Register
Page 179 of 223 FirstFirst ... 79129169177178179180181189 ... LastLast
Results 1,781 to 1,790 of 2227
  1. #1781
    Hồi đó bên nhà su hào sào trộn với trứng vịt vì rẻ, chứ không phải trứng gà.

    Nói đến trứng vịt. Nhớ hồi đó còn nhỏ tui không thích ăn thịt, nên 1 quả trứng vịt to tổ chảng bỏ vào tô dằm nhỏ ra rồi tưới nước mắm ăn được tới 2 tô cơm nóng hổi.

    bên Mỹ chỉ bán trứng gà mà thôi. Nên mới có kỹ nghệ nuôi gà đẻ trứng hàng loạt. Một vỉ 18 trái khoảng $3 đô ở Costco.

    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 04-13-2021 at 12:20 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #1782
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Nói chuyện ăn cơm rong. Ngày trước, mỗi khi nhà có việc thì mình được đơm cho một tô cơm đầy rồi mình ên cầm tô đi quanh xóm đặng ăn cho hết. Mình la cà đông tây nam bắc, vừa đi vừa ăn. Có khi gặp mấy đứa bạn rủ bắn bi, khẩy hình thì mình đặt tô cơm xuống đất để chơi với chúng nó. Hôm nào tô cơm có tôm có thịt thì mình cứ ăn cơm không. Chả dám đụng đến tôm, đến thịt gì sốt. Mình để dành tôm, thịt trong tô để khoe với mấy đứa con gái gần nhà là nhà mình giầu. Ăn cơm với toàn là tôm, thịt.
    Đỗ thành Đậu

  3. #1783
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Wow... huê kỳ bán trứng rẻ dữ heng.
    Bên đây hổng hiểu sao trứng đỏ lại mắc hơn trứng trắng ôn Hiệp à.
    Chắc là vì nó fancy đẹp mắt hơn có lẽ.
    Hồi nhỏ tui cũng được ăn cơm với hột vịt luộc, nhưng với tàu vị yểu ôn à, tại tui hổng biết ăn nước mắm.
    Chừ ăn được rồi, nhưng phải pha, nước mắm mặn quá xá, chấm 1 miếng đổ mồ hôi hột luôn.

    O chiều, O chiều...
    Đậu dữ biểu canh bún và bún riêu hổng họ hổng hàng chi ráo nè O ơi.
    Mà theo như cách đậu tả thì có lẽ chúng người dưng thiệt.
    Canh bún hổng có tô mát, rau muống hồng chẻ để ăn sống nhưng cắt khúc rồi luộc trụng chi đó.
    Sau này lại có thêm sự góp mặt của rau rút. Rau rút nú tui có biết, y hình tên thiệt của nó là rau nhút heng - hay là đã bị cải tên khi vô nam -



    Rau nhút mọc trong nước. Cái rau chi ngó lạ lùng, lá nhỏ liu riu mọc đối cách trên cành, y như lá mắc cở nhưng nhỏ hơn.
    Rồi cái đám cành nọ mới bám vô thân cây rau. Thân rau bự cỡ chiếc đũa nhỏ, bên ngoài có lớp vỏ bọc xốp màu trắng. Khi lặt rau nhút, lớp vỏ trắng này được tuốt bỏ, lộ ra thân, rồi mình bẻ thân thành từng khúc, và lấy lá non thôi, lá già dai nhai khó trong miệng. Lặt rau nhút là nghề của nàng - và giã cua cũng là nghề của nàng luôn..

    Hồi nớ má ưa nấu canh cua đồng với rau đay hay rau muồng tơi vì tía ưng món này hơn hết thay thảy. Khi canh chín thì rau nhút mới bỏ vào sau cùng.
    Rau nhút làm tô canh thơm lạ lùng vì cái mùi rất bắt mũi. Tui hổng còn nhớ canh rau muống có thả rau nhút hay không nữa cà, bị tui vốn ác cảm với cọng rau muống, và còn ác cảm luôn với cả bắp chuối bào. Mỗi lần má sai bào bắp chuối thì trời thần ơi, nhựa tuôn ra đen bàn tay luôn.
    Bên này thỉnh thoảng thấy chợ á đông có bán rau nhút và cả bắp chuối (bà ngoai kêu nó là hoa chuối)

    Hồi trước tui hổng biết, chưa biết ăn bún riêu (chỉ bún bò huế thôi heng), mãi tới khi lập gia đình với tên nam kỳ rặc nọ.
    Nguyên nhà chồng, đám con trai đớp cây kiểng, đám con gái đớp bún riêu. Và bún riêu ở đây ăn với... teng teng teng tèng... giá sống, thiệt là tình bắc duyên nam, đề huề tới không chia cách nổi. Chừ cho tô bún riêu mà thiếu giá sống thì tui hổng thèm đụng đũa. Bún riêu thiếu giá sống y chang cây kiểng thiếu xả riềng, thiếu lá mơ. Thành mới nói chuyện văn hóa ẩm thực, thay đồi theo thuở theo thời. Món nào có "phụ gia" riêng của món nớ, được phê chuẩn với thời gian.
    Tô phở bắc của tía không có giá, nhưng thằng rể của tía vốn lỗi đạo ẩm thực, tì tì đớp phở với giá trụng (bắc kỳ kêu bằng giá trần) và xịt tùm lum vô tô phở những thứ tương ớt tàu. Hồi mới tậu vợ, nó phải ấm ức mà ép lòng ăn phở à la bắc kỳ theo nhạc phụ. Chừ thì y hình thói quen đã thành khuôn phép.
    Thằng bánh tí trong nhà theo ba nó ra tiệm ăn phở, rồi trộn lộn y chang (chắc là học từ mấy em gái nhỏ). tướng công ức lòng mà hổng dám lên tiếng, nói cứ để nó thong thả, mơi mốt miệng lưỡi nó upgrade rồi đâu vào đó đúng cách "à la bắc kỳ viêtnamienne".

    Ngó nguyên rổ su hào to đùng của ôn Hiệp mê quá mê. đậu dữ nói mới nhớ, đúng rồi, má xào lòng gà với su hào,
    thỉnh thoảng trong món miến (bún tàu mình heng) xào lòng gà. má còn bỏ thêm ít su hào sắt sợi xào chung để có chất rau.
    Trời thần ơi... thức ăn VN hạp khẩu vị VN, sơn hào hải vị ngoại quốc thỉnh thoảng nếm còn OK, chớ biểu mỗi bữa mỗi ăn chắc... chớt !

    Bữa nay mới biết đậu dữ ngoài nhạc việt tay phải, lại còn thêm nghề ẩm thực tay trái nữa heng.
    Đậu với ôn Hiệp ráng đứng đây chắn gió dùm, chừng thấy hiền tế tui quẹo vô, ráng ngó coi có cục xà bông trong tay hôn ha, đậng tui còn co giò mần màn tẩu vi thượng sách.
    Grazie hai ôn trước.
    Make the long story... short !

  4. #1784
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by "Can Can" Nhạc Mẫu
    ..... chừng thấy hiền tế tui quẹo vô, ráng ngó coi có cục xà bông trong tay hôn ha, đậng tui còn co giò mần màn tẩu vi thượng sách.
    Mấy ngày nay (từ Thứ Bảy đến giờ) em và Bà Xã xách xe chạy tuốt về vùng quê (khỉ ho cò gáy) nghe chim hót, ngắm mặt trời lặn ở bãi biển và ăn cá nướng - thay đổi không khí. Ở thành phố cả năm nay ngột ngạt quá. Ra đường luôn luôn phải mang khẩu trang. Chỉ khi nào vào v/p đóng cửa cái rầm hay chui vô xe thì mới tháo khẩu trang ra được.

    __o0o__

    Cười đau bụng với bà má vợ của tui! Hổng phải là xát xà-bông, nhạc mẫu à. Vì nhạc mẫu "can" (trễ) sau khi cha già mắc thằng bố đã bị "á-khẩu đột xuất" hơn 2 ngày rồi, nên em nhắc nhạc mẫu vậy thôi. Em không muốn nhạc mẫu quen tật "can" như vậy hoài, không tốt. Also, em cũng không muốn ổng có cớ để xẹt qua kiếm chuyện với nhạc mẫu đó thôi. Ổng đã từng giở chiêu này ra rồi, nhớ hông? Ổng cãi không lại em rồi xọt ngang kiếm chuyện với má vợ để chém vè. Chuyện gì khó, chứ "M.O." (Modus Operandi) của cha nội này thì dễ "đọc" lắm nhạc mẫu ơi.

    __ Phố xá đã vui vẻ trở lại: hình ảnh du lịch, hoa, thơ, bài viết đã đầy ra. Má vợ làm ơn giữ niềm vui cho mọi người, đừng nhắc tới cha già Ó Đâm đó nữa giùm em; để ổng uống rượu xỉn rồi ngủ đi nha má vợ.
    Kéo anh Sáu, anh Hiệp, anh Đậu viết về Sài Gòn Xưa tiếp đi nhạc mẫu.

  5. #1785
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Gọi rau Nhút hay rau Rút là theo người miền Bắc. Cả nhà mình gọi là rau Nhút. Chỉ có mình ên mình gọi là rau Rút. Chắc là hồi bé mình chơi với mấy đứa nhỏ trong xóm nên bị lai chữ. Gọi rau rút chắc là gốc Bùi chu. Xứ "Con trâu trắng cột bụi tre trắng" đấy. Người xứ này phát âm chữ "r" rất đúng. Họ uốn lưỡi, rung lưỡi mấy bận rồi sau rốt mới phát âm ra chữ "rờ". Nghe họ phát âm chữ cặp "ch" và "tr" thì khỏi nói luôn. Nghe rõ sự khác biệt giữa hai chữ cặp này.

    Mình không phải gốc Bùi Chu nên dù có dùng chữ "rút" nhưng cái lưỡi hổng đủ mềm nên không đánh lưỡi đặng khi phát âm chữ "r" như họ. Mình nghe anh ĐN hát bài gì đó mà có chữ "trăng tròn" rất ngộ. Chắc anh là người gốc Bùi Chu? Còn người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh phải gọi là rau Gút thì mới đúng kinh điển.

    Người đời đặt tên cho loại rau này là "Nhút" thì chắc hẳn phải có nguyên nhơn. Mình đoán đại là Nhút là chữ đầu của cặp đôi "Nhút nhát". Nhút nhát chắc đồng nghĩa với "mắc cở"? Mắc cở là tên loài cây mà có anh giai gọi là "Hoa trinh nữ." Thì như làm vậy, có nhẽ ngày xưa, có người nhòm cái lá cây Nhút khép lại khi bị chạm đến thì nghĩ đến hình ảnh người con gái mân mê chéo áo bà ba mỗi khi bị anh giai hàng xóm nhòm trộm. Chắc là cô có dụng ý gì đây? Thứ một, chắc là làm duyên gồi; Thứ hai, chắc là giử chặt cho áo khỏi bị gió thổi bay như cô gái gì đó trong bài ca dao "Qua cầu gió bay"?

    Rồi lại nhòm đến cái vỏ bọc mầu trắng bao quanh thân cây Nhút thì cái anh giai kia lại bảo giống như cô gái mặc ba bốn lớp áo. Nhỡ khi có cởi lớp này cho người ta thì vẫn còn lớp khác phòng thủ vững chắc. Rồi khi cô về đến nhà thì Bố cô cũng đỡ lo vì thấy cô đã không ở trần trùng trục ngoài đường ngoài xá.

    Nói lại chuyện ăn uống nghiêm chỉnh. Rau Nhút, hình như, xào với thịt bò cũng ngon lắm. Mình nhớ lại, hồi nhỏ, mỗi khi lễ lậy thì mới đặng ăn ngon, mặc đẹp. Chả hạn như đám hỏi, đám cưới. Những buổi tiệc nhớn như thế này thường được tổ chức tại tư gia của hai bên. Chứ chả thấy ai đãi quan viên hai họ ở nhà hàng, nhà ăn. Mình chả biết tại sao? Chắc là kiêng kỵ điều gì đó? Ngày ấy cũng chưa có các dịch vụ cho thuê bàn ghế, lều bạt, chén bát, nấu ăn. Họ nhà giai, nhà gái phải lo tất tần tật. Từ a cho đến dét. Từ cái ăn cho đến chỗ ngồi.

    Thì như làm vậy, người nhớn lo tối mặt tối mũi còn đám con nít như mình thì mừng gỡ ra mặt vì được mặc đẹp, ăn ngon. Nhưng cái khoản ưng nhứt, khoái nhứt là không bị người nhớn la rầy gì hết trơn dù có phạm nhiều cái sai nhầm.

    Một trong những món ăn mà mình hay được ăn tại những tiệc cưới là món "Su Hào xào Lòng gà Mề gà". Su hào, Lòng gà, Mề gà toàn là những món khó nhai. Thế mà khi chúng liên kết thì lại thành cái món mà khách không thể ngừng đũa nữa chừng. Thì sách có chép "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" mà lại. Song le, các cụ răng cỏ yếu đuối thì vẫn không dám đụng đũa đến. Chỉ đưa con mắt thế gian ra nhòm thôi.

    Sẵn còn đang trớn, mình xin nói lan qua chuyện trứng gà. Rằng "tại siêu trứng gà mầu nâu mắc hơn trứng gà mầu trắng"? Thì cũng hổng khó giả nhời lắm. Trứng gà trắng là trứng không có trống. Không thể ấp ra gà con đặng. Còn trứng gà nâu là trứng có trống. Có thể ấp ra gà con, nếu theo đúng như sự hướng dẫn. Thì như làm vậy, người ta đã ghi rõ ngoài bao bì đựng trứng: phải để trong tủ lạnh. Chắc là sợ nếu để trứng bên ngoài, với nhiệt độ trong nhà, thì trứng sẽ nở ra gà con?
    Đỗ thành Đậu

  6. #1786
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Bữa trước ngó lá rau nhút thấy y chang lá mắc cở, rồi nghe đậu dữ biểu nó tên nhút vì nhút nhát e lệ nên mần màn xếp lá. Tưởng đậu dữ nói chơi dè đâu là có thiệt.
    Thì tui vô google đọc, mới hay cây rau nhút, cây mắc cở (tại vì còn là trinh nữ nên mới thẹn thùa) cùng tên, mimosa, và cùng thuộc họ đâu fabacea.
    Trong nhóm mimosa nọ, nổi tiếng nhứt là bông mimosa vàng, golden mimosa, danh pháp thực vật là Acacia dealbata. Tại VN mình mimosa chỉ thấy mọc ở đà lạt. Hồi đó nghe mấy chị biểu căn nhà tía mua trên đà lạt (đường Hai bà Trưng) có nguyên hàng mimosa ngay bờ dậu trước, tới mùa hoa vàng rực luôn. Golden mimosa hoa ra từng chùm ngó chán ngắc, nhưng nhờ sắc hoa vàng rực, nên chãy thẳng vô thơ vô nhạc rồi nổi tiếng nổi tăm.
    Bông mác cở cũng là mimosa với danh pháp thực vật Mimosa pudica, tên bình dân là touch me not, shame plant hay humble plant.
    Rau nhút hay Water mimosa danh pháp Neptunia aquatica, là rau trồng trong nước.
    Mắc cở và rau nhút đều là sentitive plant, sẽ xếp lá khi bị chạm vào, rồi chốc sau lá sẽ mở ra lợi.
    Vụ xếp lá của rau nhút chừ mới biết heng. Hồi xưa lúc má mang bó rau từ chợ về thì lá đã xếp bí tỉ rồi, thành đâu có biết. Còn cái lớp vỏ trắng bọc thân cây rau y chang như cái phao để cây rau nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Cành mang lá luôn luôn mọc từ mắt của thân chỗ không có phao bao bọc. Cây mắc cở mọc trên cạn nên không cần phải đeo phao nổi !

    Nói thiệt tưởng chơi là rau nhút, còn nói chơi tưởng thiệt là trái hột gà nâu.
    Đậu biểu hột gà nâu là hột gà có "đạp mái", nghĩa là nếu ấp sẽ nở gà con - còn hột gà trắng là hột gà còn gin, ấp mít mùng cũng hổng ra kết quả. Tui tưởng thiệt mới thông tri cho tướng công tỏ tường, vì sao hột gà nâu đã mắc hơn hột gà trắng. Cái rồi chả cười ngất,
    Té ra... trắng hay nâu chỉ là khác sắc tố của vỏ bọc ngoài... trứng nào lại chẳng là trứng kia chớ.
    Gà lông trắng đẻ trứng trắng, gà lông nâu đẻ trứng nâu. Chớ có sụp bẫy đâu dữ heng, hổng phải vì gà mái bị (vs được) gà trống đạp một phát mà rồi vỏ đổi màu - "stupido, khôn nhà dại chợ", nghe ức hông trời -
    Bữa nay nghe chị kia nói thêm như vầy heng, đúng sai hổng biết. Chỉ nói hồi mình đập trái trứng ra, nếu thấy có "ngòi" và ngòi nớ có chút máu hồng, thì đó là trứng ấp đặng. Chị tu tại gia, ăn chay trường, và ăn trứng không đạp mái. Thành ra nếu dụng trái trứng loại này thì chỉ hổng ăn.
    Google biểu hột gà nâu mắc vì gà nâu to con hơn gà trắng, thành nuôi chúng tốn kém hơn nên giá trứng nâu nhỉnh hơn trứng trắng chút nẹo. Nhớ hồi đó nghe nói trứng nâu bổ hơn trứng trắng, nhưng đây là fake news thôi, thiệt sự thì chúng y chang nhau về thành phần dinh dưỡng.

    Xin hết.
    Ta chúc nhau bình an mùa covid.
    Make the long story... short !

  7. #1787
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Rau muông là món ruột của bắc kỳ. Bắc kỳ làm rau muống 7 món heng. Đại khái từ màn củi lửa và thời gian nấu nướng mà cách gọi khác nhau : luộc trụng xào nấu... Sau này nam kỳ cũng đớp rau muống y chang, dám còn dữ dội hơn đám bắc nữa lận. Nhưng y hình chiến nhứt phải là chẻ nhỏ ăn sống.
    Chẻ hay bào là cắt mỏng dọc theo thân cây rau, rau chẻ bứt hết lá, chỉ lấy cọng thôi.
    Chẻ mỏng xong ngâm nước một chập, thế là cây rau xoắn lợi.

    Hồi đó - đó là thời phần lớn thành viên trẻ trong đây còn ở tận đẩu đâu chưa kịp trình diện cuộc đời heng - trồng cấy thủ công không có phân bón, thành buộc phải xài phân thiên nhiên do con người thải ra để tưới vườn rau trái. Nên rồi... trứng giun trứng sán mới nở rộ. Rồi để diệt trừ đám trứng này, các loại rau ăn sống bèn được ngâm thuốc tím, tím là kêu theo màu của nó. Thuốc tím sát trùng rất tốt, cái chi rửa bằng thuốc tím coi như chắc ăn. Thuốc đỏ cũng sát trùng nhưng không dùng để ngâm thức ăn như thuốc tím. Rau muống bào xong ngâm nước pha huốc tím, để 1-2 tiếng, bảo đám trứng giun trứng sán ngủm ráo. Xong vớt ra rửa lợi với nước thường mần màn ăn chắc.

    ...................

    Cái ni nú tui còn nhớ như in : Hồi biết đi biết chạy biết bốc đất cát lủm, mỗi bữa mỗi bị má ẵm ngửa, đè ra rửa vết thương đầu bằng thuốc tím. Vết thương mấy năm mới lành - chắc vì vệ sanh thiếu thốn - rồi để lợi cái sẹo to đùng ngay da đầu khúc trên tai trái. Cái sẹo phiền hà quá lắm cho việc chọn cách làm tóc, sao cho nó đừng ló ra đặng bảo tồn nhan sắc khiêm tốn của con qúi nữ !
    Rồi tại sao lại có cái sẹo ni hử ? Thưa vết thương nọ có là vì đã xảy ra chi đó hồi má chuyển dạ và chuyển sớm trước thai kỳ cuối. Nghe kể má bịnh nặng lắm cà, rồi BS biểu thôi phá nó đi, bề chi có chào đời, trí thông minh của nó cũng hổng bình thường đặng. Nghe hết hồn không trời ! Nhưng... tía má đồng lòng giữ lợi đứa con. Má nói nó ra sao cũng nuôi tất, còn tía thì tuyên bố chắc ăn như bắp một câu rất phản khoa học "chỉ nội vụ nó thoát được bao hiểm nghèo của thai kỳ thôi cũng đủ thấy nó ngon lành thứ thiệt. Cái rồi... má trở dạ vào tháng thứ bảy, sanh ra con thị mẹt yếu ớt như mèo con, đầu ghẻ lở tùm lum vì chuyện nhiễm trùng tử cung của má. Thai nhi được đưa vô lồng ấp. ấp luôn một chập hơn hai tháng trời, còn má thì trụ sanh IV cũng ròng rã liên tục. Đây là lý do vì sao bà không có sữa nuôi con, qúi nữ được nuôi bằng nước cơm chắt pha sữa hộp, cho tới khi thằng lớn nhà chú tư (hơn tui 1 tuổi) chê sữa mẹ đòi ăn dặm, chú thím chưa tính có thêm con nữa, nên tui được thừa hưởng bầu sữa của thằng hai.

    Mỗi bữa chú tư bồng con cháu gái qua cho thím nuôi sữa, trong khi tía lớp phải đi làm, lớp phải lo cho đám con còn nhỏ. Tính theo phong tục trung hoa thì... chú thím tư và đám em họ sau này y chang ruột thịt vì cùng uống 1 bầu sữa chung. Hồi chú thím tư bịnh năng, tui và tướng công phải đi đi về về Phylly còn hơn chạy giặc, không chỉ tía má ruột hai bên, mà còn thêm tía má nuôi sữa nọ, 6 trự bô lão cùng lúc.

    Đã xảy ra chuyện tranh chấp ngôi thứ giữa tui và thằng hai nhà chú tư. Nó biểu tui phải kêu nó là anh vì nó hơn tui 1 tuổi, và tui phải trường kỳ mang ơn nó, vì nếu nó hổng sanh trước tui thì sữa đâu ra ! Nhưng nếu tính theo thứ hạng thúc bá thì nó phải kêu tui bằng chị (chị họ) vì hai ông cha là anh em ruột của nhau. Sau này hai ông bố nọ còn có thêm một đám em cùng cha khác mẹ, phần lớn sanh sống ở bắc việt (vì ông nội chọn ra bắc theo bà thiếp trẻ). Thành ra... có lần tía biểu "đám con cháu nhà mình đang bắn nhau ngoài chiến địa, thảm hoạ dân tộc là thế".
    Tía lai tàu nhưng ghét tàu quá thể, ghét thâm căn cú đế từ nẳm nằm chớ hổng phải gần đây heng. Nhưng hổng phải chỉ trung cộng mà hết tất cả CS, cứ nghe tới CS là lắc đầu ngán ngẫm, rồi tía giao hẹn đám con cháu "đứa nào dính dáng vô đảng hay cán bộ con cháu gộc thì đừng dẫn tới thăm tau heng bây, mất công sanh... án mạng !

    ...........................

    Chuyện nọ xọ chuyện kia thành tật rồi, đang nói về rau muống rồi quẹo cua lòng dòng.
    Một bữa hai đứa qua nhà chị 5 đớp bún, chị năm nói rau muống mắc quá xá, mà hổng phải khi mô cũng có mua, rồi chị thế rau muống bào bằng cần tây celery. Cong cần được bào mỏng ngâm nước, cũng xóắn xít y chang rau muống, hổng biết ăn có giống không bị tui hổng ăn, mà có ăn cũng hổng so sánh đặng vì chưa hề ăn rau muống chẻ bao giờ.
    Mới sực nhớ ra một kỷ niệm hãi hùng. Có lần má đi chợ mang dìa bó rau muống. Y hình rau trồng ở sông Trương Minh Giảng, khúc nước đen ngòm như nước rạch và có rất nhiều toa lết cộng cộng dựng dọc theo mé sông. Sáng sáng thấy bạn hàng chèo ghe cắt rau muống bó lợi mang ra chợ bỏ mối. Má dặn dò lặt rau rửa rau để má nấu canh cho tía thời. Thánh thần thổ địa ơi... chừng mở cọng lạt cột bó rau ra, cái thấy giữa bó rau có cục phân tổ mẹ. Hết hồn không trời !

    Nên rồi.... ai chê ai cứ ai cười, rau chi thì ăn chớ nhứt định hổng ăn rau muống
    Mơi mốt đậu dữ có cho rau, nhớ đừng cho rau muống phí của giời. Đậu giữ rau muống lợi, cho vợ chồng tui bịch giá sống. Tướng công nói chả hạp vợ khoản giá sống ni, chớ còn mệ nọ (là tui heng) vốn con nhà bần cố nông, thành chỉ ăn uống tuyền thức ăn hạ tiện - cho đồ sang trọng mệ đực ra -

    Tuần này tui theo đoàn y tế sang đất Ontario hàng xóm. Tình trạng bên bển tồi tệ quá lắm rồi.
    Bữa nay nghe tin AstraZeneca sẽ được nói rộng tuổi thêm, cho 50 trở lên thay vì 55 như trước.
    Ta cùng chúc nhau bình an mùa covid. Hàn
    Hàng phố bảo trọng.
    Make the long story... short !

  8. #1788
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Ngày xưa, trên thiên đình, có một vị thần trẻ tuổi đẹp giai và tài hoa. Ổng giỏi đờn địch sên phách nên Ngọc hòang cho làm bộ trưởng bộ đờn địch. Chuyên lo phần văn nghệ, nhạc nhẹo cho các buổi tiệc tùng đình đám trên thượng giới. Sau một thời gian chăm chỉ lo toan công việc, tự nhiên tự lành, ổng đâm ra chán chơi nhạc của mấy tiên ông tiên bà sáng tác. Vì nhẽ là bài nhạc nào cũng vui hết trơn hết trọi. Trăm bài như một. Giống nhau như đúc. Thầy đờn chỉ cần chơi dăm bài là biết mấy chục bài theo sau cũng theo thể thức ấy. Nhắm mắt nhắm mũi chơi cũng đúng. Chả có nhẽ nào sai đặng.

    Trộm nghĩ, cái chốn vui thật là nước thiên đình thiếu hẳn những bài tình ca trai gái diễm tình nên khiến người chơi nhạc và người nghe mới mau chán như làm vậy? Chắc chắn là ở trển không có nhạc thất tình rồi? Thì phải là nhạc thất tình thê lương mới đi sâu và ở lâu trong lòng người nghe. Chứ nhạc tình mà vui vẻ thì cũng chả để lại chút gì, gọi là "dư âm", trong lòng dạ người nghe. Cái gì vui vẻ thường qua rất vội vàng. Thì thế gian hay bảo: "vui là vui vội, buồn la buồn lâu" mà, phải hông?

    Thì như làm vậy, vị thần trẻ tuổi kia mới lang thang qua chốn trần gian để tìm nguồn cảm hứng cho những sáng tác mới, sau này. Sẩy khi đến xứ Việt, ổng nhòm thấy một người con gái ngồi giặt lụa bên sông. Mặt nàng đẹp như hoa. Dáng người mỏng manh "như cánh vạc bay." Nàng mặc áo mầu tím hoa cà. Nom đẹp hơn mấy tiên nữ trên thượng giới nhiều lắm. Lòng dạ vị thần trẻ tuổi kia rạo rực như trái tim treo trên ngọn lửa. Chắc là ổng phải lòng cô gái giặt lụa rồi?

    Thì như làm vậy, ổng bèn hóa mình làm một thanh niên nghèo và biến bãi đất hoang gần nhà nàng thành một căn nhà tranh để ngày ngày qua lại nhà nàng làm thân. Và rồi từ đó, ổng ôm đờn hát giữa giời rằng:

    "đêm đêm dưới ánh trăng vàng,
    tôi với cây đàn âm thầm thở than"

    (Cô Hàng Xóm - Lê Minh Bằng).

    Chả biết ổng học loại đờn tây ở đâu và khi nào mà tiếng đờn nghe dỡ quá. Còn giọng hát thì chán hơn nữa. Người ta bảo, thế gian có luật bù trừ: Được cái này thì mất cái kia. Mà ổng thì mất cả hai cái. Đờn không hay mà hát cũng dở. Chắc ổng sanh nhằm dưới một ngôi sao xấu không tên nào đó. Nhưng nhẽ Giời chả chối bỏ ai nên, đôi khi, ổng được nàng khen mấy câu gọi là "động viên" một mầm non mới trong thế giới đờn địch:

    "Tôi ca không hay tôi đàn nghe cũng dở
    Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
    Làm tôi thấy trong tâm tư xôn xao"

    (Cô Hàng Xóm - Lê Minh Bằng).

    Hóa ra, nàng con nhà giầu, tên là Muống. Nguyễn thị Muống. Bố làm nhớn nên ngày ngày nàng đi sóp binh bằng xe huê kỳ. Sẩy một ngày kia, nàng bị người bán hàng lừa nên mua nhầm khúc lụa cũ xì. Nom rất chán. Lại phải lúc trong mùa dịch bệnh Covid-19, không thể mang lại tiệm để trả lại như lúc bình thường, nên nàng mới mang khúc lụa ra bờ sông để giặt cho đỡ buồn. Thì ngay trong phút ấy, vị thần trẻ tuổi đẹp giai kia lang thang qua chốn này. Thế mới sanh chuyện.

    Rồi một hôm, vị thần trẻ tuổi đẹp giai kia đi thật xa. Ổng về thiên đình để chuẩn bị cho cái lai sô của một tiên nữ. Cô tiên ca sỹ này hát hay nhưng phải cái tật sắm tuồng lâu. Chừng mần xong cái lai sô thì đã mất hai năm mấy tháng. Vị thần trẻ tuổi đẹp giai kia vội vàng khăn gói quả bí về lợi trần gian. Khi ổng về đến đầu ngõ vào làng thì hay tin cô gái giặt lụa bên sông năm nao đã sang sông.

    "Hôm nay đón cánh thiệp hồng
    Em báo tin rằng lấy chồng giàu sang
    Đời em nhiều may mắn
    Có nhớ anh nhạc sĩ nghèo này không?"

    (Cô Hàng Xóm - Lê Minh Bằng).

    Ổng buồn quá, "Đập vỡ cây đàn" rồi đi ra quán uống mấy lon bia giải sầu giải cảm. Hổng dè, bụng dạ buồn rầu chả thiết việc ăn nên mấy lon bia kia mới làm ổng say quá xá say. Chừng trên đường về nhà, lúc đi ngang qua cây cầu, nơi nàng Muống áo tím ngồi giặt lụa ngày nào, ổng trượt chân té lăn xuống sông chết đuối.

    Mấy ngày sau, người dân làng đi ngang qua nơi này thì thấy một loại rau lạ mọc lên. Thân rau ngoằn ngèo, có nhiều mắt và rễ mọc ra từ những mắt này. Thì như làm vậy, dân làng mới kháo nhau đây là hồn của vị thần trẻ tuổi kia hóa thành. Khi thác mà lòng dạ ổng chưa được thanh thản, còn vương vấn đến nàng Muống như cái thân rau ngoằn ngèo và đám rễ rậm rạp kia. Chừng khi rau ra hoa thì, lạ lùng thay, màu tím giống như màu áo nàng Muống thường mặc năm xưa.

    Thì như làm vậy, từ đó, dân làng gọi loại rau này là rau Muống.
    Đỗ thành Đậu

  9. #1789
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Qua nay tuyết rơi. Sáng dậy ngó ra vườn thấy tuyết phủ trắng. Vậy là tiêu luôn khóm hành tím rồi.
    Thì tuần trước nhờ tướng công đi chợ mua hành, cái chả xách dìa 1 bịch hành 8 ký, vì nó đang... on sale, mà lại hành tím nữa (là thứ em thích) Trời thần ơi, hành củ thì màu nào hổng vậy, thích là thích là sao ?
    Té ra là bà cơm tháng trộn gỏi gà rau răm với hành củ tím ngâm dấm ngó rất đẹp mắt (mắt chả heng, hổng phải mắt tui) nên rồi mới mua nguyên bịch cho... rẻ. Mà on sale nghĩa là phải ăn liền không để lâu đậng, thành ra mới có chuyện ha thổ chúng thay vì chờ cho chúng ủng rồi thúi đi. Dè đâu... vợ còn tính hổng lợi trời (huống chi đám đực rựa... hà tiện hổng đúng chỗ) nên tưởng rẻ hóa lại mắc nhiều lần hơn. Chỉ có tiệm rau là lời, khỏi mất công mang mấy bao hành dục thùng rác !

    Sau đây là chuyện cô-vi.
    Quê điên vừa loan báo việc đã có 1 case đầu tiên về covid double mutant, có tên gọi indian Covid vì đã kiếm thấy lần đầu tiên ở India. Super cái nữa là... người bịnh đã được chủng ngừa rồi với thuốc Pfeizer. Hai bữa trước y tế quê điên hạ hạn tuổi của AstraZeneca xuống thấp, 45 thay vì 55, thế là dân chúng ùn ùn sắp hàng ghi tên, nghe nói rồng rắn từ 4 giờ sáng lận.
    Hiệp hội nha sĩ quốc gia (xứ quê heng) cũng mới can thiệp và can thành công để thành viên của hiệp hội được chủng ngừa sớm (thay vì chờ tới đúng hạn tuổi). Cô chiêu phôn sang nói con mới chích bữa thứ ba, hỏi chích chi, nó nói chích Moderna.
    Ở sao cho vừa lòng người, bộ trưởng y tế quê điên (no BS nor nha sĩ) mới săn tay áo nhận vaccine AstraZeneca theo đúng hạn tuổi thì hổng nghe điều tiếng chi, tới hồi ngài BS điều hành service chủng ngừa chích Moderna thì đã echo rùm trời, rằng chọn thuốc xịn cho mình, mà thiệt tình là thuốc đó phân phát cho toàn vùng ổng cư trú ! J&J ít nghe tiếng tại quê điên, có lẽ vì phát hành hổng kịp nên chuyện phân phối đã chậm lợi.

    Vợ chồng tui chích Pfeizer từ ngày đầu, chừ mới có hẹn cho 2nd dose vào đầu tháng 5, nghĩa là 4 tháng sau 1st shot.
    Đất Cà xưa rày vốn chậm chạp thua hẳn anh em hàng xóm phía nam.
    Bữa trước chờ lâu quá tui nói thôi cho chích J&J đi, chỉ 1 phát là xong, thế là bị xếp lớn la rầy việc... thiếu đức kiên nhẫn.
    Chừ thì... từ đây tới đó, tụi tui có thể dính indian double mutant như chơi heng.
    Không rõ vì sao double mutant lại xuất hiện ở phía bắc quebec, vì vùng này trên nguyên tắc hổng có 1 mạng di dân ấn nữa cà.
    Đám ấn thường sang ở Toronto, Ontario. Còn đám pakistan bangladesh thì tụ ở Montreal Quebec.

    Tình trạng covid ở Ontario đã vượt khỏi tầm kiểm soát rồi, nên chánh quyền Ontario la làng, nhờ hàng xóm quebec sang đỡ đần một tay vì... kinh nghiệm đã thừa thãi. Mà thừa thiệt. Năm ngoái quebec xất bất xang bang, người chết như rạ tới nỗi chôn hổng kịp trong các bịnh viện long term care. Tỷ lệ tổn thất nhơn mạng trên 100 ngàn dân số thì... montreal dẫn đầu thế giới (trên cả New-york)
    Khi đó các hiểu biết về em co-vi không có, chưa có. Bịnh viện thành phố tràn ngập.
    Rồi thì người bịnh nào khá khá liền chuyển liền qua chronic care để còn chỗ nhận bịnh nặng acute.
    Chẳng may ra... bộ y tế lcckdown luôn các chỗ này cho ăn chắc, không cho phép gia đình thăm viếng nữa.
    Nhơn viên thiếu thốn, lớp bỏ việc, lớp chạy lăng xăng qua chỗ khác làm thêm, nên rồi lây lan lẹ..
    Tổn thất vọt lên tại các bịnh viên long term care này, không trực tiếp vì covid nhưng vì thiếu chăm sóc rồi chết vì suy nhược (đói và nhứt là khát), cho mãi tới khi quân đội kéo vào !
    Tổn thất sanh mạng tại quebec chiềm 50% toàn canada, trong đó hơn phân nửa ở tại Montreal.
    Đây là kinh nghiêm xương máu tích lũy được, giờ thì... truyền lợi cho hàng xóm biết, trên nhứt là... chỉ giới hạn mà không bao giờ được lockdown các chronic care, vì ở đây service gia đình trông nom là chánh.

    Ngó bên ni bên nớ 1 chập thì nhận ra 1 điều : Chỉ cần cung cấp ra toàn thê giới mask, gown, găng mũ nón và các vật liệu cung ứng vòng ngoài cho dịch covid thôi, cũng đủ để kinh tế trung cộng vươn lên, hổng kể những cung ứng xã hội khác sản xuất từ tàu cộng.
    Rồi ai vào tàu lập hãng xưởng vì nhơn công rẻ heng ? Thưa... toàn thế giới tự do chớ ai nữa, nhứt là mỹ.
    Tư bản luận có một câu đúng quá xá đúng, rằng tư bản làm và cung cấp thòng lọng để tự thắt cổ chính mình (hay cái chi đại khái vậy) nên rồi... tư bản đang dãy chết ! Vài thập kỷ trước câu này được coi là sai, vì chủ nghĩa CS đã chết ngay từ cái nôi cách mạng tháng 10.
    Nhưng CS tàu khác CS nga, muôn đời thế giới tây phương không thể hiểu ra và biết đặng đám mũi tẹt da vàng nọ, nên rồi đám thòng lọng customed made kia của mỹ, có vẻ đang được tàu cộng kín đáo xử dụng và thành công (từng bước một, đúng thế liên hoàn ?)
    Chừ thì có thể ai cũng sáng mắt ra chút đỉnh rồi, nhưng có lẽ còn lúng túng nên chưa biết tinh sao, nhứt là trong tinh hình đại dịch hiện tại ! Mong rằng... nú tui đang nói sảng !

    Tình hình huê kỳ ngó bộ khủng hoảng vì chia rẽ quá lắm rồi, như chưa từng bao giờ có vậy.
    Thôi thì cũng chúc cho họ thoát ra cảnh rối rắm hiện tại đậng còn ngó thẳng vào tương lai mà tiếp tục lãnh đạo thế giới.
    Ở với mỹ nếu có khổ củng được tha hồ chửi nhắng lên hổng sao, chớ còn chung sống với tàu cộng, chỉ cần vùng vằng thôi heng chớ chưa mở miệng nữa cà, thì bảo đảm nửa đêm về sáng, công an khu vực sẽ tới gõ cửa nhà dẫn đi, và gia đình nhớ ngày đặng cúng giỗ.
    Ngó chi cho xa, ngó nga xô kìa, XHCN đã sụp từ cả 3 thập kỷ rồi, vậy mà ảnh hưởng của chúng vẫn bao trùm chưa thoát ra đặng.
    Minh râu gian hùng nói rồi chuyện "100 năm trồng người". Trồng chi lâu vậy trời ! Trồng người thành vượn chỉ cần 10-20 năm thôi, vì công thức đã có sẵn. Trồng người đúng nghĩa nhơn bản thì dám còn lâu hơn thế nữa, và sửa vượn thành người, bảo đảm thời gian dài gấp đôi, ngay cả khi tất cả chung lòng. Lòng không chung thì coi như... khỏi !

    Dà, bữa nay hô khẩu hiệu nhiêu đó thôi heng, bị hiểu biết cũng tới nhiêu đó thôi.
    Lóng rày chỉ tuyền nghe chuyện covid chớ hổng nghe chánh trị nữa.
    Tại quê diên, các xí nghiệp kinh doanh đóng cửa, chừ chánh phủ bỏ tiền giúp đỡ để họ xay sang làm mask và trang thiết bị y khoa cung ứng nội địa, không chờ chánh sách trung ương nữa.
    Và với tình thế hiện nay thì... lần bầu cử tới, đảng cầm quyền hiện tại sẽ làm thêm nhiệm kỳ nữa.
    Trong khi ấy thì thủ hiến Ontario hàng xóm đang bị lôi ra xát xà bông Camay kỳ cọ cẩn thận kỹ lưỡng (nghe nói chả dị ứng Camay mới là kẹt cho chả), rằng Ford là vị thủ hiến tồi tệ nhứt trong lịch sử hành pháp Ontario. Chánh trị nhức đầu vậy mà sao người ta cứ thích lần vào, thiệt vẫn chưa hiểu nồi.

    Ta cùng chúc nhau bình an mùa đại dịch
    (few... lâu quá mới thấy bác HV vào phố, bác vẩn an mạnh heng, chừ sức đâu nữa mà tính chuyện ngủ đò hở bác)
    Make the long story... short !

  10. #1790
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Tên gì ?

    Mimosa là tên để gọi 3 loại cây : mimosa vàng - golden mimosa, là mimosa sang trọng mọc tuốt trên đà lạt. Mimosa trinh nữ tức hoa mắc cở, Mimosa nước hay rau nhút. Đây là hoa nói bữa hổm heng.
    Bữa nay là một loại hoa khác, hoa mai vàng, biểu hiệu cho ngày tư ngày tết VN vì nở vào mùa xuân.
    Ra ngoại quốc thinh không thấy thêm loại mai khác cũng màu vàng y chang và cũng nở đầu mùa xuân : hoa forsythe.

    Ôn Hân ở tây nên kêu nó là mai tây. Ôn kia ở mỹ biểu nó là mai mỹ.
    Hổng biết xuân "dưới đó" có loại bông này không, và nếu có thì kêu nó là chi, mai úc chăng ?
    Mấy chuyên gia thực vật VN đật cho nó cái tên văn vẻ thơ mộng hơn nhiều : Mai gầy.
    Mà nó gầy thiệt, cành khẳng khiu chớ hổng mập bự như mai mình.
    Rồi lần mò chập nữa thì lòi ra môt loại mai khác, mai dây tức Cassia thuộc họ muồng, danh pháp thực vật là muồng hoàng yến. Miệt Provence xứ pháp, nhà nào cũng có 1 giàn mai dây, chùm hoa mọc rũ xuống rất là đẹp mắt.

    Mai gầy mai dây nghe thi văn tao đờn, còn mai vàng thì có hơi dùi đục chấm xì dầu chút đỉnh.
    Mai gầy bên tui chừ nở rộ những bụi vàng rực sân trước nhà dọc trên đường tới sở.
    Vậy chớ thánh hai tháng ba, mai gầy bày bán trong tiệm hoa, 1 cành nhỏ xíu giá xỉn xỉn 4-5 bucks, mua 1 bó 10 nhánh nhỏ hìu chưng độc bình ngày tết, xỉn xỉn 4-5 chục đô. Ngó bà con bên mỹ, bưng nguyên bó to đùng mấy chục nhánh mà chỉ tối đa 10-15 bucks, ganh tị quá xá !
    Mai dây ở bắc mỹ ít thấy hơn so với âu châu. Miệt Carcassogne mai dây chỗ nào cũng có, chỗ mô có kê băng kê ghế cho mình ngồi nghỉ mệt là y phép trên đầu có giàn mai dây. Y hình thực vật vùng nào hạp thổ ngơi vùng đó.

    Đậu dữ biểu hoa rau muống màu tím. Hổng rõ tím lịm như bông sim hay tím hoa cà (à, hoá ra tím hoa cà là tím lợt, nói như két mà hổng để ý) Tui nhớ mấy bạn hàng chèo ghe trên lạch Trương Minh Giảng cắt hái rai muống về bán ngoài chợ, nhưng trong bó rau muống không bao giờ có hoa ráo. Mà đứng trên cầu có ngó xuống lõ mắt cũng hổng nhìn ra bông hoa rau muống ở khúc nào, bị khoảng cách quá xa mà bông hoa y hình nhỏ xíu nên hổng thấy nổi !

    Bữa qua, chị năm cho bún riêu, nhưng thiếu giá sống.
    Chị năm nói giá sống mua nguyên bịch ăn hổng kịp nên thúi hoài, chừ chị bào celery thế rau muống chẻ.
    Bún riêu thiếu giá sống là thiếu cả bầu trời, thành tui... đình công.
    Cha kia vốn hổng hảo bún riêu nên bèn chiện hột gà ăn cơm đỡ.
    Hộp bún riêu được mang qua nhà cho cô út ăn thế..
    Ăn xong nó khen rối rít, nói bún riêu có rau muống chẻ ăn kèm với dấp cá, nuốt một miếng thấy thiên đường.
    Chị năm nói lẽ ra phải có tía tô kinh giới, nhưng làm biếng ra chợ thành ăn dấp cá đỡ.
    Nói nào ngay... trong đám rau thơm tui chỉ biết rau húng cây húng quế và rau ngò (bà ngoại gọi ngó là rau mùi, còn ngò gai là mùi tàu)
    .
    Xa quê mấy chục nắm trước, khi thức ăn việt chưa thạnh hành như bây giờ, tui chỉ thèm phở và bún bò huế, còn thì không thèm thêm chi khác nữa. Vậy chớ bữa qua lễ xong hỏi ông linh mục VN (gốc Bùi Chu) thì ông lại thèm bát canh rau đay nấu tôm kèm thêm tí rau nhút.
    Ông trông coi 1 giáo phận nhỏ gần Vancouver. Bắt phà sang cho lẹ (40 phút) còn lái xe lại phải đi vòng bọc hết nửa cái lake to đùng, xỉn xỉn 2 tiếng rưỡi. Trong tình trạng ấy thì sao mà có thực phẩm việt nam.
    Mùa này chỉ tuyền lobster thôi nhưng không có rau đay rau mùng tơi rau rrrrút để nấu bát riêu - trời thần ơi, ông uốn lưỡi nghe rột rột y chang đậu dữ tả vậy !

    Ta chúc nhau bình an mùa covid.
    Bà con bảo trọng.
    .
    Make the long story... short !

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:02 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh