Register
Page 2 of 161 FirstFirst 12341252102 ... LastLast
Results 11 to 20 of 1604
  1. #11
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Quote Originally Posted by nhoanh View Post
    Cái thuở ban đầu lưu luyến và dễ thương quá phải không chị NL :-s
    Ghé thăm chị ,không biết chị còn nhớ em không ?
    Mến chúc chị mãi an vui
    Cám ơn Nhớ đã ghé sang thăm chị, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy mấy ai quên cho được, phải không Nhớ? Dĩ nhiên là chị Liên vẫn nhớ chứ! Tên Nhớ thì làm sao ai quên cho được nè! Cho chị gởi lời thăm Mẹ và hai cháu của Nhớ nha! Ô chị Liên có được mắn sò Lăng Cô đó! Hy vọng là mình sẽ có dịp gặp nhau ở Saigon há!

  2. #12
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505

    mẩu chuyện thứ nhất!

    Sáng hôm qua, H đã gọi cho tôi trong lúc cô nàng lái xe đến chổ làm, nhắc cái phone lên thì tiếng nàng the thé:

    - A lô mầy đấy hả? Làm gì mà im hơi lặng tiếng thế! Sao không gọi tao?

    Cô bạn nầy của tôi thì đanh đá không ai bằng, hay nói thơ văn cả chùm nhặng cả lên. Nàng và tôi hoàn toàn ngược nhau, thế mà chúng tôi lại chơi với nhau, mới lạ???

    - Sao mầy có khỏe không?
    - Bố khỉ không khỏe, sao gọi mầy?
    - Chả lịch sự chút nào cả! Chán mầy thế!!! Mưa bão hay sao mà gọi tao?
    - Ê mầy, nghe đâu là NBT họp ở Diamond 14 tây tháng 10 nầy, mầy xem có phải không?
    - Diamond Houston?
    - No, bà ở Cali bà ạ, con nói sao bà chẳng nghe?
    - Vâng, bà nghe đây, tiếp đi.
    - Mầy làm gì mà vội thế? 18 tây tháng 10 tao sang Cali ăn cưới con ông Hải, phải chi biết trước tao đi sớm có mấy ngày để dự NBT mày nghĩ sao? Đi không? Nếu không đi thì tìm cách gởi tiền ũng hộ tụi nó mầy, nghe đâu là có đặc san đó! Đâu mầy gọi dùm tao đi.
    - Tao đâu có số phone mà gọi.
    - Thì lên Net kiếm.
    - Ok sẽ kiếm sau.
    - Ồ mầy có liên lạc với TQ không? Nó dễ thương và tốt lắm! Tao quên là TQ có đến nhà mầy xem vườn và mầy cho ăn cơm với món cà bung, còn N giận tao rồi, vì nó bảo tao cằn nhằn nó phiền tao, tao nghĩ là tao đâu có nói câu đó đâu.
    - Mầy cứ bô bô cái mồm nên khó mà không nói đâu! Tao có hứa là làm chậu lá lốt cho TQ, mầy cần không tao làm luôn cho.
    - Giời tao mà trồng cái khỉ gì? Chồng bà T bị bệnh năng lắm mầy!
    - Khi nói chuyện với chị T cho tao gởi lời hỏi thăm nha!
    - Tao có nói chuyện với bà ấy mà hỏi thăm cho mầy!
    - Chị của mầy mà, thôi quan tâm tới chị ấy đi mầy à!
    - Tại mầy không biết đấy thôi, chứ bà chị tao kỳ cục lắm!
    - Kỳ bằng mầy không? Mà tụi tao nhịn mầy được, tại sao mầy nhịn bà chị mầy được vậy!
    - Kể cũng lạ??? Tao thì cứ toèn toẹt, còn mầy thì cứ cười cười thôi!
    - Mầy nói cũng điếc tai rồi, tao mà nói nữa thì thiên hạ sẽ khóc rống thôi.
    - Ê mầy, T sao rồi?
    - Sau chuyến du dương Việt Nam về lại với nụ cười tươi như hoa, từ từ tao gởi photo của nàng cho mầy xem.
    - Sao nó sướng vậy mậy? Năm nào cũng đi VN hết vậy? Chả bù với tao quần quật suốt ngày cực khổ!!!
    - Ai than tao thương chứ mầy thì nghe mà phát khiếp!
    - Sao mà khiếp?
    - Mầy thì tung tăng trong Mall nào saint John linh tinh tụi tao thì sans tiền, nhu cầu nho nhỏ đi chơi thôi, đâu tốn kém nhiều như cái áo của mầy đâu.
    - Bây giờ tao nặng gánh lắm đèo thêm con dâu và cháu nội nữa nên bao nhiêu cũng hết!
    - Tới chưa?
    - Tới lâu rồi! Nhưng cái mồm khoái nói.
    - Thôi đi làm đi, hết ngày hết giờ rồi mụ à! Bái bai
    - Bái bai, nhớ gọi tao nha!
    - ừm

    Xong câu chuyện, tôi lại thở dài thườn thượt cho cô bạn chỉ lo cái bề ngoài mà thôi! Mà thật cứ đi mall mỗi ngày, quần áo nhiều không thể tưởng tượng được, mua xong rồi đem cho cứ nhặng cả lên. Chẳng hiểu thân làm tội đời, tôi thì lại không như nàng mà nhưng cách khác ôm đồm nhiều việc nên cũng chẳng tránh khỏi cái câu “ Thân làm tội đời! “ món nợ lớn nhất trong cuộc đời của tôi là nợ tình cảm. Đôi khi khóc sưng cả mắt, nhưng vẫn ngu ngơ ôm tiếp! Nữa đêm giật mình toát mồ hôi vì cái dại của mình, cứ dặn lòng chớ có dại nhưng cái dại cứ lớn dần nên tôi vẫn cứ ôm dại tiếp thôi.

    Tôi sống đã cảm thấy giản dị lắm rồi! Nhưng khi gặp lại cô bạn nầy tôi lại càng phải giản dị hơn nữa, vì tôi đã thấy được cái khổ của nàng nhưng nàng không nghĩ là khổ vẫn lao vào. Chắc là nàng nhìn tôi tội nghiệp lắm! Tôi đang thả hết bao nhiêu gánh nặng trong lòng để thoải mái sống bình di nơi góc nhỏ!

  3. #13
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Cánh Hoa Xưa




    Nghe lại bài Cánh Hoa Xưa, lòng tôi bỗng dưng chơi vơi theo dòng nhạc, lạc hồn về một thoáng của dáng hoa xưa...
    Last edited by NhuLien; 10-24-2011 at 02:53 PM.

  4. #14
    Biệt Thự Dung's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    A, A
    Posts
    1,442
    Quote Originally Posted by NhuLien View Post
    Cám ơn Nhớ đã ghé sang thăm chị, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy mấy ai quên cho được, phải không Nhớ? Dĩ nhiên là chị Liên vẫn nhớ chứ! Tên Nhớ thì làm sao ai quên cho được nè! Cho chị gởi lời thăm Mẹ và hai cháu của Nhớ nha! Ô chị Liên có được mắn sò Lăng Cô đó! Hy vọng là mình sẽ có dịp gặp nhau ở Saigon há!
    Dạ ,Nhớ chờ ngày hội ngộ với chị NL ở Sài Gòn nha .
    Mến chúc chị thật nhiều niềm vui .
    Viết tiếp đi chị ...kể cho em và Phố nghe chuyện ...chị Lạc vào dáng hoa xưa đó ...đó !
    hihihihi...

  5. #15
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Quote Originally Posted by nhoanh View Post
    Dạ ,Nhớ chờ ngày hội ngộ với chị NL ở Sài Gòn nha .
    Mến chúc chị thật nhiều niềm vui .
    Viết tiếp đi chị ...kể cho em và Phố nghe chuyện ...chị Lạc vào dáng hoa xưa đó ...đó !
    hihihihi...
    Nhớ ơi,

    Nhất định như vậy nha! Khi chị về được SG sẽ cho Nhớ biết sau há! Chuyện chị lạc vào dáng hoa xưa viết sau nha.

  6. #16
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Sàigòn đâu đó trong tiếng gọi

    Mà thật Sàigòn chỉ là quá khứ, nhưng mãi mãi trong trái tim người Việt, tôi mượn Sàigòn và tôi của Lan Đàm đã viết như sau:

    SÀIGÒN VÀ TÔI

    Sàigòn là những ly đá nhận xanh đỏ, là những đồng bạc xé đôi làm tròn mắt cậu thiếu niên Bắc Kỳ vừa được tàu há mồm thả xuống bến kho 5 vào một buổi sáng đổ lửa thật gần ngày tết.

    Sàigòn là con-đường-dài-không-dài từ Phú Thọ đến Trường Tiểu Học Trương Minh Ký gần Chợ Cầu Muối của những ngày Nguyễn-Trãi-học-nhờ.

    Sàigòn là những ngày hớn hở vì những cuốn Paris Match, Science Et Vie nhận từ tay Thầy Trần Văn Mại nhờ những bài luận Pháp văn được điểm cao; vì những giờ học trống được về sớm, bạn bè kéo nhau sang coi chiếu bóng tại rạp Đại Nam ngay bên cạnh.

    Sàigòn là niềm vui nổ tung khi biết mình đậu Trung Học Phổ Thông hạng Bình và sẽ được vào học lớp đệ tam B1 của trường trung học nổi tiếng Chu Văn An.

    Sàigòn là đĩa xôi lạp xường thơm phức, là ly chè đậu đỏ lạnh ngọt bùi nơi quán nhỏ của Bác Tất bên hông ngôi trường Chu Văn An đồ sộ rợp bóng điệp hồng.

    Sàigòn là những giờ Việt Văn thật nghiêm túc của Thầy Vũ Khắc Khoan - tóc bồng như hình ảnh chàng thư sinh Thầy mô tả trong Thần Tháp Rùa-mà những tên học trò dù phá phách đến đâu cũng tròn mắt lắng nghe Thầy nói vềkịch tính và điện ảnh tínhtrong Chuyện Kiều.

    Sàigòn là những đêm trăng sao lồng lộng đi lang thang hoặc đánh ping pong, đá banh bàn cùng một vài người bạn thật thân quẩn quanh trong khu vực Bàn Cờ, Hồng Thập Tự.

    Sàigòn là những ngày học thi tú tài mờ mắt nhức đầu; là những lúc vươn vai thoải mái khi giải được những đề thi toán lý hóa trong Lebosse, George Eve, Annales; là những giờ phút ngồi-tụng-kinh chờ thi vấn đáp nơi hai trường con gái Trưng Vương và Gia Long.

    Sàigòn là những ngày đầu bước vào đại học, hãnh diện thầm với tấm thẻ sinh viên trong túi áo ngực, với cuốn Luật Hiến Pháp (-hay gì khác nữa!) nơi porte baggage của chiếc xe Solex mới mua và chưa bao giờ thấy hai con dường Duy Tân và Alexandre De Rhodes cây-dài-bóng-mát đẹp đến như vậy.

    Sàigòn là những đêm tất niên rực rỡ đèn hoa nơi khuôn viên Trường Luật, Văn Khoa, Hành Chánh, Dược Khoa... mà bóng đêm đồng lõa với tình yêu học trò, mà tình thân ngời trên ánh mắt nụ cười, mà tương lai hồng như màu má và tà aó giai nhân.

    Sàigòn là những khuya giới nghiêm lái xe như bay từ Gia Định về Phú Thọ, môi còn ấm nụ hôn và vòng tay ôm bánh lái còn thơm hương trinh nữ.

    Sàigòn là nhà hàng nổi cạnh bờ sông những đêm trăng sao lồng lộng hay những đêm mưa dăng đầy thành phố mà bữa cơm tối rất Việt Nam bên người yêu dấu chỉ là cái cớ tuyệt vời để được gần nhau.

    Sàigòn là những ngày chủ nhật lang thang trên hè phố Lê Lợi, Nguyễn Huệ mà ly kem lạnh ngọt ngào và những cuốn sách đầy chữ nghiã quyến rũ tạo thêm mặn mà cho đời sống.

    Sàigòn là những ngày mà tiếng bom đạn đã thật gần và gia đình đã bắt đầu có những âu lo, và bạn bè khi gặp nhau đã thì thầm chuyện mất chuyện còn, chuyện đi chuyện ở.

    Sàigòn là những giọt lệ chảy dài trên má vào sáng ngày ba mươi tháng tư u buồn; là những run rẩy, tiếc nuối, giận dữ, thất vọng khi thiêu đốt hình ảnh, bằng cấp,thông hành... của một thời đã mất; là mắt nhìn ngang ngửa, đứng tim khi ra sau nhà lén ném khẩu súng nhỏ tùy thân vào lòng cống lạnh.

    Sàigòn là những ngày lưu đầy, những ngày trở thành khách lạ ngay chính trên quê hương mình sau tháng tư 75, chiếc mũ phở, chiếc xe đạp mini cũ kỹ, mồ hôi (-hay nước mắt?) ướt đẫm bờ mi trong những ngày nắng lửa, nước mưa (-hay cũng là nước mắt?) dàn dụa trên mặt trong những ngày mưa lũ mà chiếc áo nhựa rách nách mặc ngược không đủ giữ khô quần áo.

    Sàigòn là ly cà phê bít-tất cuối cùng nơi quán cóc trước Đền Thờ Đức Trần Hưng Đạo cuối đường Hiền Vương buổi chiều chờ người liên lạc đưa mình vào vùng giông bão.

    Sàigòn là ánh mắt trông theo của người vợ hiền một buổi chiều thu thật chiều và thật thu, ngồi trên honda nhìn chồng leo lên xích lô cùng người lạ mặt, khởi đầu cho một thời gian và không gian xa cách muôn trùng.

    Sàigòn là vùng ánh đèn đêm nhạt nhòa qua màn sương lệ, bập bềnh theo nhịp chèo của chiếc ghe nhỏ vừa lén lút rời bến và dần dần chìm khuất sau một ngã rẽ của dòng sông nước đen
    lạnh lùng đến vô tình.

    Sàigòn - là em kỷ niệm nuột nà và đắng chát, là em hãy còn và đã mất, là em xa cách mười tám năm dài và hai mươi bẩy năm có mặt, là em tiếc nuối ngọt ngào và mơ ước xanh xao - phải thế không em, Sàigòn ngàn đời yêu dấu ?

    LAN ĐÀM

    Đó là của Lan Đàm, còn Sàigòn của chúng ta thì sao? Hay Sàigòn đâu đó trong tiếng gọi, mãi mãi chỉ trong tiếng gọi mà thôi!!!

  7. #17
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505

    Sàigòn đâu đó trong tiếng gọi!

    Sàigòn đâu đó trong tiếng gọi!



    Sàigòn- Saigon xưa vẫn có đấy chứ! Một thoáng nhớ về dĩ vãng đã lâu lắm rồi, tôi may mắn sinh ra trong một gia đình gốc người Hoa, Mẹ tôi người Nam lại gốc người Tầu Quảng Đông, Cha tôi dù là gốc Tầu chính cống nhưng lại lưu loát rất nhiều ngoại ngữ trong xã hội, cộng lại công viêc trên thương trường. Cha tôi lại là một người hoạt bát, ông luôn sống hoà đồng với tất cả từng lớp người trong mọi giới, ngay cả người ngoại quốc nên tôi có cái cơ may được lớn lên trong một cái xã hội rất Tây Phương.

    Sàigòn- Cercle Nautique de Saigon, là nơi chiếm trọn tuổi thơ của tôi, từ trên balcon của cercle nhìn xuống là vườn hoa, bên cạnh là nhà hàng Ngân Đình Tữu Quán, kế đến là nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên cạnh bờ sông Saigon có treo đèn rất bắt mắt về đêm, còn nhìn ngang qua bên sông Saigon là nhà Rồng, phía sau là vườn hoa và cầu Bến Bạch Đằng còn gọi cầu Quay, đi về phía Tân Thuận, qua chiếc cầu quay quẹo phải là Bến Vân Đồn của Khánh Hội thì phải?

    http://ehistory.osu.edu/vietnam/books/dustoff/0028.cfm

    What a small world it is!!!
    ________________________________________
    Dear Bill,

    I couln't help but to tear up while reading your e-mail. Yes, it was wonderful there. I was only a young girl then Club Nautique was apart of my everyday life. That's where I could be found, most of the time playing on the patio. I remember clearly looking down at the park and seeing the My Canh floating restaurant there. There, my dad taught me table manners, and which silverware was for what. I loved the lobster and the T-bone steak too! I was too young to drink at that time, but i had my first taste of wine there. What a small world it is. I know Thuy too. I knew him back when he was helping my Dad with our house plan. If i remember correctly, he was an architecture at that time. I remember he would always pick on me, and say, "hey cute little girl." I am so glad to have heard from you Bill, someone who has had the same great experience at Club Nautique that i had. I'll definately check out the book that you're writing. Well, I hope to hear from you again soon! Take care.

    Lien

    Stowe wrote:

    Dear Lien - Your note brings back so many memories - all wonderful - of my time in Saigon from March 1964 until February 1964. I was a young Ensign in the Navy and assigned to work running the Officer's Clubs in Saigon. I am a graduate of the School of Hotel Administration at Cornell University. My primary task was to run two Officer Clubs in Cholon - but our offices were in the Rex Hotel. Having rowed at Cornell, I was drawn to the Club Nautique and spent many wonderful hours on the patio over lunch and dinners. Because I could buy liquor very cheaply at the exchange, I was allowed to bring my own liquor to the restaurant - where they kept if for me - and of course I paid them in cigarettes, which I could get for 10 cents a pack. My favorite lunch was a big bottle of beer Laroux (spelling wrong), a hors d'oeuvre, cold lobster, small steak with French fries, and fruit for dessert - all for about 80 cents!!! I had many wonderful dinners as well. Since I ran the restaurants at the Officer's Clubs, I was always happy to get away to your fathers restaurant. I must have met your father, but I do not remember him by name. I have written a book about my year in Viet-Nam, but have not published it to date. I am not a good writer - but a better story teller. I have just published a book titled ALL TOGETHER and you can read a chapter of it at www.iUniverse.com . My full name is William A. Stowe. I would like to reach the young men that I rowed with on the Saigon River, and two of them are in Canada at this time. One is named Thuy. I have seen my secretary, Miss Nguyen Hong Hoa - in Paris and she is wonderful. She has been married twice (as have I) and she is a grandmother - doing very well in a fashion business. Enough of this stuff... I have other things to do, but wanted to reach out to you. I am retired after being a professional coach of rowing for 30 years, and live in this ski resort of Lake Placid. Best wishes and let's keep in touch - perhaps as pen pals! Your friend, Bill Stowe
    ----- Original Message -----


    From: Lien
    To: Stowe
    Sent: Saturday, January 21, 2006 2:24 AM
    Subject: Re: Club Natique - Saigon

    Hi Mr. Stowe,

    I am so glad to have received your email. Yes, Club Nautique was a big part of my childhood. I canoed and skied, but I didn’t get the chance to learn how to row. My Dad was the owner of the Club Nautique Restaurant. You might remember him; His name is LKT. Since I left Vietnam in 1975, I’ve only been back there twice. I live in Houston Texas now, but I still miss my homeland dearly. I was born 1955 also. Well Mr. Stowe, I would love to hear from you soon. Maybe we can chat about the good times we had as members of Club Nautique.

    Later,

    Lien

    Stowe wrote:

    I understand that you have some knowledge of the Club Natique and I would like to communicate with you. Seven years ago I revisited Saigon and attempted to visit the club on the river.... and all that was left was the upstream club with the pool and dock where in 1963 we used to row on weekends. I attempted to contact the old coach - Mr. Joe Hi, and finally he wrote me. Sad that there is no more rowing in the city... and I could only find one rowing shell. Where do you live? did you row? I would like to correspond with you and learn more. I am a 65 year old retired coach of the sport and live in Lake Placid, NY. My memories of my year in Viet Nam are good and I loved my time there. More after you contact me.....

    Yours truly,

    Bill Stowe

    0

    Sàigòn- Bánh mì đầy ruột nơi chợ Cũ, vừa nóng vừa thơm khi mới ra lò, trái táo, lê, những chùm nho quyến rũ nơi góc chợ Cũ, nhà hàng Mekong ngon tuyệt khi được Cha Mẹ cho đi ăn hụi, tô cháo cá chợ cũ của quán nhà Chị Thuý Liễu, đi qua phía Ngô Đức Kế có tiệm vải Văn Ngọc của nhà chị Liên Nga, thế nào chạy trời không khỏi nắng là sẽ gặp các chú bảy, đầu vấn turbin, đã đen đúa chớ lại nặng mùi cari, còn nhiều lắm...

    Sàigòn- Cha Mẹ tôi có thêm một căn phố trong con hẻm của rạp chiếu bóng Kim Châu, nằm trên con đường Nguyễn văn Sâm ở gần khu Chú Hoả, mà cũng là nơi có xe mì xào dòn nổi tiếng hầu như dân Saigon đều biết cả, gần căn gác nhỏ của cô Thái Thanh của những thập niên trước, người nghệ sĩ tài ba trong âm nhạc, căn nhà của Cha mẹ tôi có 6 phòng, một hành lang dài, phía sau là nhà bếp, Cha tôi có căn phòng đầu tiên vì rất nhỏ, còn 5 phòng kia thì dành cho 5 gia đình, gồm là người thân của Cha tôi, từ gia đình 2 người dần dần thêm ra... nên mổi gia đinh đều cất thêm cái gác cả.

    Sàigòn- Hầu như ngày nào Cha tôi cũng đi bộ về căn phòng nhỏ để nghỉ trưa ở đấy! Nhìn được người thân dù không nói ra nhưng đôi mắt Cha tôi đều vui hẳn lên, tôi có người chị họ con của Bác tôi cùng ở đấy cùng người chồng còn lớn tuổi hơn Bố vợ nhưng anh Phan thương tôi lắm, cứ chìu tôi mà các em họ của tôi đều ganh tỵ ra mặt, anh rể họ tôi tướng rất lịch lãm, anh nhảy đầm hay lắm nhưng chưa bao giờ anh thố lộ cho chúng tôi nghe cả, cao lớn bãnh trai đó là lời mẹ tôi thường nói chị họ tôi, chị họ tôi có đôi mắt rất bé nên nhà gọi chị là chị Hí, từ đó trở thành tên gọi. Anh Phan làm việc cho Cha tôi với chức vụ manager.

    Sàigòn- Tôi cũng nhớ cái hành lang dài dẫn đến nhà bếp, vì có một lần tôi ghé chị, chị hỏi tôi " Em ăn cơm chưa? " Tôi nhìn chị mà cười thế là chị dắt tay tôi đi xuống nhà bếp, lần đầu tiên tôi được thấy nhà bếp, chị mở nồi soup mà nói " Em hên lắm chị hầm nồi soup rùa lâu lắm rồi, chị làm cho em một chén nha! " Tôi nhón chân nhìn vào nồi soup rùa của chị sao mà kinh dị quá ! Tôi lắc đầu nói " Em không biết ăn đâu " chị nhướng mắt nhìn tôi " Tại sao không biết, rùa con bổ và mát lắm..." Tôi muốn chạy nhưng làm tỉnh nói " Em không có đói, thôi chị ăn đi " Từ từ tôi chuồn thật lẹ. Tôi rất thích đi bộ nên cuốc bộ đến Club Nautique, buổi trưa hè nắng chói thế mà tôi lại rùng mình vì mấy con rùa con nằm trong nồi soup của chị họ, món ăn kỳ dị của người Tầu.

    Sàigòn- Tôi đã theo Mẹ đi chợ Bến Thành, với cái dáng vóc bé nhỏ của 5 tuổi, tôi lạc giữa chợ với tiếng cười nói inh ỏi của dòng người, tôi đã xanh mặt đi tìm Mẹ mãi nhưng cuối cùng làm gan, ra khỏi chợ đón xe cyclo về, mặc dù không có một đồng dính túi, đến nơi tôi nói bác cyclo chờ tôi, tôi xin Cha tôi tiền nhiều hơn số tiền bác tính để pourpoir bác, tôi nhớ mãi lần đi lạc đó.

    Sàigòn- Đã bao nhiêu cái Noel mà tôi nhớ được, chiều đến Cha và tôi đã nắm tay nhau đi hết con đường từ Club Nautique đến nhà Thờ Đức Bà, vì nơi cha tôi làm việc không xa nhà thờ, thì cha con của tôi đều mang theo tiền nhất là tiền bỏ ống heo của tôi được lấy ra thì nằm gọn trong chiếc bao lụa thật đẹp, bàn tay bé nhỏ của tôi, lúc bấy giờ tôi có lẽ 8 hay 9 tuổi gì đó, được thả nhẹ vào chiếc nón hay cái lon của người hành khất, tuy là người ngoại đạo nhưng Cha và tôi vẫn vào nhà thờ lạy chúa, cầu xin Chúa xót thương cho mọi người, nhất là người khốn khó, trên đường trở về cũng thế, cứ hết tiền trong cái bao lụa nhỏ của tôi, thì tôi lại xoè bàn tay nhỏ xin Cha tôi, nụ cười thật tươi, ánh mắt nhân từ của cha tôi luôn hân hoan đưa cho tôi, để tôi được bỏ nhẹ vào nón hoặc cái lon móp méo của họ, cái hạnh phúc thật nhỏ đó cứ mãi theo tôi. Tôi đã hát những bài thánh ca, tung tăng nhảy múa vì cái bao lụa đã nằm gọn trong túi áo của Cha tôi rồi.

    Sàigòn- Saigon của những thập niên trước, Cercle Nautique de Saigon của năm xưa, mới nhìn thì giống như một chiếc tàu to... từ boong tàu ... quày rượu ... nào là những chiếc ghế cao ... những chiếc bàn được trải khăn trắng ... những chiếc khăn ăn được xếp gọn gàn... những người bồi bàn được chỉnh tế trong đồng phục quần đen áo trắng với cái nơ đen trên cổ áo, bong bóng mầu, những sợi giây màu thật đẹp, nào là nón, nào là kèn, nào là những ngôi sao vụn đủ màu đủ sắc.... có một ông khá đặc biệt với bộ veston trắng và cái nơ đen, đó là người đàn ông quan trọng nhất trong đời tôi, mà tôi luôn nói con thương kính Cha lắm.

    Sàigòn- Còn tôi thì luôn luôn phải mặc áo đầm hay jupe vì đó là ý của Cha tôi, con gái nên ăn mặc như thế, tôi cao gần bằng cái bàn bầu dục của quầy rượu .... được trang trí thật đẹp, thật văn minh .... đúng 11 giờ đêm của đêm giao thừa Tết Tây, mọi người chuẩn bị, nào nón, nào kèn, ly rượu chúc mừng nhau, có tiếng cười nói dòn tan trong đêm giao thừa Tết Tây, tạo nên một không khí vô cùng nhộn nhịp, từ đó cây kim đồng hồ chỉ gần nữa đêm thì họ bắt đầu đếm Ten, nine, eight, seven, six, five, four, three, two, one Happy Newyear to you......

    Sàigòn- Cũng chiếc bàn bầu dục đó, tôi đã dọn sạch các chai rượu cạn để bỏ vào cái bụng thay vì phải vứt sọt rác, anh chị em tôi ngồi dưới gầm bàn cụng ly như Tây, từ đó những giọt rượu đủ loại được chúng tôi nghiên cứu thật kỹ, chúng tôi đã qua phần thi, cách ngồi ăn uống, cách xữ dụng dao nĩa rất điêu luyện, cách cắt thịt steak, cầm nĩa nào etc... dùng khăn ăn, khà khà khà tôi được chiếm giải quán quân về cách ăn mà sau này giúp ích tôi rất nhiều trong xã hội nhất là giao tế với người ngoại quốc. Mới biết cái gì cũng phải học cả.

    Sàigòn- Saigon và tôi như hình với bóng, tôi quý Saigon nên rất ích kỷ cứ luôn luôn miệng nói là của tôi, Saigon chả là của riêng ai cả, Saigon có nắng có mưa và có gió mát nhè nhẹ khi đi hóng mát trên bờ sông Saigon, có đôi tình nhân tay trong tay dưới vườn hoa, mà tôi đứng lặng lẽ nơi balcon của cercle bất chợt nhìn thấy được, tôi mĩm cười với cái hạnh phúc của họ, từng xâu mía ghim, hay miếng dứa, củ đậu ướp lạnh, hột vịt lộn, khô mực nướng và khô đỏ tôi vẫn gọi sau này mới biết là ruột vịt khô nướng rất ngon của các bác quạt than hồng ngồi nướng rải rác gần bờ sông Saigon, có lúc tôi đi bắt dế, đôi khi có con dế cơm mập thù lù, mãi mê bắt dế tôi quên về, Cha tôi phải bắt cậu họ tôi hơn tôi vài tuổi kiếm tôi về, khi nhìn thấy tôi có cái hộp đầy dế thì dự phần theo nào là đậu phụng dồn dế cơm ăn bắt lắm! Tôi nhăn mặt sao cậu ác thế, chúng tôi gây nhau suốt cho đến khi về lại, không khỏi bị la tại sao về muộn.

    Sàigòn- Sông Saigon gắn liền với tuổi thơ của tôi, trong những tháng hè, tôi theo Cha ra khỏi nhà từ sáng tinh sương, có lúc ông hai tài xế đưa đi, có lúc Cha và tôi đi bộ thích thú lắm, từ nhà Cha và tôi đi ra đường Petrusky ra đường Nguyễn Trãi, khi đến ngã tư đường Cộng Hoà, thì là đường Võ Tánh sẽ đi ngang qua cơ quan nhà nước (mà bây giờ không nhớ là gì?) Hình như phía bên phải là rạp Quốc Thanh, đi một đổi ra chợ Thái Bình nhìn cảnh chợ của buổi sáng, tiếng người gọi nhau ơi ới, tạo một âm thanh của một ngày của chợ thật náo nhiệt, vẫn đường Võ Tánh chúng tôi qua quán Hầm gió, quán cafe Chiều Tím, phở bò 79, ngang hàng bánh bột chiên rất nỗi tiếng nơi bồn binh ngả sáu Saigon.

    Sàigòn- Đi qua công viên Quách thị Trang trước mặt Chợ Bến Thành, băng nhà thương Saigon (câu chuyện cậu bé trên đường Camet?), kế đến là bót cảnh sát etc... qua hàng nước mía Viễn Đông, đến North Pole của thương xá Tax, quẹo phải là con đường Nguyễn Huệ là phải qua biết bao Kiosque sẽ gặp tiệm kem Anh Đào trước khi ngang qua khu Ngô Đức Kế nơi góc đường có bán đồng hồ, còn hàng quán bán thức ê hề etc...

    Sàigòn- Hết con đường Nguyễn Huệ thì quẹo phải, đi qua các building to của Mỹ thì con đường Bến Bạch Đằng, nhìn bên kia đường đó là Club Nautique (chúng tôi vẫn gọi lẫn lộn thì Mỹ lúc thì Pháp), Có anh controller chào Cha và tôi khi chúng tôi đến cỗng, mặc dù chân tôi ngắn nhưng bước rất dài như tôi bị các cậu tôi duyệt binh có khác, đến nơi thì được cho ăn sáng với Cha, Cha tôi thì đọc báo với tách cafe đen không đường, một miếng bánh mì nướng một lát beurre, còn tôi nào là bánh mì trứng chiên, bacon, pate ect... có ly nước cam và ly sữa, mà tôi cứ nhìn vào cái tách cafe của Cha tôi như thắc mắc tại sao tôi không có thứ uống của người lớn, hình như Cha tôi hiểu ý và cho tôi nhấp thử, tôi nhăn mặt kêu đắng, mãi khi lớn lên mới hiểu.

    Sàigòn- Sau đó Cha tôi đi làm việc, còn tôi xách túi đồ bơi... với dòng sông Saigon, với bộ hai mảnh mà tôi chỉ là con bé, nơi tôi nghịch nước chỉ hơn đầu gối tôi thôi, những con cá mà tôi bắt được mà la ỏm tỏi với các em tôi nhập bọn (vì ngủ muộn đi theo Mẹ ra sau với ông hai tài xế) Cha Mẹ tôi có hai người tài xế, đều là thứ hai thêm vào họ là Cha vợ và con rễ, nên một đàng thì gọi ông hai thì Cha tôi mời, còn một đàng thì Mẹ tôi thích cái miệng ngọt tâng bốc của anh hai không hiểu sao tôi luôn có thành kiến với anh hai đó vì cái nốt ruồi trên mặt anh ấy! Mà mãi sau này! Mẹ tôi phải công nhận là Mẹ đã nuôi ong tay, nuôi khỉ dòm nhà.

    Sàigòn- Trở lại chuyện bắt cá của chúng tôi, nắng bắt đầu lên là bị mẹ tôi bắt phải lên vì những chuyện mê tín không được tắm sông trong giờ ngọ etc... ô tôi quên nói về Dung cùng tuổi với tôi (là con của người hàng xóm cạnh nhà, sau khi sa sút thì Mẹ của Dung ra phụ giúp gia đình nhà tôi) chúng tôi thân với nhau từ đấy, không có trò chơi nào Dung không dự phần cả! Những con cá chúng tôi dành nhau bắt cá chí choé nơi vùng nước cạn của dòng sông Saigon, khi mang lên khoe Cha Mẹ thì đó là những con nòng nọc của cóc nhái chi đó, lại thả về sông trở lại, sau phần cơm trưa phải ngủ trưa, chúng tôi cứ len lén bỏ đi xuống hai cái vườn hoa bên cạnh hái đầy hoa mang về cắm hoa hay xem đám con nít khác tắm sông, bơi buồn lắm rồi có lắm chuyện không may xảy ra, khi mẹ thấy lại lo cho chúng tôi thế là cấm không được bơi nữa.

    Sàigòn- Chuyện cấm bơi cũng ít nhiều tạo những chiến tranh nho nhỏ giữa Cha và Mẹ, vì Mẹ đã bao lần nghiến răng ra thông cáo thật chắc mịch một câu không được bơi nhưng Cha tôi luôn luôn cưng chìu chúng tôi, nên chúng tôi bơi thì có người theo canh chừng, nhất là để Mẹ tôi an tâm và chúng tôi được bơi nhưng tôi chẳng có vui vì sự quyết định nầy, Dung và các em tôi thì dễ tính hơn tôi nên Mẹ tôi cứ quả quyết tôi là đầu têu cứ vẽ đường cho hươu chạy, phải công nhận Mẹ tôi nói rất đúng về tôi.

    Sàigòn- Đêm về anh Thịnh người giữ tầu cho member thì cắm cần câu cá lóc, chúng tôi dù sợ những côn trùng nhưng mê câu cá nên quên mất cái sợ hãi đó, mua từng lon hà để câu, cứ thế mà móc vào lưỡi câu, về đêm chúng tôi giăng câu, chu chao ôi được rất nhiều cá, chúng tôi vỗ tay bị anh Thịnh la suỵt suỵt mãi ồn quá! Cá lóc sẽ sợ đi mất, còn chúng tôi thì được cá chốt, khi mang về nhà mới thấy nụ cười của bác tôi, thế nào chúng tôi cũng có nồi cá chốt kho, dù nhiều xương nhưng đó là chiến lợi phẩm, nên chúng tôi ăn rất ngon cơm.

    Sàigòn- Trên sông Saigon có chiếc tầu Bạch Tuyết đã đưa chúng tôi du ngoại trên sông Saigon vào những đêm tốt trời, khi tầu rời bến, xuôi về nhà Bè ra cảng, tầu kết đầy đèn rất đẹp đã cho chúng tôi sống trong những giây phút thần tiên trong chuyện thần thoại mà cậu em nhỏ của tôi cứ ui ui em làm hoàng tử, ui ui con gái làm công chúa, dân nội trú lại bé teo nên nói ngọng thay vì oui oui ha ha ha...

    Sàigòn- Đi dọc bờ sông về phía bên trái là khu phố Tự Do, qua Majestic, Maxim đã bao lần được xem chương trình con trâu trắng của bác Hoàng Thi Thơ...etc...

    Sàigòn- Có phòng trà Khánh Ly mà mãi đến khi tôi đã bế bồng rồi mới được vào, Cô Yến và chồng cô quen thân với Cha tôi, mà cô Yến lại là chị của Cô Mai (KL) Ngọc Anh hình như tôi cùng tuổi với Ngọc Anh thì phải, còn Tố Uyên thì nhí hơn tôi.

    Sàigòn- Có tiệm kem trong quả dừa và dứa ngon tuyệt vời, trước khi đến hàng vải Tân Cương thì phải?.

    Sàigòn- còn đi thẳng về phía khu Hải Quân công xưởng, gặp bồn binh bến Bạch Đằng, cả sự tích của hai bà mà con cháu nhà Việt ai mà không biết, nhìn bên phía trái là đường Hai Bà Trưng đưa về khu Tân Định

    Sàigòn- Trên ngã ba đường Hai Bà Trưng, phía trước mặt thì có hãng làm beer và làm nước đá, còn phía trái là phòng trà mà tôi được anh Phúc cho vào uống coca cola trong buổi trưa mà ban nhạc Anh Tú Khánh Hà tập vượt vì anh là bạn của họ.

    Sàigòn- Nhìn tôi lớn như những lần tôi lò mò tập chiếc xe đạp với cái gối, vì chân không đạp đến pedal, đến lúc được thoải mái ngồi trên cái yên thì tôi lại muốn chạy xe velo solex của chị tôi nhưng tôi được cha cho chiếc xe Cady màu bạc vì hợp với tôi hơn.

    Sàigòn- Tôi bị Mẹ đe nẹt nhiều, phải học vì Mẹ chẳng bao giờ thấy tôi học cả! khi tôi đi thư viện học thì Mẹ cho rằng tôi trốn đi chơi nhưng tôi đi vào thư viện học thật nhưng khi đi học thật tôi đôi lúc thấy nhàm có trốn đi bơi thì có, Tơ bị tôi kéo theo cặp táp nào bồ bơi và khăn bông etc...

    Sàigòn- Khi tôi vừa đúng 16 tuổi, Cha Mẹ tôi cho chiếc honda dame màu đỏ, mà lạ tôi không bao giờ thích màu đỏ nhưng không phàn nàn mới lạ!!!

  8. #18
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Sàigòn đâu đó trong tiếng gọi, tôi đã viết cùng với Chợ Lớn trong nỗi nhớ! Từ cái thuở vừa viết vừa lẩm bẩm đánh vần chữ ra sao ta? Viết tệ thật đấy, nhưng cái giây phút đó quả là khó mà có được lần thứ hai. Bởi vì những ngày đó Houston ngập lụt, vì mưa bão từ trong đôi mắt của tôi! ( Thật mà! )

  9. #19
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505

    Mẩu chuyện thứ hai.

    Tôi nhớ lại một dạo nhưng mà quên mất là khoảng thời gian nào! Chỉ nhớ là bấy giờ lúc trời đã vào thu rồi, hình như phải mặc áo khoác, các malls trong Nation mà có các hiệu như: Lancôme, Estée Lauder, Clinique Beauty Products. Vì họ overcharge khách hàng nên phải đền bù lại bằng cách là phát free gifts lại cho những khách hàng đã từng sử dụng những sản phẩm của họ. Nếu không vì cô con dâu cho đi cùng với hai cô nhóc nhỏ* của tôi thì chắc cũng chẳng màng sự đền bù ấy đâu!

    Tôi yêu quý hai cô cháu nội của tôi lắm! Nếu có dịp đi cùng hai cô nhóc tôi sẽ bỏ hết các công việc khác mà đi chơi chúng nó. Sáng tinh sương mà chúng tôi đã đến Memorial City Mall khi bước vào phía trong trước cửa tiệm Macy's, thì đã thấy thiên hạ đứng trong một hàng dài ngoằn, dù Macy's chưa mở cửa, tôi nhìn mà ngao ngán! Còn Ngọc Lâm thì tay xách nách mang, có đôi bàn chân khoái đi " Shop until you drop" Vì đã bao lần bé Quỳnh phải khóc xin được ở nhà với ông. Khổ thân hai nhóc, nếu như ngà đó mà ông lão nhà tôi không đi cày bừa thì cô nhóc sẽ được ở nhà với ông.

    May mà đứng trong mall cũng không đến nỗi nào! Lúc bấy giờ bé Quỳnh chưa đủ tuổi đi học, còn bé Vy còn ngáy ngủ trên vai của mẹ bé, nhưng giữ chặt cái tu tu trong miệng. Bà nội thì một nắm tay bé Quỳnh, còn một tay phụ xách cái túi diaper của bé Vy, đứng phía sau cô con dâu đang vác bé Vy, Ngọc Lâm nhìn cái túi tôi đang xách thì hỏi tôi:

    - Are you ok Mẹ?
    - Mẹ không sao đâu con.

    Ngọc Lâm không nói được tiếng Việt nhiều, nhưng nghe được chút ít tiếng Việt. Tôi cố gắng nói tiếng Việt với Ngọc Lâm, để mình được cô con dâu gọi tiếng mẹ nghe êm đềm hơn là " You " Dù tôi là bà mẹ chồng có chút văn minh, nhưng cũng cảm thấy làm sao ấy! Nên cứ khuyên cậu cả nói tiếng Việt ở nhà với hai bé dùm cho bà mẹ nầy, chớ có để chúng gọi bà nội là " You you " Thì thật là đau lòng!!! ( cười) Chắc chính vì thế! mà chúng tôi được hai con bé gọi " Ông "và " Bà " Còn ông bà ngoại thì nói tiếng Mỹ thì được gọi theo người Mỹ. Ôi các cháu của tôi, nói tiếng Việt như người ngoại quốc nói tiếng Việt vậy? Thôi đành chịu chứ biết làm sao???

    Thôi trở lại cái chuyện sắp hàng nhé! Cho đến khi chúng tôi đến được cái bàn thứ nhất, họ đưa cái phiếu cần phải ghi tên tuổi và địa chỉ số phone. Xong rồi họ phát cho một tấm coupon, cầm tấm coupon lại sắp hàng tiếp để được, đến gian hàng chọn một trong những sản phẩm mà họ dành để phân phát cho khách hàng. Chẳng còn bao nhiêu người nữa thì đến chúng tôi, thì bỗng dưng có một người đàn bà Á Đông ăn mặt rất sang trọng áo coat đen, tiến về phía chúng tôi gợi chuyện, như chúng tôi có phải là Người Việt không? Khi biết chúng tôi là người Việt, bà ta khen bé Vy xinh quá etc… trông bà thì có vẻ lớn hơn tôi vài tuổi thôi. Bà ta cứ đứng sát về phía chúng tôi, sau cái gật chào bà, Ngọc Lâm thắc mắc hỏi nhỏ tôi:

    - Do you know her Mẹ?
    - Không con, mẹ không có quen biết với bà ta.
    - Mẹ, i think she try to...
    - Mẹ biết con à!

    Quả nhiên Ngọc lâm nói không sai về bà ta, trong ánh mắt Ngọc Lâm có sự khó chịu về bà ta, nên Ngọc Lâm nhìn về phía khác! Bà ta bắt đầu lên tiếng:

    - Cho đứng chung nha! Vì ông xã đang đợi mình ở ngoài xe.

    Tôi không thể ngờ một đàn bà Việt Nam đã nhiều tuổi như bà ta, xem cách ăn mặc thì lại không thể tin là một người thiếu tư cách như thế! Thật không thể ngờ cho được, chỉ vì quyền lợi nhỏ ấy! Mà bà ta đã để Ngọc Lâm, một thế hệ sau của chúng ta nhìn bà ta trong sự khinh bỉ, xem ra chẳng đáng chút nào!!! Còn người Mỹ nhìn vào người Việt của chúng ta thì sao? Chẳng phải một con sâu như bà ta làm rầu nồi canh cộng đồng của chúng ta?

    - Bà ơi! Tôi nghĩ là bà nên sắp hàng thì hay hơn, chứ đứng chung như thế nầy thì cũng không phải đâu. Làm như thế thì không công bằng cho những người đã sắp hàng.

    - Tôi nói với ông xã là tôi đi toillete, nên ông đi ra xe đợi tôi ở ngoài parking rồi.
    - Bà à, đây là hai vấn đề khác nhau. Tôi mong bà tôn trọng người khác, đừng để người bản xứ họ sẽ không xem trọng ngườig Việt mình.

    Dù tôi có nói thế nào đi nữa, bà ta vẫn đứng ì ra đó! Làm Ngọc Lâm khẻ nói với tôi:

    - Mẹ, She won't listen to you!

    Tôi im lặng mày chau mày nhìn Ngọc Lâm! Cô con dâu không rành tiếng Việt cho lắm! Hỏi tôi chuyện gì? Tôi nói lại cho cháu nghe, cháu đồng ý là không công bằng cho những người đứng sắp hàng sau chúng tôi. Nhưng bà ta lờ đi như không nghe thấy gì, vẫn chen hàng giữa chúng tôi. Còn Ngọc Lâm thì nhăn mặt theo hỏi tôi:

    -Tại sao vậy mẹ? Bà ta trông rất lịch sự và sang trọng mà mẹ. Có lẽ bà ta sống ở Mỹ khá lâu, sao không biết sắp hàng vậy mẹ?

    Nhìn Ngọc Lâm thắc mắc kể ra cũng buồn cười! Cô con dâu đang sống trong hai văn hóa Việt ở hai gia đình và Mỹ ở ngoài xã hội. Ngôn ngữ Việt thì lại kém, vì không được chăm sóc dạy bảo bằng tiếng từ lúc bé, chỉ hiểu nhưng không nói được trôi chảy cho lắm! Tôi chán nản bà ta, chẳng lẽ nói tiếng Anh to lên cho mọi người nghe hay sao? Thôi cứ vơ đi, như không nghe thấy chi cả!

    Khi đến cái quầy phát gift, thì một đàn ông mặc veston đi tới đứng chung với bà ta. Ngọc Lâm trố mắt nhìn tôi, ra điều lại chuyện gì nữa đây? Tôi chẳng trả lời, mà chỉ nhìn bà ta xem liêm sĩ bà ta nhỏ xíu thôi. Khi cô bán hàng hỏi chúng tôi về tấm coupon, thì chúng tôi được trao đổi ra hai phần gifts cho hai mẹ con chúng tôi. Còn đến hai ông bà có cái bề ngoài lịch sự đó, thì ngớ mắt ra khi cô bán hàng hỏi về coupon, thì cô bán hàng cho ông bà ta biết là phải sắp hàng để điền tên tuổi địa chỉ lấy tấm coupon rồi mới được nhận quà! Chúng tôi nghe ông gây gỗ với cô bán hàng như coupon gì? Đã đến đây rồi thì phải phát quà, còn điền tên thì đưa đây cho ông ta điền, chứ cái hàng dài vậy sao ông sắp hàng cho được? Lại nghe tiếng ông ta cự nự bà vợ có chút xíu cũng không nên thân, bây giờ phải đứng sắp hàng lại.

    Tôi ra khỏi dòng người vây quanh nơi đó! Tôi chỉ tội nghiệp cho bà ta, chuyện nhỏ thật nhỏ mà dở trò mánh mung. Rõ là gậy ông đâp lưng ông! Sau nầy, qua câu chuyện đó Ngọc Lâm biết nói cái câu này:

    " hai ông bà Việt Nam bựa quá há Mẹ! "

    -Sao con biết chữ bựa! Ai dạy con vậy?
    -Con của Mẹ nói they bựa.

    Chẳng hiểu con tôi học ở đâu chữ " bựa " nầy ở đâu? Nếu như tình cờ " ông bà Việt Nam bựa " Mà đọc được câu chuyện nầy xin đừng có bựa nữa nha! Viết xong câu chuyện nầy, tôi đã thấy tôi dư hơi dư sức thật, viết chuyện tầm phào chi nè!


    * Vì cháu bà nội tội bà ngoại.

  10. #20
    Biệt Thự NhuLien's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Xứ Hoa Tiên
    Posts
    1,505
    Vừa định viết xin đất để xây villa thì cái cell gọi liên tu bất tận.

    - Mi đang gì đó?
    - Cháu đang ở nhà!
    - Đi ăn với cậu nha!
    - Hay cậu đến cháu đi sẽ làm lunch cho cậu, được không?
    - Thôi mi đi ra ngoài kiếm gì bỏ bụng.
    - Cháu chưa tắm gì cả.
    - Thì đi tắm đi, cậu sẽ đón mi.
    - Cậu đang ở đâu? Hay là đừng đi được không cậu?
    - Phải đi nhanh lên, bye...
    - Cậu cho cháu một tiếng đồng hồ nha!
    - Ừ, nhanh lên.

    Quái chẳng muốn đi sao cứ bắt ép người ta nhi? Tắm xong chạy xuống lầu nghe Booger ầm ầm, cứ tưởng ông lão đến sớm nên tôi lầm bầm ... Nhưng không phải! Thôi gõ vội vài chữ, còn phải ôm cái ví chạy theo ông lão đây!!! Khổ lắm, cứ bao giờ tôi đề cập vấn đề bị đi ăn thì bị tấn công như: Không ăn gì sao? Sao mà sống? Vậy có người không cần ăn vẫn sống nhăn răng có chết thằng Tây nào đâu?

    Hello bạn vàng! Cho tớ post photo hai người bán hàng rong được không? Cho nàng 24 tiếng trả lời " Non " không thì tớ đây tới luôn nha bác tài.

    Later,

 

 

Similar Threads

  1. về phòng Không Gian Riêng
    By Ryson in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 12
    Last Post: 01-29-2012, 10:12 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:14 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh