Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 24

Thread: Tụng kinh

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Tụng kinh



    PHẬT TỬ CẦN CÓ TINH THẦN
    TỤNG KINH NHƯ THẾ NÀO?


    (Đã đăng tạp chí Từ Quang, năm thứ XII, số 130 – 131 tháng 11 và 12 năm 1962 – PL. 2506, phát hành tại Sài Gòn - Việt Nam)


    Nguyên tác: Dr. G. P. Malalasekera
    Chuyển ngữ: H. T. Thích Trí Chơn


    Nhiều người thường hỏi tôi: “Phật tử có tụng kinh không? Phật tử đến chùa với mục đích gì? Phật tử tụng kinh với tinh thần thế nào?”

    Thật ra, danh từ tụng kinh bao hàm nhiều nghĩa. Đối với các tôn giáo Thần quyền cũng như những tôn giáo chủ trương vũ trụ vạn hữu là do đấng Toàn Năng Toàn Trí sáng tạo và ngài có quyền thưởng phạt tất cả mọi người, thì tụng kinh không gì khác hơn là để xin vị thần linh hoặc đấng tối cao đó tha tội, và hằng ngày phù hộ cho mình đặng phát lộc phát tài, tiến chức thăng quan, tai qua nạn khỏi.

    Trước hết, có thể nói rằng, vì Phật tử không tin vào một đấng thần linh nào, nên họ không có quan niệm tụng kinh như thế. Trái lại, bằng vào thuyết nghiệp báo Phật dạy, Phật tử tin rằng mọi hạnh phúc đau khổ, giàu sang hay nghèo hèn đều là những kết quả tạo nên do hành động, lời nói và ý nghĩ của cá nhân mình. Nghiệp báo không phải là một định luật có chủ nhân tạo tác sắp đặt, nên tự nó không thể tỏ lòng thương hại hoặc tha tội cho bất cứ người nào đã phạm lỗi. Mọi điều xấu chỉ có thể cứu chuộc bằng những việc làm tốt đẹp, cũng như nhờ gieo rắc các hành động lành, chúng ta sẽ dứt sạch được kết quả của nghiệp ác.

    Theo Phật giáo, tội lỗi không phải là sự vi phạm hoặc bất tuân những điều luật khắc khe độc đoán do vị thần linh đặt ra buộc thiên hạ phải phục tùng, mà chỉ là sự thể hiện trọn vẹn những điều sai lầm gây nên bởi thân, miệng, ý của con người. Cho nên Phật giáo không bao giờ chấp nhận lối tụng kinh theo ý niệm thông thường như đã nêu trên của phần đông nhân thế. Chính con người phải chịu trách nhiệm lấy mọi điều thiện, ác, hạnh phúc hay đau khổ của mình, chứ không thể trút cho ai và mong ai cứu rỗi được.

    Vậy Phật tử đến chùa với mục đích gì? Dưới đây, chúng ta thử tìm hiểu qua hành động của các Phật tử thuần thành, để nhận chân giá trị việc đi chùa của họ. Chả cần phải lựa ngày đặc biệt mà Phật tử có thể đến chùa bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên, phần đông họ chọn ngày Mồng Một hoặc Rằm, vì những ngày này, mọi người khác cũng đều ưa đi chùa, và tâm lý ai cũng thích đi đông cho có bạn. Đi chùa họ thường mặc y phục màu trắng vì nó là màu tượng trưng cho sự trong sạch, khiêm nhường và chân thật. Họ mang theo những hoa thơm màu sắc rực rỡ. Đôi lúc họ cũng đem cúng cho chùa hương trầm và dầu thắp.

    Đến chùa Phật tử rửa chân tay sạch sẽ, vì họ quan niệm rằng sự thanh tịnh ở thân tâm sẽ có ảnh hưởng tốt đến các hành động bên ngoài. Trong chùa có nhiều nơi để tín đồ dâng lễ. Nơi chính gọi là Vihara. Nó có nghĩa là chỗ ở. Nguyên gốc chữ Vihara xưa kia dùng để chỉ nơi đức Phật thường trú (Tinh Xá). Sau này Vihara được xem là chỗ chư Tăng chung sống. Vậy nó có nghĩa như chùa hay tu viện (monastery). Nhưng hiện nay ở Tích Lan (Ceylon), nơi các nhà Sư ở gọi là “pansala”, mặc dầu gốc chữ này gọi là túp lều của người tu khổ hạnh hoặc cái chòi của kẻ ẩn sĩ. Còn danh từ cổ “Vihara” lại được hiểu theo nghĩa là nơi thờ các tượng Phật.

    Điều đáng chú ý với Phật tử, tượng Phật không phải là một pháp khí để họ cúng lạy, mà nó xuất hiện như một hình ảnh tượng trưng giúp người Phật tử tưởng nhớ đến đức Phật. Sự có hay thiếu tượng Phật không phải là điều quan trọng. Sở dĩ Phật tử thấy cần chiêm ngưỡng một pho tượng, một bức ảnh, hay một hình thức nào khác tượng trưng cho đức Phật là cốt để giúp họ dễ dàng tập trung tư tưởng trong giờ phút tụng kinh hành lễ mà thôi. Cho nên người Phật tử chân chính không phải chỉ đảnh lễ những pho tượng bằng đất, gỗ hoặc đá, mà trước bất cứ một pháp khí nào biểu lộ đầy đủ sắc tướng của đức Phật thì họ đều kính lạy. Ngoại trừ những kẻ mê lầm mới cố chấp vào sự sùng bái các hình tượng, và đó là điều trái hẳn với tinh thần Phật giáo.

    Như đã nói trên, Vihara là Tinh Xá, nên với Phật tử, danh từ này xưa cũng như nay, họ đều hiểu theo nghĩa là nơi đức Phật đang sống. Vì Phật tử Tích Lan có quan niệm thích bái lễ những người sống đối diện trước họ hơn là với những vị đã quá vãng. Nói thế không có nghĩa là Phật tử ở đây tin rằng tuy đức Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng hiện giờ Ngài vẫn còn sống ở một nơi thiêng liêng nào đó. Mà đúng hơn, vì muốn dễ cảm thông cùng đức Phật, nên trong khi tụng kinh hành lễ, họ thường tưởng nghĩ như Ngài đang còn hiện hữu.

    Họ tin rằng, mặc dầu đức Phật đã Niết Bàn, nhưng tinh thần của Ngài vẫn tồn tại, thấm nhuần cả thế giới, như chiếc hoa đã tàn, song hương thơm của nó đang còn ngào ngạt phảng phất khắp nơi. Phật tử quan niệm rằng đức Phật mà họ thờ lạy không mất, Ngài vẫn còn sống động qua những giáo lý cao siêu của Ngài. Cho nên chúng ta không lấy làm ngạc nhiên thấy Phật tử thường dâng cúng các thức ăn uống nơi điện thờ Phật. Hành động này cốt nói lên lòng tín thành thiết tha của họ đối với đấng Thế Tôn, chứ không một ai, ngay cả những Phật tử kém hiểu biết nhất, lại có thể tin rằng đức Phật dùng các phẩm vật ấy. Còn cúng hương hoa là để tỏ lòng tôn kính và niệm ân đức Phật, chứ hầu hết Phật tử đều thừa hiểu các lễ vật đó thật chả có giá trị gì. Như để nói lên lòng kính mến tri ân người nào, chúng ta thường dâng hoa cho họ.

    Khi dâng hương hoa xong Phật tử thường tụng kinh, với mục đích giúp họ ôn lại những hạnh nguyện cao cả của đức Từ Phụ. Ngài là bậc đại giác ngộ, đã chứng thực chân lý vũ trụ, và giải thoát hoàn toàn mọi đau khổ. Ngài đã đem lại cho nhân loại sự hiểu biết chân chính, một lẽ sống cao đẹp hướng đến chân hạnh phúc hoà bình. Ngài là bậc Thầy của hai cõi Trời, Người. Ngài xuất hiện như một vị dẫn đường độc nhất đối với những ai muốn tìm về nẻo thiện đầy an lạc. Ngài không phải là đấng để ban phước giáng hoạ cho kẻ nào. Bởi vậy tụng kinh, Phật tử không hoàn toàn có quan niệm mong được đức Phật che chở phù hộ, mà chính là để nhớ lại những lời dạy thâm huyền của một bậc Thánh nhân, cao cả tuyệt vời trọng muôn loại.

    Tụng kinh cũng là dịp cho người tín đồ phát nguyện rằng trọn đời sẽ quy y Phật và luôn sống theo giáo lý của Ngài. Nhưng, điều ý nghĩa nhất là trong giờ phút tụng niệm đó người Phật tử đã nói lên được sự quyết tâm tu hành của mình, mong hướng về cảnh giới Niết Bàn an lạc mà đức Phật đã đạt được nhờ công phu tu tập và thiền định. Người Phật tử cũng nhớ rằng, trải qua nhiều đời, vì mong tìm cho chúng sanh một con đường giác ngộ, giải thoát mà đức Phật phải chịu đựng biết bao khổ hạnh gian truân. Không phải một kiếp, nhưng đến vô lượng kiếp, Ngài đã hy sinh cuộc sống cá nhân để phụng sự cho hạnh phúc muôn loài. Mọi người ai cũng có thể thành Phật, nếu họ chí tâm theo đúng con đường Phật dạy. Con đường đó tức là Phật Pháp (Dhamma), và chính nhờ tụng kinh mà người Phật tử thấm nhuần được giáo lý cao siêu của Phật đà.

    Phật giáo không phải là môn học thần bí. Nó rõ ràng như một bàn tay mở rộng, và có thể chứng thực bằng những kết quả lợi ích cụ thể. Phật giáo không bị hạn cuộc bởi không gian, thời gian. Nó vĩnh kiếp tồn tại, thích ứng với mọi hoàn cảnh, muôn thời muôn xứ và muôn phương. Nó thừa sức hấp dẫn mọi người tìm tòi nghiên cứu. Nó không xây dựng trên đức tin mù quáng, mà trái lại được bồi đắp bằng chánh tín. Và không mơ hồ viễn vong, Phật giáo kiện toàn trên mặt luận lý vững chắc, sáng tỏ như mục đích nó đã nhắm đến, đó là sự diệt khổ cùng đem lại cho nhân loại nguồn hạnh phúc hoà bình. Nhưng mỗi cá nhân phải tự mình tinh tấn tu luyện để đạt được sự an lạc ấy, chứ không thể nhờ vào sức cứu rỗi của một tha nhân nào, dầu vị đó là đấng có quyền phép thiêng liêng đến đâu.

    Trích dịch tạp chí “Phật Giáo Thế Giới” (World Buddhism) số tháng 1 – 1960, ấn hành tại Tích Lan (Sri Lanka).
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Thế à?! Sidney's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    bi đi hỉ xả ...
    Posts
    54
    Sid không kết tụng cho lắm (có thể sau này khác.) Thường thì Sid đọc rồi ngẫm nghĩ xem ý gì, viết gì ...nhiều lúc còn thắc mắc tại sao nữa ...rồi đi kím giải đáp cho thắc mắc đó ...không hiểu sao dạo này hay end up một câu trả lời cho nhiều thắc mắc ...nên giờ Sid hết dám thắc mắc rồi .

    Đến giờ Sid vẫn còn không rõ tại sao lại tụng kinh (theo nhà Thiền thì không tụng, không niệm, không chuỗi ect.) mong rằng sau này được hiểu rõ thêm ạh.
    ♥, Sidney.

  3. #3
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Tụng kinh là cách thông thường và lâu đời để luyện tập khả năng điều khiển và hướng dẫn sự suy nghĩ cùng tâm tư của bản thân mình (thay vì cứ để tự nhiên cho cuộc sống và những yếu tố chung quanh chi phối và gián đoạn). A mental exercise to control one's mind and regulate's one's thoughts by oneself.

    Khi tụng theo kinh kệ thì ta tránh được tạp niệm, tạp tình và vọng tưởng. Nhàn cư vi bất thiện - nhàn tư vi bất minh.

    Những bài thơ, bài hát mà ta hay lẩm nhẩm, hay nghe đi nghe lại luôn có tác động vào tư tưởng của ta một cách vô tình, vô thức. Cha mẹ dạy con cũng phải nói đi nói lại "cho nó thấm vào đầu..." Ngày xưa có ông thánh công giáo kia cũng bảo "hát (thánh ca) bằng hai lần cầu nguyện" vì khi hát người ta tập trung hơn khi cầu nguyện thường hay bị chia trí (chứ không phải vì hát thì dễ được Chúa nhận lời hơn là cầu nguyện, cứ làm như là Chúa thích nghe hát karoke).
    Last edited by ốc; 03-22-2012 at 04:45 AM.

  4. #4
    Thế à?! Sidney's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    bi đi hỉ xả ...
    Posts
    54
    À, thì ra là vậy. Thanks ốc. Sid nghe có thầy kể rằng thầy đang tụng rồi ngừng nửa chừng. Thầy đợi đại chúng hết lao nhao rồi thầy hỏi đại chúng là tụng đến đâu rồi ? Thầy kể là không ai biết hết vì họ tụng để tụng chứ không chú tâm vào. ) Sid nghe thấy buồn cười quá
    ♥, Sidney.

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Quote Originally Posted by Sidney View Post
    À, thì ra là vậy. Thanks ốc. Sid nghe có thầy kể rằng thầy đang tụng rồi ngừng nửa chừng. Thầy đợi đại chúng hết lao nhao rồi thầy hỏi đại chúng là tụng đến đâu rồi ? Thầy kể là không ai biết hết vì họ tụng để tụng chứ không chú tâm vào. ) Sid nghe thấy buồn cười quá
    Tụng kinh thì như vậy là đúng cách mà Sid, chỉ cần lập đi lập lại những câu đã nằm lòng với mục đích là làm đầu óc trống rỗng, loại bớt tối đa những suy nghĩ, tình cảm, thèm muốn... Tụng kinh không phải là một hoạt động tư duy hay tri thức... ngược lại là đàng khác, đấy là một hoạt động vô tư và vô thức, người tụng kinh có thể rơi vào tình trạng mơ màng (trance), mồm có thể đọc kinh trơn tru nhưng óc không biết đọc đến đâu.

    Tụng kinh cũng không cần hiểu kinh, cho nên chuyện giảng kinh e là không cần thiết - và đôi khi kinh thực ra chả có ý nghĩa gì cả, chỉ để cho người ta tụng thôi. Cố gắng tìm ra ý nghĩa hay ho, hoặc phải gượng ép suy diễn thành những chân lý huyền bí thì lại càng bậy bạ. Cái việc ấy mới đáng thấy buồn cười.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    đấy là một hoạt động vô tư và vô thức, người tụng kinh có thể rơi vào tình trạng mơ màng (trance), mồm có thể đọc kinh trơn tru nhưng óc không biết đọc đến đâu.
    Trời, ý tưởng này có chỗ mạo hiểm nha. Diễn tả sao giống tình trạng mộng du đi vòng vòng trong bót quá.
    Cũng phải kiểm soát đầu óc chút chút chứ.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Nhà Lá
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    16
    Theo tôi, tụng kinh mà không chiêm nghiệm thì vô ích.

    igon

  8. #8
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Có nhiều kinh vô nghĩa, vô lý, vô thưởng vô phạt lằm anh chiệm nghiệm thì sẽ vô ích. Có nhiều kinh viết bằng tiếng ngoại quốc nhưng vẫn có người tụng thuộc lòng dù chả hiểu gì cả. Có nhiều kinh tưởng là kinh nhà Phật nhưng hoá ra là bí cấp luyện nội công, khi buồn buồn cũng có thể lấy ra tụng luôn.

    Tụng kinh không có nghĩa là nghiên cứu văn chương cổ hay nghiền ngẫm triết lý gì đâu.

  9. #9
    Thế à?! Sidney's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    bi đi hỉ xả ...
    Posts
    54
    Từ ngày Sid dạy con gâu gâu ở nhà Sid cái "ý thức nhìn hướng" - chỉ tay thì nó nhìn về phía đó - thì mới hiểu được câu "ngón tay chỉ mặt trăng" vì running out of patience, tức quá mà thuơng nó quá nên mới bật hiểu được )

    Đồng quy nhi thù đồ thôi ốc ạh. nôn na là đường nào cũng tới La Mã. Kinh hay sách chỉ là phuơng tiện nên buồn đọc cũng được, vui đọc cũng được, không buồn không vui ... đọc cũng được . Sid nghĩ tụng là theo thể luyện giọng/vocal cho hay thôi ạh

    Sid nhớ hồi đó có Lão (laosib thì phải . không nhớ rõ nick nhưng he ở trong dactrung) nói một câu rất hay. Câu đó là mỗi thời/tuổi có sự hiểu biết khác nhau cho nên có muốn hơn cũng không được . có người đọc mà không hiểu thì từ từ sau này sẽ hiểu thôi.
    Last edited by Sidney; 03-23-2012 at 01:06 AM.
    ♥, Sidney.

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Sidney View Post
    Sid nghĩ tụng là theo thể luyện giọng/vocal cho hay thôi ạh
    Luyện giọng thì không phải tụng. Mỗi sáng Sidney chỉ cần đứng trước gương hà hơi là được.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:29 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh