Register
Page 12 of 65 FirstFirst ... 210111213142262 ... LastLast
Results 111 to 120 of 644
  1. #111
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Chào Zung, anh T.và Mây Hồng,

    Zung ơi,

    Nếu cho chọn giữa ức và đùi gà, chị sẽ xin đùi. Mình có thể microwave đùi gà trước rồi nướng sau để tránh bị sống sống, được không em?
    Hoặc trước khi ướp thịt, mình khía 2 bên để khi nướng thịt có thể tiếp xúc với hơi nóng sâu hơn.

    Cà muối còn không Zung? Ngày xưa mỗi lần về thăm ngoại, Bà hỏi muốn ăn gì, chị luôn luôn xin ăn cà, cà muối với canh tôm nấu với rau đay và mướp, ngon lắm nghen Zung. Sau này chị ít ăn cà vì sợ gây đau nhức.
    Sao em có thể chậm tiêu thế nhỉ ? không nghĩ ra là nấu sơ qua trong m/wave trước khi nướng ..cứ đứng mà lăn qua trở lại cho cố ,nhiều khi mém mém cháy bên ngoài luôn , khi ăn tới gần xương thấy hồng hồng là em rùng mình cho dù em cũng có khứa vài đường trên đó rồi đó chị Khanh , dạ còn chừng 5,6 miếng cà thôi chị , ăn nhín lắm đó chỉ sợ hết chứ không phải sợ uống nước như anh HV đe đâu , đấy cũng chỉ vì mua 2 đồng cà rồi lại phải tạt qua chợ khác để mua rau đay , rau mồng tơi cho đủ bộ , tại không nghĩ ra mướp thôi ... lâu lâu ăn chắc không đến nỗi đau nhức mình mẩy lắm đâu chị , cũng giống như măng khô á ...khổ cái là toàn thèm thứ độc không ..

  2. #112
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by zung View Post
    Có vài thắc mắc vẫn luẩn quẩn trong đầu , không hỏi thì mãi mãi không biết , hỏi cho biết cho hết théc méc bấy lâu nay vậy , các bạn chỉ bảo dùm Z nha ,
    - Khìa là làm sao ? ( ex : khìa mushroom )
    Chào Zung,

    Khìa là món kho bằng nước dừa tươi và có ướp ngũ vị hương của người Triều Châu.
    Thông thường, các thức dùng để khìa là đồ lòng, bao tử, tai heo, và thịt thủ... ướp trước với đường, muối, ngũ vị hương khoảng 20' tới một tiếng đồng hồ rồi đem xào với tỏi phi cho cháy cạnh thật là thơm. Sau đó, đập một vài trái dừa xiêm (không dùng nước lã) lấy nước để kho cho đến khi chảo khìa cạn, còn xâm xấp nước dừa đặc quánh lại thì tắt lửa!
    Bao tử, lòng heo ... đã khìa xong thái thành miếng ăn với bánh mì hoặc nhậu với beer là đúng điệu!
    Bà ngoại của con gái HS là người Triều Châu rất thường làm món này mỗi khi nhà có đám...

    À, cô con gái Sơn Tây có biết ngoài quê họ gọi cái đầu và cái nọng của con heo, là gì không nhỉ? Biết được hai chữ này, sẽ được xem là rất gziỏi!

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 07-05-2012 at 10:26 PM.

  3. #113
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Chào Zung,

    Khìa là món kho bằng nước dừa tươi và có ướp ngũ vị hương của người Triều Châu.
    Thông thường, các thức dùng để khìa là đồ lòng, bao tử, tai heo, và thịt thủ... ướp trước với đường, muối, ngũ vị hương khoảng 20' tới một tiếng đồng hồ rồi đem xào với tỏi phi cho cháy cạnh thật là thơm. Sau đó, đập một vài trái dừa xiêm (không dùng nước lã) lấy nước để kho cho đến khi chảo khìa cạn, còn xâm xấp nước dừa đặc quánh lại thì tắt lửa!
    Bao tử, lòng heo ... đã khìa xong thái thành miếng ăn với bánh mì hoặc nhậu với beer là đúng điệu!
    Bà ngoại của con gái HS là người Triều Châu rất thường làm món này mỗi khi nhà có đám...

    À, cô con gái Sơn Tây có biết ngoài quê họ gọi cái đầu và cái nọng của con heo, là gì không nhỉ? Biết được hai chữ này, sẽ được xem là rất gziỏi!

    Hàn Sinh.
    Ah anh Hàn Sinh đi đâu vắng lâu thế , nhớ từ ngày anh HS chỉ Z bí kíp làm xôi Khúc đó ..giờ Z lại được anh chỉ thêm khia món lục phủ ngũ tạng này nữa ...vậy là cứ theo công thức này mai mốt Z cứ chế biến thêm nữa ,rồi tự biên tự diễn , hay quá .Cám ơn anh HS nhiều nhiều .
    Chắc anh HS cũng ít nhiều gốc rễ với ST nên hỏi Z cắc cớ quá , chịu thôi anh HS ơi , mẹ z mà còn chắc bà cũng không biết vì nếu biết thì tụi z cũng đã nghe lóm rồi ...gọi là gzì vậy hở ?

  4. #114
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680

    Sửa lại tên tác giả Bùi Thanh Kiên cho được chính xác

    Quote Originally Posted by zung View Post
    Chắc anh HS cũng ít nhiều gốc rễ với ST nên hỏi Z cắc cớ quá , chịu thôi anh HS ơi , mẹ z mà còn chắc bà cũng không biết vì nếu biết thì tụi z cũng đã nghe lóm rồi ...gọi là gzì vậy hở ?
    Chào Zung,

    Chẳng phải "ít nhiều", mà HS gốc Sơn Tây 100% và cùng là đồng hương với lang quân của chị Hiền Vi trong này!
    Chẳng phải bà cụ nhà Zung đã không biết hai chữ đó. Thật ra, khi di cư vào Saigon năm 54-55; Mẹ-Cha chúng ta đã để lại quê nhà ít nhiều những phương ngữ quá đặc biệt. Điều đó gây ra nhầm lẫn rằng các cụ không biết đến những chữ này.

    Ngoài Bắc gọi heo là con lợn, rất nhiều người trong chúng ta hẳn đã biết. Đặc biệt ngoài quê người Sơn Tây Phú Thọ và Hòa Bình gọi đầu heo không phải là đầu lợn, mà gọi là "sỏ lợn". Cái nọng của con heo họ gọi là cái "lăm lợn". Có điều đặc biệt, tuy họ cũng gọi đầu gà, cá, trâu bò,... là "sỏ"; nhưng không dùng chữ "lăm" cho bất kỳ con vật nào khác ngoài con heo mà thôi! Có lẽ, cái nọng của con heo có khác với cổ của các loài gia súc động vật khác vậy?

    Trong văn chương chữ viết, duy nhất HS tìm thấy được Nguyễn Triệu Luật là một tác giả chuyên viết truyện tiểu thuyết dã sử tại Saigon trước năm 1975 là có dùng đến hai chữ "sỏ lợn" và "lăm lợn" này... Ngoài ra, thường thì ngoài việc đọc sách báo với các tác giả từ địa phương khác nhau để tìm hiểu ngữ vựng địa phương; việc tiếp xúc và nói chuyện trực tiếp vẫn là cách tốt nhất để học ngữ vựng. Đọc Phan Khôi, Võ Phiến, Phan Nhật Nam, Nguyễn Vỹ, Nhã Ca,... chúng ta học được ngữ vựng người miền Trung. Đọc Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh,... chúng ta học được ngữ vựng của miền Nam.

    Đọc ngược những trang trước của "Học ăn, Học nấu"; HS thấy có nói đến một vài ngữ vựng của người Bắc (không hẳn chỉ người Sơn Tây mới dùng chúng). Chẳng hạn như chữ "thịa". Chữ này có hai nghĩa gần giống nhau tùy theo trường hợp:
    1/ Nếu dùng một mình, nó được dùng như trạng từ với nghĩa là "khinh khỉnh". Thí dụ như Zung đã nói, "những người đó thịa lắm!" nghĩa là, "những người đó (có thái độ) khinh khỉnh/khinh người lắm!"
    2/ Dùng với danh từ theo sau, nó được dùng như động từ trực tiếp với nghĩa "xem thường", "coi thường". Thí dụ như, "Hắn là đứa thịa tài, thịa vật!" có nghĩa là, "Hắn là người xem thường vật chất và tài năng (ý nói, đạo đức mới là quan trọng)!"

    Hâm hấp,
    Nghĩa đen chữ này dùng để chỉ trạng thái không sốt cao mà cũng không mát mẻ bình thường (chỉ thân nhiệt). Trong lời đối thoại, chồng hỏi vợ: "Hôm nay con đã bớt sốt chưa hả em?" Vợ trả lời: "Bớt nhiều buổi sáng, nhưng đến ban chiều đầu con vẫn còn hâm hấp anh ạ!"

    Nghĩa bóng, các chữ "hâm hấp", "cám hâm", "cám hấp", "dở hơi",... đều chỉ trạng thái của người không rõ là tỉnh mà cũng chưa điên thật sự. Một chữ khác tương đương với các chữ này là "khật khùng".

    Là người Bắc di cư tuổi ngoài bằng hoặc lớn hơn tuổi HS (50) mà không giải thích được chữ "đãi bôi" cũng là điều đáng trách đó Zung ạ:
    "Đãi bôi" đơn giản chỉ là một động từ kép (ghép). Trong đó, "đãi" có nghĩa là "đãi đằng", "khoản đãi" người nào đó. "Bôi" trong chữ "đãi bôi" có nghĩa là "bôi bác", "làm cho xong chuyện chứ không thật lòng và chu đáo". Vì thế, nghĩa của chữ "đãi bôi" nôm na là việc hứa lèo hứa cuội không thật lòng!

    "Bãi buôi" là một từ láy. Do đó khi viết đúng chính tả phải là "bải buôi" vì người Nam phát âm không chuẩn cho các dấu hỏi và ngã. Theo cách dùng mà HS học được từ người Saigon, thì "bải buôi" dùng cho tính tình vui vẻ hoạt bát mà không hề mang theo ý xấu như chữ "đãi bôi". Về văn phạm, "bải buôi" rõ ràng được dùng như một tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ đi cùng với nó!

    HS đã từng chứng minh được sự cẩu thả của tác giả Bùi Thanh Kiên trong phần từ điển khi gán ghép hai chữ này vào làm một. Ngoài ra tác giả BTK cũng đã đưa vào đoạn thơ dẫn chứng một cách ngây ngô, ngớ ngẩn: vì ý thơ hoàn toàn đi ngược với những gì ông đang định nghĩa cho chữ "bãi buôi" trong đề mục của ông. ^^^^^^

    Riêng phần biên soạn của Nguyễn văn Trấn là người miền Nam tập kết ra Bắc, ông chỉ giải thích chữ "bải buôi" mà không đề cập đến chữ "đãi bôi". Lý do có sự tách bạch và tránh né của Nguyễn văn Trấn không ghép hai chữ này vào một, HS đoán rằng kinh nghiệm bản thân ông bị vắt chanh bỏ vỏ trong tiếp xúc với các đồng chí "Bắc kỳ" của mình đã là bài học phải trả bằng cả cuộc đời để hiểu được thế nào là ý nghĩa thực của chữ "đãi bôi"!b-)

    Trở lại với cô gái Sơn Tây, HS xin đố chữ này dễ hơn hy vọng Zung nhớ ra được nó:
    Trên tứ chi của con người chúng ta, phần phía trước của khuỷu tay và phía sau của đầu gối chân, được gọi là gì?

    Chữ này, dường như chỉ có người Bắc dùng đến nó mà người Trung và người Nam hầu như HS chưa nghe ai dùng đến!
    Tuy nhiên, có lần HS đem ra ướm hỏi cô Mai (ca sĩ Khánh Ly) chữ này, mà mãi đến khi tan tiệc cô vẫn không nhớ ra được... Cô có biết nó, nhưng đã lâu không dùng đến nên lúc cần lại nhớ không ra ...

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 07-06-2012 at 07:32 AM.

  5. #115
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Tôi là Bắc 100% mà cũng lúng túng đấy , cái vùng khuỷu tay còn có tên cùi chỏ , phía sau đầu gối thì...chịu
    Cám ơn HS chịu khó cho đọc lại những chữ người xưa hay dùng !

  6. #116
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    (giải phẫu) (thuộc) vùng kheo @vietdic

  7. #117
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Tôi là Bắc 100% mà cũng lúng túng đấy , cái vùng khuỷu tay còn có tên cùi chỏ , phía sau đầu gối thì...chịu
    Cám ơn HS chịu khó cho đọc lại những chữ người xưa hay dùng !
    Anh Hoài,

    Cùi chỏ là chữ của người Nam và người Trung thường dùng mà sau này người Bắc di cư cũng mượn để hội nhập vào xã hội chung quanh mình. Chữ mà HS đang đố, dùng để chỉ bộ phận phía trước của khuỷu tay/cùi chỏ. Nó cũng được dùng để chỉ bộ phận phía sau đầu gối nữa, anh ạ!
    Thôi, đợi chủ quán vào trả lời, nếu không ổn HS sẽ nhắc lại; vì với giọng "Bắc kỳ dzặt" của Zung, HS hy vọng rằng sẽ nhớ ra được chữ này đó anh!=))

    À, quên nhắc anh về chữ "đãi bôi": người Bắc còn dùng một cụm ngữ vựng khác mà nghĩa hoàn toàn tương đồng với "đãi bôi", đó là "cho ăn bánh vẽ". Những ai hay đọc chuyện phiếm, phiếm luận chính trị và thời sự trước năm 1975 tại Saigon; đã rất nhiều lần gặp các chữ/nhóm chữ này được dùng trong những trường hợp cho các chính trị gia thủ đoạn hoặc hứa hẹn hão huyền để kiếm phiếu của cử tri!
    Dùng nhiều lần các chữ này, thông thường là các ký giả người Bắc di cư như Nguyễn Tú, Thanh Nam, Tú Kếu (Trần Đức Uyển), Vương Tử Bột (Đỗ Quý Toàn), Tưởng Năng Tiến, Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh...

    Hàn Sinh.

  8. #118
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Vừa posted trả lời anh Hoài xong, thì có người trả lời gần đúng: Khoeo tay và khoeo chân!
    Vì, thật ra cần phải viết là "khoeo" thay vì "kheo" mới là đúng chính tả. Chữ này khó phát âm sao cho thật chuẩn vì thế dẫn đến trường hợp sai chính tả rất phổ biến giống như các chữ "khoèo tay, khoèo chân" vẫn bị viết thành "khèo tay, khèo chân"... Trường hợp tương tự là cái "soong" để nấu canh cần viết hai chữ "o" thay vì một chữ "o" mà thôi!

    Như thế, Vietdict đã ghi sai chính tả trong trường hợp nêu trên!

    Một trường hợp bị sai chính tả rất phổ biến là hai chữ "bàng quan" và "bàng quang". Nhiều người đã không phân biệt được ý nghĩa khác nhau giữa hai chữ này:
    1/ Bàng quan: nghĩa là người đứng bên ngoài nhìn vào mà không dính líu đến sự việc. Trong chữ này, chú ý "quan" nghĩa là quan sát.
    2/ Thay vì dùng chữ "bàng quan", nhiều người miền Nam đã dùng lộn sang thành chữ "bàng quang" trong anatomy có nghĩa là " urinary bladder: bọng đái, bóng đái".
    Last edited by Hàn Sinh; 07-06-2012 at 07:21 AM. Reason: Thêm phần phát âm và chính tả!

  9. #119
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Thường nghe bà con cô bác nói đằng sau đầu gối là cái nhượng.

  10. #120
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Anh Hàn Sinh ơi ,đúng là lần đầu tiên trong đời mới được nghe những danh từ này đó , ngay cả sau 75 , tụi Z đi thăm nuôi cải tạo , có ra tận quê mẹ mà cũng có nghe đâu !!! Anh HS vừa giảng nghĩa lại dẫn chứng cụ thể những từ làm Z đang nhớ tới ông Thày dạy Viện Văn ngày xưa quá đi thôi ...

    Anh Hoài Vọng vậy là dzở hơn Z 1 tí dzồi đó nha , z biết là khoeo chân đó , ngoài ra cái chữ cùi chỏ là của người trong Nam nói ...bắc di cư mình cũng có người gọi là " cùi loi " nữa b-)

    Cám ơn Angie vô trả lời câu đố của anh HS nha

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:06 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh