Register
Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 41
  1. #21
    Hình sự trong kinh doanh
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2012-08-22
    Vụ một nhà đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam là ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều ngày Thứ Hai 20 Tháng Tám tại Hà Nội đã khiến thị trường chứng khoán tại Việt Nam sụt giá trong sự hốt hoảng chung và Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam phải ào ạt bơm tiền qua thị trường mở để tránh một vụ sụp đổ dây chuyền.
    AFP photo
    Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.

    Nhân vật bị tống giam và khởi tố cùng thời điểm tiến hành nội vụ khiến dư luận ưu lo về những khó khăn kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.

    Khủng hoảng chính trị?

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của một ngân hàng lớn tại Việt Nam bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An bắt giữ đã gây chấn động cho thị trường tài chính tại Việt Nam và được truyền thông quốc tế loan tải. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ cùng tìm hiểu về chuyện đó, ông nghĩ sao?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ban đầu, tôi có cảm giác ngán ngẩm vì những lý do sau đây.
    Thứ nhất, về bối cảnh chung, tình hình kinh tế Việt Nam quả là kém sáng sủa với quá nhiều vấn đề dồn dập vì đà tăng trưởng sẽ giảm, lạm phát có khi tái xuất hiện và trăm ngàn doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, thậm chí là chết lâm sàng, hoặc là những "xác chết chưa chôn".
    Giữa khung cảnh bên trong như vậy, biến động ngoài Đông hải do động thái ngang ngược của Trung Quốc hiển nhiên là những thách đố nan giải cho người cầm quyền. Nhưng vấn đề đầu tiên là "ai là người cầm quyền" hoặc cơ chế nào sẽ quyết định về những bài toán sinh tử cho quốc gia? Khi ấy, người ta mới chú ý đến những tranh chấp cá nhân không còn che giấu nổi ở trên thượng tầng.
    Thứ ba, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng với một số nhỏ của nhà nước thì tập trung tài sản mà không kích thích sản xuất trong khi nhiều ngân hàng khác thì thiếu thanh khoản và có thể sụp đổ dưới núi nợ xấu nên vẫn cố thu vét ký thác bằng cách tăng lãi suất. Họ lao về phía trước trong sự tuyệt vọng. Tình hình đó càng khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn kinh doanh và sẽ theo nhau phá sản, công nhân viên mất việc.
    Thứ tư, dư luận kinh doanh quốc tế thì theo dõi xem lãnh đạo kinh tế và ngân hàng Việt Nam giải quyết ra sao bài toán nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Khối nợ xấu đó thật sự lên tới mức nào thì không ai rõ và làm sao thanh toán là một vấn đề sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Vì vậy, dư luận chờ đợi người cầm đầu hệ thống ngân hàng trung ương của Việt Nam sẽ giải trình những việc đó trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp chiều Thứ Ba 21.
    Tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.
    Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Vũ Hoàng: Và đấy là lúc bùng nổ vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, làm các thị trường đều bị rúng động!
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.
    Trước hết, trong một quốc gia bình thường, nếu một cá nhân hoặc doanh nghiệp có sai phạm về nghiệp vụ vì lý do kỹ thuật hay pháp lý thì cơ quan thanh tra giám sát có thể mở cuộc điều tra. Nếu sai phạm về kỹ thuật, tức là không cố tình nhưng có lầm lẫn thì cơ quan giám sát phải có biện pháp dân sự, thuộc về tội hộ. Tức là có thể bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vì sự bất cẩn của mình. Nếu là sai phạm về pháp lý, tức là cố tình gian lận để trục lợi bất chính, thì cơ quan thanh tra phải yêu cầu nhà chức trách can thiệp và lập hồ sư truy tố kẻ bất lương, chứ không phải bất cẩn, về tội hình. Nghĩa là không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà còn bị trừng phạt về tài chính và thủ phạm có thể bị án tù.
    Việt Nam là một quốc gia bất thường vì luật lệ thiếu phân minh nên rất khó xác định nguyên do của sai phạm là thuộc về dân sự hay hình sự. Ví dụ có thể thấy ngay là trong lĩnh vực ngân hàng hay mớ bòng bong khó gỡ của những nghiệp vụ đầu tư chòng chéo trong một chế độ kiểm soát lỏng lẻo, rất rộng mà cũng rất nông.
    Nhưng bất thường hơn vậy, Việt Nam là nơi mà việc kinh doanh đòi hỏi những quan hệ thật ra là bất chính với giới chức có quyền. Người ta khó thành công, và trở thành "đại gia" như bà con trong nước thường nói, nếu không có quan hệ và trở thành vây cánh của những người quyền thế nhất ở trên cùng. Đó là trường hợp của đương sự, người vừa mới bị bắt.

    Cách xử lý của chính quyền

    Vũ Hoàng: Theo những tin tức được cơ quan Cảnh sát Điều tra loan tải, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội kinh doanh trái phép và liên quan tới vi phạm tại ba doanh nghiệp do ông ta làm chủ tịch, gồm có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B&B, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chỉ nội một cáo trạng như vậy cũng đã cho thấy sự bất thường. Ít khi nào có chuyện bắt giam một người về tội kinh doanh trái phép. Biện pháp quyết liệt này cho thấy là có cái gì đó nghiêm trọng hơn nhiều. Chuyện thứ hai là cách xử lý của nhà cầm quyền trong vụ bắt giam. Nó vẫn nhuốm mùi hành xử của "xã hội đen" trong một xã hội chưa có ý thức về luật pháp và một hệ thống cai trị không có trách nhiệm với quốc dân. Tôi xin được giải thích.
    Đáng lẽ, ngay sau khi tống giam đương sự, hãy cứ coi như một nghi can bị trọng án, giới hữu trách phải lập tức và công khai tổ chức một cuộc họp báo. Ngồi ở giữa là viên sĩ quan công an, hai bên là hai giới chức dân sự thuộc cơ quan thanh tra hay giám sát. Một trong hai người phải là viên chức có thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu là để trình bày dù ngắn gọn những kết quả của cuộc điều tra và thủ tục truy tố về những tội danh được minh định bởi viên chức thanh tra. Nhưng quan trọng nhất là để công chúng biết được rằng những sai phạm của đương sự, dù là một doanh gia về ngân hàng, không thuộc lĩnh vực ngân hàng. Lý do là để thị trường khỏi hốt hoảng và dân chúng mất tiền oan khi suy đoán rằng một đại gia ngân hàng đã rút ruột ngân hàng và tìm cách tẩu tán tài sản nên mới bị bắt.
    Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen. Đó là nơi mà sản phẩm được phổ biến chính là lời đồn. Khi dân tin vào lời đồn hơn là thông báo chính thức – nhiều khi mâu thuẫn - thì niềm tin vào nhà nước không có và người đồn đãi không có tội, nhưng rốt cuộc thì đa số thiếu thông tin mới là nạn nhân.

    Vũ Hoàng: Ông cho rằng trong vụ án hình sự này, những lời đồn đãi hay bàn tán của người dân cũng có tầm quan trọng?
    Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen.
    Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiển nhiên là có và đấy mới là vấn đề!
    Trước hết, người ta có thể suy đoán không sai, rằng đương sự là người có quan hệ vững chắc và rộng rãi với nhiều quan chức nên mới thành công rất nhanh như vậy, để trở thành một trong những người giàu nhất nước. Thứ hai, đương sự là người rất kín đáo trong các nghiệp vụ đầu tư của mình, hoặc của ai đó mà anh ta đứng tên. Thứ ba, đương sự có lối chơi nổi của kẻ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài với xe hơi trị giá bạc triệu, nghĩa là chẳng sợ gây ra phản ứng đố kỵ ghen ghét. Thứ tư, đương sự còn bước vào một lĩnh vực được quảng đại quần chúng quan tâm là bóng đá và không ngại ngần gây hấn với tổ chức khác trong lĩnh vực này.
    Ngần ấy sự việc khiến cho mọi người đều có thể kết luận rằng đương sự có gốc lớn, được nhiều thế lực bảo trợ ở đằng sau. Đấy là lúc người ta kết hợp với các tin đồn, rằng những thế lực đó là sĩ quan công an cao cấp, có người là thứ trưởng, và trên cùng là ông Thủ tướng vốn dĩ được đánh giá là có mức liêm chính dưới trung bình sau hàng loạt những vụ sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước do Trung ương quản lý. Khi tổng hợp lại thì câu hỏi chính vẫn là động lực. Và câu trả lời là việc đương sự khỏi cần ấn tín gì, như chủ tịch một tập đoàn kinh doanh, mà vẫn thâu tóm khoảng 12 cơ sở kinh tế trong nhiều lĩnh vực, phân nửa là các ngân hàng. Nghĩa là làm sao?
    Người vừa mới bị bắt chỉ là một nhà đầu tư đại diện cho nhiều nhà đầu tư giấu mặt ở bên trên. Với chế độ hiện hành, mỗi thế lực chính trị lại tỏa xuống dưới thành hệ thống kinh doanh có khả năng vi phạm luật lệ mà không bị trách nhiệm vì đã có trong túi những người có trách nhiệm thực thi luật pháp. Mọi sự chỉ vỡ lở khi các thế lực chính trị ở trên xung đột với nhau nên tay chân ở dưới mới bị sa lưới nếu không kịp thông báo để bỏ chạy, như trường hợp đã xảy ra. Rốt cuộc thì vụ việc được trình bày như một nỗ lực giải trừ tham nhũng để kiện toàn nhân sự, là khẩu hiệu đang được đảng tung ra sau màn phê bình và tự phê bình vừa qua.

    Hiện tượng tất yếu

    Vũ Hoàng: Thưa ông, rồi đây sự thể sẽ ra sao?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta rất khó biết được sự thể trong khung cảnh không chỉ là mờ ảo của một xứ lạc hậu mà còn mờ ám và đầy bạo lực vì là sự lạc hậu phát sinh từ nạn độc tài.
    Sau một sâu chuỗi những tai tiếng và phải nói là phạm pháp nghiêm trọng từ các tập đoàn kinh tế nhà nước ra tới khu vực tôi gọi là "tư doanh nhập nhằng" vì những thế lực chính trị và trung tâm lợi ích kinh tế ở đằng sau, thì vụ "Bầu Kiên" như người ta gọi chỉ là một nối tiếp tất yếu. Hiện tượng tham ô và khuất tất trên doanh trường còn lan vào chính trường khi một đại gia kinh doanh và đảng viên làm nữ dân biểu lại bị truất bãi trong một hoàn cảnh khó hiểu. Những vụ nổ liên tiếp này chỉ là mấy cầu chì bị cháy ở dưới đển dòng điện khỏi lan lên trên và báo hiệu nhiều biện pháp trả đũa khác của thế lực đang bị tấn công. Chúng ta có thể coi đây là những tranh chấp của các tổ chức tội ác trong xã hội đen, không hơn không kém.
    Vũ Hoàng: Ông có một kết luận khá bi quan về sự thể này, vì sao như vậy?
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến một đảng Mafia có cái vẻ đa nguyên của nhiều phe nhóm toàn là đại gia.
    Dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay.
    Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
    Khốn nỗi, và đây mới là vấn đề gây ra sự ngán ngẩm cho mọi người, khốn nỗi người ta thanh lý môn hộ hoặc thanh toán nhau như vậy mà dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay. Việc một kẻ gian có thể sa lưới và lãnh án tù chỉ là một niềm an ủi nhỏ, trong khi bất ổn kinh tế và khủng hoảng chính trị mới là vấn đề lớn lao gấp bội cho mọi người.
    Khi lại nhìn trên toàn cảnh, ở bên cạnh xứ Trung Quốc cũng đang có những bài toán nan giải bên trong vì tiến trình chuyển quyền đầy sóng gió của họ, người ta thấy rằng Việt Nam lại lỡ một cơ hội cải cách hầu có thể xây dựng một nền móng vững bền hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của đất nước. Con thuyền đang lao vào giông bão mà thuyền trưởng, tài công và thủy thủ đoàn đánh nhau để giành lấy phao cứu hộ thì hành khách khó tìm ra lối thoát.
    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...012103741.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #22
    “Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều xáo trộn mạnh mẽ như thế. Những xáo trộn này làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng và đe dọa sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị.”
    Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
    ------------------------------
    Chính Trường VN trở nên sôi động vào lúc kinh tế dao động
    Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam: Political Battles Heat Up As Economy Falters
    Agence France-Presse (26-08-2012)
    Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

    Ông Nguyễn Đức Kiên
    Theo nhận định của các chuyên gia, việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng của Việt Nam phản ảnh sự tranh dành quyền hành giữa những nhà cai trị Cộng Sản về vấn đề làm sao giải quyết những khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng.
    Triệu phú phô trương Nguyễn Đức Kiên, một người có cổ phần trong một vài định chế tài chánh lớn nhất ở Việt Nam và một sáng lập viên của Asia Commercial Bank (ACB) đã bị tống giam vào ngày thứ Hai. Cựu tổng giám đốc của ACB cũng bị bắt ba ngày sau.
    Những việc bắt giữ vì tội ác kinh tế không nói rõ ràng đã làm cho công chúng hoảng sợ, rút hàng trăm triệu Mỹ kim ra khỏi ACB và thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt giá $5 tỉ Mỹ kim. Nhưng theo một bài tường thuật của nhóm nghiên cứu tình báo Stratfor, mối lo ngại lớn hơn là tiềm năng bất ổn chính trị… Việc bắt giam ông Kiên báo hiệu sự bất hòa giữa những chính trị gia cao cấp và những phe cánh.”
    Ông Kiên, một người đam mê túc cầu, một nhà tài chánh, 48 tuổi, rất dễ nhận biết với mớ tóc bù xù bạc trắng, được nhiều người biết là có những liên hệ mật thiết với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và người con gái của ông ta, một chuyên gia về ngân hàng, tốt nghiệp tại Thụy Sĩ.
    Kể từ thập niên 1990, khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển từ đảng cộng sản qua nhà nước – và qua Ông Dũng kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ này vào 2006, ông được nói là vị thủ tướng mạnh nhất từ trước đến giờ.
    Ông Dũng, người được chọn làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai 5 năm vào 2011, đã dùng quyền lực này để thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế có mức phát triển cao và chủ trương việc phát triển theo kiểu Chaebol của Nam Hàn, dựa vào những công ty quốc doanh lớn.
    Lúc đầu, Việt Nam đạt được mức phát triển hàng năm trên 7 % và nhanh chóng trở thành một quốc gia được các nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng kể cả định chế ngân hàng quốc tế lớn Standard Chartered, sở hữu 15% cổ phần của ACB.
    Nhưng với mức tăng trưởng hiện nay tính trên căn bản hàng năm 4.4% trong nửa năm đầu của 2012, đầu tư ngoại quốc giảm 30% trong cùng một thời gian và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng yếu ớt ở mức báo động theo ngân hàng trung ương, sự chỉ trích lớn tiếng chống lại ông Dũng ngày càng gia tăng.
    Một cựu đại biểu quốc hội nói với AFP rằng “Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều xáo trộn mạnh mẽ như thế. Những xáo trộn này làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng và đe dọa sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị.”
    Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
    Trong một bài góp ý trên báo vào thứ Năm vừa qua, Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang – một trong những đối thủ chính của ông Dũng – nói rằng “Việt Nam hiện nay phải chịu một sức ép đáng kể vì sự đổ vỡ của những doanh nghiệp nhà nước.”
    Ông Sang chỉ trích “Sự thoái hóa của tư tưởng chính trị và đạo đức, và nếp sống” của các viên chức – một đòn đánh mạnh vào những ông trùm như ông Kiên một người có chiếc xe Rolls Royce. Ông kêu gọi thực hiện cải tổ kinh tế và phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng mới.
    GS Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam, nói rằng một đợt tranh chấp mới giữa các phe phái đã bắt đầu và “trận địa chính là cải tổ kinh tế bao gồm khu vực quốc doanh và ngân hàng và tiêu diệt những vụ tham nhũng lớn ăn sâu vào trong các guồng máy.”
    Ông Thayer nói tiếp “Ông Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bây giờ lại nhắc lại điệp khúc cũ nhưng đúng sự thật là tham nhũng là một trong những đe dọa chính đối với sự chính thống của hệ thống độc đảng ở Việt Nam.
    Quần chúng bất mãn về tham nhũng trong chính quyền đã sôi sục thành những cuộc biểu tình dữ dội nhiều lần trong năm nay. Trường hợp một nông dân sử dụng chất nổ tự chế tạo để chống lại sự cưỡng chế đất đai bởi những viên chức địa phương tham nhũng đã xuất hiện đầy trên trang nhất của các tờ báo vào tháng 1 vừa qua.
    Ông Thayer trình bầy rõ mức quan trọng của một quyết định vào đầu tháng này. Theo đó quyền kiểm soát ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng được chuyển từ thủ tướng trở về lại đảng.
    Ông Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực vì những vụ tham nhũng tại những công ty quốc doanh ông đã khuyến khích. Vào năm 2010 ông đã bị bắt buộc phải nhận trách nhiệm cá nhân trong trường hợp đại công ty đóng tầu Vinashin gần sụp đổ.
    Các quan sát viên tiên đoán rằng người ta không trông đợi những biện pháp chống lại ô. Kiên sẽ buộc ông Dũng phải rời bỏ chức vụ thủ tướng, nhưng một số những vây cánh của ông Dũng sẽ trở thành mục tiêu.
    Ông Kiên “có thể là một người nổi bật nhất và giầu nhất” cho đến nay, nhưng ông đã không phải là người đầu tiên cũng sẽ không phải là người sau cùng. Đây là nhận xét của ô. Thayer, một giáo sư về hưu tại University of New South Wales, Úc châu.
    Chính ông Dũng đã ca ngợi những cố gắng của công an về việc điều tra tham nhũng trong việc cải tổ ngân hàng và đã kêu gọi trừng trị những thủ phạm, “bất cứ họ là ai.” Những chuyên viên cho rằng ông Dũng hành động như vậy để tự bảo vệ chính ông.

    http://www.danchimviet.info/archives/64225
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  3. #23
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
    Nghĩa là củng cố đảng theo kiểu ông Nguyễn Phú Trọng hả anh Hiệp? Tiếp tục nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hở ?

  4. #24
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nghĩa là củng cố đảng theo kiểu ông Nguyễn Phú Trọng hả anh Hiệp? Tiếp tục nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hở ?
    anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
    Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

    Đàng nào thì dân ta cũng chết.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #25
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,990
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
    Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

    Đàng nào thì dân ta cũng chết.



    Xuất hiện trong đêm ra mắt quỹ “Hiểu Về Trái Tim” nhằm tìm kiếm nhà tài trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo vào cuối tuần qua 24.8, Nguyễn Thanh Phượng đã phần nào xua tan tin đồn đang trốn ở Mỹ khá lùm xùm trong thời gian gần đây. Ngay vào thời điểm nhạy cảm này, có mặt ở nơi đông đúc báo chí; không phải là chuyện vô tình! Tuy nhiên, trong một sự kiện có quá nhiều nghệ sĩ, các phóng viên báo mạng thì chỉ lo chăm chú zoom vzô mấy em chân dài ngực khủng; đã bỏ qua mất một celeb. khủng của khủng này. Khổ thân!

    Một celeb. nằm trong top 10 những người giàu nhất nước, cũng xuất hiện bên cạnh công chúa - Nguyễn Tuyết Mai, chủ tịch công ty du lịch Vidotour, phu nhân Trương Gia Bình...

  6. #26
    Hiện nay phe Tư Sang và Ba Dũng đang cố đổ tội cho nhau, phe kia mới là thân Tầu còn phe mình dân tộc.
    Ai đúng ai sai?

    ******

    Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực
    Nhóm lợi ích chống ông Ba Dũng gồm có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước liên kết với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được sự tiếp sức của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có tin Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ cũng đứng về phía nhóm này...
    Tình hình chính trị ở Việt Nam bỗng nhiên sôi động. Một nhân vật kinh tế - tài chính rất có thế lực, đang vùng vẫy bỗng bị sa lưới. Ông Nguyễn Đức Kiên, ông «Bầu Kiên», ông «Kiên Bạc» - do đầu tóc bạc trắng của ông - hay «bố già Kiên» bị cảnh sát bắt vì phạm tội kinh tế trong quản lý các ngân hàng tư dưới quyền ông.
    Cả xã hội giật mình lo lắng đến hốt hoảng vì giá cả hàng hóa sẽ lên cao, lạm phát sẽ nặng hơn, đồng tiền mất giá thêm, chứng khoán rơi tự do - chỉ 2 ngày VN index từ 450 rơi xuống 393 - người gửi tiền xếp hàng rồng rắn trước các ngân hàng để rút riền.
    Ý nghĩa chính trị của sự kiện này ra sao? Các chiến sỹ dân chủ trong và ngoài nước có nhận định ra sao về diễn biến này? Việc bắt giữ ông Bầu Kiên nói lên điều gì? Các sự kiện tiếp theo có thể là gì? Thái độ của các lực lượng dân chủ lành mạnh và tiến bộ nên ra sao giữa tình thế này?
    Những gì được hé ra qua các sự kiện sôi động trên đây cho phép những người quan sát chặt chẽ tình hình có thể có vài nhận định sơ bộ như sau.
    Hiện nay cơ quan lãnh đạo của đảng CS gồm có Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Ban Chấp hành Trung ương đang trải qua một «cuộc phê bình và tự phê bình rộng lớn chưa từng có», từ mỗi tập thể đến mỗi cá nhân, khơi dậy 25 vấn đề to lớn của hiện tại và quá khứ, sẽ dẫn đến kết luận rõ ràng minh bạch để trình bày trước cuộc họp Trung ương 6 sắp đến.
    Cuộc họp này sẽ có thể xét đến một số hình thức kỷ luật đối với một số cán bộ lãnh đạo, kể cả các vị trí lãnh đạo cao nhất trong đó có tứ trụ triều đình là tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội, nếu cần thiết.
    Cái nền cho mọi sự kiện diễn ra sắp tới là cuộc phê bình và tự phê bình rộng lớn này. Môi trường chính trị của mọi diễn biến là cuộc đấu tranh gay gắt của các phe nhóm chính trị - kinh tế - tài chính đang cạnh tranh nhau, tranh giành nhau các quyền lực chính trị- quân sự- kinh tế - tài chính – an ninh, chia chác nhau các món «lợi ích khủng» mà thời kỳ phát triển và mở cửa mang lại. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các nhóm tài phiệt Việt Nam thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa tư bản rừng rú đội lốt xã hội chủ nghĩa đang diễn ra.
    Nhóm tài phiệt rất mạnh một thời đang có nguy cơ sụp đổ là nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng liên kết với nguyên bộ trưởng tài chính, nguyên phó thủ tướng thường trực, hiện là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, với nguyên bộ trưởng tài chính hiện là Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với Tổng thanh tra Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy, có bộ hạ tin cẩn là Đại tá Công an Lương Ngọc Anh từng đưa về cho nhóm lợi ích này 20 triệu đô la hối lộ từ cơ quan in tiền Securency của nước Úc… Chính ông Bố Già Kiên đã từng khoe là đã tiến cử ông Nguyễn Văn Bình làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho 2 vị trong Bộ Chính trị (chắc có ý nói 2 ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng ).
    Tội của ông Dũng và nhóm lợi ích của ông kể ra không xiết. Từ vụ Vinashin đến vụ Vinalines, quản lý lỏng lẻo ngành điện, phá sản hàng loạt tập đoàn quốc doanh, lỗ to ở khu công nghiệp dầu Dung Quất. Ông Dũng được mệnh danh là «thủ tướng phá của», và chính ông là người phải chịu trách nhiệm cho các vụ tham ô lãng phí đến hơn 20 ngàn tỷ đồng. Hồ sơ tội phạm của ông là một bản cáo trạng dài rất khó mà bào chữa nổi.
    Nhóm lợi ích chống ông Ba Dũng gồm có ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước liên kết với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được sự tiếp sức của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có tin Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ cũng đứng về phía nhóm này.
    Đã 2 tháng này, nhóm này dựng lên một mạng Web mới mang tên Quan Làm Báo, kể tội rất rành rọt của nhóm Ba Dũng, gọi xách mé thủ tướng là «y tá», do y tá vốn là chức vụ của ông Dũng khi còn ở trong bộ đội địa phương Rạch Giá khi còn trẻ. Mạng Quan Làm Báo nêu bật cái tội của «y tá» Dũng là đã liên kết nhóm lợi ích trong nước với nhóm lợi ích tài phiệt nước ngoài - ngụ ý chỉ con rể của Ba Dũng là Henry Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures. Ba Dũng đã vội vã cho con gái là Nguyễn Thanh Phượng rút lui khỏi các chức vụ kinh doanh để tránh hậu họa của lời tố cáo trên đây.
    Thương gia thường được giới hâm mộ thể thao gọi là “bầu Kiên” còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Bóng đá Chuyên nghiệp và Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Ta hãy chú ý việc bắt ông Kiên đã được chính Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chỉ đạo theo chỉ thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và mấy tuần nay ông Trọng thường ngồi ở Văn phòng Đảng ủy Quân sự Trung ương trong Bộ Quốc phòng cẩn mật – vì người giữ chức tổng bí thư Đảng luôn luôn kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương - rất ít khi ghé qua Văn phòng Trung ương Đảng.
    Trong buổi lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ông Trương Tấn Sang đã cao giọng nhận định cuộc đấu tranh trước mắt là «quyết liệt », nhiều vướng víu phải vượt qua, có thể có đổ vỡ vì cuộc chỉnh đốn gặp nhiều trở lực và phải tiến hành đến cùng, không chỉ nhất thời. Cuộc đấu đá xem ra chỉ mới khởi đầu.
    Hiện có một số tình hình còn lờ mờ, chưa rõ ràng, cần theo dõi kỹ. Có vẻ như cả 2 phe nhóm đều theo một đường lối y như nhau , nghĩa là nhân nhượng vô nguyên tắc đối với bọn bành trướng Bắc Kinh. Và cũng chưa rõ khi xung đột, Bắc Kinh sẽ đứng về phía phe nhóm nào.
    Do đó hiện vẫn còn là ẩn số, thái độ của Tổng cục 2 cũng như của Nguyễn Chí Vịnh được coi là thân Bắc Kinh, thân Cục tình báo Hoa Nam, sẽ có thể ngả theo nhóm nào.
    Anh chị em trí thức có lập trường dân tộc chống ngoại xâm và các chiến sỹ dân chủ trong ngoài nước chưa thấy nhóm nào trong 2 nhóm trên đây tỏ rõ lập trường tiến bộ bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đi với nhân dân chống bành trướng, cũng như theo đường lối dân chủ hóa thật sự đất nước như toàn dân ta đòi hỏi.
    Tuy nhiên, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các nhóm lợi ích hiện nay là thời cơ rất để nêu bật đòi hỏi chính đáng cấp bách của toàn dân là nêu cao trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và thực hiện dân chủ hóa mọi mặt cuộc sống, điều mà các nhóm lợi ích hiện nay rất thiển cận giáo điều - do mù quáng ôm chặt chủ nghĩa Mác-Lê và chế độ độc đảng đã phá sản - vẫn cố tình đặt ra ngoài mục tiêu chính trị của họ.
    Bùi Tín

    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1496567.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #27
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    anh Triển đã có câu trả lời rồi đó! lại còn thần phục Tầu nữa.
    Ba Dũng thì muốn lên làm tổng thống độc tài, theo chủ nghĩa tư bản hoang sơ.

    Đàng nào thì dân ta cũng chết.
    Đọc câu cuối của anh, tôi nghĩ hay là thôi hô hào người Việt giàu tụ họp lại, bỏ tiền ra mua cái đảo nào đó chạy vào sống được không? Chứ đàng nào cũng chết, sao bà con không tìm đường sống? Người nào nhiều tiền nhất bầu làm ông hoàng luôn.

    (thôi rồi, viết xong ý tưởng này chắc bị anh em chạy vào "rầy". hihihi thôi dong đi làm kiếm cơm cái, chiều về tính sau)

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đọc câu cuối của anh, tôi nghĩ hay là thôi hô hào người Việt giàu tụ họp lại, bỏ tiền ra mua cái đảo nào đó chạy vào sống được không? Chứ đàng nào cũng chết, sao bà con không tìm đường sống? Người nào nhiều tiền nhất bầu làm ông hoàng luôn.

    (thôi rồi, viết xong ý tưởng này chắc bị anh em chạy vào "rầy". hihihi thôi dong đi làm kiếm cơm cái, chiều về tính sau)
    ....cũng là một ý hay....vừa có đường sống rồi nếu có người nào muốn lên đảo thì cứ việc chi mỗi người khoảng 1 triệu Đô ...viết đến đây thì nói nhỏ với anh Triển cho tui mượn tiền trước rồi tui sẽ kéo cày trả nợ sau lãi anh cứ tính " xanh xít - đít đui " ( tiếng Tây à nha !)

  9. #29
    Anh Triển, bác Hoài Vọng ...., theo ý kiến này thì một thời gian sẽ có bài "Hận Đồ Bàn 2" ra lò ah ....hihi.

    ( thui Nắng cũng chạy đi cày )
    Nhân gian nơi ấy thực hư ...
    Dẫu mong manh lắm, dường như ....có lần ....


    <font color=#696969><font size=2><span style=font-family: palatino linotype>
</span>
<i><img src=http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic401_2.gif border=0 alt= /></i></font></font><font color=#3e3e3e>

<i>



  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Trời, bộ anh HV tưởng đảo kim cương ở Sài Gòn sao mà một triệu đô. Giá đó chỉ có Tuấn Ngọc mới trả rồi chui vào ở thôi. ) Không có đâu, chỉ có người thật giàu mua rồi làm ông hoàng bà hoàng cho các dân ít hiện kim như anh em mình vào ở ké á.


    Còn ý của Nắng là 3D xách quân lấn chiếm "đảo mình" hở, sao có vụ hận đàn bồ. Không có đâu lúc đó mình cũng có tướng một mắt như Do Thái chỉ huy bà con mình lại trước nhà 3D giàn hàng ngang mình tè té te cho nhà giả lụt chơi.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:46 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh