Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 22
  1. #1
    ngồi đáy giếng Ba Ếch's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    351

    Biểu tình đại cáo

    Dựa theo Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

    Thay Trời hành hóa, Dân Việt chiếu rằng,
    Từng nghe:
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
    Như Hà Nội ta từ trước,
    Mới ngàn năm, tốn kém chưa lâu,
    Sứ quân, bờ cõi phân chia,
    Phong tục Bắc – Nam cũng khác;
    Từ Mạnh, Phiêu, Trọng, Mười; bao lần tham quyền cố vị
    Cùng Kiệt, Dũng, Anh, Sang; mỗi anh hùng cứ một phương;
    Tuy lộ, kín có lúc khác nhau,
    Song tham nhũng thời nào cũng có.
    Cho nên:
    Năm Cam tham công nên thất bại;
    Minh Phụng chí lớn phải vong thân;
    Cấp quota bắt sống Văn Dâu
    PMU giết tươi Việt Tiến
    Việc xưa xem xét.
    Chứng cứ còn ghi.
    Vừa rồi:
    Nhân bọn Tàu gây sự phiền hà
    Để trong nước lòng dân oán hận
    Quân Việt gian đã thừa cơ gây loạn
    Bọn Ba Đình thì bán nước cầu vinh
    Nướng dân đen, trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
    Dối Trời, lừa dân đủ muôn ngàn kế
    Gây thù, kết oán đã sáu chục năm
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
    Nặn dân chúng sạch tay, mòn túi
    Nam xuất khẩu còng lưng làm nô lệ
    Ngán thay bọn chủ hoành hành
    Nữ bị đem làm điếm tận nước ngoài
    Khốn nỗi ê chề bệnh tật.
    Vét sản vật, bán nguồn khoáng sản, chốn chốn đào, khoan
    Nhiễu nhân dân, mãi lộ hoành hành, nơi nơi trạm đặt
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
    Nheo nhóc thay cảnh bà mẹ Anh hùng
    Thằng há miệng, đứa nhe răng,
    Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
    Nay chiếm nhà, mai cướp đất,
    Bao ruộng nương cung phụng cho vừa?
    Nặng nề những khoản nhập siêu
    Tan tác cả mọi nghề dân tộc
    Độc ác thay, Com-pu-tơ không ghi hết tội
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
    Lòng người đều căm giận,
    Trời đất chẳng dung tha;
    Ta đây:
    Từ bốn phương tụ nghĩa
    Lấy Hà Nội nương mình
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống
    Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy chục năm trời
    Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
    Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
    Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
    Khi lòng dân đã dấy lên,
    Chính lúc cầm quyền hung bạo.
    Lại ngặt vì:
    Ái quốc như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
    Tấm lòng cứu nước,
    Vẫn đăm đăm hướng đến Biển Đông,
    Cỗ xe cầu hiền,
    Thường chăm chắm còn dành phía tả.
    Thế mà:
    Trông người, người càng vắng bóng,
    Mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
    Tự ta, ta phải dốc lòng,
    Vội vã hơn cứu người chết đói.
    Phần vì giận quân thù ngang dọc,
    Phần vì lo vận nước khó khăn,
    Tượng Lê Nin, tập dượt mấy tuần,
    Hồ Hoàn Kiếm tập trung một đội.
    Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
    Ta gắng trí khắc phục gian nan.
    Nhân dân bốn cõi một nhà,
    Dựng băng rôn thay cờ phấp phới
    Anh em một lòng phụ tử,
    Nước Lavi thay rượu ngọt ngào.
    Cơ động cả trung đoàn, lấy yếu chống mạnh,
    Biểu tình mấy chục, lấy ít địch nhiều.
    Trọn hay:
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạọ
    Sứ quán Tàu sấm vang chớp giật,
    Tiếng hò reo, trúc chẻ tro bay.
    Sĩ khí đã hăng, lòng dân càng mạnh.
    Đại Quang, Đức Nhanh nghe hơi mà mất vía,
    Quang Nghị, Thế Thảo, nín thở cầu thoát thân.
    Thừa thắng ruổi dài, Bờ Hồ mấy tuần đi lại,
    Lòng dân thần thánh, Kinh Đô mấy độ thu về
    Mỹ Đình oán chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
    Từ Liêm, oan chất đầy ngực, nhơ để ngàn năm
    Phúc tâm quân giặc: Đức Nhanh đã phải giơ đầu
    Mọt kẻ gian thù: Hải Minh cũng đành chuyển việc
    Tấn Sang gỡ thế nguy,
    Mà đám lửa cháy lại càng cháy
    Tấn Dũng cứu phe cánh
    Mà quân ta hăng lại càng hăng.
    Bó tay để đợi bại vong,
    Giặc đã trí cùng lực kiệt,
    Chẳng đánh mà người chịu khuất,
    Ta đây mưu phạt tâm công.
    Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
    Nên đã thay lòng đổi dạ
    Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
    Lại còn chuốc tội gây oan.
    Giữ lợi ích độc tài,
    Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
    Tham công danh một lúc,
    Để cười cho tất cả thế gian.
    Bởi thế:
    Thằng nhãi con Đại Quang động binh không ngừng
    Đồ nhút nhát Thảo, Nhanh đem dầu chữa cháy
    Tân Mão tháng sáu
    Phạm Văn Hưng đem binh từ Thanh Xuân kéo lại
    Suốt hơn một tháng,
    Đức Nhanh chia đường từ Ba Đình tiến sang.
    Ta trước đã lường tình huống hiểm,
    Kiến quyết đấu tranh
    Dân ta bất bạo động xuống đường
    Nên chúng đành bất lực
    Ngày năm tháng sáu, tại Sài Gòn, Thanh Hải thất thế
    Ngày mười hai, sứ quán Tàu, Quang Nghị tụt vòi
    Ngày mười chín, uy tín Trung Quốc đại bại tử vong
    Ngày hăm sáu, diễu hành khắp nơi, bố con Nghị, Nhanh thế cùng tính quẫn.
    Thuận đà dân ta ngày càng hăng máu
    Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
    Lại thêm báo lề trái tung hoành
    Nên mặt mũi chính quyền ngày càng bầm giập
    Sĩ tốt lại kén phường bồi bút
    Bề tôi toàn chọn kẻ bất nhân
    Mặt chai đá, đá núi cũng mòn
    Tiền như nước, nước sông cũng cạn
    Mới một trận, nổi thây phản tặc
    Thêm trận nữa tan tác chim muông
    Cơn gió to trút sạch lá khô
    Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
    Việt gian Xuân Sơn, lê gối dâng tờ tạ tội
    Thứ trưởng Chí Vịnh, trói tay để tự xin hàng
    Hoàng Sa, Trường Sa giặc cứ tung hoành
    Nam Quan, Bản Giốc dân ta nuốt lệ
    Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi
    Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
    Dân ta quen thích được biểu tình,
    Đảng thêm rối bời, khiếp vía mà vỡ mật
    Nghe Bá Thanh bị dân vây nhà Đà Nẵng,
    Thành Bắc Giang, áo quan vây thành
    Bọn Dự án xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
    Thôn Cồn Dầu, máu chảy thành sông,
    Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
    Thành Bắc Giang, áo quan vây thành,
    Cỏ nội đầm đìa máu đen.
    Niềm tin trong dân tan tành, quay gót chẳng kịp,
    Quân giặc ngày càng lấn tới, cởi giáp ra hàng
    Tướng giặc Tàu được đảng ngợi ca,
    Nên được thể lớn mồm đe dọa
    Dân ta vốn giàu lòng thương hại
    Thể lòng trời dân mở đường hiếu sinh
    Sứ quán, Bờ Hồ không tập trung biểu tình
    Nhà cầm quyền vẫn hồn bay phách lạc
    Cảnh sát, dân phòng mỗi buổi mấy trăm nghìn bạc
    Đối diện dân vẫn tim đập chân run
    Họ đã tham bạc tham tiền mà bán cả non sông
    Cuộc chiến còn dài nên để dân nghỉ sức
    Chẳng những mưu kế kì diệu
    Cũng là chưa thấy xưa nay
    Xã tắc bị đảng bán rồi
    Giang sơn từ đây nhỏ bớt
    Càn khôn bĩ mà chưa thái
    Nhật nguyệt hối vẫn chưa minh
    Ngàn năm vết nhục nhã hiện về
    Muôn thuở lưu danh bầy bán nước
    Âu cũng bởi trời đất tổ tông
    Linh thiêng chưa đến kỳ phù trợ?
    Than ôi! Cỗ máy hành dân bán nước,
    Ghi trang ô nhục ngàn năm
    Bốn phương nổi sóng bất bình,
    Vang tiếng kêu thương khắp chốn.
    Xa gần bá cáo,
    Ai nấy đều hay.

    25/9/2011
    Song Hà
    Một mình một giếng một trời
    Oạp vang một tiếng, một đời tan hoang

  2. #2
    ngồi đáy giếng Ba Ếch's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    351

    Anh Là Ai

    Nhạc phẩm Anh Là Ai do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày.
    Một mình một giếng một trời
    Oạp vang một tiếng, một đời tan hoang

  3. #3
    Cám ơn Anh3E
    Bản nhạc hay quá

    hv

  4. #4

    Luật và Quyền biểu tình

    Luật và Quyền biểu tình

    Hiền Vy, thông tín viên RFA

    2011-10-02

    Vào khoảng giữa tháng 8 năm 2008, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên đã nhờ luật sư Lê Trần Luật đưa đơn xin Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội được quyền đi biểu tình.
    AFP photo
    Những poster của người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 8 năm 2011.

    Sau đó thì cả hai người này bị bắt và họ hiện đang thi hành bản án 4 năm tù ở cho cô Nghiên và 6 năm cho nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa.

    Không còn cách nào khác

    Trước nguồn tin TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc Hội Việt Nam soạn thảo luật qui định về Biểu tình trong nhiệm kỳ 2011-2016, Hiền Vy có cuộc nói chuyện với LS Lê Trần Luật. Trước hết LS Luật cho biết ý kiến của ông khi nghe nguồn tin này:

    LS Lê Trần Luật: Tôi không thấy bất ngờ, bởi luật pháp ra đời vì nhu cầu khách quan, vì những đòi hỏi của xã hội. Bằng chứng khách quan đó là đã có hàng loạt cuộc biểu tình trước vấn nạn xâm lăng của Trung Quốc. Biểu tình không còn là hiện tượng xã hội đơn thuần nữa, mà nó đã trở thành những đòi hỏi khách quan của xã hội, bắt buộc nhà cầm quyền phải cho ra đời bộ Luật về biểu tình. Điều đó cũng cho thấy pháp luật không phải là ý chí của nhà cầm quyền như nhiều người quan niệm.


    Người biểu tình bị đàn áp hôm 21/8/2011. AFP photo

    Trong hàng loạt văn kiện hiến pháp, xuyên suốt trong thời gian nắm quyền, nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng thừa nhận biểu tình là một quyền căn bản của con người, nhưng họ phớt lờ, cho đến giai đoạn vừa rồi, có quá nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí có nhiều cuộc đụng độ và xung đột giữa người biểu tình và chính quyền cũng đã xảy ra. Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.
    Tôi thấy cần quan tâm hơn về nội dung của Luật này, đây chính là lúc nhà cầm quyền can thiệp bằng ý chí của mình. Họ có thể cho ra đời một bộ Luật biểu tình, trong đó họ đưa ra các trình tự thủ tục khắt khe, thậm chí là không thể làm được. Họ cũng có thể đưa ra các điều kiện, tiêu chí, những ràng buộc, thậm chí là những chế tài hình sự để thắt chặt hoặc kiểm soát các cuộc biểu tình, hoặc là không cho phép các cuộc biểu tình xảy ra.
    Hiền Vy: Xin LS cho biết liệu việc có qui luật biểu tình có làm cho xã hội VN khác hơn không? Tôi muốn nói, chiều hướng tốt hơn đấy ạ.

    Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.
    LS Lê Trần Luật
    LS Lê Trần Luật: Pháp luật là những nhu cầu khách quan của xã hội, tuy nhiên khi ra đời pháp luật sẽ có những tác động trở lại với xã hội. Nếu phù hợp với nhu cầu khách quan của xã hội, thì pháp luật sẽ là những nhân tố thúc đẩy các tiến bộ xã hội. Còn ngược lại, nếu pháp luật đi ngược lại những đòi hỏi khách quan này, bởi sự can thiệp của ý chí nhà cầm quyền, thì pháp luật sẽ trở thành nhân tố cản trở sự phát triển xã hội.

    Hiền Vy: Có phải trong hiến pháp VN hiện tại đã công nhận có quyền được biểu tình của người dân, phải không ạ?

    LS Lê Trần Luật: Trong xuyên suốt các văn kiện Hiến pháp của Việt Nam, lúc nào nhà cầm quyền Việt Nam cũng ghi nhận cái quyền này, tôi xin phép dùng từ "ghi nhận" chứ không phải "công nhận". Tức là ghi vào trong Hiến pháp các quyền của con người nhưng thực tế đâu có cái quyền nào được thực hiện đâu. Kể cả quyền biểu tình cũng vậy.

    Tiên phong trong việc đòi quyền biểu tình


    Cô Phạm Thanh Nghiên. RFA file Photo.

    Hiền Vy: Khoảng tháng 8 năm 2008, trước khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt và bị tù, có phải 2 người này đã nhờ luật sư đưa đơn xin UBND Thành phố Hà nội, được quyền biểu tình và không được chấp nhận. Thưa sau đó thì diễn tiến như thế nào, trước khi họ bị bắt ạ?
    LS Lê Trần Luật: Lúc đầu tôi cũng có một chút ngạc nhiên vì nếu biểu tình là một quyền của con người thì tại sao phải xin. Vấn đề đặt ra là chúng ta bị ràng buộc bởi cái nghị định 38 về tập trung đông người. Cho đến nay nghị định vẫn còn hiệu lực. Với những quy định trong nghị định này, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền biểu tình của người dân VN. Trong nghị định này, thay vì gọi là biểu tình thì họ dùng cái từ "tập trung đông người". Muốn tập trung đông người thì phải xin phép.

    Tôi nghĩ cô Nghiên, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng như những người khác có thể tự ý đến nơi mà mình muốn biểu tình để thực hiện cái quyền của mình, tuy nhiên tôi không muốn họ bị một cái chế tài hình sự là gây rối trật tự công cộng, cho nên chúng tôi thống nhất là có đơn gởi cho Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội đề nghị họ cho phép được biểu tình tại một nơi công cộng.

    Sau đó họ có một văn bản trả lời là từ chối. Sau khi họ từ chối thì cô Nghiên cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã quyết định khởi kiện cái hành vi hành chánh của UBND TP Hà Nội, là từ chối không cho biểu tình. Khi khởi kiện đến Tòa án Thành phố Hà Nội thì tòa án TPHN trả lời rằng vụ khởi kiện này không thuộc thẩm quyền của họ và cần phải được giải quyết ở UBND TP Hà Nội, và họ trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBND TP Hà nội. Nhân đây tôi cũng xin nói một chi tiết để thấy được cách hành xử của chánh quyền Việt Nam đối với cô Nghiên và ông Nghĩa trong giai đoạn đó.

    Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.
    LS Lê Trần Luật
    Đó là, sau khi tòa án trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBNDTP Hà Nội thì họ không có giải quyết. Cho đến ngày ông Nghĩa bị bắt rồi sau đó đến cô Nghiên bị bắt thì đúng buổi sáng bị bắt thì buổi chiều UBNDTPHN lại có một giấy mời, mời cô Nghiên và ông Nghĩa lên giải quyết vụ việc. Tôi ngạc nhiên cái chi tiết này, bởi vì suốt một thời gian dài họ từ chối, không chịu giải quyết. Cho đến ngay sau khi cô Nghiên bị bắt thì họ lại mời lên giải quyết. Sau đó họ lấy lý do là cô Nghiên và ông Nghĩa đã từ chối, không lên giải quyết.

    Hiền Vy: Như vậy thì thưa luật sư, việc cô Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt có phải một phần là do vụ việc đưa đơn xin được biểu tình không?

    LS Lê Trần Luật: Với những gì mà tòa án Hải Phòng đã xét xử ông Nghĩa và cô Nghiên thì họ không nói liên quan đến cái vụ việc biểu tình. Họ chỉ nói về những bài viết, những hành động của hai người này nhưng trong sự tác động qua lại, tôi cho rằng cái việc họ xin biểu tình đã làm cho chính quyền khó xử hơn và nó thúc đẩy nhanh cái quá trình mà chính quyền cần bắt hai người này.

    Hiền Vy:Bây giờ thì cô Nghiên đang thi hành bản án và cũng gần tới lúc được ra rồi và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì còn hơn hai năm nữa. Với cái nguồn tin là có thể sẽ có cái Luật biểu tình thì thưa xin cho biết ý kiến của ông về những người đã tiên phong đem chuyện này ra công luận ạ.


    Ông Nguyễn Xuân Nghĩa. RFA file Photo.

    LS Lê Trần Luật: Cho tới lúc này, trước áp lực của nhiều cuộc biểu tình thì nhà nước sắp sửa cho ra đời Luật biểu tình. Điều đó cho thấy rằng hành động trước đây của cô Nghiên và ông Nghĩa là một hành động đi trước, là một hành động hết sức đứng đắn để thể hiện đòi hỏi các quyền của con người.
    Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng tại giai đoạn trước đây, vào khoảng năm 2008, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền chính đáng của cô Nghiên và ông Nghĩa rồi sau đó hai người này phải đi tù. Tôi nghĩ cho tới bây giờ họ cần phải có một cái văn bản chính thức xin lỗi hai người này vì họ đã cố tình tước bỏ cái quyền của hai người này.

    Nhân đây tôi cũng cần nhắc lại là chúng ta nên ghi nhận những cái công hàng đầu của hai người này đã tiên phong trong quá trình đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.

    Hiền Vy: Xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật.

    Theo dòng thời sự:


    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
    Last edited by TTHV; 10-03-2011 at 03:41 PM.

  5. #5
    LM Nguyễn Văn Khải nói về Tôn Giáo, Ngoại Xâm, Tuổi Trẻ tại Việt Nam

    Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
    Phát thanh thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2011

    Nguồn

    Vào năm 2008 hàng ngàn Giáo dân xứ Thái Hà đã cùng nhau cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà để yêu cầu nhà nước trả lại Tòa Khâm Sứ và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của giáo dân. Các cuộc hiệp thông cầu nguyện này đã gặp nhiều sự cản trở từ phía nhà nước và làm rúng động cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng như hải ngoại. Qua các cuộc hiệp thông này, Linh mục Nguyễn Văn Khải được nhiều người biết đến vì tinh thần tranh đấu và sự can đảm của ông.
    Ngày 10 tháng 9 năm 2011, nhân dịp đi thăm thân hữu tại Hoa Kỳ, Linh mục Khải ghé lại Houston và có một buổi nói chuyện cùng đồng hương. Giáo sư Nguyễn Chính Kết thay mặt ban tổ chức giới thiệu Linh mục Nguyễn Văn Khải:
    “ Linh Mục là phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, cũng như của giáo xứ Thái Hà trong cuộc đấu tranh này. Cuộc gặp gỡ hôm nay để Cha Khải với tư cách là một nhân chứng nói lên tiếng nói của người đấu tranh cho Công lý, cho Tự do Nhân quyền tại Việt Nam”

    LM Khai va reporters - Photo by Linh Tran
    Trong buổi nói chuyện thân mật này, mà đa số là giáo dân công giáo, Linh mục Khảigiải thích về tình trạng thiếu tự do tôn giáo mà các giáo dân Công Giáo, cũng như các tôn giáo khác tại Việt Nam phải chịu từ năm 1954 tới nay. Ông khẳng định là ở Việt Nam hiện nay không có tự do tôn giáo:
    “Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay không có Tự do tôn giáo, nói cho đúng là tự do tôn giáo đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi vì chúng tôi thấy là các sinh hoạt tôn giáo thuần túy vẫn bị nhà nước tìm cách kiểm soát và khống chế . Chẳng hạn như việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo nhà nước vẫn xen vào.”

    Ngoài việc kiểm soát sự bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo, Linh mục Khải cho biết giáo dân và các tổ chức tôn giáo còn chịu nhiều sự bất công, như không được bình đẳng, như bị đối xử khác biệt về kinh tế, giáo dục, chính trị , xã hội, y tế, vân vân... Linh mục Nguyễn văn Khải còn nói về sự giới hạn quyền đi lại của các hàng giáo phẩm và nhà nước mỗi ngày kiểm soát một cách tinh vi, chặt chẽ hơn:
    “ Theo tôi thấy không có tự do tôn giáo là bởi vì các tín đồ của các tôn giáo nhất là các chức sắc các tôn giáo không được tự do cư trú và tự do đi lại, và nhà cầm quyền càng ngày càng tìm cách xiết chặt các hoạt động của các tôn giáo, kiểm soát hoạt động tôn giáo một cách tinh vi và đôi khi rất trắng trợn”

    Được hỏi về nguy cơ Bắc Thuộc, Linh mục Khải nói rằng trên thực tế Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm lấn, chứ không còn là nguy cơ nữa :
    “Mình hay dùng chữ là “nguy cơ” Bắc Thuộc, nguy cơ là cái có thể xảy ra, theo như tôi thấy điều đấy là không đúng, mà phải nói thực tế Bắc Thuộc nó đang diễn ra rồi, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là đang đi theo Trung Quốc và đang thần phục Trung Quốc và Trung Quốc đang từng bước thôn tính Việt Nam về đất đai về biển đảo, về rừng núi tài nguyên, và từng bước thôn tính nền kinh tế Việt Nam bằng hàng hóa chất lượng thấp của Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam, thôn tính Việt Nam cả bằng văn hóa nữa…”

    Nhận xét về giới trẻ Việt Nam, Linh mục Khải chia sẻ là giới trẻ muốn dấn thân bảo vệ đất nước tuy ít nhưng mỗi ngày một gia tăng:
    “Trong một chế độ tuyên truyền một chiều và dùng bạo lực rất mạnh như vậy, cho nên hầu hết giới trẻ Việt Nam vẫn còn đang bị nhà cầm quyền đánh cắp mất nhận thức, niềm tin và tình yêu đối với quê hương và đất nước nhưng cái số mà thức tỉnh, phản tỉnh, để rồi từ đấy mà dấn thân tìm cách bảo vệ quê hương đất nước, cái số đấy tuy chưa phải là đa số trong giới trẻ nhưng cái số đấy càng ngày càng gia tăng đông đảo hơn trước”

    Đồng hương rất cảm kích khi nghe Linh Mục Khải chia sẻ những kinh nghiệm của ông về hiện trạng của đất nước, nhất là về Tự Do Tôn Giáo. Nhà văn Nguyễn Thế Giác nói là ông rất cảm động khi nghe những câu chuyện từ nhân chứng sống là Linh mục Nguyễn Văn Khải:
    “ Tôi lấy làm cảm động có một nhân chứng sống đã nói về hiện trạng của đất nước Việt Nam hôm nay. ”

    Còn bà Mỹ Linh chia sẻ là nghe Linh Mục Khải nói chuyện làm cho bà phấn khởi hơn về tinh thần của giáo dân trong nước:
    “ Qua cuộc nói chuyện của Cha Khải chúng tôi rất phấn khởi. Hơn nữa Cha đại diện cho tinh thần bên Công Giáo mà đã nói ra những vấn đề mà Cha đã trải qua làm cho chúng tôi ở hải ngoại, cảm thấy là mình có một niềm tin về tinh thần của Công Giáo có thể là chịu đựng được những cái đau khổ và cũng tranh đấu được với chính quyền cộng sản”


    Nguyễn Phục Hưng tường trình từ Houston, Texas.

    Thử sửa bài
    Last edited by TTHV; 10-03-2011 at 03:16 PM.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by TTHV View Post
    Cám ơn Anh3E
    Bản nhạc hay quá
    hv
    Tác giả trình bày thống thiết quá. Bravo. =D>
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Tác giả trình bày thống thiết quá. Bravo. =D>
    Anh nhanh tay quá, tôi mới trả lời, chỉ HV cách đăng hình mà bài mất rồi

  8. #8
    hv chào anh Triển, chào chị TK
    Không biết sao hình trong bài ps bị mất hết anh T và chi TK ơi
    em cũng deleted 1 bài rồi nhưng vẫn hiện ra 2 bài. em chỉ sợ tốn nhiều chỗ của PR thôi.
    hv

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by TTHV View Post
    hv chào anh Triển, chào chị TK
    Không biết sao hình trong bài ps bị mất hết anh T và chi TK ơi
    em cũng deleted 1 bài rồi nhưng vẫn hiện ra 2 bài. em chỉ sợ tốn nhiều chỗ của PR thôi.
    hv
    Mấy hôm nay tôi đăng ảnh dán bằng link (URL) chứ chưa copy & paste bài có ảnh sẵn nên cũng không rõ chị HV ơi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Anh Triển
    hv mới thử post lại bài thì hình lại hiện ra

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:39 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh