Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11
  1. #1
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,846

    Nhạc Lính Cộng Hoà

    Có một trường hợp khá đặc biệt trong giới văn nghệ Sài Gòn, là chuyện của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Nhớ khi ông mất, lướt qua vài trang điện tử đưa tin, thì ngoài những ca khúc rất phổ biến như Bông hồng cài áo, Tóc mây, Thuyền hoa, Áo lụa vàng, Thương quá Việt Nam, Nắng Lên Xón Nghèo, Hoa vẫn nở trên đường quê hương…thì tuyệt nhiên không hề thấy nhắc tới một ca khúc khá đình đám của ông là “Trăng tàn trên hè phố”. Cũng phải thôi, bài này không được phép lưu hành. Có lần ngồi uống trà tán dóc trong Sở VH -TT, khi tui nhắc tới ca khúc này thì một anh phản bác ngay: “Nhạc vàng, nhạc nói về lính Cộng Hòa sao cho phép lưu hành được!”. Tui gân cổ cãi: “Phạm Thế Mỹ là người sáng tác rất nhiều ca khúc về Đảng ; trong đó có cả một ca khúc tựa đề giống như hô khẩu hiệu là Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng...Nếu tính ra là...nhân thân ổng cũng ok mà! ”. “Thì chuyện nào ra chuyện đó…”. Lần đó tui còn bị chửi là mất quan điểm nữa. Phạm Thế Mỹ sinh thời là cán bộ quản lý văn hóa, ông làm việc tại Phòng Văn hoá - Thông tin Quận 4 TP.HCM cho tới khi về hưu. Một lần ngồi ở sân Hội Âm nhạc kể chuyện này với Phạm Thư Sinh – con trai Phạm Thế Mỹ, đang làm bên VTV, anh cũng cười cười bảo: “Có lẽ vì ca khúc Trăng tàn trên hè phố mà ông già lận đận cả đời, từ sau 1975 tới khi hưu ổng chỉ là một nhân viên làng nhàng, chả bao giờ được cất nhắc…”

    (theo blog Cô Gái Đồ Long)










  2. #2
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Em đoán là có sự nhầm lẫn, khuất tất gì đó trong việc điều tra nguồn cơn của bản hát này. Nói giả dụ là có anh nhạc sỹ cùng trào vì ganh tỵ với Ns PTM mà báo cáo đểu với cấp lãnh đạo là bản này là nhạc “lính cộng hòa”. Chứ theo nguồn thông tin dưới đây thì rõ Ns PTM là người của bên bển. Mà đã là người của bên bển thì khó có lòng lành đối với người bên ni. Tất cả cho sự nghiệp kách mệnh mà lỵ.

    http://vnmusic.com.vn/p168-nho-nhac-si-pham-the-my.html

    [trích]

    NHỚ NHẠC SĨ PHẠM THẾ MỸ
    Thứ sáu, 26/11/2010
    Trương Đình Quang

    Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, Phạm Thế Mỹ và tôi làm văn nghệ ở Bình Định. Gắn bó với Chi hội văn nghệ Liên khu 5 và Chi đoàn nhạc sĩ kháng chiến; cùng lứa tuổi 17, 18, chúng tôi với Đoàn Hữu Công (nay là Thuận Yến) và Nguyên Mộc (Khương Thế Hưng) vừa biểu diễn ca nhạc, vừa tập tành sáng tác ca khúc.

    Vào đầu năm 1950, sau một thời gian là phóng viên báo Vệ quốc quân và tạp chí Áo xám, Phạm Thế Mỹ về Đội văn công - tiền thân của Đoàn văn công quân đội thuộc Tiểu ban văn nghệ Phòng chính trị Bộ tư lệnh Liên khu 5.
    Sau hiệp định Giơnevơ, theo sự sắp xếp của ban chấp hành Chi hội, để hoạt động hợp pháp đấu tranh cho hòa bình, Phạm Thế Mỹ rời Qui Nhơn vào Sài gòn. Ông theo học ở Trường quốc gia nhạc kịch nghệ. Ở đất mới này, không được yên ổn hoạt động, Phạm Thế Mỹ lánh về Đà Nẵng, dạy nhạc và văn ở các trường tư thục Tây Hồ, Nguyễn Công Trứ.

    Trong cao trào chống Mỹ, Phạm Thế Mỹ là phó chủ tịch ủy ban đầu tranh thanh niên sinh viên học sinh Đà Nẵng, là chủ bút báo Sức mạnh, cơ quan tranh đấu của Hội đồng nhân dân cứu quốc Đà Nẵng. Vào thời kỳ này, tuổi trẻ yêu mến các trường ca nồng nàn lòng yêu nước, yêu dân tộc của ông, như Lửa thiêng, Trang sử mới, Con đường trước mặt và kịch hát Sắc lụa Trữ La.


    Viết cho phong trào đấu tranh, Phạm Thế Mỹ có ca khúc Người về thành phố, thể hiện trái tim thiết tha ước mơ ngày Đất nước thống nhất:
    Từ biển xa lên non cao,
    Máu các anh thấm vào ruộng sâu
    thấm trong tim tươi ngọn lúa mới
    Nụ cười trên môi em thân yêu
    Trên nẻo đường quê em tàn hoang
    Trên đất khô đã trở thành ruộng vàng
    Ruộng đồng ơi! Thị thành ơi!
    Trời Việt Nam hôm nay rực sáng
    Nhà của ta, ruộng của ta
    Cánh tay ta xây lại đời ta
    Thương quá Việt Nam, nhạc sĩ trò chuyện với em bé:
    Em nghe gì không, hỡi em, con chim nó hót vang đầu hè
    Em thấy gì không, hỡi em, con chim nó múa trên cành tre
    Hót đi chim, hót đi chim, hót cho mặt trời hồng quê ta
    Hót đi chim, hót đi chim, hót cho đời nhọc nhằn trôi xa.
    Và, lời nhắn nhủ: Chim trong hồn, chim trong tim
    Ôi, thương quá, tiếng chim Việt Nam

    Trên báo Le monde ngày 11/2/1972, Mireille Gansel ghi nhận:
    "Những ca khúc ấy đã đánh thức lương tâm của tuổi trẻ và lòng nhiệt thành của họ. Tất cả cơ đồ của 'lối sống Mỹ' đã bất lực, không thể bóp nghẹt tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra dưới những trận mưa bom, và chưa bao giờ họ được biết gương mặt của hòa bình".

    Sau một thời gian ở Đà Nẵng, Phạm Thế Mỹ lại trở vào Sài gòn. Những năm 1963, 1964, bị chế độ Sài Gòn bỏ tù. Ra tù, Phạm Thế Mỹ tiếp tục hoạt động và sáng tác, là đoàn trưởng văn nghệ sinh viên đại học Vạn hạnh. Và, những ca khúc chống Mỹ lại vang lên với phong trào đấu tranh:

    Dù ánh trăng đêm nay hoen màu

    Dù xác ai đang phơi trên cầu...
    Hoa vẫn nở trong đêm sương
    Hoa vẫn nở trên đường quê hương
    ... ... ... (từ Hoa vẫn nở trên đường quê hương)
    Ngày hội lớn của dân ta,
    Ngày bạn bè gặp lại
    Ngày đất nước trong tay,
    Cờ kết lá tung bay
    ... ... ... (từ Vườn dâu lá mới)

    Trò chuyện về nghề trên báo Sài gòn giải phóng (số ra ngày 28/10/2001), Phạm Thế Mỹ cho rằng "Tôi thật sự không thích nói về những gì mình đã có, tất cả những sáng tác của tôi chỉ được bộc phát bằng sự say mê của chính mình. Tôi quan niệm ca khúc mang âm hưởng tính dân tộc không phải chỉ ở giai điệu, mà trong từng lời ca cũng phải rất tượng hình. Tượng hình trong ngôn ngữ văn chương giúp cho hình tượng âm nhạc trong ca khúc rõ nét, giúp người nghe hình dung được sự thể hiện tình cảm và hình ảnh mà tác giả muốn vẽ lên."
    Trước tháng 5/1975, Phạm Thế Mỹ đã có 2 tập tuyển ca khúc được xuất bản: Hòa bình ơi, hãy đến! (1969) và Trái tim Việt Nam (1971).
    Sau ngày Đất nước thống nhất, Phạm Thế Mỹ vào Hội nhạc sĩ Việt Nam, có những ca khúc được công chúng yêu mến: Thắm đượm duyên quê, Lêna Bêlicơva.

    Nhà xuất bản âm nhạc (Bộ VHTT) đã xuất bản tập tuyển ca khúc Cho trái đất này vui (1990) và Tập trường ca Phạm Thế Mỹ (1996).
    Nguồn: ANVN

    [hết trích]
    Đỗ thành Đậu

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Mấy ông nhạc sĩ này nếu không có cơ hội vượt biên thì ở nhà cũng phải ăn cơm.
    Mà ở chế độ ta, ăn cơm nhà thì phải nhớ ơn đảng. Nếu không thì phải cạp đất.
    Xem Thời Của Thánh Thần thì cũng đoán ra được, muốn làm "văn hóa vận" như Nguyễn
    Kỳ Vỹ thì phải có "chỉ đạo của tổ chức", vô tổ chức là lập tức đi "vùng sâu vùng xa".

  4. #4
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Năm 75-76 Duy Khánh đã rên rỉ.....Xin Đừng Bỏ Quê Hương...lải nhải trên đài cộng sản...đến khi chết " được " phủ cờ Vàng
    Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh Dù , khi chết nhắn lại ....xin đừng phủ cờ Vàng ( chưa có ai kết tội tướng Lưỡng bỏ lính trốn đi )

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Tổ quốc không .... gian ! Nhưng lý tưởng người quốc gia cũng có thể lập lòe.
    Không thể chia tay hết với những người làm văn nghệ.....

    Không tin anh viết thư xin Obama dẹp chương trình Ô Đi Dù, thay vào chương trình
    chỉ bán vũ khí cho người hồi chánh. 3 triệu đảng viên cộng 1 triệu bộ đội Việt Nam
    sẽ lập tức xin nhập cảnh Mỹ vì rời bỏ hàng ngũ mà không bị cắn rứt lương tâm.

    ------------------

    Chú thích:
    * dạ vâng, em có biết "không gian" ở đây là cõi trên.

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    * dạ vâng, em có biết "không gian" ở đây là cõi trên.
    Tôi tưởng " không gian " thì không phải là đảng viên chứ ?
    Tôi nghĩ có những đảng viên dù Obama có mang máy bay đến tận nhà đón cũng chẳng thèm đi ...ở VN ngồi chỉ tay 5 ngón , cuối tháng lãnh chục ngàn " đô "

  7. #7
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Theo bài báo tiết lộ thì ông PTM là vc nằm vùng. VC thì cũng phải ăn cơm. Chứ cạp đất thì làm răng sống chiến đấu học tập cho đặng. Không biết cơm đấy từ đâu mà có? Theo em đoán là từ niềm Bắc gởi theo đường UPS vào Nam cho ổng.
    Đỗ thành Đậu

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Đậu...năm 72 ở Quảng Trị , chiều chiều sau khi đã làm xong công việc , chúng tôi thường mở đài phát thanh vi-xi ( ban an ninh quân đội cũng chẳng dòm ngó gì ) chủ yếu là nghe tụi nó nói về kết quả các trận đánh xem nó xạo đến mức nào ...có lần tụi nó nói đại khái đồng bào miền Bắc phơi khô rau muống gửi vào cứu đói cho dân chúng trong Nam...chẳng biết ông nhạc sĩ này có nhận được không ?

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Theo bài báo tiết lộ thì ông PTM là vc nằm vùng. VC thì cũng phải ăn cơm. Chứ cạp đất thì làm răng sống chiến đấu học tập cho đặng. Không biết cơm đấy từ đâu mà có? Theo em đoán là từ niềm Bắc gởi theo đường UPS vào Nam cho ổng.
    Ăn rau muống vào gạo "giá thương lượng".

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Tôi tưởng " không gian " thì không phải là đảng viên chứ ?
    Tôi nghĩ có những đảng viên dù Obama có mang máy bay đến tận nhà đón cũng chẳng thèm đi ...ở VN ngồi chỉ tay 5 ngón , cuối tháng lãnh chục ngàn " đô "
    Những tên có chỗ ăn chỗ thét ra lửa thì mới có chục ngàn đô ....
    Chứ mấy tên đảng viên hạng tép ráng vào đảng được cơn mưa móc
    để tiện bề xin xỏ chứ lấy đâu ra chục ngàn đô. Nếu mà nhiều chục
    ngàn đô như vậy để biển thủ hoặc chia chác thì tôi tin rằng Việt
    Nam cũng phải có hơn 80% là đảng viên. Còn những người lính tráng
    bộ đội của họ cũng là do thất nghiệp thường trực mà chui vào làm lính
    chứ có lý tưởng lý sự chi mô thời nay.
    Cho nên nếu mà Obama cho rước là họ đi gấp trong 24 giờ đồng hồ. Ở
    VN tranh sáng tranh tối để sống còn là đa số. Chứ đám trên ngồi trước cướp
    giật của thiên hạ cũng không thể nào chiếm đến 5% dân số VN.

    Còn chuyện không gian không phải là đảng viên nhưng thời cộng hòa luôn
    luôn có chuyện phát thẻ hồi chánh. Tâm lý chiến mà anh.
    Tại sao phải cự tuyệt khi có cơ hội mua đứt....! Chuyện dùng hay không
    để hạ hồi phân giải.

    Các ông Nhật Trường, Duy Khánh ...v.v.v khi thì lính quốc gia, khi thì lính
    bộ đội .... văn nghệ văn gừng .... Miễn rằng lúc có tự do, đứng về phía quốc gia
    không làm gì hại ai; thì lý do gì phải nguyền rủa họ chỉ vì chuyện quá khứ bằng
    một vài bài hát. Khi nào các ông này làm tướng mà trèo lên máy bay chạy cho
    sớm thì chuyện trở thành khác.

 

 

Similar Threads

  1. Nhạc tám
    By gun_ho in forum Âm Nhạc
    Replies: 505
    Last Post: 11-08-2020, 07:48 AM
  2. Góc Khế : Âm Nhạc Là Hơi Thở
    By MưaPhốNúi_ in forum Âm Nhạc
    Replies: 710
    Last Post: 07-20-2020, 05:45 PM
  3. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 12-03-2011, 04:01 PM
  5. [TPDT] Chương Trình Quê Hương Và Người Lính (4/2008)
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:33 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh