Register
Page 4 of 23 FirstFirst ... 2345614 ... LastLast
Results 31 to 40 of 221
  1. #31
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Chào các bác

    Ðây là hình thằng cháu nội Phong Trần . Tui muốn dạy bảo nó hãy làm con cháu Lê Lợi , Quang Trung nhưng mẹ nó lại thích nó mặc đồ người Mãn châu . Biết làm sao đây .
    Chào bác Cò Vàng...chắc là mẹ nó.....nhìn xa trông rộng...cứ như tôi với bác mới chỉ sáng mắt... chưa đầy 40 năm (...đang chờ lúc....sáng lòng !

  2. #32
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    "Còn vụ đám cưới sao đứt ngang dậy cà ?
    Hổng vô nhà thờ thì có sao, miễn hai đứa nó vui vẻ ấm êm là đã đẹp lòng chúa (Trời) rồị
    Cò còn muốn chi nữa !"

    Ðúng vậy bác ntdt à , các cháu vui vẻ với nhau là mình vui rồi .


    "Chào bác Cò Vàng...chắc là mẹ nó.....nhìn xa trông rộng...cứ như tôi với bác mới chỉ sáng mắt... chưa đầy 40 năm ...đang chờ lúc....sáng lòng !"

    Mẹ nó quả thật có cái nhìn xa quá , nhìn thấy cả bản đồ hình lưỡi bò của TQ .

    Khoác áo y sinh

    Từ trên ban công cao phía trên và sau hội trường tôi cố gắng chụp vài tấm ảnh nhưng ở nơi đây không thể nào chụp hình cận ảnh . Ðèn đuốc không thật sáng . Tôi khó lòng chụp được tấm ảnh nào cho rõ nét .

    Mãi đến hơn một giờ lễ khoác áo cho các sinh viên y khoa mới xong . Sau đó là tan hàng , các sinh viên lần lượt bước ra ngoài sân để gặp mặt với thân nhân và người quen . Ngoài sân trời thật nắng và cái nóng của miền bắc Texas đã lên đến con số 100 độ F .

    Sau khi chụp vài tấm hình kỷ niệm với cô con gái , tôi hỏi đám con tôi :

    - Hôm nay đi ăn mừng đâu đây ? Hay là mình tới tiệm buffet A1 gần nhà .

    Mấy đứa con tôi nghe đến chữ A1 , chúng nó lắc đầu nguầy nguậy .

    A1 là một tiệm ăn bán buffet , all you can eat , muốn ăn gì thì ăn . Từ cơm chiên , gà nường , bò xào , tôm luộc , ếch chiên bơ , tôm crawlfish đỏ au , nghêu Bắc kinh xào tàu xì .

    Con bé Linda nhà tôi nhanh nhẩu :

    - Chị Thy đã đặt chỗ ở nhà hàng Mỹ rồi bố . Tiệm Joe Garcia đó bố .

    Nghe đến chữ tiệm Mễ , hai vợ chồng tôi cảm thấy một nỗi niềm ngán ngẩm dâng đến tận cổ . Chíp tortilla chấm với tương ớt salsa , món ăn này trong nhà lúc nào mà chẳng có . Cơm chiên Mễ ướp hương vị củ nghệ cumin nhạt nhẽo . Ðặc biệt lúc nào cũng có món đậu trắng xào sền sệt .

    Năm ngoái khi cháu tốt nghiệp đại học UTA , Texas chúng tôi đã tới một nhà hàng Nhật ăn sushi . Ngồi hơn một giờ mới được dọn lên ăn . Vừa tốn tiền mà lại không no .

    Tiệm ăn Joe Garcia nằm trong khu Tây Bắc thành phố Fort Worth . Khu này tập trung dân Mễ . Hàng quán , siêu thị . Trên các xe hơi do các ông bà Mễ lái thì đầy tiếng nhạc ầm ĩ điệu nhạc samba hay paso double .

    Nhìn từ bên ngoài tiệm này bình dân , không có vẻ sang trọng . Nhưng khi bước vào bên trong , các bàn ăn dãy ghế được xếp quanh những cây cao bóng rợp , chen chúc với những bụi cây cảnh . Nơi đây khá thích hợp cho những đôi nam nữ hẹn hò . Chúng tôi bước vào trong nhà hàng và tìm một vào một bàn có máy điều hòa không khí . Chúng tôi chín người , nhưng khi kêu thức ăn chỉ có gọi có năm đĩa thôi . Phần ăn là Chicken Fajita hay Beef Fajitas . Món này là Bánh tráng bắp cuốn với thịt bò hay thịt gà nướng với hành tây .Ngoài ra bên cạnh còn dọn thêm bơ và ớt salsa cay sè .

    Tôi hỏi cô con gái tôi :

    - Bố ở xa quá nhìn không rõ lắm . Hình như các sinh viên y khoa bố thấy hình như phái nữ nhiều hơn phái nam phải không ?

    Cháu gật đầu . Tôi hỏi tiếp :

    - Bố tưởng con gái bố nhỏ nhon nhất trường , nhưng hình như có vài cô gái Việt còn nhỏ con hơn phải không ?

    Nó lại gật đầu vì bận gắp thức ăn cho người bồ người Tàu của nó .

    - Vậy mai mốt con đi học ở trường y về rồi về nhà ăn cơm chung với bố mẹ .

    Nó lắc đầu :

    - Không , con tự nấu ăn chung với anh Văn đây .

    Lòng tôi dâng lên nỗi buồn man mác khác . Con gái tôi lấy lý do lúc trước đi làm ở văn phòng bác sĩ , nó nại lý do đi làm quá xa , tốn xăng tốn nhớt nên dọn ra ở chung với anh bồ người Tàu .

    Nó nói tiếp :

    - Tụi chúng con ăn uống dễ lắm, bố . Mai mốt con cứ nấu nguyên nồi canh khoai tây cà ri ăn suốt tuần .

    Giá như chúng tôi còn ở Việt Nam chắc hẵn tôi đã la làng , dợt cho nó một trận . Nhưng ở bên Mỹ chúng tôi chỉ biết nhe răng cười trừ . Con cái trên 18 tuổi bố mẹ không có quyền can thiệp vào chuyện đời tư của chúng nó . Tôi có một người bạn thân . Ông ta có cô con gái lớn , tuổi chừng 25 hay 26 gì đó tốt nghiệp thạc sĩ về kinh tế . Cô ta chưa có bồ bịch , nhưng còn còn ở chung với bố mẹ . Có những ngày nó đi chơi khuya về , mở cưa ra thấy bạn tôi còn ngồi chờ cửa . Nó nói với giọng không vui :

    - Con lớn rồi ba , ba đừng có làm như vậy nữa .

    Sau này cháu tìm được một việc làm ở nơi xa và nó dọn tuốt lên Chicago ở luôn .

    Sông có khúc , người có lúc . Nhưng sông ở bên Mỹ lòng vòng quanh co , con người cũng vì thế mà thay đổi theo khung cảnh và thời gian . Ðối với bố mẹ thì con cái vẫn mãi mãi là trẻ thơ dù chúng nó trở thành cái gì chăng nữa .

    Cậu con trai tôi ẵm thằng Phong Trần lên :

    - Sao Gavin lớn lên mặc áo nào ? Muốn khoác áo choàng trắng như cô Thy không ?

    Tôi bật cười :

    - Lúc đó thì chưa biết , nhưng bây giờ còn đang mặc tả lót , phải không Gavin .

    13/8/2012
    Last edited by hoanghac; 08-13-2012 at 05:38 AM.

  3. #33
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Sỏi thận và trần bì

    Tg : Tran D. Ạ

    Mỗi lần sau khi ra vườn sau tưới mấy đám rau là bà nhà tôi vào trong giường nằm xuống rồi chép miệng :
    - Mỏi lưng quá !

    Tôi đang coi phim Nam Hàn Danh Y Vượt Thời Gian ( tựa đề tiếng Anh là Time Slip Dr. Jin trên cái laptop nghe thấy vậy mở lời an ủi :
    - Bà có cần cạo gió không ? Muốn à ! Vậy thì nằm úp xuống , cạo chỗ nào , cạo ở lưng hay muốn cạo gió cả người .

    Tôi không phải là thợ mát xa hay thợ cạo gió chuyên nghiệp , nhưng nhìn thiên hạ cạo gió trên lưng cho nhau thi cũng học lóm được chút đỉnh . Bôi tí dầu xanh hay dầu con cọp bay rồi dùng đồng bạc quẹt quẹt mấy cái .
    - Hết mỏi lưng rồi chưa bà ?

    Bà nhà tôi ấm ức đáp lại :
    - Ông quẹt quẹt mấy cái rồi xong à !

    Thế là tôi lại cạo cạo thêm vài cái , xong lấy cái hộp giác hơi bằng ống thủy tinh mới mua được ngoài tiệm Việt Nam . Loại ống thủy tinh có đường kính chừng 5 phân , miệng rộng gấp chục lần ống giác hơi bên nhà , nên chỉ cần mười ống là phủ hết toàn lưng .

    Bà nhà tôi lên tiếng :
    - Ngày mai tui đi khám tổng quát .
    - Ðâu vậy bà ?
    - Ðằng bác sĩ Bông ni ...

    Tôi ngắt lời :
    - Phải bác sĩ Bông Ðại Hi , bác sĩ Ðại Hàn à ! Thôi bà đừng đi , mấy người đó tui coi trong phim Ðại Hàn thấy họ la mắng bệnh nhân như mắng chó vậy . Bà coi phim Bác Sĩ Bong Dae Hee chưa , chưa à ! Ðể tí nữa tui mở phim cho bà coi .

    Bà nhà tôi nói với giọng không bằng lòng :
    - Tui chưa dứt lời mà ông cứ xen vô , tui nói là bà bác sĩ Bonni Ðỗ , bác sĩ Việt Nam đó .

    Quả thật từ lâu tôi không đi khám bệnh . Cách đây hơn 20 năm tôi chỉ biết vài vị bác sĩ người Việt như bác sĩ Thuần , ông này đã trở thành người thiên cổ . Bác sĩ Lân đã về hưu . Dạo này tôi coi trong các báo Việt đăng nhan nhản các bác sĩ Việt Nam khá nhiều . Bác sĩ Nguyễn cháu họ tôi chuyên khoa về thận , mỗi lần gặp nó tôi hỏi thăm thì cháu xòe tay ra :
    - Chú phải trả tiền khám bệnh trước .

    Qua hai tuần bà nhà tôi đi làm về , tay cầm một tờ giấy rồi trao cho tôi :
    - Ông đọc đi . Bà bác sĩ nói tui người vẫn bình thường máu không cao , đường không cao , nhưng lại ghi chú là trong máu tui có chất calcium oxalat . Bả đề nghị tui đi siêu âm để xem có bị sạn thân không ?

    Tôi chợt thấy lòng chùng xuống . Người bạn đời của mình hứa với nhau là trăm năm bạc đầu mà bây giờ mới nửa cuộc đời đã có một căn bệnh khó chữa , đã muốn lìa nhau xa nhau ngàn đời .
    - Ừ , bà đi siêu âm xem sao , nếu có bề gì thì ... thì tui cho bà một trái thận của tui .

    Bà nhà tôi tiếp lời :
    - Có lẽ tui bị sạn mật , ăn vô tới đây là thấy hơi tưng tức .

    Vừa nói bà nhà tôi lấy bàn tay xoa xoa vào vùng ức quanh trái tim . Tôi bực mình , nói lại :
    - Bà nói tào lao rồi , tui nghĩ là bà bị yếu bao tử . Mới ăn no rồi vào nằm nghỉ ngay làm sao hổng đau . Nhưng mà này , tui nói bà nghe . Thận thì tui có thể cho bà một trái , còn trái mật thì không thể được .

    Bà nhà tôi nét mặt dàu dàu :
    - Vậy hả , nhưng mổ lấy mật ra thì ... thì phải mổ sống .

    - Nhưng trước tiên để tui đi mua dứa về xay cho bà uống . Tui nghe trên đài ra dô bác sĩ Trần gì đó nói là ai bị sỏi thận nên uống nước dứa sẽ khỏi bệnh .
    - Thế ống có uống dứa xay với tui không ?
    - Không được , tui uống vô dễ bị ngáy lắm .

    Thế là chúng tôi đi chợ Walmart mua dứa về nhà xay . Ðược hai ba bữa , một buổi tối bà nhà tôi than mệt , nói rằng thấy chóng mặt . Tôi cầm tờ giấy khám tổng quát . Áp huyết bình thường , lượng đường trong máu bình thường . Vừa rồi mới ăn bữa tối xong .
    - Thế bà hồi nãy ăn cái gì ?
    - Thì ăn cũng giống như ông , bầu luộc trứng luộc ...

    Tôi ngắt lời :
    - Ðã biểu bà đừng ăn trứng , nó có nhiều chất can xi lắm .
    - Không , trứng luộc là để ông ăn , còn tui ăn thịt heo kho Tàu , à à tui nhớ ra rồi . Khi nào tui ăn dứa thế nào cũng bị dị ứng xây xẩm cả mặt mày .
    - Thế thì bỏ ngay dứa vào thùng rác . Ðể tui gọi cho thằng bạn tui ở Việt Nam , hắn tuy học về thực phẩm nhưng về thuốc nam thuốc bắc khá rành .

    Tôi cầm cái điện thoại gọi ngay cho người bạn .
    - A lô a lô ! Dũng hả . Khỏe không Dũng ? Bà nhà tao bị sạn thận . Mày xem có phương thuốc nào trị nó khiông . Mày nói sao ? Ăn hột chuối hột hả . Bên này làm gì mà có chuối hột . Còn ngò gai hả , chà chà ! Bên này ngò gai một đô có mấy cọng hà !

    Và sau đó tôi gọi cho người bạn khác :
    - Hê lô bà Ðào , bà có biết thuốc nào trị sạn thận không bà ? Bà nói sao , rau thì là hả , phương thuốc này là của người Ðức người Pháp chỉ cho bà đó à . Chà chà chà , rau thì là ngoài chợ bán cũng mắc lắm bà . Ủa bà nói là còn một cách nữa là dùng nước bưởi pha chung với dầu ô liu . Ừ , để tui xem , hồi nãy tui gọi cho cô em tui ở Việt Nam , nó nói bà mẹ chồng nó cũng bị . Bả uống rau ngò ôm xay chung với củ cải trắng . Tui coi bộ hai phương thuốc sau vậy mà hay a . Thôi chào bà . Cám ơn bà nhiều nghe .

    Tôi có điện thoại cho người cháu họ , bác sĩ chuyên khoa về thận . Nó nói nó đang bận khi nào rãnh nó sẽ gọi lại . Bây giờ có dăm ba bác sĩ vườn góp ý nghe cũng được .
    - Bà thấy sao ? Bây giờ cho bà chọn . Tui không là bác sĩ nên không biết cho bà uống loại nào .

    Bà nhà tôi lắc đầu :
    - Thôi khỏi cần , tui đã ra tiệm thuốc bắc trong chợ Hồng Kông . Ông thầy lang bốc cho một nắm kim tiền thảo và cho hai lọ thuốc trị sạn thận , nhưng mà ... trên lọ thuốc biên chữ gì mà đọc mãi mà vẫn không hiểu . Thông niếu đạo , lợi niệu là gì ... gì hả ông , À lọ thuốc này có ghi mấy loại thuốc gì đây , kim tiền thảo , trần bì ....

    Hầu như trong các toa thuốc Bắc đều có trần bì . Người nào biết thì đó là vỏ quít . Ðó là vị thuốc thông dụng . Hôm nọ bà nhà tôi ra chợ mua được đồng quít được năm sáu trái . Gặp thằng cháu nội tới chơi bèn bóc vỏ ra và bóc thành múi bóc tép ra cho nó ăn . Nó chưa biết nói nhưng cứ lấy ngón tay mà chỉ . Một thoáng nó ăn hết trái quít . Tôi bèn cầm lấy một miếng vỏ quit , một miếng nhỏ thôi đưa vào miệng nó . Nó cũng há miệng ra , nhai tóp tép . Tôi tưởng nó sẽ nhả ra vì vỏ quít có chất tanin vị đắng . Nhai một lát vẫn không thấy nhăn mặt , bà nhà tôi đưa tay vào gần miệng nó , bảo nhổ ra . Và bà nhà tôi lại đút cho cháu thêm vài miếng quít nữa . Tôi hỏi thằng cháu nội :
    - Thế Gavin có muốn ăn trần bì nữa không ?

    Nó lắc đầu nhưng miệng vẫn há ra chờ đợi . Thằng bé thật dễ bảo thật dễ thương . Chừng vài năm nữa đố mà nó sẽ làm những gì ông nội nó bảo . Có lẽ chừng vài năm nữa mình về già , nằm trên giường bệnh , thằng cháu tôi , Phong Trần đó tới gần giừờng se sẻ hỏi :
    " Lội ơi ! Lội dậy đi , đừng ngủ nữa ! Dậy mà uống trần bì ! "

    Ngày 18 tháng 8 năm 2012

  4. #34
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Một ngày ở Houston

    Tác giả : Tung Sơn (TDA)

    Vừa vào trang lưới Lòng Thương Xót Chúa/TinVui , tôi thấy lịch trình của cha Trần Đình Long tại Hải ngoại đăng lên ngày tháng cử hành thánh lễ tại Mỹ nên vội vàng nói to vọng ra ngoài bếp :
    - Má thằng Uy ơi ! Mai đi xuống Houston không ?

    Bà nhà tôi lớn tiếng càm ràm :
    - Ông nói cái chi mà ồn quá . Ông không thấy tui đang bận rộn à ! Tui í à , tui đang xay đu đủ xanh để uống .

    Món đu đủ xanh hấp muối không phải là một món ăn mới lạ do bà nhà tôi biến chế , nhưng do một người bạn sưu tầm trên nét , in ra giấy rồi cho tôi đọc .

    - Món ăn bài thuốc này ông dặn bà nhà ông phải ăn đủ bảy ngày , mỗi ngày một trái . Bảo bả cắt đầu cắt đuôi , bỏ hột rồi cho thêm tí muối , mang lên hấp cho mềm . Trong nét họ bảo cứ ăn xong bảy trái là hết bệnh sạn thận ngay .

    Thế là bà nhà tôi mua ngay hai ba trái đu đủ xanh mang về nhà bào vỏ , rắc tí muối đem hấp , xong ăn thử :

    - Khó ăn quá ! Giá như mà bài thuốc này nói ăn chung với thịt heo kho Tàu hay cá chiên thì có phải không ?

    Tôi tiếp lời :
    - Ừ ! Bà nói đúng quá . Giá như đem nó làm món Tùm Lum của người Lào người Thái thì ngon biết mấy .

    Tôi có hỏi món đu đủ bào trộn với ớt đỏ , cà chua , đậu đũa và mắm nêm Lào đọc làm sao .Green Papaya Salad . Mấy bà Lào đọc là Tàm bạc hum , tôi nghe sao đọc khó quá , bèn gọi tắt là Tùm Lum cho dễ nhớ .


    Gỏi đu đủ Thái có tên là Som tam hoặc som tum , tên trong tiếng Isan là tam bak hung , là một món ăn gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợị Som tam tương tự như món gỏi tam mak hung của Lào vào gỏi bok l'hong của Campuchiạ Nó đứng hàng 46 trong 50 món ăn ngon nhất thế giới , trong khi Phở Việt Nam đứng hàng 28 và Gỏi cuốn thứ 30 theo thông tin CNN .


    - Hôm bữa sáng sớm tui lục trong tủ lạnh thấy có cái lon nước sinh tố màu trăng trắng , mang vô trong hãng , đợi đến giờ giải lao uống . Mèn ơi ! Nước sinh tố chi mà nó mằn mặn khó uống quá , tui bèn đổ đi hết .
    - Ông đúng là xớn xác . Tui xay ra để dễ ăn , hèn gì tui về nhà kiếm thuốc của tui không thấy đâu ?
    - Nhưng mà bà ăn được mấy trái đu đủ rồi ?

    - Sáu , hôm nay nữa là đủ bảy trái .

    Tôi ngập ngừng rồi chỉ vào một trang lưới sức khỏe khác :
    - Món đu đủ này phải để cả vỏ mà ăn mới hiệu nghiệm . Mấy ngày trước không tính , bây giờ làm lại từ đầu nhé . Ngày thứ nhất trong tuần ...

    Cách đây hơn một năm tôi nhận được được hai đĩa CD Lòng Thương Xót Của Chúa của bà chi vợ từ Đức sang Mỹ để tham dự tang lễ của người em họ . Mỗi đĩa gồm 20 bài giảng trong Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chí Hòa cử hành vào mỗi Thứ Năm hàng tuần .

    Lời giảng của cha Trần Đình Long , dòng Chúa Thánh Thể tuy có hấp dẫn lôi cuốn nhưng cũng không xuất sắc hơn các cha khác trong những bài giảng trong Thánh Đường Thiên Chúa hay trong các buổi Tĩnh Tâm cầu nguyện . Nhưng với những người nhân chứng từ miền bắc , miền trung , miền nam có người theo đạo Thiên Chúa có người không , những người này được lãnh ơn hối cải , trở về với Thiên Chúa , hay nhận lãnh được ơn chữa lành những cơn bệnh trầm kha , ung thư , tim mạch . Có những người bị vợ bỏ , chồng bỏ , con cái bị thương tích , bệnh hoạn . Có người bị thất chí , thất nghiệp , thất tình tìm lại được an ủi . Tất cả đứng lên làm chứng là chính họ được nhận lãnh hồng ân của Thiên Chúa ban cho họ đem lại cho họ một niềm tin mới , một cuốc sống mới .

    Vào trong hãng tôi đã mở nghe những bài giảng đó trong dạng MP3 , nghe đi nghe lại . Và tôi rất xúc động khi nghe những công việc bác ái từ thiện của nhóm Những Cánh Chim Xanh cùng cha Long đi vào những vùng sâu vùng xa U Minh Thượng , U Minh Hạ , những miền đèo cao hút gió lộng ngàn Thạch Lâm Thạch Hãn . Họ lặn lội bước chân trần với hàng chục cây số để tải những thùng mì gói , những bao gạo để phân phát cho các đồng bào nghèo khổ ở những miệt xa xôi đó . Các em mồ côi , các anh chị bị khuyết tật , những người phong cùi đã nhận được những món quà nho nhỏ từ các lòng hảo tâm quyên góp của người dân Việt trong cũng như ngoài nước . Đó là những cánh tay nối dài của Thiên Chúa , đem lại chút ít an ủi giữa con người trong thế giới hỗn độn ngày nay .

    + Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,11-13)


    Từ tấm bé tôi đã được dạy dỗ phải biết thương yêu người già cả , neo đơn . Nhất là những khi bố mẹ tôi đang ngủ , tôi vào phòng lay mẹ tôi dậy :" Má ơi cho con một đồng để con giúp cái bà nghèo khổ đang la oang oang ngoài đầu hẻm . " Ữ ! Con ngoan quá , đây đồng bạc nè con . Mà ai la vậy con ? " À ! Cái bà bán cà rem đó má ! " Hoặc là thời còn niên thiếu chúng tôi họp đội Hướng Đạo Sinh , châm ngôn là mỗi ngày phải làm được một việc thiện . Có lần đội chúng tôi ráng sức khiêng một bà lão già yếu lại mù lòa qua bên kia đường . Nửa giờ sau chúng tôi lại thấy cụ bà đứng ở bên này đường , chúng tôi lại khiêng cụ qua đường lần nữa . Qua tới bên đường kia rồi hỏi lại cụ : " Bây giờ cụ có thể về nhà được rồi ! " Bà cụ nói với giọng không vui : " Tui đang đi tìm con chó ngao của tui ( Pit Bull ) , nó dẫn đường cho tui . " Nghe vậy chúng tôi chạy mất .

    Những năm tháng về trước , tôi xuống thành phố Houston theo ngả xa lộ I-20 và I-45 . Nhưng giờ đây tôi không theo con đường đó nữa mà xuôi theo xa lộ tiểu bang IH-287 . Nó có thể tiết kiệm được chừng 15 phút lái xe . Ðêm hôm trước thứ Bảy tôi thức khuya để theo dõi môn bóng chuyền nữ Mỹ và Ba Tây trong trận tranh vào chung kết Olympic London 2012 , mà bây giờ bên quê nhà hay dùng chữ mới Nội Dung Bóng Chuyền Nữ . Thức khuya quá nên người tôi dễ bị cảm . Trong phòng ngủ bà nhà tôi cằn nhằn :
    - Giờ này mà ông không đi ngủ à ! Mai còn phải lái xe dòng dã năm sáu tiếng .

    Tôi ư ử , vào phòng cứ nằm trằn trọc mãi nên lẫm nhẫm cầu nguyện : " Lạy Chúa , xin Ngài hãy xua đuổi con ma quỉ , nó cứ cám dỗ con mãi không cho con ngủ nghê , để con còn phải lái xe ngày mai nữa . "

    Khi xe chạy ngang qua thành phố Houston để xuống Nhà Thờ Các Thánh Tử Ðạo ở men vòng đai xa lộ 8 và I-45 , tôi gọi điện thoại cho người cháu đang cư ngụ ở đây :
    - Vinh ơi ! Chú đang đi băng qua thành phố Houston . Cháu có muốn xuống Nhà Thờ Các Thánh Tử Ðạo gặp chú thím không ? Lâu quá chú cháu mình không gặp nhau ?

    Tiếng người cháu léo nhéo :
    - Xuống nhà thờ đó chi vậy chú ?
    - Thì gặp cha Long , Trần Ðình Long đó !
    - Ủa ! Họ Trần nhà mình đâu có ai làm cha , hả chú ? Mà chú thím xuống đây gặp cha làm gì ? Xin lễ cầu bình an hả ? Nếu vậy đâu cần chạy mấy trăm cây số làm gì ?
    - Không , cha Long này hay giảng các bài về Lòng Thương Xót của Chúa ở nhà thờ Chí Hòa đó cháu . Cháu cũng nên tham dự xem sao .

    Tiếng người cháu tôi cười dòn trong cái điện thoại hiện đại của tôi mua ở chợ trời , Motorola Razor 4 :
    - Thôi chú ơi ! Cháu không xuống đó được đâu . Ở đây các cha các cụ bên Việt Nam hay qua thăm lắm . Ðể dịp khác chú cháu mình gặp nhau .

    Tôi lại bấm điện thoại cho một người cháu khác gọi tôi bằng cậu cũng sinh sống tại thành phố này . Cậu này từng là một chiến binh bộ đội theo đoàn quân CS vào dinh Ðộc Lập sáng ngày 30 tháng 4 . Chừng vài năm sau cháu tôi họ Lê theo chân gót bác Bùi Tín vượt biên qua Hồng Kông và định cư tại Mỹ .

    - Lê ơi ! Cậu đang ở Houston ? Có mẹ cháu ở nhà không ?
    - Chi vậy cậu ?
    - À ! Chuyện nó như vầy . Cậu nghe nói và vô trang mạng lưới Lòng Thương Xót Chúa ở nhà thờ Chí Hòa có cha Trần Ðình Long giảng thuyết . Cậu xem trong các video gặp nhiều chứng nhân thấy họ làm chứng là họ đã được Thiên Chúa an ủi và chữa lành bệnh . Bởi vậy cậu mới dắt mợ xuống đây . Mợ bị bệnh sạn thận . Cậu hi vọng sau Thánh Lễ có cha Long đặt tay cầu nguyện và xin Chúa chữa lành .


    Trong điện thoại bỗng nghe tiếng cưòi khặc khặc của thằng cháu tôi :
    - Cậu ơi ! Cháu nói cậu nghe . Không có cha cụ nào mà chữa lành bệnh được đâu cậu à ! Họ gạt cậu đấy . Cậu cứ nghe lời cháu , cháu cũng bị sạn thận mà mấy ông chú của cháu cũng bị như vậy , có lẽ là tính di truyền cậu ạ . Cậu cứ mạng mợ đi soi thận rồi họ soi MRI , rồi bắn siêu âm, sạn vỡ ra và theo mình đi tiểu . Nhanh lắm cậu .
    - Thế hồi xưa cháu bị sạn thận , cháu cảm thấy trong người thế nào ?
    - Cảm thế nào à ! Ðau bỏ mẹ !

    Tiếng nói cộc cằn ngắn ngủi làm tôi liên tưởng đến nơi sinh chốn đẻ của thằng cháu ngoài bến cảng Hải Phòng .
    - Cậu cũng biết vậy , nhưng mà mợ không có bảo hiểm của cậu trong hãng cậu làm . Cậu mua bảo hiểm tư , mà phải khấu trừ ban đầu đến ba ngàn đô .
    - Không sao cậu ạ , câu cứ mang mợ đi bệnh viện bắn siêu âm , nhưng mà cậu đừng tin vào ai đó có thể chữa lành bệnh cho mợ . Thôi chào cậu mợ , cháu phải ra tiệm rượu trông chừng con vợ cháu .

    Qua cuộc điện đàm giữa người cháu tôi và tôi , bà nhà tôi chặc chặc lưỡi :
    - Cái thằng cháu mắc dịch nhà ông . Chả tin vào mấy thằng Việt cộng . Nói tầm bậy tầm bạ không hà !

    Bà chị họ tôi là con cô con cậu với tôi sau năm 75 từ Bắc vào Nam thăm mẹ thì mới hay mẹ cùng các em tị nạn bên Mỹ . Có lần chị tâm sự với mẹ tôi : " Mợ biết không . Cái thằng Lê nhà cháu ngoan đạo , thuở nhỏ cũng siêng năng lễ lậy lắm . Có lần cháu giao cho nó hai hào . Một hào bỏ vào giỏ tiền cúng nhà thờ , còn một hào cháu bảo nó cứ mua kẹo mà ăn . Khi nó về nhà , cháu bảo nó có cầu nguyện gì không. Nó đáp lại thế này : " Chúa ơi ! Xui quá Chúa à , đồng hào mà mẹ bảo con dâng cho Chúa nó rớt xuống hồ nước rồi Chúa , cái hồ Tam Bạc đó Chúa . "

    Còn tiếp
    Last edited by hoanghac; 09-03-2012 at 03:11 AM.

  5. #35
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Một ngày ở Houston

    Tôn giáo không phải là môn khoa học , mà chính là niềm tin . Cái lòng tin tưởng bé bỏng của tôi chưa bằng hột cải nghe qua lời của hai người cháu bỗng dưng muốn lắc lư như cái ghe nhỏ xíu ngoài đại dương mênh mông . Mình muốn đem sự cảm hóa , đem ánh sáng đức tin vào nơi tối tăm nhưng nó lại như đụng phải bức tường rào chống nhiệt firewall hiện đại .

    Chưa đến nửa giờ chúng tôi theo cái máy chỉ đường GPS Tomtom tôi mới mua được mười năm . Lúc đó gíá tiền chừng năm trăm Mỹ kim , bây giờ tụt xuô'ng chừng trăm đô . Xe vào lối vào đường Kleckley Drive , nó bảo quẹo phải , chừng 50 mét lại bảo quẹo chữ U , xong lại bảo quẹo phải . Tôi đi theo nó và nhận ra thay vì quẹo cua lăng nhăng như vậy , thì nó bảo chạy thẳng có hay không .

    Đi thêm năm trăm thước , tôi nhận ra một cơ ngơi quen thuộc mà các xứ đạo bên Mỹ hay xây cất . Một ngôi thánh đường có những mái nhà cong cong và một cây thập tự vươn cao trên nóc nhà thờ . TôI dừng xe lại trươ’c cửa nhà thờ hỏi thăm vài cậu huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể đang lảng vảng đâu đo’ .

    - Các cậu ơi ! Chiều này có cha Long làm lễ ở đây phải không ?

    Mâ’y cậu thanh niên đo’ trong đồng phục quần xanh áo trắng khăn quàng đỏ gật đầu và chỉ sang một ngôi nhà nguyện kha’c gần đâ’y .

    Trong ngôi nhà nguyện tôi nhận thấy khoảng không gian thật rộng lớn , sức chưa có thể lên đến cả ngàn người . Những hàng ghế sơn vẹc ni nâu vàng bóng sáng uốn cong cong quanh cung thánh . Màn che phủ vải xanh lá cây tạo nên cảnh trí hài hòa êm dịu . Người dân tham dự chừng lối dăm chục người . Tôi móc cái điện thoại ra coi giờ . Mới hơn một giờ một chút . Thánh lễ cử hành lúc 2 giờ 30 cơ mà . Cuối nhà nguyện vài ba bà đang cuộn người nằm co ro . Ngoài trời khá nóng 100 độ C , nhưng trong đây mở máy điều hòa hơi lành lạnh . Tôi vào một góc nhà nguyện định nằm xuống nghỉ trưa , như bỗng nhiên nó lật nhào xuống , gây tiếng động ồn ào làm ai nấy đều quay mặt về cuối nhà nguyện xem sự tình gì xảy ra . Tôi vội vàng sắp lại cái ghế băng dài rồi chuồn lẹ ra ngoài .

    Ngoài trời nắng rực rỡ âm ẩm không khí của miền biển Galveston . Vừa lúc ấy tôi gặp một ông bạn cùng trong giáo xứ Ki tô Vua bước ngược đường . Tôi chào hỏi anh và hỏi anh sao lạc bước tới đây .

    Anh T. hớn hở tươi cười bảo :

    - Thì anh email cho tôi biết . Hôm nay có cha Long làm lễ ở đây mà .

    Tôi sực nhớ ra , cách đây mấy ngày có điện thư cho vài người bạn và quên bẵng anh T này .

    Anh vội bước vào nhà nguyện và không quên dặn dò tôi vài điều và chỉ vào một con mắt của ảnh .

    Anh bạn T. của tôi hơn tôi chừng vài tuổi , dáng nho nhả hiền lành . Cách đây hơn năm anh ta có đi mổ mắt cườm như tôi nhưng không hiểu sao một con mắt trái lại không thấy rõ , nên dạo này tôi thất nét mặt anh T. có vẻ buồn buồn .

    Sau khi nghỉ trưa trong chiếc xe van trong không khí oi ả nóng bức tôi trở vào nhà nguyện . Dân chúng đã tụ tập khá đông . Trước nhà nguyện một hai bà đang xì xào với giáo dân :

    - Ai muốn dâng cúng để làm việc bác ái thì bỏ vào cái giỏ bóp này .

    Tôi vẫn biết bây giờ các nhà thờ không cho phép quyên góp tiền bạc mà không có sự đồng y' của địa phận . Nhìn kỹ mấy phụ nữ này tuy ăn mặc đàng hoàng , nhưng miệng họ lại bảo sự quyên tặng tiền bạc vào hai cái giỏ bóp của họ , lòng tôi tôi chợt dâng lên nỗi hoài nghi . Không biết tiền bạc có được làm việc bác ái giúp người nghèo khó hay lại chui vào túi tiền mấy bà . Ngày xưa kia hai vợ chồng người Do Thái khi dâng cúng một thuở đất để cùng chia sẻ mục vụ với các môn đồ Chúa Giê su . Họ đã cắt xén bỏ bớt của họ lại và họ bị ngả vật chết ngay sau khi bị tố giác . Nhưng bây giờ có những kẻ lẻn vào trong nhà nhà thờ nhà thánh trộm cắp mà có thấy mấy kẻ trộm bị vật chết tên nào đâu . Rõ ràng nhất bây giờ chúng cướp cả đất các giáo xứ Cồn Dầu , Thái Hà , Vinh mà chẳng có tên mắc dịch đó bị lăn đùng ra trợn mắt mà toi mạng đâu .


    Vừa bước vào trong nhà nguyện tôi nhìn thấy bà nhà tôi ngồi im lặng ở một đầu băng ghế gần cuối nhà nguyện . Tôi khẽ bảo :

    - Sao bà không lên tuốt cái dãy ghế đầu tiên gần sát Cung Thánh kia kìa . Ở đó có bác T. đang ngồi ở đó .

    Bà nhà tôi khẽ khàng nói :

    - Hàng hghế đó dành riêng cho những người bị bệnh hoạn , tật nguyền .

    - Thì bà cũng vậy thôi , có sạn thận là có bệnh rồi .

    Tôi nài nĩ mãi bà nhà tôi mới đồng thuận ngồi vào hàng ghế thứ hai . Anh bạn T. tôi chợt trông thấy tôi , hỏi khẽ :

    - Uả , anh bị bệnh gì vậy mà lên đây ?

    - ầ , tui tui ... hút thuốc lá nhiều nên bị lở miệng .

    Dần dần bà con thiên hạ kéo vào nhà nguyện càng lúc càng đông . Những dãy ghế trống trên gần Cung Thánh có nguời tiến vào ngồi . Bên cạnh tôi còn hai chỗ trống , có người định cho chân vào thì một bà sồn sồn xua tay :

    - Xin lỗi bà , chỗ này có người rồi .

    Thế mà năm mười phút trôi qua chẳng có ai bước vào vào chỗ đó . Bà ta cười gượng nói với vợ chồng tôi :

    - Em có gọi cho họ rồi . Họ tới ngay thôi .

    Vừa lúc đó có những người tàn tật , có người băng bó cả hai chân , có bà ngồi trên xe lăn có người phụ đẩy giúp . Họ tiến lên sát cung thánh và các lối đi gần đó .

    Gíá như mà không phải bà nhà tôi cần cầu nguyện để chữa lành bệnh thì tôi đã bỏ chỗ đi xuống các hàng ghế sau rồi . Nhà nguyện lúc này đã đầy nghẹt cả người .

    Ba giờ chiều tiếng chuông rung lên leng keng báo hiệu cha chủ tế bước lên cung Thánh làm lễ . Tất cả mọi người đều đứng lên .

    Còn tiếp

  6. #36
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566


    Ðền Các Thánh Tử Ðạo VN tại Galveston



    Cha Long với bài suy nghiệm lời Chúa

  7. #37
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Một ngày ở Houston

    Trên đường ra về thành phố Fort Worth nơi chúng tôi ở , gần đến 9 giờ trời đổ mưa . Bà nhà tôi ngồi kế bên lên tiếng :
    - Cô em nhà ông đó !
    - Gì bà ?
    - Thì cổ biết vợ chồng mình xuống Houston tham dự thánh lễ chữa lành , cổ nói tui xin khấn cho cổ , mà không nói xin khấn cái gì .
    - Thế cổ có đưa tiền cho bà xin khấn không ?
    - Không .
    - Vậy thì để tui gọi điện thoại nói với cổ trả tui 500 đô tiền xin khấn cho cổ .
    - Khấn cái gì ?
    - À ! Khấn cho cổ được trúng lô tô mega .
    - Vậy chắc là cổ không trả tiền cho ông đâu ?
    - Sao vậy ?
    - Thì khi nào cổ trúng thưởng lô tô , cổ mới trả cho ông .

    TDA ngày 7 tháng 10 năm 2012
    Last edited by hoanghac; 10-07-2012 at 06:04 PM.

  8. #38
    Vậy bác có dám phê phán đoạn văn sau đây hay cho đó là đúng ?

    2:3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. 2:4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.

    2:5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. 2:6 Nghe tiếng ấy (tiếng lạ), có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. 2:7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? 2:8 Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?


    2:9 Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi-a, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Ca-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, 2:10 có người là dân Phy-gi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; 2:11 nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Kê-ta hay người A-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!" 2:12 Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: "Thế nghĩa là gì?"


    2:13 Nhưng người khác lại chế nhạo: "Mấy ông này say bứa rồi!"

    Ông Phê-rô giảng cho dân chúng 2:14 Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với mười một Tông Ðồ, lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. 2:15 Không, những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba.
    .....................
    con gì cũng đòi ăn, cái gì cũng đòi mua

  9. #39
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào các bạn

    Như tôi đã nói trên , tôn giáo là một niềm tin . Không ai nên phê bình một tôn giáo nào cả . Cám ơn chị CLD có nhã ý góp ý kiến . Cha Long bây giờ đang gặp khó khăn , xin cầu nguyện cho ngài . Tôi không muốn thuyết phục ai vào đạo Thiên Chúa hay một tôn giáo nào đó . Những gì tôi đã trải qua và ghi lại những ngày tháng qua . Mong các bạn đọc xong và bỏ qua .

    Thân

  10. #40
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by khờ khạo View Post
    Vậy bác có dám phê phán đoạn văn sau đây hay cho đó là đúng ?
    .....................
    Những chữ trong Kinh Thánh được viết cách đây cả ngàn năm , chúng ta không hiểu hết được những ẩn dụ trong đó , vì thế đừng phê phán

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:17 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh