Register
Page 2 of 11 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 105
  1. #11
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Chào anh Hàn Sinh,
    Vấn đề viết đúng chính tả trong tiếng Việt của mình, cụ thể qua chữ "i", "y" tôi đồng ý với quan điểm của anh. Và thú thật với anh tôi bị thói quen viết như "rứa". Ngay cả khi tôi còn làm việc, người ta cũng nói qua nói về chuyện này loạn xạ. Tôi nhớ ngày trước, trong tờ nguyệt san Bách khoa, xuất bản trước 1975, tại Sài Gòn, bác trưởng bối Nguyễn Ngu Ý cũng đặt vấn đề này.
    Tuy nhiên việc tôi nói đây là các dấu trong văn bản tôi thấy mình nhập loạn xạ, tùy hứng, mà tuổi già như tôi mỗi lần đọc bị đau mắt nên có nguyện vọng như "rứa", chứ chẳng có chi là quan trọng. Chúng ta cứ tự do viết thoải mái. "Răng cũng được" phải vậy không bạn?
    Chào anh!
    Chào anh Tuấn,

    Đầu tiên, xin lỗi vì đã đi lạc đề với mục đích mở thread của tác giả. Thiết nghĩ, câu trả lời của anh Triển và những người khác đã gần đầy đủ ý rồi... Ngoại trừ, những ai còn quá cẩu thả viết liền sau các dấu chấm câu, dấu phẩy, chấm hỏi, chấm than... ! Vì đó không chỉ là việc đánh máy, mà khi viết tay trên giấy vở ngày còn bé chúng ta cũng đã được dạy dỗ như thế rồi. Điều đó cũng không là những quy định quá ngặt nghèo và khác chi với cách viết, đánh máy của Anh hoặc Pháp ngữ. Bản thân HS cũng bị vấn đề mà anh Triển đã giải thích bên trên. Tuy nhiên, việc để dấu chấm câu, dấu phẩy... một cách tùy tiện dù là tai nạn như đã nói; cũng làm cho chính người gõ bài cảm thấy ngứa mắt. Vì thế, dù mất công đôi chút, HS cũng luôn cố gắng làm cho thật đúng và gọn ghẽ những câu, đoạn, và bài viết của mình!
    Tất nhiên, đôi khi cũng còn để sót lại một vài lỗi như thế. Nếu có dịp đọc lại và bắt gặp lỗi của mình, HS cũng không ngần ngại sửa lại. Vì, đó là thói quen không thể bỏ được!

    Thứ đến, xin cảm ơn việc thông cảm và đồng ý của anh trên quan điểm của việc viết đúng chính tả; dẫu đã phải đọc những gì HS gõ ra trong cung cách "lột trần trụi sự thật" vốn có của mình(!)
    Trước năm 1975, Nguyễn Ngu Ý là một hiện tượng vô cùng khó hiểu đối với HS dù ngày ấy trước khi đọc ông, HS cũng đã nghe các bậc Cha/Chú kháo rằng tác giả đã từng phải chữa trị trong các bệnh viện tâm thần hai lần. Mà mỗi lần kéo dài một, hai năm trời...
    Có lẽ ngày đó HS đã còn bé quá để không đủ kiến thức để hiểu được văn phong cũng như cố gắng trong cung cách trình bày chính tả Việt ngữ của ông. Hoặc là khi ấy mình đã hiểu trong trực giác những cái sai của Nguyễn Ngu Ý nhưng không đủ khả năng diễn tả. Điều đó khiến cho ngày xưa HS rất ngạc nhiên vì một số svhs thời bấy giờ (thường là lớn tuổi hơn HS) rất hâm mộ và xem ông là thần tượng.

    Khi ấy HS chỉ đọc dang dở mươi trang của cuốn "Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung" của ông rồi bỏ ngang mà không đọc thêm gì nữa. Việc bỏ dở dang cuốn sách viết rất hay và không đọc nữa có chung (tương tự) một lý do làm cho anh Tuấn và nhiều người khác cũng như HS đau mắt vì cách bỏ dấu chấm câu, dấu phẩy... một cách tùy tiện!

    Một số người ca ngợi thơ văn của Nguyễn Ngu Ý. Nhưng họ khó chấp nhận việc cải cách chính tả của ông. Nhất là các văn nhân, thi sĩ, ký giả... người Bắc di cư.
    Trong những lý do khó chấp nhận các cách viết chính tả thay đổi của Nguyễn Ngu Ý, lý do quan trọng nhất là cách phát âm tiêu chuẩn trong chữ Quốc ngữ mà có lẽ vì gốc người Hà Tĩnh nên tác giả đã không nắm được một cách vững vàng. HS xin đưa ra một vài thí dụ như sau:

    1/ Ông đề nghị thay đổi âm chữ "gi" bằng một chữ "d" mà thôi. Điều này hoàn toàn sai và không thể chấp nhận được. Vì ngay từ lúc mới được bốn, năm tuổi; ACE HS đã được Bố Mẹ dạy cho cách lắng nghe để phân biệt được và cách phát âm khác nhau của hai âm "gi" và âm "d". Nếu không phân biệt được chúng, khi vào trường học sẽ viết chính tả sai. Liên quan đến các âm này, đầu thập niên 1970's tại Saigon và miền Nam; một số svhs dửng mỡ đã dấy lên một phong trào đọc nhại âm "d" (được phát âm ngắn) thành âm "gi" (phát âm dài hơn). Rồi sau đó họ viết thành "dz". Chẳng hạn như "Dzũng Đakao"... Không rõ, họ cố tình nhạo báng khi tác giả thay đổi bút hiệu của mình từ "Nguyễn Ngu Ý" trở thành "Nguiễn Ngu Í"? Hay đó là hành động hùa theo ông? Mục đích của họ là gì đi nữa, cũng không đem đến hậu quả hay ho bổ ích cho chính tả ngôn ngữ nước nhà!

    2/ Ông đề nghị và áp dụng ngay trên các tác phẩm của mình thay đổi các âm "ch" bằng "c" hoặc "t" vì ông cho rằng âm "h" phía sau không được dùng đến và thừa. Tương tự, ông thay "ng" bằng "nh" ở cuối mỗi chữ. Thí dụ chữ "tích" ông viết là "tíc". Hoặc "tách" ông viết là "tắt". Điều này cũng sai nốt. Vì, tuy người Nam và người Trung ít phân biệt khi nghe hoặc phát âm hai chữ này. Nhưng người Bắc di cư, nhất là người Hanoi thì phát âm phân biệt rất rõ, một âm nặng và một âm nhẹ. Một lần nữa, nghe, phân biệt được, phát âm đúng; là cách duy nhất để viết đúng chính tả!

    3/ Ông cũng có nhiều đề nghị khác và áp dụng vào các tác phẩm của mình khi đưa đi ấn loát và xuất bản. Trong các đề nghị đó, có cả thay thế mẫu tự "c" bằng "k" như từng chứng kiến tại miền Bắc sau năm 1954, và miền Nam sau 1975. Hoặc bỏ hẳn chữ "u" mà viết là "qê hương". Có lẽ, trong suy nghĩ của ông không hề có khái niệm "formal" và "imformal"(?)

    Và, còn nhiều lý do khác tương tự trong việc cố gắng thay đổi chính tả Việt ngữ của ông đã khiến cho dù thơ văn của ông được khen ngợi thật nhiều, nhưng HS không thể nào đọc được hơn mươi trang của ông chỉ vì đau mắt mà đành bỏ cuộc. Chắc chắn, tuổi mười hai mười ba của ngày xưa; mắt HS tỏ hơn bây giờ và cũng tỏ hơn mắt anh Tuấn của ngày hôm nay. Nhưng đành chịu thua và ^^^^^^ bác Nguiễn Ngu Í!

    Hàn Sinh.

  2. #12
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Bạn Mưa PN,
    Bạn thường hay băn khoăn khi viết các chữ có dấu hỏi, ngã? Đây là vấn đề viết chính tả. Thú thật với bạn tôi vẫn bị vấp trường hợp này. Điều quan trọng là bạn nên tra từ điển tiếng Việt, khi gặp các từ mà bạn không chắc là mình viết đúng. Sau dần, trở thành thói quen Mưa PN sẽ thấy cũng không sao. Viết đúng chính tả là do phát âm đúng.
    Anh Tuấn,
    Quả thật là ít thấy anh viết sai chính tả về hỏi ngã. Và, đồng ý với anh trong cả hai câu quan trọng đã được tô đậm bên trên. Ngoài ra, xin được góp ý với anh qua sự quan sát của riêng mình cũng như có sự tìm hiểu nơi một giáo sư dạy Việt văn người Huế chính gốc về "bí quyết" tránh được lỗi chính tả hỏi và ngã này!

    Đầu tiên, qua quan sát chúng ta thường nghe nói người Bắc không bị lỗi chính tả hỏi ngã. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. HS có các bạn là người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Saigon, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Mỹ Tho,... và nhận xét rằng họ cũng không bị lỗi hỏi ngã vì đã phát âm đúng một cách tự nhiên mà không phải cố gắng gì nhiều.
    Trong khi đó, người sinh trưởng ở Huế, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Vinh, Hà Tĩnh lại bị nhiều hơn. Những người này có khuynh hướng phát âm các chữ có dấu hỏi dài hơn bình thường khiến âm nghe rõ ràng là dấu ngã chứ không còn là âm của dấu hỏi nữa!

    Điều này khiến họ lúng túng rất nhiều khi cần phân biệt để viết sao cho đúng chính tả. Vì thế, muốn sửa lỗi này cần sửa từ nguyên nhân trong cách phát âm của mình thì việc tra tự điển chỉ còn là hãn hữu khi gặp phải một chữ nào ít dùng và khó nhớ!
    Khi còn ở trong nước, đã có lần HS hỏi thăm giáo sư Lê Khắc Ngọc Quỳnh dạy Việt văn tại trường Trung học Trưng Vương trước năm 75, "Làm sao để một người Huế chính gốc như Cô có thể tránh được lỗi chính tả hỏi ngã?" Cô cho biết, lắng nghe những người Bắc phát âm đúng rồi nhẩm và bắt chước phát âm theo họ. Cô làm điều đó giống như trẻ em học sinh ngữ mà thôi! Lâu dần thì nó nhập tâm...

    Lời giải thích qua kinh nghiệm bản thân của Cô Ngọc Quỳnh rất là chính xác. Anh Tuấn hiên đang ở trong nước, chắc chắn có điều kiện tiếp xúc hằng ngày với không chỉ người Bắc. Anh cũng có điều kiện tiếp xúc với người từ các địa phương khác mà trong cách phát âm của họ cũng không mắc phải lỗi này!
    Thêm một yếu tố căn bản khi muốn phát âm dấu hỏi cho đúng, chúng ta thường phải dùng hơi ngắn hơn. Có nghĩa là giữ hơi lại trong miệng sau khi chữ cần phát âm đã được đầy đủ và rõ ràng. Người từ Hà Tĩnh vào đến Huế thường có khuynh hướng đẩy hơi dài và mạnh khi phát âm nên ít bị vấn đề cho dấu ngã. Như thế, chúng ta chỉ cần chú ý phân biệt cho dấu hỏi thì sẽ loại ra được cái sai của mình ra dần. Như anh nói là, nhặt sạn!

    Hy vọng nhận xét từ quan sát và tìm hiểu nơi kinh nghiệm của người khác phần nào giúp cho anh chữa được nguyên nhân căn bản của việc này!

    Hàn Sinh.

  3. #13
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Thêm một yếu tố căn bản khi muốn phát âm dấu hỏi cho đúng, chúng ta thường phải dùng hơi ngắn hơn. Có nghĩa là giữ hơi lại trong miệng sau khi chữ cần phát âm đã được đầy đủ và rõ ràng. Người từ Hà Tĩnh vào đến Huế thường có khuynh hướng đẩy hơi dài và mạnh khi phát âm nên ít bị vấn đề cho dấu ngã. Như thế, chúng ta chỉ cần chú ý phân biệt cho dấu hỏi thì sẽ loại ra được cái sai của mình ra dần. Như anh nói là, nhặt sạn!
    Không được đâu, trẻ thì còn tập bơi, chứ có tí tuổi mà anh Hàn Sinh xúi
    anh Tuấn giữ hơi như tập lặn là dễ bị sặc. Chưa tính chuyện cắn môi cắn
    lưỡi nữa đó.

    Không làm chính trị gia, làm thầy giáo, những nghề nghiệp phải nói trước
    công chúng, tôi thấy mình không cần phải thay đổi giọng nói gì hết. Như lúc
    cô Sơn Tuyền làm ca sĩ mới vừa nhen nhúm nổi tiếng, được phỏng vấn trên
    mấy cái show. Tôi nghe cô ấy nói giọng Bắc. Tuy nhiên được giới thiệu cô ấy
    là em ruột Thanh Tuyền. Sau này thì lại không thấy cô ấy nói giọng Bắc nữa.
    Tôi thấy rằng khi nói tiếng Việt, và phát âm theo gốc gác không phải chỉ
    đơn thuần là thói quen, mà nó còn mang theo một ít những cảm xúc của ngôn
    ngữ địa phương và một ít tự hào gốc gác của mỗi miền.
    Còn khi viết chú tâm, không nhớ không chắc mà cũng quên luôn các chi tiết
    thì tra lại chữ trong tự điển là xong rồi.

  4. #14
    Chào anh Tuấn,

    Xin phép cho tôi nói leo chút.

    "anh Triển (thời đó là Triển Chiêu) ". Tôi cũng nghe loáng thoáng điều này, có cả vè nữa đấy!

    NĂM... Xưa ngang dọc giang hồ
    4 phương, 8 hướng danh là Triển Chiêu
    Từ khi lấm tấm... muối, tiêu
    Cho nên chúng nó... Triển Chiên... quen mồm!

    Hôm nay chán, nói bậy, xin NĂM đừng đập, lỡ... Dập cam.

  5. #15
    Chào anh Hàn Sinh,
    Tôi rất vui được đọc bài viết của anh trao đổi về ngữ học VN. Theo tôi cảm nhận, anh hẳn là người rất say mê về lãnh vực này. Khi nhắc tới bác Nguyễn Ngu Ý, thú thật với anh tôi chỉ nhớ đại khái là vị trưởng bối này ngày xưa cũng gây một ít xao động trong vấn đề tranh luận về ngữ học khi ông có sáng kiến trong việc dùng "i", "y", chứ thật sự cũng không còn nhớ cụ thể nữa, dạo đó, tôi cũng ít lưu tâm về mấy chuyện khác như anh kể. Năm đó hình như là năm tôi học đâu lớp đệ tứ hay đệ ngủ gì đó. Hình như cũng đúng dịp các rạp chiếu phim đang chiếu phim "Thúy đã đi rồi". Tôi và đứa bạn mĩm cười đùa: "Thúy đã đi rồi mà sao vẫn còn thúi" để hài hước về chuyện dùng "i" thay "y". Dù sao bài hát "Thúy đã đi rồi" của Nguyễn Long cũng làm tôi có ấn tượng. Tôi nhớ lời một đoạn trong bài hát: "Thúy đã đi rồi, những ngày băng giá không tiếng cười. Thúy đã đi rồi, biết làm sao thương nhớ khôn nguôi..."
    Nhắc một vài ý như vậy cho vui.
    Tôi cảm ơn anh về mấy ý kiến anh bổ sung thêm trong việc làm thế nào để tránh bị lỗi chính tả.
    Chúc anh vui!
    Last edited by Tuấn Nguyễn; 07-30-2012 at 08:17 PM.

  6. #16
    Mưa PN
    Guest
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

    ví dụ:

    Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
    5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
    ông già có dấu chấm thành ông giạ

    .....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

    Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây ) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng ), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
    Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.
    HIHIHI.. trúng bong ta?

    Cám ơn mỗi người với những lời khuyên hữu ích. Đúng là cái gì cũng có thể hỏi ở DTnet.

  7. #17
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

    ví dụ:

    Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
    5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
    ông già có dấu chấm thành ông giạ

    .....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

    Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây ) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng ), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
    Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.
    Anh Triển,

    VĐ cũng xài nhu liệu Unikey của Phạm Kim Long để gõ tiếng Việt (kiểu gõ Viqr). Khi muốn đánh dấu chấm ở cuối câu, anh nên gõ \. thì sẽ không bị trường hợp chữ đằng trước bị biến đổi như những thí dụ anh đã nêu ra.

  8. #18
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    wow, ngon lành luôn anh Việt Đường, gọi là phím thoát phải không? Sao lâu nay từ ngày
    bỏ VPSKey chuyển sang Unikey mình quên vụ này ta. hihihihi Cám ơn anh nhé.

  9. #19
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Thấy om sòm, tk cũng thử.
    Ô hay, mà tại sao tk không bị? Thử tên nhé: Tuấn Nguyễn., 5 Triển., ông già.

  10. #20
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    wow, ngon lành luôn anh Việt Đường, gọi là phím thoát phải không? Sao lâu nay từ ngày
    bỏ VPSKey chuyển sang Unikey mình quên vụ này ta. hihihihi Cám ơn anh nhé.
    Đúng vậy, anh Triển. Theo chú thích trong phần "Kiểu gõ VIQR" của Unikey thì \ gọi là phím thoát dấu.

 

 

Similar Threads

  1. Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975
    By Vịnh Nghi in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 23
    Last Post: 04-26-2014, 05:40 PM
  2. Thử đánh tiếng Việt với IPad
    By bông trang in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 4
    Last Post: 05-05-2012, 08:27 AM
  3. Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai.
    By nvhn in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 16
    Last Post: 02-14-2012, 09:20 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-08-2012, 10:56 PM
  5. Đứng ngoài đường hơn 3 tiếng trong năm mới
    By ngocdam66 in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 10
    Last Post: 01-01-2012, 09:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:17 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh