Register
Page 87 of 223 FirstFirst ... 3777858687888997137187 ... LastLast
Results 861 to 870 of 2227
  1. #861
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435

    Be My Vatentine

    Hello Plat.
    Cứ tới ngày này cái nhớ Plat. Hồi hôm tính gởi nhạc cho Plat nghe mà chừ đổi ý.
    Happy velentine sweetie.



    Make the long story... short !

  2. #862
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Happy velentine, quý anh quý chị em.
    Chúc mọi người một ngày trọn tốt trọn lành.
    Đỗ thành Đậu

  3. #863
    Biệt Thự Lan Huệ's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    822
    LH xin chào cả nhà, mme ntđl, James Đậu, anh Lê Nguyễn Hiệp, Platinum, chào làm quen Nguyệt Hạ, chào người đã quen Ngân Hà,
    LH chỉ xin dựa cột mà nghe những bài rất hay của mme ntđl và các bạn đang viết.

  4. #864
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435

    Antonio Lauro

    *

    Tiếp heng....

    Khi nhạc sĩ mang tác phẩm ra biểu diễn trước công chúng, ông ấy - dà, phái khoẻ nha bị vì thông thường tui vốn yếu nhơn đức tin với phái tuy đẹp nhưng yếu xìu, ngoại lệ có đó nhưng thường khi... hiếm - mang hai trọng trách lớn trên vai (giả như ổng là nghệ sĩ chơn chánh thứ thiệt) : Với tác giả và với chính mình.
    Với tác giả : phải diễn tả trọn vẹn dòng nhạc đúng ý người sáng tác.
    Với mình : sao để được vổ tay đốp đốp rồi bông được ném lên - thay vì cà tô mát hay hột gà hột dzịt - Ngon lành hơn có đứa còn si mê tới độ tụ tập mần luôn cho ta cái fan club.

    Đây là chuyện nghe nhạc trong thính phòng. Khán thính giả khi bước vào phòng hoà nhạc thường khi đã ít nhiều bị chi phối vì định kiến. Chưa kể là giọng ca tiếng đàn còn có cơ nguy bị biến dạng vì những yếu tố phụ thuộc từ bên ngoài : Thay đổi khí hậu, di chuyển đường xa, cấu trúc thính phòng, hệ thống âm thanh... v.v. Ba chuyện này cũng ít nhiều góp phần định đoạt mức độ thành công của buổi trình diễn - Chưa kể là... độ ồn ào của fan club có thể làm ta rối trí sanh bất công thiên vị -
    Bị vậy vì thế cho nên... theo ý riêng tui, sai đúng chưa biết heng, nghe CD là cách thưởng thức tốt nhứt một tác phẩm do mọi điều kiện hầu như đã tới mức optimal.

    Tui được khuyên rằng...
    Khi nghe một tác phẩm, người ta để ý tới kỹ thuật chơi nhạc cụ (giọng hát được kể là nhạc cụ... vô hình) và cách diễn tả trình bày tức interpretation dòng nhạc.
    Kỹ thuật technical thì dĩ nhiên phải học tập tới hộc máu mồm dồn máu mũi, à interpretation thì có lẽ không "tập" được, nó là cách cảm nhận ý tưởng tác già, sau đó "input, output" tùm lum rồi mình ên diễn đạt ra cái thần tức linh hồn của dòng nhạc.
    Tuy kỹ thuật lẫn interpretation đều cần tới huấn luyện và năng khiếu, nhưng ngó bộ technic cần huần luyện hơn còn interpretation cần năng khiếu hơn.... chăng ?

    Tui dán vào đây vài clip guitare, bà con nghe thong thả rồi mình bàn tiếp heng.
    Các tác phẩm sau là của Antonio Lauro, người venezuela gốc ý. Lauro mới mất đây thôi.
    Dòng nhạc của ông đượm nét trữ tình thời lãng mạn.
    Đất nước Venezuela thì tui thiệt sự bí lù, hổng rõ dân nhạc của họ ra sao nữa lận. Nghe nói Lauro viết nhiều "chùm" nhạc (suites) Waltz theo dân nhạc venezuela, mỗi tác phẩm trong từng chùm ấy được ông đật tên theo thân nhân gia đình, còn bằng không thì theo địa danh kỷ niệm.

    Bữa nay đổi món ta nghe các mầm non (chưa lú và vừa lú) chơi nha - rồi nghe tiếp tiếng đờn của các cổ thụ đại thụ.

    Last edited by ntđl; 02-26-2014 at 02:07 PM.
    Make the long story... short !

  5. #865
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *Bị vậy vì thế cho nên... theo ý riêng tui, sai đúng chưa biết heng, nghe CD là cách thưởng thức tốt nhứt một tác phẩm do mọi điều kiện hầu như đã tới mức optimal.
    Em xin chào làng xã,

    Em thì dư duy là thưởng thức một tác phẩm qua phong cách chép sẵn vào CD thi giống như các bà sóp phinh quần áo, son phấn, qua mang in tờ nét. Các bà không được sờ nắn mặt hàng, không được mặc thử, không được ngắm mình trong bộ quần áo mới hoặc đôi môi với mầu son mới chọn qua cái gương thần, không được nhòm thấy con ngươi sáng ngời hoặc sạm mầu đen của người đi cùng. Hỏi rằng quá nhiều cái không được như đã dẫn thời các bà có chán không?

    Còn các ông , thì em đoán, khi mua máy móc on lai thì họ đã được nghe là máy này có cái chức năng sịn, máy kia có tính năng sốc thì cũng thấy khoái trong bung. Cũng muốn khiêng ngay về nhà để giật le với bà xã hoặc khoe khoang với thằng cha hàng xóm. Ấy, mà khi lên lai, hai con mắt thế gian nhòm thấy mặt hàng tỏ từờng nhưng muốm vặn ấn mấy cái nút bấm để kiểm tra độ chính xác thông tin buôn bán thì không được, muốn nhòm cái mặt lưng của máy cũng chả ai cho nhòm, muốn mần này muốn thử cái kia mà không được tuốt luột thì em khẳng định là các ông phải chán thôi? Em trộm nghĩ, là trong những tình huống mang đậm nét thử thách đức tin như thế này thì ta khó lòng tìm ra một động thái xử lý phù hợp.

    Em cũng trộm nghĩ là tận mắt nhòm thấy ca sỹ hát, tận tai nghe nhạc công đờn địch thì vẫn khoái hơn là ngồi ở nhà nghe qua CD. Tuy nhiên, những buổi trình diễn có thâu hình trực tiếp thì nên ở nhà cho nó khỏe.:-"
    Đỗ thành Đậu

  6. #866
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435

    Âm & nhạc.


    Bài viết sau khô khan hổng dính dáng chi dzáo tới chuyện guitare mình đang tán đây. Nó có thể chỉ là cái pitch phụ. Pitch phụ là pitch chi thì nếu hổng tò mò cũng chẳng cần phải biết.
    Tui xin thành khẩn kính cáo để quí độc giả tỏ tường hầu tránh cáo nài chuyện thời giờ lãng phí.


    Tiểu thơ ôi tiểu thơ. Đọc thừ, nghe thử coi có khó hiểu lắm không nha.
    http://www.youtube.com/watch?v=kVkjWftBZcs
    http://www.youtube.com/watch?v=fF9zI33Oass


    *

    Mỗi loại nhạc cụ đều có cá tánh riêng hình thành từ sự khác biệt cấu trúc và cách xử dụng. Tiếng sáo khác tiếng vĩ cầm là hẳn rồi, nhưng nó cũng khác luôn tiếng trumpet, cho dù cả sáo lẫn trumpet đều là nhạc cụ thổi hơi vào khi chơi.

    Phân biệt "giọng hát" của 4 nhóm nhạc cụ của dàn nhạc thì dễ nhưng của từng loại nhạc cụ cùng nhóm thường hổng dễ, trừ phi ta là dân nhà nghề thứ thiệt. Tiếng clarinet thường bị ấm ớ nghe lầm thành tiếng flute đã đành - chúng là anh em cô cậu của nhau nên ngồi gần nhau trong dàn nhạc - clarinet lại càng khó phân với người anh em thúc bá oboe - và oboe và english horn thì giống y chang nhau vì là anh em ruột thịt -

    Phân biệt tiếng mần màn định danh nhạc cụ tuy hổng dễ nhưng còn làm đặng, chừ biểu so sánh tiếng các nhạc cụ với nhau thì có sanh cãi cọ cũng chỉ... người ta thường tình. Cái chi ưng mình mới chơi, chưa kể là khi chơi đã phải học phải luyện nhuần nhuyễn kỹ thuật. Thành ra rồi nhạc cụ ta chơi (hay nghe) bao giờ cũng là nhạc cụ phê nhứt nên hay nhứt, và thừa thằng xông lên, nó có thể còn là nhạc cụ khó nhứt.

    So "anh em ruột thịt, anh em thúc bá, anh em cô cậu" còn so ra vì bề chi chúng cùng chung ông bà ngoại-nội. Chừ biểu so sánh "tiếng" của hai instruments khác nhóm với nhau thì... khỏi.
    Tuy cùng ngồi chung trong dàn nhạc nhưng vốn là anh em họ xa típ tắp, cái kiểu bắn cà nông hổng tới theo hình thức...
    "3rd cousins twice removed".
    So vậy tỉ như mang "cam táo" (tức trái cây)ra so với đám "đỏ đỏ xanh xanh" (tức màu sắc). Hai phương trời cách biệt, so sao cho đậng.

    Người trần mắt thịt chỉ cần "nghe" chớ hổng cần"ngắm" để nhìn cho ra.
    Ngắm và nhìn cốt thấu đáo cái sở trường sở đoản của từng nhạc cụ hầu cho chúng cất tiếng đúng nơi đúng lúc là trách nhiệm của ông nhạc sĩ (sáng tác and/or phối âm phối khí) hổng phải của khán thính giả.

    So hai thứ khác loại rồi biểu khó, vậy so hai cái cùng loại có bớt khó đi chăng, thí dụ so tiếng của hai cây guitare hay hai cây violin chẳng hạn ? Ờ thì dễ chớ sao, vậy chớ hổng bảo đảm lắm đâu nha, vì vẫn ít nhiều bị chi phối ảnh hưởng từ sở thích riêng tư về âm thanh : tiếng ấm vang, trong đục, chói khàn, dày mỏng v.v. Sở thích thay đổi theo gu theo taste đã đành, lắm khi nó còn thay đổi cả theo thị hiếu xã hội.

    Âm thanh phát ra từ nhạc cụ mang theo trong nó chữ ký riêng, hoàn toàn độc lập, hổng dính dáng tới tài năng kỹ thuật của nhạc sĩ trình diễn - trong nước kêu tắt là kỹ năng - Cây đờn có dòng họ gia phả quí tộc bao giờ cũng "giá sáng" và "tiếng dậy" hơn một cây đờn bình dân vô danh tiểu tốt.

    Chữ ký riêng là cá tánh của cây đờn. Nghệ nhơn làm đờn, một khi đã tạo được chỗ đứng là coi như... ký ra bạc – trong thị trường nhạc cụ đờn dây chẳng hạn, thị trường này xưa kia hiền hòa, mãi cho tới khi bị đám tài phiệt do thái bán chúa chúi mũi vào soi mói mần màn kinh doanh đầu tư chợ đen chợ đỏ mà thành sanh dữ dội. Vụ này có dịp ta tán sau heng.


    *

    Như Đậu có nhắc : Âm là tiếng động tính theo tần số âm thanh và đo bằng Hertz, âu mỹ kêu là ton hay pitch
    Âm cùng pitch có cùng cao độ, bất kể nhạc cụ phát tiếng. Pitch nhỏ tạo âm trầm, pitch lớn âm bổng. Âm ở đây nhìn theo khoa học tự nhiên ha, còn đứng ngoài lang bang chớ chưa bị kéo ra thành nốt và móc vào khung nhạc.

    Đồng ý vậy rồi thì...
    Hai cây guitare khi so giây nắn phím xong, trên nguyên tắc chúng sẽ phát tiếng y chang nhau nếu khảy cùng pitch.Thực tế tưởng vậy mà không có vậy, sao mà có vậy cho đặng người ơi !

    Khi nhạc cụ phát tiếng, ngoài pitch chánh là cái âm thanh ta nghe ra, nó còn tạo ra xung quanh cái pitch chánh ấy những pitch phụ với tần số ăm thanh cao thấp xê xích nhau chút nẹo, tinh tế tới nỗi, hên quá xá hên, tai ta "cảm" được nhưng hổng thể "nhận" ra chúng - tai mà nhận ra dám nó sẽ la làng với não chuyện sai tông lạc điệu -
    Những pitch phụ ấy khi xoay quanh pitch chánh sẽ tạo ra "bề sâu" cho âm, kêu bằng âm sắc.

    Âm sắc là sắc của âm, là phần lẩn khuất sau thanh âm tiếng đờn, tạo cái duyên dáng mặn mòi riêng cho nhạc cụ. Âm sắc là trade-mark, dấu ấn riêng, góp giá trị cho cây đờn và thường khi là yếu tố nảy sanh tình yêu nơi người chơi nhạc - chữ liều liền với chữ yêu một vần, chừng yêu rồi giá nào cũng liều mạng gật tuốt

    Hai cây guitare xuất xứ y chang nhau (cùng xưởng, cùng nghệ nhân, cùng gổ xẻ từ một cây, dây đờn cùng loại ...v.v) chưa chắc đã cho tiếng giống nhau.
    Nghệ thuật là chuyện con tim nên khó có thể chiếu lăng kính khoa học thực nghiệm dòm cho ra đặng !

    Vậy nhưng đã có những đứa cứng đầu, nhứt định mần màn phân tách tổng hợp cốt để kiếm ra cái... bí quyết thất truyền - hoặc do không biết cách truyền hoặc biết mà quên truyền nên đã lạc mất - Chúng mang những cây đờn qúi tộc danh giá tháo gỡ dưới kiếng hiển vi đậng nghiên cứu dòm chừng, rồi dùng máy quét tân tiến quét tới quét lui mong tìm ra bí mật.

    Tới nay nghe nói quét đã mòn biết nhiêu chổi mà (y hình) rác một cọng vẫn hổng thèm lòi ra.
    Đường hầm cứ tối thui mịt mờ chưa thấy le lói miếng ánh sáng.
    Last edited by ntđl; 02-24-2014 at 10:48 PM.
    Make the long story... short !

  7. #867
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    [I][FONT=Verdana]
    Như Đậu có nhắc : Âm là tiếng động tính theo tần số âm thanh và đo bằng Hertz, âu mỹ kêu là ton hay pitch
    Âm cùng pitch có cùng cao độ, bất kể nhạc cụ phát tiếng. Pitch nhỏ tạo âm trầm, pitch lớn âm bổng. Âm ở đây nhìn theo khoa học tự nhiên ha, còn đứng lang bang chớ chưa bị kéo ra thành nốt và móc vào khung nhạc.

    Cái đo bằng Hertz trong Vật lý Âm học gọi là tần số âm-thanh của sóng âm-thanh, được đo theo chu kỳ. Còn Pitch là cao độ trong âm nhạc. Âm-nhạc là hiện tượng đặc biệt của âm-thanh. Chứ không phải "âm cùng pitch có cùng cao độ", câu này theo tôi thấy không có nghĩa gì cả.

    Âm thanh bao gồm tiếng động, âm nhạc, tiếng gió, tiếng đập cánh của con muỗi, tiếng xì lỗ mọt, tiếng ồn.....v.v.v. Sự biến dạng dao động của nó được đo bằng tần-số trong một khoảng thời gian nhất định với đơn vị gọi là Hertz (Hz). Biến dạng của dao động âm thanh trong âm nhạc được đặt tên là 'cao độ' (pitch). Sự nhận biết cao độ qua tri giác mỗi người gọi là thẩm âm và không nhất thiết giống nhau, nếu không sẽ không có vụ "đâm hơi", "hát phô" hoặc có người ngồi lên dây đàn cứ sai hoài. Vì lẽ đó phải căn cứ vào một đơn vị Vật lý nhất định để định giá trị cao độ của âm nhạc. Đó chính là tần-số trong âm thanh và đơn vị nói chung là Hertz vậy thôi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #868
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    À, cám ơn Triển đại hiệp.
    Hertz là đơn vị để đo frequency của tiếng động tức tần số âm thanh.
    Pitch là độ cao của âm thanh, cũng tính bằng Hertz, và dùng trong âm nhạc để thống nhứt chuyện so giây nắn phím.
    Thí dụ (theo Đậu) : A tức nốt La heng, A 4 có frequency là 440 Hertz, nghĩa là cao độ của A 4 là 440 Hz. Trong khi ấy A 5 (một octave cao hơn) có frequency là 880 Hertz, nghĩa là cao độ của A 5 là 880 Hz.

    Nếu chỉ ngó thuần túy vào âm thanh thì đây là 2 âm hoàn toàn khác hẳn nhau một trời một vực... (nhờ nói câu này mới ngó ra một chuyện tui chưa hề để ý tới : Trong câu một trời một vực có tới hai khoảng cao lận nha, từ trời xuống tới đất, rồi từ đầt xuống tới vực sâu. Từ hồi biết nói tới nay, giờ mới nhìn ra cao độ giữa trời và vực. Thiệt cái tình !) ... nhưng khi mang hai nốt này máng vào khung nhạc, thinh không chúng bỗng cùng tên, tên La.

    Bị vậy vì thế cho nên...
    Nhạc giới đã đồng ý thống nhứt hóa cao độ của các nhạc cụ xử dụng trong dàn nhạc khi so giây nắn phím. Cao độ tiêu chuẩn chọn là nốt A 440 Hz, được cây oboe xướng lên.
    Tại sao chọn kèn, kèn hổng phải lên giây bị tông của nó hổng bao giờ lạc như các nhạc cụ thuộc nhóm đàn giây, nhưng tại sao lại oboe mà hổng cây kèn khác thì tui bí.

    Trong các nhóm nhỏ chơi giải trí với nhau, người ta so giây theo cách giản dị tự chọn, cứ sao hạp nhau là OK dzồi chớ hổng cần biết cao độ Hertz chi cho dzắc dzối thêm dza.

    Tóm lợi :
    Khác biệt âm sắc của các loại nhạc cụ là do khác biệt cấu trúc của chúng.
    Khác biệc âm sắc của hai nhạc cụ cùng loại là do khác biệt các tần số âm thanh phụ chúng phát ra xung quanh tần số âm thanh chánh.
    Mức độ thành công của nhạc sĩ trình diễn tuy hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật chơi và diễn tả dòng nhạc, nhưng ãm sắc tiếng đàn hẳn cũng đóng góp một phần.
    Thành ra rồi... các nhạc sĩ tên tuổi thường lùng ra cho mình nhạc cụ hạp tay chơn, hạp tim óc - và đám con buôn đầu cơ có dịp trục lợi làm giàu.

    Cách đây mấy năm, mình có xúm xít bàn về cây violin đỏ của Joshua Bell heng.
    Bell mua lợi cây Stradivarius uýnh verni đỏ với giá gần 4 triệu đô la. Mới gần đây trong 1 show truyền hình, người ta thấy Bell Đẫn chơi cây Del Jesus thứ xịn. Đẫn biểu chỉ mượn chớ chưa mua nổi như lòng ước ao, giá của nó sơ sơ chỉ có... 10 triệu .
    Tiền và tài thường đi chung hổ trợ mật thiết cho nhau. Trong trường hợp nhạc cụ thì... phải có tiền mới có nhạc cụ chiến, và có nhạc cụ chiến thì tài mới rõ nét thêm - rồi.. tài càng tới, tiền càng tăng - Hổng ai mang tiền tung qua cửa sổ để tậu một cây đờn khác (tuy cũ người nhưng mới ta, tính luôn cả đờn... bà) nếu nó hổng mang lại sự thoả mãn thị hiếu tinh thần hay vật chất (hoặc hên hơn, cả hai)

    May phước là... chuyện giá cả trên trời - thậm chí ra luôn ngoải vụ trụ - chỉ có ở đám đàn dây để kéo : violin, viola, cello... tức nhac cụ tạm gọi là quí tộc.
    Guitare tuy cũng là đờn giây nhưng để gảy và móc. Guitare là nhạc cụ bình dân. Nghe nói Stradivarius và vài tên tuổi nổi danh trong kỹ nghệ làm đờn cũng có chế guitare, nhưng vì có lẽ thời đó đờn gảy hổng thạnh hành cho bằng đờn kéo, nên rồi chúng biệt vô âm tín.
    Nay thì guitare trở thành đại chúng và các hãng sản xuất đờn ngày càng đông, chuyện cạnh tranh thị trường tiêu thụ đã giữ phẩm chất và giá cả của đám guitare, cách nào đó còn rất hạp lý và mua sắm nổi, để đưa cây guitare vọt lên thành nhạc cụ thông dụng hàng đầu - chờ đó đi, bảo đảm khi đám do thái bán chúa rảnh rang dương mục kỉnh ngó vào, trước sau chi một nhãn hiệu đờn nay đã dẹp tiệm hết còn sản xuất, sẽ thinh không sáng giá hắn lên và chúng từ từ tăng vọt -

    Last edited by ntđl; 02-26-2014 at 02:19 PM.
    Make the long story... short !

  9. #869
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    123
    Dear cô Ngô. Lần này, khi nghe “dòng nhạc lãng mạn nặng hơi hướm cổ điển chuyên chở một tình yêu tuổi trẻ không thành” (mme Ngô) của Dvorak, hình như, em cảm được “tiếng xưa ràn rụa hồ trùng điệp mơ” (thơ hải phương). Đó là nhờ trước đó t. đọc rất nhiều lần bài Dvorak’s cello concerto in B minor by Mme Ngô. Cho đến bây giờ, t. nghĩ, t. vẫn chưa có khả năng tự “mần màn .. input” khi nghe nhạc cổ điển, nhưng nếu cứ nương theo những hướng dẫn của đàn anh, biết đâu, một ngày nào đó t. sẽ …

    Xin gởi đến Cô lời cảm ơn chân thành sâu xa.



    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m...&mpage=137&key


  10. #870
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    123
    xin chào cả nhà. chào chị Lan Huệ. chị ơi, chị có khoẻ không ạ? hy vọng chị sẽ thích cụm hoa Lan Huệ mà em đã lặn lội vào google để hái tặng chị .


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:33 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh