Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 25 of 25

Thread: ...

  1. #21

  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,706
    Sống ở Sài Gòn, chẳng ai bận soi mói nhau, chỉ cần chơi được

    Thế rồi tôi chợt buồn cười, ơ kìa, mình có phải dân Sài Gòn gốc đâu nhỉ! Sinh ra, lớn lên và trưởng thành, sống và làm việc ở ít nhất là 6 thành phố khác nhau và cho tới giờ thì đang sống ở đây, tôi chỉ thuộc nhóm người phổ biến nhất ở Sài Gòn.

    Từng bực bội phát điên với kẹt xe, bụi, rác, ồn ào, cướp giật. Từng cứ cuối tuần là trốn người về ngoại thành kiếm nắng, kiếm gió, kiếm cây xanh và không gian. Từng than thở nhớ nhung cái vườn của bà ngoại, nơi tới bữa cơm mà không thấy con đâu là các bà mẹ trong xóm gióng giả gọi kiếm, biết chắc nếu nó đang không ngoài biển thì chỉ chạy chơi trong vườn này, trời ơi, vậy mà ở cái Sài Gòn này nè, tới hàng xóm mà mình cũng không biết tên nữa!Rồi bất ngờ sau chuyến công tác đầu tiên về miền Tây, tới lúc về lại Sài Gòn, nhìn thấy xa xa những con đường đan nhau chằng chịt khác hẳn không gian bằng phẳng mênh mông của đồng bằng, tim tôi chợt nhảy nhót reo mừng. Lạ chưa, đây có phải là cảm giác mà người ta gọi là của người đi xa trở về nhà không? Sao những con đường đông nghẹt này, những làn xe rối mắt kia, cái đám đông người hỗn tạp đó, những cảnh bán bán buôn buôn náo nhiệt bất kể trật tự quy luật nọ từng khiến mình cáu gắt muốn chết, giờ lại vui mừng khi thấy nó đến vậy? Cái thứ tình cảm phức tạp này gọi là gì đây?

    Chắc gọi là nhớ đó. Mà đã nhớ, thì tức là yêu rồi. Đã yêu thì … thì ngưng phân tích.Nói cho đúng ra, như một nick facebook tên Linh Nguyen viết trên trang Sài Gòn Xưa và nay, chắc không ít người tâm đắc. “Sài Gòn không phải là một địa danh, Sài Gòn là phong cách, là lối sống”. Nó đó, cái lối sống bề ngoài lạnh lùng đi lướt qua nhau, cũng không ít hàm hồ hàm chứa nghênh ngang chỉ biết mình mình, đồng thời cũng lại vô vàn quan tâm, ân cần, sâu xa, nồng ấm.Drew Taylor – Giám đốc đối ngoại Trung tâm tư vấn du học ELS, cái tên quen thuộc trong làng cộng tác viên nước ngoài của một vài tờ báo uy tín ở Sài Gòn – đã ở sáu năm ở Việt Nam và dự định sẽ ở đến 60 tuổi, rồi về lại Canada. Trên một tờ báo, anh nói “Không ở đâu chấp nhận tôi là một người Việt dễ dàng như Sài Gòn”.Nếu Taylor, một anh tây trăm phần trăm còn cảm nhận rõ nét điều đó, thì bất cứ một người Việt nào đến và sống tại Sài Gòn, tôi nghĩ đều có thể thấu được ngay từ câu chào đầu tiên cho đến lối sống đặc trưng nơi này.Văn hóa Sài Gòn, tôi nghĩ, là văn hóa chấp nhận, thích nghi và cải biến, là thứ bản sắc rất rõ ràng phân biệt với bản sắc những địa phương khác, nhưng đồng thời được tạo thành từ sự hòa hợp những gì riêng biệt nhất của mỗi nhóm nết đều cố gắng nói giọng Bắc.Ồ tốt thôi, như vậy thì dễ nghe hơn.Nhưng mà ở Sài Gòn thì trong bất kỳ nhóm người nào, từ công sở, nhà hàng, quán ăn, lề đường, sân khấu, từ chợ cóc cho đến các cuộc họp cao cấp, trong giới quản lý chính quyền, doanh nhân, nghệ sĩ, người lao động… bạn dễ dàng nghe cùng lúc hàng chục giọng nói vùng miền nguyên gốc.Từ nặng trình trịch đến véo véo von von, từ con ca co đuôi qua ca co cuong (con cá có đuôi, quả cà có cuống- giọng Hà Tây mất hết dấu sắc, hoặc nhấn rất mạnh dấu huyền đến nỗi nó biến thành dấu sắc). Cho tới mô tê răng rứa, cái đằng màu đăng treo trên vách (cái đèn màu đen treo trên vách), chu cha con vua héng to chi mà héng to (chu cha con voi nó to chi mà to), dẹ be mé đi làm thơ hớt rầu, chú dô eng chéng chéo ghè chờ be mé dìa (dạ ba má đi làm thuê hết rồi, chú vô ăn chén cháo gà chờ ba má về), tới con cá gô nhảy trong gổ.Từ giọng Bắc trí thức Tây học của bảy mươi năm về trước được niềm nhớ quê ướp giữ tươi nguyên trong ngôi nhà da vàng nơi xứ tuyết, cho tới những giọng đai đãi cưng cứng của người Hoa Chợ Lớn, người vùng Tây nguyên hay người Khmer mới lên thành phố lần đầu.Từ cách ăn nói văn hoa cầu kỳ trịnh trọng của các bậc trí thức xưa, cho tới nhanh gọn vắn tắt sốc độc bây giờ…, tất cả đều có thể có mặt cùng lúc, trong một nhóm người, một không gian chung. Và đáng yêu nhất là họ thích thú với giọng của người kia chứ không châm chọc.Ở Sài Gòn, chẳng ai nếu tự mình không muốn, lại phải học lấy một giọng nói khác giọng nói cha sinh mẹ đẻ của mình.Cứ như thế, dân Sài Gòn cứ thoải mái giữ những nét riêng của vùng miền mình, dân tộc mình, thậm chí cộng đồng nhỏ của mình.Không phải tự nhiên mà ở Sài Gòn, tỷ lệ người đồng tính cao nhất nước. Vì ở đây không dòm ngó đánh giá nhau qua bề ngoài. Người ta chỉ cần “chơi được”.Giới thiệu bạn bè hay mối làm ăn với nhau, mai mối cho nhau, kiếm việc làm giúp nhau, chỉ cần nói một câu “thằng đó chơi được”, hoặc hơn nữa là “chơi đẹp”, thì giá trị chắc như khâu tay, có thể thay cả bản lý lịch dài thượt con ông nào nhà ở đâu bằng cấp…

    Trên một diễn đàn thương nhớ Sài Gòn có nhận xét chí lý thế này: “Ở Sài Gòn, cứ cái gì bán được thì đều có người bán”. Nhờ đó mà có Sài Gòn không ngủ, tự do, năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước.Ở Sài Gòn, chỉ cần siêng năng chăm chỉ thì đời sống no lành là trong tầm tay.Người ở xa nghĩ Sài Gòn hời hợt. Không chuộng nghệ thuật mà chỉ ưa giải trí, chỉ hài kịch hay kịch ma, những thể loại kinh điển cao siêu sâu sắc vắng như chùa bà Đanh.Nói vậy cũng đúng nhưng chưa trúng.Người Sài Gòn quần quật, quay cuồng làm ăn, chưa mở tiệm thì lo học nghề, có tiệm rồi lo hút khách, giữ khách. Đông khách rồi lo mở thêm tiệm thứ nhì, thứ ba… Hết đất lãnh vực này thì tấn công sang lãnh vực khác. Ở các quán cà phê mở cửa từ sáng sớm tới đêm khuya, có một tỷ lệ cao là các cuộc cà phê làm ăn, hợp tác.Vì vậy sau một ngày mệt nhoài, người Sài Gòn ưa giải trí. Cười đã đời, nhảy nhót, cụng ly, ca hát tưng bừng… để xả hơi thật hết rồi sáng mai lao vào cuộc chiến đấu mới.Cho nên không mặn mà với những triết lý cao siêu trên sân khấu hay trong sách vở.Thôi, kể về Sài Gòn thì kể đến bao giờ cho hết. Tôi kể thêm một câu chuyện nhỏ xíu thôi. Tôi có người bạn tôi là giám đốc kinh doanh một công ty của Mỹ. Được cấp xe hơi và lái xe, nhưng nhất mực đòi đi xe máy riêng. Lý do rất thực tế: các đại gia đầu tư xây cao ốc-nhóm khách hàng mục tiêu của chị, lại chỉ ưa quần short cà phê lề đường. Hỏi vì sao không xe hơi cà phê sang chảnh cho “xứng tầm”, họ lắc đầu quầy quậy: “Tầm gì ở đó, sướng gì chui trong mấy cái hộp”!
    Hoàng Xuân

    http://saigonplus.net/song-o-sai-gon...choi-duoc.html

  3. #23
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,706
    Những dòng cùng quẫn

    Không hiểu được chính tui đang suy nghĩ gì, cảm thấy gì trong mấy ngày qua. 6.000 cư dân của Đồng Tâm-Mỹ Đức bị dồn vào chân tường, đã bùng phát mở một cuộc chiến không cân sức với cả một nhà-nước-đảng đầy đủ binh hùng tướng mạnh.

    - Có nên cầu nguyện cho những nông dân bị cướp đất - thứ sinh nhai duy nhứt của họ - giữ được sự bình tĩnh để họ không phải tắ trong máu của chính họ ?

    - Hay là, nên cầu nguyện ngược lại, cầu nguyện cho họ tăng gấp đôi sự quyết liệt, gấp đôi lực phản kháng, để cả cái xã hội thờ ơ mackeno đến ít nhứt 90% kia có dịp chống mắt ra nhìn cho rõ cái gì đang xảy ra với nông dân Đồng Tâm-Mỹ Đức và cũng cho chính bản thân họ trong tương lai ?

    - Có nên vùng chạy ra đường như một thằng điên, gào thét lên để đòi hỏi quyền làm Người, thứ sinh vật đã bị vùi dập suốt mấy chục năm nay ? Để rồi có thể bị bắt bỏ tù, đánh gãy răng, vỡ xương, thậm chí có thể bị đâm, bị bắn, bị thắt cổ chết ?

    - Có nên tiếp tục gào thét trên internet với một kết quả hiển nhiên: diễn biến càng ngày càng tệ hơn, tàn khốc hơn, bóp nghẹt hơn - Có phải rằng, trải qua mấy chục năm sống dưới "ánh sáng chói lòa của đảng", tui cũng đã chớm trở thành một thằng người mù, câm, què, điếc...sẵn sàng để mặc cho ai ai đó đấu tranh cho mình, đòi hỏi giùm mình, dấn thân thay mình ? Những ngày tháng đối đầu với cảnh sát dã chiến, hít lựu đạn cay, mằn mò kẻ từng biểu ngữ phản đối chánh quyền VNCH ra săc lịnh Đôn Quân với toàn bộ nhiệt huyết người tuổi trẻ đã rất xa, xa hun hút, xa tới mờ mờ ảo ảo...Cái bầu máu nóng đó chắc hẳn đã nguội lạnh, thay vào đó bằng thứ rượu lạt nhách chứa chấp đầy methanol độc địa rồi chăng ? Rồi...cả những ngày bi thương sau tháng Tư năm 75, dõng dạc bắt bẻ những thằng "cách mạng ba mươi tháng tư" lẫn cách mạng thứ thiệt, giấu súng lục trong nhà, in ấn truyền đơn thủ công cho công cuộc "chống phá cách mạng", cũng đã bèo nhèo và mai một ?

    - Hèn hạ và nhát nhúa đã trở thành tính cách của con người tui ?

    - Cam chịu và nhẫn nhục đã trở thành nguyên tắc sống ?

    - Có phải, con người tui chính là hình mẫu đại diện cho rất nhiều, rất rất nhiều con người của các công dân Việt nam hiện giờ ?

    Trời đất thánh thần ơi, tui sẽ làm gì, nên làm gì, trong những tháng ngày sắp tới ?

    20.04.2017

  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,706
    Gần tới ngày cuối tháng Tư, lắm thứ chuyện nhảy nhót trong đầu, đủ mọi cảm xúc cứ tưng tưng tèo tèo không nắm bắt nổi. Khi không mà nhớ tới chuyện cờ vàng-cờ đỏ, suốt 42 năm coi như chưa ngã ngũ cái sự AI THẮNG AI, mặc dầu, rõ tàng trên phương diện chánh thức, cờ đỏ, bằng một ưu thế quân sự áp đảo, tưởng chừng đã kết thúc trong một chiến dịch long trời lở đất, "55 ngày đêm chiến dịch HCM" nghe được trên các thể loại đài phát thanh, hoặc, "Tiến về Sài gòn, ta chiếm nhà mặt tiền..." như trên cửa miệng không ít người dân miền Nam hát nhại...
    Tui, cũng như bao con dân khác của miền Nam (tức từ vĩ tuyến 17, định giới bằng con sông Bến Hải và chiếc cầu Hiền Lương) hẳn không có đủ tư cách lẫn tư thế đê bài bác chuyện "cờ đỏ đã thắng trong cuộc chiến "20 năm nội chiến từng ngày", lại càng không đủ tài liệu, thống kê để có thể khẳng định cờ vàng đã thắng trong cuộc chiến 42 năm sau đó. Mặc dầu, như rất nhiều người thấy, vài ngày trước, cờ vàng (có 3 sọc đỏ đàng hoàng, chớ không phải cờ vàng [trắng] Vatican, đã...như một nụ cười nhạo, xuất hiện một cách ngạo nghễ trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, vùng đất thiêng thánh của những người Cộng sản Việt nam.
    Không đủ dữ kiện tuyệt đối trung thực, nên, tui không dám bàn tới chuyện cờ vàng và cờ đỏ, AI THẮNG AI, tui chỉ muốn hỏi một hai câu, dành cho những người yêu cờ đỏ.
    Trước hết, tui xin mình định, tui là một thằng yêu cờ vàng, nên tui đặt câu hỏi với tư cách một đứa yêu cờ vàng, thành ra, nếu có chi kêu bằng thiên vị, cũng xin quý vị yêu cờ đỏ bỏ quá cho, mà rộng lòng tha thứ.
    Tui hỏi vầy.
    Kệ cái chuyện cờ đỏ được manh nha thành hình từ một lá cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu thời nội chiến, tui không khe không rãnh gì. Chuyện mê mẩn, mê muội một hình ảnh nào đó rồi xun xoe đem về làm quốc kỳ (hay cờ nước, hay cờ tổ quốc gì gì...) là chuyện của quý vị, tui vô can, không yêu không thích thì không...thèm bàn. Túm lại là kệ...
    Tui chỉ hỏi vầy, suốt thời gian qua, từ thời quý vị chọn cho mình cái lá cờ (na ná) cờ tỉnh Phúc Kiến, quý vị có thiệt sự yêu thương kính trọng nó như miệng quý vị vẫn gào thét mỗi ngày, phất phới cầm mỗi trận đá banh xuống đường đi bão, phất phới cầm mỗi lượt xuống đường đòi đất bị cướp, đòi cá bị giết, đòi rừng bị đốt, đòi biển bị chiễm...
    Tui là tui thấy không có thiệt là như vậy, hoặc giả, tình yêu thương kính trọng lá cờ đó của quý vị, nó ở cái mức chưa được kể là xứng đáng với nó như tình cảm tui, và tụi tui, dành cho lá cờ vàng thân yêu của tụi tui.
    Tại sao tui dám nói thẳng thừng như vậy ? Ậy, nó buộc phải có lý do để tui phán, đâu phải dễ mà dám phán như vậy, phải không, nếu không có chứng cớ.
    Tui hỏi rằng: Suốt bao nhiêu năm qua, quý vị yêu cờ đỏ đã có bao giờ thắc mắc, và phản đối về cái chuyện lá quốc kỳ của quý vị chưa bao giờ dám được treo, vẽ, thêu, gắn...cao hơn cái lá cờ đảng với cái búa và cái liềm đầy tính de dọa, hay chưa.
    Tui thú thiệt, tui chưa bao giờ nghe bất cứ một động thái nào có thể coi như là gần giống với điều tui vừa nói. Hoàn toàn không ! Quý vị sẵn sàng coi cái lá cờ quý vị sẵn sàng tuyên bố là tối thượng, nghĩa là cao nhứt hạng, chả hơn gì cái lá cờ của một dúm người vài triệu mống. Sao vậy ? Sao kỳ vậy ?
    Thời gian gần đây, quý vị hay lu loa rằng, quốc gia Việt Nam, cái mà lá cờ đỏ của quý vị đại diện, là của chung toàn dân, là tối thượng, là...kể cả tụi tui (những kẻ đã minh định yêu cờ vàng) cũng không được...không yêu (bà mọe nó, yêu mà cũng phải, cũng buộc, cũng bắt).
    Xin lỗi cái, quý vị buộc tụi tui phải yêu, phải kính trọng tuyệt đối cái thứ mà cả bao nhiêu đời quý vị từ ông bà trở xuống cháu chắt, chưa một lần thắc mắc cái chuyện nó bị khinh lờn, bị coi rẻ không hơn gì một lá cờ đảng phái chánh trị, hay bè đảng gì gì...
    Sao kỳ vậy ? Mình chưa tôn trọng đúng mực mà bắt người ta (nhứt là những người công khai nói với quý viij rằng, tui không thể yêu thương được nó) phải tôn trọng, là sao ?
    Dởm bà cố !
    Quý vị sẽ trả lời sao đây ?

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,706
    Láp váp mà chơi...

    Thiệt lòng luôn, loay hoay hoài với cái đời sống nhiêu khê này, muốn, một hôm nào đó, ình-chéo một cái, hay một phát, hay một nhát...gì gì, nhảy phốc ra khỏi nó, gọi là thoát ly, từ bỏ, gột rửa...

    Thèm lắm, mà không dám, hoặc là chưa dám (hy vọng chưa thì sẽ tới khi) tự mình ên ình-chéo phát một. Cũng đơn giản thôi mà, chỉ là một phản ảnh của một hình bóng, nghĩa là, hình bóng của hình bóng, đơn giản tới tội nghiệp !

    Bởi, rằng thì mà là, thường thường tui cứ mải cho rằng cái TÔI là cái gì đó đặc trưng lắm, kiểu có-một-không-hai, một tiểu vũ trụ trong vô vàn tiểu vũ trụ khác, một phần...mấy mấy triệu triệu tỷ trỷ chăng...Thẳng thừng mà nói, dòm vô cái phân số mà tử số thì tối thiểu, còn mẫu số thì vô thiên lủng, cũng ngán ngược. Cái rồi từ đó, đâm nản ngang, quỷnh quá, nhận ra rằng, trong cái gọi là hình bóng của cá nhơn mình, thì phần hình, nhỏ thoi thấy thương, còn phần bóng, dài thăm thẳm, dài thê thiết, dài bất biết !

    Vậy là rồi, đâm ra ngán ngược. Nói ngán ngược vô cớ cũng không sai, mà nói ngán ngược bởi tứ lung tung nguyên nhơn cũng không thể nói là trật.

    Gần như trọn cái tháng Tư, năm nào cũng vậy, đầu óc cứ lan man lổ mổ, dở khóc dở cười, cảm thấy cái thân phận mình (kiểu định mạng á mà) vừa ưng vừa oan, đáng đời cũng đáng, mà cho là oan khốc rớt cái bộp vô đầu cũng đáng luôn !

    Vạch con người mình ra, mổ xẻ như mổ xẻ mấy con ếch tội nghiệp hồi nẫm, thấy nhiều điều mà già già rồi mới thấm, chớ, hồi còn măng trẻ, cứ nhơn nhơn nháo nháo chẳng kể số kể sổ gì !

    Này hen, vô thần là một, thiên tả là hai, khoái mấy thằng vô chánh phủ...mê mẩn mấy hình tượng kiểu dọc ngang nào biết trên đầu có ai là ba, đạp được thứ lề luật nào xuống cống là khoái tơn trong bụng là bốn...rồi năm, rồi, sáu, rồi bảy, khỏi cần kể ra cũng biết đại loại ra sao ! Coi phim Sạc Lô mà thấy cảnh Sạc Lô giỡn mặt cảnh sát hay tụi nhà giàu là cười rần rần khoái trá.

    Vậy mới đáng kiếp ! Oan gì mà oan ?

    Bởi vậy cho nên, lượn sượn hoài...

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:13 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh