Register
Page 169 of 223 FirstFirst ... 69119159167168169170171179219 ... LastLast
Results 1,681 to 1,690 of 2227
  1. #1681
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    ... Mình quan sát và nhận ra mỗi vùng miền đều có tiếng địa phương riêng biệt để chỉ việc "tống chất thải" ra ngoài cơ thể. Người ở miệt đồng (bằng) thì gọi là "đi đồng"; Người ở vùng sông nước thì gọi "đi cầu". Chắc tại vùng này có nhiều cầu bắc ngang kinh rạch? Còn người đằng trong thì gọi là "đi ngoài".

    Xin hết
    Người miền Nam thì gọi là đi-thăm-lăng-bác.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1682
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Hồi hôm gác chơn lên bụng mà thao thức chuyện tắm. Cái dzồi... được chúa thánh linh soi trí sáng, tui bèn vỗ mông bụng cái chát làm màn hỉ hả. Cái bụng hết hồn, hỏi chuyện chi dậy, chuyện chi dậy (question mark tui kiếm chưa ra trên bàn phím cái computer cũ người mới ta này !). Tui nói chơn lý đã tìm ra. Cái bụng biểu, chơn với tay gì, ngủ đi mơi sớm còn chùi nhà rửa chén, và... hốt cho hết đám tuyết bên nhà chị TK gởi qua.

    Chơn lý nó là vầy heng qúi ôn, qúi cô, qúi mệ.
    Hồi xưa thì hầu như khúc mô cũng là nhà quê ráo nạo. Mà nhà quê thì ưa có ao, ao trời đào và ao người đào.
    Nước trong ao dĩ nhiên hổng có màn xuôi dòng chi ráo, nó đực ra trong ao, hổng giao lưu đặng với bên ngoài. Rồi nó được kêu là nước ao tù.
    Nước trong ao mà còn ở tù thì dĩ nhiên dơ bẩn. Nhưng cái thời văn minh khoa học thiếu vắng nọ, ta hổng thể làm chi khác đặng.
    Thành ra... bờ ao là chỗ để tắm gội, theo kiểu nước đi rồi nước lại về (nhạc Phạm Duy phổ thơ Tản đà, tui chỉ nhớ 1 câu duy nhứt đó thôi, do Thái Thanh ca. thày 5 bác mộc hay ai kiếm ra hát rồi upload lên cho tui tìm về kỷ niệm quá khư đậng thong thả Epoch PR phát sóng linh tinh. Grazie)
    Nước trong ao múc lên bỏ lu, xong đánh phèn chờ lóng cặn cho trong mà xài. Còn nước uống và nấu ăn thường là nước mưa chứa lu (sau này xi măng thạnh hành nên xây bể) chứa một chặp thì bọn muỗi mòng bay qua thả trứng trong trỏng, cái rồi... đám cung quăng ló dạng tung tăng, dòm thất kinh luôn.
    Nước mưa hứng từ mái nhà. Xui cái... thời nớ nhà lợp ngói lợp tôn hiếm lắm lận, chỉ có tranh lá mà thôi. Thành ra đám nước mưa trong lu thường khi có vụn tranh vụn lá lẫn trong trỏng.
    Tắm nước ao là múc nước ao lên tắm, còn tắm ao là nhảy tòm xuống ao luôn cho gọn việc sổ sách, hghĩa là xài nước ao tù.
    Chuyện tắm ao kể ra vậy thì mới hiểu nổi vì sao tắm sông là đệ nhứt khoái. So với ao, sông sạch hơn nhiều do nước có luân lưu.

    Cũng ngó chừng theo cách ấy, ở nông thôn nhà nào cũng có lăng bác ráo chọi. Lăng là một cái hố đào trong đất, rồi đật lên mặt hố hai thanh củi bự làm bàn cầu, xong quây lợi, biến công trình thành cái lăng (hình 5 dán trên kia). Ra lăng bác làm việc tông đồ, xách theo tờ nhựt trình nhâm nhi tìm hứng, trăng thanh gió mát tuyệt vời heng. Nhưng... tưởng vậy mà hổng có vậy, sao mà vậy cho đậng người ơi ! Ta vừa bước vô thì hương đã nặng mùi, kéo quần ngồi xuống, mông chưa kịp lạnh đã bị đám ruồi nhặng hốt hoảng tấn công. Việc tông đồ phải hành sự chớp nháng, bỏ của chạy lấy người, đệ tam đệ tứ khoái chi đó hè nhau trốn mất (ăn ngủ đứng đầu bảng heng).
    Rồi cũng ngó theo cách ấy thì mới hiểu vì sao ị đồng được xếp bảng các thú cao sang. Ra đồng hành lạc, xí lộn hành đạo trong nghĩa làm bổn phận tông đồ ngoài ngoải, có hương thơm hoa đồng cỏ nội, gió rất mát và trăng rất thanh. Lại thưa vắng nhơn tình, trong nghĩa đồng không mông lạnh, tha hô trút tâm sự nỗi niềm, hổng ngại gây tiếng động ồn ào làm phiền lối xóm. Vậy hổng sướng sao (question mark kiếm vẫn chưa dza)

    Bởi dậy, dì thế, cho nên... ông kia báo cho ông nọ (thì hai ông quân tử nhựt lùn trên kia kìa) thời khắc nơi chốn xương thịt rữa nát của đám măng non, là để ông nọ nếu thiệt lòng thương tiếc măng, ra hốt dzìa mai táng cùng di vật Vừa thâm vừa trầm đúng nghĩa thâm trầm của đám quân tử là vậy.
    Thân chào đoàn kết hết toàn thể qúi ôn qúi cô qúi mệ.

    Chào riêng bác cò.
    Nghe cò cái nhớ tới bức họa nhựt bổn dùng làm bìa nguyệt san Văn. Số báo ni đậc biệt để giới thiệu nhà văn Nhựt bổn đoạt giải Nobel văn chương với tác phẩm Ngàn cánh hạc. Tranh mộc mạc, đep quá xá, có hai ba bốn con cò trắng đang xoải cánh bay xa, đúng chủ đề số báo. Thời nớ trí khôn còn non nớt (non thiệt chớ hổng làm bộ non heng) thành đọc mà hổng hiểu chi. Mấy chục năm sau, nú tui mua cuốn truyện mang vô thư phòng xếp trong tủ sách tính đọc, mà rồi... mỗi lần mở tủ ngó nó một chập xong ngại ngần. Vì rằng... chừ linh hồn thể xác nay đã hết non nớt rồi, đã chai sạn tàng ong ráo hổng chừng, thành đám hạc vừa thấy ta dám rủ nhau bay hết ! Cò PR là cò vàng, nên cứ yên trí lớn. Mà bác cò nhà mình có dịp đọc Ngàn cánh hạc chưa, hễ đọc rồi làm ơn tóm tắc cho nú tui nghe ké. Đã là cò thỉ chắc hiểu nhau dễ hơn heng, phân biệt màu sác chi cho sanh tội kỳ thị !

    TB :
    Ahhhh, mới đọc được 4 câu thơ thấm thía của thi sĩ Quan Dương bên kia, thành thuổng liền mang về.
    Bác Quan Dương hồi xưa có vào ra dạo phố, rồi biệt tăm tích luôn.
    Thơ bác QD và bác mộc cùng nhìn về một hướng, tình cảm lứa đôi. Sau này thì có lúc bác QD chuyển sang tình quê hương đất nước, nay còn sang cả thời cuộc xã hội nữa (theo tinh thần bài thơ này)
    Bốn câu sau đọc rất là thấm thía, rồi nú tui cũng theo chơn bác mà hỏi cùng một câu Tạo sao vậy cà.
    Hỏi thì cứ hỏi chớ hổng có trả lời. Vì những người được hỏi còn bận tranh luận cùng nhau.
    Cám ơn ông KQD đã dán thơ QD, có gập bác ý làm ơn cho nú tui gởi lời hỏi thăm heng, rằng có một mệ mồm năm miệng mười, xâu người xấu nết, đang hết lòng trông đợi. Grazie ông KQD.

    Tôi không hiểu vì đâu thành như vậy
    Tại vì đâu phải ráo máng cạn tàu
    khi từng đã cùng chiến hào lịch sử
    Đắng cay nào cũng đã nếm cùng nhau


    Oh Lord...I am crying...

    Xin hết (hết thiệt đặng còn đi hốt tuyết)
    Ngô thị nú nẫn.
    TNPR.
    Make the long story... short !

  3. #1683
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    À... mới có thêm tin tức về dùng colchichine để ngăn ngừa biến chứng ở bịnh nhơn nhiễm covid.
    Xin báo cáo như sau.

    Colchichine dùng để chữa bịnh thống phong, goute.
    Colchichine là một molecule đã lâu đời, effect và side-effect đã biết.
    Viện tim mạch Montreal trình làng một khảo cứu, tuyên bố hổng tốt bề dọc cũng tốt bề ngang.

    Nhưng... dùng colchichine trong covid thì cũng y chang dùng hydroxychloroquine (plaquenil).
    Cả hai thuốc này chồng viêm kinh niên, và chồng hữu hiệu.
    Nhưng... viêm ở covid thì không kinh niên, chừng vô viêm cái là acute và ồ ạt, dẫn tới các biến chứng trầm trọng trong nội tạng bị viêm.
    Nên rồi....
    Xài plaquenil trong trị liệu covid hổng nhằm nhò gì ráo mà còn dính side-efect tùm lum ra,
    Xài plaquenil trong phòng ngừa biến chứng bịnh nơi người dính covid cũng chẳng cơm cháo chi, vì covid positive chưa chắc đã có triệu chứng, và có triệu chứng cảm cúm chưa chắc đã có biến chứng.
    Thí dụ điển hình nhứt là cựu vương ai cũng biết rồi. Uống plaquenil mỗi bữa (thì chả nói vậy mà, nhưng nói dối là cố tật thành tin hay không tuỳ người đối diện heng) mà covid vẫn sanh biến chứng.

    Trong khảo cứu, thường cái này hổ trợ cho cái kia. Hổng phải chỉ 1 kết quả duy nhứt là đã có thể ứng dụng liền, mà còn phải chờ thêm.
    Chưa kể là... còn phải nhìn vào tên tuổi phòng lab và tên tuổi đám chuyên gia làm khảo cứu, còn phải dựa vào cách thức, kết quả tại phòng lab chưa chắc đã cùng kết quả thực tế trên người (vì vi sanh vật sống trong trong nghiệm hay trong chuột thỏ có thể khác phản ứng khi vào người, bị vậy nên mới có màn theo dõi xử dụng trên người là vậy.
    Nên dồi... ai bị covid nếu muốn uống colchichine mần màn chẳng bề dọc cũng bề ngang thì kêu bắc sĩ xin toa thuốc đậng trị thống phong, dấu biến âm mưu covid. Vì rằng BS sẽ hổng cho toa đâu, mất bằng là một chuyện, còn bị gia đ2inh bịnh nhơn lôi ra toà vì thiệt hại do side-effect.
    Last edited by ntđl; 02-05-2021 at 11:47 AM. Reason: Them vô khúc thiếu
    Make the long story... short !

  4. #1684
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Đã định là hổng nói chuyện "ị đồng" nữa. Mà sao dừng lại hổng đặng. Những việc những sự đã viết ra, đã đọc được chỉ như khúc nhạc mở đầu cho bổn nhạc đồng quê (Country music) lắm hoa hòe, nhiều mầu sắc. Trộm nghĩ, việc này cũng ngồ ngộ. "Ị đồng" là chuyện khó nói thấy mồ vì thuộc diện tối mật. Chỉ một mình mình biết , một mình mình hay. Trộm nghĩ, bí mật quốc gia, bí mật phòng the thời cũng chả bằng. Cũng bị xếp xó thôi.

    Mình cũng tưởng nói đặng dăm ba điều rồi thì tắt tịt. Giải tán tập thể. Ai về nhà nấy. Hổng dè, nói hoài mà hổng hết chuyện "ị đồng". Chuyện này nối chuyện kia, sự kia sang sự nọ cứ liền tù tì tạo nên một vòng tròn hổng có đầu có đuôi. Làm bụng dạ mình cứ nóng râm ran như có ai đốt lửa đốt đồng bên trong. Thật là:

    "'Cháy lên trong dạ muôn ngàn tâm sự.
    Hát lên một lần để một đời xa nhau sáo ơi!"

    (Điệu Buồn Phương Nam- Vũ Đức Sao Biển)

    Và để thay đổi không khí, mình xin nói về trải nghiệm ngồi cầu trên sông nước. Rằng, nhà cầu nổi trên nước được xây dựng sơ sài và tuyền là bằng gỗ. Mình chưa thấy nhà cầu nổi nào làm bê tông cốt sắt cả.

    Theo mình nhớ, thì nhà cầu nổi được cất cách xa bờ sông, bờ ao một khoảng cách vừa phải. Không xa mà cũng hổng gần. Xa thì rông mỏi chân mỏi cẳng. Không phù hợp với tâm lý của người đương lên cơn là mong mau chóng tìm đến nơi an bình. Mà làm gần thì cũng hổng xong. Cự ly quá ngắn làm người đương thời cơn phải lo ngại cái đứa đi ngang nhà cầu nhòm thấy mặt. Xấu hổ chết được.

    Nhà cầu nổi, dù xa dù gần, cũng có cầu thang dẫn vào ngăn cách biệt với thế gian bằng bốn vách ngăn rắn chắt đặng chặn đứng con mắt của những kẻ tò mò và nhiều chuyện. Dĩ nhiên, là nhà cầu nổi phải có mái che rồi. Chứ bắt người đương khốn khó phải ta giam nắng, đội mưa nữa thì nom sao đặng?

    Có hai loại nhà cầu nổi: cá nhơn và tập thể. Gọi là cá nhơn vì nhà cầu chỉ có một ngăn. Phục vụ một lần một người. Nếu trong trường hợp nhiều người có nhu cầu thì phải xếp hàng hoặc là lấy số thứ tự. Cũng có lúc phải linh động tùy theo tuổi tác và mức độ nhu cầu cao thấp của người tiêu dùng nữa. Việc này tùy theo cách xử lý của mỗi cá nhơn trong tập thể đương chờ đợi để đi vào ngăn nắp. Không có quy định hẳn hoi triệt để của nhà nước về việc này.

    Loại thứ hai là nhà cầu nổi tập thể. Loại này có kiến trúc phức tạp và đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức xây dựng chút xíu. Là bởi vì phải biết con số cột trụ, cột kèo cần đến là bao nhiêu đặng mà xuất tiền kho đi mua cho đủ bộ. Mái che làm bằng gì? Bằng lá hay bằng tôn? Mái tôn thì tốt lúc giời mưa. Kẻ ngồi nhòm mưa rơi không sợ bị mưa dột xuống đầu cổ. Nhưng lúc giời nắng thì mái tôn tạo ra một sức nóng kinh hồn làm kẻ ngồi đồng phải làm việc trong vội vàng. Mái lá thì mát rượi lúc giời nắng đổ lửa nhưng lúc giời mưa thì sợ bị dột. Trộm nghĩ, việc này phải tính cho khéo. Cho hợp với lòng dạ khách hàng có tiềm năng.

    Còn phải tính đến việc làm kinh tế với nhà câu nổi nữa. Gọi là một phát hai chim, ba bốn chuyện. Phải mua dăm ba chục lứa cá tra mà thả xuống sông, quanh khu vực nhà cầu. Phải mua lưới quây thành vòng tròn để chúng khỏi đi giang hồ sông núi. Nghe nói, thứ cá này dễ nuôi mà lại mau tăng trọng. Dăm ba tháng, nhòm thấy chúng béo tốt thì vớt lên rồi mang ra chợ bán. Sau đó thì thả xuống đợt cá mới. Việc nuôi bắt này một vốn bốn lời, dễ dàng mà có thể làm quanh năm suốt tháng. Chả phải theo vụ theo mùa gì sất.

    Chưa hết sự nhọc trí đâu. Rồi còn phải tính đến lúc mọi ngăn được xử dụng trong cùng một thời điểm. Phải kế hoạch làm răng để nhà cầu không bị quá tải? Phải tính đến giới tánh của người có tiềm năng xử dụng nhà cầu nữa. Nam đi bên tả, Nữ bên hữu theo như phép bói toán đã dạy? Hoặc là kẻ bảng huớng dẫn cụ thể giới tánh? Chắc là phải có quy định cụ thể cho người tiêu dùng thôi. Chứ phiên phiến, tùy tiện linh động là không được đâu.

    Một chi tiết nhỏ nhưng không kém to nhớn trong việc kiến tạo nhà cầu nổi cho phù hợp với hiện thực là phải dựa vào triều cương, là nước lớn nước ròng, của giòng sông. Nước lớn thì khoảng cách sàn nhà cầu nổi với mặt nước rút ngắn lại. Mà cự ly ngắn thì có khả năng là người đương thời cơn bị bọt nước văng lên trúng mông khi thả vật nặng xuống sông hoặc do mấy con cá tra giành nhau. Còn như cự ly xa quá thì có thể mấy con ca tra bị lũng đầu sứt trán vì bị vật nặng từ trên cao rơi tự do theo chiều thẳng đứng của luật Niu Tông: mgh. (m = sức nặng in Kilogram; g = 9.8 m/s2; h = chiều cao in meters).

    Đấy, khó khăn giăng đầy như làm vậy nên là nếu không có kiến thức về kiến trúc thì thuê thợ cho chắc ăn. Chứ sách có nói: "làm đi không bằng làm lại" đấy.

    (Dạ, hôm ngay mình chỉ bàn việc thiết kế nhà cầu nổi, ngày mơi ngày mốt thì mình đưa nó vào xử dụng. )

    ...

    Người đời hay bảo: "chó chết hết chuyện." Nhưng, thật lòng mình nghĩ, là dù loài chó chết hết thì chuyện "ị đồng" vẫn còn nguyên xi. Hết làm sao đặng? Phải không cơ? Nếu ai đồng ý với mình thì bấm lai cho mình nhen.
    Đỗ thành Đậu

  5. #1685
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Yessss...
    Chuyện đồng áng là chuyện cơm bữa, cơm nước ngày ăn 3-4 cữ lận, thành đậu dữ cứ thong thả nói heng, ngày rộng tháng dài sao mà hết đặng.
    Tui biết trước sau từ đồng rồi mình cũng phải qua ao thôi. Đi ao là thú vui, một phần tuổi thơ ấu tại Cống Bà Xếp. Thế đậu dữ với ôn Hiệp có biết địa danh CBX ni hôn vậy (question mark qm). Tui nhớ có ai nhắc tới khu Hoà-Hưng, Chí Hòa trong 1 post của họ - y hình bác cò hay bác mộc ha (qm) -
    Trong khi chờ đợi thì tui nói chuyện kinh tế kinh doanh mới học được từ ôn Hiệp sớm mơi này về equity.


    Té ra equity là ra băng cầm đồ. Vật cầm đây là căn nhà. Từ đó mới biết thêm cách tính equity.
    Đại khái nhà băng lấy giá trị căn nhà, trừ bớt tiền mình thiếu họ, rồi cho mình mượn 25% số tiền nớ để mình thong thả xài rồi trả dần với lãi xuất sau. Hiểu như vậy có đứng hôn (qm) Đây là điều mới mẻ.heng - bộ chỉ mượn được 25% thôi hử, không hơn được hử - Từ vậy rồi mới biết chuyện cứ thế chấp nhà này đặng còn mua nhà kia, đại khái kinh doanh nhà cửa nguyên tắc là thế. Rồi chẳng may trả hổng nồi thì ngân hàng xiết nhà.
    Tướng công biểu xiết nhà chưa hết chuyện heng. Nhà băng bán đổ bán tháo, rồi trả lợi khổ chủ cái balance, nếu chưa đủ thì nợ nần còn phải trả tiếp. Nghe hết hồn hông trời !


    Chuyện tiền bạc là chuyện ngoài tầm hiểu biết của tui. Sắp hết đời rồi mà hổng phải lo tới tiền bạc chi ráo.
    Hồi nhỏ có tía má lo, chừng lớn có ông kia lo dùm, chỉ cần đưa hết check lương cho ổng, kể cũng tội chả !
    Nhỏ lớn tui chưa hề ra nhà băng mình ên, cũng chưa hề ký séc. Chuyện chi cũng tháo khoán cho "tiểu đồng" từ A tới Z.
    Chắc vậy nên mới hổng hiểu equity là cái chi, thành ôn Hiệp tưởng hỏi dỡn !
    Hết rồi đậu.
    Make the long story... short !

  6. #1686
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Cờ lá sát nách cờ hoa. Cờ nào cũng là cờ thành buộc phải gắn bó. Nhưng đây là phần lá thôi, chớ hoa thì khỏi.
    Cách khác, lá bị hoa lấn lướt quá trời, chịu phép thân phận nhược tiểu. Cũng bởi... hoa là cửa ngõ cho lá lần ra cùng thế giới... dưới chơn. Và...lá dựa vào hoa đậng chen chơn đứng trong G7 ! Hổng rõ tài nguyên cờ lá bao lăm (bị tui hổng phải dân bản địa thành hổng phải học lịch sử địa lý nước nhà), nếu xếp hàng G7 chắc hẳn cũng khẳm. Thành ra... nói theo kiểu văn hóa xã hội thảo mộc đề huề, lá y chang hoa không khác, ngay cả tại quê điên là vùng, trên nguyên tắc, văn hóa dị biệt.
    Cho nên... hàng năm cứ vào giữa đông, khi tuyết ngoài đường rớt nhiều, và trên trời có những đám mây trôi xám xịt, thì đất lá sôi sục Super Bowl (SB) theo đất hoa.
    SB, cùng với vài môn thể thao khác nữa, tui có coi cũng đực ra, hổng hiểu vì sao nó hot dữ dzậy. Chỉ thấy đám trẻ trong nhà ríu rít rủ nhau tụ bầy coi chung ngoài quán hay tại nhà, hét hò rân trời, lắm khi còn cãi vã nữa lận (nhưng... ý kiến thể thao so với về chánh kiến thì thiệt sự hổng thấm vào đâu, trận thể thao chấm dứt, tình cảm còn nguyên vẹn, chánh trị thì không, tình cảm mẻ miếng to đùng, lắm khi còn vỡ vụn, kể cả tình gia đình. Thảm thương quá thể)

    Năm nay TV quê điên loan tin có một anh xứ quê vào ôm banh trong trỏng (đội nào tui hổng rành), rồi từ vụ này, người ta nhắc tới tuyển thủ năm trước, anh MD Laurent Tardif-Ducheney - chừ còn bận training đâu đó cho xong để có miếng bằng hành nghề lận lưng - TV làm màn hãnh diện hân hoan, rằng đã có 2 trự trai tráng đất quê tham dự SB liên tiếp 2 năm liền. Kế đó TV kéo rốc tới cái làng quê hẻo lánh (1 ngàn 7 trăm người) gần thủ đô đất quê mần phóng sự, phỏng vấn dân tình nơi đó (xã trưởng, thân mẫu, bè bạn anh em....) Băng rôn trương đầy đường làng rất là... phấn khởi !
    Vụ này làm nhớ chuyện em gái Harris ra tranh và thắng cử cái ghế VP cờ hoa, hai trường học (tiểu và trung) của em tại Montreal hân hoan trương cờ và biểu ngữ y chang.... chó cậy oai chủ ! Xui cái... ai rần rộ vơ vào thây kệ, em Harris nhứt định làm lơ hổng đếm xỉa đoái hoài, ngay cả lời cám ơn cũng hổng ban phát, vậy mới quê độ !

    Kết quả SB năm nay thế nào, thua thắng ra sao tui hổng rành như thường lệ. Hồi tối thằng cháu trai của tướng công, từ ấp dưới tui vượt biên lên ấp trên tui, coi SB chung với thằng cousin của nó (tức cậu út nhà) Dưới lầu, tụi tui nghe tiếng chơn dậm lên sàn nhà rầm rập, chỉ sợ sàn sụp rồi chúng rớt xuống tui u trán lọi ba sườn ! Được 1 lát, cái nghe tiếng cửa mở. Té ra... thằng cháu xài shortcut, vô nhà bác, rồi từ đó mới leo lầu xuống nhà nó cho đỡ vất vả màn lội tuyết.
    Từ hồi có covid, hai thằng nọ tương thân tương trợ nhau hơn, thành tía má của chúng cũng yên tâm chuyện cô đơn cô độc của chúng. Cần đi đâu chúng đi chung xe, vì địa chỉ cư trú cùng số nhà thành hổng sợ police ốp.
    Thằng anh ở dơ nhiêu thì thằng em sạch sẽ nhiêu. Bữa mô cũng nghe tiếng máy giật mấy sấy nhà nó. Tương công biểu phu nhơn : Đồ ở đâu mà lắm thế, bữa mô cũng giặt, tui nói hổng lắm đâu chàng ơi, cũng vì thiếu nên mới phải giật liền đậng còn có đồ mặc chớ bộ.

    Cái ni là suy bụng ta ra bụng người. Lóng rài (y) chuyện giật dũ của hai đứa tui thinh không thu gọn lợi.
    Dọn nhà đâu đó cũng 2 tháng rồi, mà đám thùng còn y chang chưa mở ra nữa lận. Em covid làm nản sanh lười biếng, rồi thì... có 1 bộ đồ đó thôi bận miết hổng đổi (vì không sẵn để đổi). Vô sở buộc phải thay đồ nhà thương phát, chừng 5-3 bữa, nhơn ngày trực, cái mang đồ cá nhơn ra giật ngay trong phòng trực (đây là cái condo đầy đủ tiện nghi) rồi ra dìa bận lợi. Túm lại là... hai tháng rồi tụi tui bận 1 bộ y chang, chỉ thay đồng phục bịnh viện mà thôi. Lóng rài (y) còn super bowl quá độ, ngày trực tui tháo drap giường áo gối ở nhà mang vô condo giật, rồi mang về xài luôn, khỏi có màn tốn giờ thay giật và gấp cất tại gia.
    Từ những kinh nghiệm này, tui tự hỏi... nhu cầu sanh sống thường nhựt có thiệt sự cần thiết như mình cứ hằng tưởng. Vì rằng... những thứ tưởng như hổng có hổng được ấy. thiệt ra khi thiếu cũng hổng sao. Mơi kia một nọ, bộ đồ đang bận mỗi bữa trên người rượn rách sút chỉ hủng lỗ... v.v, siêng năng thì lục đám thùng kiếm bộ khác, còn như lười thì ra tiệm mua thế vào. Đám thùng chất trong phòng có thể trước sau cũng sẽ gởi cho các cơ quan từ thiện làm màn... nhẹ gánh !

    Quên báo cáo, bữa qua tui biên cái email chúc tết vài bằng hữu trong phố. Đây là những giao tình tui trân trọng trong nghĩa tương kính song phương gắn bó. Lâu rồi hổng thấy họ trong phố nữa, thành gởi email chúc tết luôn. Rồi được coi tấm hình hai bà cháu đang dẫn nhau đi dạo - hổng biết bà dẫn cháu hay cháu dẫn bà nữa cà - Nhưng... ngộ nghĩnh nhứt là cái email của bác nọ, bác quả quyết, chị thua tui 18 tuổi (dà 18 tuổi đời) và biết sanh nhựt chị chỉ mới gần đây thôi. Hổng rõ các tin tức nọ từ đâu ra, hay chỉ là lời khích tướng (cái kiểu a Xô dạo nọ) cho tui khai thiệt (tuổi bác nhiêu tui hổng biết heng, thành nếu lấy tuổi tui cộng thêm 18, thì bác đã phải được khiêng ra nghĩa địa từ dzất lâu dzồi).
    Bỏ đi tám ơi, đời mô nú tui xụp bẫy !
    Make the long story... short !

  7. #1687
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    ++

    Địa danh Cống Bà Xếp thì mình biết. Hổng rành lắm nhưng mà biết. Nó có mặt tiền trên đường Lê Văn Duyệt. Nếu đi về hướng Sè gòn thì qua trại lính Nguyễn Trung Hiếu, bổn doanh của Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù, là sắp đến rồi. Nhích lên một chút, là ngã ba LVD- Hoàng Đạo. Đi theo con đường HĐ là vào xóm CBX. Đối diện đường Hoàng Đạo có một tiệm bán đờn ghi ta. Tiệm này, chắc là đóng đờn hổng hay, nên sau này hổng còn trưng bảng tiệm nữa.

    Trước năm 1975, mình có ghé ngang xóm CBX một hai lần gì đó. Chắc là theo đuôi mấy em gái học cùng trường. Chuyện tình thời nớ hổng đi đến đâu nên ai ở nhà nấy. Chứ nếu mà bén duyên sanh nợ thì mình đã theo nàng về làm dân xóm này từ dạo ấy gồi.

    Sau năm 1975, có một khoảng thời gian, mình vô xóm này hoài. Cứ mỗi ngày, độ 4 đến 5 giờ sáng là mình có mặt trên cây số này. Chẳng phải để mần chuyện to tát gì. Mình nhảy tầu để đến thành phố Hố Nai đặng làm kinh tế. Chỉ là buôn bán vặt thôi.

    Nghe nói, cái tên Cống Bà Xếp còn chưa được giải mã xuyên suốt. Có người gọi là Cổng Bà Xếp, thay vì Cống Bà Xếp. Là vì, thời xưa, tên của một xóm thường mang nét đặc thù của xóm ấy. Nói giả dụ, gọi Ngã ba ông Tạ vì có ông thầy thuốc tên Tạ cư ngụ vùng này. Gọi Chợ Thiếc vì đa số cửa hàng ở đây buôn bán đồ thau đồ thiếc. Còn xóm Cống Bà Xếp thì sao? Nghe nói, trong xóm CBX hổng có cơ xưởng nào sản xuất ống cống hết trơn? Nói gì đến hãng của bà Xếp. Ngoài ra, bấy giờ, ở gần Sài gòn có cổng xe lửa số 6, số 7. Thì giả thuyết có cổng Bà Xếp cũng là việc có thể, chứ chả không?

    Nói tiếp chuyện cầu cá. Rằng, mặc dù, nhà cầu nổi đã được thiết kế và xây dựng trên tinh thần khoa học thực dụng nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót lắm. Nói giả dụ, nhà cầu nổi không có phương thức xử lý gọn lẹ và hợp lý đống giấy báo sau khi đã được dùng vào việc sau hết.

    Thì như làm vậy, vào ngày giời nóng gắt, cái đám ruồi nhặng ruồi trâu từ thùng đựng giấy loại này sanh hoạt rất rộn ràng. Chúng kêu vo ve gọi nhau rần trời. Có con nhàn rỗi đậu, có con nhỡn nhơ bay. Nom ra chúng chả sợ Giời sợ đất. Có con còn muốn đâm xầm vào người đi nữa. Khiến người đương cơn phải lắc đầu, xua tay, lắc lư cả người liên tục để đuổi bọn ruồi đi chỗ khác chơi. Sự cố này đã làm người đi mất hết cái thú quận công trên sông nước.

    Lại nói đến cái vách ngăn đôi hai "chuồng" kề nhau. Cái nào cũng chi chít hình vẽ, chữ nghĩa. Hình này chồng hình kia. Chữ này đè chữ kia. Chả còn nhận ra đâu là đầu đâu là chân. Nhưng có lúc thì cũng nhận ra hình một trái tim bị mũi tên đâm qua với vài giọt máu rỉ rơi. Có cả hàng chữ "Hận kẻ bạc tình" nằm dưới hình vẽ nữa. Gớm ghiếc, thế này là hận nhau nghìn thu rồi.

    Ngoài những câu viết tỏ tình, lưu niệm còn có cả những câu thơ trên vách nữa. Thơ tình, thơ tuyên truyền đều có tất. Thơ tình thì nhại thơ của Xuân Diệu:

    "Mình đây cắt nghĩa được tình yêu.
    Có nghĩa là khi một buổi chiều.
    Gặp em lúc đứng ở nhà tiêu
    Về nhà thương nhớ, thế là yêu".

    Thơ tuyên truyền thì nhằm mục đích kêu gọi mọi người giữ gìn vệ sanh chung cho khu nhà cầu nổi. Bài thơ bắt đầu bằng hai câu:

    "Ai ơi bắn trúng mới tài
    Bắn trật ra ngoài kỹ thuật còn non"

    Hai câu này nhằm nhắc nhở những người kém nhận thức hoặc thiếu kỷ thuật bắn bung mà làm dơ bẩn sàn nhà cầu thì phải tự khắc phục để nâng cao trình độ và kỹ thuật. Nhưng, sau đó, có người vào xem và giả nhời rất vô tư và vô tình. Xem thường nội hàm của hai câu thơ cổ động việc xây dựng khu phố văn hóa mới.

    "Còn non thì kệ còn non
    Bắn trật vài hòn thì đã làm sao?"

    Hôm sau, cái người khởi xướng bài thơ xung kích trên, có thể là cán bộ xã huyện, vào đọc hai câu thơ "phản động" như làm vậy, thì tức tối bèn viết thêm:

    "Làm sao là nghĩa làm sao?
    Bắn trật xuống sàn làm mất vệ sanh."

    Hôm sau nữa, bài thơ tuyên truyền trên dài thêm ra hai câu:

    "Vệ sanh thì mặc vệ sanh
    Kỹ thuật của mình chỉ đến thế thôi!

    Chả cần chờ đến ngày hôm sau. Sau khi hai câu thơ thiếu trách nhiệm tập thể trên xuất hiện trên vách nhà cầu thì có hai câu tiếp theo liền tù tì.

    "Thế thôi thì phải ra ngoài
    Luyện tập thành tài thì hãy vào đây."

    Không thấy người "đối thơ" giả nhời nên bài thơ xung kích chỉ dài đến đây là chấm hết.
    Đỗ thành Đậu

  8. #1688
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Nghe nói, cái tên Cống Bà Xếp còn chưa được giải mã xuyên suốt. Có người gọi là Cổng Bà Xếp, thay vì Cống Bà Xếp. Là vì, thời xưa, tên của một xóm thường mang nét đặc thù của xóm ấy. Nói giả dụ, gọi Ngã ba ông Tạ vì có ông thầy thuốc tên Tạ cư ngụ vùng này. Gọi Chợ Thiếc vì đa số cửa hàng ở đây buôn bán đồ thau đồ thiếc. Còn xóm Cống Bà Xếp thì sao? Nghe nói, trong xóm CBX hổng có cơ xưởng nào sản xuất ống cống hết trơn? Nói gì đến hãng của bà Xếp. Ngoài ra, bấy giờ, ở gần Sài gòn có cổng xe lửa số 6, số 7. Thì giả thuyết có cổng Bà Xếp cũng là việc có thể, chứ chả không?
    Từ tên "Cổng Ga Xép" mà truyền miệng một hồi thành ra Cống Bà Xếp. Thời xưa nhà ga chính là ở cuối đường Lê Lai, gần chợ Bến thành, còn ga Hòa hưng là ga xép, đồng không mông vắng, mà nhiều người gọi là đề pô theo tiếng Tây depot. Thời đó đi ngang cái ngã sáu trước trường La san Hiền vương còn thấy chặn đường cho xe lửa từ ga xép chạy qua.

  9. #1689
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    À... ra là vậy, địa danh Cống bà xếp đúng ra có thể là cổng ga xép. Vậy mới có lý hơn ha ốc.
    Tui đi mòn rẹt mấy đôi dép nhựt khúc này, mà cũng ngó hổng ra cái cống nào ráo trọi !
    Còn ba cái địa danh có ông có bà thì nhiều lắm cà. Ông Lãnh, ông Tạ, bà Điểm, bà Quẹo v.v.
    Chưa kể là có chỗ đề huề : Lăng ông Bà Chiểu !

    Đậu dữ nhắc tới đuờng Hoàng Đạo tại CBX, tui nghe quen lắm cà, mà nhớ hổng ra nó ở khúc mô ? - trời ơi, bữa nay thinh không thấy chần dần dấu hỏi, vậy là tui có đui chút nẹo rồi nha, thiệt tình ! - Thế có phải nó là con lộ trổ thẳng từ ga xép ra đường Lê Văn Duyệt không vậy ?
    Nếu phải thì thời tui còn tung hoành nơi đó... (nhảy lên xuống xe lửa trước khi xe tới ga xép và... đi thăm cầu cá cách đó khoảng 10 phút cuốc bộ, dọc theo đường xe lửa - đi thêm nửa tiếng nữa thì ra tới đường Trương Minh Giảng, có nhà thờ Bùi Phát. thêm nửa tiếng 45 phút nữa ra tới Trương Tấn Bửu Phú nhuận).

    Nếu quả thiệt con hẻm bự nọ là Hoàng Đạo thì thời tui nó chưa là đường chi ráo, chỉ là hẻm thẳng góc với Lê dăng Duyệt. Tới khúc băng ngang đường rày xe lửa, thì nó chạy xéo xéo và chạy miết ra tới Kỳ Đồng có nhà thờ Dòng chúa Cứu thế (redemptoristes). Xế chiều chúa nhựt, má ưa dẫn tui từ nhà cuốc bộ sang dự khóa chầu lúc 3-4 giờ (hồi còn ở cầu ông lãnh thì đi chầu bằng xe xích lô máy, và đi chung với 3 má con dì hai, miết tới khi dì hai mang đám trẻ sang pháp. Tui ưa ngủ gà ngủ vịt, rồi nghe hương huệ ta thơm ngát, và tiếng hát thiên thần từ vòm đền thờ vọng xuống. Nhưng nhứt là giọng bổng trầm của bài kinh cầu đức mẹ hằng cứu giúp... đức mẹ là mẹ hay thương giúp....(nhắc tới chuyện này, thinh không nhớ 1 cô em cũ : Cô lái đò. Lâu quá cô lái sang sông không quày về bến cũ...)

    Những ngày cuối năm là thời khắc hoài niệm quá khứ vui buồn, cũng bởi tương lai thì không còn nữa.
    Năm nay chúc tết bà con, sang năm chưa chắc còn có dịp - trừ phi... tui sống lâu như cái bác hơn tui 18 nói trên kia -
    Đậu dữ à, tui nhớ cái tiệm bán đờn đó ha đậu. Từ lề đường y hình phải xuống 1-2 bậc thang chi đó, vì mặt tiền tiệm thấp hơn lề đường. Sau tiệm sang lợi cho người ta, rồi nâng nền lên và mở một cửa hàng Tạp hóa, tập vở dụng cụ học trò với tên tiệm là Quảng Lợi - tỷ như tui chưa lẫn chỗ nọ sang chỗ kia - Nhưng nhảy xe lửa và đi cầu cá thì nhứt định không thể lẫn đặng, nhuyễn nhừ tới độ má tui nói con gái bà là... trai thiếu (thiếu cái chi đừng hỏi heng)


    Sau này khi còn ở VN, nghe má tui kể lại chuyện, nhà chồng tui lé mắt luôn, nhứt là bà nội các cháu, rồi bà dặn bà "có thể thành xui gia" nọ : Thằng con tui tánh khí cọc cằn, chị nói với con nhỏ làm thinh đừng cãi, hổng thôi đổ quạu nó đục phù mỏ luôn. Má tui hết hồn, bắt tía đưa ra Bưu điện trung ương thành phố (ngang hông nhà thờ đức bà SG) đậng gọi phôn sang thăm con gái cưng - thời nớ phôn chưa thạnh hành, muốn kêu phôn ra ngoại quốc phải biên thư hẹn ngày giờ trước, rồi tới Bưu điện trung ương mới kêu được - Bà nhắc lợi lời bà "nay đã thành xui/xuôi" đậng dặn dò con giậc cái, tía tui đứng bên nói liền "con bà hổng đục con người ta thì thôi chớ ai đục nổi nó" Mà tía có hơi lớn tiếng thành thằng rể đã thất sắc luôn !
    Từ chuyện này mới sanh một giai thoại tiếu lâm từ mấy mệ cô chồng, rằng có thể anh chúng gay hổng chừng, nên lứa đôi nọ mới đẹp duyên cằm sắt,gắn bó suốt mấy chục năm chưa chán.
    Rồi cũng từ đó, tui vô PR lập cái harem to đùng mần màn tam cung lục viện với bà chánh thất là bạn hiền Lan Huệ.

    Hồi trước dỡn như giặc, vì phố còn ít người. Tui ba hoa mấy chuyện ấu thơ, cho đám anh em con dì hai, dì tư, chú tư, cô ba vô đọc. trong PR 2-3. Chừng upgrade lên PR4 thì mất hết data mà tui thì không copy lợi. Thày gun biểu mơi mốt cô biên chi nhớ giữ 1 bổn phòng hờ.Trời thần ơi, nói thì cứ cắm cúi nói, chớ đâu có tính save lợi làm chi Chừ nay tất cả đã thành kỷ niệm, nhớ để ngậm ngùi.
    Đây rồi ngay trong con phố rùm beng này, lớp già qua đi, lớp trẻ tấn lên, dám hổng ai còn nhớ ngô thị nú nẫn đã thiếu thừa... một cái cẳng !

    Viết thêm : nhắc tới cái cẳng, lúc nảy hai đứa coi tin tức, thấy TV chiếu cụ Biden leo thang vô airforce 1. Trời thần ơi, già lão rồi, đi dứng cũng nên từ tốn cẩn thận, nhứt là khi chưa kịp sắm cái cẳng giữa, chớ đâu mà thiếu điều nhảy lên thang như vậy. Ngó thấy cụ bước hụt 2 bận, thất kinh luôn, bên cạnh lại hổng có ai mần màn níu lợi, chưa kể là mới lọi xương cổ chơn khi chơi với chó trước bầu củ, lăn xuống là coi như có đường tương chao. Ai phò dân chủ, tối tối lúc dâng kinh nhớ cầu cho cụ bình yên
    Make the long story... short !

  10. #1690
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Nói chuyện harem cái nhớ Lan Huệ hết biết luôn. Trong khi chờ đợi đậu phát sóng, tui xin nhắc lợi lịch sử thành lập cái harem nọ. Số là... tui thích vào lăng bác đứng, dứng chớ hổng ngồi. Nhưng... tướng công biểu thôi lỡ làng cả rồi, em chịu khó chờ kiếp sau. Nên rồi chuyện harem là chuyện kiếp sau. Và tui chăm chỉ tuyển thê mang vô tam cung lục viện (kiếp sau) ngay từ kiếp này mần màn thời giờ thong thả.


    Lan Huệ nhận lời làm chánh cung, rồi... chị đất cũng bằng lòng vào trỏng với Lan Huệ cho có bạn.
    Quan văn quan võ cũng nhắm luôn rồi. Đại khái... project tiến triển chậm nhưng chắc.
    Kế đó là chuyện tướng công sẽ đứng đâu khi này ? Vụ ni làm tui bận lòng quá xá, bị vì... tụi tui đâu thể đôi lứa chia xa đặng, mà bưng chả vô tam cung lục viện coi như vẽ đường cho hươu chạy, thả cọp vào rừng. Rồi tui đề nghị kiếp sau chả đổi phái tánh, tui đứng rồi nên chả phải ngồi cho xứng đào xứng kép, nhưng chả hổng ưng.
    Kẹt quá tui mới ra sức thuyết phục ông Lan Huệ đổi, rằng vì LH về làm nội tướng tui thì ông cũng nên vì LH mà về làm nội tướng cho cha kia... như thế 4 chúng ta lại ở cùng nhà, trông coi lẫn nhau, vậy hổng vui sao ! Nhưng... y chang tướng công nhà, tướng công LH cũng nhứt định "giữ giống". Từ vụ này, mới suy ra rằng (y hình, dà y hình thôi chớ hổng chắc) ngồi hổng sướng bằng đứng nên ai cũng thích đứng ráo nạo.


    Hổng biết nhà người khác ra sao, chớ nhà tui thì cái đám đứng chúng đứng ẩu đứng tả quá xá chừng, nhứt là nửa đêm về sáng, mắt nhắm mắt mở, rồi lơ đãng vương vãi tùm lum, ra bàn ngồi đã đành còn ra đầy cả đất. Xui xẻo cho đứa tới sau biết là bao nhiêu. Rồi giải quyết thế nào ha ? Thưa cái chi cũng có cách ráo chọi : tui bắt chúng ngồi suốt lượt, từ trên xuống dưới hổng ong đơ. Tụi nhỏ là măng non nên dễ uốn, đứa lớn kia nay đã thành tre già, nhứt định phản đối. Chả biểu : em ơi cho đứng đi, mấy chục năm chưa có em, hành vi đứng đã dowload trong đầu rồi mà chừ quên password thành hổng biết đường delete nữa. Kế đó là chuyện mỗi bên lùi nửa bước, chả phải nhớ kéo bàn cầu lên trước khi hành sự, mần màn giữ vệ sanh chung.


    Vậy là xong ha ? Còn khuya, sao mà xong lẹ vậy. Củng nửa đêm về sáng, mẹ bề trên mắt nhắm mắt mở làm màn ngồi, rồi nhúng gọn bàn toạ trong nước. Trời thần ơi, tưởng tượng mùa đông mà bất tử ướt lạnh kiểu nớ thì thiệt chịu trời hổng thấu. rồi than vãn thì lại nghe an ủi rằng : em ơi em phải download chuyện ngả cái bàn cầu xuống trước khi ngồi, bị hai chúng ta đã thoả thuận đứa đi một nửa.... Aaaa...man - Aaaa...woman. Periode.
    .
    Dà.... Chuyện đâu đang nói đây cũng là chuyện đứng ngồi hổng khác Đứng ngồi là chuyện chung, luận bàn không thể sanh sóng gió cuối năm đầu năm đậng, vừa an toàn vừa vui vẻ nguyên con phố rộng. Ai hổng ưng cũng nên... ráng chịu cho quen !
    Ngày vui hàng phố ôi.

    .
    Make the long story... short !

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:50 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh