Register
Results 1 to 6 of 6
  1. #1
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155

    Nhặt chuyện đó đây

    Death By China




    Trung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỉ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.

    Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.

    Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, hacker đỏ của Bắc Kinh còn đột nhập vào máy chủ email của cả phe Obama lẫn phe McCain và Nhà Trắng. “Tại một trong những sự vụ trơ trẽn nhất trong lễ tân ngoại giao, máy tính của bộ trưởng Thương mại Mỹ và một số nhân viên đã bị đánh cắp, bị cài đầy phần mềm gián điệp, nhân một chuyến công du của bộ trưởng tới Bắc Kinh”.

    Cuốn sách đưa ra những lời buộc tội có thể khiến người đọc… ù tai. Chẳng hạn, nói về một chiêu thức hành nghề của tin tặc thời hiện đại: Thời xưa, ngành tình báo phải sử dụng tới mỹ nhân kế như Mata Hari để moi thông tin từ “đối tác”. Thời nay, “ngoài những gái điếm và các phòng khách sạn đầy “bọ” (thiết bị nghe trộm - PV) ở Thượng Hải, các điệp viên Trung Quốc còn tặng cho con mồi của họ thẻ nhớ đầy virus, thậm chí cả camera kỹ thuật số. Theo Cục Tình báo MI5 của Anh, một khi được gắn vào máy tính của nạn nhân, những thiết bị này sẽ cài đặt ngay phần mềm cho phép hacker giành quyền kiểm soát”.


    Làm hacker cũng giống một ngôi sao nhạc rock

    Death by China đưa ra một số lý giải, có lẽ khá đơn giản, về mục tiêu hành động của tin tặc Trung Quốc. Cuốn sách cho rằng hacker đỏ muốn làm gián đoạn hoạt động của các trang web ở phương Tây, bằng cách đánh sập hoặc tấn công từ chối dịch vụ. Ngoài ý muốn phá hoại, hacker đỏ cũng nhắm đến việc ăn cắp những thông tin có giá trị như số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân hoặc hơn thế: Bí quyết công nghệ, bí mật thương mại, hồ sơ mời thầu và dự thầu, tình hình tài chính của một công ty nào đó, rồi thông tin về vũ khí, quân sự.

    Nhưng đó mới là bề nổi, tức là mục tiêu mà các hacker hướng đến. Còn bản chất của việc họ hành động như thế lại là chuyện khác. Navarro và Autry trích dẫn một trao đổi trên diễn đàn hội thảo về an ninh thông tin của hacker Trung Quốc. Hỏi: “Khi nào chúng ta tiến hành hack?”. Đáp: “Nếu đó là vấn đề có ảnh hưởng tới chúng ta trên bình diện quốc tế, thì khi ấy chúng ta sẽ huy động các thành viên tổ chức tấn công”.

    Câu trả lời hé lộ một phần nguyên nhân của hiện tượng tin tặc: Đó là tinh thần dân tộc bị đẩy tới mức cực đoan ở một bộ phận người dân Trung Hoa. Death by China trích lời một chuyên gia về tin tặc Trung Quốc, ông Scott Henderson, nói rằng ở nước này, làm hacker “cũng giống như làm ngôi sao nhạc rock”, đó là “một sự nghiệp mà có đến một phần ba trẻ em tuổi đi học ở Trung Quốc mơ ước”.


    Có bàn tay chính quyền phía sau?

    Phần gây tranh cãi nhất của chương này có lẽ nằm ở những khẳng định rằng chính quyền Trung Quốc đứng sau các chiến dịch tấn công trên mạng. Lập luận của hai tác giả cuốn sách là: Không thể có chuyện hacker hoạt động mà không có bàn tay dẫn dắt của Bắc Kinh, nhất là khi chính quyền Trung Quốc vốn có chế độ kiểm soát Internet ngặt nghèo nhất thế giới. Không hacker nào có thể thoát khỏi tay chính quyền một khi cơ quan an ninh và cảnh sát đã muốn bắt và xử lý. Ví dụ một hacker ở tỉnh Hồ Bắc can tội đột nhập vào website của cơ quan nhà nước và thay ảnh chân dung một quan chức bằng ảnh cô gái mặc bikini. Người này nhanh chóng bị bắt và kết án 1,5 năm tù. Vụ việc đã được đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo.

    Trong khi đó thì rất nhiều vụ tin tặc nghiêm trọng khác lại không được điều tra. Navarro và Autry dẫn ra một loạt trường hợp hacker Trung Quốc tấn công mạng nước ngoài và hành động của họ hoàn toàn có thể làm phương hại quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và nước nạn nhân, vậy mà họ vẫn không bị trừng trị. Ví dụ như khi Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đi thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, hacker Trung Quốc đã xóa website của ngôi đền này, ghi đè lên đó hàng chữ: “Gái đái lên toilet Yasukuni”. Còn khi Liên hoan Phim Melbourne ở Úc chiếu phim tài liệu về một nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ, hacker Trung Quốc đánh phá website của liên hoan phim dữ dội đến mức ban tổ chức không bán được vé qua mạng. Một số nhóm tin tặc như Liên đoàn Hắc khách Trung Quốc (China Hacker Union) được cho tồn tại và hoạt động công khai, thậm chí mở cả văn phòng.

    Bạn đọc có thể thấy lập luận buộc tội của Death by China chưa đủ thuyết phục, vì dù sao đi nữa, “án tại hồ sơ” song cuốn sách lại không chỉ ra được một bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy mối liên hệ giữa chính quyền và hacker Trung Quốc, chẳng hạn một chủ trương bằng văn bản chính sách…
    Tuy vậy, việc cảnh giác với những tin tặc bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn luôn là điều cần thiết, nhất là khi Việt Nam có nguy cơ là đích ngắm của tội phạm mạng:

    Năm 2010, một báo cáo của Công ty An ninh mạng McAfee cho thấy 58% tên miền cấp 1 .vn đã trở thành mục tiêu của hacker. Trong khoảng hai ngày 8 và 9-6-2011, hàng loạt website ở Việt Nam đã bị hacker Trung Quốc đánh phá, trong đó có các trang web của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (HSO), Anh Ba Sàm, và Trung tâm biên phiên dịch quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tháng 8-2011, McAfee xác định “cơ quan chính phủ Việt Nam nằm trong số 72 tổ chức chính phủ trên thế giới là mục tiêu của đợt tấn công lớn nhất mà tin tặc tiến hành để lấy dữ liệu mạng, được McAfee phát hiện”.

    Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao khi đó, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin mà McAfee đưa ra. (…) Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hợp tác cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống các hành vi phá hoại an ninh mạng”.

    * * *

    Tháng 5-1999, trong chiến dịch NATO tấn công Nam Tư, máy bay Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, làm chết ba công dân Trung Hoa. Hàng ngàn email từ Trung Quốc đã “dội bom” làm sập website của Nhà Trắng. Tin tặc cũng chiếm website của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, chèn lên trang chủ dòng chữ “đả đảo bọn man rợ”. Tháng 3-2008, hãng tin CNN (Mỹ) đưa tin về bạo loạn ở Tây Tạng. Ngay sau đó website của CNN bị phá và ghi đè dòng chữ “Tây Tạng đã, đang và sẽ luôn luôn là một phần của Trung Quốc”. (Wikipedia)


    Nguồn: Pháp Luật

  2. #2
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155
    Hình ảnh Trung cộng đàn áp Sư Tây Tạng


    Những nhà sư Tây Tạng tự thiêu chống đối trung cộng







    Lính Trung cộng đốt Kinh Sách ở Tây Tạng




    Lính Trung cọng giả Sư Tây Tạng trà trộn trấn áp






















    Last edited by V.I.Lãng; 07-26-2012 at 09:07 AM.

  3. #3
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155

    Ukraine 1932-1933: trận đại tàn sát kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại của Staline

    "Tàn sát bắn giết của người Cộng Sản là một chính sách."


    Đài tưởng niệm nạn đói 1932-1933 tại Kiev

    Mùa đông năm 1932-33 Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thảm, đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Xô viết. Mặc dù số người thiệt mạng khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Xô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo giấu kín được tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay trận đại tàn sát này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Xô Viết.


    Dưới thời Lenine

    Ukraine diện tích bằng nước Pháp, một đất nước có nhiều ruộng nương mầu mỡ đã bị Nga hoàng cai trị 200 năm. Năm 1917 Nga Hoàng sụp đổ trước cuộc cách mạng vô sản do Lénine lãnh đạo, Ukraine lợi dụng thời cơ đòi tự trị, tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa nhân dân, thủ đô Kiev. Thế nhưng nền tự trị này quá ngắn ngủi, cuối 1917 Lénine tuyên bố các lãnh thổ xưa do Nga hoàng cai trị nhất là Ukraine mầu mỡ đều phải nằm trong Liên bang Xô Viết. Trong 4 năm liên tiếp Quân đôi Quốc gia Ukraine phải chiến đấu chống Hồng quân Bolshevik, chống lực lượng Bạch Vệ trung thành với Nga Hoàng và cả quân xâm lược Đức và Ba Lan.


    Năm 1921 Xô Viết thắng, Tây Ukraine chia cho Ba Lan, Rumani, Tiệp Khắc. Xô Viết vơ vét thóc gạo về cứu đói Moscow và các thành phố lớn bên Nga. Kế đó tự nhiên Ukraine lại bị một trận hạn hán gây nạn đói khiến người dân căm phẫn Lénine và Xô Viết. Lénine bèn nới tay để xoa dịu nhân dân Ukraine, thôi lấy thóc gạo, khuyến khích tự do buôn bán. Nhân đó người dân Ukraine muốn tự do, độc lập, khôi phục văn hóa nghệ thuật, phong tục.. cũ.


    Cuộc chiến kỳ lạ

    Lénine mất năm 1924, Staline kế vị, nhà lãnh đạo này được coi là một trong vài con người khát máu nhất của thế kỷ. Bộ Lenine Tuyển Tập có ghi lại một bức thư của Lénine, ông ta đã nhắn nhủ “chúng ta không nên dùng đồng chí Staline, đồng chí Staline là một người thô bạo”

    Staline không chấp nhận phong trào đòi độc lập của Ukraine, ra lệnh đàn áp thẳng tay y như đường lối áp dụng tại Nga. Năm 1929 Staline cho bắt giam 5,000 trí thức, các nhà khoa học gia Ukraine, kết tội phản loạn đem xử bắn hoặc đầy đi Siberia. Đầu thập niên 30, Staline thực hiện kế họach hợp tác xã nông nghiệp để tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa trong đó tư sản bị lọai bỏ, ngày nay đường lối canh tác tập thể này được coi như tồi tệ nhất nhưng hồi đó Xô Viết ép dân theo vì lý thuyết Marx bắt phải như vậy. Giới phú nông Ukraine mà họ gọi là Kulaks chỉ chiếm từ 4% tới 5% dân số, phú nông được định nghĩa có từ 24 hoặc trên 24 mẫu đất và có thuê người làm và được coi thành phần nguy hiểm.

    Ngày 1-5-1930 Đảng Cộng Sản Nga bắt đầu thực hiện Hợp tác xã nông nghiệp, một phần của Kế họach ngũ niên (Five Year Plan), nông dân Nga ít chống đối vì họ đã có truyền thống canh tác cộng đồng từ lâu, đất đai thuộc về làng xã (Mir) không thuộc về cá nhân như tại Ukraine nên họ dễ thích hợp với Hợp tác xã của Cộng Sản. Ngày 30-7-1930 nhà nước hủy bỏ làng xã. Vùng Ukraine trái lại người dân làm ăn cá thể, 80% dân chúng tại thôn quê có ruộng đất riêng từ xưa nên họ chống đối Hợp tác xã ra mặt, Moscow mới đầu tạm thời nhượng bộ. Người Ukraine giết gia súc, ngựa, heo, cừu… dần dần trước khi gia nhập hợp tác xã khi ấy nhà nước ra lệnh tử hình ai giết gia súc. Những người chống đối Hợp tác xã bị lưu đầy, chính quyền Xô Viết mở tuyên truyền kêu gọi nhân dân Ukraine ủng hộ chính quyền cách mạng nhưng thất bại, mặc dù dọa nạt khủng bố nhưng nông dân Ukraine vẫn chống đối, phá hoại, đốt nhà không đầu hàng, họ lấy lại nông cụ, gia súc mà Hợp tác xã đã chiếm trước đây, ám sát các viên chức Xô Viết.
    Trung ương đảng Nga đưa mật vụ quân đội sang đàn áp cuộc nổi dậy nhưng kháng chiến quân Ukraine vẫn tiếp tục chống đối, họ muốn làm ăn cá thể như xưa. Nông dân Ukraine thách đố Staline.


    Việc chống gia nhập Hợp tác xã chỉ là một nguyên do, Ukraine còn chống đối về mặt chính trị, họ muốn đòi độc lập, tự do. Staline trước hết cho thanh toán hành quyết hàng nghìn trí thức Ukraine, nhà văn nhà báo, nhà lãnh đạo. Âm mưu đòi độc lập cho Ukraine không phải chỉ ở làng xã mà mà ngay cả ở Trung ương đảng Cộng Sản Ukraine. Xô Viết cho thanh trừng dữ dội, nhiều người tự tử, nhiều nhà văn, đảng viên cũng tự tử.

    Cuộc chống đối của Ukraine với Xô Viết y như trứng chọi đá, cuộc chiến giữa người nông dân với cuốc xẻng và Hồng quân , mật vụ Nga vũ trang súng đạn. Làng mạc bị bao vây, tấn công bằng đại bác xe tăng, máy bay ném bom bắn phá.. khiến một Đại tá công an Nga sô phát khóc nói với một ký giả, ông cho biết mình đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân chống Bạch Vệ thời nội chiến bây giờ được lệnh bao vây tấn công những người dân vô tội.

    Hatayevich, một đảng viên cao cấp Xô viết cho biết cuộc chiến đấu ác liệt giữa Xô Viết và nông dân Ukraine đang diễn ra, một cuộc chiến sinh tử, năm 1933 là thử thách giữa sức mạnh của Đảng CS Nga và sự chịu đựng của nông dân, họ sẽ nếm mùi đói để xem ai làm chủ nơi đây.


    Cuộc chiến 1932-33 một cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử. Staline thay đổi chiến lược.


    Thảm kịch mùa đông 1932-1933

    Trận đói khủng khiếp mùa đông giữa 1932 và 1933 không do thiên tai hạn hán mà do con người làm ra, do lệnh của một người. Trong một phiên họp Trung ương đảng ngày 11-9-1932, Staline cho biết tình hình Ukraine nghiêm trọng, nếu không sớm ra tay Xô Viết sẽ mất miền đất mầu mỡ này, năm 1932 dân số Ukraine là 32 triệu, khoảng 75% điền sản tại đây đã phải gia nhập Hợp tác xã.

    Để đối phó với tình hình, Staline bèn đưa một kế họach ác ôn, man rợ vừa để trả thù và để dẹp tắt phong trào, kế họach đã khiến bẩy triệu người (7.000.000) dân quê Ukraine phải chết đói la liệt khắp các xã thôn. Staline ra lệnh cho tịch thu hết thực phẩm tại Ukraine: khoai tây, cải bắp, lúa mì..chở sang Sô Viết từ tháng 8, tháng 10 1932 và tháng 1-1933 số lượng tịch thu tăng cao khiến Ukraine không còn thực phẩm nhất là tại các làng miền quê. Staline cho xuất cảng lúa mì tịch thu để lấy ngọai tệ phục vụ Ngũ niên kế họach, canh tân nông nghiệp và củng cố quốc phòng. Số lúa mì bị Xô Viết cướp đi đủ sức nuôi dân Ukraine trong vòng hai năm. Đảng Cộng Sản Ukraine khẩn xin Moscow bớt lấy lúa mì của Ukraine và cứu trợ thực phẩm, Staline từ chối rồi đưa 100 ngàn quân Nga tới thanh trừng đảng Cộng Sản Ukraine.

    Quân Nga đóng cửa biên giới Ukraine, ngăn chận thực phẩm đưa vào Ukraine khiến cho đất nước này biến thành một trại giam khổng lồ, theo lệnh của Staline chính quyền phải để mặc nhân dân chết đói cho họ biết tay. Người dân miền quê còn giấu giếm được một số thực phẩm sống lây lất nhưng Staline lệnh cho mật vụ Nga tại Ukraine đi từng nhà tịch thu hết mọi thực phẩm dự trữ của các gia đình, nhân dân không còn đến một củ khoai, một miếng bánh. Nông dân bị cấm không được đi các địa phương khác hoặc lên tỉnh xin ăn, họ cũng bị cấm lấy trộm thực phẩm của hợp tác xã, nhiều người đói quá ra đồng lấy một vài bông lúa ăn đỡ hoặc lấy trộm khoai, lúa… trong các kho bị công an bắn chết ngay. Nạn đói lan nhanh, từ già đến trẻ bắt đầu chết đói la liệt khắp nơi. Các đội mật vụ đi gom các xác chết quẳng xuống hố tập thể chôn cất hàng ngày, theo lời các nhân chứng kể lại những người suy nhược chưa chết cũng bị quẳng xuống hố .

    Khác với Hitler giết người bằng hơi ngạt khiến nạn nhân chết ngay không đau đớn, Staline bắt các nạn nhân phải suy nhược quằn quại, đói khổ.. họ phải sống trong đau khổ cho tới chết. Mặc dù bị cấm đi địa phương khác kiếm ăn người dân quê vẫn lên tỉnh để rồi cũng lăn ra chết thê thảm. Thành phố được cấp theo khẩu phần, dân tỉnh bị cấm không được cứu giúp những người chết đói, bác sĩ không được chữa bệnh cho những dân quê đang chết đói, người dân quê lên tỉnh cuối cùng chết la liệt ngoài đường phố, hàng ngày có xe chở đi chôn tập thể. Trong khi các đảng viên, mật vụ lính Nga béo tốt, được ăn uống no đủ thì người dân Ukraine nhất là miền quê đói rã họng ra, theo lời các nhân chứng còn sống sót kể lại vì hết thực phẩm người dân phải ăn lá cây, vỏ cây, mèo chuột, chó, cả sâu bọ … để cầm hơi qua ngày. Cả trẻ nít vô tội cũng bị Xô Viết bắt phải chết như người lớn. Ngoài ra nhân dân còn bị quân Nga, mật vụ cướp bóc hãm hiếp . Nhân dân đói quá phải ăn thịt người chết, có người giết cả trẻ nít đang hấp hối để nuôi gia đình, theo lời các nhân chứng còn sống, dân Ukraine tại miền quê năm 1932-33 ăn thịt người là chuyện thường.


    Mùa xuân 1933, cao điểm của nạn đói, khoảng 250 ngàn người chết mỗi ngày tại Ukraine, có nơi cả làng chết. Tại Âu châu, Canada, Mỹ người gốc Ukraine gửi thực phẩm về giúp đồng bào nhưng chính quyền Xô Viết cấm chở thực phẩm tới biên giới vì họ phủ nhận không có nạn đói. Tại Ukraine ai nói có nạn đói bị kết án tuyên truyền chống Xô Viết và bị bắt giam ngay.

    Tới cuối năm 1933 khoảng 25 % dân Ukraine, tức 8 triệu người bị chết đói kể cả 3 triệu trẻ em. Bọn hào phú bị tiêu diệt , nhà nông toàn nước bị dìm xuống, Staline đã đạt được mục đích, đã tiêu diệt xong bọn phản động, tiểu tư sản thoái hóa chống lại Hợp tác xã… để tạo dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhà độc tài bèn cho phân phối thực phẩm trở lại Ukraine, nạn đói chìm dần, tuy nhiên những cuộc thanh trừng chính trị, bắt bớ phản động vẫn tiếp tục chỉ ngưng lại năm 1941 khi bị Đức Quốc Xã tấn công. Hitler xua quân vào Ukraine cướp bóc vựa lúa và thay thế chế độ Cộng Sản hà khắc bằng khủng bố phát xít.


    Bao nhiêu người đã chết?

    Số người chết trong nạn đói tại Ukraine không toàn toàn chính xác cũng như số người chết trong các cuộc chiến tranh lớn hay thế chiến vì không ai có thể đếm, thống kê đến nơi đến chốn được nhưng các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra con số gần với sự thật nhất.

    Theo Andrew Gregorovitch trong bài “Black Famine in Ukraine 1932-33, a struggle for existence” cho biết nhóm Conservative Estimates ước lượng số nạn nhân trong trận đói 1932-33 tại Ukraine khoảng 4 triệu 8 , nhưng nhiều nhà nghiên cứu ước lượng nó vào khoảng từ 5 cho tới 8 triệu người chết.

    Mặc dù Xô Viết luôn luôn chối bai bải không có nạn đói tại Ukraine nhưng người ta đã tham khảo một cách gián tiếp và đã ước lượng khoảng từ 10% cho tới 25% dân Ukraine đã chết trong nạn đói kể trên, nhà nghiên cứu Vasyl Hryshkocho biết mỗi ngày có 25,000 người chết tại các làng ở Ukraine, hoặc hơn 1,000 người chết trong một giờ hoặc 17 người trong một phút. Nửa năm đầu 1933, Xô Viết cấm người ngoại quốc tới thăm Ukraine, các ký giả không vào lấy tin được cho tới mùa hè, thu khi họ bãi bỏ lệnh cấm. Nhà ký giả Mỹ Henry Chamberlin đến thăm Ukraine ngay sau khi Xô Viết bãi bỏ lệnh cấm du lịch và cho biết mỗi làng ông đến thăm có ít nhất khoảng 10% người dân chết vì đói .


    John F. Stewart trong cuốn Tortured but Unconquerable Ukraine, xuất bản 1953, trang 8 cho biết.
    “Trong khi chưa có số thống kê chính thức về tấm thảm kịch này , theo như trong tự điển Nga The Small Soviet Encyclopedia năm 1940 xác nhận dân Ukraine năm 1927 là 32 triệu nhưng năm 1939 tức 12 năm sau, dân tụt xuống còn 28 triệu, thế thì 4 triệu người đã đi đâu? Ngoài ra còn phải kể 4 triệu người do gia tăng dân số?”


    Như vậy theo Stewart số nạn nhân là 8 triệu.
    Theo Holodomor (nguồn Wikipedia) số nạn nhân chết đói tại Ukraine năm 1933 được ước lượng từ 2 triệu 6 cho tới 10 triệu người.
    Theo bài “Staline Forced Famine in 1932-1933, 7,000,000 Deaths” (trong The History Place , Genocide in the 20 th Century) số nạn nhân là 7 triệu.
    Theo phóng viên Askold Krushelnycky con số nạn nhân được ước lượng vào khoảng từ 7 triệu cho tới 11 triệu người chết đói tại Ukraine 1933.
    Như thế đa số các nhà nghiên cứu, ký giả ước lượng vào khoảng bẩy triệu người đã bỏ mạng trong trận đói này.



    Staline che mắt thế gian

    Người ta khen Staline đã khéo dấu nhẹm cuộc tàn sát vĩ đại này, các triều đại Cộng Sản Xô Viết sau Staline cũng ếm nhẹm thảm kịch này nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra.

    Ký giả Askold Krushelnycky trong bài phát thanh trên Radio free Europe ngày 8 tháng 4-2003 tại Tiệp Khắc “Staline gây nạn đói tại Ukraine – bẩy mươi năm sau, phần lớn thế giới vẫn không biết tới thảm kịch này” (Staline’s Starvation of Ukraine – Seventy Years later, World Still Largely Unaware Of Tragedy) cho biết mặc dù số người chết thê thảm nhiều như thế nhưng thế giới không có mấy người biết về trang sử ghê tởm này của Cộng Sản Nga so với cuộc diệt chủng Do thái. Theo ông lý do chính là Đức Quốc Xã bị bại trận, hàng ngàn nhân chứng còn sống kể lại chi tiết về trại giam và cuộc tàn sát tập thể, người ta còn lấy được nhiều phim ảnh, hồi ký ghi lại tội ác của bọn phát xít, rồi những tên đồ tể, đao phủ bị bắt đem đi xử… vì thế cuộc tàn sát diệt chủng của Hitler đã được phổ biến sâu rộng.

    Robert Conquest, sử gia Anh chuyên nghiên cứu về thảm kịch này, trong tác phẩm năm 1986 của ông “Harvest of Sorrow”, mùa gặt nỗi u sầu lần đầu tiên đã đem tấn thảm kịch này đến cho khán giả Tây phương . Ông nói một sự khác biệt nữa giữa cuộc diệt chủng Do thái là Hitler đã viết thành văn bản trong cuộc tàn sát của mình còn Staline không ghi văn kiện tài liệu kế họach của y, ông nói nay nhiều sử gia chấp nhận có nạn đói thì một số nghi ngờ đã tìm cách biện hộ cho Staline. Ông cho biết từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã khiến người ta dễ vào tìm tài liệu tại các văn khố Nga, chính ông đã có bằng chứng là Staline đã biết hàng trăm ngàn dân quê tìm cách vào Nga kiếm thực phẩm. Conquest cho rằng nạn đói trước nhất nhắm vào Ukraine mà Staline không chỉ thù ghét người dân quê mà cả các đảng viên Cộng Sản cao cấp Ukraine.

    Lyubomyr Luciuk giám đốc Hiệp hội nghiên cứu của Canada về Ukraine cho biết lý do tại sao tin tức về nạn đói lại không được chuyển đến Tây Phương, ông chỉ trích những nhà báo Tây phương hồi đó ở Moscow đã biết nạn đói này nhưng đã không đề cập đến nó và còn cố ý che dấu nữa. Ông cho biết người ký giả đóng vai then chốt trong việc che dấu này là ký giả Walter Duranty của tờ Nữu Ước Thời Báo, The New York Times . Duranty là người ngưỡng mộ Staline, ông ta mô tả nhà độc tài này như “Chính khách lỗi lạc nhất thế giới hiện nay” (The world greatest living statesman), Duranty là người ký giả Mỹ đầu tiên được phỏng vấn nhà lãnh đạo Sô Viết này và được cho phép tham khảo, lấy những tin mật của chế độ. Hồi ấy, Duranty đã tâm sự với một nhà ngoại giao Anh rằng ông nghĩ khoảng 10 triệu người đã bị chết đói nhưng khi các ký giả khác thăm Ukraine rồi viết báo về nạn đói diễn ra tại đây thì Duranty lên tiếng bài bác ngay cho là tuyên truyền láo khoét chống Xô Viết, Liciuk cho rằng Duranty bị Mật vụ Nga hăm họa công bố sự thật về đời tư anh ta vì biết anh có nhiều bệnh kỳ quái về tình dục.

    Sô Viết bầy trò lừa bịp các ký giả ngọai quốc đến lấy tin như nhà văn Anh Bernard Shaw thăm Nga rồi về viết bài thuận lợi cho Cộng Sản. Cựu Thủ Tướng Pháp Edward Herriot được sang thăm Ukraine năm ngày trong chuyến du hành đã được dàn cảnh bịp bợm, đi thăm những khu phố đẹp sạch sẽ tại Kiev, thăm một Hợp tác xã kiểu mẫu, khi về nước ông ta nói có lợi cho Cộng Sản và tuyên bố không có nạn đói tại đây

    Sáu kỹ sư người Anh làm việc tại Nga Xô bị bắt và kết án phá hoại, gián điệp, hối lộ rồi bị hăm dọa kết án tử hình, phiên tòa xử sau đó chỉ là trò hề ma mãnh đánh lạc hướng ký giả ngoại quốc để họ không chú ý tới nạn đói Ukraine nữa. Xô Viết hăm dọa ký giả ngọai quốc để viết thuận lợi cho họ, đa số ký giả ngoại quốc phải nhượng bộ Cộng Sản và viết bài có lợi cho Xô Viết như Duranty viết “những bài nói về nạn đói thật nhố nhăng”.

    Các nước Tây phương giữ thái độ thầm lặng đối với thảm kịch này dù họ đều đã biết nỗi đau khổ của Ukraine qua các nguồn tin tín cẩn của giới ngoại giao. Năm 1933 Tân Tổng Thống Roosevelt đã chính thức công nhận chính quyền Cộng Sản Staline và đề nghị buôn bán với họ. Ngũ Niên Kế Hoạch của Nga để canh tân đất nước cần phải mua hàng hóa, máy móc thiết bị của Tây phương với khối lượng rất lớn. Các nước Tây phương vớ được mối làm ăn béo bở, được một ông khách hàng rất sộp nên họ lờ đi không nói tới nạn đói.


    Tại sao tàn sát?

    Trong phim "The Soviet story" người ta đặt câu hỏi: Tại sao cần phải tàn sát? Why killing is essential? Một nhà nghiên cứu Nga trong phim cho biết Karl Marx là cha đẻ của chủ nghĩa diệt chủng chính trị ngày nay. Marx nói.
    “Những giai cấp và chủng tộc quá yếu không theo kịp cuộc sống mới cần phải bị lọai bỏ” (“The class and the races too weak to master the new condition of life , must give away” – Marx – People’s paper, April 16-1858)

    “Họ phải bị tiêu diệt trong hỏa lò cách mạng” (They must perish in the revolutionary Holocaust – Karl Marx – Journal of the History of ideas, Vol 42, number 1 – 1981).

    Tàn sát bắn giết của người Cộng Sản là một chính sách.

    Lenine nghiên cứu rất kỹ tư tưởng Marx – Engels và áp dụng triệt để phương thức này, ông gọi là bạo lực cách mạng. Lenine viết trong một bức thư như sau: đem 100 tên tư sản đi bắn để cho nơi cách xa đó hàng trăm cây số người ta phải sợ (theo phim The Soviet Story), người xưa gọi là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ”, giết một người sẽ làm cho một vạn người sợ. Trước hết việc tàn sát bắn giết của Cộng Sản để gieo rắc kinh hoàng, khủng bố gây khiếp đảm cho người dân phải sợ không dám chống lại họ.

    Cả hai hệ thống Quốc Xã Đức và Cộng Sản Nga đều lấy tàn sát làm cơ bản cho sự cai trị để tạo con người mới (the birth of a new man) , phải tiêu diệt con người cũ mới tạo được con người mới. Chế độ phát xít Hitler chủ trương con người mới phải là người thông minh, đẹp giai, khỏe mạnh, những người tàn tật xấu xí, đi cà nhắc cà nhắc, răng hô mắt chột… hoặc người Do Thái phải bị tiêu diệt sạch. Đối với người Cộng Sản, bọn phản động, tiểu tư sản, địa chủ phải bị giết sạch để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trên thực tế các nước Cộng Sản thường giết vào khoảng 10% dân số. Trong khi Đức Quốc Xã, phát xít Nhật quí trọng người dân nước họ, chỉ giết người ngoại quốc thì các chế độ Cộng Sản “khôn nhà dại chợ” chỉ biết đè cổ nhân dân của mình ra tàn sát không gớm tay. Đức Quốc Xã là chủ nghĩa xã hội quốc gia, Cộng Sản là chủ nghĩa xã hội quốc tế.

    Thập niên 1930, một thập niên đẫm máu ghê tởm nhất của lịch sử nước Nga khi Staline tiến hành thực hiện Hợp tác xã nông nghiệp, làm ăn tập thể tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa. Nhà độc tài cho lệnh tiêu diệt những thành phần ăn bám, cản đường, lừng khừng không có lập trường cách mạng, bọn phản động âm mưu chống đối và bọn có tinh thần làm ăn cá thể… Đây là giai đoạn đoạn bắn giết tập thể theo kế họach của Staline .

    Staline cho xây dựng hằng hà sa số các trại tập trung tại những nơi xa xôi để giam cầm tiểu tư sản những kẻ không theo họ, có khoảng một phần ba hoặc một nửa bỏ xác vì đói lạnh trong chốn địa ngục trần gian. Trong phim The Soviet Story, thập niên 30 là giai đọan tàn sát của Staline, Xô viết cho xây dựng khắp nước Nga những lò sát sinh y như thời thượng cổ. Những tòa nhà này được xây bằng gạch kiên cố, những phòng bắn người làm ở dưới hầm, có đường rãnh để dẫn máu chẩy ra ngoài. Tội nhân được dẫn xuống dưới hầm tới phòng đỏ, họ bị bắn vào gáy, mỗi tối mật vụ có thể bắn một trăm hoặc vài trăm người, ban đêm có xe bít bùng chở xác vào rừng chôn tập thể.. Sáng ra người dân kinh hãi khi thấy các vệt máu trên đường đi, họ không dám hé răng nói tới. Các mồ chôn tập thể rải rác trong nước, số người bị hành hình quá nhiều, con cái các nạn nhân bị hành quyết mất cha, mất mẹ, không nhà không cửa đi lang thang ngoài đường phố, số người vô gia cư ngày một nhiều, Staline cho phép bắn các trẻ em trên 12 tuổi để làm sạch thành phố. Tại các địa phương bắn giết người đạt chỉ tiêu được thưởng. Tổng thống Nga Gorbachov tố cáo “Staline tắm trong máu”, ông cho biết đã thấy danh sách tử hình dài do Staline ký hàng loạt, trong khoảng 1937-1941 có tới 11 triệu người bị bắn giết.

    Năm 1942 Churchill viếng Kremlin, Staline thú thực với ông đã có 10 triệu người bị đổ máu trong giai thực hiện Hợp tác xã, tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa, nhà độc tài nói không thể làm khác hơn được. Phim The Soviet Story nói trong khi Xô Viết tàn sát hàng hà sa số người thập niên 30, tại Âu châu có một người theo dõi và khâm phục Staline, trong một khoảng thời gian không dài lắm đã giết được nhiều như thế, người ấy là Hitler, như vậy Staline là bậc sư của Hitler trong nghề sát sinh .

    Theo Le livre noir du communisme của Courtois, Werth, Pannée, Trần Hữu Sơn lược dịch Cộng Sản quốc tế đã sát hại 100 triệu người. Trung Cộng 65 triệu, Nga 20 triệu, Bắc Hàn 2 triệu, Miên 2 triệu, Việt Nam 1 triệu… Một điều khó hiểu là trừ Staline bị hạ bệ, những tên đồ tể Mao, Hồ, Kim Nhật Thành… đã làm đổ máu nhiều triệu người nhưng vẫn được xây lăng, dựng tượng, được ca tụng, sùng bái… khắp nơi trong nước, thật là hiện tượng kỳ quái.


    Cộng sản Việt Nam cũng như các nước chư hầu xã hội chủ nghĩa khác đã rập khuôn áp dụng bạo lực cách mạng, lấy đa sát, bắn giết làm tôn chỉ. Như chúng ta đã biết năm 1945 khi Việt Minh cướp chính quyền họ đã thủ tiêu chôn sống vài chục ngàn người quốc gia và nhiều tình nghi vô tội khác. Năm 1952, 53 trong thời kỳ kháng chiến Việt Minh đã cho đấu tố địa chủ và nhất là năm 1955, 1956 họ phát động phong trào cải cách ruộng đất qui mô, đấu tố …giết hại khoảng 170 ngàn người vô tội.

    Những năm 1957, 58, 59… tại nông thôn miền Nam Việt Nam, Việt Cộng đã sát hại hàng chục ngàn viên chức xã thôn, thường dân vô tội. Năm 1968 CS Băc Việt thủ tiêu khoảng 6 ngàn người thường dân, tình nghi tại Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, trong trận chiến 1972 tại Quảng Trị, CSBV pháo kích gây thiệt hại hàng chục ngàn thường dân trên đường chạy loạn, năm 1975 hàng mấy chục ngàn người thường dân chạy loạn tại các bến tầu, cửa biển, trên đường số 7… bị thiệt mạng vì pháo kích của Cộng quân .



    Hitler nói sau này nhân loại sẽ phải nhớ ơn chế độ Quốc Xã vì ta đã diệt chủng được bọn Do Thái. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Staline, Mao, Hồ, Pôn Pốt.. đều đã cho rằng những cuộc thanh trừng, tàn sát của họ là vì nhân dân, vì lợi ích của đất nước.


    Tưởng niệm

    Tháng 3 năm 2008 nhiều nước trên thế giới đã lên án tội diệt chủng của chính quyền Xô Viết, Liên Hiệp Quốc năm 2003 cũng đã xác nhận nạn đói tại Ukraine và nhiều nơi trong nước Nga do hậu quả của chính sách độc tài tàn bạo. Ngày 28-11-2006 quốc hội Ukraine lên án nạn đói năm 1933 là tội diệt chủng, ngày 23-10-2008 Quốc Hội châu Âu ra quyết nghị coi nạn đói 1933 là tội ác chống nhân loại. Ngày 13-1-2010 tòa Kiev, Ukraine tuyên án nạn đói là diệt chủng, Staline và các lãnh đạo Sô Viết phạm tội diệt chủng Ukraine 1933.

    Nay người ta dựng nhiều tượng đài tại Ukraine và nhiều nơi trên thế giới để tưởng niệm các nạn nhân nạn đói 1933. Tại Edmonton, Alberta Canada 1983, đài tưởng niệm 50 năm nạn đói Ukraine đã được dựng lên . Tại Canada tỉnh Ontorio, ngày 9-4-2009 ra nghị quyết tưởng niệm nạn đói.

    Tại Mỹ ngày 13-11-2009 Tổng Thống Obama đọc diễn văn trong ngày tưởng niệm nạn đói Ukraine (Ukrainian Holodomor Remembrance Day), ông nói:

    “Tưởng niệm những nạn nhân của thảm họa nạn đói Ukraine cho chúng ta dịp để nghĩ tới hoàn cảnh của những người dân phải sống khốn khổ dưới các chế độ cực đoan, tàn bạo trên thế giới”
    (“remembering the victims of the man-made catastrophe of Holodomor provides us an opportunity to reflect upon the plight of all those who have suffered the consequences of extremism and tyranny around the world”- Wikipedia- Holodomor)


    Trọng Đạt

  4. #4
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155

    Cafe chồn




    Hái cafe bằng tay.



    Lựa chọn kỹ



    Cho chồn ăn quả cà phê





    Do chồn không thể tiêu hóa được hạt cà phê, chúng "cho ra sản phẩm " là cà phê nguyên hạt







    Làm sạch & phơi khô cafe





    Rang



    Đóng gói





    Last edited by V.I.Lãng; 08-03-2012 at 01:14 PM.

  5. #5
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155
    Vụ rò rỉ chất độc - Thảm án Bhopal (Ấn Độ)

    Trong khâu sản xuất, vận chuyển và sử dụng các chất độc, chỉ cần sơ ý một chút là để rò rỉ làm ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khỏe của con người.

    Vụ rò rỉ nghiêm trọng nhất thế giới là "vụ thảm án Bhopal" ở Ấn Độ. Sáng sớm ngày 3 tháng 12 năm 1984, một xưởng nông dược của Công ty liên hợp Mỹ sản xuất các hợp chất cacbon ở ngoại ô Bhopal, Ấn Độ, 45 tấn chất độc chứa trong bình khí nén trong hầm ngầm, đó là chất iso cyanua methyl lỏng chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Những đám khói nồng nặc cuồn cuộn ô nhiễm quanh vùng làm cho 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500 người chết ngay tại chỗ. Theo điều tra, sau hơn 1 năm xảy ra vụ này, cư dân Bhopal đã đẻ ra rất nhiều quái thai. Sau khi xảy ra, người ta gọi thành phố Bombay là thành phố chết.

    Những vụ rò rỉ như vậy đôi khi cũng xảy ra ở các nước khác. Tháng 4 năm 1967, tại cảng Osaka - Nhật Bản, một chiếc tàu vạn tấn chở tetra ethyl chì đã rò rỉ ra ngoài, 12 công nhân làm vệ sinh đã bị ngộ độc, chết 8 người.

    Tháng 6 năm 1967, một tàu chở thuốc trừ sâu rò rỉ làm chết 40 triệu con cá, đoạn sông dài 420km các sinh vật dưới nước hầu như chết hết.

    Có những xưởng hóa dược đem chất thải đổ ra biển hoặc chôn xuống đất. Việc làm đó đều đe dọa con người. Năm 1978, một trận bão xảy ra ở bang New York làm bật tung những thùng chứa chất thải của một nhà máy hóa chất, chôn ở một lòng sông cũ, làm cho những thùng bị rỉ vỡ thủng, chất độc rò ra làm cho cây cỏ chết thối đen, trẻ em chơi nghịch ở đó bị bỏng tay chân mặt mũi, bệnh máu trắng tăng vọt trong dân cư ở đây, đồng thời phụ nữ có mang đã đẻ ra những quái thai




    Số người chết ở Bhopal nằm la liệt trên đường


    Một em bé bị biến dạng mắt và chết khi chất iso cyanua methyl xâm nhập vào cơ thể


    Số lượng xương sọ của những người bị bị nhiễm iso cyanua



    **********

    Kết án tám người trong thảm họa Bhopal (07 June 2010)



    Một tòa ở thành phố Bhopal của Ấn Độ đã tuyên án 2 năm tù cho tám người có liên quan đến vụ rò khí làm cho hàng ngàn người chết hồi năm 1984.

    Đây là phán quyết đầu tiên kể từ khi xảy ra thảm họa tại nhà máy của Union Carbide.

    Tám người Ấn Độ, tất cả đều là cựu nhân viên của nhà máy, bị tuyên xử có tội ''gây tử vong do bất cẩn". Một người đã qua đời, những người còn lại dự kiến sẽ kháng cáo.

    Các nhà vận động lâu nay cho vụ này nói bản án là ''quá nhẹ và quá muộn màng''.

    'Phản bội'

    Bốn mươi tấn khí độc methyl isocyanate của nhà máy Union Carbide chuyên làm thuốc trừ sâu đã bao trùm kên khu ổ chuột ở Bhopal hôm 3 tháng 12 năm 1984.

    Chính phủ Ấn Độ nói khoảng 3.500 người chết chỉ trong mấy ngày đầu, và 15.000 người trong những năm sau đó.

    Các nhà vận động nói con số thực tế có thể lên đến 25.000 và tác hại của khí độc vẫn còn cho tới ngày nay.

    Khu đất của nhà máy này bây giờ bỏ hoang.

    Năm 1998 chính phủ tiểu bang Madhya Pradesh lấy lại khu vực đó nhưng các nhà môi trường nói chất độc hại vẫn còn.

    Tám người bị kết tội hôm nay là Keshub Mahindra, chủ tịch chi nhánh ở Ấn Độ của Union Carbide (UCIL); VP Gokhale, giám đốc điều hành; Kishore Kamdar, phó chủ tịch; J Mukund, giám đốc lao động; SP Chowdhury, giám đốc sản xuất; KV Shetty, cai xưởng; SI Qureshi, phụ tá sản xuất.

    Bảy cựu nhân viên này, có người đã trên 70 tuổi, đồng thời bị phạt 100.000 rupee (USD$2,125).

    Mặc dù tòa có nêu tên ông Warren Anderson, người Mỹ lúc đó là chủ tịch công ty Union Carbide mẹ ở Mỹ, nhưng sau đó tòa tuyên bố "vắng mặt" và không được nhắc đến trong phán quyết cuối cùng.


    Bồi thường

    Các nhóm vận động và tổ chức phi chính phủ trợ giúp các nạn nhân lâu nay nói rằng bản án không phù hợp.

    ''Nó tạo ra một tiền lệ rất đáng buồn. Thảm họa này được xem như chỉ là một tai nạn giao thông. Đây là một thảm họa về pháp lý, và người dân bị chính phủ phản bội," nhà hoạt động Satinath Sarangi nói.

    Rashida Bee, chủ tịch của hội phụ nữ nhà máy nói với AFP rằng "công lý chỉ có ở Bhopal nếu cá nhân và công ty bị trừng phạt để làm gương".

    Hơn mười chánh án đã nghe xử vụ kiện hình sự này từ năm 1987, khi Cơ quan Điều tra Trung ương (CBI) truy tố 12 người với tội cố tình gây tử vong, hình phạt cao nhất là 10 năm tù.

    Nhưng năm 1996, Tòa Tối cao giảm xuống còn "gây tử vong do bất cẩn", với hình phạt tối đa chỉ có 2 năm tù.

    Các nhà vận động nói Bhopal có tỉ lệ trẻ sinh dị tật cao hơn bình thường, các loại bệnh khác như ung thư, tiểu đường cũng cao.

    Họ nói điều đó không chỉ xảy ra với những người sống sót sau vụ rò khí mà cả ở những người sinh ra sau nay.

    Cách đây 20 năm Union Carbide trả 470 triệu USD bồi thường cho chính phủ Ấn Độ.

    Dow Chemicals mua lại Union Carbide năm 1999, nói rằng khoản tiền bồi thường đó giải quyết mọi kiện tụng với công ty

    Chú thích về số thuơng vong:

    3-6/12/1984: chính thức hơn 3.000
    Con số không chính thức: 7.000-8.000
    Tổng số tử vong đến hôm nay: trên 15.000
    Số người bị ảnh hưởng: gần 600.000
    Bồi thường: Union Carbide trả $470 triệu trong năm 1989




    Victim of Bhopal gas disaster




    An Indian court on Monday, June 7, 2010 convicted seven former senior employees of Union Carbide's Indian subsidiary of "death by negligence" for their roles in the Bhopal gas tragedy that left an estimated 15,000 people dead more than a quarter century ago





    Survivors of Bhopal gas tragedy beat with sandals a poster of Warren Anderson, the head of Union Carbide Corp.
    At the time of the gas leak, as they protest against the verdict in the premises of Bhopal court in Bhopal, India, Monday, June 7, 2010.




    Những người bị mù từ tai nạn thảm khốc này
    Victims of Bhopal poison gas tragedy - Victims of the Bhopal poison gas tragedy who were blinded in the accident.
    A lethal plume of gas escaped from a storage tank at the Union Carbided pesticidefacility in Bhopal



    Dec. 5, 1984 file photo, two men carry children blinded by the Union Carbide chemical pesticide leak to a hospital in Bhopal, India.





    An Indian court on Monday convicted seven former senior employees of Union Carbide's Indian subsidiary of 'death by negligence' for their roles in the Bhopal gas tragedy that left an estimated 15,000 people dead more than a quarter century ago in the world's worst industrial disaster




    Last edited by V.I.Lãng; 08-03-2012 at 01:36 PM.

  6. #6
    ... ♫ ... V.I.Lãng's Avatar
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    2,155
    Dầu hỏa, Iran và Mỹ

    Nói đến vùng vịnh Ba Tư - Ả Rập là thấy ngay hình ảnh của những giàn khoan khổng lồ, ống dẫn dầu và những con tàu vận tải khổng lồ: Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman và Iran, tất cả đều có chung lối ra là một vùng biển bé tí rộng 233.000km2!

    Nói đến vùng Vịnh cũng là nói đến những hình ảnh chết chóc. Từ 30 năm qua, ba trận chiến lớn giữa Iran - Iraq và hai lần quân Mỹ tấn công Saddam Hussein đã nổ ra với hơn nửa triệu nạn nhân.

    Đó cũng là sự xung đột hiện nay giữa Mỹ và Iran về vấn đề hạt nhân có nguồn gốc sâu xa từ trong lòng đất và trong lịch sử.

    Ngay từ đầu thế kỷ 20, “vàng đen” đã làm nên mối quan hệ giữa Ba Tư với phương Tây. Năm 1901, một nhà thầu người Anh tên William Knox d"Arcy đã được quốc vương Mozaffaredin cho phép khai thác tài nguyên trong lòng đất Iran kéo dài đến 60 năm. Tám năm sau, lúc gần phá sản, ông ta mới tìm thấy một cánh đồng dầu hỏa khổng lồ tại Masdjed-e-Soleyman, trong vùng Khuzestan


    Mossadegh, thủ tướng đầu tiên của Iran, ra lệnh quốc hữu hóa dầu hỏa của Iran vào năm 1951. Hành động này khiến Anh, Mỹ giận dữ


    Người Anh khống chế


    Tại đây, cách nay hơn 100 năm, mũi khoan dầu đầu tiên ở Trung Đông đã được thực hiện. Công ty dầu hỏa Anh - Ba Tư ra đời và đến năm 1933 được đổi tên thành Công ty dầu hỏa Anh - Iran - AIOC. Chẳng bao lâu sau, nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ra đời tại Abadan, nằm ở cuối vùng Vịnh, gần biên giới Iraq.

    Dĩ nhiên, người Anh bỏ túi hầu hết lợi nhuận từ “vàng đen”. Hạm đội nổi tiếng của họ được hưởng lợi chính. Quả vậy, trước Thế chiến 1, bộ trưởng hải quân Anh Winston Churchill đã bắt tay hiện đại hóa các tàu chiến của mình, than bị loại bỏ và dầu được thay thế để chạy động cơ.

    Năm 1925, tức bốn năm sau khi đảo chính và lên cầm quyền, Reza Khan chấm dứt triều đại Qadjars và trở thành tiểu vương đầu tiên của triều đại Pahlavi


    Vua Mohammed Reza Pahlavi

    Vua Mohammed Reza Pahlavi là người theo chủ nghĩa quốc gia, độc đoán, lại ngưỡng mộ công cuộc hiện đại hóa của Mustafa Kemal tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông cho xem xét lại hợp đồng chuyển nhượng trước đó với Knox d"Arcy và trong hợp đồng mới buộc phía Anh phải chi 21% lãi ròng cho Iran, so với trước đây là 16%! Nhưng cùng lúc Reza Khan cũng tìm cách đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình, nhất là với Đức.

    Thế chiến 2 bùng nổ. Tháng 8-1941, để tránh nguồn dự trữ dầu hỏa rơi vào tay phe Trục, và nhất là duy trì hành lang với Liên Xô, quân đồng minh chiếm Iran. Dưới sức ép của Anh, Reza Khan phải nhường ngôi cho con là Mohammad Reza Pahlavi trước khi lưu vong. Anh và Liên Xô chiếm Iran để làm con đường tiếp nhận viện trợ quân sự của Mỹ (ước tính khoảng 18 tỉ USD).

    Sau thế chiến, quân đồng minh rời khỏi Iran nhưng không từ bỏ nguồn dự trữ dầu hỏa. Anh đã chiếm lại kho báu này. Lợi nhuận mà họ thu được từ dầu hỏa cao gấp hai lần người Iran. Những nhân viên địa phương của AIOC chỉ kiếm được “chút cháo” và sống rất khổ sở. Iran xem điều này là một sự sỉ nhục.

    Năm 1948, sự bất mãn càng lúc càng tăng lên. Venezuela và Saudi Arabia đã tranh thủ được từ hai công ty dầu của Mỹ là Standard Oil tại New Jersey và Arabian American Oil Co. một phần lợi nhuận cao hơn từ “vàng đen”. Tại sao Iran lại không được như thế? Anh từ chối thẳng thừng. Họ hù dọa và chi tiền hậu hĩ cho các nhà báo, nhà chính trị để loại trừ nguy cơ nguồn dầu hỏa bị quốc hữu hóa


    Một nhân vật ngoại hạng




    Năm 1941, quân đồng minh chiếm Iran để ngăn chặn nguồn dự trữ dầu hỏa rơi vào tay phe Trục. Trong ảnh: quân Anh tiến vào kiểm soát một nhà máy lọc dầu của Iran

    Trong số những kẻ phản kháng, có một nhân vật lạ lùng: Mohammad Mossadegh, 67 tuổi, tiến sĩ luật và thủ lĩnh Mặt trận Quốc gia (một đảng quốc gia có khuynh hướng xã hội - dân chủ). Lấy cớ bị một chứng bệnh bí hiểm, ông ta thường xuyên mặc pijama và tiếp khách trên giường của mình. Là người chủ trương quốc hữu hóa triệt để, Mohammad đối kháng dữ dội với viên tướng đầy thế lực là Ali Razmara, người chủ trương Iran một mình không thể khai thác nguồn tài nguyên dầu hỏa được.

    Còn đối với người cầm đầu lực lượng tình báo Anh tại Tehran, Christopher Montague Woodhouse, tai họa đang sờ sờ trước mắt: Anh có nguy cơ mất trắng quyền tiếp cận nguồn dự trữ dầu hỏa rẻ tiền này.

    Tháng 6-1950, Ali Razmara trở thành thủ tướng. Ông ngăn chặn quốc hội xem xét lại thỏa thuận cũ với AIOC. Nhưng ngày 7-3-1951, Ali bị ám sát khi vừa ra khỏi một nhà thờ Hồi giáo. Phe quốc gia lợi dụng thời cơ giành ưu thế. Ngày 15-3, quốc hội biểu quyết quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu hỏa! AIOC trở thành Công ty dầu hỏa quốc gia Iran - NIOC. Ngày 2-5, quốc vương Iran cho mời Mossadegh ra làm thủ tướng.

    Anh tức điên ruột, gửi tàu chiến áp sát bờ biển Iran. Vào thời điểm khởi đầu chiến tranh lạnh, một cuộc tấn công của Anh có thể gây ra Thế chiến 3 với Liên Xô! Theo hiệp ước Liên Xô - Ba Tư ký ngày 26-2-1921, Liên Xô có quyền chiếm giữ miền bắc Iran để đối phó với cuộc xâm lăng của một nước thứ ba. Bởi thế, Mỹ đã khuyên Anh nên kiềm chế sự giận dữ. Và Anh buộc phải bằng lòng với những biện pháp cấm vận kinh tế! Thiếu kỹ thuật của Anh, dầu hỏa Iran như bị xóa sổ! Kinh tế èo uột, nhưng uy tín của Mossadegh vẫn rất cao bởi “nhà vô địch chống đế quốc” này đã từng tuyên bố: thà độc lập và sản xuất 1 tấn dầu/năm còn hơn sản xuất 32 triệu tấn và làm nô lệ cho Anh


    CIA nhập cuộc!

    Tháng 8-1952. Đổi lại việc gia tăng viện trợ quân sự của mình cho mặt trận Triều Tiên, thủ tướng Anh Winston Churchill nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Tổng thống Mỹ Harry Truman. Ông tuyên bố sẵn sàng thương lượng trở lại với Iran về nguồn dự trữ dầu hỏa. Nhưng ông lại đòi Iran phải bồi thường thiệt hại cho Anh vì đã... quốc hữu hóa các cơ sở khai thác dầu của AIOC. Mossadegh bác bỏ thẳng thừng đòi hỏi này và cắt đứt quan hệ ngoại giao với London. Anh bị loại khỏi cuộc chơi.

    Mỹ nhảy vào thay chân Anh. Kermit (Kim) Roosevelt, một quan chức CIA chuyên về Trung Đông và châu Phi, được gửi đến Iran để hỗ trợ mạng lưới tình báo mà MI6 đã xây dựng. Khi quay về, ông dừng chân tại London để thông tin cho các đồng nghiệp của mình. Tháng 11-1952, tình báo Mỹ và Anh cùng hợp tác trong một “dàn hợp xướng” để... lật đổ Mossadegh! Christopher Montague Woodhouse bay đến Washington để gặp trực tiếp giám đốc CIA Walter Bedell Smith và trưởng ban kế hoạch Frank Wisner. Không cần thông qua Nhà Trắng, họ cùng vạch kế hoạch đảo chính.

    Đầu năm 1953, Dwight Eisenhower lên làm tổng thống cũng như sự can thiệp của hai anh em nhà Dulles là John Foster và Allen - tân giám đốc CIA - cả hai lại chống cộng quyết liệt, đã thúc đẩy Mỹ càng lúc càng can hệ sâu vào Iran để giành lấy nguồn dự trữ dầu hỏa. Thủ lĩnh mới của MI6, ngài John Sinclair, bàn bạc sâu với Allen Dulles và đề nghị giao cho Kim Roosevelt phụ trách tổ chức cuộc đảo chính! Chiến dịch này mang tên “Ajax”, một người hùng của cuộc chiến thành Troie.

    Kim Roosevelt biết rõ công việc này như lòng bàn tay. Nhiều năm qua ông ta đã theo dõi các hoạt động được tiến hành tại Iran để ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô có nguy cơ xảy ra. Nhưng mục tiêu của Mỹ lúc đó là Tudeh (Đảng Cộng sản Iran), còn bây giờ là lật đổ Mossadegh, dựa vào mạng lưới của MI6 tại Iran, đặc biệt là anh em nhà Rashidian vốn có nhiều quan hệ trong giới chóp bu chính trị và doanh nghiệp.

    Tháng 3-1953, Allen Dulles cảnh báo Eisenhower về nguy cơ của một cuộc cách mạng cộng sản tại Iran. Nếu quốc gia này chuyển sang dưới trướng của Liên Xô thì phần lớn nguồn dự trữ dầu hỏa trong vùng sẽ rơi vào tay Matxcơva... Eisenhower không tin. Ông cũng không tin một “cái tát nhẹ” đủ để cho Mossadegh rơi vào vòng ảnh hưởng của Mỹ hay của Nga.

    Nhưng ông cũng không ngăn cản. Kế hoạch đảo chính được MI6 soạn thảo tại hai cuộc họp ở Nicosie (Chypre) và Beyrouth (Liban). Ngày 4-4-1953, Allen Dulles chi 1 triệu USD cho chiến dịch “Ajax”, nhằm “sử dụng cách này hay cách khác để lật đổ Mossadegh”. Một hồ sơ mật mà tờ New York Times của Mỹ có được đã cho biết: “Mục tiêu của cuộc đảo chính là đưa lên cầm quyền một chính phủ kiên quyết chống cộng sản, ký kết một thỏa thuận hợp lý về dầu hỏa và cho phép Iran trở thành một nền kinh tế có thể sống được”. Do căm ghét bản chất “thực dân” của chiến dịch “Ajax”, trưởng cơ quan CIA tại Tehran, Roger Goiran, đã chống lại và bị Allen Dulles bãi nhiệm ngay sau đó.

    Ai sẽ thay thế Mossadegh? Anh đề nghị lão tướng Fazlollah Zahedi. Đại sứ Hoa Kỳ tại Iran Loy Henderson chống lại kịch liệt. Lý do: có một hôm Mossadegh nói cho ông biết Zahedi là một kẻ phản bội, làm tay sai cho người Anh. Ngoài ra, ông nói: gã này còn thiếu đức tính cần thiết và trí tưởng tượng của một nhà lãnh đạo. Thế nhưng Zahedi vẫn được chọn. Vị quốc vương trẻ, dù yếu đuối và không quyết đoán, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng. Tất nhiên, phải nói cho ông ta tin rằng đối với người Mỹ lẫn người Anh vấn đề dầu hỏa “chỉ là thứ yếu”!




    **********

    Mối Thâm Thù Iran và Mỹ



    Vua Mohammed Reza Pahlavi

    Lịch sử cận đại Iran bắt đầu vào năm 1925 với việc triều đại Qajar bị lật đổ bởi một viên tướng tên Reza Khan. Do Iran từng bị Nga và Anh chiếm đóng, nên nhà vua Reza Khan cố “đu dây” giữa Liên Xô và Anh. Đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Reza Khan “đu dây tay ba” với cả Đức quốc xã, nên Anh và Liên Xô đã buộc Reza Khan nhường ngôi vua (Shah) cho con trai là Reza Pahlavi.

    Tất nhiên, tân vương Reza Pahlavi thức thời ngả qua cường quốc hậu chiến là Hoa Kỳ. Năm 1951, một bất ngờ diễn ra: tiến sĩ Mohammed Mossadegh, một người “dân tộc chủ nghĩa”, đắc cử thủ tướng. Ông cho quốc hữu hóa ngành dầu hỏa vốn đang do các công ty ngoại quốc khai thác. Chính phủ Anh bàn bạc với Chính phủ Mỹ vạch kế hoạch lật đổ thủ tướng Mossadegh vào năm 1953 để nắm chặt nguồn dầu hỏa Iran. Sau cuộc đảo chính do tổng thống Mỹ Eisenhower “chúc lành”, vua Reza Pahlavi nắm toàn quyền cai trị. Do Iran nằm sát cạnh Liên Xô, quê hương của “cách mạng đỏ”, nên cuộc “cách mạng trắng” này là tối cần thiết về mặt địa chính trị đối với tổng thống Eisenhower.






    Giáo sĩ Ayatollah Ruhollah Khomeini



    Cuộc cách mạng Hồi giáo bùng nổ dưới sự chỉ huy của giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini


    Một giáo sĩ tên Ayatollah Ruhollah Khomeini, người sau này tổ chức cuộc “cách mạng Hồi giáo”, năm đó mới ngoài 30 tuổi, đã nổi lên chỉ trích cuộc “cách mạng trắng” của vua Pahlavi là vi hiến. Từ chỉ trích đến đối kháng, năm 1963 giáo sĩ Khomeini công khai thách thức vua, khiến nhà vua xua xe tăng cho bắt giam và kêu án 18 tháng tù. Năm 1964, ra tù, giáo sĩ Khomeini chuyển sang chỉ trích Hoa Kỳ, “đồng minh lớn” của Iran. Vua Pahlavi tống ông sang Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khác của Hoa Kỳ, sau đó ông sang Iraq rồi sang Pháp lưu vong tiếp tục lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo.

    Đến tháng 1-1978, cuộc cách mạng Hồi giáo bùng nổ thành những cuộc xuống đường lớn làm tê liệt cả nước Iran. Tháng 1 năm sau, nhà vua Pahlavi bỏ ngai vàng chạy lấy người. Ngày 1-2-1979, giáo sĩ Khomeini, giờ đây đã là giáo chủ, hiển hách từ Pháp về lại Iran. 6 triệu người, tức 1/10 dân số Iran, ra phi trường đón ông. Cuộc cách mạng Hồi giáo đăng quang từ ấy. Đến 1-4 sau đó nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời sau một cuộc trưng cầu ý dân, với một bản hiến pháp chủ trương thần quyền với “lãnh đạo tối cao” là giáo chủ Khomeini. Tháng 1-1980, cánh ôn hòa của giáo chủ Chariat Madari bị bắt và xử bắn.


    Tất nhiên, những ân oán cũ còn đó, quan hệ Iran - Mỹ dưới trào vua Pahlavi là “đồng minh chiến lược”, nay biến thành đối nghịch. Ngày 4-11-1979, 400 sinh viên Hồi giáo Iran tấn công vào tòa đại sứ Mỹ tại thủ đô Tehran, cầm giữ 63 con tin, tịch thu một số tài liệu mật có liên quan đến CIA mà nhân viên sứ quán chưa kịp tiêu hủy. Sau đó, ba con tin người Mỹ khác bị bắt ở Bộ Ngoại giao Iran cũng bị đưa về đây cầm giữ. Chính quyền Iran đòi đổi các con tin lấy cựu hoàng Pahlavi, để phòng ngừa hậu họa. Chính phủ Hoa Kỳ từ chối. Ngày 7-4-1980, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Hai tuần sau, tổng thống Carter tung chiến dịch giải cứu con tin: phân nửa phi đội tám chiếc trực thăng tự rớt, cuộc đột kích thất bại. Các con tin bị giữ trong suốt 444 ngày.


    Trong nội bộ Iran, cuộc thanh lọc tiếp tục: thủ tướng Mehdi Bazargan, bị giáo chủ Khomeini đánh giá là quá hòa hoãn với Mỹ, từ chức vào ngày 6-12-1980, Iran tuyệt đối chống Mỹ từ ấy. Trong khi đó, ở Mỹ ứng cử viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan đắc cử tổng thống, mở đầu cho kỷ nguyên chống Iran kịch liệt.


    Các cuộc thanh trừng đẫm máu từ sau cách mạng Hồi giáo đã làm giảm sút sinh lực của quân đội Iran một thời hùng mạnh và được trang bị vũ khí bởi đồng minh chiến lược Hoa Kỳ. Từ Iraq, tổng thống Saddam Hussein một mặt dòm ngó Iran, một mặt sợ giáo chủ Khomeini “xuất khẩu” cuộc cách mạng Hồi giáo sang Iraq. Ngày 22-9-1980, ông tung quân tấn công vào khu vực Khuzestan đầy dầu mỏ của Iran.


    Chiến tranh Iraq - Iran bắt đầu từ đấy. Tất nhiên, Hoa Kỳ và Anh nghiêng về phía ông Saddam Hussein. Cụ thể, 90 cố vấn quân sự Mỹ giúp không quân Iraq chấm mục tiêu không kích, 70 trực thăng quân sự được bán cho ông Hussein.


    Ân oán càng tăng sau vụ một máy bay Airbus của Hãng hàng không Iran chở 290 người bị khu trục hạm USS Vincennes bắn rơi ngày 3-7-1988, do bị lầm tưởng là một chiếc chiến đấu cơ F-14 của không quân Iran khi tàu này đang trong eo biển Hormuz thuộc lãnh hải Iran, vào lúc mà cuộc chiến tranh Iran - Iraq gần tàn. Năm tháng sau vụ bắn rơi chiếc Airbus của Iran Air, một chiếc Boeing 747 của Hãng hàng không Mỹ Pan Am nổ tung trên không phận Lockerbie miền nam Scotland, khiến 270 người chết. Sau này, điều tra ra là tình báo Libya đã thực hiện vụ nổ. Năm 1996, Hoa Kỳ đồng ý bồi thường 61,8 triệu USD cho gia đình 290 nạn nhân Iran. Năm 2006 Libya đồng ý bồi thường cho các nạn nhân vụ Lockerbie 1,5 tỉ USD.


    Thâm thù Iran - Mỹ cứ thế mà sâu đậm. Đến sau vụ 11-9-2001, Iran trở thành “Trục ác ôn” đối với ông Bush. Nay đến lượt ông Obama tháo gỡ




    **********

    Sự diệt vong trong gia đình cố Quốc Vương Mohammed Reza Pahlavi



    Vua Mohammed Reza Pahlavi



    In June 2001, Mohammed Reza Pahlavi 's daughter , Leila Pahlavi, also committed suicide


    Prince Alireza Pahlavi
    Ngày 4/1/2011 , Alireza Pahlavi , con trai út của "vua" Iran - Cố Quốc vương Iran Mohammed Reza Pahlavi đã tự sát tại nhà riêng ở Boston, Mỹ.



    Cái chết của Alireza Pahlavi đã được người anh trai cả thông báo trên trang web riêng, trong nhiều năm Alireza Pahlavi đã cố gắng để vượt qua nỗi đau đó nhưng cuối cùng đã đầu hàng.

    Alireza Pahlavi năm nay 44 tuổi, đã từng học Trường Đại học Tổng hợp Harvard và đã tốt nghiệp cử nhân.


    Mohammad Reza Shah Pahlavi lấy danh hiệu Shah-an-shah (Vua của các vua) hay Arya-mehr (Mặt trời của người Aryan), làm vua Iran từ 16/ 9/ 1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo vào 11/ 2/1979.


    Ông là quốc vương thứ nhì và cuối cùng của triều đại Pahlavi. Mohammad Reza Pahlavi thường được biết đến như một quốc vương độc tài. Việc ông bị lật đổ đã đặt dấu chấm hết cho nền quân chủ Iran.

 

 

Similar Threads

  1. Những mẩu chuyện huyền bí
    By July in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 30
    Last Post: 03-20-2012, 02:28 PM
  2. Câu chuyện về ông Đoàn Văn Vươn
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 183
    Last Post: 02-07-2012, 01:56 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 10-19-2011, 08:57 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:00 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh