Register
Page 178 of 223 FirstFirst ... 78128168176177178179180188 ... LastLast
Results 1,771 to 1,780 of 2227
  1. #1771
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    A Xô.... Haha... thánh thần làng nước ơi... Ra coi mụ má vợ đang bị ông hiền tế xát xà bông nè trời...
    Xin đừng nóng đừng nóng... A xô nóng quá thành không thể "đả thông tư tưởng" đậng Xô ôi.
    Thì như làm vậy (cái ni là bắt chước đậu dữ), người nóng lẹ sẽ nguội lẹ, và thường là người tâm phật khẩu xà.
    Nói ra xong là hết.
    Khi mô Xô bớt giận ta sẽ giải bày cho nghe heng.

    Mà... Xô xài xà bông hiệu gì vậy hở ?
    Bị nhạc mẫu allergic với xà bông có hương Xô hiền tế à.

    Xô ra tiệm mua 1 thùng xà bông Dove về để dành, khi mô có cái xài cho da ta đừng ngứa.
    Ngứa rồi tối tối biểu nhạc phụ gãi dùm còn nghe chả đọc kinh bạo thêm !

    Năm ôi, thiệt tình, hihi... !
    Năm nói vậy vì năm đã quên, hay năm cố ý đưa xà bông Camay cho Xô chà má vợ hắn tiếp hử ?
    Tụi tui đâu có mà hân hạnh được ngồi ăn nhậu với cán bộ gộc đâu nà.
    Nhớ hồi đó, thập niên 90 ở thế kỷ trước, trong chương trình huấn luyện trao đổi giữa đại học quê điên với đại học VC thì có mấy kép vổ răng (nghĩa là hô heng, nói theo tiếng bắc) qua đây 2-4 tuần, tùy chương trình học. Phần lớn đây là những "y sĩ "chuyên tu", đã tốt nghiệp nơi chốn núi rừng hiu quạnh đâu đó trong rặng Trường Sơn, chừ được gởi qua tu nghiệp... hậu đại học !
    Trới thần ơi... mấy ôn mấy mệ nọ, học hổng lo (bị theo hổng kịp vì thiếu căn bản, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ) chỉ lo buôn bán. Họ hỏi thăm coi mua hàng họ ở đâu, nhứt hạng là mua thuốc tây, trụ sanh, vitamine đứng đầu bảng)

    Khi nớ là dịp hè, nên campus dành riêng 1 cánh cho đám này ở chùa (theo đúng tinh thần hữu nghị quê-việt thắm thiết). Cái rồi... nú tui bị xỉ phải lo cho họ.

    Thiệt sự đám nọ chỉ là tép riu thôi, rồi được "trên" thảy ra cho cục xương gặm đỡ mần màn lấy điểm với quần chúng nhơn dân miền nam. Thành ghét là ghét cái bọn thổ phi chóp bu Ba đình kia kìa, chớ ghét họ thiệt sự hổng nỡ. Nên rồi cuối tuần cũng hay dẫn đi ăn đồ việt, chỉ chỗ mua thuốc tây ở các pharmacy của VN, và có khi còn giúp chở đồ về campus dùm.
    Đây là tình đồng hương thôi, bị thiệt sự họ cũng hổng sung sướng chi khi sống với lũ thổ phỉ nọ.
    Nú tui nhớ có 1 cô em rỉ rả tâm sự "con vua lại được làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa, không theo thì chết chắc, không chỉ một mình, nhưng toàn gia đình con cháu" Nghe thương quá xá luôn.
    Nhớ bác HV có khuyên 1 câu "đừng bao giờ tin lũ đó" nhưng mà thiệt hổng đành.

    Chắc là năm hổng biết heng, cái đám cán bộ gộc của đảng, đời mô chúng thèm ba chuyện tu nghiệp này, chúng ra ngoại quốc theo những chương trình đao to búa lớn, đâu cần chất bót dành dụm buôn bán lẻ tẻ như vậy.
    Cỡ tui đâu tư cách chi để chung mâm chung đũa, chung Henessy XO với chúng.
    Nghe nói... đám nọ ra ngoại quốc kín đáo đi chơi riêng với nhau thôi, tép riu chuyên tu bần cố nông còn bận shopping mua bán về VN kiếm lời.

    Thời gian đầu, pháp vá quê điên nhận người qua tu nghiệp, theo danh sách do bọn CS đưa ra, sau thấy kết quả bết bát hổng đi tới đâu, rồi thì đại học mới qua bển chọn thẳng, dĩ nhiên là chọn lại trong cái danh sách dề cử của chúng, cũng bó tay bó cẳng ít nhiều, nhưng thà vậy còn hơn không.

    Giờ những chuyện nọ đã thành dĩ vãng heng.
    Mafia đỏ ngồi vững như bàn thạch, rồi lâu lâu thí cô hồn ra cho nhơn dân vài miếng bánh vụn gậm chơi.
    Ai muốn chửi cứ tha hồ, kêu bằng tự do sửa sai trái. dùm cho đảng.
    Nhưng... tự do trong khuôn khổ heng, chửi nhiêu cứ chửi để đảng xét duyệt. Cấm chỉ hô hào lật đổ chế độ.
    Tội ni là trọng tội, phá rối thành quả cách mạng, vô nhà đá đếm lịch mỏi tay luôn, chưa kể là con cháu không bao giờ ngóc đầu lên đậng nữa.

    Nghe nói mỗi năm vào dịp lễ tết, việt kiều hải ngoại lũ lượt rủ nhau về thăm nhà, ngoại tệ tuôn về tính ra đã tới cà tỉ mỹ kim không ít. Thành ra rồi... con sải nếu không thích quét lá đa nữa buộc lòng phải ra khỏi chùa, kinh kệ tụng niệm hậu xét !

    BTW, hội đồng hương ông tạ trong phố ló ra cho nú tui hỏi cái.
    Canh bún là canh chi ? Nấu bằng cái chi để thành canh. Rồi canh ni ăn với cơm hỉ ?

    Thì nhận được trong email bài viết "phi canh bún bất thành Ông Tạ", nghĩa là... ông tạ ngoài món cây kiểng và xôi bà Lai, nay còn có thêm món canh nọ, nhưng vì tui chưa từng ăn nên hổng biết nó là món gì.

    https://saigonnhonews.com/phi-canh-bun-bat-thanh-ong-ta/

    Ngày vui hàng phố ôi.

    Make the long story... short !

  2. #1772
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Mới nhòm sơ bộ thì món Canh bún cũng giống các món bún nước khác là có sự liên hệ mật thiết giữa bún và nước lèo. Nói giả dụ, như bún riêu, bún mọc phải có nước lèo thì mới thành món thành tô. Canh bún cũng không ngoại lệ. Bất nước lèo phi Canh bún. Không thể tách ly hoặc chia cách đặng. Nói nôm na, là (ngày sau) nước (và) bún cũng cần có nhau. Nhưng canh bún có một điểm khác lạ mà các món bún nước khác không theo kịp. Đó là cách thức chế biến thành món.

    Các món bún nước, gọi vậy để phân biệt rành mạch với các món bún khô như bún chả giò hoặc bún nem nướng, thì bún và nước lèo là hai đơn vị độc lập riêng biệt. Bún là bún. Nước lèo là nước lèo. Chúng không xen vào nội bộ của nhau. Rồi đến bước chế thành món thì người ta trụng bún hoặc bỏ bún vào lò vi ba vi bốn cho nóng đoạn cho vào tô. Sau đó, thì bỏ đồ bổi, gọi là phụ gia phụ vị gì đó, lên trên mặt đặng nom cho đẹp mắt đẹp ngươi. Sau rốt, mới chan nước lèo vào tô và bưng cho thực khách thưởng thực.

    Còn canh bún thì không thể như làm vậy. Người ta nấu nước lèo theo rì xi bi gia truyền. Song le, trăm người như một đều dùng cua đồng gĩa nát rồi chắt lấy nước đặng làm riêu. Chứ không dùng những thứ gia vị nấu bún riêu đóng hộp.

    Sau khi nêm nếm vừa ăn thì cho bún vào nồi nước lèo luôn. Kể từ giờ phút này, bún và nước lèo đã giở lên thành một. Không thể phân ly hoặc chia lìa đặng. Củi lửa thì nhỏ lại để giữ cho nồi canh bún luôn được nóng.

    Khi ăn thì chỉ việc múc bún và nước lèo ra tô. Thêm miếng riêu cua đồng lên mặt đặng tăng phần khí thế nhằm động viên lòng dạ thực khách. Sau rốt, quan trọng hơn hết, theo ý mình, là chan một thìa/muỗng nước gạch cua phủ lên mặt. Cái nước gạch cua này mầu đo đỏ và rất béo rất ngậy và , dĩ nhiền, đã được chế biến theo rì xì bi gia truyền. Trộm nghĩ, nếu "bất nước lèo phi canh bún" thì nếu không có nước gạch cua chắp cánh thì độ ngon của canh bún đã bị giảm non phân nửa. Phe đi ợt. Chắc lắm luôn.

    Mà sợi bún dùng cho món canh bún cũng phải tuân theo quy định đình huỳnh. Chứ không thể giỡn mặt chánh quyền đâu đấy. Sợi bún phải nhớn mà không được nhớn lắm. Nhớn lắm thì thành món Bánh Canh gồi. Còn nhỏ hoặc nhỡ thì chỉ dùng cho bún riêu bún mọc. Phải không cơ?

    Ngoài cái tiền đề quy định về kích thước của sợi bún thì cái hậu đề là sợi bún phải vừa mềm vừa dai. Mềm vừa thôi. Mềm quá thì khi ăn, chưa kịp nhai mà sợi bún đã trôi tuột vào bụng. Chả hưởng đặng cái thú ăn uống gì sốt. Phí của giời quá đi. Còn dai thì cũng dai vừa thôi. Chứ dai quá thì khó nhai khó nuốt. Mấy cụ răng cỏ yếu ớt thì phải cẩn thận gấp đôi. Chả khéo thì phạm đến tụi răng cỏ thì phiền ơi là phiền. Đã tốn tiền ra anh nha sỹ đầu làng mà còn bị thế gian chê cười là ham ăn ham uống nữa.

    Nghe nói, cái bí kíp cẩm nang nấu canh bún cũng thuộc loại tối bí mật. Chỉ gia truyền trong các thành viên guột của gia đình mà thôi. Con râu con rể thì không có cửa, đừng hòng nắm bắt được điều bí mật này. Mình tự hỏi lòng là nếu không có con giai thì các nhà nấu canh bún cổ thụ kinh điển có truyền đạt cái rì xi bì cho đám con gái của họ hông?
    Đỗ thành Đậu

  3. #1773
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,161
    Hello cô Lú Xì,

    Canh bún là món khoái khẩu của em Chiều, mượn hình Net minh hoạ cho dễ hiểu, chứ đọc anh Đậu viết bị bật cười khakakha phi nước. Món canh bún và bún riêu là họ hàng gần gũi, theo Chiều biết điểm chính của canh bún là rau muống luộc nếu thiếu dĩa này thì không còn là canh bún. Quên, cọng bún phải to hơn cọng bún của bún riêu. Em dán hai tô, tô phía dưới nhìn thanh tao hơn, tô phía trên bị mỡ dầu nhiều.



    Last edited by chieubuon_09; 04-10-2021 at 12:27 PM.

  4. #1774
    Lục trên nét thấy bài này, lần đầu mới biết TCS sáng tác bài hát này để ca tụng VVK.

    Về Giữa Trị An

    Về giữa mùa mưa ầm vang thác đổ
    Trị An đầu gió giữa chiến khu xưa
    Về giữa mùa xuân rừng mai hé nụ vàng
    trên ghềnh đá tựa đàn bướm giữa hè
    Bàn tay anh đến khơi lên
    dòng điện Trị An dâng hiến trái tim
    Vì người cùng với thiên nhiên
    một dòng điện ngày mai sẽ sáng lên

    Đã bao mùa nào anh có nhớ
    bỗng hai bờ cầu phố lớn thêm
    Thấm trong đất lành đã trôi theo
    dòng giọt mồ hôi lấp lánh
    Thị trấn ngày mai ngồi nghe nhắc lại
    Trị An ngày ấy là chiến khu Đ
    Và phía đồi xa rừng xưa đứng kể
    Vùng sông hồ đó là nguồn sáng bây giờ.

    https://www.youtube.com/watch?v=ZcHqE1d0ypc

    https://www.youtube.com/watch?v=1Hn42VJujTE
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 04-11-2021 at 03:42 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #1775
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Thay mặt bà chủ sổ, chào búa xua khách trong Sổ tay.
    Đặc biệt chào em Chiều, đậu dữ và ôn Hiệp.

    Tui hổng ăn, chưa từng ăn canh bún, té ra có lẽ vì món rau muống trụng này heng.
    Tui hổng biết ăn rau muống, chẻ luộc xào chicứ nhứt định lắc.
    Nhưng hồi đó hay được má cho ăn cơm chan nước rau muống lụộc có cà tô mát và thêm vài giọt chanh.
    Tô mát làm nước luộc bớt đục, tới khi chanh vắt vô thì nó trong hẳn lợi.
    Rồi má thả tép kho lột vỏ, cắt vụn cho qúi nữ thời.
    Hổng ăn thì cũng hổng còn chi để ăn nữa vì lúc ấy gia cảnh quá túng thiếu
    - nước kho tép má dùng để chấm rau muống luộc -
    Cả nhà ai cũng say mê món rau này, trừ con ranh nọ ! Tía nói nó... con nhà lính, tính nhà quan. Nên rồi sau này mới chăm chỉ học nghề - nghề chi rất khó nói -

    Chiều ới ời, nay bá mẫu sao rồi cưng ?
    Ráng lên heng, bị đây là những giây phút êm đềm, mơi mốt không còn nữa thì sẽ thành kỷ niệm dấu yêu để hồi tưởng lợi. Người già biến thành con trẻ là chuyện thường tình cưng ơi, bị cái vòng tròn ấy đang về lợi mức khỏi đầu, hổng cách chi làm khác được !
    Giờ nú thấy mình cũng đang cà giựt thụt lùi, mắt mờ, tai lãng, óc hiểu biết chậm lợi và rất hay quên - trừ kỷ niệm cũ -
    impaired cognition vốn như vậy.
    Recent memory lắm khi zero, cũng bởi lơ đãng không để ý, nhưng memory xa thì còn nguyên, rồi cứ kể tới kể lui hoài (y chang tía má hồi trước), thành ra rất thường khi làm con cháu sốt ruột phải nghe.
    Vào phố cắm cúi nói hổng kịp thở, hổng kịp để ý, rồi cũng lại nghe mắng vốn y chang.
    Đây là hoàn cảnh của tuổi già.

    Chỉ tiếc ngày xưa tía má không warning cho mình biết trước.
    Giờ nói cho Chiều nghe, hy vọng em sẽ thông cảm với mẹ (và cả các anh chị lớn tuổi trong nhà)
    Rồi thì chuẩn bị tinh thần cho thời gian sắp tới, đậng con cháu có rầy rà chi, mình cũng bỏ qua cho chúng.
    Cuộc sống vỗn dĩ vậy rồi, không cách chi thoát ra đặng.
    Chừ chiều còn trẻ, còn sức, còn tương lai trước mặt, thành tính toán phòng dư lung tung.
    Mơi kia mốt nọ, khả năng hết sung mãn, rồi cũng tính nữa, nhưng không phải "thụ đấc" mà "buông bỏ",
    bị rút cuộc rồi cũng sẽ đi tay không, chẳng mang theo được gì.
    Wow... bữa nay chiết-da nói chuyện phi-lô dỏm heng.

    Chiều ráng ăn uống đúng giờ, cho dù công việc bề bộn. Nú thương cưng quá xá thương.
    Trong đây còn thương cả ST, kim và HX nữa nha. Lâu quá không thấy kim vào ra phố.
    Hồi trước phố mình còn mấy cô em gái vui vẻ ríu rít, pờ xờ lờ mờ AVX chi chi đó... lâu quá xá những cái tên này, không rõ họ giờ đang bận rộn cái chi. Nhớ luôn em Phiu, em phiu chừng xúc động thì sanh nói năng khó hiểu, nhưng em thiệt thà dễ mến, hổng đãi buôi.
    Mỗi người mỗi tánh, thương không kịp thì cũng hổng ghét ai bao giờ, bị như em phiu có nói : Phố là phố ảo, đừng để chuyện ảo vận vào người không nên.

    Cám ơn đậu và Chiều về chuyện canh bún.
    Té ra canh bún là bún riêu, nhưng thả bún luôn vào nồi riêu trước.
    Y hình VN mình chỉ có 1 loại bún tươi, thành hổng biết thả lâu vậy rồi cọng bún có trương lên không nữa cà.
    Trương vậy sao mà ngon nữa !

    Cám ơn ôn Hiệp dán bài nhạc TCS sáng tác nâng bi cán bộ gộc.
    Trời thần ơi, kép nọ gầy guộc tong teo, mà hai viên bi kia lại quá nặng có lẽ !
    Nú tui click vô, nhưng là karaoke, chỉ thấy mà không nghe được lời hát.
    Thánh thần thổ địa ơi, tư cách xưa (giả như có) nay trần trụi nguyên hình, một loại theo đóm ăn tàn không hơn không kém. Thần tượng xưa của một số người (nếu đã từng là thần tượng) nay sụp xuống đất đen.

    Phải chi chả chết trẻ hơn nhiều chút thì may mắn cho chả biết là dường nào.
    Chả đã may mắn 1 lần để nổi tăm nổi tiếng rồi, và may mắn ấy không bao giờ đến hai bận, có phải tại phước ông bà không sâu dủ chăng, ai mà biết đặng.
    Nói như ốc ưa nói thì... có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần.
    Trong trường hợp này đúng quá xá đúng heng.
    Hồi gập chả bên này, nú tui hổng biết, hổng dè chả đang và sẽ thay đổi lẹ như rứa. Poor him !

    Chảo nguyên cuốn Sổ tay heng.
    Bà con ở chơi vui vẻ.
    Make the long story... short !

  6. #1776
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,161
    Hello cô Lú Xì,
    Dạ má em đở nhiều rồi cô, tối hôm qua quậy em đêm hôm thức ba lần, bắt tắt đèn tối thui mới chịu, một chấm nhỏ màu đỏ của TV cũng bắt tắt, cái đèn tự động đi qua nó sáng cũng bắt nhổ đi (O: trưa đưa qua người chị khác thay ca, em quất một viên Tylenol 750 mg vô, hơi bị nhức đầu. Thuốc vừa vô chưa kịp nghỉ thì chạy qua lo cho ba, xoay qua xoay lại hết giờ (O: Cuộc sống của em bây giờ tạm dừng những cuộc vui cho riêng mình, thèm đi chơi lắm đó cô, bạn bè rủ rê đi chơi, book vé tùm lum, hỏi em, em để mặt cười. Như cô viết mai mốt chỉ còn là kỹ niệm, em sở sự hối tiếc lúc đó mình sống cũng không được trọn vẹn. Cám ơn cô.

    Dạ vụ stock option của một hãng khác, em nhớ căn nhà đầu tiên cũng nhờ vào nó để down payment đó cô, hãng bây giờ nếu đi đúng hướng gió thì em có dư ra chút đỉnh để về hưu đi du lịch, số em nhàn thôi cô. Đồng ý với cô cuối cùng rồi thì ai cũng vô chỗ bốn thướt vuông nằm, em tính phần của em là thiêu cho gọn, chôn mà làm chi cho chật đất. Ở bên Mỹ về bảo hiểm sức khoẻ còn mắc, nên em chưa về hưu non được cô. Chứ em làm nhiều cũng mệt mỏi. Bên cô bảo hiểm tốt hơn bên này.

    Trở lại canh bún, hình như là họ để cho cọng bún nở hết ba ga (O: em thích rau muống lắm tuy không phải là người Bắc, cô thử tưởng tượng kho cá mặn với chai nước mắm ngon, ăn với rau muống luộc thì ngon biết chừng nào .... yummy yummy, mấy món mặn mà này trong đây có nhiều đầu bếp giỏi, trong đó có Hương Xưa. Chiều chỉ nấu theo kiểu giả chiến.
    Last edited by chieubuon_09; 04-11-2021 at 06:27 PM.

  7. #1777
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *


    Su nào ???


    Lóng rày mắt mủi tui kèm nhèm quá mạng rồi, thành củng ít ra ngoài, mua bán chi đã có ông kia lo liệu.
    Tui nói chả có đi chợ thì nhớ mua dùm su hào đậng làm đồ chua. Chả biểu đồ chua phải làm bằng cá rốt và củ cải. Tui nói cà rốt OK, nhưng mua nguyên bịch làm hổng hết rồi bỏ nửa bịch rât uổng, còn củ cải thì mùi vị rất là khó chịu khi lên men.


    Hồi xưa, su hào bên mình mắc lắm cà, vì chỉ trồng được ở Đà lạt, thành nhà nghèo ít có dịp đụng vô. Thỉnh thoảng su hào rẻ, má mua về xắt nhỏ, trộn vô chút dấm, ăn sống với cá hộp Sumaco, ngon bá cháy luôn.
    Hồi sang đây, kiếm đỏ mắt hổng ra củ su hào, phải xài đỡ navet-turnip. ruột navet màu vàng vàng, texture cứng hơn và vị hăng hơn su hào. Mãi tới sau này, tại chợ rau mùa hè ở Québec city, thấy củ su hào bày bán, tim mém đập hụt một nhịp. Tui nắm bó xu hào lên, hỏi vậy chớ củ này tên chi vậy em, rồi nghe cậu nhỏ (theo tìa má ra chợ buôn bán) nói : đây là "chou-hao", nghe rộn rã con tim luôn. Hỏi tới té ra nó theo chơn đám di dân tây từ pháp sang cuối thế kỷ 20 trước.
    Nông dân tây rủ nhau qua Québec rất đông trong thập niên 80-90, mua đất đai ngay ngoại biên thành phố và trồng trọt theo mùa. Đất đai tân pháp màu mỡ phì nhiêu cây trái sanh lợi hết sức, làm chơi mà ăn thiệt và ăn no. Tới 3 tháng đông, họ lòng vòng du lịch thế giới, còn không thì về quê hương thăm gia đình. Sau này hầu như tiệm rau nào cũng thấy củ su hào, tên tây của nó là chou-rave, tên anh kohrabi, rất được dân bản xứ ưa chuộng, nhứt là đám sống quanh Địa trung hải (ý, hy lạp, bồ, do thái...).


    Tui nhờ tướng công mua su hào về làm đồ chua. Chả đi một chập mang về, mở ra thì thấy nguyên túi bự 21 trái... su su. Tui nói anh mua lộn su su rồi. Cái chả biểu có hỏi cô bán rau đình huỳnh mờ. Tui nói cô bán rau người diệc-nam mình hở. Chả nói không, chợ tây không có người bán hàng diệc. Mà sao em cứ thích gây sự với anh hoài, su hào hay su su thì thì vẫn cứ là su ráo, không làm đồ chua ngâm dấm thì xào thịt ăn cơm cũng ngon vậy. Tui nói su hào mới xào thịt, su su thì xào trứng. Chả nói… nữa, lại trả treo nữa !

    Té ra su hào là một loại bắp cải dại. Wikipedia kể ra mấy loại su hào lận, trong đó có cả su hào vỏ tía (nhưng ruột trắng y chang). Cái củ mình ăn thiệt ra là thân tăng trưởng bụ bẫm mà thành. Vậy mà đó giờ cứ nghe củ su hào thì yên trí nó thiệt sự là củ. Hổng biết cái đám lá su hào nọ có ăn được không nữa nha ?
    Món su hào này má xào thịt, xào tôm, nhưng không nấu canh bao giờ. Nhưng ngon nhứt vẫn là su hào thái cọng trộn dấm, xong để 1-2 tiếng cho thấm (như gỏi trộn heng), rồi ăn với cá mòi hộp Sumaco của Maroc. Thời đó có lẽ trong gia đình, nó là món sang, có dịp mới được ăn.
    Mấy chợ ý chợ grec bên đây, chúng bán su hào từng bó, ngộ cái củ su hào nọ nhỏ xíu như trái banh golf chớ hổng vĩ đại như củ su hào người việt mình ăn. Hỏi nấu làm sao, chúng nói nấu súp. Chừ ra chợ ngó củ su hào nhớ má quá lắm !

    Còn bịch su su kia, chừ hổng biết thanh toán cách nào ! Su su ăn chán phèo, chỉ được cái có vị ngọt. Hồi nuôi con nít ăn dặm, nú ưa nấu xong xay ra, rồi bỏ trong vỉ nước đá thành từng cục xong cất freezer. Mỗi lần lấy ra 1-2 cục cho chúng đớp. Kỳ này chắc cắt nhỏ bỏ freezer để dành nấu nước lèo, chớ 2 đứa ăn làm sao kịp. Su su ra nhựa quá trời, gọt vỏ cắt dính tay luôn, nhứt là cái hột ở giữa.
    Hồi đó má xào su su rồi đập trứng vô thay vì xào với thịt. Tướng công biểu đây là cách ăn của bắc kỳ bần cố nông, nam kỳ trưởng giả xào su su với thịt heo thịt bò hay với tôm tép. Chả nói xào hết su su ăn thay cơm, để freezer chật chỗ đã đành mà rồi trước sau chi cũng dục hết !
    Trời thần ơi, ngó 21 trái su su, ăn mấy bận mới hết nè trời !
    Mỗi lần nhờ chả đi chợ mua rau trái thì tim đập thình thịch miết cho tới khi chả dìa.
    Bị vì... slogan của tướng này là... rau nào chẳng là sau, trái nào chẳng là trái !
    21 trái su su, ăn chơi thế cơm dám nguyên tuần chưa hết !


    Nói chuyện su.
    Má người bắc (75%) nên phân biệt su hào, su su và súp lơ (chou-fleur)
    Má chồng người nam (100%) chỉ biết mỗi trái su (su su) và bông cải (chou-fleur).
    Thành ra... thằng con của bà, nhờ đi chợ thì chỉ nghe ra chữ su, chớ hổng biết thêm cái chữ đi theo sau, mà có biết chắc cũng không phân biệt nổi. Y hình người nam ít ăn su hào, hay thời đó trong nam chưa có su hào, mãi tới khi thực dân pháp mang vô trồng tại Đà-lạt.
    Tía tàu lai phúc kiến, nói chữ hào là từ chữ hảo, nghĩa là su ngon, đậng phân biệt với trái su trong nam. Hổng biết ông nói thiệt hay cố ý chọc má và bà ngoại nữa lận !


    Em Thi dạy cắt su su hình vuông cỡ 3cm, hầm với sườn và có thể thêm cà-rốt cắt khoanh, bắp đường cắt khoanh. Nếu trong nhà có, còn không thì cho qua bắp với cà-rốt luôn, khỏi mất công mua thêm rồi lại... dư - đúng ý nú tui quá xá -
    Chừ chỉ còn hai con khỉ già thôi, sai cha nọ đi mua bắp mua cà rốt là coi như tiêu.
    Lý do hở? Cha nọ tuyền xách nguyên bịch cho lẹ, theo kiểu... mua cái đáng cái, mua lẻ tẻ mất công... lựa !
    Một bịch bắp chắc cũng 10 kí lô, bịch cà rốt 4 kí, bịch hành củ 8-10 kí. Chả chê tui con nhà bắc kỳ hạ tiện, nhưng cái đứa con nhà nam kỳ trưởng giả nọ lại ưa tính toán màn tiết kiệm.
    Chả dòm giá tiền và trọng lượng, xong chia ra coi mỗi kí lô giá bao nhiêu (chiêu này học được từ... bà nội các cháu, vì bà nam kỳ hạ tiện y chang xui gia) để đi tới quyết định... mua cái đáng cái cho nó rẻ. Nhà chồng 10 đứa con sàn sàn tuổi, ăn thoáng cái là hết, thằng nọ theo má ra chợ Bà Chiểu xách giò, ngó bà mua bán đã thành thói quen.

    Bắp cuối hè mới có. Mua nguyên bịch về bóc vỏ ngoài màu xanh để gói bánh chưng, vì thời đó chưa thấy bán lá chuối lá dong chi ráo - mãi sau này thấy có lá chuối đông lạnh, nhưng mắc quá mắc, mà thường khi cũng hổng có mua luôn - Rồi tui làm cái khuôn nhỏ, xong đật lá bắp nhiều lớp mà gói, xong bọc ngoài bằng giấy nhựa plastic. Trời thần ơi, giấy nhựa nấu mờ mắt luôn nha, nhưng hổng còn cách nào khác. Sau này có nồi "cao áp" nên cũng đỡ khổ.
    Mua bịch bắp vậy rồi phải làm bắp 7 món, từ đồ mặn qua đồ ngọt, sang luôn tới đông lạnh ăn dần khi mùa bắp đã hết. Cà rốt thì hổng có vậy, bày bán quanh năm, ăn hổng kịp phải dục. Nhưng... khổ nhứt là hành củ. Trời thần ơi... 8-10 ký hành củ thì hổng biết ăn sao cho kịp, mà hành vôn dễ hư, quay qua quay lợi cái nó chảy nước ướt nhẹp rồi thúi. Thành sau cùng rẻ hóa đắt ! Chưa kể là thỉnh thoảng chả bưng về cà rốt và hành on sale nghĩa là đã cũ, phải ăn lẹ chớ hổng giữ đậng. Trời thần ơi... thảm sầu chuyện dục !

    Xui cái... cha nọ đụng nhằm mụ vợ ấm ớ ì ra, thành phải lo suốt từ trong ra ngoài. Tía má còn binh nữa à nha, nói con làm hổng nổi nó phải làm thì đừng than thở, bữa mô nó quạu nó đục cho phù mỏ luôn (hừm... con gai bà hổng uýnh con người ta thì thôi, chớ ở đó mà bị uýnh)
    Mà... con nọ ngu thiệt nha trời, nhứt là chuyện techno, cái chi điều chỉnh bằng nút là nó đầu hàng liền. Thì hai bữa cuối tuần rồi, thời tiết ấm lên, cha nội nọ ra làm vườn, chừng vô nhà cái tắt sưởi, switch qua máy lạnh. Lạnh run luôn. Than phiền cái chả nói trời nóng, cần máy lạnh.
    Sáng chúa nhựt hai đứa cùng đi trực, tới sáng thứ hai tui dìa thì... máy lạnh chạy liên tục và chạy thả ga (vì quên tắt), run cầm cập mà hổng biết cách chi tắt ráo, phải trùm luôn 2 cái mền. Tui cầm cái remote bấm lung tung, bấm 1 chập hư luôn cái máy, chừ chờ thợ tới sửa !
    Thiệt tình... người chậm tiến bộ như nú tui, lẽ ra phải sanh giữa hai trận thế giới đại chiến mới là phải đạo ! Bữa nay kể tội chồng nhiêu đó đủ đô rồi heng, mơi mốt thủng thẳng kể tiếp cho bớt ấm ức.
    Mà hội nói xấu chồng của mình có còn hoạt động hông dậy ?

    Hồi hôm nấu canh su với tôm khô, tướng công ăn rất hạp miệng. Nhưng chỉ hết 1 trái thôi, còn tới 20 trái nữa lận. Su nấu canh tôm khô y chang bầu, nước canh ngọt lợ. Tướng công làm liền hai chén cơm bự chan canh. Đâu lối 9 giờ tối, cái chả rên “ép su, ép su, ăn rồi đói còn lẹ nữa”, rồi chả làm 2 cái hột gà ốp-la, đớp với bánh mì ba ghết. Thành ra ăn su cũng tỉ như ăn dặm cho qua bữa vậy thôi hè.

    Tướng công biểu người ta đẻ bọc điều nên được dzợ nuôi, còn chả đẻ bọc than nên phải nuôi dzợ !
    Thành ra... tui than ít, chớ cha nội nọ mới là chúa than. Vậy chớ tuyền tui bị mang tiếng không hà !
    Thì cũng từ cái miệng “vừa uýnh trống vừa ăn cướp” của chả mà tui nổi danh từ nhà vợ sang luôn tới nhà chồng. Chỉ mỗi má chống thông cảm hoàn cảnh con dâu thôi, nhưng chừ đã hết đồng minh rồi. Chúa nhựt này là ngày giỗ năm thứ nhứt của bà nội các cháu !


    Make the long story... short !

  8. #1778
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Nghe nói, ngoài cua đồng gĩa nát dùng trong việc nấu nước lèo, Bún riêu còn được hỗ trợ bằng cà chua và tôm khô để làm tăng độ ngọt. Món Canh bún thì chủ lực vào cua đồng và không dùng Cà chua gì sốt. Thì như làm vậy, mặc dù Canh bún và Bún riêu có chung một phụ gia trong khâu chế biến nhưng trên sách vở và dưới con mắt thế gian thì chúng là hai đơn vị độc lập và riêng biệt. Canh bún là Canh bún. Bún riêu là Bún riêu. Nói chung, là Canh bún hổng phải là phiên bản của Bún riêu; Bún riêu hổng phải là dị bản của Canh bún. Cũng như nếu nói Bánh Chưng là Bánh Tét vì có một mẫu số chung là nếp thì trật đường rầy, là hổng đúng sách vở.

    Đây nói về kích thước của sợi bún được dùng trong món Canh bún. Phải là bún sợi to. Sợi nhỏ là thất sách, là nghịch bổn. Ngoài ra, sợi bún phải vừa mềm lại vừa dai. Việc này cũng dễ xử lý thôi. Tưởng là vừa mềm vừa cứng thì mới khó. Chứ vừa mềm vừa dai thì dễ ợt. Chả có gì là khó khăn hết trơn.

    Ngày trước, khi còn ở xứ Việt, mình có nghe đến tên một loại hóa chất gọi là "Hàn the" dùng để tăng độ dòn cho Củ kiệu, Dưa muối hoặc để kiểm soát độ cứng cáp của Bánh Đúc, Bánh Giò. Mình đoán, chắc người ta cũng dùng hóa chất này vào công nghệ làm bún với một dung lượng được kiểm soát chặt chẽ? Ngày xưa, dung lượng này tùy thuộc vào kinh nghiệm và thói quen của người làm bún. Thì như làm vậy, mới có chuyện bún của lò này ngon hơn bún của lò kia. Còn ngày nay, đối với máy móc công nghệ hiện đại thì khoảng cách ngon của bún giữa hai lò chả khác nhau bao xa?

    Ngày trước xứ Việt cũng đã có nhiều loại bún tươi với kích thước lớn nhỏ khác nhau và việc xử dụng cũng đa dạng. Chứ không phải chỉ có một loại bún tươi và dùng cho tất cả các món bún nước lèo đâu. Nói giả dụ, Bún mọc, Bún riêu thì dùng sợi nhỏ. Bún Bò Huế, Canh Bún thì là sợi nhớn. Cứ nhòm cái niên đại khai sanh của món Bún Bò Huế thì biết mốc thời gian bún sợi nhớn ra đời.

    Lại nói về các thứ rau ăn kèm với Canh bún. Thì đó, đã nói gồi, phải là rau Muống luộc xắt ngắn. Phải là rau muống luộc thì mới đúng cách. Chứ rau muống chẻ, bào thì hỏng bét. Phí cả tô Canh bún. Chỉ một mình Rau Muống luộc là đủ. Không cần các thứ rau thơm khác hỗ trợ. Mình nghe nói, có một loại rau thường đi chung với rau Muống trong món Canh Bún, gọi là rau Rút. Không biết từ lúc nào, chúng cặp kè với nhau như làm vậy? Chắc là mới gần đây? Chứ ngày trước, mỗi lần ăn Canh Bún thì mình thấy chỉ có rau Muống mà thôi.

    Canh Bún ăn với rau Rút thì mình chưa có dịp thưởng thực nên chả dám góp ý góp cò. Chắc là phải ngon thì người đời mới truyền khẩu truyền tai cho nhau nghe. Nhưng, trộm nghĩ, việc ăn uống cũng giống như bao sự thế gian khác: xấu đẹp tùy người đối diện. Ngon bổ thì cũng tùy nơi tuỳ lúc. Phải không cơ? Riêng bổn thơn mình thì suy nghĩ, ăn Cánh bún mà thiếu rau Muống luộc thì giống như nghe một bổn nhạc mà không có tiếng đờn bết. Đó là cái phao đê sần, là cái phần đặc biệt cá thể của mỗi loại nhịp điệu. Nhạc nhẹo mà không có tiếng đờn bết thì như cái nhà hổng có chân móng! Mần răng mà trụ lâu cho đặng?

    Rau Muống, ngoài việc tháp cánh cho Canh bún, còn là bệ phóng cho một số món bún nước nữa. Nói giả dụ, Bún Riêu, Bún Mọc. Hai món này mà thiếu rau Muống chẻ thì cũng làm nhạt miệng không ít thì nhiều. Ngay như món Bún Bò Huế ngon giàn trời mà cũng cần đến nhúm rau muống chẻ xen lẫn với đám lá Tía Tô và hoa (bắp) chuối bào đặng tăng độ thèm thuồng của lòng dạ thực khách.

    Nói tóm tắt, không biết ăn rau muống là một thiếu sót nhớn vì chưng khi nghe thiên hạ kể về sự rau Muống mà không định được đó là nhời thật hay chỉ là xạo ke cho vui! Tiếc thay!
    Đỗ thành Đậu

  9. #1779
    trời!

    có su hào với su su thôi mà chị Lú viết thành tiểu luận. ha!Ha!

    Mới làm món su hào trộn trứng hôm qua, ăn bá cháy.



    Còn su su thì ăn nhão nhoẹt.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  10. #1780
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Su hào thời xào với lòng gà, mề gà mới đúng kinh bổn. Món này thì, ngày xưa, tết nhứt mình mới được ăn.
    Đỗ thành Đậu

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:17 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh