Register
Results 1 to 2 of 2

Threaded View

  1. #1

    Quán cơm âm phủ

    Huế có những món ăn ngon được bán dưới nhiều kiểu khác nhau, thượng vàng, hạ cám, người nhiều tiền, kẻ ít tiền.
    Như bán dạo có bán gánh, bán nách, bán bằng xe đẩy. Chúng ta có thể kể một số món ăn như chè, đậu hủ, bún, cháo, bánh, phở, ...
    Lại có kiểu bán bằng cách dọn đến một địa điểm nào đó bán trong một buổi hay một vài giờ rồi thu dọn chiến trường như bán bún, bán bánh canh, bán cà phê, bán chè, ... Loại hình nầy hiện nay rất phổ biến nhất là bán cà phê, giải khát bằng ghế đẩu (ghế nhựa), bán kiểu này rất tiện lợi, khi bị công an ví chạy, người bán dễ dọn và nếu có bị tịch thu chiến lợi phẩm thì chỉ là mấy cái ghế nhựa, không đáng kể!

    Mặc dù vậy, loại hình quán ăn, tiệm ăn, vẫn được thực khách ưa chuộng.
    Và nhắc các quán ăn, các cửa tiệm thì có một số tên đã trở thành thương hiệu mà người Huế lảo làng, xa xứ không thể nào quên được. Hiện nay một số tên đã bị xóa sổ, chỉ còn là kí ức, kỉ niệm. Có thể kể một vài cửa tiệm như sau:
    1. Cháo lòng Đồng Ý ở đường Phan Bội Châu (nay là Phan Đăng Lưu), ngã giữa.
    2, Phở Châu Anh ở đường Phan Bội Châu chặng gần cửa Đông Ba, bên hông công viên.

    3. Bún bò Mụ Rớt ở đường Chi Lăng, Gia Hội gần ngã ba Nguyễn Du - Chi Lăng.
    4. Bánh bèo ít, nậm, bột lọc Mụ Đỏ ở ngã ba Chi Lăng- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    5. Bánh bèo Ngự Bình.

    6. Bánh khoái Lạc Thành ở sát Thượng Tứ đối diện nhà BS Lê Khắc Quyến ngày ấy.
    7. Bánh khoái cầu Đông Ba.
    8. Chè Ông Thân cầu Đông Ba, ...

    Tuy nhiên có một quán ăn với cái tên nghe rất lạ mà ai ở Huế đều biết, đó là quán cơm Âm Phủ.


    Ăn ở quán Âm Phủ, ngủ ở Khách sạn Thiên Đường

    Sự ra đời của quán và lý do quán có tên “Âm Phủ”
    Theo học giả quá cố Nguyễn Hữu Thứ viết năm 2001 trên tập san Nghiên cứu Huế số 3 thì tuổi thọ của quán cơm Âm Phủ đã 83 (tính bây giờ là 94). Tác giả đến phỏng vấn Ông Tống Phước Thôi, người kế thừa quán từ năm 1954, ông này cho biết, đã 47 năm rồi, quán Âm Phủ vẫn ở chỗ cũ, ở vùng mà trước đây dân Huế vẫn gọi là “Đất mới”. Không rõ vì sao có từ này, vì vùng này chỉ cách cầu Trường Tiền độ 1km theo đường chim bay, cách mút Đập Đá, bên cạnh KS Hương Giang, một khoảng tương đương. Có người giải thích, dân Huế đi về phía Bắc bằng lối An Hòa, về phía Nam bằng lối An Cựu, về phía Tây bằng phía Cầu Lòn, Phường Đúc... không có gì cần để đi về phía Đông là chỗ có sân vận động Tự Do. Đất đó, gần mà xa, quen mà lạ.”
    Chúng ta lưu ý, chỗ xây sân vận động là vùng ruộng thấp, hay bị lụt lội. Bên cạnh đó, ở phía sau, có nhiều nhà chứa gái mãi dâm. Ông Tống Phước Thôi cho biết đôi chi tiết đặc biệt. Có bốn, năm chủ chứa quan trọng, gái nhiều. Lúc bấy giờ chưa có phong trào “bia ôm”, “cà phê ôm” như bây giờ, nên ít có những vụ lôn xộn, ít gây tai tiếng. Mấy cô làm nghề mãi dâm bề ngoài lại hiền từ, kín đáo nên mấy bà phu nhân ít ai biết đến, ...
    Ông Tống Phước Kỷ mở tiệm ăn ban đêm năm 1918, không đặt tên gì hết!
    Có ai dại gì làm thương mãi mà lấy tên “Âm Phủ” nghe rùng rợn thế! Song vì không có tên mà quán lại nổi tiếng vì thức ăn ngon, lại rẻ và điều này mới quan trọng: Quán lại hoạt động về ban đêm, cảnh trí âm u, rùng rợn nên khách hàng đặt tên là quán Âm Phủ!

    Quán Âm Phủ có những món ăn gì?

    - Nem, chả, tré
    - Thịt nướng
    - Cơm, ...



    Cơm Âm Phủ được nấu với gạo made de AnCuu nổi tiếng “thơm ba làng”. Sau này đồng An cựu không trồng loại giống lúa này nữa, quán Âm Phủ dùng gạo “Tám thơm”?
    Về thức ăn, quán chọn những món đặc sản mà khách ưa thích. Nếu ăn cơm thường thì là món kho và món canh như cá bống thệ kho khô, cá rô kho tộ, món thịt phay ăn với dưa cải và nước mắm Nam Ô. như câu:
    “Nói chi cho lắm cũng thịt phay dưa cải
    Nói chi cho phải cũng dưa cải thịt phay".
    Ngoài ra món thịt phay có khi cũng được quán cho ăn kèm với trái vả và mắm tôm.
    Với địa hình sông nước Huế, nguồn tôm cá đã được quán Âm Phủ chế biến các món ăn ngon dần trở nên nổi tiếng, thu hút thực khách cả trong địa bàn thành phố lẫn khách các tỉnh đổ về.
    Cơm đĩa là đặc trưng của quán Âm Phủ. Đến quán Âm Phủ mà không ăn cơm đĩa thì xem như bạn đã bị bỏ quên. Cơm đĩa Âm Phủ là một loại cơm thập cẩm trong đó được trộn nhiều món như nem, chả, thịt nướng, tôm chấy, thịt heo quay và các món rau trái như dưa gan hay dưa chuột bóp, đu đủ tĩa nhỏ, cà rốt, ... Nước mắm được pha chế có vị chua ngọt. Thực khách trộn và có thể ăn trực tiếp trên đĩa hay lấy ra từng chén.

    Ký ức trẻ thơ của tôi về quán cơm Âm Phủ là trước năm 1975, từng đoàn xe quân sự cũng như dân sự, nối đuôi nhau trước quán ở sân vận động Tự Do. Thời đó được đến ăn ở quán Âm Phủ là ước mơ của nhiều người.


    Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một người xa Huế.
    Last edited by Tuấn Nguyễn; 09-08-2012 at 07:05 AM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:39 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh