Register
Page 137 of 222 FirstFirst ... 3787127135136137138139147187 ... LastLast
Results 1,361 to 1,370 of 2216
  1. #1361
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Chữ có trước Jesus hay Jesus có trước chữ?

    Thấy chữ "vinh" bự quá thì xài "vênh" cũng đặng:

    Vênh qui, vênh diệu, vênh dự, vênh danh, vênh hạnh,

    vênh hiển, vênh hoa, vênh thăng...
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1362
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    * bổ túc: "vinh" là vẻ vang, rỡ ràng, rực rỡ, xán lạn.

    Nếu không dám dùng chữ "vinh danh" thì đi một vòng chật giấy chút đỉnh cũng được: nâng bi rực rỡ.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1363
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Lại nói về cuộc chiến Việt nam. Rằng, bảo Mỹ tạo ra và kéo dài cuộc chiến tại Việt nam để tiêu thụ đống vũ khí tồn đọng của Mỹ sau 2 thế chiến là không đúng, là biết một mà chưa biết một rưỡi. Nói nào ngay, số vũ khí trang bị cho quân lực VNCH đã được Mỹ viện trợ miễn phí. Nghĩa là, Mỹ cho không VNCH số vũ khí này. Sao Mỹ không rì sai cồ chúng để tái tạo ra sảm phẩm mới? Đem bán lấy vốn lấy lời mà lại mang qua Việt nam? Phải có nguồn cơn khác để giải thích việc này. Chứ không đơn thuần làm kinh tế này nọ. Và nếu kéo dài cuộc chiến thì Mỹ sẽ thiệt hại tài sản nặng thêm. Chưa kể đến số tử vong của lính Mỹ tham chiến ở Việt nam cũng tăng theo. Thì như làm vậy, kiểu lập luận cho là Mỹ tạo ra cuộc chiến ở Việt nam và cố tình kéo dài để buôn bán vũ khí là của người chưa biết cái cò súng nằm chỗ mô vậy.
    Chính phủ Mỹ không có thể tự chế tạo vũ khí thì kiếm đâu ra súng đạn, xe cộ, tàu bè, máy móc mà đem cho Việt nam? Muốn viện trợ đồ nghề cho Việt nam thì chính phủ Mỹ phải móc hầu bao từ công quỹ quốc gia để mua từ các công ty (Mỹ, Canada, Âu châu, Nhật...).

    Chuyện tiêu thụ vũ khí chỉ là một phần nhỏ, không phải là tất cả nguyên nhân và mục đích của chiến tranh. Kỹ nghệ vũ trang đúng là hốt bạc trong thời chiến, chả cần biết ai đánh với ai, hết Việt nam thì có Áp gà nít tan, Một răng, Một rắc, Cu ết, Nam tư, Ly bia, Ít reo, Ba lết tin, vân vân.

    Chiến tranh Việt nam kéo dài vì có nhiều phe tranh chấp, hoặc đứng sau lưng giật dây trục lợi cho mình: Nga, Trung cộng, Pháp... Kết luận mọi chuyện đều tại Mỹ hết là tầm phào.

    Nhân tiện nói luôn về những video trên Youtube, nó có tính giải trí và phiên phiến thôi. Xem bà con ca hát lắc mông, khoe hàng hay khoe tài thì ok, còn những vấn đề cần nghiên cứu tìm tòi kỹ lưỡng thì phải chịu khó đọc (nhiều) sách. Xem một cuốn phim rồi cho rằng mình hiểu hết trời đất, thần thánh, con người, muông thú thì có khác gì dân theo đạo, nghe trích dẫn, giảng giải vài ba câu hợp ý rồi là tin như chân lý.

  4. #1364
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    *

    Dà... cám ơn đậu, ốc và thày năm.
    Cách lý luận của cô nọ tui nghe từ rất lâu, lúc cuộc chiến còn đang ác liệt. Chừ thì được nghe lợi với ít nhiều sửa đổi cho phù tình hình và hạp hoàn cảnh.... hậu chiến 44 năm. Có vẻ như, theo lập luận này thì... mọi chuyện tồi tệ tại quê nhà, nếu đã, đang và vẫn xảy ra, là do hậu quả chánh sách ác ôn của đế quốc mỷ, lèo lái tiếp tục đám tay sai CIA đã gài vào bộ trung ương đảng CSVN, những ung nhọt mà đảng hổng thể loại trừ !
    Theo cô tui vất vả quá xá, bị ngôn ngữ của cô thường khi bí hiểm tới lạ lùng. Có thể vì khả năng ngôn ngữ của cô (trong đó việt ngữ là một) quá giới hạn chăng ?

    Dà... tui tìm trong tự điển ra hai động từ với ít nhiều dị biệt : to honour và to glorify, được định nghĩa như sau :
    - To honour : do credit to - Honorer : Tenir en haute estime.
    - To glorify : praise and worship - Glorifer : honorer en proclamant sa gloire.
    Theo như vậy thì... có vẻ glorifier đứng trên honorer một bực.

    Ta có thể honorer những thành công vượt trội mức bình thường nếu muốn. Nên và rất nên honour những nghĩa cử cao đẹp. Và... glorifier các anh hùng đã hy sanh vì đất nước. Chết cho quê hương là một hành động ngoại khổ mà... theo ý riêng tui, còn bảnh hơn cái chết của đức Jesus trên thập tự giá nữa lận. Vì răng heng ? Thưa vì... đức Jesus đã tự chọn viết program cho chính mình, còn những người lính thời chiến ấy không hề chưa hề chọn cho chính họ, nhưng rồi bị đẩy vào cuộc, buộc vào bổn phận, và rồi đã chết để hoàn thành bổn phận ấy. Bảnh hơn là cái chắc ! Nên rồi (y hình) quốc gia nào cũng có ngày chiến sĩ trận vong "glorifier ceux qui sont morts pour le patrie".

    Không rõ vinh danh trong tiếng việt dùng cho honour hay glorify và không rõ có được dùng chánh xác hay đã nhập nhằng quá khổ trong một vài trường hợp, vì không thấu đáo đã đành, lắm khi còn là hình thức cân đai áo mão tặng nhau lấy thảo ?
    Ở quốc ngoại, các cựu quân nhơn (hay có thể cả cựu yếu nhơn chánh phủ đệ nhị công hoà) khi chết, người ta thường mang cờ phủ lên quan tài cho tang lễ thêm trang trọng có lẽ. Việc này nên tránh vì sai lễ nghi quân cách, theo ý riêng tui. Xin giải thích như sau : Quân nhơn công chức chết vì nhu cầu quân vụ công vụ thì mới phủ cờ. Cùng với cái chết này, gia đình họ sẽ được lãnh tiền tử tuất, một cách thức tri ân của đất nước. Chừ thì cờ được phủ lung tung, có thể vì tiêu chuẩn đã đơn giản hẳn lại, hay chỉ cốt là tiếng cám ơn về những "bóng mát" họ đã rải xuống cuộc đời đám tị nạn lưu vong chúng ta. Gì thì gì... lá cờ ấy luôn luôn ít nhiều mở lại quá khứ của một đất nước đã tức tưởi bị xoá tên.

    Còn chuyện nào nói vui hơn không, chớ chuyện xìu rìu này nghe miết trầm cảm quá xá !
    Chào cả phố.
    Make the long story... short !

  5. #1365
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    *

    Trong youtube, đám phụ nữ việt ôm guitare classic, ngoài cô Kim Chung còn có cô Le Thu ni.
    Ngón tremolo của cô hổng biết ra sao, nhưng bài nhạc sau thì cô chơi rất tới, tới hơn đám đực rựa.nữa cà.
    Clip nhạc ni chắc là cũng lâu rồi, khi cô mới nổi, gu ăn mặc lúc ấy ngó chừng chưa có class.
    Mấy clip sau thấy cô đẹp hẳn ra.
    Ẹnoy heng bà con.
    Rồi thủng thẳng chờ ý kiến các bậc anh hùng trượng phu đầu đội nón chơm mang dép trong phố .



    Make the long story... short !

  6. #1366
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Em chào Làng xã và khách vãng lai,

    Em là dân quê, đầu trần chân đất, bụng dạ ngay lành nên thấy sao nói vậy. Tuyệt không dám gian dối nhẽ nào. Rằng, xin thú nhận cùng Làng xã và khách vãng lai là, ngày xưa, trình độ đờn ghita cổ điển của em chỉ ở mức độ vỡ lòng. Chủ lực là học lóm thông qua nhòm trộm cách chơi của người khác. Chứ có được học hành trường lớp gì đâu. Nhưng Giời cho em sáng dạ, tinh mắt. Chỉ nhòm trộm dăm bận là em nắm được cách chơi. Mấy anh giai trong xóm bảo là em có nét giống bọn ma giáo trong truyện Kiếm hiệp. Chuyên tìm cách học lóm chân kinh người khác. Song le, mấy em gái láng giềng lại rủ lòng thương em hết sức. Chắc tại cái nét đẹp giai di truyền của em?

    Còn cô Thu Le thì được đào tạo kinh điển, trường lớp đình huỳnh. Được mời trình diễn nhiều lần ở nhiều nơi. Có nhẽ, tài đờn của cô thuộc đẳng cấp quốc tế? Thì như làm vậy, em chả dám có ý kiến gì về tiếng đờn, ngón bấm của cô. Em chỉ xin ý kiến nhỏ nhoi về trang sức của cô mà thôi. Như chị Lú ngó chừng trang phục của cô Thu Le là chưa có class, em nhận ra cái kiềng của cô đeo ở cổ to hơn nhẽ thường tình. Nổi cộm xuất sắc trên vùng cổ và vai. Nếu chỉ nhòm thoáng thì cô giống mấy nữ chúa trong các phim Hy lạp thời cổ đại. Không biết ai đã tư vấn trang sức cho cô?

    Trộm nghĩ, trong clip này cô Thu Le chỉ đờn nhép. Chứ âm thanh thì đã được thu trong sờ thiu đi ô từ trước rồi. Lúc cô ngồi đờn ngoài vườn, hoặc trong nhà thờ (?), hay bên song cửa thì âm thanh vẫn rõ ràng, trong sáng và không bị tạp âm quấy nhiễu gì sốt. Ngoài việc ấy ra, em cũng chả thấy khán thính giả nào hiện diện trong các nơi cô Thu Le ngồi đờn hết trơn.

    Em nghĩ thế, có đúng không cơ?

    Xin hết.
    Đỗ thành Đậu

  7. #1367
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Trời, thì ra là hàng nhái.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1368
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854


    Có micro thật nè anh Đậu, và tremolo.

  9. #1369
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,422
    *

    Chào Đậu và Năm và ôn NH.
    Tui kiếm đọc biography của LT mà hổng ra, chỉ biết cô trường lớp bài bản đàng hoàng.
    Thấy hai đứa con gái lai của cô mang cái họ nặng âm hưởng ý tà lồ hay spanish chi đó.

    Tui chủ quan như vầy heng : ở xứ mình, cô Le Thu ni uýnh ngon lành hơn đám đực rựa.
    Tiếng đờn của cô dõng dạc, well articulating, nốt nào ra nốt đó chớ hổng dính lẹo dính chùm, thành ra nó trong trẻo không nhừa nhựa. Cách chơi dũng mãnh khác hẳn phái tánh, ngộ hết biết.
    Rồi có đứa cắc cớ hỏi, vậy chớ cô lên giây nhỉnh nuances cao hơn bình thường hở, rồi nghe cô trả lời rằng không, chỉ giây bass mới hạ nuance xuống tí đỉnh. Nghe sao thuật lợi vậy chớ guitar tui hổng biết chi ráo chọi.
    Tui chỉ rành rẽ violin thôi vì đưa trẻ con trong nhà đi học đờn rồi biết theo. Y hình guitar và violin cùng là đờn giây, một kéo một khảy, thành kỹ thuật có thể giống giống.

    Thú thiệt là... tui vốn yếu nhơn đức tin với phụ nữ. Sexist heng, hẳn vậy rồi. Phụ nữ làm cái chi cũng hổng thể qua mật nam giới nổi, mãi tới khi nghe em Kyuhee Park uýnh Recuerdos de la Alhambra rồi sanh lòng tư lự chuyện thiên kiến chủ quan.
    Cô LT chơi bản Introduction & Rondo brillante ni hổng thể bằng Drew Henderson.
    Cô chơi Natalia của Antonio Lauro ngang ngửa với Nicholas Petrou - một mười một tám heng, tới nay y hinh chưa ai qua mật ông này đậng - thành phải giải thích thế nào ? Cách chơi của LT rất tới nhưng có thể vì tiếng đờn dũng mãnh quá đã làm hỏng interpretation, nhứt là trong những tác phẩm trữ tình ? Hay tại kỹ thuật phòng thu tồi, clip nhạc quay không tốt về hình ảnh âm thanh..v.v ? Ai mà biết cho đậng !
    Nhưng cô chơi Romance (clip ôn NH dán trên kia) thì thiệt là quá tới, và chơi live - cho đậu khỏi thắc thỏm ha -
    Haha... đậu nói mới biết, tui cứ yên trí cổ đeo kiềng thượng, té ra là cleopatra. Ngu hết biết !

    Dĩ nhiên là nhái, hình ảnh và âm thanh quay riêng trước, rồi ráp nối sau.
    Y hình phần lớn các clip nhạc nghệ thuật đều làm theo cách này cho bớt đơn điệu.
    Và y hình một số clip của cô LT do hãng đờn tài trợ cốt để quảng cáo sản phẩm hãng nhà, xui cái cha nội đạo diễn có hơi làm biếng, cứ thế một dọng đều đều hổng đổi sanh nhàm chán.

    Sau cùng thì... theo ý riêng tui, tiếng tăm của LT ngó chừng đình đám ra ngoài biên cương lãnh thổ rồi, còn em Kim Chung của mình kia, tên tuổi y hình vẫn còn ì ra trong khuôn viên toà đại sứ tây ban nha hà nội chớ chưa cất cánh đi xa nổi.

    Dưới đây là những link nhạc đính kèm, hàng phố có ai tò mò click vô nghe giúp vui mùa hạ heng.
    Dà, thì tui nghe nói dán clip nhạc thẳng vô phố là hổng công bình với mạnh thường quân đã ưu ái upload cho ta nghe chung, thành từ rày sắp tới tui sẽ chỉ dán link thôi. Chưa kể là link thì dán bao nhiêu trong một entry cũng đặng chớ hổng giới hạn.
    Enjoy hàng phố ôi

    - Introduction and rondo brillante op 2 no 2 by Drew Henderson
    https://www.youtube.com/watch?v=Vj9objoR0vE


    - Natalia (Vals Venezolano No 3) - A. Lauro, by Le Thu
    https://www.youtube.com/watch?v=Z2mC_FtoI7k

    - Natalia by Nicholas Petrou
    https://www.youtube.com/watch?v=gtnxThdVJz0


    Last edited by ntđl; 07-18-2019 at 02:37 AM. Reason: sửa lỗi chánh tả và câu cú
    Make the long story... short !

  10. #1370
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ****

    Chào Làng xã và khách vãng lai,

    Nói nào ngay, giây đờn ghita cổ điển có nhiều đẳng cấp. High, medium và light tension. Lại còn very hight, very light nữa. Tóm tắt là giây đờn có nhiều chế độ căng. Rất căng, căng, căng mềm, mềm và rất mềm. Giây căng thì rung ngắn. Giây mềm thì rung lâu. Nếu muốn tiếng đờn ngắn gọn, không xà nẹo xà bần với tiếng đờn vừa qua hoặc sắp đến thì nên dùng giây có độ rung ngắn. Còn muốn tiếng đờn nhừa nhựa, run rẩy như đờn Bầu, thì dùng giây có độ rung lâu.

    Giây đờn có chế độ căng thì khó bấm. Giây càng căng càng khó bấm. Đờn bà phụ nữ và quý giai có bàn tay măng non, không được khỏe khoắn thì chọn loại giây mềm. Cô Thu Le, có nhẽ, dùng giây có chế độ từ căng đến căng lắm nên tiếng đờn nghe gọn bâng, sắc lẻm. Các nốt không bị dính chùm với nhau khi được với tốc độ nhanh như tên lửa. Hoặc giả như, các bản nhạc cô trình tấu đã được xử lý đặc biệt trong phòng thu để tạo ra một phong cách riêng biệt như làm vậy? Nói giả dụ, người ta có thể dùng kỹ xảo của bộ Nén tiếng (Compressor) để giảm bớt thời gian rung của tiếng đờn. Chứ nói cô có cách lên giây đờn rất cá thể thì thật là khó tin.

    Nghe nói, cái gì bước vào phòng thu âm, sờ thiu đì ô, thì khi ra cũng bị thay đổi hết trơn. Chả ít thi nhiều. Chả dài thì ngắn. Tiếng hát tiếng đờn được nâng cấp lên một tầm cao mới tùy theo sở thích và sức chịu chi của chủ nhơn tiếng hát hoặc tiếng đờn đó. Ngay cả khi hát qua cái mai cồ phôn được nối vào bộ phối âm (Mixer) và được chỉnh sửa các thang bậc tần số của phần Equalizer theo sở khoái thì cũng đã thay đổi đẳng cấp phong cách của tiếng hát gồi. Tóm tắt là cái gì đi qua Mixer thì bị thay đổi tất tần tật, không còn giữ được nét nguyên thủy nữa.

    Nói nghe chơi như làm vậy, chứ kỹ thuật trong phòng thu thì ai mà tỏ tường trong ngoài cho đặng? Trừ phi là người trong nghề, phải không cơ? Thì như làm vậy, hát lai mà cầm mai cô phôn thì đã không còn lai. Đờn địch mà cắm vào Amplier/Mixer thì cũng chả còn đờn lai địch lai nữa.

    Như anh giai trong cờ líp dươi đây mới gọi là đờn lai nè.

    Đỗ thành Đậu

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:34 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh