Register
Page 1 of 17 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 170
  1. #1

    Nhà sư có cần ăn chay không?

    Các bác ạ, em có một thắc mắc này là:
    Các nhà sư theo Phật Giáo có ăn mặn không? Em đã gặp một nhà sư vào quán kêu tô hủ tíu (thịt) ra ăn. Em có hỏi sư này thì họ nói họ theo phái Theravada gì đó, nên không cần ăn chay...
    Điều này có đúng không? Bác nào thạo về đạo Phật vui lòng nói cho em biết.

    Dalat1953

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Lần sau, có dịp bạn gặp nhà sư ăn hủ tíu thì đừng hỏi vì sao họ không ăn chay, mà hỏi rằng, nếu thầy biết, người ta vì thầy mà xả thịt cho thầy ăn, liệu thầy có ăn không?

    Phật Thích Ca không cấm đệ tử của ông ăn thịt, cá. Quả thật hai hệ phái Nam và Bắc Tông có cách nhìn về sự việc này khác nhau. Người tu theo Nam tông đi khất thực, người ta cho gì ăn nấy, ngay cả thịt cá. Còn có giới luật nào ngăn cản vị sư Nam tông đó chạy vào tiệm mua hủ tíu ngồi ăn hay không và rồi ngồi ăn luôn trong quán đó hay không thì không ai biết. Bạn có thể đặt câu hỏi tại đây: http://www.budsas.org/uni/index.htm
    Còn theo hệ phái Bắc tông thì các tu sĩ không đi khất thực, ở chùa và ăn chay, nghĩa là không ăn thịt lẫn cá.

  3. #3
    Lơ Đãng
    Guest
    Nghe nói Lục Tổ Huệ Năng (sau khi được truyền Y Bát bởi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn) trong khoản thời gian sống với những người thợ săn, ngài thường phải nhúng rau vào nồi thịt của mấy vị thợ săn ấy để ăn. Theo hiểu biết nôm na của LD, Đức Phật Thích Ca muốn truyền lại cho chúng sanh con đường đi đến Niết Bàn (tính thanh tịnh) từ sự giác ngộ của Đấng Tôn Sư, cho nên khi hành động bất cứ một việc gì mà tính thanh tịnh được giử tại một phẩm chất Ba La Mật thì "một cỏi đi về" không còn quá xa.

    Nhìn về phía khác - một người chỉ ăn rau quả nhưng đòi hỏi phải ăn loại rau gì, loại quả gì cho ngon thì tính thanh tịnh không thấy ở nơi đây. Vì thế, như anh Triển đã viết ở trên, những vị khất thực ăn bất cứ gì nhận được... ngay cả Đức Thế Tôn cũng đã làm điều ấy.

    Ghi Chú: LĐ chỉ mới tìm hiểu về Phật khoản 4-5 tháng thôi, cho nên nếu lở mộ phạm thì mong bỏ qua cho.
    Last edited by Lơ Đãng; 11-29-2012 at 01:03 PM.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    anh Lơ,

    truyền thuyết về Lục Tổ Huệ Năng chỗ nói về việc nhúng rau vào nồi thịt mà anh nêu ra đó không được thuyết phục lắm. Bởi vì người tò mò giống như tôi sẽ đặt ngay hai câu hỏi về việc nhúng rau như sau:

    - Vì sao phải nhúng rau vào trong nồi luộc thịt thú rừng? Lục Tổ Huệ Năng thèm hương vị giả cầy chăng?
    - Vì sao phải nhúng rau vào trong nồi luộc thịt thú rừng? Lục Tổ Huệ Năng không thể đi nhặt ba thước củi về tự nấu nước sôi luộc rau, vậy có thể suy ra là Lục Tổ Huệ Năng có mang dị tật trên người, di chuyển khó khăn chăng?


    Bên trên trong câu đầu tiên tôi viết gợi ý anh Đà Lạt 1953 chuyện hỏi vị sư lần sau rằng, người ta vì thầy mà làm thịt thú vật, thầy có ăn không, là có lý do như thế này. Bên Nam Tông, hệ phái tu theo nguyên thủy, người ta quan niệm rằng theo lời kinh ở Trung bộ, Phật dạy về việc ăn thịt cá bằng "tam tịnh nhục".

    Nghĩa là không thấy, không nghe, chẳng nghi.

    • Không thấy, nghĩa là không thấy người khác giết động vật thì mình được ăn (các quán cá kèo ở Việt Nam cá còn nhảy tưng tưng bỏ vào nồi luộc tại chỗ kể như ế!),
    • Không nghe người ta đang giết thú vật thì thịt đó mình được ăn (phương tiện giết gà, bò thời nay chích điện cái rẹt là ngủm củ tỏi, ăn thoải mái).
    • Không nghi, nghĩa là không nghi ngờ rằng người ta làm thịt thú vật là vì mình (trăm người bán vạn người mua, ông sư không ăn thì người khác ăn, tại sao phải nghi ngờ, cứ ăn thoải mái).


    Thật ra, điều thứ ba cũng có cách nghĩ thế này. Nếu như không có người ăn thịt, người giết thú vật cũng sẽ không có. Không có nhu cầu thì không cần cung cấp. Đàn ông không đi ăn phở, hủ tiếu, thì thành phố cũng không xuất hiện khu ngoại ô đèn vàng. Đàn bà không mê giày dép, thì các công ty thiết kế nội thất không phải đau đầu dựng nguyên cái kệ vĩ đại. Nói cho đơn giản thì đó chính là hệ quả của luật bù trừ.

    Do đó ở khía cạnh này, Phật giáo Bắc tông bỗng nhiên có lý lẽ: không ăn thịt thì chẳng ai giết. Điều nghi ngờ thứ ba đã xóa bỏ bằng một phương tiện đơn giản: ăn chay!

    Tuy nhiên, ăn uống chỉ là nhu cầu tạm thời của việc sống còn. Phương tiện giải thoát không phải nằm ở ăn chay. Điều này cả hai hệ phái Nam, Bắc đều thống nhất. Cho nên có thể diễn giải uyển chuyển trong việc tu học khi nghĩ ngợi về chay mặn, là thời nay có quá nhiều phương tiện ăn uống rau quả, ngũ cốc...v.v.v nhưng vẫn đủ sinh tố và cũng không bị đói bụng (thiếu chất đạm), cho nên cứ ăn chay cho bớt độc hại (thú vật vỗ béo bằng nhiều phương tiện hóa học mơ hồ ).

  5. #5
    Lơ Đãng
    Guest
    Đại ca wơi,
    Coi bộ bài kiểm tra của LĐ kỳ này bị rờ zẹc rồi phải không? ( Không sao, 5 tháng thì còn quá ngắn đối với kho tàng kinh Phật.

    "cho nên cứ ăn chay cho bớt độc hại" - tặng anh tấm phiếu của LĐ

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lơ Đãng View Post
    Đại ca wơi,
    Coi bộ bài kiểm tra của LĐ kỳ này bị rờ zẹc rồi phải không? ( Không sao, 5 tháng thì còn quá ngắn đối với kho tàng kinh Phật.

    "cho nên cứ ăn chay cho bớt độc hại" - tặng anh tấm phiếu của LĐ

    Bộ anh đi học võ sao mà "thi lên đai" hay "bài kiểm tra"...

    Anh em thảo luận chơi thôi. Tính tôi không thích ba phải. Khi ai bàn bạc chuyện gì mà cá nhân tôi nghĩ khác, tôi sẽ nói là tại sao tôi không đồng ý và kế đến là nêu ý mình và giải thích tại sao ý mình như vậy. Đâu phải tôi nói ý tôi ra là bắt anh phải theo, cho nên không có chuyện "rờ-zẹc". Bình đẳng thảo luận mới phải đa.

  7. #7
    Chào các bác,
    Em thấy đi tu đạo Phật mà nhất là mặc áo cà sa nữa mà vào quán ăn hủ tíu *thịt) thì kỳ quá. Cho rằng ông sư này giải thích theo giao phái Theravada gì đó, em thấy cũng không đúng, vì hồi xưa nhà em gần Kỳ Viên Tự (góc Phan Đình Phùng và Bàn Cờ, Saigon) cũng hay đến chùa chơi, nhưng chả thấy ông sư nào ăn mặn cả!
    Ngay mẹ em, những hôm cụ ăn chay mà mình lỡ gấp nhầm vào đũa mặn thì cũng còn bị la, huống chi đi tu. Nói chung là bây giờ người ta có vẻ thay đổi nhiều quá, đôi lúc em nhìn những ông sư như vậy, làm mình cũng suy nghĩ không biết có phải là sư thật không nữa.
    Dalat 1953

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Vậy là anh dl1953 gần chùa Kỳ Viên , hai , ba năm trước có một tay Việt Kều đã lừa gạt nhà chùa lấy hết tiền cúng dường nên cho đến bây giờ , chùa vẫn còn dở dang

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by dalat1953 View Post
    Chào các bác,
    Em thấy đi tu đạo Phật mà nhất là mặc áo cà sa nữa mà vào quán ăn hủ tíu *thịt) thì kỳ quá. Cho rằng ông sư này giải thích theo giao phái Theravada gì đó, em thấy cũng không đúng, vì hồi xưa nhà em gần Kỳ Viên Tự (góc Phan Đình Phùng và Bàn Cờ, Saigon) cũng hay đến chùa chơi, nhưng chả thấy ông sư nào ăn mặn cả!
    Ngay mẹ em, những hôm cụ ăn chay mà mình lỡ gấp nhầm vào đũa mặn thì cũng còn bị la, huống chi đi tu. Nói chung là bây giờ người ta có vẻ thay đổi nhiều quá, đôi lúc em nhìn những ông sư như vậy, làm mình cũng suy nghĩ không biết có phải là sư thật không nữa.
    Dalat 1953

    anh Đà Lạt 1953,

    Bà tôi nửa đời bán cá ở chợ, ăn mặn ở nhà. Lúc ông tôi mất, bà tôi ăn chay trường, chuyển sang bán khoai, và niệm Phật mỗi ngày đến khi mất. Bà tôi học vấn tiểu học, viết lách không rành nhưng nhất tâm đảnh lễ, quy y niệm Phật. Nhưng cũng thường lục đục với mẹ tôi là dâu trưởng vì làm thức ăn cho bà đôi khi để gần "khu mặn" quá. Mẹ tôi đau buồn vì bà tôi chấp chặt quá, đau buồn cho sự tu hành của bà tôi bị mây mờ che phủ, chấp chặt vào những thành kiến phản đạo Phật, như vậy sự tu tập không thăng tiến.
    Cũng may, ngày bà tôi mất, bà tôi như được giải thoát, Phật tâm bà mở ra đúng ngày bà hồi dương. Bà tôi nói lời từ bi, như sám hối trước mẹ tôi và cám ơn mẹ tôi có cả đời đã vì chồng con và mẹ chồng phải cực nhọc. Xin lỗi đã khắt khe với mẹ tôi quá đáng. Tôi nghĩ rằng đó là sự tinh tấn tu tập, đó là Phật tánh vậy.

    Tôi hi vọng anh Đà Lạt 1953 hiểu câu chuyện có thật tôi vừa kể trong gia đình tôi.

    Về chuyện "tam tịnh nhục", quan niệm về ăn chay khác nhau của hai hệ phái Nam Bắc tông trong đạo Phật, tôi đã trình bày anh đọc bên trên rồi. Tôi không lặp lại trong phần này nữa.

    Chuyện anh kể về Kỳ Viên Tự ở Phan Đình Phùng không có gì lạ đâu anh (anh xem trong phần Anh ngữ bên dưới sẽ rõ). Vị sư Hộ Thông, trụ trì chùa này từ năm 1953, dưới thời Cộng hòa, theo chi tiết ở đây, tu theo hệ phái nguyên thủy. Chính ông đã có viết về chay lạt trong quyển sách "Người Tu Cần Phải Ăn Chay Không?, Kỷ Yếu Bửu Môn Xuân Mậu Thìn 1987, tr. 100." rằng người tu ăn chay thế nào cũng được.
    Tôi không đọc quyển sách này nên không biết thật sự ông Hộ Tông, trụ trì Kỳ Viên Tự có viết như vậy trong quyển sách đó hay không. Tôi không kiểm chứng được, nhưng nhiều nơi Phật học Nam tông hay trích lời của thầy Hộ Tông về việc ăn chay trong quyển sách này để giảng giải đạo Pháp. Có dịp anh thử tìm đọc quyển sách này của vị sư Hộ Tông xem sao nhé.



    Ngoài ra, tôi có thể tiếp tục chứng minh cho anh thấy về quan niệm ăn chay của Phật giáo Nam tông, tức hệ phái Nguyên thủy. Đó là thời dụng biểu của Đức Dalai Lama. Tôi nghĩ là anh biết ông này. Rảnh rỗi anh có thể viếng thăm trang này: http://www.dalailama.com/biography/q...rs/routine-day

    Trong phần vấn đáp có bài viết về thời dụng biểu của ông ấy: A Routine Day of HH The Dalai Lama. Và có ghi đoạn tôi tô đỏ như sau:



    A Routine Day of HH The Dalai Lama

    When asked by people how His Holiness the Dalai Lama sees himself, he replies that he is a simple Buddhist monk. Even in his daily life, His Holiness remarks that he spends 80% of his time on spiritual activities and the other 20% on Tibet.

    His Holiness is often out of Dharamsala on travels both within India and abroad. During these travels, His Holiness's daily routine varies depending on his engagement schedule. However, His Holiness is an early riser and tries as far as possible to retire early in the evening.

    When His Holiness is at home in Dharamsala, he wakes up at 3.30 a.m. After his morning shower, His Holiness begins the day with prayers, meditations and prostrations until 5.00 a.m. From 5.00 a.m. His Holiness takes a short morning walk around the residential premises. If it is raining outside, His Holiness has a treadmill to use for his walk. Breakfast is served at 5.30 a.m. For breakfast, His Holiness typically has hot porridge, tsampa (barley powder), bread with preserves, and tea. Regularly during breakfast, His Holiness tunes his radio to the BBC World News in English. From 6 a.m. to 8.30 a.m. His Holiness continues his morning meditation and prayers. From around 9.00 a.m. until 11.30 a.m. he studies various Buddhist texts written by the great Buddhist masters. Lunch is served from 11.30 a.m. until 12.30 p.m. His Holiness's kitchen in Dharamsala is vegetarian. However, during visits outside of Dharamsala, His Holiness is not necessarily vegetarian. As an ordained Buddhist monk, His Holiness does not have dinner. Should there be a need to discuss some work with his staff or hold some audiences and interviews, His Holiness will visit his office from 12.30 p.m. until around 4.30 p.m. Typically, during an afternoon at the office one interview is scheduled along with several audiences, both Tibetan and non-Tibetan. Upon his return to his residence, His Holiness has evening tea at 6 p.m. He then has time for his evening prayers and meditation from 6.30 p.m. until 8.30 p.m. Finally, after a long 17-hour day His Holiness retires for bed at 8.30 p.m.



    => Nghĩa là tại am thì ăn chay lạt, vân du thì không nhất thiết ăn chay.
    Last edited by Triển; 11-30-2012 at 08:30 PM.

  10. #10
    Chào bác Hoài Vọng,
    Hồi nhỏ tôi có thời gian học ở trường tiểu học Phan Đình Phùng, đi học về đi ngang chùa Kỳ Viên, chùa xây cũng đẹp. Một thời gian sau nầy đi ngang tôi thấy chùa đã phá đi xây lại, mà xây hoài không xong thì hóa ra là như vậy...
    DL1953

 

 

Similar Threads

  1. Ở không không biết làm gì
    By ngocdam66 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 3731
    Last Post: 04-27-2024, 05:52 AM
  2. Không chân, không tay, không ưu phiền
    By phuongg in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 02-26-2012, 05:11 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:41 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh