nhị thể lông vằn vằn như da con cọp . Mới đầu ông Mễ chủ sạp bán chó mèo gà nói là mười Mỹ kim . Tôi xòe bàn tay năm ngón , nói : Xinh cô (cinco) . Ông ta gật đầu nói ô kê .

    Về nhà mấy ngày đầu , con mèo con ăn uống rất ngon lành , ngủ nghê thoải mái . Sau đó không hiểu vì lý do gì , hai mắt nó đỏ gay , mũi cũng hơi đỏ , thỉnh thoảng nó hắt xì . Theo kinh nghiệm nuôi mèo của tôi , nhìn cái bộ dạng nó là nó sắp theo ông bà nó rồi .

    Trưa ngày hôm sau , con gái út tôi xách con mèo đi khám bác sĩ thú y . Mới đầu tôi nghĩ chừng sáu bảy chục đô la thôi . Khi nó trở về với con mèo , miệng nói :
    - Nó nhiều bệnh lắm bố ơi !
    - Bệnh gì con ?

    Một bệnh chắc vài chục , còn nhiều bệnh lý phải kha khá tiền .
    - Nó bệnh đau mắt , họng nhiễm trùng , bụng có giun sán và dị ứng thời tiết .

    Tôi tưởng con người có bệnh dị ứng về thời tiết , thức ăn . Nào dè thú vật cũng vậy .

    Tôi vào thẳng vần đề , hỏi cháu :
    - Hết bao nhiêu tiền vậy con ?
    - Hai trăm đô la .

    Bà nhà tôi ở trong phòng tắm bước ra , nghe được , cằn nhằn :
    - Có điên không ! Bố mua con mèo có năm đô mà tiền khám bác sĩ đến hai trăm .
    - Ðâu có má , tiền khám là 35 đô .

    Tôi tính nhẩm trong đầu , à một tiếng :
    - À ! Tiền thuốc cho con mèo là 165 đô . Sao mắc vậy con ? Bố đi bác sĩ gia đình , họ cho một đống thuốc , chỉ tốn có mấy chục thôi .
    - Tại bố không biết . Thuốc trị mèo mắc lắm bố ơi !

    Tôi đau lòng tiếc của , nói :
    - Biết vậy lần sau đừng ra chợ trời mua mèo nữa . Mình đi ra chỗ Animal shelter ( nơi nuôi thú vật cưng mà họ thu lượm được từ ngoài đường hay không có người muốn nuôi dưỡng ) xin một con . Chắc nó không bị bệnh như con mèo này .

    Con gái út tôi nói :
    - Ở đó bố chỉ trả tiền chích ngừa thôi .
    - Rồi những con chó mèo có bị bệnh không ? Họ có đưa đi khám bác sĩ thú y không ?
    - Không bố , chúng sẽ bị cho chết .

    Nó nói tiếp :
    -Tuần sau bố má theo con lên Asia Squares ở thành phố Grand Prairie đi bầu sớm .
    - Ngày mấy vậy con ?
    - Ngày 15 tháng 10 . Theo bố thì định bầu cho ai ?

    Cháu nó hỏi một câu hơi khó . Theo tin tức của cánh truyền thông cánh tả thì số lượng cử tri ủng hộ ông Joe Biden cao hơn ông Trump 14 điểm .
    - Thì con xem trong hai ông , ông nào cầm lá diêu bông nào to hơn , đẹp hơn thì bầu cho người đó .

    Bà nhà tôi nói xen vào :
    - Ông nói cái gì vậy ? Ở đó đâu có ca sĩ nào hát ngày đó . Tôi nhớ là ông hay ư ứ bài Chuyện Tình Lá Diêu bông do cô Ái Vân hát mà .

    Lúa đồng chiều cuống gia.
    Chị thẩn thơ đi..

    Em ở đầu làng chiều xuống ven đê
    Theo sau chị đi tìm chợt nghe lời chị nói:
    "Ai mà tìm được lá diêu bông
    Từ nay chị sẽ lấy làm chồng".
    Hai ngày sau em tìm thấy lá
    Chị chau mày: "Đâu phải lá diêu bông".
    Mùa đông sau em lại tìm thấy lá
    Chị lắc đầu nhìn nắng bên sông.

    Lần cuối chị qua đồng chiều cũ
    Tay em cầm lá diêu bông
    Chị cười quay đi không nhìn lá
    Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi diêu bông...
    Ngày cưới xe hoa qua làng cũ
    Tay em cầm chiếc lá đứng ven đê
    Chị buồn quay đi không nhìn lá
    Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi, diêu bông hời..

    - Thế bà có biết lá diêu bông là gì không ?
    - Không !

    Tôi bèn cắt nghĩa . Theo như báo chí thời nay , chuyện tình Lá Diêu Bông được tô vẽ như một chuyện tình nên thơ . Hoàng Cầm năm 8 tuổi đã biết yêụ Một buổi chiều “định mệnh” của năm 1930, cậu bé từ Phủ Lạng Thương về thăm nhà và tình cờ gặp một cô gáị tên Vinh , cậu choáng váng ngay lần gặp mặt đầu tiên vì cô ta quá đẹp .

    Theo như lời thi sĩ Hoàng Cẩm nói, giọng hát của chị cũng làm người ta mê ngang với nhan sắc của chị. “Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen buồn thăm thẳm với hàng mi cong và dài, đôi môi đã hồng lại còn cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na” của chị khiến biết bao chàng trai đắm đuối.

    Với thi sĩ Hoàng Cầm, người con gái ấy đẹp tựa thần tiên và là người con gái dù là cậu bé hay ông lão thì hình ảnh vẫn chẳng thể phai mờ.

    “Em vẫn bồi hồi nhớ từng sợi tóc chị dán trên vầng trán, từng con mắt chị lúng liếng tình tứ, từng giọng hát, từng nụ cười. Em còn ngửi thấy hơi tóc ấm của chị thoảng mùi hương nhu mới gội buổi chiều. Cả suối tóc ấy làm thành thế giới say mê của riêng em từ độ ấy đến ngày nay, dẫu tóc em đã trắng hết, em vẫn có thể vẽ đúng chân dung chị tuyệt vời. Ảnh chị in màu trong hồn em, không một nhà khoa học nào có thể làm ra cho em được những tấm ảnh như em đang có, vẫn còn đầy đủ và tươi tắn, nguyên vẹn từ hơn sáu chục năm rồi đấy, chị ơi!...”, thi sĩ Hoàng Cầm viết.

    Người con gái ấy cũng chính là người mang đến chiếc lá huyền diệu. Chiếc lá ấy xuất hiện trong một buổi chiều Giáng sinh năm 1934. Buổi chiều hôm đó nắng hanh vàng ruộm, gió lạnh se se. Chị Vinh “diện” váy kiểu Đình Bảng, “áo lụa cánh màu mỡ gà, bên ngoài áo ghi lê tím, bên trong yếm nhạt cánh sen, lưng thắt dải lụa đào, bước thoăn thoắt ra cánh đồng còn trơ gốc rạ dưới chân dãy núi Neo, cậu bé 12 tuổi lập tức “vọt” theo. Chị đi trên bờ ruộng, cứ vạch từng búi cỏ đầu bờ hoặc ở những bụi cây trên mấy gò nhỏ rồi cắm cúi tìm... Cứ thế, chị đi trước và tìm, cậu bé lẽo đẽo theo sau. Bỗng chị quay lại mắng: “Ơ hay! Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng thế nhỉ?””.

    Cậu bé Việt khi đó vì quá tò mò nên đã hỏi: “Chị Vinh ơi, chị tìm gì thế?”. Bỗng chị quay lại, nhìn thẳng vào mắt cậu bé, giọng bỡn cợt: “Chị tìm cái lá diêu bông, đứa nào tìm được cái lá ấy chị sẽ gọi làm chồng. Với cậu bé Việt, lá diêu bông là chiếc lá huyền thoại vì khi có nó cậu sẽ được gọi là chồng. Thế nhưng, cuối năm đó, chị Vinh đi lấy chồng để cậu bé Việt ôm mãi mối tình đầu ngây thơ nhưng khắc cốt.

    Hai mươi lăm năm sau, trong một đêm mùa đông cuối năm 1959 tại nhà riêng ở phố Lý Quốc Sư, Hà Nội, ông đã viết Lá diêu bông.

    "Lời bài thơ do một giọng nữ rất trong trẻo, nhưng không phân biệt được là giọng của ai, cứ đọc lên rành rọt từng lời một và tôi nghiêng người về phía ngọn đèn ngủ chép tốc ký", thi sĩ Hoàng Cầm kể.

    Ở thập niên 1980, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cho Lá diêu bông với nội dung bài thơ được giữ nguyên chỉ thêm vào hai câu ở cuối bài: Em đi trăm núi nghìn sông/Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ. Ngay khi ra mắt, Lá diêu bông đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt, người ta trao cho ông những mỹ từ để ca ngợi tài năng. Tiếc thay, không lâu sau đó, khi làn sóng của truyền thông qua đi, Lá diêu bông cũng dần đi vào lãng quên.

    Đầu thập niên 1990, bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng của Trần Tiến ra đời. Đó là thời kỳ đỉnh cao của Lá diêu bông. Ca khúc này đã mang Lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm đến với đông đảo công chúng và đến nay, ca khúc này vẫn được công chúng đặc biệt yêu thích. Nghệ sĩ thứ ba cũng từng phổ nhạc bài thơ Lá diêu bông là nhạc sĩ Nguyễn Tiến. Chuyện tình lá diêu bông của Nguyễn Tiến mang đậm chất dân ca. Tuy nhiên, ca khúc không giúp nhạc sĩ Nguyễn Tiến có được danh tiếng, rực rỡ như Trần Tiến và Phạm Duy. (Theo Lê Anh)

    Theo nhà thơ Hoàng Hưng viết trong VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010 : Thi sĩ Hoàng Cầm nằm trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm , trong tập thơ Về Kinh Bắc viết tay nằm 1959 có một bài thơ Lá Diêu Bông , Trong bài thơ này có 2 nhân vật và một loại thực vật . Em được hiểu ngầm là giới nghệ sĩ , văn sĩ . Chị đây là Ðảng cai trị . Em từng nghe đảng , từng mê muội cái học thuyết của chị , từng yêu say đắm chị , nhưng Chị toàn cho Em ăn bánh vẽ , ăn bánh lừa bao nhiêu năm nay . Rồi Chị theo bác Cắt Mắt tiến nhanh tiến mạnh , bỏ mặc Em bơ vơ ngơ ngác trên tay với chiếc lá diêu bông .

    LÁ DIÊU BÔNG

    Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thơ thẩn đi tìm
    Đồng chiều
    cuống rạ
    Chị bảo
    Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi là chồng
    Hai ngày
    Em tìm thấy lá
    Chị chau mày
    đâu phải Lá Diêu Bông
    Mùa đông sau
    Em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu
    trông nắng vãn bên sông
    Ngày cưới Chị
    Em tìm thấy lá
    Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
    Chị ba con
    Em tìm thấy lá
    Xòe tay phủ mặt Chi không nhìn
    Từ thuở ấy
    Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể
    Gió quê vi vút gọi
    Diêu Bông hời…
    … Ới Diêu Bông… !


    Hoàng Hạc TDA ngày 7 tháng 10 năm 2020

  6. #206
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Lá diêu bông
    ông nào cầm lá diêu bông nào to hơn , đẹp hơn thì bầu cho người đó .

    Đã quá muộn, phu nhơn này đã bầu đương kim
    tổng thống từ khuya rồi, ngưu tầm ngưu, mã tầm
    mã:

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #207
    Nhà Lầu BaoThy's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    316

    Anh Hoàng Hạc Joe Biden ngầu hơn


  8. #208
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Quote Originally Posted by Y Chan
    Một phần vì với tư cách một người đàn ông, người viết không bao giờ có thể hiểu được trải nghiệm và áp lực của người phụ nữ. Phần khác, đây là cuộc đấu tranh của những người phụ nữ, và chỉ có phụ nữ mới có sự chính danh khi lên tiếng cho mình.

    Điều ít nhất những người đàn ông có tự trọng có thể làm là đứng qua một bên và đừng cản đường họ.



    Khi phụ nữ bị canh cửa mình

    Một lịch sử ngắn về hành trình ngăn cản phụ nữ tự quyết định đời mình.

    By Y Chan



    Khi phụ nữ bị canh cửa mình

    Nhiều người Việt Nam có một quan niệm phổ biến, rằng do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến hay Nho giáo, các nước Á Đông đặc biệt đề cao việc trọng nam khinh nữ, xem phụ nữ là một thứ đồ vật thuộc sở hữu riêng của đàn ông.

    Nếu có điều kiện tìm hiểu lịch sử thế giới, dù chỉ là sơ lược, họ sẽ phải cập nhật lại quan niệm này.

    Trọng nam khinh nữ chưa bao giờ là đặc sản của các nước Á Đông. Nó là sản phẩm nhân loại thừa hưởng từ thế giới loài khỉ, và phần nào đó là thế giới động vật nói chung. “Truyền thống” của giới động vật này đã được giống homo sapiens (người hiện đại) duy trì suốt vài chục ngàn năm qua.

    Cho tới tận vài trăm năm trước, cùng với kỷ nguyên Khai sáng ở châu Âu, khi những người phụ nữ muốn và bắt đầu tiến bước lên giai đoạn “người”, rất nhiều đàn ông vẫn còn sống chết muốn lôi họ nằm lại với mình ở phần “con”.

    Đàn ông muốn kiểm soát mọi thứ của người phụ nữ, và không có gì biểu trưng hơn ham muốn đó bằng việc kiểm soát cơ thể của đàn bà, hay chính xác là đứng canh chốt chặn cái cửa mình của họ.

    Tuy vậy, lịch sử cận đại và hiện đại của nhân loại phức tạp hơn xa so với lịch sử bầy đàn của người nguyên thủy, với sự xuất hiện của các nhóm người khác nhau về màu da, sắc tộc, tiếng nói, tôn giáo, của cải, địa vị, quyền lực… Ham muốn kiểm soát phụ nữ của đàn ông cũng vì thế đa dạng, phức tạp dưới nhiều lớp vỏ và thay đổi phành phạch so với các “đồng nghiệp” khỉ đột.

    Lịch sử nước Mỹ là một minh họa sinh động.

    Cơ thể của mình, quyền định đoạt của kẻ khác

    Trong quyển sách “Reproductive Justice: An Introduction” (Lược sử và Giới thiệu về khái niệm Công lý Sinh sản), các tác giả Loretta J. Ross và Rickie Solinger đã mô tả chi tiết những biện pháp áp đặt lên quyền tự quyết của phụ nữ vào các giai đoạn khác nhau ở nước Mỹ, kể từ thời kỳ thuộc địa khi những người châu Âu đầu tiên di cư đến.

    Theo đó, mỗi nhóm phụ nữ không cùng chủng tộc và địa vị bị áp đặt các biện pháp kiểm soát khác nhau. Ngay cả trong cùng một nhóm, mỗi giai đoạn họ lại bị áp đặt theo những cách khác nhau.

    Vào thế kỷ 17, khi người da đen bị bắt làm nô lệ trong các đồn điền của người da trắng, những phụ nữ da đen tại đây bị ép buộc phải sinh con, bất kể đó có là do hậu quả của việc bị cưỡng hiếp (trong nhiều trường hợp do chính những ông chủ da trắng thực hiện). Lý do thuần túy là về mặt kinh tế: con cái của những người mẹ này sinh ra mặc nhiên là tài sản của chủ nô. Họ càng sinh nhiều thì ông chủ càng giàu có với các thương vụ bán nô lệ của mình.

    Điều này được “hợp pháp hóa” đầu tiên vào năm 1662 tại khu vực thuộc địa Virginia, khi chính quyền địa phương ban hành đạo luật xác định địa vị của đứa trẻ mới sinh, là người tự do hay nô lệ, phụ thuộc vào người mẹ. Nó lật ngược lại truyền thống thông luật trước đó ở mẫu quốc Anh, vốn áp địa vị của người cha cho đứa trẻ. Các khu vực thuộc địa khác nhanh chóng ban hành các đạo luật tương tự. Những đứa trẻ do các bà mẹ nô lệ sinh ra, mà nhiều trường hợp có cha là những người da trắng, vẫn phải chịu kiếp làm nô lệ. Còn phụ nữ da đen bản thân vừa là nô lệ, vừa là cái máy đẻ hái ra tiền cho chủ nô.

    Sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ, mọi thứ quay ngoắt 180 độ. Những người da đen, đặc biệt là phụ nữ, giờ đây bị chính quyền tìm mọi cách ngăn cản việc sinh đẻ. Những đứa trẻ do họ sinh ra không còn có lợi ích kinh tế gì cho các ông chủ, mà ngược lại trở thành mối đe dọa đối với “chủng tộc da trắng thượng đẳng”. Người da đen, đặc biệt là phụ nữ, bị đánh giá là thấp kém, dốt nát, có xu hướng tính dục quá mạnh (hypersexual), không phải là những người xứng đáng (legitimate) hưởng các phúc lợi trợ cấp từ chính phủ. Từ suốt thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, chính quyền các bang và liên bang liên tục đưa ra những đạo luật và chính sách kiểm soát chặt chẽ việc sinh đẻ của phụ nữ da đen.

    Các biện pháp đa dạng từ việc bắt buộc triệt sản (sterilization), loại bỏ trợ cấp cho đến việc cho lực lượng canh trực trước cửa nhà, khi cần có quyền ập vào kiểm tra đột xuất họ có quan hệ tính dục với đàn ông hay không, nếu có sẽ bị loại ra khỏi danh sách nhận phúc lợi nhà nước. Các biện pháp áp đặt này được bao bọc bằng những thủ thuật luật pháp tinh vi.

    Như vào năm 1935, khi xây dựng chương trình Trợ giúp Trẻ em Phụ thuộc (Aid to Dependent Children – ADC) nằm trong Đạo luật An sinh Xã hội, chính phủ liên bang của Tổng thống Franklin Roosevelt đã loại bỏ ra khỏi danh sách hưởng trợ giúp những ai làm việc trong ngành nông nghiệp và giúp việc nhà. Đó là động tác nhắm thẳng đến những phụ nữ da đen. Dưới chế độ phân biệt chủng tộc vào thời đó, đa số phụ nữ da đen chỉ có thể làm nông hoặc giúp việc nhà.

    Trước đó, vào năm 1902, một Roosevelt khác, anh họ của Franklin, Tổng thống Theodore Roosevelt đã lên tiếng cảnh báo người da trắng, đặc biệt là phụ nữ, về thảm họa “tự sát chủng tộc” (race suicide), nếu không chịu sinh con để duy trì số lượng áp đảo của “chủng tộc cao cấp hơn” (higher race), tức người da trắng.


    Ảnh tư liệu từ bộ phim Race Suicide (1938)/IMDB.

    Nỗi ám ảnh chủng tộc này là một cái cớ hoàn hảo để áp đặt kiểm soát, tước đi lựa chọn của người phụ nữ. Trong suốt lịch sử nước Mỹ, các phụ nữ da trắng đã luôn được rỉ tai và dạy dỗ rằng nhiệm vụ của họ là ở nhà, sinh con, nuôi dạy nên những con người ưu việt cho “thể chế dân chủ vĩ đại nhất của nhân loại”.

    Vậy nên khác với người da màu, những phụ nữ da trắng luôn được tạo điều kiện tối đa về chăm sóc y tế và trợ cấp từ chính phủ. Trong suốt mọi thời kỳ, họ luôn được khuyến khích sinh con, và bị cấm cản tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh sản, từ những biện pháp và kiến thức ngừa thai cho đến thực hiện phá thai. Ngoại lệ duy nhất là những phụ nữ da trắng nghèo khó và thất học.

    Ngay cả khi người phụ nữ da trắng đã có con và muốn triệt sản, họ cũng không có quyền tự quyết. Vào thập niên 1970, quy định để họ có thể triệt sản là phải thỏa mãn công thức: số tuổi x số con đã sinh ≥ 120. Nghĩa là nếu đã có ba đứa con, người phụ nữ phải chờ tới ít nhất 40 tuổi mới được triệt sản. Đó mới chỉ là điều kiện cần. Họ còn phải được sự đồng ý chấp thuận của hai bác sĩ và một chuyên gia tâm lý.

    Những phụ nữ da màu thì ngược lại, không cần bất kỳ rào cản nào để “được” triệt sản.

    Đạo luật Comstock nổi tiếng mà Luật Khoa đã từng giới thiệu trong bài viết bàn về tự do ngôn luận cũng đóng vai trò đắc lực. Ngoài việc cấm cản lưu hành những “sản phẩm tục tĩu”, những người thực thi đạo luật này còn cấm đoán cả những sản phẩm sách báo tuyên truyền hướng dẫn về những kiến thức phòng tránh thai (contraception).

    Điều trớ trêu là chính việc cấm cản lưu hành những thông tin giáo dục như trên lại khiến những phụ nữ da màu, vốn đã khó khăn về vật chất, lại càng không có cơ hội tiếp thu kiến thức tự kiểm soát sức khỏe sinh sản của mình. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ mang thai ngoài ý muốn, mà việc này lại đi ngược với ý định áp đặt sinh sản của chính quyền lên người da màu.

    Số phận của những phụ nữ nhập cư (gốc Á, gốc Latin…), và đặc biệt là những phụ nữ bản địa châu Mỹ cũng không khác mấy những phụ nữ da đen. Suốt lịch sử họ luôn bị áp đặt các biện pháp kiểm soát dân số, bao gồm việc triệt sản bắt buộc, hay thậm chí là thông qua hành động giết hại như các cuộc thảm sát mà người da trắng đã gây ra đối với người bản địa châu Mỹ trong thời kỳ thuộc địa.

    Các biện pháp kiểm soát sinh sản của phụ nữ không chỉ dựa trên cái cớ chủng tộc. Tôn giáo cũng luôn là một cái cớ tiện lợi khác.

    Khi Theodore Roosevelt cảnh báo thảm họa “tự sát chủng tộc”, thời kỳ đó những người Công giáo (Catholics) và Do Thái (Jews) được xem là hiểm họa cho dòng giống da trắng đỉnh cao tại Mỹ. Ngày nay, nhiều người Mỹ lại đặt những người Hồi giáo (Muslims) thành mối đe dọa số một.

    Bất kể các biện pháp áp đặt khác nhau của chính quyền, mà trong tuyệt đại đa số trường hợp những người ra quyết định là đàn ông, trong mọi thời kỳ lịch sử, phụ nữ bất kể chủng tộc tôn giáo hay địa vị đều luôn tìm cách để tự quyết số phận của mình.

    Phụ nữ da đen trong thời kỳ nô lệ bí mật chia sẻ cho nhau các loại thuốc thực vật dùng để phá thai. Phụ nữ da trắng cũng bí mật tìm cách bỏ thai trong những trường hợp không mong muốn thông qua các bác sĩ tư.

    Có một điều nghịch lý cho tới tận ngày nay, trong khi luật pháp ở mọi nơi mọi thời kỳ đều áp đặt gánh nặng hình phạt lên người phụ nữ trong vấn đề sinh sản (hoặc “tội” phá thai hoặc “tội” sinh nhiều), không có bất kỳ đạo luật nào nhắm đến đàn ông, những tác nhân chủ động trong tuyệt đại đa số trường hợp.

    Phá thai bất hợp pháp, sinh đẻ quá nhiều, triệt sản, rủi ro sức khỏe, nguy cơ tài chính, áp lực cộng đồng… mọi tội lỗi đều nằm ở phía người phụ nữ.

    Điều đáng buồn là không ít phụ nữ có điều kiện sống sung túc đầy đủ cũng chỉ ngón tay bỉ bôi về phía những người phụ nữ kém may mắn hơn mình thay vì chất vấn vai trò tàng hình của những người đàn ông.

    Họ mặc nhiên đồng ý cho phép đàn ông có quyền canh chặt cái cửa mình, không chỉ của họ, mà của tất cả những người phụ nữ khác.

    Bằng cách đó, cùng với những người đàn ông có đam mê canh cửa, họ biến cuộc đấu tranh đòi quyền tự quyết của nữ giới trở thành một cuộc chiến ý thức hệ không có điểm dừng.


    Cửa nào tiếp theo?


    Nhiều người châu Âu không hiểu nổi vì sao vấn đề phá thai lại là một chủ đề gây tranh cãi dữ dội đến như vậy tại Mỹ.

    Các quy định về phá thai tại châu Âu trong nhiều trường hợp còn chặt chẽ hơn ở Mỹ, nhưng họ đặt nó dưới góc độ sức khỏe (health). Tại Mỹ, tranh cãi xoay quanh việc nó có phải là quyền hiến định (constitutional right) hay không.

    Với nhiều người Mỹ, hiến pháp của họ được xem như Kinh Thánh, và cuộc tranh cãi này ngay từ thuở sơ khai đã đậm đặc màu sắc tôn giáo và ý thức hệ.

    Đó thực chất không phải là điều ngạc nhiên. Nước Mỹ dù tồn tại một trong những thể chế tự do nhất thế giới, nhưng với đa phần người Mỹ, tôn giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ.

    Và một khi những tranh luận được dẫn dắt bằng niềm tin tôn giáo, nó sẽ không bao giờ có điểm dừng.

    Như một trong những luận điểm quan trọng nhất mà những người phản đối quyền lựa chọn phá thai đưa ra: họ muốn bảo vệ sự sống của những “đứa trẻ”, và định nghĩa “đứa trẻ” của họ là những phôi thai (embryo) mà theo họ ngay từ thời khắc ban đầu đã có đầy đủ ý thức của một con người – điều mà không một nhà khoa học nào gật đầu xác nhận.

    Nhưng không phải chỉ có ai mang tôn giáo trong lòng mới có niềm tin bất diệt. Bất kỳ người nào tin rằng “ta không thể sai và chúng không thể đúng” đều là nạn nhân của chính mình: họ không bao giờ nhìn ra vấn đề của bản thân, sẵn sàng nhập nhằng mọi thứ, và không bao giờ nhìn thấy sự thật.

    Trong quyển sách “In Search of Common Ground on Abortion: From Culture War to Reproductive Justice” (Tìm điểm chung trong vấn đề phá thai: Từ cuộc chiến văn hóa đến công lý sinh sản), các tác giả đã tập hợp ý kiến của những người đến từ hai phe và qua đó cố gắng tìm ra điểm chung.

    Họ đều nhận ra rằng những tranh luận trong vấn đề này đã đi quá xa, biến thành một cuộc tử chiến một mất một còn. Trong khi thực tế, đa số mọi người đều không giống như những gì mà các phe cực đoan của hai bên mô tả.

    Đa số những người ủng hộ quyền lựa chọn phá thai không hề thích thú gì trước viễn cảnh bỏ đi cái thai trong người, và họ cũng không xem đó là lựa chọn “tiện lợi” để cứ lúc nào thích thì làm. Ngược lại, đa phần những người phản đối phá thai cũng không kịch liệt đến mức khăng khăng rằng các biện pháp tránh thai là vô đạo đức, hay việc uống thuốc ngừa thai là tội ác.


    Cả hai phe đều nhận ra rằng cuộc tranh luận trong vấn đề này đã đi quá xa, biến thành một cuộc tử chiến. Ảnh: CNN/LK.

    Điều mà tuyệt đại đa số, ở cả hai phe, đều không muốn thấy là việc “phá thai không mong muốn” (unwanted abortion) – người phụ nữ phải lựa chọn việc bỏ thai vì những lý do bất khả kháng.

    Khi có thể tìm ra điểm chung này, người ta mới có thể bắt đầu lần ra tiếp những điểm chung khác: phá thai không mong muốn có hệ quả từ việc “mang thai không mong muốn” (unwanted pregnancy); mang thai không mong muốn lại là kết quả của việc thiếu kiến thức về phòng tránh thai, hoặc trong nhiều trường hợp là việc “quan hệ tính dục không mong muốn” (unwanted sex).

    Quan hệ tính dục không mong muốn ngoài những trường hợp như bị cưỡng hiếp còn có cả các trường hợp miễn cưỡng phải quan hệ với người chồng hoặc bạn trai của mình.

    Từ đó, kể cả khi vẫn giữ quan điểm riêng, hai bên vẫn có thể hợp tác để cùng thực hiện các “dự án chung” (shared projects).

    Các dự án đó có thể nhắm đến việc giáo dục biện pháp phòng tránh thai, đề xuất luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ chống lại những trường hợp bị buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn, hỗ trợ khi họ gặp áp lực xã hội hoặc bạo hành trong gia đình…

    Các dự án còn có thể nhắm đến những vấn đề căn cơ khác, như tăng phúc lợi xã hội cho phụ nữ mang thai, hoặc những giải pháp an sinh nghề nghiệp cho phụ nữ, cải thiện kinh tế, tạo cho họ tấm lưới bảo vệ (safety net) để không phải lao đao và buộc phải phá thai vì áp lực cuộc sống.

    Thực tế cho thấy đời sống kinh tế khó khăn, tương lai bấp bênh là lý do chủ yếu khiến phụ nữ phải phá thai ngoài ý muốn. Như vào thời kỳ Đại khủng hoảng (Great Depression) ở Mỹ trong thập niên 1930, người ta ước tính có từ 25% đến 40% những trường hợp mang thai đã thực hiện việc phá thai.

    Cuộc vận động cho quyền tự quyết của phụ nữ là cuộc đấu tranh dài hơi. So với lịch sử hàng chục ngàn năm của nhân loại, các khái niệm nhân quyền, công bằng và dân chủ chỉ mới bước những bước chập chững đầu tiên. Tương tự, so với lịch sử đằng đẵng nam giới đòi canh cửa mình của phụ nữ, phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới vẫn còn một chặng đường rất dài.

    Để đi được hết con đường dài đó, bắt buộc những người tiên phong phải tranh thủ được sự ủng hộ. Sự ủng hộ sẽ khó đến nếu cách đặt vấn đề gây hiểu lầm hoặc tạo ấn tượng xấu, hoặc nếu cực đoan bám lấy niềm tin bất diệt của mình và gạt phăng ý kiến của người khác.

    Tại Mỹ, nhiều người đã bắt đầu đặt vấn đề về việc chọn lại khẩu hiệu, khi họ nghĩ “pro-choice” không còn thích hợp. Lý do chủ yếu vì “pro-life”, như đã phân tích, là một lựa chọn branding quá hiệu quả.

    Điều này thật ra không hề lạ, nếu xét đến việc tuyệt đại đa số những người “pro-life” đều có niềm tin tôn giáo. Rốt cuộc thì trong lịch sử nhân loại, có loại hình marketing nào thành công hơn các tư tưởng tôn giáo?

    Những người đấu tranh cho quyền tự quyết của phụ nữ vì vậy sẽ phải sáng tạo hơn nhiều so với hiện tại, nếu không muốn bánh xe quay ngược lại thế kỷ trước.

    “Pro-choice” hay “abortion right” cũng không được sự ủng hộ của một số tầng lớp phụ nữ ở Mỹ, đặc biệt những người da màu hoặc có điều kiện sống khó khăn. Lý do là vì họ gặp nhiều vấn đề hơn là “lựa chọn phá thai”.

    Nhiều trường hợp họ còn không thể “lựa chọn” vì không đủ điều kiện tài chính. Ngay cả khi được chọn rồi, họ cũng phải đối mặt với áp lực kinh tế, các chính sách phân biệt đối xử… Và như lịch sử đã cho thấy, với những phụ nữ da màu hoặc thuộc nhóm thiểu số, “quyền sinh con” của họ không được đảm bảo ngang hàng như những phụ nữ khác. Vì vậy quyền tự quyết của họ không những phải có cả lựa chọn được sinh và không muốn sinh, mà còn bao gồm các chính sách bình đẳng, các cơ hội ngang bằng, những điều kiện sống tối thiểu được đảm bảo.

    Nhiều người vì thế đã bắt đầu nói đến “công lý sinh sản” (Reproductive Justice) như một thuật ngữ bao trùm các vấn đề về quyền sinh hay không sinh con, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con trong điều kiện đảm bảo, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục…

    Việt Nam không có cơ cấu xã hội đa sắc tộc như Mỹ, nhưng xét tổng thể, xã hội Việt Nam vẫn là một nơi còn rất bảo thủ. Đặt trong bối cảnh thể chế độc tài, nơi thông tin bị kiểm soát còn nguồn lực thì bị lũng đoạn, việc tranh thủ sự ủng hộ của người dân cho mọi vấn đề nhân quyền đều cấp thiết.

    “Quyền phá thai” hay “quyền bỏ thai” là một cách tiếp cận, theo người viết, là không phù hợp và quá hạn hẹp.

    Có lựa chọn nào khác? Quyền tự quyết, quyền lựa chọn, công bằng cho phụ nữ, quyền tự do… hay không cần khẩu hiệu gì cả?! Sự thật là, người viết chưa có câu trả lời.

    Một phần vì với tư cách một người đàn ông, người viết không bao giờ có thể hiểu được trải nghiệm và áp lực của người phụ nữ. Phần khác, đây là cuộc đấu tranh của những người phụ nữ, và chỉ có phụ nữ mới có sự chính danh khi lên tiếng cho mình.

    Điều ít nhất những người đàn ông có tự trọng có thể làm là đứng qua một bên và đừng cản đường họ.

    /* nguồn: https://www.luatkhoa.org/2020/10/khi...canh-cua-minh/
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #209
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sơn Tinh Thủy Tinh (tt)

    TG: Tung Son

    Câu chuyện cổ tích này của người Việt không biết có thật hay không , nhưng nó phản ánh một phần nào của trận đại hồng thủy khủng khiếp cho toàn thể nhân loại . Ðược ghi chép trong Kinh Thánh , sách Sáng Thế Ký vào đời ông Noah .

    Khi ấy ông ta được Thượng Ðế báo cho biết trước sẽ có trận lụt lớn , nên ông ta cùng các con đóng một con thuyền lớn trên đó chở đầy thú vật và thảo mộc . Ông ta cùng bà vợ với ba đứa con trai cùng ba con dâu , tổng cộng tám người lênh đênh trên biển cả 40 ngày . ( theo người Do Thái số 40 có nghĩa là nhiều lắm)

    Sau đó khi nước cạn dần con tàu Noah đã đáp trên một đỉnh núi Ararat thuộc Thổ Nhĩ Kỳ . Không biết có một trùng hợp hay không , tám người trên chiếc tàu đó được người Trung Hoa viết lại là :

    Thuyền + tám + người = con tàu



    Câu chuyện này trận Đại Hồng thủy được kể lại trong các truyền thuyết của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới . Từ Việt Nam , Trung Hoa , Ấn độ cho đến các nước xa như Hi lạp , Ba Tư , Nhật Bản , các nước Quốc Đảo , hầu như trong tất cả các nền văn minh cổ đại ở dạng này hay dạng khác đều có những truyền thuyết về Đại Họa, nói về Noah, Hoa, Noa, Nu Ya v.v... Một sự tích lịch sử, qua nhiều đời kể đi kể lại, sẽ biến thành truyền thuyết. Ngày nay, người ta nghe những câu chuyện về Đại Hồng Thủy, Con tàu Noah giống như nghe một câu chuyện cổ tích đầy thú vị mà không nghĩ rằng nó thật sự tồn tại .

    Câu chuyện này được các dân tộc miêu tả một cách khác nhau đôi chút . Trong đó truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được truyền tụng là ngày xưa đời vua Hùng Vương thứ 18 có cô công chúa Mị Nương đến tuổi lấy chồng và có hai chàng Sơn Tinh Thủy Tinh tới thi tài . Ai thắng thì lấy được cô nàng . Sau đó Sơn Tinh thắng nên Thủy Tinh nổi giận dâng nước tràn cao , và Sơn Tinh cũng làm bùa phép làm núi dâng cao , đại khái là vậy.
    .
    Mấy ngàn năm sau vào thời mạt độ , con cháu hậu duệ của Thủy Tinh là Thủy Ðiện làm càn , không hề báo trước cho người dân ở dưới các vùng thấp, tháo toang các cổng của các đập nước thủy điện . Hệ quả là con cháu của Sơn Tinh là Sơn Trạch sinh sống ở các làng mạc miền dưới bị sóng nước cuốn trôi , từ nhà cửa trâu bò vườn tược đều trôi sông sành sạch , sạch trơn ( Sơn Trạch nói lái là Sạch Trơn ) .

    Giờ đây con cháu hậu duệ của Thủy Tinh đã đánh bại con cháu của Sơn Tinh . Có lẽ trang sử sẽ được viết lại .

    Hôm nay tôi ngồi viết lại những dòng chữ này mà không khỏi ngâm ngùi cho quê hương Việt Nam , nhất là miền Trung xứ Huế , xứ Ðà đang chịu cảnh lụt lội . Không biết đó là thiên tai hay nhân họa . Có người cho là các con cháu Sơn Tinh , Sơn Tặc , Lâm Tặc phá rừng phá núi . Gỗ thì tham quan tha hồ đốn chặt bừa bãi . Chỗ nào trống thì xây dựng Thủy Ðiện , không biết là bao nhiêu các công trình thủy điện trên dọc đường Trường Sơn .

    Tưởng rằng con cháu Thủy Ðiện đã cùng thiên tai ập xuống miền Trung xứ Huế xứ Ðà , người dân đang chịu cảnh màn trời , đất ẩm . Thì trời cũng cho con cháu Thuỷ Tinh là Thủy Tiên quyên góp được một số tiền để giúp đỡ nạn dân . Nhưng cái gọi là Mặt Mo Dân Tộc đòi chia phần cứu trợ , họ muốn Thủy Tiên phải đưa cho họ để làm việc từ thiện . Nhưng cô Thủy Tiên nhất quyết nói không .

    “Theo cập nhật mới nhất từ trang Facebook, tính đến hôm 24/10, ca sĩ Thủy Tiên cho biết cô đã nhận được tổng cộng 150 tỷ đồng từ các cá nhân trong và ngoài nước đóng góp để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ở miền Trung.

    Cùng ngày, trả lời phỏng vấn trên tờ VNExpress về việc ca sĩ Thủy Tiên tự thân vận động và trực tiếp đi vào vùng lũ để chuyển tiền, hàng hóa đến từng người dân… bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng những cá nhân hỗ trợ cho người dân miền Trung đều xuất phát từ cái tâm muốn làm việc thiện, từ tình thương yêu người dân vùng bị bão lũ.

    “Đó là những tấm gương, nghĩa cử cao đẹp”, bà Ánh nói.

    Thế nhưng ngay sau đó, bà Ánh đã khuyên ca sĩ Thủy Tiên nên chia sẻ số tiền đã vận động được cho các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ… với nhiều lý do như:

    • Cá nhân làm từ thiện có thể đi đến vùng lũ, nhưng chưa chắc vào được những vùng sâu, nơi người dân đang thực sự cần cứu trợ. Từ đó cộng đồng sẽ sinh ra sự so bì, cảm giác nơi này được quan tâm, nơi khác không được quan tâm;

    • Những hoạt động cứu trợ tự phát sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của họ và những người khác;

    • Hay các nghệ sĩ vốn chỉ quen biểu diễn trên sân khấu, sao có thể ứng phó kịp với bất thường, tai nạn có thể xảy ra…

    • Trước quan điểm của bà Ánh, dư luận đưa ra nhiều ý kiến.

    • KThi Bo viết: “Điều đầu tiên là phải có được sự tin tưởng của người đóng góp. Người dân tin tưởng tổ chức nào thì sẽ đóng góp cho tổ chức đó vì họ muốn số tiền công sức của mình khi đóng góp sẽ được phân phát cho đúng người cần sự giúp đỡ”.

    • VMT: “Thời đại thông tin nhanh chóng, rộng mở nên mọi thứ phải khác. Kể cả việc cứu trợ. Không thể mãi làm theo cách cũ”.

    • Pha Pham: “Mặt trận tổ quốc Việt Nam nên đi quyên góp rồi ủng hộ đồng bào miền trung! Các mạnh thường quân và người dân tin tưởng cô Thủy Tiên mới gửi tiền vào cho cô ấy để hỗ trợ những gia đình mất nhà cửa không có cái ăn cái mặc! Miễn sao cô Tiên minh bạch thôi!”.

    • Duc Phuong Vo: “Tại sao và tại sao Mặt trận Tổ quốc không kêu gọi sự đóng góp mà phải khuyên Thuỷ Tiên trao lại số tiền của các mạnh thường quân đóng. Hay là Mặt trận Tổ quốc không còn đủ uy tín để cho người dân gửi gắm”…

    • Trước đó, sau khi công khai số tiền hơn 100 tỷ đồng nhận được từ cộng đồng, hôm 21/10, ca sĩ Thủy Tiên thừa nhận cô đã nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè, các Facebooker, nhà báo… về việc nên làm thế nào để sử dụng số tiền minh bạch hiệu quả.

    • “Họ lo lắng cho mình, dặn mình nên khoá tài khoản lại, vì nếu không cẩn thận là coi như mất hết cả sự nghiệp tạo dựng”, cô viết trên trang cá nhân.

    • Tuy nhiên, Thủy Tiên cho hay cô ghi nhận tất cả những lo lắng và chia sẻ, nhưng cô “không làm theo được”. Với ý kiến riêng, cô cho biết “sẽ trao tận tay, không thông qua một tổ chức nào cả và cũng không tạo ra một tổ chức nào cả”.

    • Cùng hôm 21/10, một số đại biểu quốc hội đưa ra những nhận xét về hành động của ca sĩ Thủy Tiên.

    • Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng: “Tôi nghĩ Thủy Tiên và nhóm của cô ấy không đi ban phát một cách bừa bãi. Họ sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những nhà tài trợ quyên góp vào quỹ đó cho mình. Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng minh bạch”.

    • Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói: “Nếu dân kêu gọi lập quỹ, hình thành các quỹ tài chính để phục vụ cho lợi ích của cá nhân thì không thể chấp nhận. Nhưng khi họ dùng uy tín, tấm lòng kêu gọi ủng hộ, đó là điều không phải ai cũng làm được”. Theo ông Nhưỡng, ca sĩ Thủy Tiên đang làm chuyện tốt, không thể nói là vi phạm pháp luật.

    • Mặc dù vậy một số ý kiến góp ý rằng ca sĩ Thủy Tiên vẫn nên phối hợp với một bên thứ 3 có năng lực về xử lý tài chính, kinh nghiệm cứu trợ miền Trung để tư vấn, giải ngân hiệu quả nguồn tài chính để kịp giúp người dân, cả về thời gian và chương trình.

    • Hoàng Minh

    https://trithucvn.org/tin-tuc-vn/mtt...hoai-nghi.html


  10. #210
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Cô vi cô vít

    Tưởng lên xứ Lạng thăm nàng
    Ai ngờ lại dính cô vàng cô vi

    Hôm qua tôi trong người hơi đau cổ họng , nghĩ thầm chắc bị cảm như thường lệ . Sáng nay thứ sáu chở bà xã đi chích ngừa Covid 19 , first shot ở sân chơi Globe Life Field , thành phố Arlington . Ðến chiều 2 giờ đi bác sĩ Hưng xin thuốc trụ sinh như bình thường . Ông ta đo lượng oxy trong phổi , và phán : " Phổi hơi yếu , để tui chích cho một mũi cho phổi nở ra , nhận tiện ông nên thử test flu và covid luôn .

    Tôi ngần ngừ hỏi lại :
    - Tôi chích ngừa covid rồi , của hãng Moderna . hai mũi lận .

    Ông ta nheo mắt , phán :
    - Thuốc ngừa chỉ có 95 phần trăm thôi . Cứ thử xem sao !

    Ờ! Thử thì thử .

    Ðợi chừng hai mươi phút , ông ta vẫy tay tôi vô phòng khám , đóng cửa lại và phán :
    - Ông bị dính Covid 19 , positive .

    Vừa nghe qua, tôi tưởng như sắp bay tới thiên đàng ( nhiệm màu) , mặt tái xanh , hỏi lại :
    - Vậy thì tôi phải làm sao ?

    Bác sĩ H. phán tiếp :
    - Ông cứ ra ngoài kia đợi , tí nữa có cô y tá nho nhỏ người kia kìa . Cô ta sẽ hướng dẫn ông làm gì .

    Mặt buồn hiu tôi hờ hững bước ra ngoài , nghĩ thầm :
    - Chắc mình chích nhầm thuốc ngừa giả của nước lạ rồi .

    Tôi móc cái điện thoại di động ra , gọi về cho vợ :
    - Bà ơi ! Tui bị dính cô vi 19 rồi .

    Tiếng bà xã vọng lại :
    - Chắc không ông ! Ông nói với ông bác sĩ test lần nữa . Con dâu nhà mình , nó cũng vậy . Test lần thứ nhất bị dính , qua lần thứ hai lại không có .

    Miệng tôi thì ư ử , nhưng trong lòng nghĩ ;"Giờ này mà mình nói ổng xét nghiệm lần thứ hai , chắc ổng chửi cha lên ."
    - Mà nè ông à ! Tui với gái út nhà này đi xét nghiệm covid . Ông cũng nên test lại lần nữa xem sao .

    Vâng lời vợ , tôi xách xe lên đường 26 gần khu chơi trượt nước H2O thành phố North Richland Hill . Tới nơi tôi thấy vài chục cái lều xanh , xung quanh có hơn hai chục người thiện nguyện . Họ mặc những bộ đồ y tế ngăn ngừa bệnh dịch . Họ chỉ cách thử Covid 19 , hoàn toàn không đụng chạm đến người tôi .

    Tôi hỏi họ chừng nào có kết quả . Họ trả lời chừng ba hay bốn ngày .

    Về đến nhà , tôi vô phòng tự cách ly . Ðầu tiên mang chừng chục gói mì chay , hai hộp cá ngừ , một ổ bánh mì , một lọ bơ đậu phọng , một bịch gạo nhỏ , một cái nồi cơm điện , ly chén v.v...

    Hi vọng sau 14 ngày cách ly mà còn sống sót sẽ hầu chuyện với các anh chị và bạn bè .

    Fort Worth ngày 26 tháng 2 năm 2021

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:36 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh