Register
Page 1 of 4 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 32

Thread: Mời đọc

  1. #1

    Mời đọc


    Claude Monet
    Mời đọc

    Cách nay hơn một tháng tôi nhận một bản tin nội bộ đồng hương từ một người ở vùng thủ đô Mỹ. Các bản tin, email khác từ trước đến nay chưa có câu ghi sau đây:

    Disclaimer: read / forward at your own risk. Dễ hiểu nhưng khó dịch ngắn gọn. Giải trừ trách nhiệm của người gởi.

    Lúc nầy đã vào thu, mùa đám cưới. Chưa có ai mời nhưng vợ chồng tôi đã cắt trước xén sau mấy tháng trước dành được một trăm; khi mới đủ thì có người mời ăn đám cưới. “Giá” bình dân xìu xìn ển ển, năm chục một người đã bãnh rồi. May quá,“âm dạc” không có gì hay nhưng không làm bể lỗ tai như thông lệ. Một ông khách cùng phu nhân ngồi chung bàn tự giới thiệu là người điều hành một văn phòng luật pháp; ông nói quanh quanh cho biết mình là chủ nhân và chuyên lo bồi thường các thứ, không riêng gì xe cộ.

    Chẳng có gì để nói trong lãnh vực giấy trắng mực đen, ra tòa vô tòa, tôi đem câu trên ra hỏi. Trúng nghề, ông ta nói lâu và dùng nhiều danh từ luật, nhiều lúc đi hơi xa quảng cáo cho thương nghiệp của mình. Nay tôi nói lại một cách đơn giản.

    At your own risk là một thành ngữ được thấy khắp nơi, ngay cả như ngoài bãi đậu xe thì có: Park at your own risk. Xe mất, hay bị đụng phá, xin quý khách tự lo đừng vô tiệm tui mà kêu réo. Mua lon sơn cũng thấy trên nhãn lưu ý khách hàng tự lo cái nguy bị sơn túa ra xe; mua vật liệu xây cất cũng vậy, bạn tự niềng nịt, cột buộc, chủ nhân chỉ cung cấp dây nhợ mà thôi; giữa đường đồ đạt “tự do” gây tai nạn cho kẻ khác thì thuộc “your own risk”.

    Cũng vậy, với câu giải trừ trên, nếu khi đọc bạn tức hộc máu hãy uống lon cốc để cứu hỏa; nếu hộc máu thiệt thì dùng Obama Care. Nếu tức đến độ phải chết thì thân nhân dùng bảo hiểm nhân thọ. Người chuyển đã giải trừ mọi thứ trách nhiệm.

    Nếu bạn chuyển cho người khác mà họ không thích rồi đến sinh sự thì đó là “at your own risk”. Cái “risk” nầy có khi to lắm như chết người, bị đốt nhà, cả xóm cả làng bị lây.

    Ông bạn nầy, theo lời ông khách kia, mời đọc nhưng thủ rất kỷ vì nước Mỹ có nền văn minh kiện tụng. Hằng năm Nhật Bản sản xuất kỹ sư với con số ngang với luật sư Mỹ hàng năm có chứng chỉ hành nghề. Nhà luật nầy nói thêm mời đọc trong các web cũng cần disclaimer loại nầy. Xuất hiện trên web chẳng khác cư ngụ ở vị trí chiến lược, giữa trục giao thông của các thế lực. Hay ít ra như có nhà ở ngã ba; không có thằng bé bên phải ném đá chọc chó không ngủ được, thì có con mẹ bên trái ó đâm, đem xú chiêng xì líp ra phơi chấn ngang mắt, mất tầm nhìn. Nghe mấy chữ xếch xi nầy, bà vợ mắng yêu: nói tầm bậy, ông.

    Vị nữ lưu nầy có vài ý kiến, coi bộ từng là giang hồ hiệp khách trên các diễn đàn. Theo bà, tự thân các web đầy cạm bẩy như bất cứ xã hội nào; cạm bẫy là một sự vui thích. Mấy đứa con nít núp sau bụi cây cả giờ chờ bố đi làm về nhảy ra làm ma dọa. Nếu người cha tĩnh bơ đi vô nhà thì chúng buồn lắm, nên ông vờ hoảng sợ té nhào cho chúng thích, không hoài công mai phục. Cũng vậy, để cho vui nhiều kẻ hiểu rộng mà chỉ hụ hợ trước mấy lời lăng nhăng dao to búa lớn.

    Nếu ví dụ trên đúng sự thật, bà kia tinh quái không khác gì Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo.

    Khi mở mục Mời Đọc nầy, tôi không cần bất cứ disclaimer nào. Chẳng phải vì anh hùng hay điếc không sợ súng. Chỉ vì nghèo. Có ai kiện tôi thì luật sư đều từ chối. Không ai đi kiện một kẻ cùng đinh đòi bồi thường, ngay cả án phí cũng không trả được. Vậy disclaimer làm gì?!

    Mà có làm disclaimer thì làm trước khi quá trễ. Chúng tôi có cái bản “Không mời mọc” (No sollicitations); có hôm quên treo ở cỗng rào, họ đi vào đành phải tiếp, dù mời mọc thương mãi hay tinh thần. Đã để người ta vô nhà, không trà nước thì cũng vài câu đưa đẩy cho xong mà không cần kêu cảnh sát 911.

    Xin mời đọc ở post sau.

    Last edited by tonthattue; 10-18-2012 at 05:35 AM.

  2. #2
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by tonthattue View Post

    Khi mở mục Mời Đọc nầy, tôi không cần bất cứ disclaimer nào.
    Write at your own risk
    Đỗ thành Đậu

  3. #3
    Quote Originally Posted by Đậu View Post


    Write at your own risk

    Cảm ơn Mr Peanut ghé chơi.
    Chọt bút vài dòng trong phố nhà - tuy không rùng rợn nguy hiểm như viết trong các chế độc độc tài kể cả Muslim – có khi cũng u đầu sưng trán. Cho nên không thể quên lời lưu ý của Mr Peanut: “Write at your own risk”. Thank you, thank you again.


  4. #4
    Hang Ngu Công
    Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?

    Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".

    - Tại làm sao mà đặt tên như thế?

    - Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ

    - Coi hình dáng lão, không phải là người ngu cớ gì lại đặt cái tên như thế?

    - Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".

    Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!

    Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".

    Đức Khổng Tử nghe thấy, nói: "Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy! Hoàn Công là bá quân, Quản Trọng là Hiền Thần. Tuy đã vào bậc khôn ngoan, mà còn tự cho là ngu dại".
    (Khổng Tử Tập Ngữ)

    Cổ học tinh hoa
    , Bài 106, quyển 1


    Người post viết thêm:

    Tôi nhớ có đọc một ấn bản với một đoạn kết khá khác biệt. Nhà vua, sau khi nghe câu chuyện, quỳ xuống tạ lỗi và nhận mình là Tề Ngu Công đã để chính sự mục nát như vậy.

    Hai ấn bản nầy mang hai ý hướng không khác xa nhau lắm nhưng có đường lối riêng. Ấn bản trong trí nhớ của tôi muốn đề cao giới làm vua. Trong lúc ấy ấn bản bên trên mô tả vua Tề quả thật ngu dốt. Mới nghe chưa biết thâm ý mà đã phán: Lão thế thì ngu thật.

    Đối điểm là sự khôn ngoan tinh tế của Quản Trọng, đề cao vai trò của các kẻ ra làm quan và phụ tá cho vua. Trong sự hiểu biết nhỏ bé của tôi, giáo huấn chính, không duy nhất, của Khổng Tử là đào tạo một tầng lớp cầm quyền có đạo đức giúp các vị vua thi hành thiên mệnh. (Nghịch ý trời thì bị diệt vong).



  5. #5
    Đã đọc cái đại-ca mời. Cũng chẳng có chi to tát hay riêng tư mà phải rào trước, đón sau. Cho tới chừ thì là toàn lời lẽ của thánh ... Tàu. Em đây cũng sinh lòng đi tới, mai mốt mở một tiệm tạp-hóa có bảng-hiệu Mời Cười. Bước vô một tiếng hì hì, bước ra một tiếng hì hì là mọi giận hờn trôi tuốt xuống sông.
    Chuyện làm ăn muốn phất cho ngon thì nên cẩn-thận. Dạ em đang nhờ người coi ngày, giờ hoàng đạo và chổ nào đắc địa thì em mới đào móng đặt nền. Nhân tiện xin ban Điều hành cấp cho em cái môn-bài chứng-nhận em đã ra phòng thương-mãi của phố thị-thực chữ ký và đóng dấu hợp lệ để em bỏ túi cho chắc ăn; nhỡ sau nầy có ai chôm cái bảng hiệu Mời Cười của em (vì kẹt vốn chưa khai-trương) thì em cũng yên tâm đi mời thầy cải cải dùm.
    Sau nầy phất lên được sẽ không quên chia sớt cười cùng đại-ca.
    Thân kính,

    Hương-Trầm

  6. #6
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by tonthattue View Post
    Hang Ngu Công
    Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?
    Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".
    - Tại làm sao mà đặt tên như thế?
    - Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ
    - Coi hình dáng lão, không phải là người ngu cớ gì lại đặt cái tên như thế?
    - Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".
    Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!
    Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".
    Đức Khổng Tử nghe thấy, nói: "Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy! Hoàn Công là bá quân, Quản Trọng là Hiền Thần. Tuy đã vào bậc khôn ngoan, mà còn tự cho là ngu dại". (Khổng Tử Tập Ngữ)

    Cổ học tinh hoa
    , Bài 106, quyển 1

    Nhời bàn Đậu Rán

    Xưa nay việc nổi tiếng khôn ngoan tài, trí thì nhiều; Việc để tiếng nhân đức, đạo hạnh thì cũng nhiều nhưng nổi tiếng "ngu" thì chỉ có ba người. Người thứ nhất là Ngu Cơ, có tên là Ngu Diệu Dặc, là vợ của Sở Bá Vương Hạng Vũ bấy giờ đang tranh thiên hạ với Hán Vường Lưu Bang. Hạng Vũ vốn có nhiều thê nhiều thiếp, lại có cả nghìn cung nữ ngày đêm sẵn sàng săn sóc Hạng Vũ từ A đến dzét, thế mà lại mê đắm Ngu Cơ mà phong cho làm chánh thiếp thì nom ra Ngu Cơ chả ngu tí nào. Tài khéo là đằng khác. Nói chả phải ngoa, ngu đặng như làm vậy thì cũng nên ngu.

    Người thứ hai là Ngu Công, đời nào chả rõ, đã huy động cả nhà mình dọn sạch một quả núi trước cửa để làm xa lộ bằng các phương tiện rất thủ công. Lúc mới khởi công, thì đây là việc làm trái phép lấn chiếm lòng lề đàng, đáng bị mời lên phường xã đặng mần rõ vụ việc nhưng sau xét thấy việc qua lại của nhân dân quanh đó đặng phần dễ dàng thì chánh quyền địa phương bèn lập trạm thâu phí dọc theo bề dài tuyến đường. Giá biểu có phần linh động cho thành phần có chánh sách hoặc có công với cách mạng. Lại còn tạo ra nhiều cửa hàng dọc theo tuyến đặng cung cấp các dịch vụ này nọ cho khách du lịch, vãng lai. Lợi nhuận khôn sao kể hết.

    Ngu công nghe đặng việc này thì lên xã huyện khiếu nại vì vụ việc thâu phí và làm kinh tế dọc tuyến xa lộ hoàn toán không đúng với mục đích ban đầu của ông và gia đình đề ra. Chánh quyền ở hai nơi không tiếp khiến ông bị uất khí dâng lên não, tạo ra một cơn nhồi máu cơ tim rất nghiêm trọng. Con cháu phải đưa vào trạm xá gần nhà cấp cứu. Có kẻ báo cho chánh quyền quyền địa phương hay việc đột quy này. Họ bèn chỉ đạo xuống ban quản lý trạm xá phải giữ kín vụ việc hết sức. Ai vi phạm sẽ bị trừng trị thích đáng vì đây là "bí mật quốc gia".

    Người đời sau khi nghe việc này thì tắc lưỡi bẩy lần. Nhớ đến câu "để cho nhà nước lo" thì thấy đúng lắm. Đoạn tiếc cho Ngu công bỏ công bỏ của làm cỗ sẵn cho nhà nước sơi và nguyền rủa cái đám chánh quyền vô lại thời đó.

    Người thứ ba là Ngu Công đời Tề, là người được nhắc trong câu chuyện trên. Ngu Công vốn làm nghề chăn nuôi nhưng có duyên ngầm với đất cát, đương thời gọi là nhà đất. Cho nên cái giai đoạn chuyển tiếp đẳng cấp từ nông dân đến đại gia rất gắt. Đùng một cái là lên voi. Nói nào ngay, cái lúc Ngu công dắt ngưa non về nuôi chung với bò mẹ thì chả dám mơ đến ngày mình là đại gia? Chủ nhân của một cái hang được Tề Hoàn Công, là vua đương đại, đặt chân đến và công nhận chủ quyền cho mình. Cái chủ quyền bất thành văn ấy mạnh gấp nghìn lần cái Sổ Đỏ, Sổ Hồng thời nay.

    Có người cho là đất đai thời ấy giá rất bèo. Chủ lực là dùng cho việc chăn nuôi trồng trọt chứ làm giầu từ đất là chuyện không thể. Đất đai đã kinh qua cải tạo mà còn bị đánh giá thấp tè, huống gì là cái hang xa lắc xa lơ ở vùng cao vùng sâu vùng xa vùng núi. Ơ, nghĩ thế là nhầm. Thời nào, đời nào đất đai mà chả đắt. Không đắt hàng thì cũng đắt tiền. Chả lắm người đòi mua thì cũng có người giả lắm tiền. Sách xưa có chép "tấc đất tấc vàng" là vây.

    Nom việc đời nay, thấy thiên hạ rủ nhau đi thăm hang động này nọ thì đoán ngày xưa nhân gian cũng khoái nhòm cái thiên nhiên dã ngoại lắm. Cái "Hang Ngu Công", ngày ấy, có nhẽ cũng lắm khách du lịch qua lại. Người ta sẽ mua cái bảng làm từ đá hoa cương trên có khắc hàng chữ "Te Hoan Cong was here" và dựng trước cửa hang như một thương hiệu thiên triều. Cái bảng ấy là cái sờ-lô-gờn trên cả tuyệt vời với giá trị triệt để: "chả có nhẽ nào sai đặng" vì có vua làm chứng và cái chứng ấy là có thật. Ai nhòm bảng ấy cũng tin vì có đứa nào dám mang vua ra trửng rỡn đâu. Có mà chết ngay tại chỗ, ăn năn tội chả kịp chứ lại.

    Rồi thì Ngu công lên đời. Lên xe xuống ngựa. Kẻ hầu người hạ. Ăn sung mặc sướng. Năm thê bẩy thiếp. Bấy giờ, có ai rám gọi Ngu công là Ngu công như ngày nao?

    Những việc lên đời trên đều khả thi nếu Quản Trọng trì trệ việc chỉnh sửa chính sự. Còn như rốt ráo thi hành cải cách thì, lúc ấy, cái thằng thiếu niên ngỗ ngáo mang con ngựa non giả lại cho Ngu Công. Ngu công hết ngu. Rồi cái hang gì đó không còn tên "hang Ngu công" nữa. Thế là Ngu công mất chủ quyền. Mất chủ quyền thì mần răng kinh doanh đây. Không kinh doanh thì hết giầu.

    Ngần ấy cái mất xẩy ra là bởi vì Tề Hoàn Công, sau khi tham quan hang động này nọ, đã kể cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nghe xong thì giận cái đứa dám qua mặt mình, coi thường chính sự quốc gia. Mọi sự mất mát của Ngu công, có thể nói, là bắt đầu từ Tề Hoàn Công nhiều chuyện mà ra.

    Đấy, nom gương Ngu Công đời Tề thì rút ra cái kinh nghiệm là bắt người nghe chuyện phải kín mồm kín miệng. Đừng kể lại cho ai nghe nhá. Thề đi rồi mới kể.
    Đỗ thành Đậu

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Người ngu thì gọi là "ngu công" thế người ngủ thì gọi là cái gì công hở anh Đậu?

    Em hỏi là tự vì qua trải nghiệm cuộc sống rút ra bài học xương máu là có nhiều chả phải ngu nhưng chỉ vì cứ nhắm mắt ngủ nên chả biết gì sất cả.

  8. #8
    Em nghĩ các Công đến giờ đều phải ngủ chứ chả tài nào thức suốt được, bằng như Công không chịu ngủ mà tuyền thức, ắt có vấn đề vậy.



    Hay lại phải ăn một nồi chè cho dễ ngủ.


    con gì cũng đòi ăn, cái gì cũng đòi mua

  9. #9
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by khờ khạo View Post
    Em nghĩ các Công đến giờ đều phải ngủ chứ chả tài nào thức suốt được, bằng như Công không chịu ngủ mà tuyền thức, ắt có vấn đề vậy.



    Hay lại phải ăn một nồi chè cho dễ ngủ.


    Có ông Quan Công tài tình quá sức. Thức trắng cả đêm mà chả rớ đến nồi chè đậu đen giã nhiệt.
    Đỗ thành Đậu

  10. #10
    Nước Đại Ngu
    Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên (聖元). Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.
    Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua
    Thuấn, đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn. Tuy nhiên, Hồ Quý Ly đã nhận sai. Dòng dõi vua Thuấn chỉ có chi họ Diêu và họ Quy chứ không có chi nào họ Hồ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ Công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Thân công, Trần Tương công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ. Do đó Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ và nhận dòng dõi vua Thuấn chỉ là mượn danh dòng họ đế vương cổ xưa. Sau này nhà Minh sang đánh Đại Ngu cũng kể ra 1 trong 22 tội của Hồ Quý Ly là tự ý đổi từ họ Lê sang họ Hồ. (trích từ Wikidepia).

    Như rứa là tui có thêm một ngu công thứ tư, tiếp theo ba trự của Mr Peanut. Nhờ anh Triển trong mục Khấu Linh, tui mới biết Hán Việt Tự Điển, nay chưa biết xài đầy đủ nhưng có mở chữ Ngu. Tui thấy các nghĩa nêu ra đại để rất xấu gần với chữ ngu ngốc trong tiếng Việt. Tuy nhiên có một phân mục: ngu là vui. Vậy đặt tên nước là vui, cho nên rất nhiều kẻ ham vui (từ xấu đến tốt).

    Thì ra Ngu là lấy theo tên Ngu Thuấn. (Xin đừng lẫn với vua Nghiêu đi cặp với vua Thuấn nầy).

    Hán Việt Từ Điển ghi:

    1. (Danh từ) Nhà Ngu (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn , được vua Nghiêu trao ngôi vua, lập ra nhà Ngu.
    2. (Danh từ) Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh Sơn Tây 西.
    Luận tân tri cố (ngược với ôn cố tri tân), tui nói lấy tên Đại Ngu là tầm bậy, khác với lối truyền thông hiện nay. Dân chúng ngay cả bây giờ có đủ mọi phương tiện mà mấy ai có thì giờ mà tìm hiễu chữ ngu nó ra sao. Nghiêu Thuấn thì cũng giới hạn trong một số rất nhỏ các anh đồ, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Đại đa số dân chúng suy nghĩ rất đơn giản gần với cuộc sống thực tại.
    Ngu công thứ tư nầy thành ngu vì quá giỏi, quá không ngu, cứ tưởng ai cũng giỏi như mình. Những danh từ như tên nước là một vũ khi đấu tranh, đóng góp rất lớn vào việc xây đựng đất nước, nên tự nó phải nghe cho được lỗ tai. Ví dụ: Nam quốc (sơn hà nam đế cư). Đại Ngu nghe nó ra làm sao, chỉ tổ cho dân thích nói lái đâm vô thọc ra, xì xào…


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:19 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh