Register
Page 5 of 5 FirstFirst ... 345
Results 41 to 46 of 46
  1. #41
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Chào DTB,

    Trưa chủ nhật, cháu đưa chị đi mua "Quả cầu bà Hà" ở chợ Bến Thành như báo đăng, tìm quá chừng mà đâu có. Chợ này ít người Viêt,
    đa số nói tiếng Kampuchia và tiếng Tàu, hỏi một cô thu tiền có ai biết tiếng Việt, được trả lời là có 2 người ở quầy số 3 và số 5 nhưng họ cũng không biết gì về gia vị này hết.

    Đến nỗi chị hỏi: có phải đây là chợ BT? và họ trả lời là Yes và nhìn chị lạ lẫm, chắc họ tưởng mình điên.
    Quán phở bà Hà và tiệm bán gà Sao cũng không có luôn, sao kỳ vậy ta?

    Chị tính mua vài gói để về xem trong thành phần gia vị có gì và đồng thời gởi cho bạn bè trong Quán nữa nhưng mưu sự không thành, DTB bằng lòng vậy nha!
    Nếu mọi thứ trong gói gia vị họ không xay nát thì mình còn tìm hiểu thêm, mà nếu họ xay thành bột thì ... botay.com b-)

    Cám ơn chị TK đã có lòng đi lùng kiếm, ráng thêm tí nữa đi chị, có ngày chị sẽ kiếm ra.


    From: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...175&zoneid=407

    Người Việt Ðông Bắc -
    Gần đây, trong giới buôn bán của người Việt rộ lên xu hướng muốn mở tiệm phở trong các khu vực thuần túy người Mỹ bản xứ. Nếu hiện tượng này nhân rộng thì “nhà hàng phở” sẽ là cơ hội mới cho rất nhiều người Việt
    Nam.

    Chị Hà người đã từng mở năm tiệm phở thành công ở Philadelphia.

    Phở đã trở thành món ăn thông dụng trong công nghệ nhà hàng mà khi khai trương không cần phải quảng cáo nhiều về thực đơn. Mở nhà hàng phở trở thành một cơ hội đầu tư ít vốn và được xem là ít rủi ro hơn trong các loại kinh doanh nhà hàng.
    Cũng như nghề làm móng tay, nghề nấu phở bán cho người Mỹ có biểu hiện trở thành dòng thương mại chính của người Việt trong tại Philadelphia và phụ cận.
    Nhà hàng Phở & Beyond cách thành phố Philadelphia 45 phút. Khu vực này hầu như không có khách hàng Việt Nam thế mà nhà hàng phở này tồn tại trong một khu thương mại “Mỹ trắng” một cách độc hữu, hầu như không có sự cạnh tranh.
    Vào giờ ăn trưa của ngày thường, thực khách của tiệm Phở & Beyond này nhộn nhịp, đa phần là người Mỹ da trắng, nếu có người gốc Á thì đó là người Mỹ gốc Ðại Hàn.
    Bí quyết thành công của cửa tiệm này là gì? Theo anh Vũ Nguyễn, người quản lý nhà hàng cho biết tiệm của anh đã ra khỏi phạm vi thực khách Việt Nam để bước vào một lãnh địa mới có nhiều cơ hội và hứa hẹn một sự thành công lớn hơn. Trong lúc các khu thương mại Việt Nam, các tiệm phở chỉ còn cách cạnh tranh với nhau thì việc mở một tiệm phở trong khu thương mại người Mỹ là một địa bàn hoạt động quá lý tưởng.
    Thật vậy, trong một chuyến đường tới Connecticut, một tiểu bang nhỏ bé ở vùng Ðông Bắc, ngay giữa một đoạn đường “không đâu vào đâu” đặc trưng cho phong cảnh nước Mỹ, một tiệm phở ở góc đường bên cạnh các cửa tiệm người Mỹ tạo nên một nét văn hóa phổ thông mới. Phở Việt Nam chưa có thương hiệu lớn trên thị trường Mỹ mà chỉ dừng ở dạng sản phẩm ẩm thực mang tính văn hóa sắc dân. Nhưng trước khi nó quá nổi tiếng để trở thành nhà hàng liên doanh (franchise) thì chắc chắn cơ hội làm ăn nhỏ theo kiểu hùn hạp gia đình sẽ rất phát đạt.

    Làm thế nào để mở nhà hàng phở

    Chị Hà, người từng mở năm tiệm phở thành công trong thành phố Philadelphia cho biết dựng tiệm phở như chị cũng là một nghề mang tính chuyên môn cao. Thường là người ta hợp đồng để chị xây dựng một tiệm phở, khi đủ khách và sống được thì chị sẽ tìm cách “build” (dựng nên) một tiệm khác. Cũng theo chị Hà, trong khu Việt Nam thì tiệm phở càng to càng đẹp thì càng có ưu thế về mặt quảng cáo và tiếp thị khách hàng. Sau khi tiệm phở thành công thì chị Hà sẽ bán lại công thức về mặt gia vị hương liệu mà trong vùng gọi là “Quả Cầu Bà Hà”. Chị Hà nói rằng tiệm phở cao cấp thì giá cả vô cùng nhưng giá khai trương thì khoảng 150 ngàn đô từ bắt đầu, còn nếu mua lại các nhà hàng cũ để tân trang thì giá rẻ hơn. Cũng như thời trước có người đi dựng tiệm nails, bây giờ có người chỉ đi dựng tiệm phở. Không phải là có công thức phở ngon là thành công được mà đó là một văn hóa phục vụ rất nghiêm ngặt.
    Thực khách bên trong tiệm “Phở & Beyond” nổi tiếng với nước phở nấu bằng thịt bò.

    Theo chủ nhân của tiệm Phở & Beyond thì giá mở tiệm dưới 100 ngàn đô-la thì có thể vận hành tốt trong khu Mỹ trắng trừ khi nhà hàng muốn nới rộng sang các món ăn khác ngoài phở. Tuy nhiên, sự hùn hạp thì cần hai người có trách nhiệm thì rất tốt. Ba người mở tiệm phở thì không nên vì trước sau gì rồi cũng có cảnh “tam quốc phân tranh” khi có mâu thuẫn về mặt lợi ích.

    Hương vị phở như thế nào?

    Phở là một món ăn thực sự có giá trị trình diễn về mặt nghệ thuật. Ở trên thì trình bày như dĩa xà lách, ở dưới thì là súp nóng rất khó có món ăn bình dân nào có đủ hình ảnh như thế. Chỉ cần nhìn vào mặt thiết kế, tự thân món phở đã có sức thu hút. Theo chị Hà, món phở tự thân nó đã ngon nhưng nhiều người còn tham lam muốn tạo khẩu vị bằng cách cho quá nhiều gia vị rẻ tiền như bột ngọt hoặc đường hóa học (sweetener) cho nên ăn tô phở xong bụng lại nê lên, tạo cảm giác khó chịu cho thực khách. Chị cũng khẳng định rằng bột ngọt đóng vai trò điều vị không thể thiếu trong phở hiện nay nhưng phải dùng đến loại nào và liều lượng bao nhiêu để ăn xong không bị sôi bụng đó chính là bí quyết của “Quả Cầu Bà Hà”.
    Nằm trong khu thương mại Việt Nam sinh sau đẻ muộn so với các trung tâm thương mại khác, tiệm phở Hà của chị có ưu thế về mặt địa bàn. “Tiệm phở này bây giờ sống tốt. Có người đề nghị tôi qua bang Ohio để mở tiệm nhưng không biết có nên rời Philadelphia hay không?”
    Gần đây, chị Hà còn thí nghiệm các loại hương liệu mới như phở gà tươi của bang Pennsyvania nấu bằng đặc sản Nhân Sâm Hoa Kỳ tạo nên sức thu hút về mặt hương liệu cao cấp. Ðây cũng là bước thể nghiệm mới để tạo sự đa dạng cho mùi vị phở mang tính cao lương mỹ vị dùng hoàn toàn những sản phẩm của Hoa Kỳ.
    Tại Philadelphia cũng có tiệm phở bò muốn nấu bằng hương liệu cao cấp là bò Kobe nhưng phải dừng vì không có nguyên liệu và giá thành chưa thích hợp.
    Trong lúc đó, tiệm Phở & Beyond dùng thịt bò hầm làm chất ngọt cho nước phở. Theo chủ nhân của tiệm này thì chất ngọt của bò nằm trong thịt chứ không phải trong xương như nhiều người ngộ nhận. “Trong thịt bò mới có vị ngọt tự nhiên của chất đường chứ trong xương làm gì có”, chủ nhân của Phở & Beyond tiết lộ. Chất béo trong xương bò tạo nên khẩu vị hòa quyện giữa ngọt và béo rất đặc sắc. Tô phở của tiệm Phở & Beyond toàn nấu bằng vật liệu cao cấp như củ sắn (củ đậu) thay thế cho củ cải cho nên bán đắt hơn các tô phở trong khu Việt Nam. Nhiều người Việt Nam cũng lái xe từ xa để ăn để xem thử tổ phở của tiệm này có khác gì các tô phở bán ở trong khu thương mại Việt Nam.
    Nhiều người sành ăn phở cho biết rằng một tô phở quá rẻ thì không thể ngon được vì không như các món ăn khác, nước phở có thể châm vào để gia tăng khối lượng. Phở càng rẻ thì nồng độ từ nước cốt hầm từ thịt xưng càng ít.
    Nói tới công nghệ phở trong cộng đồng Việt Nam trong vùng, người ta không thể không nhắc đến Phở Hòa và Phở 75, được xem như là tên tuổi mang tính chất liên doanh (franchise). Tuy nhiên sự ràng buộc lợi ích như thế nào với các cửa tiệm thì không ai biết. Các franchise cũng chưa thể kiểm soát về chất lượng làm phở có ngày ngon ngày dở vì thường phụ thuộc vào yếu tố thịt bò xương bò trong ngày hôm đó. Ngoài ra, các franchise này chỉ chú trọng vào thực khách Việt Nam, hầu như chưa thấy có có kế hoạch tiến vào thị trường khách hàng Mỹ.
    Món phở nấu bằng hương vị nhân sâm Hoa Kỳ (bản xứ) sẽ là một thương phẩm mới chứng tỏ sức sống của món phở. Món ăn đã được chế biến và thử nghiệm đã được đánh giá cao về dinh dưỡng và hương vị.

    Cũng theo các vị chủ tiệm phở này, nếu người Việt biết chủ động mở tiệm dựa trên thương phẩm văn hóa thì không bao lâu tiệm phở của Việt Nam sẽ mọc lên như kiểu tiệm nails. Tuy quản lý tiệm phở sẽ khó khăn hơn nhưng khi quy trình chế biến và quản lý tiệm phở được hoàn thiện thì đây sẽ là đặc điểm của kinh doanh mới trong cộng đồng Việt Nam.

    Ðông Ðức - Kỳ Quốc thực hiện


    Ghi nhận và cám ơn:
    -Tiệm phở của chị Hà đang quản lý hiện nay mang tên Phở Hà Sài Gòn nằm trong khu chợ Bến Thành ở địa chỉ: 320 W. Oregon Ave., Philadelphia, PA 19148 (phone: 215-389-1002).
    -Tiệm “Phở & Beyond” do anh Vũ Nguyễn quản lý ở địa chỉ 47 Easton Road, Willow Grove, PA 19090 (phone: 215-659-3464).
    Chúng tôi chọn được hai tiệm phở này để làm tài liệu cho bài phóng sự thương mại này. Xin cám ơn chủ nhân của Phở Hà Sài Gòn và Phở & Beyond đã đón tiếp và cung cấp thông tin trong nghề cũng như bí quyết nghề nấu phở nhằm đưa đến đến độc giả báo Người Việt Ðông Bắc một góc văn hóa đời sống.

    Người Việt Ðông Bắc



    dtb
    Last edited by ditanbuon; 10-05-2012 at 07:53 AM.
    hết rồi những xôn xao, hết còn những nôn nao, hết cuồng si mộng mị, hết phiền lụy đời nhau.
    hãy cười vui em nhé! chẳng cần nhớ nhau chi, đường tình nào cũng thế, cuối đường là chia ly ...


  2. #42
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,865
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Anh Nam,

    Nếu ngày xưa mà anh học Dược chắc anh được cô Lâu thương lắm vì anh có óc quan sát và giỏi về cây cỏ.
    Tôi rất sợ học môn này, cứ mấy lá đài, mấy cánh hoa..., nhai hoài không thuộc mà tính tôi lại ghét học thuộc lòng.

    Cảm ơn anh cho xem hình và kèm theo ghi chú rõ ràng nữa.
    Chị Thuy Khanh
    Cô Lâu có câu nói chắc ai học cô sẽ nhớ lại :"Cái đầu cuả các anh chị không phải là cái thùng rác, cái nào nên học thì nhớ, cái nào không đáng nhớ thì đọc cho biết.." Sau này nghe nói cô khổ sở với mấy chữ khoa học cuả cây cỏ, vì mấy người ngoài Bắc vào đòi dịch ra tiếng Việt, và cũng nghe nói lại cô nghiên cứu về tỏi, không biết đi về mô?

  3. #43
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603



    Hi thuykhanh,


    th học dược ở đường Cường Để / ĐTH hay ở chỗ khác?





  4. #44
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    @ Di Tản Buồn:

    Cảm ơn DTB mang bài báo trên về Phố để bà con có dịp nghiên cứu và thêm thắt kỹ thuật nấu phở của mình.
    Trong chuyến du lịch Yellowstone vưa qua, đến Grand Tetons, hướng dẫn viên cho biết có nhiều người Á châu đến vùng này để mua sâm.
    Trước đó chị có đọc một bài viết nói về Sâm Hoa Kỳ, hiện rất được ưa chuộng vì khí hậu tinh khiết nơi miền hoang dã của Mỹ.

    Hiện chị dùng sâm để uống trà và vẫn dùng xương khuỷu, xương ống, xương đuôi và thịt bắp để nấu phở bò.
    Phở gà chưa thử, còn chờ "quả cầu bà Hà" xem gia vị có những chất gì trong đó.

    @ Ngọc Hân:

    Hồi đó, chị vừa đi học vừa đi dạy nên không được dự lớp cô Lâu thường xuyên, cô bây giờ đã lớn tuổi, tội nghiệp lắm!

    @ Anh Nam:

    Tôi học trường Dược trước 75, địa chỉ là 41 Cường Để, anh Nam à!
    Hồi đó cả miền Nam VN chỉ có 1 trường Đại Học Dược Khoa. Bây giờ nghĩ lại, thấy mình sướng quá, đâu có phải đóng nhiều tiền cho việc học như các HS, SV bây giờ.

  5. #45
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    Hi thuykhanh,

    Đúng rồi, hồi đó có trường chỉ đóng 500 đồng là được ghi danh!
    Nhưng mà 500 đồng thời đó cũng mua được nhiều thứ lắm.

    Như vậy thuykhanh có biết trường có lúc ở đường Công Lý không?



  6. #46
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post


    Hi thuykhanh,

    Đúng rồi, hồi đó có trường chỉ đóng 500 đồng là được ghi danh!
    Nhưng mà 500 đồng thời đó cũng mua được nhiều thứ lắm.

    Như vậy thuykhanh có biết trường có lúc ở đường Công Lý không?


    Chào anh Nam,

    Dạ có nghe bạn nói, lúc tôi vào thì trường Dược đã dọn về đường Cường Để rồi anh.

    Nhóm làm stage với tôi, mỗi người đóng 5 ngàn đồng trực tiếp cho thầy.
    Còn lại lệ phí ghi danh trả ở Viện Đại Học, tiền đóng cho các phòng TP cũng ít,
    tiền chi phí quay Cours đóng cho ban đại diện, có vậy thôi anh Nam à.


    @ Di tản buồn:

    Chiều thứ sáu, sau khi ở dealer xe ra, chị đã ghé hiệu Phở Hà ăn tối.
    Nơi chốn khang trang, bãi đậu xe rộng rãi, tiếp đãi ân cần. Bàn ghế kê xa nhau nên khách có được khoảng cách
    dễ chịu.
    Chị gọi tô nhỏ nhưng cũng ăn không hết, nhiều thịt lắm, dai chứ không quá mềm, miếng thịt cắt to, có lẽ hợp với các ông hơn, nước dùng đậm đà vừa ăn.

    Họ chưa bán gia vị nấu phở vì còn chờ giấy phép của Cơ quan Kiểm duyệt thực phẩm. Bà Hà lịch sự lắm, đến bàn nói chuyện nhưng khi thấy phở mang tới thì rút lui để chị ăn, chờ tới khi mình ăn xong mới trở lại.

    Theo thực đơn, ngoài phở, họ còn bán những món ăn khác nữa như cơm sườn....
    Vậy là trách nhiệm của chị xong nhé, cảm ơn DTB đã mang đề tài phở về Phố cho chị có cơ hội biết thêm.


    tk chào anh Triển và Ngọc Hân

    Mong tất cả có một tuần mới an vui

 

 

Similar Threads

  1. Vô Cố Nhân
    By voconhan in forum Âm Nhạc
    Replies: 62
    Last Post: 07-21-2017, 08:09 AM
  2. Vô Cố Nhân
    By voconhan in forum Thơ
    Replies: 91
    Last Post: 01-01-2016, 05:17 AM
  3. Nhân Quyền cho Việt Nam
    By TTHV in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 01-24-2013, 07:04 AM
  4. Quán nhạc Mộc - Vô Cố Nhân
    By voconhan in forum Âm Nhạc
    Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 08:16 AM
  5. Chia Buồn Thi sĩ Hà Thượng Nhân
    By hue huong in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 9
    Last Post: 10-18-2011, 08:50 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:58 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh