Register
Page 43 of 223 FirstFirst ... 3341424344455393143 ... LastLast
Results 421 to 430 of 2227
  1. #421
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Tiện có bác Ốc ở đây, cho tớ hỏi, có phải chữ "ghê" của VN mình có phải từ chữ "gay" của Mỹ không? Hay tụi Mỹ lại chôm của mình?

    Câu hỏi này là vì hôm qua trong bữa cơm, câu chuyện đưa đẩy làm sao thì tới chuyện phong trào gay dạo này rầm rộ hẳn lên. Bà cụ tớ, không biết tí tiếng Anh nào, nghe một hồi rồi phán một chữ "ghê". Mấy anh em ngạc nhiên, sao bà cụ biết tiếng Anh bất ngờ thế!
    Laissez les bon temps rouler!

  2. #422
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Cũng có thể lắm chứ anh Tôm. Còn bà cụ nhà anh thì có nhẽ dạo này nghe anh hát tiếng Anh rầm rầm nên học lỏm được vài chữ.

  3. #423
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Cũng có thể lắm chứ anh Tôm. Còn bà cụ nhà anh thì có nhẽ dạo này nghe anh hát tiếng Anh rầm rầm nên học lỏm được vài chữ.
    Cũng có thể nhờ tớ hát tiếng Anh mà lại nghe như tiếng Việt nên bà cụ theo kịp :P
    Laissez les bon temps rouler!

  4. #424
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436

    Tiếp theo...

    *

    Hồi còn nhỏ hìu như cục xí muội (bác HVn, cục xí muội lớn hơn cục kẹo chút nẹo heng, có thêm vị chua mặn chớ hổng ngọt tuyền đường như kẹo nữa nha), chuyện tập đờn uýnh đờn của anh hai tui hổng để ý, rồi anh chơi gì ngoài những bài tập trong Carulli thì tui thiệt mù tịt.

    Trừ giờ tập đọc tập viết với tía má để sửa soạn vào mẩu giáo, còn thì tui y chang gió hoang đồng nội. Mãi cho tới bữa má liệt giường liệt chiếu phải vào bịnh viện. Suốt nửa năm dài nớ, trong tuần má giao tui cho anh hai trông chừng sau giờ học, cuối tuần chị ba có bổn phận dẩn tui sang Khánh Hội gởi ở nhà dì hai - Địa chỉ nhà dì tui còn nhớ như in : số 8 đường Tôn Đản, nhưng địa chỉ nhà tui thì thường tui hết nhớ ra -

    Anh hai lớn hơn tui gần 2 con giáp - má sanh tui vào giờ thứ hai mươi lăm - má nói thằng hai lập gia đình sớm dám có con bằng em nó hổng chừng. Hồi nhỏ tui sợ anh hai hơn sợ tía nữa lận ! Thời gian ở với anh hai trên căn gác tui rầu rĩ héo hon y chang tội phạm đang thọ án chung thân.
    Anh hai vốn tận tâm với... nghề nghiệp, anh mở sách có những bài tập đọc dài ngoằng bắt tui viết theo, mỗi bữa 3- 4 trang giấy là ít (trong khi chờ đợi thì anh tập đờn). Kế đó tui học cửu chương đặng sửa soạn làm toán (cộng trừ nhơn chia, từ số chẵn qua số lẻ, từ số đơn qua số kép).

    Học hành chắc cũng là duyên nghiệp.
    Nguyên thằng bánh tí Don nhà dì Hai vốn phá làng phá xóm, học ít chơi nhiều. Bài vở ở trường về nhà nó xếp xó cho chó gậm, chừng tới bữa nộp thì quýnh đít. Từ Khánh Hội, nó đạp xe máy qua Vĩnh Hội để anh hai chỉ bảo dùm... cho lẹ, thường anh hai dạy tui và nó cùng lượt.

    Vốn sẵn nhanh nhẩu (...đoảng), làm sớm nghỉ sớm, rồi ở không cũng buồn, tui hổng dám phá ngang vỉ sợ, tui mình ên entertain bằng cách ngó thằng Don học, và dzồi ngấm luôn bài vở của nó hồi nào hổng hay. Một phát hai chim, để khuyến khích mầm non tương lai rường cột nước nhà và để tui bận bịu đừng nghịch ngợm (ngầm), anh hai dạy tui luôn chương trình học của thằng Don cho gọn...

    Dĩ nhiên thằng Don hạp với tui hơn là với hai con em nó. Con lớn trên tui một lớp, con nhỏ dưới tui một lớp, cả hai con đều điệu rơi điệu rụng và mít ướt y chang nhau, chơi với chúng chán phè, tui và thằng Don kết nhau hơn là kết hai thị mẹt kia.

    Hồi má ra khỏi nhà thương thì qúi nữ đã thông thái hơn một bực, tới độ sau đó dì hai sai quí nữ kèm bài vở hai con bánh tí kia và kiêm luôn nghề viết thư mướn cho dì (kiêm bí thư có lương của thằng Don).

    Dì dượng y chang ngưu lang chức nữ chờ ô thước bắc cầu. Mỗi năm dượng về thăm nhà và tặng dì cái bầu giúp vui dzăng nghệ. Dượng đi ít lâu là má đưa dì và cái bầu của dì vào nhà bảo sanh đập. Đập đâu đó liền tù tì 4 bận thì chắc là hết xí oách, dì hai tuyên bố nghỉ hưu - chị hai con gái lớn của dì hơn thằng Quin em kế tới 14 tuổi, dì sanh trước khi dượng bỏ xứ làm ăn xa -

    Rồi cùng với chuyện hưu, thinh không dì hai cắc cớ sanh sính chữ nghĩa. Mỗi tuần dì đọc cho thư ký viết 2-3 lá thư, lớp gởi cho chồng, lớp gởi anh em nhà chồng mần màn bóng gió khuyên nhủ răn đe hù dọa thị uy - thì vậy mới nhớ như in địa chỉ nhà chớ bộ -
    Người nhận có mở thư đọc không thiệt hổng rõ, nhưng nữ thư ký viết thư miết tới nỗi chữ nghĩa thành hiền đầy một bụng, điển cố văn chương làu làu. Lâu lâu buồn tình nó xổ ra có dây có nhợ làm cả nhà lé mắt luôn, và tía má hân hoan vì có đứa con quá xá thông thái !

    Nhưng... thông minh phát tiết ra ngoài và phát ào ạt vậy thì chẳng mấy chốc cũng phải cạn láng. Càng lớn qúi nữ càng mụ dần, tới nỗi sau này chồng nó sốt ruột (ăn chi mà ngu dữ dzậy) mỗi tuần nhiếc móc cho nghe ít nhứt một bận !

    Hồi anh hai bắt đầu chơi Tarrega thì qúi nữ đã lớn dọng, cỡ cục xà bông cô Ba hổng ít !

    ....................


    *

    Guitare tiếng dziệc là tây ban cầm, mang nghĩa cây đờn xứ tây ban nha. Nó tới xứ mình từ hồi nào và tại sao gọi thế thì thiệt hổng tường, và dĩ nhiên là dễ sanh lẫn lộn. Ai lẫn ha, thì còn ai vào đây nữa ! Tui vẫn yên trí guitare là nhạc cụ riêng của xứ Spain - như cây đờn bầu của mình vậy. Dè đâu mấy bữa trước chúa thánh linh đi ngang bỏ nhỏ, rằng tui đã bé cái lầm trong mấy chục năm dài.

    Guitare xuất xứ đâu đó từ thời cổ đại, tại cái nôi văn minh ả rập cũ, cả hàng ngàn năm trước công nguyên lận. Guitare là do gui (nghĩa là nhạc) ghép với tare (nghĩa là dây) mà thành. Hình dáng kích thước của nó dĩ nhiên đã từ từ thay đổi với thời gian.
    Năm chín trăm lâu lắm sau công nguyên (AD) đám ả rập hồi giáo hùng mạnh lên, rồi theo lẽ thường tình đã nảy sanh khuynh hướng bành trướng lãnh thổ. Từ châu phi, các sắc dân ả rập đeo guitare trên lưng, vượt eo biển sang Spain (Granada) và Ý (Sicille).
    Rồi thị hiếu nảy sanh, guitare lấn sang Portugal, Pháp và toàn âu châu.

    Tại phía nam đất Spain, bộ tộc Moor mọc rễ mọc nhánh, cai trị con dân trăm họ suốt hàng mấy trăm trăm năm. Cùng với họ, dòng nhạc guitare phát triển. Và có lẽ đây là lý do vì sao đất Spain sản xuất nhiều nhà soạn nhạc và chơi nhạc hơn các xứ âu châu khác.

    Francisco Tarrega là một trong những sáng tác gia nổi tiếng nhứt của thế kỷ 18 và mãi cho tới bây giờ. Ông được gọi là Sarasate của dòng nhạc tây ban cầm cổ điển. Mà Sarasate là ai dzậy cà ? Thưa ông ấy là thiên tài xứ Spain, chơi nhạc và viết nhạc cho vĩ cầm. So sánh thế có lẽ vì Sarasate lẫn Tarrega đều là cao thủ danh trấn giang hồ về giai điệu và kỹ thuật, cả trong trước tác lẫn trình diễn.
    Last edited by ntđl; 10-12-2012 at 03:18 PM.
    Make the long story... short !

  5. #425
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    Lóng ni tui mắc cắp sách tới trường thành hết còn rảnh rang, bữa nay có chút thì giờ liền mở máy, nói một chập cho bớt buồn cái miệng.

    Hôm bữa vào nét tìm tài liệu về hồi giáo tại Spain, tui đọc được một đoạn về cây spanish guitare. Xui cái save lợi mà chừ hổng nhớ ở đâu nữa lận. Hổng biết là chuyện thiệt hay giai thoại kể cho vui heng, nhớ mang máng như vầy :

    Cây guitare tuy xuất hiện từ rất lâu với số dây gia giảm tuỳ thời, nhưng rồi nó dừng lại và cố dịnh với năm dây trong một khoảng thời gian rất dài, mãi cho tới lúc một cao thủ guitare xứ spain (tui quên tên rồi) chế thêm dây thứ sáu, hoàn chỉnh cây đờn như hiện nay. Rồi khi ấy, để phân biệt người ta gọi cây guitare 6 dây nớ là spanish guitare. Có lẽ tây ban cầm là phiên dịch từ tên này hổng chừng ha.

    Sau đây là khúc Recuerdos de la Alhambra do guitarist James Edwards trình tấu.với phần animation bằng computer của Stephen Malinowsky. Malinowsky vốn là nhạc sĩ dương cầm cổ điển, khởi xướng một project animate các tấu khúc ngắn, hổng rõ chỉ để entartain hay còn mục đích nào khác.
    Bản Recuerdos này được ông làm thành 3 phiên bản khác biệt, trong đó tui ưng nhứt là bản thừ hai, bị nó rõ ràng và đễ theo dõi.
    Mảu đỏ dùng cho leading music tức ngón tremolo. Phần đệm chia làm hai "bè" riêng biệt, green và blue.

    James Edwards là classical guitarist xứ cờ hoa, hiện giảng dạy tai đại học. Theo tui, ngón tremolo của ông rất tới, đều đận và ít nhiều màu sắc tây ban nha (dĩ nhiên là tui tưởng tượng rồi, phải thành khẩn khai báo trước)




    *




    Nhạc của Recuerdos de la Alhambra có hai đoạn, mỗi đoan được liên tục chơi hai lần, xong mới vào coda - AA BB C -
    Tuy tác giả hổng viết phần introduction, nhưng thỉnh thoảng thấy có người mần màn input, như cô Kim Chung chẳng hạn, ở link youtube sau
    http://www.youtube.com/watch?v=J3b2DKcBrPg

    Thêm như thế hay dở thế nào thì... xấu đẹp tùy người đối diện.
    Đây là clip nhạc chơi năm 2006 - nhạc sĩ diện đầm màu cam, gấu áo có dây cột và đi giày đỏ - mà mình có bàn mấy năm về trước.

    Tùy vận tốc của nhạc sĩ mà thời lượng của tấu khúc thay đổi.
    Chơi nhanh và vũ bão nhứt là Narcisco Yepes, vỏn vẹn gần 3 phút. Vậy chớ trong youtube cũng có vài nhạc sĩ tài tử đã kéo nó được tới hơn 6 phút lận.

    Cái này phải xin thú tội trước bình minh là... do tui hổng rành rẽ guitare, mà vì nghe bản này từ lúc còn rất nhỏ nên nó bỗng trở thành kinh điển hồi nào hổng hay, rồi tui bèn dùng nó đậng thẩm định thiên tài. Ai nổi tiếng cách mấy mà chơi nó lạng quạng là tui cho vào sổ bìa đen liền, hổng ong-đơ chi dzáo - và kép tui kêu đó là vội vã tới... bất công -

    Vậy rồi ai chơi hay nhứt hở ?
    Dà... tui ưng nhứt là 3 version sau, lưởng lự chưa dứt khoát...... có lúc tui thích ông Yepes, có lúc tui lại thích ông Romero.

    So về kỹ thuật có lẽ Narcisco Yepes đứng đầu, nhưng interpretation hẳn phải về tay Pepe Romero. Cả hai đều là dân spanish nên tiếng đờn nặng âm hưởng sắc màu dân tộc bài bản (lại tưởng tượng nữa hén). Riêng Alexandre Lagoya thì tui chưa tìm ra lý do vì sao thích nữa lận.

    Lagoya là dân pháp nhưng gốc gác hy lạp và ý trộn lộn. Ông kết hôn với một guitarist gốc ý, cả hai trình diễn chung và nổi tiếng thế giới. Chính bà Layoya là người đã thay đổi lối chơi tay trái (hay phải chi đó) của guitare, mà tui thiệt hổng hiểu rõ là gì. Rồi bà yểu mệnh nên mất sớm (ung thư) chồng bà lùi vào bóng tối, sống lặng lẽ ẩn dật trong một khoảng thời gian rất lâu trước khi trở lại cùng nghệ thuật, nhưng không bao lâu cũng cỡi guitare về trời duo với bà cho trọn tình trọn nghĩa.

    Sau đây là 3 clips nhạc chơi trong phòng thu âm đàng hoàng chớ hổng live heng, nghĩa là âm thanh optimal, dán dzô để bà con thẩm định năng tài... mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười hai mười bốn.
    Nghe kỹ cho rốt ráo rồi thi xong tui trở dzô bàn tiếp héng.

    1. Narcisco Yepes.
    http://www.youtube.com/watch?v=4WCH_KyPBuo

    2. Pepe Romero.
    http://www.youtube.com/watch?v=QPVUFRGVglw

    3. Alexandre Layoya.
    http://www.youtube.com/watch?v=_HngWc1BLys

    Enjoy hàng phố ơi !
    Ciao...
    Last edited by ntđl; 10-12-2012 at 05:02 PM.
    Make the long story... short !

  6. #426
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Xin chúc madam.....bảng hổ đề danh đặng cho bà con cô bác đọc tiếp chứ lóng rày madam vắng mặt lâu quá làm tôi thấy lo lo ....lỡ tôi bị cao đường huyết chẳng biết cầu cứu nơi đâu

  7. #427
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097



    nghe thoáng qua và xếp hạng chơi .. .. theo ý thích của người không biết nhạc lý:

    1_ Lagoya
    2_ Yepes
    3_ Romero


    @};-


    à .. còn cô KC, thì nếu nhắm mắt nghe và không biết gì hết về đàn thủ (phái nữ, người VN .. vv ..) thì đoán là một học sinh, sinh viên trường nhạc đàn rất nhuyễn .. @};- ..
    Last edited by HoangVan; 10-13-2012 at 04:44 AM.
    .. tựu rồi tan ..

  8. #428
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436

    Francisco Tarega

    *

    Chào nhị vị huynh đài HDz & HVn
    À... bửa thứ năm đầu tháng tui đi nhà thờ mới hay lễ thánh Phan xi cô (d'Assi), tính vào nét báo cho hai bác biết mà đọc kinh cầu nguyện - Tui với ông thánh ni vốn có chút tình riêng, thành sanh lòng quyến luyến - Vậy mà rồi lu bu bài vở thành quên luôn !

    Dà.. thì tui đang học thi, thấy cũng vậy vậy, hổng khó khăn cho lắm. Nhưng học hành là chuyện đường dài, mới phần mào đầu thôi thành có thể chưa thấm mệt heng. Kép tui biểu cứ học đi cho biết đá biết dzàng, nhưng đám nít ranh kia chúng nói ra không hà, cốt chèn ép nhơn tài có lẽ, chúng biểu tui đi mần đi vừa có tiền bỏ túi (túi chúng) vừa khoẻ thân hổng bị stress in stress out chi dzáo !


    Bác HVn.
    Tui thích tiếng đờn Alexandre Lagoya nhưng thiệt tình chưa rõ tại sao. Về kỹ thuật, ông không thể địch lại Yepes - tới nay chưa ai qua mặt được Yepes về kỹ thuật - mà cũng không thể qua mặt được Pepe Romero trong interpretation... Nhưng tiếng đờn của ông nghe buồn bã sao đó, như một niềm hoài vọng quá khứ... thành nghe nó xong thinh không thấy ngậm ngùi.

    Thừa thắng xông lên, sau đây là một tác phẩm nổi tiếng khác của Tarrega có tựa Sueño, nghĩa là Giấc mơ cũng do Alexandre Lagoya chơi.
    Tarrega có hai tựa cùng mang tên Sueño thành dễ sanh lầm lẫn, một là "Sueño - tremolo", và một là "Sueño - mazurka". Mazurka là một điệu dân nhạc ba lan được Chopin dùng nhiều trong các sáng tác viết cho dương cầm.



    Nghe Lagoya chơi Sueño tremolo xong thì ta nghe David Russel chơi tiếp. Mỗi người một vẻ.
    David Russel là danh cầm thủ số một của scotland trong cả kỹ thuật lẫn interpretation. Tiếng đờn của David sắc sảo và mượt mà, giống như bông hoa sửa soạn mãn khai, đầy hương lẫn sắc.
    - Tui có CD Russel chơi Recuerdos de la Alhambra, xui cái bài này trong youtube đã bị xoá mất vì chuyện tác quyền chi đó, để thủng thẳng chờ coi có ai dán dzô sẽ kéo về cho hành phố thưởng thức heng -
    Vài năm nữa, khi Pepe lùi vào bóng tối vì tay chơn cứng khớp, thì có lẽ Russel sẽ lên làm minh chủ võ lâm hổng chừng - tỉ như chưa có ánh sao lạ nào xuất hiện -



    Enjoy bà con ơi.
    Ciao....
    Last edited by ntđl; 10-15-2012 at 03:48 PM.
    Make the long story... short !

  9. #429
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    1_ Lagoya
    2_ Russel

    @};-

    tôi biết tại sao tôi chấm Lagoya .. vì Lagoya mềm hơn, thân thiện hơn, hòa Lagoya với Tarrega .. ...




    .. tựu rồi tan ..

  10. #430
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Cùng là Tarrega-tremolo nhưng nghe Layoya và Russel chơi có khác chút đỉnh.
    Ở phút 0:28, Layoya chơi staccato mà nốt này Russel uýnh bình thường. Hổng rõ ai đúng bài bản và ai phăng-te nữa lận ? - 2 clips này dán trên kia heng -

    Trong đây có ai chơi bàn ni làm ơn dòm chừng giùm tui cái, bị vì... nghe hai người nớ, cứ tới cái nốt này y phép tui... lên ruột. Tui biết cả hai ông nhạc sĩ đều cẩn trọng tới bờ tới bến luôn, thành chơi khác vầy làm tui sanh lòng thắc mắc quá thể !

    Bản nhạc sau đây có tên Gran Vals được công ty điện thoại Nokia dùng làm nhạc nền thay tiếng chuông báo, thành vô tình đưa tác phẩm của Tarrega đến khắp "quần chúng nhơn dân - cũng do David Russel chơi -





    Grand Vals đườc transcript cho dương cầm, với tiếng đờn rất ngọt của một chàng trẻ tuổi đẹp trai hào hoa phong nhụy : Adrian Brendle
    Mời bà con thưởng thức tiếp.


    Make the long story... short !

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:46 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh