Register
Page 36 of 223 FirstFirst ... 2634353637384686136 ... LastLast
Results 351 to 360 of 2227
  1. #351
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Em xin có nhận xét đầu tiên là phần diễn tấu của cô này bắt đầu bằng tiếng đàn tưng từng tưng từng, là biểu hiện của sự lên rây đàn, là chưa có chuẩn bị tốt, là không chuyên lắm. Có nhẽ, cô mượn đàn của người khác chăng? Hoặc có đứa nào nghịch ngợm mang dấu nó đi rồi chờ đến giờ tấu diễn mới mang trả lại cho cô? Nếu em đoán đúng thì trộm nghĩ là tội đứa này phải nhớn lắm.
    Vụ này gọi là Stage Fright, là nỗi kinh hoàng khi lên sân khấu rồi nhìn thấy quan trên trông xuống, người ta trông vào đấy anh. Người ngợm thì như tê cứng, bài bản thuộc lòng từng chơi hàng trăm lần bỗng như quên tuốt tuột, khổ lắm anh Đậu ơi. Bởi thế nên cô phải vờ từng tứng tưng 1 hồi mà còn chưa qua khỏi, mặt mũi còn phải táo bón nữa kia mới đủ.
    Cô Midori có nói về vụ này trong clip sau đây, mời anh nom qua xem sao

    http://www.youtube.com/watch?v=nVIq8...eature=related
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  2. #352
    Quote Originally Posted by HoangVan View Post

    chào làm quen với Gió .. làm cong cây .. ~o)
    Em chào bác HoangVan, và rất hân hạnh được bác chào làm quen.

    Tuy nhiên, nếu bác cùng em đặt câu hỏi thắc mắc về người thứ tư của cô Ngô, thì em sẽ càng vui.

    Người ấy, dù có đoán được, em cũng thích nghe chính miệng cô Ngô nói ra hơn.
    dựa cây cong

  3. #353
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    .. .. không thắc mắc Gió ơi ..



    .. tựu rồi tan ..

  4. #354
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,453

    Recuerdos de la Alhambra


    II.


    Kỳ trước tui than vãn về hai tấu khúc Beethoven viết cho dương cầm - Lettre à Élise & Moonlight Sonata - nghe riết bắt ớn, tới nỗi cứ thấy cây piano là y như phép lạnh cẳng, bị trước sau chi cũng sẽ nghe một hay cả hai bản này.
    Tại sao ớn thì thiệt hổng hiểu, vì rằng hai tác phẩm này rất nổi tiếng, có thể vì tui hổng mặn mà chi lắm với tiếng dương cầm chăng, ai mà biết đặng.

    Recuerdos de la Alhambra thì trái lại, tui có thể nghe nó giờ này qua giờ khác, ngày tháng này qua ngày tháng khác, thậm chí năm này qua năm khác luôn, nghe hoài tới nay vẫn chưa ớn gì dzáo !
    Tại sao hở ? Có thể vì một trong hai (hay cả hai hổng chừng) lý do sau :

    - Thứ nhứt : Tiếng là nghe hoài. chớ thiệt ra chưa đủ ­đô, vì dzằng ngón tremolo hổng phải ai cũng reo nổi, trừ phi nội lực đã thượng thừa, chưa kể là xung quanh tui đám guitare tài tử hổng nhiều tới thặng dư như dương cầm giới.
    Ở VN hồi đó tây ban cầm là nhạc cụ hổng oách. Đám bình dân còn lo vắt giò lên cổ chạy gạo, thời giờ tiền bạc đâu ra mà học nhạc học đờn, nên rồi chừng có giờ có tiền thì ta học dương cầm cho quí phái - ôm guitare ngó thiệt hổng mấy sang !

    - Thứ hai : Recuerdos de la Alhambra là niệm khúc, mở lại cả một quãng đời thơ ấu đã qua (rồi nhứt định đi luôn hổng trở lợi, huhu..).
    Cứ nghe nó là y phép tim tui râm rang một nỗi buồn, hổng nặng nề tới độ ảo não trầm cảm (rồi nốc thuốc chuột... thị uy) nhưng nhè nhẹ vấn vương mênh mang sâu lắng. Nó như cơn mưa phùn tiết xuân, tuy hổng ướt áo quần nhưng có thể làm xẹp tóc - mái tóc ba-bảy chải phồng dợn nếp "tango ổ gà" mới uốn ép sấy gội ngoài tiệm.

    Vụ đờn địch ni có kể rồi, nay nhắc lợi giúp vui lối xóm thôi chớ hổng phải nhắc vì quên do lú lẫn - khai báo vậy là có ý tứ đề phòng tai nạn heng -
    ...................
    Dượng Hai từ pháp qua Spain bưng về cho anh hai cây guitare mới cáo chỉ còn cả bill trong hộp. Má hồ nghi có thể con bà - và cả chồng bà nữa - đã bỏ nhỏ với dượng hai vụ này. Rồi má làm mình làm mẩy, bắt anh hai trả đờn lợi. Có thể má thiệt sự áy náy rồi sanh tủi thân tủi phận, nhưng cũng có thể má màu mè hát aria 'kiếp nghèo' biểu diễn giúp dzui - hoặc có thể cả hai hổng chừng ha - Sau hội nghị thượng đỉnh giữa dì hai và má, anh hai được quyền "mượn" đờn xài đỡ, chờ tới khi nhị vị tiểu đồng Quin & Don nhà dì tấn lên, vác nổi cây guitare thì sẽ trả lợi cho chúng.
    ...................

    *

    Bữa nay ta nghe tiếp tiếng đờn của hai vị nương tử nổi tiếng của dòng nhạc tây ban cầm thế giới, Ana Vidovic từ Croate và Filomena Floretti từ ý tà lồ, cả hai đều tài sắc vẹn toàn mười phân vẹn mười một.
    Tui nghĩ... (dà, cái này là ý riêng ha) ngón tremolo của hai cô này có phần trội hơn Kim Chung. Vì sao hờ ? Vì tiếng đờn của KC mềm mại thiếu nuance, nó cứ thế đều đều giọng, y chang một trự mắt đã díp lợi vì buồn ngủ mà còn phải thắp nến đọc kinh tối - bài kinh cầu dài thòng, kinh cầu các thánh chắc - rồi nó ậm ừ trong cổ họng vì hết còn có thể lên bổng xuống trầm được nữa. Bà con chịu khó nghe rồi cho ý kiến dùm, tui mang ơn.






    (tối rảnh viết tiếp héng)
    Last edited by ntđl; 08-24-2012 at 04:22 PM.
    Make the long story... short !

  5. #355
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Doc hỏi cho ý kiến ý cò thì thằng em cũng có tí cho hết ngày thứ Sáu. Hai cô này, không biết tiếng tăm ra sao, nhưng cá nhân em, thấy hai cô này chơi tremolo xoàng thôi (cô thứ hai tệ hơn vì tiếng tremolo thưa thớt quá và còn há mỏ ra nữa, làm em nhớ hồi nhỏ cũng học clasical lúc chơi há mỏ nhỉu nước miếng xuống đàn :P bị ám ảnh tới giờ). Đúng như doc nói, nghe bài này (nghe chưa hết) khoảng một phút là hết hứng thú, chán phèo. Cái ngón tremolo này, không như doc nói, chẳng cần phải có nội lực thượng thừa mới chơi được. Nó chỉ là một lối chơi, có thích, có tập thì sẽ có chơi được. Em có ông anh tối ngày ôm đàn lên chỉ chơi được có tremolo, nghe hoài ớn chết đi được. Nói ổng khều vớ vẩn như thằng em là ổng thua :P. Chờ doc viết tiếp.
    Laissez les bon temps rouler!

  6. #356
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,453

    Recuerdos de la Alhambra.

    III.

    Anh hai tối tối qua chùa học chữ học đờn với thày Tự Đức.
    Thày đeo kiếng trắng, chơn mang dép nhựa, áo nâu sòng, thỉnh thoảng lắm mới thấy thày bận áo lam (hổng rõ màu áo có ý nghĩa chi hôn nữa lận). Chú Thông Giới cũng ẩn mình "dưới hai màu áo" y chang sư phụ mình. Hồi nớ nhỏ quá, tui hổng nhớ hay hổng biết gốc gác quê quán của thày miền trung hay miền nam (nhưng nhứt định hổng phải bắc di cư ha).

    Thày Tự Đức thu anh hai về dưới trướng trong dịp nào thì tui bí lù, chỉ nhớ thày mở lớp kèm học miển phí cho đám con nhà nghèo hiếu học lối xóm. Hồi dọn dzìa con hẻm nớ thì anh hai đã vào trung học và dĩ nhiên anh hội đủ tiêu chuẩn của thày nhứt (nghèo mà ham... học). Lớp học mở trong hậu liêu, sau bữa cơm tối, đèn đóm lờ mờ.
    Thời nớ điện chưa phổ cập, phải dùng đèn dầu, đốt ba bốn ngọn cũng chưa soi đủ hết 4 góc bảng nữa lận. Bảng là một miếng ván liếp được chế biến rồi sơn đen - term "bảng đen phấn trắng" có là vậy, sau này với thời gian từ từ bảng đen thay màu xanh lục dòm mát mắt hơn - Rồi để "khắc phục khó khăn", thày Tự Đức nhịn ăn nhịn mặc, cộng thêm công quả phụ huynh học trò góp vào, sắm được ngọn đèn măng-sông quá chiến. Lớp học bỗng dưng khởi sắc.


    Đèn măng-sông có tầm vóc ngang ngửa với lồng tròn bông vụ xoắn ốc hai màu đỏ trắng treo ngoài cửa mấy tiệm uốn tóc làm trade-mark, nhưng chiều cao thấp hơn. Măng sông được phát minh và sử dụng từ đầu thế kỷ thứ 19, tại châu âu và châu mỹ, nó tiện dụng tới nỗi nay vẫn còn phổ biến tại những vùng thiếu điện.

    Măng sông thời hiện đại



    Nguyên tắc đốt của đèn măng sông đại khái như sau : Phản ứng oxyde hóa của một vài loại muối khoáng chất sẽ tạo ra oxyde, và oxyde này khi nóng lên sẽ tỏa ánh sáng.
    "bóng" đèn măng sông hình dạng như cái rọ lưới, làm bằng vải, bằng tơ hay viscose, được tẩm một hay cả hai loại muối cerium và thorium. Cồn, đầu lửa hay gaz được đốt để phát nhiệt, hâm nóng "bầu khí quyển" bên trong lồng kiếng của đèn, kích thích oxyde cerium và therium sáng lên.


    Hồi mới mua về, rọ lưới măng sông vẫn còn trinh bạch, cerium và therium tẩm trong bóng vẫn còn là muối chớ chưa thành oxyde. Thành ra khai trương đèn măng sông là đốt cho đám muối này biến thành oxyde cái đã.
    Oxyde cerium và therium là loại hợp chất bền không cháy nên không tự hủy, chúng cứ nằm yên trong cái bóng nớ để chờ được hâm nóng, chừng nóng rồi cái là bingo... ráng rực rỡ hổng thua chi đèn halogen điện.
    Tuy nhiên... cái bóng có oxyde nớ trở nên mong manh vô cùng, mạnh tay mạnh chơn chút là bể vụn. Thành ra nếu phải di chuyển, đèn măng sông cần được nâng như trứng và hứng như hoa để bảo toàn... sanh mạng.



    Anh hai học chữ với thày, rồi cách nào đó hổng hiểu còn được thày truyền thụ ngón mandoline - đờn địch ở tu sĩ công giáo là thường, ở tu sĩ phật giáo y hình hiếm thấy, hổng rõ vì sao - Về sau tía còn mang dzìa cho anh cái banzo cũ.
    Tui hổng khoái mandoline, cũng hổng khoái banzo. Tiếng của chúng chán phèo, lạt lẽo vô vị, nghe chúng tấu lên buồn nản thấy bà, chỉ muốn đu liếp cửa leo dzìa nhà dzô giường xoa chơn trùm mền đi ngủ.
    Nhưng... đây là vốn liếng khởi đầu đã đưa anh hai vào con đường âm nhạc lâu dài sau đó.

    *

    Có được cây guitare trong tay, anh hai tui y chang cá ong ra biển. Guitare thì thày Tự Đức mù tịt nên rồi anh hai phải mò mẫm tự học mình ên. Tiền tía má cho ăn sáng dằn bụng được để dành đặng mua sách nhạc, cả nhạc lý lẫn bài tập.
    Thời đó hổng có chuyện photocopy ha, sách vở được đám con nhà nghèo mê nhạc truyền nhau mượn qua mượn lợi, rồi nếu thích thì cứ việc gò xương sống ra mà ghi chép để dành.

    Mấy chục năm dzồi, chừ tui vẫn còn nhớ cuốn Carulli giấy đã ngả vàng vì tuổi thọ, bìa chữ đen sờn nát, trong trỏng là những bài tập. Cuốn sách được mua lợi khi đã quá xá cũ, anh hai mang dzìa gối đầu giường, tụng niệm sớm tối, trước khi tới trường và sau khi học xong mỗi tối.
    Rồi do thày Tự Đức giới thiệu, anh vào học bài bản với một thày chỉ nhận học phí tượng trưng. Trước tiên anh học classic, rồi sau học thêm flamenco.

    Lúc này tui đã lớn dọng dọng, bàn ngày cuối tuần quí nữ mải mê bắn bi đánh bông vụ với trẻ lối xóm thành bàn đêm lăn ra ngủ nhanh ngủ lẹ, ngủ vững chắc, ngủ ngay khi anh chưa kịp kéo đờn ra khỏi thùng nữa lận.
    Má rất ghét nghe đờn (tửng tửng chẳng đâu vào đâu cả) Buổi tối bà có thói quen chong đèn may vá và đọc Nửa Chừng Xuân, nay tiếng đờn (bài tập) của thằng con làm bà sanh chia trí, chữ nghĩa lộn tùng phèo, hổng còn nhớ cô Mai đang làm chi nói chi trong trang truyện !

    Rồi hai mẹ con cùng làu bàu về nhau, tới nỗi để giải quyết ổn thoả tranh chấp mỗi ngày mỗi tiếp diễn, tía đề nghị anh hai ra hiên sau tập đờn (vừa mát vừa yên). Xui cái hiên sau kế sàn nước nhà lối xóm, môi trường phát triển thuận lợi của muỗi mòng, nhạc sĩ vừa uýnh đờn vừa đập muỗi, bữa nào xui xẻo bận xà loỏng muỗi đột kích luôn cả bình cà phê, thò tay gãi mệt xỉu vẫn hổng đã, chưa đã... ngứa !

    TB :
    Ừa Tôm nói đúng đó, nghe lợi thấy quả là hai cô tây uýnh giực cục, dòng nhạc hổng tuôn mượt mà như cô dziệc nam héng.
    Haha, há miệng tới nhiểu nước miếng... Ông James Đậu hẳn sẽ thích gái tây hơn gái dziệc ở cái khoản ít khẩn trương này đây nha, chào mừng ông Đậu vào đọc sổ tay
    Và cái cô khoe răng là cô nào vậy hở Ốc ?
    Last edited by ntđl; 08-24-2012 at 06:47 PM.
    Make the long story... short !

  7. #357
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Doc hỏi cho ý kiến ý cò thì thằng em cũng có tí cho hết ngày thứ Sáu. Hai cô này, không biết tiếng tăm ra sao, nhưng cá nhân em, thấy hai cô này chơi tremolo xoàng thôi (cô thứ hai tệ hơn vì tiếng tremolo thưa thớt quá và còn há mỏ ra nữa, làm em nhớ hồi nhỏ cũng học clasical lúc chơi há mỏ nhỉu nước miếng xuống đàn :P bị ám ảnh tới giờ). Đúng như doc nói, nghe bài này (nghe chưa hết) khoảng một phút là hết hứng thú, chán phèo. Cái ngón tremolo này, không như doc nói, chẳng cần phải có nội lực thượng thừa mới chơi được. Nó chỉ là một lối chơi, có thích, có tập thì sẽ có chơi được. Em có ông anh tối ngày ôm đàn lên chỉ chơi được có tremolo, nghe hoài ớn chết đi được. Nói ổng khều vớ vẩn như thằng em là ổng thua :P. Chờ doc viết tiếp.
    Em thứ hai tremelo nghe giống như đang ăn cơm mà bị cát dính vào. Còn cô thứ nhất nghe thoát hơn nhưng tiếng không được rõ có lẽ vì thế mà che được khuyết điểm khi tremolo.

    em xin hết và rón rén đi ra không có bị đục cho phù mỏ.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  8. #358
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    123
    Dạ, T cũng thắc mắc ạ .


    *

    T xin phép được lạc đề chút xíu. Hôm nay, T vừa đọc được bài viết của nhà văn Võ Phiến nên an tâm hơn, không còn bị loanh quanh luẩn quẩn ở post #317 nữa, cô Ngô ơi.

    http://www.diendantheky.net/2011/02/...o-dai-dai.html


    người ơi, người ở dài dài
    làm T liên tưởng đến người ơi người ở đừng về. hình như, ông vẫn lạc quan: "biết đâu vào giữa thiên niên kỷ sau khắp bầu trời các làn sóng truyền thanh còn vang vang tiếng hát quan họ con cò bay lả bay la..." mặc dù, "loài người là loài sinh vật giết nhau hăng say nhất." và mặc dù, "người mỗi lúc một nhiều một đông, chen chúc trong cảnh chật chội đã bất trắc. người lại mỗi lúc một táo tợn, càng thêm bất trắc."

    *
    t.b. T vẫn nhớ là Cô có viết về Robert Schumann, mà, đến mãi hôm nay T mới tìm ra được bài viết của Cô.
    http://dactrung.net/dtphorum/m486167-p51.aspx
    Last edited by Trân; 08-24-2012 at 09:57 PM.

  9. #359
    Biệt Thự Lan Huệ's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    822
    LH xin chào cả nhà Sổ Tay hôm nay đông vui quá, ngoài anh Hoàng Vân thường xuyên còn có Gió, Trân, ốc, gun_ho, Tôm, anh Đậu và anh Lê Nguyễn Hiệp.

    Mme ơi, có đủ túc số rồi đó, LH đang ngóng mỏ chờ Mme kể tên, coi có đúng người mình đoán không.

    Gió ơi, lâu quá chưa được nghe Gió đàn.

    ETA: LH cám ơn Trân, và anh Hoàng Vân.

  10. #360
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Em xin đưa tay phản hồi về cú trẻ mò lỗ trong bài rờ cu đốt kia tí, hòng minh oan cho các chị nào chơi nghe lục cục không đều

    mời các bác, các mợ xem nhớ

    Ô ri gin bác Ta rề Gà sáng tác ra như này



    nghĩa là bè trầm phừng một nhát, bè cao nẩy tưng tưng tưng, rồi lại phừng phát nữa, lại tưng tưng tưng và cứ thế .....

    Vậy nếu ai chơi cú trẻ mò lỗ này mà nghe đều tăm tắp là đáng bị rủa là chơi sai chứ ạ? Sai với nguyên bản của bác Ta rề Gà rồi chứ còn gì? còn chơi đúng nguyên bản, phải lục cục và không đều mới là cao thủ.

    Ý em chỉ có thế, xin hết ạ.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:32 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh