Register
Page 13 of 65 FirstFirst ... 311121314152363 ... LastLast
Results 121 to 130 of 644
  1. #121
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by zung View Post
    Anh Hàn Sinh ơi ,đúng là lần đầu tiên trong đời mới được nghe những danh từ này đó , ngay cả sau 75 , tụi Z đi thăm nuôi cải tạo , có ra tận quê mẹ mà cũng có nghe đâu !!! Anh HS vừa giảng nghĩa lại dẫn chứng cụ thể những từ làm Z đang nhớ tới ông Thày dạy Viện Văn ngày xưa quá đi thôi ...

    Anh Hoài Vọng vậy là dzở hơn Z 1 tí dzồi đó nha , z biết là khoeo chân đó , ngoài ra cái chữ cùi chỏ là của người trong Nam nói ...bắc di cư mình cũng có người gọi là " cùi loi " nữa b-)
    Chào Zung,

    HS cũng chỉ nghe được các chữ này lần đầu tiên cho đến mùa Hè năm 1976 khi đặt chân ra tới Sơn Tây. Sau này trong những năm 80's đọc thêm sách truyện chỉ mới thấy có tác giả Nguyễn Triệu Luật là dùng hai chữ "sỏ lợn" và "lăm lợn"... Ngoài ra thì chưa thấy ai dùng nó trong văn viết. Nhưng ngay cả bây giờ, các ACE, các cháu họ của HS ngoài đó vẫn còn đang dùng các chữ này tại nhà quê trong văn nói... Zung đã ra đến tận quê Mẹ mà không nghe các chữ này có lẽ do không gặp hoàn cảnh mà người ta cần phải dùng chúng:
    Đầu và nọng heo thường được nhắc đến nhiều trong những ngày giỗ chạp hoặc sự kiện lớn lao trong nhà, trong họ... Nếu Zung đã ra quê mà không gặp phải các dịp lễ/giỗ/chạp... thì cũng chẳng có dịp để nghe các chữ lạ tai này đâu!

    Việc HS gõ giải thích dài dòng gợi lại ký ức của Zung về ông Giáo dạy Việt Văn, là một lời khen hay chê?^^
    Đùa thôi,... Khi còn kẹt lại tại Saigon, HS cũng có thời gian bán cháo phổi trong các trường Mạc Đĩnh Chi làm kế sinh nhai. Nhưng không dạy Việt Văn mà dạy Giải Tích & Hình Học. Tuy nhiên, do thói quen tò mò ham đọc báo và sách từ nhỏ cộng với vốn lõm bõm Hán Văn... nên HS có thể tự hào rằng khá rành tiếng Mẹ đẻ. Đủ rành để viết được những bài giải thích chi tiết và chính xác từ hiểu biết của mình, cho dù không cần phải Google để "nổ" với người ngoài.

    Đôi khi điều đó cũng là một thứ phiền toái vì bị xem là lớn lối, mỗi khi HS lên tiếng chỉnh sửa những cái sai của từ điển hoặc công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của người khác. Nhất là, khi tác giả của các công trình nghiên cứu này lại khoác trên người nhiều học hàm học vị rất kêu! ^^

    Sẵn nhà bếp của Zung, HS xin mượn chỗ đem bài viết của một GSTS được đào tạo trong thiên đường xhcn mà mình đã từng nhận xét về độ chính xác trong bài viết này của ngài "Giáo Sư" ngôn ngữ học. Một kẻ vô danh như HS (viết dưới nick Chân Phương) dám phê bình luận điểm của "Giáo Sư ngôn ngữ" thì có bị xem là "lớn lối" cũng chẳng oan một chút nào, phải không Zung?

    Dưới đây là phần giới thiệu của HS (Chân Phương) và "công trình nghiên cứu" của ông GSTS:




    _____________________Bắt đầu bài trích giới thiệu ________________________

    Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy luật chính tả và áp đặt cả nước VN phải dùng chữ "I" ngắn thay cho "Y" dài... Thí dụ, "nước Mĩ" thay cho "nước Mỹ", "Qui i" thay cho "Quy y"...

    Sự áp đặt của kẻ mạnh đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng... miệng! Sự kệch cỡm đó đã lên đến đỉnh cao, khi các "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục về việc rút ngắn một tí ti... mực trong chữ viết Việt Ngữ.

    Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" thực hiện trên quê hương chúng ta.

    Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số "trí thức xhcn" đã thức tỉnh và lên tiếng sửa lại những cái sai của những kẻ mán rừng.

    Bài viết sau này của một GSTS về ngôn ngữ học, thành phần trí thức ưu tú của xhcn, đã chỉ ra những cái ngây ngô ngớ ngẩn của quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục.

    Tất nhiên, trong bài nghiên cứu công phu với tên thật, Nguyễn Đức Dân với học vị Giáo Sư-Tiến Sĩ của mình, đã không ăn nói bạt mạng như kẻ vô danh là CP. CP xin giới thiệu bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân nói về chính tả của hai chữ này và cái quy định quái gở của thiên đường xhcnVN dưới tựa đề như sau:


    Nên viết i hay viết y?


    Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

    Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

    Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

    Những điều còn bỏ qua

    Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

    Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

    Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

    Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
    + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
    + Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
    + Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

    Những điều chưa chuẩn

    Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

    – Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí... Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
    – Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
    – Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế...” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
    – Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
    – Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

    Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

    Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

    Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

    Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

    GS.TS Nguyễn Đức Dân
    Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
    ____________________________________________

    Xong phần giới thiệu và "nghiên cứu" của ngài "Giáo Sư". Post sau, HS sẽ copy and paste lại những nhận xét của mình về bài nghiên cứu này của ông ấy!

    Hàn Sinh.

  2. #122
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Một lần nữa, HS xin phép mượn bếp của Zung để bàn chuyện chữ nghĩa ... đúng hơn là chính tả Việt Ngữ, để post bài nhận xét của mình (HS dưới nick Chân Phương) về công trình nghiên cứu của vị GSTS xhcn Nguyễn Đức Dân. Cảm ơn Zung thật nhiều:



    ___________________Bắt đầu bài nhận xét và phê bình________________________:



    Trong bài viết mở đầu của thread này, CP đã thiệu về bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những sai sót trong nghị định ngày 30-11-1980 mang tính áp đặt một cách mù quáng và ngu xuẩn lên chính tả Việt Ngữ về cách viết, khi nào thì dùng "I" và khi nào phải dùng "Y".

    Đó là một bài viết ngắn nhưng súc tích và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

    Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950's); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

    Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi muốn sửa lại cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980) cũng đã mắc phải những sai lầm mới.

    Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, CP không hề phủ định những phần chính xác còn lại trong bài viết đó. Mục đích đầu tiên của CP là mong rằng khi bài viết trên được ký bởi một GSTS về ngôn ngữ học và đang được phổ biến rộng rãi, sẽ không lan truyền thêm những cái sai sót mới tai hại đến cho độc giả. Vì, với học vị và chuyên môn của ông, sẽ ít người nghi ngờ đến tính chính xác của bài viết.

    1/ Ông GSTS viết, "Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

    + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định… "

    Phần tô đậm màu xanh đen đó, nếu cẩn thận hơn, ông ta đã nhìn ra được nó chỉ là một trường hợp cụ thể (subject) trong một trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là khi âm này đi cùng nhiều phụ âm khác nhau. Chẳng hạn như chuyên, chuyện, chuyền, huyên, huyền, huyện, luyến, luyện, quyên, quyến, quyện, thuyên, truyện, truyền, tuyên, tuyến,... chứ không riêng cho âm đệm W(kh) như ông đã ghi. Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông cũng đã không nhìn ra được rằng chữ "Nguyễn" trong "Nguyễn Khuyến" cũng là một trong những trường hợp trong trường hợp tổng quát nói trên.

    Tuy thiếu sót vì sự bât' cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS về ngôn ngữ có thể được xem là không quá quan trọng.
    Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết xoay quanh việc ông liều lĩnh đưa ra một "quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ"

    2/ CP thật sự đã không được nhã nhặn khi nhận xét về bài phê bình của GSTS hầu như chỉ xoay quanh với vấn đề thẩm mỹ của con chữ khiến cho giá trị bài viết bị kém đi chất lượng mong đợi, chẳng phải không có lý do. Một trong những lý do mà CP cũng đã mentioned rằng nên tra cứu từ điển để cho bài viết được thêm trọng lượng của nó. Thật vậy, ông đã viết rằng, "Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ
    trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao
    giữa các con chữ trong từ ngữ."

    Nếu ông lật từ điển chính tả quốc ngữ, chỉ một trang thôi, quan niệm về thẩm mỹ đó của ông sẽ hoàn toàn bị sụp đổ thảm thương. Vì ngoài các chữ có khái niệm nhỏ bé như ông biện giải, chúng ta hãy xem chính tả và nghĩa của các chữ sau đây khi đứng với phụ âm "t" là phụ âm cao:

    Ti tỉ: hằng hà sa số.
    Tí Ngọ Tuyến, đường kinh tuyến đi qua Paris.
    Tì tay, tì cằm; động từ dựa vào một vật gì khác.
    Tì tạng, lá lách trong khoang bụng con người hoặc động vật.
    Tì vị, lá lách và dạ dày.
    Tỉ lệ, tỉ thí; sự so sánh, sự tranh đua.
    Tỉ dụ, thí dụ.
    Tỉ muội, chị em gái.
    Tỉ, nghĩa là cái ấn cái triện: ngọc tỉ truyền ngôi.
    Tỉ khâu, tỉ khâu ni; người xuất gia đi tu (nam/nữ)
    Tỉ tê, lời dụ dỗ ngon ngọt hoặc kể lể, khóc lóc ỉ ôi.
    Tĩ, cuống ruột già.
    Tị nạn, lánh nạn.
    Tị tổ, người sáng lập khai sáng ra một học thuyết. Đức Thích Ca là tị tổ của đạo Phật.

    Ngoài ra, ghi theo trí nhớ nhất thời thì CP có thể kể ra hằng hà sa số các chữ đi với phụ âm cao mà chỉ dùng "I" chứ không phải là "Y" như quy luật thẩm mỹ của ông:

    Bầu bì, bì heo, bì bõm, bỉ mặt, bĩ cực, thiên di, di trú, dĩ nhiên, dì dượng, dị nhân, chim gi, hỉ nộ, cười hì,...

    CP không biết bản thân ông GSTS đã được học hành nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ (!). Nhưng trong bài viết của ông đã lộ rõ hai điểm sai mà trong đó, lý thuyết về sự thẩm mỹ trong chính tả của ông là hoàn toàn vô căn cứ theo vài thí dụ đơn sơ của CP mà thôi!

    Khi viêt' ý kiến phản hồi về bài viết này trong một website khác (Hoingo.org), CP từng bị xem là lớn lối vì là kẻ vô danh khi chỉ ra những sai sót trầm trọng của giới chuyên môn trong hàng ngũ "trí thức xhcn". Nhưng bản thân CP nhìn thấy được, trong sai lầm trầm trọng của ông GSTS, thì lỗi của ông ta chỉ ít thôi. Mà phần lớn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng đám man' rừng để quản lý các cơ quan giáo dục. Ngài GSTS được đào tạo bằng kiến thức sai lạc, tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa trong nhận định, vừa từ lỗ hổng trong kiến thức?

    Thật tình mà nói, bản thân CP không hề viết văn làm thơ hoặc sinh hoạt văn chương. Tuy nhiên, nhận định của mình trong những bài viết như này, chỉ dùng đến kiến thức chính tả Việt ngữ của thời còn đi học lớp Năm tiểu học để chuẩn bị đi thi vào lớp Sáu (Đệ Thất) trung học. Điều này không hề ngoa một chút nào đối với thế hệ học sinh tiểu học thi vào trung học công lập Saigon của những năm 1960's và đầu 1970's hoặc trước nữa. Để chui vào được học trường công, ngoài các bài thi Toán và Câu hỏi Thường Thức; môn Luận văn, chưa kể là ý của bài luận, mỗi lỗi chính tả kể cả dấu hỏi-ngã đều bị trừ đi 1/2 điểm. Do đó, CP và các ACE bạn hoặc cùng lứa hoặc lớn/nhỏ hơn; đều phải viết được những bài luận hoàn toàn không có lỗi chính tả.

    Lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt thật đấy. Nhưng nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng chính tả hơn cả ông GSTS trong "thiên đường xhcn". Và điều này hoàn toàn là sự thật nếu chúng ta tham khảo các bạn học trường công tại Saigon cùng xấp xỉ lứa tuổi của CP ngày xưa!

    Chân Phương.
    FYI: Khi CP thi vào lớp Sáu năm 1972 tại Saigon, trường Trung học Võ Trường Toản lấy vào điểm thấp nhất là 48/60 cho ba môn. Tức là mỗi bài thi đều phải cao hơn 16/20 điểm thì mới đậu vào trường. Các trường Trung học khác như Trưng Vương, Gia Long, Petrus Ký, Chu văn An,... cũng nằm trong các thang điểm tương tự. Bài luận văn chấm cả ý, văn phạm, và chính tả để được 16/20 điểm; chỉ cần sai một lỗi chính tả là tiêu đời.
    (Đây cũng là lý do các bạn học thời đó của CP hoàn toàn không bị lỗi chính tả kể cả hỏi-ngã, bất kể họ là người miền Nam, Trung, hay Bắc!). Hẳn nhiên, những kẻ đã ra khỏi nước VN từ hơn hai mươi năm và ít có dịp viết lách gì nhiều như CP mà còn nhìn ra được các khiếm khuyết trầm trọng của nhà nghiên cứu GSTS một cách quá dễ dàng... thì quả là điều vô cùng đáng tiếc cho việc đào tạo nhân tài tại thiên đường xhcn!(


    ________________________Hết phần trích dẫn________________________

    Hàn Sinh.

  3. #123
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Hôm nay nấu Curry chicken ăn với bánh mì baguette cho gọn : thịt gà rửa sạch , chậm giấy cho khô , khứa 2 mặt xong ướp với xả xay nhiễn , hành hương , tỏi , muối , bột curry ( dùng tay mix thì đều hơn ) , khoai tây , carrot cắt miếng sau đó chiên sơ qua ( chiên khoai tây trước , sau đó là carrot , chắt bớt dầu rồi chiên gà ) , rồi cho vô nồi đổ nước chicken broth ( dùng đầu cổ cánh xương xẩu nấu thành nước dùng thôi ) , cho 1 cục đường phèn ( rock sugar ) cho ngon ngọt thêm ,và vài lá thơm .
    nên nếm hơi mặn hơn bình thường vì còn châm nước dừa vô lát nữa :



    nấu liu riu , chừng 1/2 tiếng thì cho nước dừa vô nè :



    chờ cho sôi , nêm nếm lại cho vừa ...tắt bếp ..xong ..



    Món này rất dễ được chiếu cố bởi cái đám choai choai á , mà nấu cũng dễ thôi , phải không ???
    Last edited by zung; 07-07-2012 at 11:04 PM.

  4. #124
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by zung View Post

    Món này rất dễ được chiếu cố bởi cái đám choai choai á , mà nấu cũng dễ thôi , phải không ???
    Hồi trước nhà tôi nấu cà-ri gà ... không đứa nào ăn được vì vị cay. Sau đó, nhờ gia đình bên VN
    đi tìm khắp Sài Gòn cho ra được bột cà-ri không có cay đóng thùng gửi sang. Khổ như rứa mới thuyết
    phục được bọn nhỏ.
    Nhưng mà đĩa cà ri này giống cà ri chay quá, khoai tây không hà ... hahahaha j/k

  5. #125
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Hồi trước nhà tôi nấu cà-ri gà ... không đứa nào ăn được vì vị cay. Sau đó, nhờ gia đình bên VN
    đi tìm khắp Sài Gòn cho ra được bột cà-ri không có cay đóng thùng gửi sang. Khổ như rứa mới thuyết
    phục được bọn nhỏ.
    Nhưng mà đĩa cà ri này giống cà ri chay quá, khoai tây không hà ... hahahaha j/k
    Chời ơi , mấy đứa nhà này lại không thích ăn thịt nhiều mới khổ ..nồi cà ri ăn xong chỉ còn lại toàn thịt ..có cơi ra cho thì nó cũng trả lại mình nguyên con thôi , mình mua loại cà ri không cay cũng có mà anh Triển , như loại Z nấu chỉ có mùi cà ri nị thôi , đâu có cay đâu .

  6. #126
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Hãy thử món đậu hũ nhồi thịt kho cà chua đi nha , băm ít thịt heo nạc với hành hương và tỏi , rồi ướp với chút nước mắm , tiêu



    1 hộp tofu loại firm , rửa qua , để ráo , cắt miếng rồi nhẹ tay khoét như vầy nè



    sau khi moi ruột tofu ra , bóp hay tán nhỏ mix chung với thịt ( hình phía trên ) , cắt 1 cây hành lá , và 1 ít dầu hào , trộn đều rồi fill vô từng miếng đậu , đừng đè mạnh nha vì đậu sẽ dễ bể bên cạnh ..



    bắc chảo , cho dầu chờ đủ nóng già rồi chiên vàng sơ thôi ( both side )



    trong lúc đó thì bắc soong cho dầu xào cà chua thái miếng vô , nếu còn dư filling thì cho vô xào chung luôn , nêm mắm muối và chút đường , sau đó cho đậu vô kho liu riu ,( không cần cho nước vì cà chua và đậu sẽ tự ra nước ) , nấu chừng 20' là xong



    Bày ra đĩa trang trí với chút hành lá



    tada...
    Last edited by zung; 07-09-2012 at 08:03 PM.

  7. #127
    Nhà Lầu đất's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    424
    Zung ơi,
    Trông sao mà hấp dẫn thế, món tủ của chị đấy.
    Moi khi chị làm món này thì tình cờ lại theo đúng đường lối của anh thầy một phát hai chim, thường thì tính tham nên hay sợ thiếu nhân vì vậy bao giờ chị cũng cò dư khá nhiềi nhân, chị thêm miến và đập vài quả trứng vào làm trứng chiên, nếu ngán chiên thì làm trứng hấp hay làm cả hai thi được một phát ba chim đáy.
    Last edited by đất; 07-09-2012 at 08:25 PM.

  8. #128
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Quote Originally Posted by đất View Post
    Zung ơi,
    Trông sao mà hấp dẫn thế, món tủ của chị đấy.
    Moi khi chị làm món này thì tình cờ lại theo đúng đường lối của anh thầy một phát hai chim, thường thì tính tham nên hay sợ thiếu nhân vì vậy bao giờ chị cũng cò dư khá nhiềi nhân, chị thêm miến và đập vài quả trứng vào làm trứng chiên, nếu ngán chiên thì làm trứng hấp hay làm cả hai thi được một phát ba chim đáy.
    Chị em mình chắc cùng làng cùng huyện hay sao mà ẩm thực giống nhau thế , em mà hôm nào quá tay có dư thì làm trứng hấp nhưng ngoài ngâm thêm miến ,còn phải có mộc nhĩ cho đủ bộ chị ơi ..tại bác Triển mới phát huy ra chứ chị em mình có khi 1 phát ra cả đàn ..chị nhỉ

  9. #129
    MH xin góp thêm ý, "sau khi moi ruột tofu ra ", để riêng ra, chừa ít nhân thịt, thêm hẹ, nấu canh tàu hủ, hẹ, và thịt bầm, 1 phát cả đàn chim, đồng ý cả 2 tay

  10. #130
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    897
    Quote Originally Posted by Mây Hồng View Post
    MH xin góp thêm ý, "sau khi moi ruột tofu ra ", để riêng ra, chừa ít nhân thịt, thêm hẹ, nấu canh tàu hủ, hẹ, và thịt bầm, 1 phát cả đàn chim, đồng ý cả 2 tay
    Đấy đấy , thêm món canh hẹ từ cái còn dư kia kìa ...yeah , Z vẫn còn 1/2 bó hẹ từ tuần trước trong ngăn rau , MH nhắc mới nhớ ..:-s

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:39 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh