Register
Page 3 of 12 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 112
  1. #21
    Nhà Lá
    Join Date
    May 2012
    Posts
    11
    ô... thích nghe TH kể chuyện. Chuyện nào cũng ngồ ngộ, hay hay.

  2. #22
    ô... : cảm ơn bạn đã đọc, đã thấy ngộ, đã khích lệ


    Vẫn còn tháng sáu


    Tháng sáu với tôi ở đây là tháng của hoa iris. Iris ra hoa khắp nơi nhiều màu khác nhau. Tôi đi một vòng nơi dân cư nhà ở, thấy những loại iris mày tím loại đâm nhạt năm bẩy loại pha trộn với màu vàng màu cũng đậm nhạt khác nhau. Có loại trắng tím. Có một loại vàng đậm và đỏ sẫm tím nâu viền vàng, thấy tổng cộng trên mười loại khác nhau. Mùi thơm dịu.


    Iris rất đẹp.

    Tôi nhớ người bạn cũng mê iris cho đến khi ly dị thì nhổ hết vứt đi. Khi chị ấy lập gia đình lần thứ hai, thì tôi mang cho chị ấy một ít trồng lại vào khu vườn hai vợ chồng mới làm lại



    Iris làm tôi nhớ Van Gogh

  3. #23
    Thứ năm June 14, 2012

    -J, tôi không thể nghĩ một người như Van Gogh có thể tự tử. Ông yêu con người, yêu thiên nhiên và làm việc, vẽ rất nhiều dường như mỗi ngày một tấm vào cuối đời. ông viết, rất nhiều thư từ cho người anh em trai Theo


    -Có lẽ ông cô đơn và cần bạn. Ông hình như có nhiều vấn đề, mất thăng bằng

    -Ông ở trong viện tâm thần ở St Rémy, Tôi vẫn không thể tin và nghĩ ra lý do tự hủy của ông. Một người như thế, yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu vẽ.



    Tôi đã tìm thấy Van Gogh bằng chính những cầu quote của ông và đã gặp ông .


    Một người yêu thương con người, thiên nhiên và vẽ tranh.


    Tôi không thể tin ông có thể tự tử, vì ông rất hay viết thư cho Theo, em ông,

    Súng không hề kiếm thấy.


    B
    ạn nghệ sĩ thân mến, nếu bạn thấy đời bất công cùng bạn, nghĩ về Van Gogh và yêu cuộc đời



    Tháng sáu của Van Gogh. Irises & Starry Night

    June 18, 2012

    Tôi làm t
    ử bảy giờ sáng đế 11 giờ đêm, double shifts

    -J, tôi đọc và tìm được cuốn sách mới viết về Vinvent Van Gogh giải thích ông ta không tự tử


    -Đọc ở đâu ra

    -Cuốn sách xuất bản November 2011, Van Gogh: The Life, by Steven Naifeh and Gregory White Smith

  4. #24
    Tôi mới đọc phần đầu cuốn sách, chưa đọc xong. Ý nghĩ có thể khác nhau sau đó. Bây giờ thì vẫn đồng ý ông ta đã không tự vẫn, dù hoan nghênh cái chết.


    Mà là người em ông, dù không có đạn xuyên vào đường bao tử ruột.


    Theo Van Gogh .

    Theo Van Gogh đã lên cơn bệnh tương tự như Vincent, đã qua đời sau khi anh ông mất sáu tháng sau.

    Bây giờ thì tôi thật sự để tâm đến Theo.


    Vincent Van Gogh dường như rất tệ. Hoặc là không tệ. Nhưng vẫn rất tệ theo tiêu chuẩn mong đợi của xã hội và loài người. Vì ông là một nghệ sĩ.

    Có lẽ bây giờ tôi đã hiểu nghệ sĩ là gì khi tìm hiểu về Vincent Van Gogh.


    Ông rất tệ so với tiêu chuẩn của cá nhân tôi. Tệ ở chỗ ông đã bỏ nhiều cơ hội nuôi sống bản thân nhưng lại luôn trở lại nhớ thương hoàn cảnh cũ, dường như lúc nào cũng thế. Tôi phục Tennessee Williams. Ông này có nhiều ý chí và trọng trách nhiệm với gia đình và xã hội. Và cũng là nghệ sĩ.

    Nhưng tôi không phải nghệ sĩ.


    Nghệ sĩ là cái quái gì. Có lẽ cũng có nhiều loại khác nhau.


    Nên tôi rất thương Theo Van Gogh. Ông là người cung cấp sự sống cho Vincent, khuyến khích Vincent vẽ, cấp dưỡng cho Vincent về nghệ thuật và đời sống, nhận rất nhiều những bức thư của Vincent. Nuôi người nghệ sĩ và có thể coi là một người duy nhất hiểu rõ anh ông.


    Theo đã nghĩ ông vẫn chưa hiểu Vincent khi nghe Vincent tự sát không một lời từ giã.

    Điều này đã giết Theo.


    Ôi Theo Van Gogh!

    Nước mắt cho ông.

  5. #25
    Dế cũng thích tranh của Van Gogh - người họa sĩ cả đời chỉ bán được duy nhất một bức tranh.
    Lý do Van Gogh tự vẫn có lẽ vì ông yêu cuộc sống quá. Thông thường, người chán đời mới tìm đến cái chết. Nhưng ông thì hành động ngược lại, bởi vì ông là nghệ sĩ.
    Một giả thuyết khác, là trong cùng một đơn vị thời gian, ông đã sống nhiều hơn gấp 3 lần một người bình thường - 37 năm sống của ông bằng 111 năm của người khác...

  6. #26
    Aug 18, 2012

    Tôi mê ăn bắp, có thể xơi tới 12 trái một ngày khỏi cần ăn cơm. Ở đây tôi không luộc bắp mà bỏ microwave, mỗi trái microwave chừng năm phút. Ngày mới sang đây các loại bắp họ bán ăn không được, toàn là bã và không ngọt trử khi mua loại taber corh hay được bán ở các xe truck (vận tải) đậu bên đường . Bây giờ nghe nói họ mua bắp ở chợ rồi bán cũng ở cạnh xe truck như taber corn dù thực sự không phải loại này. Mua bắp về phải ăn liền trong vài ngày không thì bắp xơ ra ăn thấy toàn là bã (fiber). Mùa hè hay có bắp trái, mùa đông thì ăn bắp tẻ sẵn bán đông lạnh, để nấu canh, chiên cơm v.v. Ngày về thăm chị H tôi ở VN bắp mua họ luộc sẵn, không thấy ai mua trái bắp sống về luộc. Chị H tôi hay mua bắp vàng như taber corn mà bây giờ ở VN họ gọi là bắp Mỹ và rất thích bắp ngọt và dòn. Thì tôi vẫn bảo ngưới ta nói cái gì của Mỹ cũng tốt hơn Trung Quốc. Chị L thích ăn bắp trắng trơn nhớt mà chị bảo là bắp nếp ở Canada không có. Bắp trắng này không ngọt nên tôi không thich, lại còn nhớt nữa. Mà ai bảo ở đây không có bắp nếp, hôm nay tôi mua bắp màu vàng nhạt microwave xong ăn ngọt và còn dẻo như nếp, ăn cơm rồi nên chỉ ăn trừ được có mỗi năm trái và cứ nhớ bắp Mỹ ở quê nhà.


    d
    ế, ô... và các bạn rất thân mến,

    Cảm ơn các bạn đã ghé thăm.

    Tôi không biét coi tranh. Nhưng vì câu chuyện của Vincent Van Gogh (VV) dễ gây xúc động. Don McLean đẵ làm bản nhạc Vincent khi đọc về ông. Bài hát bắt đầu từ câu Starry starry night là tên bức tranh của VV cũng nhưvà nhiều bức tranh khác cũng được nhắc tới. Bài hát như nói với một người đã yêu con người và được diễn tả từ những bức vẽ mà ai cũng yêu thích nhưng vì tình trạng tâm thần mà ông đã tự tiêu diệt đời mình.

    http://www.vangoghgallery.com/painti...ghtlyrics.html

    Tôi vẫn nghĩ một người bận vẽ như VV sẽ không có thời giờ mà nghĩ đến tự sát nên khi đọc Van Gogh The Life của Steven Naifeh & Gregory White Smith xuất bản 2011 thì rất hài lòng và bằng lòng với những giải thích của tác giả về cái chết không do tự sát mà vì tai nạn của khẩu súng hư hỏng kh
    ông kiểm soát được của một thiếu niên tinh nghịch tình cớ giết ông. .
    Bức tranh chính thức bán được là Red Vineyard. Một số bức khác có thể cũng được gọi là bán được bằng cách trao đổi trong giới họa sĩ. Tôi nghĩ sống mới có 37 tuổi là chưa sống đủ, và còn quá trẻ để thành danh tiếng. Người ta thường hay bảo 40 mươi mới bắt đầu biết sống. Như vậy VV còn chưa bắt đầu biết sống.



    Tác giả Steven Naifeh và Gregory White Smith tốt nghiệp Harvard Law School 1977, Tài liệu tham khảo từ hàng ngàn lá thư viết của VV. Dịch thuật từ Theo's wife Johanna Bonger được dùng nhiều nhất. Phân tích (interpretation) những lá thư cũng có vấn đề. Khác với các biography khác, ở đây tác giả không coi những lá thơ thuần túy như nhật ký ghi hàng ngày. Nhưng được phân tích từ những liên hệ và hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời VV, mới có ý nghĩa thích hợp. Tài liệu thu thập từ bảo tàng viện và nhân viên và học giả của bảo tàng viện Van Gogh cũng như lịch sử Holland được nghiên cứu kỹ đi theo đời sống của VV. Tác giả không biết tiếng Hoà Lan nên đã dựa và bản dịch thư của Johanna Bonger như đã nói cũng như từ 11 dịch giả khác khi tìm hiểu về văn chương lịch sử Hòa Lan. Tác giả cũng cần thông dịch từ Đúc và Pháp. Nhờ kỹ thuật tân tiến mà những nghiên cứu, tài liệu rất nhiều được lưu trữ digital mà sách hoàn thành trong 10 năm thay vì 30 năm.


    Tôi lười quá, lười đọc, dù đã load câu chuyện vào cái android. Cũng vì lười mà không rõ về lịch sử thề giới hay VN hay văn chương. Nhưng có đọc phần nói về Theo em VV đã chết 6 tháng sau khi Vincent qua đời. Cái chết của Theo đáng được chú ý hơn tim hơn cái chết của VV. Mọi người trong gia đình ông có lẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm khi nghe tin VV mất như không còn gánh nặng cho gia đình, trừ Theo. Ông bệnh và chết như tuyệt vọng vì tâm tình và nâng đỡ dành cho VV đã không cứu được đời người anh mà ông hiểu rất rõ. VV mất không để lời từ giã, không đề cập gì trong các bức thơ nên Theo không còn biết tin vào điều gì nữa trên đời. Nếu Theo biết VV chết vì viên đạn vô tình không ý thức, không chủ định đã kết liễu đời người anh trai, tôi tự nghĩ, Theo đã không bị dằn vặt đau thương đến thế.


    Theo mất năm 33 tuổi, sáu tháng sau Vincent. Theo không những chỉ nâng đỡ tài chánh nuôi nghệ thuật và đời sống VV mà còn rất dành rất nhiều cảm xúc và thương yêu cho anh mình.


    Tôi như thường lệ hay đọc trang đầu, ít trang giữa và trang cuối nên cũng đã đọc phần phân tích vì sao Vincent không tự tử. Chuyện của Vincent như chuyện cắt đứt tai cũng được thêu dệt ra nhiều truyền thuyết khác nhau như chuyện tự tử của ông cũng theo chiều hướng ấy, hư hư thực thực. Ông cắt có tí cái thùy tai mà người ta từng ghi rằng ông cắt phăng cái tai.


    VV không hề dùng súng, không mang súng, không làm chủ hay thuê súng. Đạn bắn vào bụng, không phải là chỗ người ta tự tử bắn vào. Khẩu súng ra đạn làm ông chết rất có thể là do súng hư hỏng, không do sự cố ý hành hung của người dùng. Người sử dụng khẩu súng này là René Secrétan, 16 tuổi, anh của René là Gaston, 18 tuổi. Họ là con nhà khá giả. Gaston thích đàm thoại cùng VV về nghệ thuật và qua Gaston mà René biết VV. René là đứa ồn ào thích mạo hiểm với đời sống ngoài trơì hơn là học hành và hay theo VV chọc ghẹo. VV có ý nhận hết lỗi sau khi trúng đạn. Có lẽ vì có khai thủ phạm thì ông cũng không đòi được mạng.

    VV có một người mẹ mà ông đã chịu ảnh hưởng rất sâu sa về nghệ thuật nhưng không hiểu ông.

    Người luôn nâng đỡ và hiểu rõ ông là cậu em trai Theo V. Con trai Theo mang tên Vincent. Theo và vợ Theo là người đã trân trọng giữ tất cả thư từ và tranh của VV. Ngược lại mẹ VV đã coi thường và ném bỏ tranh của ông.



    Chuyện này khiến tôi nghĩ đến chuyện của Hàn Mạc Tử (HMT).


    Mẹ HMT cũng như thế, sợ con mình cùi hủi mang tiếng cho dòng họ và cũng không muốn nhắc tới ông và các tác phẩm của ông. Bà còn cấm đoán cả gia đình nhắc đến HMT. HMT giao bản quyền tác phẩm cho bạn mình là Quách Tấn (QT) nhưng QT đã không trân trọng giữ gìn những tác phẩm này như Theo và Johanna và làm thất thoát rất nhiều tác phẩm của HMT.


    Bạn thân mến,


    Một cách nào đó tôi cũng nghĩ đến hai anh em Van Gogh như những liên hệ của người Việt hải ngoại và trong nước, với cùng một mẹ VN. Anh em hiểu biết và thương yêu nhau dù chế độ của mẹ VN tồi bại và giết chết niềm tin sự sống của con người.



  7. #27
    Brave New World (BNW)


    Ô Ford, tôi ước mong là một Delta. Delta sợ sách và hoa.

    Nhưng mà tôi đang đọc Brave New World (BNW), rất yêu thích trời đất, hoa lá cây cành, mưa nắng bão tuyết.


    Tuyết, tuyết rất nhiều mấy ngày này ở đây. Trời âm u. Tuyết trắng và nhiều màu với ánh đèn. Những ngày tuyết rơi đêm trời nhìn thấy sáng, như màu trắng đến từ những hạt tinh thề lửng lơ trên không.



    Ngày mới sang đi học tiếng Anh ở Alberta Vocational Center tôi hay mượn sách thư viện đọc, những cuốn chuyện nổi tiếng viết đơn giản 1000-2000 từ dễ hiếu. Có lần tôi quên thẻ thư viện nhờ người bạn mượn sách dùm anh ta bảo đưa sách đây rồi anh bỏ ngay my cuốn sách này dấu vào trong áo, bước hiên ngang ra khỏi thư viện, đưa lại và bảo, đây, khỏi cần mang trả. Tôi sợ quá, không dám thưa với ai nhưng từ đó không bao giờ nhờ ai mượn sách dùm nữa.


    Brave New World, của Aldous Huxley là một trong những cuốn sách tôi đọc năm 1981 khi đi học English as Second Language. 1, 2 ngàn chữ.


    Dường như lúc nào tôi cũng có nhiều chuyện phải để tâm vào về con người ta, về hoàn cảnh mỗi người, hoàn cảnh đất nước, về cách giáo dục về cách thích ứng vào hoàn cảnh xã hội mà con người từ đó sẽ có những cách sống rất khác nhau. Nói ví dụ năm 1954, rất nhiều ngưới bỏ bắc vào nam. Sau năm 1975, rất nhiều người từ Việt Nam rời quê hương. Con người sinh sống từ sau 1954 ở Bắc khác những người ở Nam. Con người sang nước ngoài cũng khác với người trong nước. Nghĩa là tùy theo hoàn cảnh xã hội con người thay đổi.


    Rồi tôi có ít chuyện riêng tư mà khó nói. Mà chuyện riêng nào nhìn kỹ cũng như một hiện tượng xã hội. Những khi rất buồn bã ấy thì tôi hay nghĩ đến BNW ngày xưa có đọc và mong mình là một Delta.


    Ở thế giới BNW con người đến từ ống nghiệm định đoạt bởi chính quyền thành năm tầng lớp Alpha lãnh đạo, Beta rất thông thái, Gamma và Delta chỉ cần khôn một chút thôi, còn Epsilon không cần thông minh. Người ta nuôi dưỡng những Delta để chúng sợ sách và hoa. Vì khi nuôi trẻ này lúc chúng sờ vào các thứ ấy thì sẽ có tiếng kêu ầm ĩ và điện giật.


    BNW dùng lịch theo Ford, khác với Thiên Chúa giáo. Thời gian tính bằng A.F. thay vì A.D.


    Cuốn sách hay không phải chỉ là hay nhưng còn mang lại cho ta nhiều ý nghĩ và tư tưởng.


    Tuần rồi khi nói chuyện với con trai tôi nhờ nó gửi cho tôi cái link để đọc lại BNW nguyên bản, với nhiều link khác hướng dẫn phê bình về cuốn sách. Tôi đọc và vẫn thấy rất thích với một tâm tình y như ngày cũ.


    Tựa đề BNW lấy từ vở kịch Tempest của Shakespeare, Khi Miranda ở đảo rất cô lập từ nhỏ, đến lớn mới thấy thế giới loài người, đã thốt lên,


    O, wonder!
    How many goodly creatures are there here!
    How beauteous mankind is! O brave new world,
    That has such people in't



    Last edited by Tuyết Hoa; 11-09-2012 at 07:05 PM.

  8. #28
    30 chục năm trước đọc BNW tôi không biết tựa đề bày từ The Tempest cho tới lần này.
    Diểm khá thú vị là đầu xuân tôi coi The Midsummer Night's Dream ở City Citadel. Cuối thu tôi coi The Tempest với mấy con ngỗng ở Hawrelak park.
    Cả hai đều có phù thủy.

    Brave New World & The Tempest. Có những liên hệ cùng nhau. Thú vị chứ.
    Tuyết rơi nhiều lắm cả tuần, hôm qua họ đã sạch đường. Tuyết ngưng rơi, đường trải cát.
    Xe tôi ngập nửa thước tuyết. Tôi quét, vá xúc tuyết thu cao một đống. Tuyết mềm chưa đóng đá. Không đến nỗi phải lao công nhiều. Và có dịp ra exercise.


    Hôm qua nắng lên đẹp lắm. Người ta quét tuyết và ngắm mặt trời lên, đủ màu trên tuyết trên đường tôi đi làm. Tôi muốn ghé nhà ai coi cảnh cứ coi chẳng hỏi xin phép."Đẹp quá hả", một cô bảo. Tôi đứng yên quay xong hình bảo, "Cảm ơn cho tôi chụp cảnh, tôi không dám nhúc nhích sợ rung hình". Cô đi ra xe chạy mất với câu, "Dĩ nhiên là chụp được chứ". Quen hay lạ tôi chả biết, bạn tôi có gặp hay người lạ đi coi họ cũng thấy từng hàng cây cao cổ thụ bên đường phủ tuyệt trắng tinh khiết và ánh nắng hồng chiếu lên làm thêm màu sắc.


    Khi tuyết xuống mà quét ngay sẽ hiệu nghiệm hơn là để lâu. Không làm được thì gọi dịch vụ. Em trai của Chantal làm business dọn tuyết mùa đông.
    Lắi xe mùa đông phải rất kỹ. Cậu em tôi ở gần đây bảo chạy bánh 4 season được rồi. Cậu em ở xa bảo chị phải thay bánh mùa đông, 4 season không được.
    Ngày tháng qua mau quá, tôi chưa thay bánh xe, vẫn 4 season.


    Tôi nhớ lâu lắm rồi, 20 năm trước, có anh kỹ sư nào đó ở California sang phía bắc hãng dầu ở đây công tác trong mùa đông tuyết phủ. Anh bảo mới tới nghĩ lái xe được thì lái đâu chẳng được. Dễ, có gì khó. Anh book hotel, thuê xe chạy. Ra đường chưa được năm phút thì xe lăn ngay xuống ruộng. Cũng may chỉ xuống ruộng. Thế là anh thề chỉ đi taxi suốt tuần làm việc tại đó.


    Người ta đâm vào cột đèn, móp méo xe nhiều lắm, con trai Anna, chồng Rachel cũng bị thế.
    Tôi đi làm gặp Nicola, hỏi thăm, nó kể hôm trước, xe nó cần boost, gọi service, đợi 2 tiếng. Con bé lạnh, không mũ không khăn quàng không găng vì ỷ đi xe, chạy bộ lòng vòng kiếm họ, gõ cửa xe ho, gọi, "Ê, tôi ở chỗ parking khác kia mà, có phải ở đây đâu". Xe chạy được nó phóng đi chơi soccer thì trễ 4 phút không vào game chơi được. Nó giận quá. "Why did I even try?", Nó bảo.


    Winter in Wonderland!



  9. #29
    Những con chickeedee rất dễ thương.

    Của mùa đông.

    Có một lần một người phụ nữ đi ngang nhất định thuyết phục tôi bỏ hột giống chim vào tay và giơ lên cao cho chim đậu tới ăn cho vui. Bà bảo làm thế này này và làm mẫu cho tôi coi như thể tôi chưa thấy sự kiện ấy bao giờ.

    Bà đi rồi, tôi vẫn thấy vui vì những câu nói và cử chỉ ấy , nên đã bỏ hột giống vào bàn tay và gọi chim. Hình như bao giờ chúng cũng đáp xuống trên tay tôi. Chúng thích hột hướng dương, không thích hột giống tròn nhỏ màu vàng nhạt.

    Những khi hết hột hướng dương, vì tôi không để ý bỏ thêm vào tay, thì chúng sẽ đậu xuống lâu hơn tìm hột, có khi mổ tay tôi cũng đau đau, có khi ngước mắt nhìn như hạch hỏi, thức ăn đâu.

    Tôi cũng đâu có nhớ mang hột giống cho chúng ăn, nên lấy trộm ở chỗ người ta cho chim ăn, có khi xin của người đi park mang theo.

    Từ đó tôi hay gọi chim cho chúng đáp xuống tay, có khi chọn chỗ đẹp đẹp một tí để quay hình, coi lại vui lắm.

    Dù chỉ những tiếng chickee-dee-ee, nhưng không phải lúc nào nghe cũng giống nhau, có lúc rất thánh thót, có lúc rất ngọt ngào và dịu dàng.

    Chickee-dee-ee.

  10. #30
    Tôi nghỉ bịnh hôm nay vì đêm qua đau bụng quá. Lâu lắm rồi chưa bị chứng irritable bowel syndrome (tạm gọi là ruột dở chứng). Cả đêm trực ở trong toilet. Thường tôi phải ăn uống rất kỹ, gạo lứt, rau, tránh sản phẩm có sữa, dù cũng có thể ăn yogour, cheese nhưng vẫn có thể bị dở chứng khi bụng không yên. Có lẽ tôi đã đạt kỷ lục chưa nghỉ bệnh bao giờ trong nhiều năm nay mà hôm nay mới phải nghỉ.

    Nhớ lại những gì đã ăm hôm qua, là yogourt (đúng là tại nó), rôi người bạn mua dùm trái đâu bắp chỉ cách ăn sống. Ngon thật, nên tôi ăn cả hơn chục trái. Tôi mê rau và trái cây dù có loại không hạp lắm như xoài và cả cam nữa nếu dùng nhiều. Chiều về ăn cơm gạo lứt với cà rốt, đậu bắp nấu canh và cả đêm đau bụng. Tôi rất dở chịu đau, cũng may mà đén sáng thì hết.


    Oh, I wish for some soma. Soma là thần dược trong Brave New World.


    Với sách vở lúc nào tôi cũng chỉ là học trò với đầu óc tìm hiểu. Tôi lại rất tệ, không đọc nhiều và có khi cũng không đọc kỹ hay có khi tự cho rằng mình đã hiểu rõ ý và không xem lại. Dù vậy, một quyển sách tôi thích thì tôi hay cố đọc thêm các cách phân tích khác mà bây giờ người ta hay post online. Những tài liệu tôi nghĩ rất đáng học người ta hay chia sẻ để cùng học hỏi nhưng dường như người ta không lưu tâm đến chúng nhiếu. Và một thế giới trở thành Brave New World mà lịch sử được coi và vô nghĩa (bunk), và không còn ai biết đền Shakespeare.


    Như đã nói tôi đọc BNW lâu lắm rồi, bây giờ mới đọc phân tích, đọc thêm BNW Revisited 1958 của chính tác giả và biết liên hệ của tưa đề, thấy mình cũng không nghĩ khác với những ý nghĩ đầu tiên. Đâu phải chỉ có Aldous Huxley mới nhìn thấy một thế giới chuyển mình mà cũng đã biết bao nhà văn khác đã từng đề cập tới tự do của con người, như Shakespeare hay như Dostoevsky "In the end," says the Grand Inquisitor in Dostoevsky's parable, "in the end they will lay their freedom at our feet and say to us, 'make us your slaves, but feed us.' " (BNW Revisited)


    Có lẽ tôi có thể thuyết phục bạn tìm đọc BNW, với Revisited 1958, với Study Guide mà họ post online www.huxley.net cũng như tìm đọc The Tempest của Shakespeare với Miranda, môt đứa trẻ ba tuổi ở đảo hoang cùng người cha Prospero với một thư viện tủ sách. Prosperos bị người brother tiếm vị Duke of Milan. Ông đã học về phù thủy từ sách vở để mang bão tố và kẻ thù của ông tới đảo, 12 năm sau, mà Miranda. một vai nữ duy nhất rất khờ dại ngây ngô khi thấy nhân loại lần đầu bao gồm phần lớn là kẻ thù của ông đã thốt lên những câu hiểu nhầm,


    O, wonder!
    How many goodly creatures are there here!
    How beauteous mankind is! O brave new world,
    That has such people in't!"
    Miranda
    William Shakespeare
    The Tempest Act V, Scene I


    Prospero: 'Tis new to thee

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-09-2012, 07:42 AM
  2. Chúa Đừng Đụng Đến Con
    By đất in forum Tiếu Lâm
    Replies: 1
    Last Post: 02-19-2012, 02:19 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:09 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh