Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 20 of 20
  1. #11
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Bảy lý do....

    Đáp lại yêu cầu của hoaivong (có thể cũng của một số khác theo dõi bài viết)...và cũng để củng cố hơn những nhận định của mình, người viết đăng lại một ý kiến của một tác giả ngoại quốc khác -có vẻ đối chọi với ý đã được đăng của người viết-


    Đặng Quang Chính


    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 2017
    David Archibald

    Thứ ba, 12 Tháng 5 2015

    David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trên American Thinker.
    Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?


    1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc
    Tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.

    Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.

    Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn.

    2. Vết thương chưa lành
    Nhật Bản đã đối xử với Trung Quốc như dân tộc nhược tiểu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước đó, Nhật Bản bắt đầu xử tệ với Trung Quốc bằng cách tấn công nước này vào năm 1895, không lâu sau khi Nhật Bản bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa. Tiếp theo đó là 21 yêu cầu của Nhật Bản đối với Trung Quốc vào năm 1915. Chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc bắt đầu xác định ngày Quốc nhục vào những năm 1920. Tiếp theo đó là sự kiện Mãn Châu (Mukden Incident) vào năm 1931 và Trung Quốc bắt đầu tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1937.

    Trong suốt thời kỳ nghèo khó của những năm tháng dưới chế độ Mao Trạch Đông, người Nhật Bản đã được tha thứ (về những hành động của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là những con người thực dụng. Hai người đã nói rằng Nhật Bản không thể bị trừng phạt mãi mãi. Sự thịnh vượng của Trung Quốc gần đây đã cho phép xu hướng bài Nhật sống lại như một hình thức tôn giáo của nhà nước. Ngày Quốc nhục một lần nữa được xác định là ngày 18/9. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo truyền hình quốc gia nêu bật chủ đề về cuộc xâm lược của Nhật Bản. Ngày nay, 70% thời lượng "giờ vàng" của truyền hình Trung Quốc là các bộ phim về Chiến tranh thế giới thứ hai. Có ít nhất 100 bảo tàng ở Trung Quốc được dành để trưng bày kỷ vật về sự xâm lược của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Chế độ tại Trung Quốc đang tạo ra và duy trì tình cảm chống Nhật nhằm cho mình một lựa chọn để đi đến chiến tranh.

    3. Được công nhận như là cường quốc số một
    Trung Quốc là một dân tộc đầy tự hào. Người dân Trung Quốc thực sự phẫn nộ với thực tế rằng Mỹ được coi là quốc gia số một trên hành tinh. Trung Quốc cũng nhận ra rằng để được công nhận là số một, họ phải đánh bại quốc gia số một hiện tại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không chỉ từng bước leo thang gây hấn. Nước này cần một cuộc chiến vì lý do tâm lý của riêng mình.

    Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vào cùng thời điểm mà nước này tấn công Nhật Bản. Do các cuộc tấn công bất ngờ nhiều khả năng thành công hơn nên cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là một cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ còn xa hơn thế. Cuộc tấn công này nhiều khả năng sẽ bao gồm các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tiện ích và thông tin liên lạc của Mỹ.

    Trung Quốc đã cơ cấu lực lượng vũ trang của mình để có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ cao. So với bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này, Trung Quốc có thể là nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho chiến tranh. Nước này có dự trữ ngũ cốc đảm bảo tiêu dùng trong một năm và thậm chí có cả dự trữ thịt lợn chiến lược. Trung Quốc vừa lấp đầy dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình với trữ lượng khoảng 700 triệu thùng dầu.

    Cuộc chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo các nguồn tài nguyên hay duy trì an toàn cho các tuyến đường thương mại của họ. Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các quan điểm đó nhằm giải thích cho những gì mà Trung Quốc đang làm. Bản thân người Trung Quốc đã không đưa ra lời bào chữa nào. Đối với Trung Quốc, sự toàn vẹn lãnh thổ là trên hết. Điều đó là thiêng liêng và không phải là với lý do thương mại tầm thường.
    '
    4. Làm bẽ mặt các nước láng giềng
    Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc là nó phân chia châu Á.
    Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ vùng biển nằm trong yêu sách của Trung Quốc là lãnh thổ Trung Quốc mà không phải chỉ là những hòn đảo. Khi Trung Quốc tìm cách thực thi tuyên bố đó, các tàu buôn và máy bay nước ngoài sẽ phải xin phép để đi qua vùng biển này. Các tàu chiến và máy bay quân sự không phải của Trung Quốc sẽ không được phép đi vào vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc mở rộng xuống tới 4 độ Nam, gần như tới đường xích đạo.

    Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Việt Nam, nước sẽ bị bao bọc trong vòng 80 km của đường bờ biển của mình. Nhật Bản nhận ra rằng các tàu thuyền của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về hướng Đông trước khi chỉ hướng Bắc qua Indonesia và Đông Philippines. Singapore sẽ bị ảnh hưởng xấu do thương mại qua nước này sẽ không còn.

    Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây. Trung Quốc xếp hạng các quốc gia trên thế giới trên phương diện sức mạnh tổng hợp quốc gia, điều mà người Trung Quốc xem là sức mạnh để gây áp lực. Đây là sự kết hợp của sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sự gắn kết xã hội. Khi nó được thực thi, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc sẽ gây rất nhiều áp lực lên các nước láng giềng của nước này.

    5. Cửa sổ chiến lược
    Các chiến lược gia Trung Quốc nhìn thấy một cửa sổ cơ hội chiến lược cho Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, mặc dù họ không công khai chỉ ra cơ sở của quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm rõ điều này. Thứ nhất, quan niệm chiến tranh là không thể tránh khỏi có ý nghĩa rất quan trọng để chiến thắng các trận chiến. Trong bối cảnh Trung Quốc được coi là có một nền kinh tế mạnh, đang tăng trưởng thì quan niệm về sự bất khả kháng này dẫn đến các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc. Với nhận thức đó, Trung Quốc phải tấn công trước khi nền kinh tế của nước này thu hẹp do vỡ bong bóng bất động sản. Điều này giải thích sự gấp rút hiện nay của Trung Quốc trong việc xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.

    Một vấn đề khác đặt ra với Trung Quốc là sự hung hăng và gia tăng chi tiêu quân sự đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải tái vũ trang và thiết lập các liên minh. Sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc nếu tấn công trước khi các nước láng giềng của mình vũ trang ngày càng lớn hơn.

    Một khía cạnh cân nhắc khác là chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama được xem là một tổng thống yếu và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. Chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ đã mất của Trung Quốc và nhận thức về cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc vẫn còn khá phổ biến trong giới quân sự Mỹ. Tổng thống Obama đã gây ra một số tranh cãi khi có một số chính sách không nhất quán dẫn đến hỗ trợ Trung Quốc. Trong khi một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chống lại Trung Quốc thì chính quyền của ông Obama đang làm hết sức mình để bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ với các quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2.

    Tổng thống Obama đã trải qua thời thơ ấu ở Indonesia và có thể đã chứng kiến rất nhiều thái độ bài Hoa (người Trung Quốc đã và đang là các thương gia và chủ tiệm thành công hơn) trong chính những năm tháng đầu đời. Cũng giống như thời thơ ấu của Valerie Jarrett ở Iran, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách của ông.

    6. Bệnh tự kỷ nước lớn
    Đây là một thuật ngữ được tạo ra bởi chiến lược gia Edward Luttwak để mô tả một thực tế rằng Trung Quốc dường như không quan tâm gì về tác động của các hành động của mình đối với các nước láng giềng. Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích của riêng mình. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là Trung Quốc không thể chấp nhận được khả năng của những điều không diễn ra theo cách mà nước này muốn. Luttwak cũng cho rằng người Trung Quốc phóng đại tư duy chiến lược của riêng mình.

    7. Chủ tịch Tập Cận Bình
    Mặc dù việc chuẩn bị cho cuộc chiến này đã được bắt đầu vào những năm 1980, song sự hung hăng gia tăng gần đây được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người được coi là Thái tử đảng trong những năm đầu sự nghiệp, đã bị ấn tượng bởi cách cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 đã được sử dụng để củng cố quyền lực trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung được nhiều quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị. Được biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ cầm quyền trong vòng mười năm trước khi rời chính trường. Chỉ trong hai năm trên cương vị Chủ tịch nước, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã làm dấy lên khả năng phục hồi vị trí chủ tịch đảng (từng bị bãi bỏ bởi Đặng Tiểu Bình nhằm không để tái hiện một Mao Trạch Đông khác) nhằm giúp Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền từ vị trí đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải qua một thời kỳ khắc nghiệt làm cho ông trở nên cứng rắn qua những sự từng trải trong cuộc sống. Ở tuổi 15, ông được gửi đến sống và làm việc với nông dân tại một vùng quê khô cằn sỏi đá sau khi cha của ông bị thanh trừng. Ông sống trong một cái hang. Người chị của ông đã tự vẫn trước sức ép của lực lượng Hồng vệ binh.

    Nhật Bản
    Nhật Bản nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này đang được đẩy về phía mình và nước này đang tiếp cận nó với sự tiên lượng trước. Nhật Bản coi cuộc chiến này là không thể tránh khỏi, mặc dù gần đây Thủ tướng Abe đã diễn ra yêu cầu gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Indonesia. Cuộc gặp đã diễn ra căng thẳng do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hàng chục nghìn người dân đất nước của Thủ tướng Abe phải trả giá. Thủ tướng Abe đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một phần của nỗ lực của ông nhằm đảm bảo rằng Mỹ và Nhật Bản sát cánh đối phó và đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc.

    Mỹ
    Mỹ tin rằng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cần phải được duy trì vì an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó có thịnh vượng của riêng Mỹ, vì điều đó dựa phần lớn vào thương mại thế giới. Vì vậy đối với Mỹ, cuộc chiến này sẽ xoay quanh việc duy trì sự tiếp cận đối với các lợi ích chung toàn cầu. Quân đội Mỹ đã không cập nhật cho công chúng nước này về tất cả sự chuẩn bị của Trung Quốc đối với chiến tranh, có lẽ bởi vì họ không muốn bị coi là làm leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không còn nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một cuộc chiến. Vấn đề chưa rõ chỉ là thời điểm.

    Sự hung hăng của Trung Quốc hóa ra lại là may mắn đối với Hải quân Mỹ, một lực lượng trước đó đã thiếu một mối đe dọa đáng tin cậy và phải đối mặt với sự cắt giảm liên tục. Hiện có một xu hướng nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của đối phương. Người Trung Quốc có thể đã đọc được các báo cáo của Hải quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của họ, điều có thể đã làm họ càng củng cố quyết tâm hơn nữa.

    Cuộc chiến này sẽ được thực hiện như thế nào
    Sẽ có hai chiến trường chính: Biển Hoa Đông ở phía Bắc của Đài Loan và Biển Đông ở phía Tây của Philippines.
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (lần cuối cùng bị Nhật Bản chiếm đóng khoảng 100 năm trước đây) và toàn bộ chuỗi Ryuku từ quần đảo Yaeyama ở cực Nam tới đảo Okinawa ở phía Bắc. Nếu Trung Quốc chiếm được quần đảo Senkaku, nước này cũng đồng thời có thể nắm giữ được quần đảo Yaeyama. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kỷ cách quần đảo Senkaku khoảng 300 km về phía Tây. Căn cứ này có thể tiếp nhiên liệu với 10 đường bay cho trực thăng cất cánh. Điều này cho thấy cuộc tấn công khởi đầu sẽ do trực thăng thực hiện bay vượt trên các tàu tuần duyên của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku.

    Trung Quốc có một hạm đội tàu đánh cá khá lớn và tàu buôn với sức vận chuyển lên tới 70 triệu tấn. Nước này đã sử dụng đội tàu đánh cá của mình để quấy rối lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và tới tận phía Đông quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima. Điều này cho thấy các tàu đánh cá có thể được sử dụng để đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc nhằm tấn công các căn cứ của Nhật Bản trên một phạm vi rộng, điều được coi là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Những lực lượng này sẽ được sử dụng như vật hiến tế để gây ra tình trạng lộn xộn tối đa nhằm làm nhụt chí lực lượng quốc phòng Nhật Bản. Ở phía Bắc, cách thức của Trung Quốc sẽ là chiếm giữ và cầm cự chống lại sự phản công của Nhật Bản và Mỹ.
    Tại Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng 7 pháo đài khổng lồ và một đường băng. Các pháo đài được thiết kế với tháp pháo phòng không đứng ở các góc nhằm giúp mỗi tháp pháo đều có phạm vi hỏa lực ít nhất là 270 độ. Các pháo đài dường như được thiết kế nhằm tấn công trừng phạt với cường độ lớn và cầm cự cho tới khi chúng được giải vây. Trung Quốc sẽ thắng nếu vẫn giữ được các pháo đài này cho tới thời điểm cuối cuộc chiến.

    Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu cuộc chiến ở phía Nam với các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ của các nước khác trong quần đảo Trường Sa cũng như các căn cứ của Mỹ tại khu vực về phía Đông tới tận đảo Guam. Một cuộc chiến kéo dài sẽ có hại cho Trung Quốc do trên tuyến đường tiếp vận từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, tàu thuyền và máy bay rất dễ bị tấn công. Việt Nam đã và đang nâng cấp hệ thống radar của mình và nước này hy vọng tất cả các nước tham chiến không phải Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin mục tiêu. Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ tại Philippines sẽ có thể theo dõi các mục tiêu Trung Quốc được trao đổi từ phía Việt Nam. Singapore nhiều khả năng sẽ vận hành các máy bay F-15 của mình ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc sẽ ở vào cuối tầm bay khi tới được quần đảo Trường Sa.

    Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã nâng số lượng các căn cứ tại Philippines với mục đích gia tăng sức mạnh tấn công nhằm đánh bật Trung Quốc khỏi các pháo đài mới xây dựng của họ. Một số hệ thống vũ khí của Mỹ như tàu USS Zumwalt có thể sẽ phải được triển khai để đạt được mục tiêu này.

    Trong bức tranh lớn hơn, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ cố gắng để phong tỏa nhau, chủ yếu là bằng lực lượng tàu ngầm của mỗi nước. Hải quân Nhật Bản có chất lượng cao hơn Trung Quốc và rất nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến phong tỏa lẫn nhau này.

    Ngành công nghiệp trên toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến này. Đặc biệt, ngành công nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị đình trệ nhanh chóng, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Cuộc chiến càng kéo dài thì vị thế tương đối của Trung Quốc sẽ càng tồi tệ. Thịt sẽ biến mất khỏi khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Đậu tương không bán được sẽ chất đống trong các kho của Mỹ.

    Việc loại bỏ các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa sẽ cho phép một giải pháp hòa bình dành cho bất cứ ai cuối cùng cầm quyền ở Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa, ngu ngốc và hủy diệt nhất trong lịch sử, song đó là những gì đang đến.


    David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington.
    Bài viết được đăng trên American Thinker.

  2. #12
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Về cuộc bầu cử tại Mỹ 2016

    Về cuộc bầu cử tại Mỹ 2016


    Tại Bắc Âu, bây giờ là ngày 07.11.16. Do đó, người dân tại đây (cư dân Việt) vẫn còn có thể bàn xui, tán ngược về cuộc bầu cử tại Mỹ.

    Nhiều bài viết của nhiều người, đã được đưa lên Diễn đàn, với những phân tách ưu, khuyết điểm của hai ứng cử viên, Hillary và Trump. Họ nói theo đủ kiểu. Qua bài này, tôi chỉ thêm vào vài nhận xét. Nếu bài viết đem lại chút thú vị cho người đọc, cũng là việc đáng bỏ công để làm.

    1) Thành kiến
    Nhiều người cứ nói riết thành quen, một ý nghĩ như sau: mọi việc bầu cử tại Mỷ đã được định sẵn bởi một thế lực sau hậu trường. Có người đưa chứng cớ, các cuộc họp của những tay tài phiệt (nhóm tài phiệt) quốc tế. Lần chót tại Thụy Sĩ (thì phải). Hình chụp buổi họp khá rõ, có vợ chồng Clinton ngồi tham dư.

    Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhưng, Trump cũng không xa lạ gì với gia đình Clinton. Riêng Trump, nói theo lối thời thượng hiện nay tại VN, cũng là một đại gia có tầm cỡ. Không lẽ Trump hoàn toàn không biết gì về thế lực đó hay sao?

    Nếu không biết, chắc ông ta sẽ lãnh "đầu máu" rồi!... Đến giờ, mọi người thấy rất rõ là, không biết thế lực sau lưng (hậu trường) là ai, nhóm nào. Nhưng cứ nhìn đám truyền thông "đánh Trump" thì rõ đó là một thế lực. Sức mạnh của truyền thông. Đó là sức mạnh thứ tư trong một quốc gia, sau hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong công việc kinh doanh của Trump, cũng có những lãnh vực có liên quan đền truyền thông. Nhưng, dù trong tay Trump có một hai tờ báo, một hai hệ thống TV...có thể nào so cựa với số lượng gấp hai (hay hơn thế nữa) như vậy không ?. Nếu thật vậy, ta có thể dùng lối diễn tả của VN như sau, gắn cho Trump là người có "gan cóc tía" (nghiến răng chống trời mà!...). Nếu biết mà cứ làm, quả là "gan ông cóc tía"!

    Một câu nói khác đã trở thành quen nơi lỗ tai nhiều người là, Mỹ không ai là bạn, không ai là thù vĩnh viễn.

    Chưa nói đến nội dung, chỉ xét qua thực tế, đã thấy câu đó không hoàn toàn đúng. Thật vậy, từ hồi lập quốc đến nay, có bao giờ Mỹ có đường lối tách lập hẳn với Anh, Đức, Pháp...và sau này là Úc (trừ trường hợp có chiến tranh với Đức những năm 1939-1945 và với Đông Đức sau đó).

    Về phần nội dung, người nào đưa câu nói đó để viện chứng điều gì đó, theo họ là hợp lý, vì đó là, do họ ứng dụng một cách chung chung. Nói cho cùng, đó là cách nói khác, diễn tả sự xuống dốc về đạo đức của nước Mỹ nói riêng và cả thế giới, nói chung.

    Thực tế xảy ra không lâu trước đây, đã chứng minh điều đó. Sau thế chiến thứ hai, trong vai trò kẻ thắng trận, nước Mỹ vào những năm 1945-1965, là một đại cường quốc đúng nghĩa. Mạnh về cả kinh tế và quân sự. Thời đó, người ta còn có lối diễn tả xã hội Mỹ là, thiên đường Mỹ quốc. Người dân đầy đủ về vật chất, tinh thần (sau chiến thắng) rất sung mãn. Trong nước an ninh. Trên thế giới, gần như đâu đâu cũng có đồng minh và các căn cứ của Mỹ (dĩ nhiên, trừ Liên sô và Tàu). Không những thế, Hiệp chủng quốc rất hào phóng. Đổ tiền, qua chương trình Marshall, viện trợ cho Âu Châu và giúp Nhật tái thiết..v..v..

    Nói chung là thế. Nhưng, nhìn kỹ vào đất Mỹ, họ lo lắng về sự bành trướng của chủ nghĩa CS, nên điều đó đã đưa tới chủ nghĩa Mccarthyisme. Nghị sĩ Mỹ, Joseph McCarthy, là người có chủ trương này; một chủ trương săn đuổi, truy tìm những người CS hay những kẻ có khuynh hướng theo Cộng. Một số trí thức, học giả Mỹ thời đó đã bị chủ thuyết này gây nhiều rắc rối, chẳng hạn diễn viên nổi tiếng Charles Chaplin, kịch tác gia Arthur Miller..v..v.. Cao trào của chủ nghĩa diễn ra trong những năm 50-54 (1). Dĩ nhiên, việc Mỹ thay chân Pháp để chống lại bọn theo Tàu vào năm 1945 tại Việt Nam (người CS gọi là "Sen đầm Quốc tế) có thể ban đầu, do tự hào của một kẻ chiến thắng một cuộc đại chiến thế giới; nhưng sau đó, là do lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa CS (50-54) nên mới có chuyện be bờ CS và thuyết Domino chống Cộng.

    Chuyện một tay nghĩa hiệp, thấy một cô gái bị uy hiếp bởi bọn thảo khấu mà ra tay cứu vớt...rồi sau đó, phải lòng cô gái, thì chuyện sau chỉ là hệ quả. Chúng ta không chắc là, ngay khi cứu cô gái anh chàng đã phải lòng cô ta. Nhưng, khi cứu được rồi, tình cảm nẩy nở giữa hai người, có khi phải trải qua vài tháng hay cả năm. Suy ra tình trạng của cô gái miền Nam Việt Nam cũng không quá đáng. Mốc đánh dấu anh chàng đặt câu hỏi, xem cô ta có muốn anh làm chồng không, cũng có thể rơi vào giai đoạn 1963, khi Mỹ lật đổ chính quyền ông Diệm. Mọi sự xáo trộn sau đó và vì tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng, nên người Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Kế tiếp, dù là vợ chồng, nhưng cô gái ngoại tình trong tư tưởng, nên anh chàng phải kiếm cách buông ra. Có ai lại chịu thiệt thòi đến 58.000 sinh mạng (lính Mỹ) và rất nhiều của cải, để thấy một dân tộc hình như chưa thoát hẳn tư tưởng thân Cộng (Mỹ không ngờ rằng, người dân vùng xôi đậu, NẾU có thấy được sự gian trá của CS, cũng không dám dứt khoát chống Cộng, vì bản thân hay chính gia đình họ, bị áp lực bởi chính sách KHỦNG BỐ của Việt Cộng). Nói thêm ở đây là, năm nay là năm 2016, người dân trong nước đã thấy rõ sự gian trá của VC mà vì chính sách KHỦNG BỐ nên người dân trong nước còn chưa dám vùng lên đuổi bọn bán nước; chứ đừng nói đến những năm trước năm 1975, một thời điểm vàng thau lẫn lộn.

    Nhưng, người Mỹ cũng như nước Mỹ, họ cũng chẳng dại triền miên. Nếu cá nhân chúng ta, hay đất nước chúng ta cũng thế, đâu thể vì "nghĩa vụ quốc tế" mà cứ gánh vác mãi sự thua lỗ. Vì thế, cho đến năm 1969, khi Tổng thống Mỹ Nixon cử Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia, cũng là lúc những lợi hại trong việc gánh vác cuộc chiến VN, được kết toán theo cách khác. Người được chỉ định làm công việc này chính là Kissinger, kẻ đưa ra quan điểm thực dụng, được gọi là ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực). Triết lý chủ đạo của ông là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia (2)

    Cuộc chiến VN đem lại gây ra sự trì trệ cho nền kinh tế Mỹ. Sau đó, những suy trầm kinh tế khác đã đưa người Mỹ đến quyết định bỏ rơi VN. Chưa kể, nguyên do chính yếu khác là Mỹ đã có thể xâm nhập vào thị trường tiêu thụ khổng lồ của Tàu sau chính sách ngoại giao "bóng bàn", diễn ra vào năm 1971. Chưa kể có người còn thêm vào nguyên do, bởi Mỹ muốn dành ưu tiên cho việc tiếp trợ Do Thái vào những năm sau 1970. Chỉ lý do kinh tế (chi nhiều cho chiến tranh VN và có thể xâm nhập Tàu) đã khiến anh "Sen đầm" có thể đổi hướng, nói gì đến việc cộng đồng Do Thái tại Mỹ -ảnh hưởng đến chính sách quốc gia của Mỹ lại tạo được ảnh hưởng lên chính phủ và chính sách của Mỹ. Phong trào phản chiến cũng là một tai hại không nhỏ. Đúng là miền Nam Việt Nam đã rơi vào hoàn cảnh bi đát, hết thuốc chữa!

    Những lý do trên, đúng nhiều hay ít, không nói lên được cái đạo đức suy đồi, do người viết đã nêu trên. Người Mỹ, chính phủ Mỹ đã lậm sâu vào chính sách thực dụng. Rõ rệt nhất là việc nối lại bang giao với Tàu của Clinton. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn tại Bắc Kinh, Mỹ và nhiều nước Tây phương khác đã ra lệnh cấm vận đối với Tàu. Nhưng, thực trạng sau đó là gì?. Đó là: "Trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 1992, ông Bill Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn và « những tên đồ tể Bắc Kinh ». Sau khi vào Nhà Trắng, trong thời gian đầu, Tổng thống Clinton đã gắn việc phát triển quan hệ thương mại song phương với việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng rồi, đòi hỏi này đã nhanh chóng bị lãng quên" (3).

    Đối với VN, sự thật cũng không khá hơn. Chính ông vào ngày 11-7-1995 đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa hai nước cựu thù và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương. Vào ngày 02.07.2015, kỷ niêm 20 năm bình thường hóa bang giao, Clinton nói: “Những gì chúng ta làm hôm nay là làm cho xã hội của chúng ta hạnh phúc, tiếp cận với nhau không phải bằng nắm đấm, bằng sự thù hận, mà bằng vòng tay mở rộng.” (4). Việc mở rộng đó như sau: "Hai mươi năm trước, thương mại hai nước là 500 triệu đô la Mỹ, nay đã lên tới 35 tỉ đô la Mỹ; Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào thị trường Mỹ". Ông phú hộ Mỹ ngày nay chỉ đưa "nắm xôi" cho thằng Bờm mà đổi lại được lợi không ít, vì thằng "Bờm VC" không chỉ đưa cho ông phú hộ cái quạt mà còn nhiều thứ khác. Chắc chắn thế, vì con người hào phóng của nước Mỹ vào những năm sau 1945 và trước khi bỏ rơi VNCH vào năm 1975, đã trở thành tên phú hộ với đầu óc vụ lợi đặc sệt. Việc nhân quyền, được hắn nêu ra, chỉ làm lấy có.

    2) Hệ quả của các điều nói trên, gây ra nơi cuộc tranh cử năm 2016 tại Mỹ, ở mức độ nào đó, cũng chẳng qua là việc đấu tranh giữa sự thật và gian dối, giữa sức mạnh đạo đức và sức mạnh kinh tế.

    Nếu Hillary thắng cử, đó phần nhiều do sức mạnh kinh tế (quỹ bầu cử dồi dào) đưa đến nắm được sức mạnh truyền thông.
    Cái sức mạnh truyền thông thấy gần nhất là cách báo chí, TV phổ biến đường lối làm việc của FBI. Lần trước, FBI tuyên bố là việc dùng email của Hillary chỉ là "quá bất cẩn". Vừa rồi, nói là sẽ xét thêm mấy chục ngàn email còn sót. Người dân nghe tin, phân vân không biết bao giờ FBI mới thực hiện xong sự xem xét đó. Bây giờ, chỉ đôi ba ngày trước khi kết thúc bầu cử, lại cho rằng, mọi việc liên quan đến email coi như chấm dứt từ đây. Lối làm việc khiến người ta hình dung như là "nắm đấm", đưa ra để kết thúc trận đấu.
    Mọi người theo dõi kỹ cuộc vận động có thể thấy được rằng, vụ email gây ảnh hưởng tốt cho phe ông Trump không ít. Ông đã tung nằm đấm đó đến đối phương. Sức đấm càng mạnh, nếu không trúng địch thủ, càng làm người đánh mất thế. Nếu đối phương gồng mình chịu được, sức phản hồi trở lại người đánh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Vì không có bằng chứng cụ thể, nên nắm đấm của ông Trump không thể như là vật nhọn, chọc thủng quả bóng của đối phương. Do vậy, trái bóng đã tung ngược trở lại...và ông Trump lãnh đủ!.

    3) Nếu Hillary thắng, không lẽ đó là cái thắng của kinh tế, của sự mất đạo đức?
    Điều đó có thiệt gì cho dân Mỹ?. TT Mỹ, Clinton, được người dân coi như là một Tổng thống có tài,"thiên tài" vì vực được kinh tế Mỹ đi lên (qua việc nhảy được vào thị trường tiêu thụ Tàu) nên được họ thông cảm đặc biệt. Vụ Monica là một ví dụ. Dân Mỹ, bây giờ, điều thiết thực đối với họ gần như là, GDP của đất nước có tăng không (?).. thất nghiệp nhiều hay ít (?).. lợi tức của họ ra sao (?).. (những điều này cũng do truyền thông, bấy lâu nay, đã tạo nên ảnh hưởng đó) nên sau vụ "khủng hoảng" bầu cử, mọi việc đâu lại cũng vào đấy. Có kéo dài chính sách của Bill Clinton, qua Obama rồi đến Hillary cũng chẳng sao, miễn là những điều trên đừng gây khủng hoảng gì nơi đời sống của họ. Không chừng, họ còn hân hoan hơn, khi nước họ có "mốt" mới, một người đàn bà đầu tiên làm Tổng thống...?!.

    4) Nhưng cái hân hoan nhất mà ta có thể cảm thấy nơi họ là, họ đã được "giải phóng"!. Mọi điều vướng mắc trong tâm của họ, từ lâu nay, đã được ông Trump nói ra rồi. Xã hội Mỹ mà. Cái gì cần và muốn nói, nói cho hết mức... và rồi, theo đa số -luật chơi mà họ tôn trọng bấy lâu- họ phải phục tùng theo nhóm đã có nhiều phiếu nhất. Đó là cách thế dân chủ mà lâu nay họ đã cổ vũ trên khắp thế giới!.

    Điều cảm nhận nói trên không do chúng ta nghĩ ra. Xem nước Anh gần đây là rõ nhất. Chính quyền Cameron muốn gia nhập EU, nhưng để người dân được trưng cầu dân ý. Kết quả là, người dân muốn rút ra. Trưng cầu xong, chính người dân muốn trưng cầu lại. Nhưng, đến giờ, đúng là "ván đã đóng thuyền"!

    Để kết luận, chúng ta nói chắc chắn rằng, dù Hillary hay ông Trump đắc cử, nước Mỹ vẫn tiếp tục đi tới. Nhưng, nếu không lấy lại được thăng bằng do quá nghiêng về quan điểm thực dụng, nước Mỹ và dân Mỹ sẽ từ từ đi đến chổ suy thoái. Chưa đến thời kỳ đó mà giờ đây nước Mỹ đã bị Tàu và Phi nhìn với con mắt, khác hẳn với cái nhìn về nước Mỹ, khoảng 50 năm về trước. Riêng Phi, bài bản của họ cũng chẳng khác gì Mỹ, chỉ là, không có bạn và kẻ thù lâu dài. Tàu giúp hàng chục triệu để Phi bài trừ ma túy (không nói gì đến nội bộ nhân quyền như Mỹ) thì tội gì không bắt tay với Tàu. Sở dĩ, Phi không dứt khoát với Mỹ vì biết rằng ông "phú hộ" này muốn duy trì con đường giao thông hàng hải quốc tế của mình...và vẫn còn o bế mình. Tất cả liên hệ chỉ dựa trên cái lợi mà thôi. Rồi tất cả các nước trên thế giới sẽ làm giống Mỹ theo câu nói này. Cũng như Mỹ, khi tách khỏi Anh quốc, đạo đức của họ, từ ban đầu rất cao, rồi sau đó giảm dần. Bây giờ, Mỹ chỉ nói chứ không thực sự tôn trọng nhân quyền như năm bảy chục năm trước.

    Nói rằng nước Mỹ (hay bất cứ nước nào sẽ suy thoái) là có lý do. Lý do cũng dễ hiểu. Vì, cuộc sống của một cá nhân, một đất nước không chỉ thăng tiến bởi chỉ có đời sống vật chất cao hơn mà thôi!.



    Đặng Quang Chính
    07.11.2016
    23:53



    Ghi chú:
    (1) https://no.wikipedia.org/wiki/Mccarthyisme
    (2) http://nghiencuuquocte.org/2015/05/28/henry-kissinger/
    (3) http://vi.rfi.fr/chau-a/20140529-vu-...voi-trung-quoc
    (4) http://www.thesaigontimes.vn/132488/...hinh-minh.html
    Last edited by chuongd; 11-09-2016 at 12:27 AM.

  3. #13
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc

    Đĩa sà lách Mỹ quốc
    (chuyện dài)


    Dẫn nhập:
    - Nói là "chuyện" vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
    - "chuyện dài": khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
    - Như tựa đề: "sà lách", nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung...nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
    - Nói là "sà lách" nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác...hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.

    -----------------------------------
    Đĩa sà lách Mỹ quốc


    Những bài viết trước đây, lâu lắm rồi, do nhiều tác giả và cũng từ những bài viết có tính giáo khoa (hướng dẫn những người mới trở thành cư dân của nước Mỹ) thường nói đến đĩa sà lách vĩ đại của nước Mỹ.

    Lối ví von như thế ngầm nói rằng, đó là một nước đã tập hơp được nhiều sắc dân -Hiệp chủng quốc mà-...nhưng qua đó, nói lên tự hào một dân tộc mới lập quốc, đã có khả năng làm biến dạng; hay nói đúng hơn, đã tổng hợp được nhiều nền văn hóa khác nhau.

    Không kể nguồn gốc cơ bản của những thành phần xã hội cơ bản, cứ xem lai lịch của hơn 40 vị Tổng thống Mỹ quốc, chúng ta thấy rõ sự đa dạng chủng tộc và văn hóa như thế nào. Đó là nói tổng quát, nhưng Hiếp pháp nước Mỹ đã định rõ là, chỉ những người sinh tại Mỹ, mới được ứng cử Tổng thống. Vì thế, lý lịch của TT Obama đã được "hâm" đi hâm lại, từ lúc ông ấy ra ứng cử Tổng thống, cho đến gần đây, qua cuộc bầu cử TT năm 2016, cũng "bị" đưa ra "nấu" lại.

    Chuyện đó có lạ lắm không?
    Nếu là "lạ", chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên hơn, khi so sánh với VN. Sau năm 1975, con "Ngụy quân, ngụy quyền" đừng hòng ngóc đầu lên trong xã hội mới. Bây giờ khá hơn trước. Nhưng ngóc đầu đến mức độ nào thôi, chứ không thể là "cây cổ thụ" trong nhóm người quản lý đất nước. Đừng nói chuyện sẽ tranh chân trong nhóm Bộ Chính trị của người CS. Trong ban chấp hành Trung ương còn chưa được. Tầm nhắm đó còn cao quá. Chỉ xin được tuyển vào trường Công an mà còn bị xét lý lịch đến ba đời!. Rõ ràng đó chỉ là một chế độ phong kiến được tạo hình dáng mới. Vì thế mới có cô giáo làm bài thơ: "Đất nước minh ngộ quá phải không anh?".

    Chuyện lạ ở Mỹ bây giờ mới có dấu hiệu ló ra?
    Người Mỹ có thể chủ quan, tưởng là có thể "đồng hóa" các sắc dân nhập cư. Điều đó, trước đây chưa có gì được xem như là chứng cứ để chứng minh ngược lại. Bây giờ, nó đã lộ ra từ từ. Những người Hồi giáo, dù cực đoan hay không, không thể bị "hòa trộn" trong đám sà lách đó. Trẻ em Hồi giáo được dạy dỗ là, chỉ có đạo của họ mới là "chính thống"!. Các tôn giáo khác chỉ là tà giáo. Do đó, gần đây mới có những vụ bạo động, giết người khủng bố mà các thành phần đó chính là con em của những thế hệ đã nhập cư vào nước Mỹ trước đây.

    Có thể đĩa sà lách Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thối rữa?. Nếu đúng thế, cũng chưa hẳn là do những hột ô liu có màu xanh, vàng hay đen. Nó bắt đầu thối rữa, do những lá sà lách đã tạo nên tên gọi của món ăn này.

    Khi lập quốc, nghĩa là lúc Mỹ đã tách rời Anh Quốc, khuynh hướng của các lãnh đạo thời đó là theo chế độ Cộng Hòa. Dân số ít, tài nguyên dồi dào khiến mọi người dân tưởng như đã đến được miền đất hứa. Thiên đàng Mỹ quốc đã nảy sinh trong tư tưởng người dân từ dạo đó. Nhiều dạng tôn giáo đã bị cấm trước đây tại Anh đã được phát triển tự do tại đất nước này. Người dân tôn sùng đạo của mình và người khác. Tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do được xem là lý tưởng của dân tộc Mỹ.

    Nhưng, khi cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra, vì nhiều nguyên do, Tổng Thống Mỹ Nixon đã dùng Kissinger làm cố vấn cho mình. Từ đó, chính sách thực dụng của Kissinger đã đặt cuộc chiến VN trên bàn cân, tính toán làm sao cho sự giúp đỡ đó có lợi hơn cho nước Mỹ. Sau khi màn "Ngoại giao bóng bàn đã thành hình, hai nước tiến đến hợp tác. Việc bỏ rời VN, từ sự tính toán hơn thiệt đó, là một trong nhiều nguyên nhân khác.

    Từ TT.Nixon đến TT.Bush, kinh tế Mỹ trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bill Clinton đã đắc cử Tổng thống nhờ chiêu bài vực dậy nền kinh tế trì trệ đó. Vì thế, khi tranh cử Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn của Tàu và chính quyền đó là "Những tên đồ tể Bắc Kinh". Khi đắc cử xong, Clinton gắn liền việc nhân quyền và mở lại bang giao. Nhưng không lâu sau, đòi hỏi đó đã bị quên lãng!.

    Đối với Việt Nam, tình trạng cũng không khác gì. Năm 1995, chính quyền Clinton đã bãi bỏ cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.

    Nhờ thế, nền kinh tế dưới thời Clinton đã phục hồi trở lại. Clinton tự hào về điều đó và dân Mỹ cho đấy là thành công và là dấu hiệu một Tổng thống có tài!.

    Sau đó, vì nước Mỹ tạo ra cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, nên đấy cũng là một trong những yếu tố làm nền kinh tế ngưng trệ. Tổng Thống Obama, sau khi đắc cử không lâu, do chủ trương hòa hoãn nên đã được trao giải Nobel hòa bình. Thật ra, mục tiêu ngầm của chủ trương đó là đặt nặng vai trò làm ăn kinh tế, thay vì những căng thẳng chính trị với các nước đối nghịch. Việc xoay trục về Châu Á của chính quyền Obama có mục tiêu ngầm lớn hơn các lý do khác, cũng là nhằm vào kinh tế.

    Thấy được ý đồ đó của Mỹ, Tàu cứ từ từ lấn lướt Mỹ qua nhiều việc. Cụ thể nhất là Tàu đã xây các bãi đá ngầm, nhắm đến việc kiểm soát đường giao thông hàng hải quốc tế; nơi số lượng hàng hóa đi ngang qua vùng này hàng năm lên đến con số hàng ngàn tỉ Mỹ Kim.

    Những tương nhượng của Mỹ nơi này nơi khác (Cu Ba chẳng hạn) tuy có làm giảm số thất nghiệp và lợi tức quốc gia có tăng lên, nhưng hình ảnh của một nước Mỹ "co cụm" đã hiện rõ!.

    Không lúc nào khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ hùng cường trở lại" lại ăn khách bằng lúc này. Trong khi đó, giới cầm quyền lộ rõ những việc làm có tính mờ ám, tham nhũng. Trường hợp Hillary, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, kết nối chức quyền với quĩ Clinton foudation, có thể bị điều tra về tội tham nhũng (?). Vụ Frank Giustra là việc nổi bật nhất (*). Tất cả những điều trên đã làm chính quyền Obama không còn nhiều uy tín nơi người dân. Vì thế, sự thất bại trong tranh cử đã đến với đảng Dân chủ.

    Nếu cho rằng, đảng Dân chủ, từ Clinton dẫn tới chính quyền Obama đã quá đặt nặng về việc làm ăn kinh tế... vậy, Tổng thống mới của Mỹ -Trump- với bản thân là một doanh gia, có thể ông này còn có một đầu óc nặng về thương mãi, kinh tế hơn nhóm kia thì sao?. Nếu thế, các lá rau "sà lách" này đã từ từ biến chất, hỏi làm sao các thành phần khác của đĩa rau (như các hột ô liu chẳng hạn) sẽ còn giữ được nguyên vị ngon tốt của chúng được?!

    Vấn đề này sẽ được nói đến trong bài tới.



    Đặng Quang Chính
    14.11.2016
    21:51


    Ghi chú:
    (*) https://mail.uio.no/owa/#path=/mail

  4. #14
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (2)

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (2)
    (Tổng thống thực dụng)



    Kết luận của bài viết "Đĩa sà lách Mỹ quốc" tình cờ phù hợp với một trong các nội dung của cuộc họp báo của Tổng Thống Obama ngày 14.11.2016 (1)

    Trong cuộc họp báo, trước khi đi chuyến công du cuối và là cuộc họp đầu tiên, sau khi ông Trump trở thành người kế nhiệm, ông Obama có nhận xét về ông Trump như sau: « Tôi nghĩ ông ấy không phải là một người vì lý tưởng, đó là một con người thực dụng. Và điều này có thể giúp tổng thống tân cử nếu ông ấy có những người tốt quanh mình và nếu ông Trump có được một ý tưởng về mục tiêu muốn hướng tới về phía trước..."

    Chúng ta có thể nói ngay ra rằng: "đúng là mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!.

    Để rõ hơn nhận xét trên, ta quay lại một đoạn ngắn lịch sử của khoảng 50 năm trước đây (không cần lâu hơn nữa).

    Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đưa ra một phát biểu hùng hồn và có sức truyền cảm nhất về cam kết dân chủ của Mỹ "Chúng ta sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, mang bất kỳ gánh nặng nào, đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất kỳ người bạn nào, chống đối bất kỳ kẻ thù nào để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do" (2).

    Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó nên sự kiện Vịnh Con Heo, nhằm lật độ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, được tiến hành vào tháng 4 năm 1961, chưa đầy ba tháng kể từ khi John F. Kennedy lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.

    Chính vì lý tưởng "hung hăng" đó, nên một Tổng thống đồng minh, ông Ngô đình Diệm, vì chống đối, không để quân Mỹ can thiệp trực tiếp bằng quân sự, nên đã bị giết (ở đây, nên nói thêm một ít. Các tướng lãnh bị mua chuộc, sợ bị một cuộc phản đảo chánh -như thời 11.11.1960- nên đã tự họ tạo nên một việc đã rồi, đối với chính quyền Mỹ).

    Nhưng sự "hung hăng" đó đã khựng lại khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962. Vụ khủng hoảng tại Cuba đã được giải quyết khi Liên Sô đã tháo gỡ các tên lửa của họ. Đó là mặt nổi. Thật ra, Mỹ cũng đã tháo gỡ tên lửa của họ tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, sau khi TT. Kenedy đọc diễn văn loan báo việc khám phá tên lửa của Liên Sô và kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ, họ đã biết thêm về phản ứng của Trung Quốc. Chỉ hai ngày sau khi Kennedy đọc bài diễn văn, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thông báo rằng "650.000.000 người Trung Hoa, nam và nữ sát cánh cùng nhân dân Cuba" (3)

    Tại đây, chúng ta nói thêm để rõ hơn về một số luận điểm của một số giới chức Mỹ, khi họ không hiểu sao cuộc chiến tại VN chỉ được "đánh mà không thắng". Luận điểm này được suy luận lung tung của những người Việt, những người cho rằng, cách họ nhìn về đường lối của người Mỹ là đúng nhất. Cuba là một vùng đất cách xa Liên Sô và nhất là Tàu. Thế mà khi muốn gây khó khăn cho Mỹ, Liên Sô đã đưa tên lửa đến Cuba. Khi Liên Sô có căng thẳng với Mỹ, Tàu đã muốn nhảy vào, chung sức với Liên Sô để đánh Mỹ. Nói chi là Việt Nam, nếu sau năm 1965 (Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng) Mỹ-Việt, muốn đưa chiến tranh ra Bắc để dứt điểm cuộc chiến, có lẽ cả Tàu và Liên Sô không thể đứng ngoài (đó là nhận định của giới chức phụ trách quốc phòng trong Tòa Bạch Ốc). Có lẽ một nước Mỹ mà chọi với hai nước (đều có bom nguyên tử) chắc không chết cũng què!...

    Từ nhận định "không chết cũng què", cộng thêm những diễn tiến không thuận lợi trên chiến trường, đã làm cuộc chiến VN kéo dài ngoài ý mong đợi của chính quyền và nhất là dân Mỹ. Vì thấm đòn của cuộc chiến (chi hàng trăm triệu/ngày vào cuộc chiến đó) lại có những sự thỏa thuận ngầm cho việc thương lượng với Tàu, nên khi đã nhận được điện thư đầu hàng của Bắc Việt vào năm 1972, lãnh đạo của Tòa Bạch Ốc đã làm ngơ.

    Chúng ta nên nhớ lại là, chính sách VN hóa chiến tranh đã được thực hiện từ năm 1968, dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Cuối cùng, vào năm 1973, lệnh ngưng bắn do Henry Kissinger, cố vấn an ninh của chính quyền Nixon, thay mặt Hoa Kỳ, tiến hành đàm phán đã được ký kết (4)

    Từ đó về sau, nhất là từ thời Clinton, để vực dậy nền kinh tế suy thoái, nước Mỹ đã từ bỏ "chủ nghĩa anh hùng" của Kenedy, đi dần sang khuynh hướng thực dụng; đặt nặng vấn đề kinh tế hơn là lý tưởng "Cộng hòa" của thuở mới lập quốc.

    Nói tổng quát, để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-) Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Nói ngắn gọn, Mỹ đã đạt được các điểm sau qua lần đến thăm VN của TT.Obama: (a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5). Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!.

    Bảng hạch toán sơ lược như thế đã đủ để thấy tính cách thực dụng của chính quyền Obama!. Đúng là "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài" (Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người).

    Nhưng, vấn đề là, người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?.

    Bài tới sẽ nói tiếp.




    Đặng Quang Chính
    19.11.2016
    11:23




    Ghi chú:
    (1) https://mg.mail.yahoo.com...uuhr71anhuh#7605247516
    (2) http://vnexpress.net/tin-...ald-trump-3499277.html
    (3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%...E1%BB%ADa_Cuba
    (4) http://nghiencuuquocte.org/2014/08/1...doi-1960-1980/
    (5) http://www.bbc.com/vietna...a_vietnam_visit_timing

  5. #15
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc

    Đĩa sà lách Mỹ quốc
    (chuyện dài)


    Dẫn nhập:
    - Nói là "chuyện" vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
    - "chuyện dài": khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
    - Như tựa đề: "sà lách", nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung...nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
    - Nói là "sà lách" nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác...hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.

    -------------------------------------------------------------------------------------


    Đĩa sà lách Mỹ quốc


    Những bài viết trước đây, lâu lắm rồi, do nhiều tác giả và cũng từ những bài viết có tính giáo khoa (hướng dẫn những người mới trở thành cư dân của nước Mỹ) thường nói đến đĩa sà lách vĩ đại của nước Mỹ.

    Lối ví von như thế ngầm nói rằng, đó là một nước đã tập hơp được nhiều sắc dân -Hiệp chủng quốc mà-...nhưng qua đó, nói lên tự hào một dân tộc mới lập quốc, đã có khả năng làm biến dạng; hay nói đúng hơn, đã tổng hợp được nhiều nền văn hóa khác nhau.

    Không kể nguồn gốc cơ bản của những thành phần xã hội cơ bản, cứ xem lai lịch của hơn 40 vị Tổng thống Mỹ quốc, chúng ta thấy rõ sự đa dạng chủng tộc và văn hóa như thế nào. Đó là nói tổng quát, nhưng Hiếp pháp nước Mỹ đã định rõ là, chỉ những người sinh tại Mỹ, mới được ứng cử Tổng thống. Vì thế, lý lịch của TT Obama đã được "hâm" đi hâm lại, từ lúc ông ấy ra ứng cử Tổng thống, cho đến gần đây, qua cuộc bầu cử TT năm 2016, cũng "bị" đưa ra "nấu" lại.

    Chuyện đó có lạ lắm không?
    Nếu là "lạ", chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên hơn, khi so sánh với VN. Sau năm 1975, con "Ngụy quân, ngụy quyền" đừng hòng ngóc đầu lên trong xã hội mới. Bây giờ khá hơn trước. Nhưng ngóc đầu đến mức độ nào thôi, chứ không thể là "cây cổ thụ" trong nhóm người quản lý đất nước. Đừng nói chuyện sẽ tranh chân trong nhóm Bộ Chính trị của người CS. Trong ban chấp hành Trung ương còn chưa được. Tầm nhắm đó còn cao quá. Chỉ xin được tuyển vào trường Công an mà còn bị xét lý lịch đến ba đời!. Rõ ràng đó chỉ là một chế độ phong kiến được tạo hình dáng mới. Vì thế mới có cô giáo làm bài thơ: "Đất nước minh ngộ quá phải không anh?".

    Chuyện lạ ở Mỹ bây giờ mới có dấu hiệu ló ra?
    Người Mỹ có thể chủ quan, tưởng là có thể "đồng hóa" các sắc dân nhập cư. Điều đó, trước đây chưa có gì được xem như là chứng cứ để chứng minh ngược lại. Bây giờ, nó đã lộ ra từ từ. Những người Hồi giáo, dù cực đoan hay không, không thể bị "hòa trộn" trong đám sà lách đó. Trẻ em Hồi giáo được dạy dỗ là, chỉ có đạo của họ mới là "chính thống"!. Các tôn giáo khác chỉ là tà giáo. Do đó, gần đây mới có những vụ bạo động, giết người khủng bố mà các thành phần đó chính là con em của những thế hệ đã nhập cư vào nước Mỹ trước đây.

    Có thể đĩa sà lách Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thối rữa?. Nếu đúng thế, cũng chưa hẳn là do những hột ô liu có màu xanh, vàng hay đen. Nó bắt đầu thối rữa, do những lá sà lách đã tạo nên tên gọi của món ăn này.

    Khi lập quốc, nghĩa là lúc Mỹ đã tách rời Anh Quốc, khuynh hướng của các lãnh đạo thời đó là theo chế độ Cộng Hòa. Dân số ít, tài nguyên dồi dào khiến mọi người dân tưởng như đã đến được miền đất hứa. Thiên đàng Mỹ quốc đã nảy sinh trong tư tưởng người dân từ dạo đó. Nhiều dạng tôn giáo đã bị cấm trước đây tại Anh đã được phát triển tự do tại đất nước này. Người dân tôn sùng đạo của mình và người khác. Tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do được xem là lý tưởng của dân tộc Mỹ.

    Nhưng, khi cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra, vì nhiều nguyên do, Tổng Thống Mỹ Nixon đã dùng Kissinger làm cố vấn cho mình. Từ đó, chính sách thực dụng của Kissinger đã đặt cuộc chiến VN trên bàn cân, tính toán làm sao cho sự giúp đỡ đó có lợi hơn cho nước Mỹ. Sau khi màn "Ngoại giao bóng bàn đã thành hình, hai nước tiến đến hợp tác. Việc bỏ rời VN, từ sự tính toán hơn thiệt đó, là một trong nhiều nguyên nhân khác.

    Từ TT.Nixon đến TT.Bush, kinh tế Mỹ trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bill Clinton đã đắc cử Tổng thống nhờ chiêu bài vực dậy nền kinh tế trì trệ đó. Vì thế, khi tranh cử Clinton đã tố cáo vụ đàn áp Thiên An Môn của Tàu và chính quyền đó là "Những tên đồ tể Bắc Kinh". Khi đắc cử xong, Clinton gắn liền việc nhân quyền và mở lại bang giao. Nhưng không lâu sau, đòi hỏi đó đã bị quên lãng!.

    Đối với Việt Nam, tình trạng cũng không khác gì. Năm 1995, chính quyền Clinton đã bãi bỏ cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.

    Nhờ thế, nền kinh tế dưới thời Clinton đã phục hồi trở lại. Clinton tự hào về điều đó và dân Mỹ cho đấy là thành công và là dấu hiệu một Tổng thống có tài!.

    Sau đó, vì nước Mỹ tạo ra cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, nên đấy cũng là một trong những yếu tố làm nền kinh tế ngưng trệ. Tổng Thống Obama, sau khi đắc cử không lâu, do chủ trương hòa hoãn nên đã được trao giải Nobel hòa bình. Thật ra, mục tiêu ngầm của chủ trương đó là đặt nặng vai trò làm ăn kinh tế, thay vì những căng thẳng chính trị với các nước đối nghịch. Việc xoay trục về Châu Á của chính quyền Obama có mục tiêu ngầm lớn hơn các lý do khác, cũng là nhằm vào kinh tế.

    Thấy được ý đồ đó của Mỹ, Tàu cứ từ từ lấn lướt Mỹ qua nhiều việc. Cụ thể nhất là Tàu đã xây các bãi đá ngầm, nhắm đến việc kiểm soát đường giao thông hàng hải quốc tế; nơi số lượng hàng hóa đi ngang qua vùng này hàng năm lên đến con số hàng ngàn tỉ Mỹ Kim.

    Những tương nhượng của Mỹ nơi này nơi khác (Cu Ba chẳng hạn) tuy có làm giảm số thất nghiệp và lợi tức quốc gia có tăng lên, nhưng hình ảnh của một nước Mỹ "co cụm" đã hiện rõ!.

    Không lúc nào khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ hùng cường trở lại" lại ăn khách bằng lúc này. Trong khi đó, giới cầm quyền lộ rõ những việc làm có tính mờ ám, tham nhũng. Trường hợp Hillary, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, kết nối chức quyền với quĩ Clinton foudation, có thể bị điều tra về tội tham nhũng (?). Vụ Frank Giustra là việc nổi bật nhất (*). Tất cả những điều trên đã làm chính quyền Obama không còn nhiều uy tín nơi người dân. Vì thế, sự thất bại trong tranh cử đã đến với đảng Dân chủ.

    Nếu cho rằng, đảng Dân chủ, từ Clinton dẫn tới chính quyền Obama đã quá đặt nặng về việc làm ăn kinh tế... vậy, Tổng thống mới của Mỹ -Trump- với bản thân là một doanh gia, có thể ông này còn có một đầu óc nặng về thương mãi, kinh tế hơn nhóm kia thì sao?. Nếu thế, các lá rau "sà lách" này đã từ từ biến chất, hỏi làm sao các thành phần khác của đĩa rau (như các hột ô liu chẳng hạn) sẽ còn giữ được nguyên vị ngon tốt của chúng được?!

    Vấn đề này sẽ được nói đến trong bài tới.



    Đặng Quang Chính
    14.11.2016
    21:51


    Ghi chú:
    (*) https://mail.uio.no/owa/#path=/mail

  6. #16
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (3)

    Dẫn nhập:
    – Nói là “chuyện” vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
    – “chuyện dài”: khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
    – Như tựa đề: “sà lách”, nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung…nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
    – Nói là “sà lách” nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác…hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.
    --------------------------------------
    Đĩa sà lách Mỹ quốc (3)
    (Thực dụng?)



    Nhưng, vấn đề là, người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?. Đây là câu hỏi trong phần kết luận của bài trước.
    Trước khi trả lời, chúng ta xem qua phần dưới đây để biết thế nào là "thực dụng".

    Trong miền Nam, trước năm 1975, đặc biệt trong những năm 1960, ít người nghe nói đến hai chữ "thực dụng". Nói gì đến hai chữ "chủ nghĩa thực dụng" và nhất là thêm vào sau đó chữ: "Mỹ". Nhưng từ khi có cuộc tiếp xúc ngầm giữa Kissinger và Tàu cộng được phát hiện, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" được người ta biết đến nhiều hơn. Sau đó một thời gian dài, nhất là sau khi có nhiều người VN định cư tại Mỹ, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" được một số tác giả cho nó tương đương theo cách gọi của họ là: chủ nghĩa "mì ăn liền"!

    Ai muốn tìm hiểu nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" là gì, theo cách khoa bảng, cứ vào link cuối bài (1) sẽ rõ như thế nào. Nhưng, nên để ý rằng, nội dung link đó nhằm nói về chữ "pragmatism" -theo trang đó, dịch ra tiếng Việt, có nghĩa là: "chủ nghĩa thực dụng"-. Còn nếu xem link (2) nội dung sẽ nói về "Utilitarianism" –theo Google, chữ này được dịch là "chủ nghĩa thực dụng". Nghĩa là, theo nghĩa tiếng Việt, nhóm chữ "chủ nghĩa thực dụng" có thể dùng cho cả hai chữ "Pragmatism" và "Utilitariansim"(!). Theo Dictionary Cambridge, online, hai chữ đó được định nghĩa xem ra hơi tương tự, nhưng chữ "Utilitarianism" có vẻ là một hệ thống tư tưởng (suy nghĩ) hơn là tính chất giải quyết một vấn đề của chữ "Pragmatism".

    Như nói trên, người dùng chủ nghĩa "Mì ăn liền" có lẽ không rõ sự khác biệt, hoặc ý của họ cho rằng, đó là nội dung của chữ "Pragmatism" (?).

    Dõi theo đường lối, chính sách của Mỹ, từ sau Đệ nhị thế chiến đến nay, chúng ta sẽ phân định là, họ theo cách "Pragmatism" hay "Utilitarianism".

    Chưa đầy ba tháng kể từ khi John F. Kennedy lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Kế hoạch lật đổ chính phủ của Fidel Castro ở Cuba, được tiến hành vào tháng 4 năm 1961.
    - Việc tấn công vào các công ty Mỹ và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông Fildel, và việc Cuba có khuynh hướng tiến tới một quan hệ gần hơn với Liên Sô, đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là mối đe dọa đến những lợi ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Hay cũng có thể bắt nguồn từ nỗi ám ảnh chung của giới chính trị nước Mỹ thời Chiến tranh lạnh (sau năm 1945) rằng "Cộng sản sẽ thay thế chủ nghĩa đế quốc thống trị thế giới".

    - Nếu mong tìm lấy nguồn lợi kinh tế thì Mỹ sẽ được gì? (dầu lọc của Cuba chiếm 15% giá trị xuất khẩu và mía chiếm 25% ... và những tài nguyên khác chiếm tỉ lệ xuất khẩu thấp hơn)
    Chúng ta thấy rằng, nguyên do (1) có động cơ mạnh hơn là nguyên do thứ (2). Nhưng, nếu thực hiện được mục tiêu thứ nhất, để chiếm luôn lợi thế của nguyên do thứ hai đó; tất cả đều là mục đích của Mỹ trong việc muốn lật đổ chính quyền của Fidel Castro. Còn nỗi ám ảnh của Chủ nghĩa Cộng sản, không là phải không có...nhưng vào thời điểm đó đã không còn mạnh lắm ( chủ nghĩa McCarthy ra đời năm 1950 liên quan đến chủ trương của McCarthy đã sớm được áp dụng cho những hoạt động chống cộng) (4)

    Việc tấn công Vịnh Con Heo (1961) nói trên bị thất bại.

    Sau sự kiện bãi biển Playa Girón, chính sách khống chế và phong tỏa của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc cấm vận mậu dịch toàn diện, Washington tiếp tục sử dụng biện pháp cô lập để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản kiểu Fidel ở Mỹ Latinh và không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang (5)

    Để đối phó sự phong tỏa đó, Cuba nhờ cậy sự giúp đỡ của Liên Sô. Liên Sô, do những căng thẳng khác với Mỹ, thêm vào sự cầu cạnh của Cuba, đã đi đến quyết định táo bạo.
    Tháng 06.1962, Liên Sô quyết định đem tên lửa và đầu đạn hạt nhân sang Cuba. Giữa tháng 08.1962, tình báo Mỹ bắt đầu có những thông tin về việc đó. Ngày 28.10, cả hai nước Mỹ và Liên Xô có những thỏa thuận tương nhượng nên một cuốn chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra.

    Tổng quát mà nói, chúng ta có thể cho rằng, vụ đánh chiếm Cuba Vịnh Con Heo có ý nghĩa một "Utilitarianism", còn vụ Mỹ và Liên Sô thỏa thuận tháo gỡ tên lửa và đầu đạn hạt nhân của hai bên, có tính cách là "Pragmatism".

    Tại Việt Nam, Quân Giải phóng Miền Nam đã được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961. Quân đội này thuộc Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, một bộ phận bù nhìn do chính quyền CS miền Bắc dựng nên. Đó là hậu quả của một sự can thiệp lâu dài, do phía Mỹ tạo nên. Nói đúng hơn, dù không có sự can thiệp của Mỹ, một dạng khác của cuộc chiến giữa hai miền Bắc-Nam Việt Nam cũng xảy ra. Bởi miền Bắc chịu ảnh hưởng quá sâu đậm của Liên Sô và Tàu Cộng. Tuy nhiên, phía Mỹ, từ giữa năm 1956, đã đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn: MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần 2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự (6).

    Nhưng, vào đầu năm 1961, Mỹ không còn can thiệp bằng cách đưa vào miền Nam các phái đoàn cố vấn, như những năm trước đó. Tổng thống Kennedy tuyên bố: "Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thế giới tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó."(7). Đó là một tiến trình kéo dài, không những từ những năm khi chính quyền thực dân Pháp còn hiện diện tại VN, mà còn vì sự khẳng định của Tổng thống Kenedy vào năm 1956: "“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó (8).

    Chính quyền miền Nam VN đã bị kẹt vào một thế khó tiến, thoái. Người Pháp tỏ ra ít có nhiệt tình với chính phủ Quốc gia Việt Nam mới ra đời, còn người Mỹ chế giễu Pháp là "thực dân tuyệt vọng". Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá ngây thơ, và một người Pháp đã nói thẳng là "những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện." Rõ ràng đây là một câu nói chế giễu nhưng nó lại chính xác vì những người Mỹ khá ngây thơ và ấu trĩ khi họ mới đến Việt Nam (9)

    Người Mỹ có kinh nghiệm thành công qua cuộc đảo chính ở Guatemala 1954. Họ thất bại vụ tấn công Cuba 1961. Nhưng, họ cho rằng, họ vẫn có thế mạnh sau vụ điều đình Liên Sô thu hồi tên lửa tại Cuba (1962). Do đó, dù không "ngây thơ" hay "ấu trĩ" nhưng họ chủ quan quá mức nơi sức mạnh quân sự của họ. Khi đưa lực lượng Thủy quân lục chiến lên Đà Nẵng (1965), họ tưởng sự can thiệp thuần túy bằng sức mạnh quân sự sẽ giải quyết tốt đẹp cuộc chiến ở VN

    Chính quyền VN lại trong thế tiến thoái, lưỡng nan lần nữa, khi chủ nghĩa thực dụng do Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, khởi xướng, đã tạo ảnh hưởng mạnh nơi chính quyền Mỹ, thời Tổng thống Nixon. Năm 1968, Mỹ thực hiện chính sách VN hóa chiến tranh.

    - Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
    - Từ ngày đó đến ngày 18.12.1972, hai bên Bắc VN và Mỹ vừa đánh vừa đàm. Chiến dịch 12 ngày đêm oanh kích miền Bắc của không lực Hoa kỳ, bắt đầu từ ngày 18.12 đến ngày 30.12.72, đã làm miền Bắc gửi thông điệp đầu hàng (hồ sơ giải mật sau chiến tranh mới đề cập đến điều này) nhưng cấp có thẩm quyền của Mỹ ở miền Nam VN không trình lại điều này cho chính phủ Mỹ biết.
    - Cuối cùng, Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
    - Trong những năm còn lại (1973-1975) Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa.

    Miền Nam VN thất trận vào ngày 30.04.75, do sự bỏ rơi đồng minh của chính phủ Hoa Kỳ.

    Thời gian 14 năm (từ năm 1961, khi Mỹ chính thức can thiệp đến khi miền Nam thất trận, 30.04.1975) là thời gian đủ dài để những suy tính của đôi bên có cơ hội thực thi. Nếu đó là tính toán chiến lược của Mỹ, ta có thể dùng chữ "Utilitarianism". Nhưng thực tế cho thấy, chỉ khi chính quyền Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuyết thực dụng của cố vấn Kissinger, mọi việc đã đổi khác. Nhất là sau khi Tàu và Mỹ đã bắt đầu có được sự thỏa hiệp với nhau. Cái giai đoạn ngắn ngủi đó có thể diễn tả là "Pragmatism".

    Tóm lại, dù chữ nào đã được dùng ở đây, cái lý tưởng "Cộng hòa" của người Mỹ, khi bắt đầu được độc lập, tách khỏi ảnh hưởng của người Anh, đã lần hồi bị suy thoái. Mọi suy tính dựa trên kinh tế của những chính quyền Mỹ, từ thời Nixon trở về sau, đã càng ngày lấn át những lý tưởng dân chủ, công bằng và bác ái. Đặc biệt từ thời Tổng Thống Bill Clinton!



    Đặng Quang Chính
    12.12.2016
    23:09


    Ghi chú:
    (1)https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%...c_d%E1%BB%A5ng
    (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Utilitarianism
    (3) http://dictionary.cambridge.org/dict...ish/pragmatism
    http://dictionary.cambridge.org/dict...utilitarianism
    (4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph_McCarthy
    (5) https://www.vanhoanghean.com.vn/chuy...dieu-chua-biet
    (6)https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%...am_(1948-1975)
    (7) Link trên
    (8) Link trên
    (9) Link trên


    Để tìm hiểu rõ hơn về "Chủ nghĩa thực dụng", người đọc có thể vào Link dưới đây để xem thêm.
    https://trantruongsa.wordpress.com/2...-thuc-dung-my/

    Tốt nhất là qua hai chữ "Utilitarianism" và "Pragmatism", dùng Google, ta sẽ có cái nhìn rộng hơn nữa.

  7. #17
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (4)

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (4)
    (thực dụng?)


    Chữ "Thực dụng" được nói thêm ở đây, để thấy, người sính dùng nó, tạo nó thành một từ ngữ có tính đặc biệt riêng. Người xem chữ đó có tính "tính cực" lại dễ bị lẫn lộn vì những mục tiêu mà người dùng nó cố tình dùng nó một cách không rõ ràng.

    Trước hết, nói về cảm tưởng của nhiều người đối với chính sách của Mỹ. Với họ, người Mỹ làm việc có kế hoạch tốt và lâu dài. Tóm lại, cái gì của họ cũng nhất. Nhưng, nói ngắn, họ cũng thất bại. Như vụ tấn công Cuba đã được viết trong bài trước.

    Vụ Cuba đã hơn năm mươi năm qua. Chúng ta xem vụ VN như thế nào.

    Nếu cho rằng Mỹ can thiệp vào chiến tranh qua các phái bộ quân sự vào năm 1960, đến năm 1968, họ đã đổi hướng. Họ thực hiện chương trình VN hóa chiến tranh. Tháng 03.1968, Mỹ đơn phương đơn ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cùng những hành động đó, Kissinger đã đại diện chính phủ Mỹ có những cuộc mật đàm riêng với Tàu.

    Trong tám năm (1960-1968) với kinh phí chiến tranh tốn đến hàng ngàn triệu đô đã làm cho con người thực dụng của Kissinger đi đến quyết định chấm dứt cuộc chiến VN (dĩ nhiên, còn nhiều yếu tố khác nữa -cũng đã được nêu ra trong các bài trước-). Đồng thời, thị trường Tàu với khối dân cả gần ngàn triệu đã làm cho ông "đại gia" Mỹ lóa mắt. Chưa kể, giao thương với Tàu lại là cách gián tiếp gây sự sự rạn nứt trong liên hệ giữa Tàu và Nga.

    Thế là tính thực dụng được thi hành triệt để. Nước Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận Tàu có chân trong Liên Hiệp Quốc và xem Đài Loan là một bộ phận của Tàu.

    Họ nghĩ rằng, dân Tàu nghèo, khi bắt đầu giao thương với Mỹ, sẽ trở thành một nhà máy không lồ, với số công nhân dồi dào, giá lương rẻ mạt. Những công nhân này sẽ mua sắm tối đa. Và người Tàu cứ làm thuê, cứ mua cứ sắm; cứ lệ thuộc vào nước Mỹ về kinh tế.

    Thực tế không như họ tính. Chỉ những năm gần đây, sự tiêu thụ của người Tàu mới tăng đáng kể. Sau nhiều năm dài, chỉ làm việc và thắt lưng buộc bụng; hơn nữa, lại có tài "nhái" hàng, nước Tàu đã có sự phát triển ngoài dự đoán của họ. (Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như TT.Trump đã nêu -rõ hơn nữa là nội dung của cuốn sách "Chết bởi Trung Quốc"-). Người Tàu hiện là chủ nợ của Mỹ.

    Kinh tế Tàu phát triển, dĩ nhiên, họ cũng sẵn sàng tăng cường sức mạnh quân sự, để bảo vệ những thành quả kinh tế của họ. Đồng thời, khi quân lực lớn mạnh, họ muốn bành trướng ảnh hưởng của họ ra khắp nơi. Tàu hiện nay trở thành một đối thủ đáng kể của Mỹ. Con cọp ngủ yên lâu nay đã thức giấc!

    Bây giờ, người Mỹ muốn đổi trục sang Châu Á. Họ muốn lôi kéo VN vào cuộc chơi mới. Rõ ràng, cái lối "Pragmatism" của họ đã đưa họ đi quanh một một con đường vòng. Một con đường vòng, tuy thấy có lợi trước mặt (qua các trào TT Mỹ từ Clinton đến nay) nhưng về lâu dài, đã khiến bạn bè năm châu bớt tin cậy. Họ không còn tin tưởng nhiều nơi sức mạnh của Mỹ như trước đây...và họ không còn tin nơi "lý tưởng Cộng hòa" của Mỹ quốc; cái lý tưởng Tự do, công bằng, bác ái, mà nước Mỹ từng hô hào, tán dương, khi Mỹ vừa thoát khỏi vòng lệ thuộc Anh Quốc.



    Đặng Quang Chính
    21.12.2016
    13:56

  8. #18
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (5)

    Dẫn nhập:
    – Nói là “chuyện” vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế. – “chuyện dài”: khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục. – Như tựa đề: “sà lách”, nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung…nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài. – Nói là “sà lách” nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác…hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao
    -----------------------------------------

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (5)
    (Ai là Tổng thống thực dụng)


    Bài 2 có câu viết như sau: "mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!. Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người. Ông Obama là Tổng thống tiền nhiệm nên ông này có kinh nghiệm hơn người đi sau (?) và là "Con lươn" trong trường hợp này?.

    Lần nữa, nhắc lại trường hợp ông Obama đến VN vừa rồi, để dễ thấy sự việc hơn là những trường hợp khác.

    Để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-). Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông.

    Nói nghe có vẻ ngắn gọn, thật ra, đó là một quá trình khá dài.

    Ngày 11-7-1995; TT Bill Clinton, đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa hai nước cựu thù và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

    Ngày 02.07.2015, Bill Clinton kỷ niêm 20 năm bình thường hóa bang giao.

    Từ ngày Clinton làm TT. Mỹ (1992), TT thứ 42 của Hiệp Chủng quốc, đến thời TT.Obama, TT thứ 44, thời gian tổng cộng là 14 năm. Mười bốn năm dành cho
    một quá trình từ đàm phán thỏa thuận song phương đến đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Đến giai đoạn cuối như vừa rồi mà danh sách bán vũ khí sát thương phải chờ sự làm việc của những nhóm cao cấp khác của cả hai nước, cùng duyệt xét những khí cụ sát thương nào cần thiết vào thời điểm nhất định nào đó.

    Nếu chỉ xét riêng cho quá trình này, mọi người như thấy chính phủ Mỹ có một lộ trình làm việc hết sức "nghiêm túc" (chữ dùng của VN hiện nay – thận trọng-) và những cá nhân, những tổ chức cổ súy cho nhân quyền tại VN, cảm thấy an lòng. Đôi khi họ còn hoan nghênh đến quá mức (Một đôi người trong những tổ chức xã hội dân sự tại VN, chẳng hạn ông Ls.Nguyễn Văn Đài và ông Ts. Nguyễn Quang A (1).

    Vào TPP (2) mà ai không thích. Có lợi cho VN mà!. Vì, ít ra, họ thấy thấp thoáng việc bảo vệ nhân quyền là một trong những qui định mà các nước thành viên của Hiệp ước TPP đó phải tôn trọng. Ở Mỹ, trước khi TT.Obama đi VN, có những cuộc hội thảo về VN, có một số người VN tham dự (Như trước đây, khi chính phủ Mỹ tiếp Chủ Tịch/Thủ tướng VN, họ đã mời một số đại diện các đoàn thể, chính đảng người Việt bên Mỹ vào tòa Bạch cung. Chẳng cần biết nội dung cuộc Hội thảo/gặp mặt ra sao, đại diện người Việt có mặt là tốt rồi).

    Khi TT.Mỹ Obama đến VN, tại Hà Nội, các nhân vật thuộc các nhóm tổ chức Xã hội dân sự thấy được những gì?

    Hãy xem qua trang mạng "Luật khoa" bên VN nói về những diễn tiến ấy (3)

    "...Ông (Nguyễn Quang A) khá tin tưởng rằng ông sẽ không bao giờ đến được buổi gặp mặt Tổng thống Obama...nhưng Ông A vẫn quyết định sẽ đi gặp ông Obama. Tôi bước ra khỏi nhà lúc 6:22 sáng. 6:25 tôi bị bắt,” ông kể. Một đội nhân viên an ninh nhà nước nhét ông vào một chiếc xe và đóng rầm cửa lại. Ông Quang A bị cô lập bên trong xe với hai sĩ quan cảnh sát mặc thường phục và một tài xế. Cửa sổ xe có kính màu đen và biển số thì bị che lại. Chiếc xe là một “nhà tù di động”, ông Quang A nói.Họ chở ông A trên xe đi suốt bảy tiếng đồng hồ sau đó, đầu tiên tới Hưng Yên, một thành phố với các ngôi đền chùa cổ kính phía Đông thủ đô (bài gốc viết là phía Tây – ND), và sau đó về lại nhà ông, vừa kịp lúc máy bay của Tổng thống Obama vừa cất cánh để đến địa điểm tiếp theo trong lịch trình”.

    Hai nhà bất đồng chính kiến khác cũng bị chính phủ Việt Nam ngăn chặn theo cách tương tự. Họ không đến được buổi gặp mặt do Sứ quán Hoa Kỳ tổ chức.
    Ông A đã phản ứng ra sao?. Cũng trang mạng đó, có ghi: "Nếu ai có ảnh hưởng gì, họ sẽ đàn áp người đó.” Ông A nói thêm. “Nhưng nếu như nhà chức trách mà khôn ngoan hơn, họ sẽ biết rằng những người biểu tình không muốn lật đổ họ. Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách.”.

    Chúng ta cắt ngang ở đây để thêm lời bình phẩm, có thể ở dạng như thế này: "Tội nghiệp ông A quá!...và tội những nhà Xã hội dân sự khác nhiều hơn!". Ông A bị đàn áp lúc nào khác, người ta không biết ra sao. Nhưng, khi muốn đi gặp TT. Obama mà bị "đàn áp" theo lối chở đi "du lịch" lòng vòng 7 tiếng đồng hồ thì những nhà Xã hội dân sự khác cũng chỉ cầu mong được thế. Trang mạng "Luật khoa" viết: "Vào tháng Ba, một người bạn của ông Quang A, Nguyễn Hữu Vinh, con trai của một quan chức ngành công an, bị tuyên án tù năm năm vì đã cho đăng các bài viết chống chính quyền trên Internet. Ông A nói với giọng đầy ngờ vực “Trang web của anh Vinh gần giống như tạp chí Reader’s Digest. Anh ta chịu án năm năm chỉ vì quản lý một trang web,”
    Nói tội nghiệp ông A vì ông đã đưa ra hai hình ảnh đối chọi với nhau... mà hai hình ảnh này đều do ông ấy tự vẽ. Ông nói: "..Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách". Rồi cũng ông nói với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski: "Nếu phải biến con người thành món hàng để mặc cả thì tôi chống việc đó!". Ông A, thay mặt những người biểu tình để muốn thương lượng -thương lượng gì, nhân quyền à (?)- ...để thay đổi chính sách gì -chính sách bãi bỏ độc đảng à (?)-. Ai cũng thấy là, dù Mỹ trao đổi này khác với CSVN để đem tù nhân chính trị qua Mỹ, họ làm được vì họ có lợi thế của họ. Còn nhóm Xã hội Dân sự của ông A có lợi thế gì để làm cuộc thương lượng, để thay đổi chính sách với nhà nước VN?!...
    Nói là tội nghiệp ông A vì ông bị "tù" ở trong nước nên làm sao có thể nói gì cho lớn chuyện được. Ông và nhóm Xã hội của ông cũng đã khép mình -dù không muốn- trong khuôn khổ qui định của luật pháp nhà nước nên đành ở vào thế, khiến khá nhiều người cho rằng, những nhóm Xã hội Dân sự (cho đến thời điểm này) chỉ làm lấy có; hay nói đúng hơn, có khi chỉ là làm vật trang điểm cho nhà nước CS, để có hình thức dân chủ mà thôi.

    Còn người Mỹ, họ biết gì về tình trạng nhân quyền ở VN?.
    "Chương về Việt Nam trong báo cáo về nhân quyền năm ngoái (2015) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có đầy các tường trình về việc các lực lượng an ninh tấn công và đe dọa giới phóng viên". (Trang Luật khoa)

    Việc mở rộng vòng tay, theo lời của ông Bill Clinton, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao, 02.07.2015, là: "“Hai mươi năm trước, thương mại hai nước là 500 triệu đô la Mỹ, nay đã lên tới 35 tỉ đô la Mỹ; Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào thị trường Mỹ".

    Lần này, qua chuyến đi của TT.Obama, kết quả ra sao?.(a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5).

    Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!.

    Như vậy, ông TT.Obama cũng là tay thực dụng, không khác cũng chẳng thua TT.Bill Clinton.




    Đặng Quang Chính
    26.12.2016
    21:39


    Ghi chú:
    (1) giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" của Hà Lan
    http://www.nhanquyenvn.com/2016/08/n...ght-tulip.html
    (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Partnership
    (3) http://luatkhoa.org/2016/06/4852/








    Dẫn nhập:
    – Nói là “chuyện” vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế. – “chuyện dài”: khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục. – Như tựa đề: “sà lách”, nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung…nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài. – Nói là “sà lách” nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác…hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao
    -----------------------------------------

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (5)
    (Ai là Tổng thống thực dụng)


    Bài 2 có câu viết như sau: "mèo nào cắn mĩu nào" hay "(con) Lươn ngắn lại chê (con) trạch dài"!. Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người. Ông Obama là Tổng thống tiền nhiệm nên ông này có kinh nghiệm hơn người đi sau (?) và là "Con lươn" trong trường hợp này?.

    Lần nữa, nhắc lại trường hợp ông Obama đến VN vừa rồi, để dễ thấy sự việc hơn là những trường hợp khác.

    Để thực hiện Hiệp định TTP (viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương-). Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á, sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông.

    Nói nghe có vẻ ngắn gọn, thật ra, đó là một quá trình khá dài.

    Ngày 11-7-1995; TT Bill Clinton, đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thúc đẩy tinh thần hòa giải giữa hai nước cựu thù và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

    Ngày 02.07.2015, Bill Clinton kỷ niêm 20 năm bình thường hóa bang giao.

    Từ ngày Clinton làm TT. Mỹ (1992), TT thứ 42 của Hiệp Chủng quốc, đến thời TT.Obama, TT thứ 44, thời gian tổng cộng là 14 năm. Mười bốn năm dành cho
    một quá trình từ đàm phán thỏa thuận song phương đến đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Đến giai đoạn cuối như vừa rồi mà danh sách bán vũ khí sát thương phải chờ sự làm việc của những nhóm cao cấp khác của cả hai nước, cùng duyệt xét những khí cụ sát thương nào cần thiết vào thời điểm nhất định nào đó.

    Nếu chỉ xét riêng cho quá trình này, mọi người như thấy chính phủ Mỹ có một lộ trình làm việc hết sức "nghiêm túc" (chữ dùng của VN hiện nay – thận trọng-) và những cá nhân, những tổ chức cổ súy cho nhân quyền tại VN, cảm thấy an lòng. Đôi khi họ còn hoan nghênh đến quá mức (Một đôi người trong những tổ chức xã hội dân sự tại VN, chẳng hạn ông Ls.Nguyễn Văn Đài và ông Ts. Nguyễn Quang A (1).

    Vào TPP (2) mà ai không thích. Có lợi cho VN mà!. Vì, ít ra, họ thấy thấp thoáng việc bảo vệ nhân quyền là một trong những qui định mà các nước thành viên của Hiệp ước TPP đó phải tôn trọng. Ở Mỹ, trước khi TT.Obama đi VN, có những cuộc hội thảo về VN, có một số người VN tham dự (Như trước đây, khi chính phủ Mỹ tiếp Chủ Tịch/Thủ tướng VN, họ đã mời một số đại diện các đoàn thể, chính đảng người Việt bên Mỹ vào tòa Bạch cung. Chẳng cần biết nội dung cuộc Hội thảo/gặp mặt ra sao, đại diện người Việt có mặt là tốt rồi).

    Khi TT.Mỹ Obama đến VN, tại Hà Nội, các nhân vật thuộc các nhóm tổ chức Xã hội dân sự thấy được những gì?

    Hãy xem qua trang mạng "Luật khoa" bên VN nói về những diễn tiến ấy (3)

    "...Ông (Nguyễn Quang A) khá tin tưởng rằng ông sẽ không bao giờ đến được buổi gặp mặt Tổng thống Obama...nhưng Ông A vẫn quyết định sẽ đi gặp ông Obama. Tôi bước ra khỏi nhà lúc 6:22 sáng. 6:25 tôi bị bắt,” ông kể. Một đội nhân viên an ninh nhà nước nhét ông vào một chiếc xe và đóng rầm cửa lại. Ông Quang A bị cô lập bên trong xe với hai sĩ quan cảnh sát mặc thường phục và một tài xế. Cửa sổ xe có kính màu đen và biển số thì bị che lại. Chiếc xe là một “nhà tù di động”, ông Quang A nói.Họ chở ông A trên xe đi suốt bảy tiếng đồng hồ sau đó, đầu tiên tới Hưng Yên, một thành phố với các ngôi đền chùa cổ kính phía Đông thủ đô (bài gốc viết là phía Tây – ND), và sau đó về lại nhà ông, vừa kịp lúc máy bay của Tổng thống Obama vừa cất cánh để đến địa điểm tiếp theo trong lịch trình”.

    Hai nhà bất đồng chính kiến khác cũng bị chính phủ Việt Nam ngăn chặn theo cách tương tự. Họ không đến được buổi gặp mặt do Sứ quán Hoa Kỳ tổ chức.
    Ông A đã phản ứng ra sao?. Cũng trang mạng đó, có ghi: "Nếu ai có ảnh hưởng gì, họ sẽ đàn áp người đó.” Ông A nói thêm. “Nhưng nếu như nhà chức trách mà khôn ngoan hơn, họ sẽ biết rằng những người biểu tình không muốn lật đổ họ. Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách.”.
    Chúng ta cắt ngang ở đây để thêm lời bình phẩm, có thể ở dạng như thế này: "Tội nghiệp ông A quá!...và tội những nhà Xã hội dân sự khác nhiều hơn!". Ông A bị đàn áp lúc nào khác, người ta không biết ra sao. Nhưng, khi muốn đi gặp TT. Obama mà bị "đàn áp" theo lối chở đi "du lịch" lòng vòng 7 tiếng đồng hồ thì những nhà Xã hội dân sự khác cũng chỉ cầu mong được thế. Trang mạng "Luật khoa" viết: "Vào tháng Ba, một người bạn của ông Quang A, Nguyễn Hữu Vinh, con trai của một quan chức ngành công an, bị tuyên án tù năm năm vì đã cho đăng các bài viết chống chính quyền trên Internet. Ông A nói với giọng đầy ngờ vực “Trang web của anh Vinh gần giống như tạp chí Reader’s Digest. Anh ta chịu án năm năm chỉ vì quản lý một trang web,”
    Nói tội nghiệp ông A vì ông đã đưa ra hai hình ảnh đối chọi với nhau... mà hai hình ảnh này đều do ông ấy tự vẽ. Ông nói: "..Những người biểu tình chỉ muốn thương lượng để thay đổi chính sách". Rồi cũng ông nói với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski: "Nếu phải biến con người thành món hàng để mặc cả thì tôi chống việc đó!". Ông A, thay mặt những người biểu tình để muốn thương lượng -thương lượng gì, nhân quyền à (?)- ...để thay đổi chính sách gì -chính sách bãi bỏ độc đảng à (?)-. Ai cũng thấy là, dù Mỹ trao đổi này khác với CSVN để đem tù nhân chính trị qua Mỹ, họ làm được vì họ có lợi thế của họ. Còn nhóm Xã hội Dân sự của ông A có lợi thế gì để làm cuộc thương lượng, để thay đổi chính sách với nhà nước VN?!...
    Nói là tội nghiệp ông A vì ông bị "tù" ở trong nước nên làm sao có thể nói gì cho lớn chuyện được. Ông và nhóm Xã hội của ông cũng đã khép mình -dù không muốn- trong khuôn khổ qui định của luật pháp nhà nước nên đành ở vào thế, khiến khá nhiều người cho rằng, những nhóm Xã hội Dân sự (cho đến thời điểm này) chỉ làm lấy có; hay nói đúng hơn, có khi chỉ là làm vật trang điểm cho nhà nước CS, để có hình thức dân chủ mà thôi.
    Còn người Mỹ, họ biết gì về tình trạng nhân quyền ở VN?.
    "Chương về Việt Nam trong báo cáo về nhân quyền năm ngoái (2015) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có đầy các tường trình về việc các lực lượng an ninh tấn công và đe dọa giới phóng viên". (Trang Luật khoa)
    Việc mở rộng vòng tay, theo lời của ông Bill Clinton, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao, 02.07.2015, là: "“Hai mươi năm trước, thương mại hai nước là 500 triệu đô la Mỹ, nay đã lên tới 35 tỉ đô la Mỹ; Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào thị trường Mỹ".
    Lần này, qua chuyến đi của TT.Obama, kết quả ra sao?.(a) thấy rõ tâm trạng của người dân đối với chính quyền Mỹ (b) Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.(c) VN đã đặt mua máy bay Boeing Mỹ tổng giá 11 tỉ Mỹ kim (d) mở đại học Fullbright tại VN (5).
    Về nhân quyền, Mỹ đã đạt được những gì?. Những nhóm xã hội dân sự tại VN muốn có cuộc gặp mặt với TT. Obama đã bị ngăn chận!.
    Như vậy, ông TT.Obama cũng là tay thực dụng, không khác cũng chẳng thua TT.Bill Clinton.


    Đặng Quang Chính
    26.12.2016
    21:39


    Ghi chú:
    (1) giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" của Hà Lan
    http://www.nhanquyenvn.com/2016/08/n...ght-tulip.html
    (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Partnership
    (3) http://luatkhoa.org/2016/06/4852/

  9. #19
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (6)

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (6)
    Tổng thống Obama thực dụng


    Bài trước cho chúng ta thấy TT.Obama cũng là tay thực dụng, không khác cũng chẳng thua TT.Bill Clinton. Nhưng, có lẽ hơn ông TT Clinton (?)...vì đi sau nên có thể đã học nhiều kinh nghiệm hơn.

    Đến VN một chuyến, lỗ chưa biết ra sao, nhưng có vẻ cũng lời chán.

    Ngoài Hà Nội, phái đoàn trong đó có TT.Obama đến vào ban đêm, nên không có lễ nghi quốc khách dành cho họ. Nhiều người thắc mắc về việc này. Vì trước đó, khi Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, một Tổng bí thư CS, đã có được cuộc tiếp đón theo nghĩ lễ dành cho quốc khách.

    Tại Hà Nội, trong bài nói chuyện, ông Obama nhắc đến câu thơ của Lý Thường Kiệt. Thật là một việc làm khiến chính quyền và những nhóm xã hội dân sự (chống đối chính quyền) đều hả dạ. Nhưng, cũng trong bài nói chuyện, ông ta ngầm ý cho rằng, việc nội bộ là do quyết định của VN. Ông có nói đến, nhưng không có điều gì nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền.

    Trong miền Nam, có việc hơi khác thường, có lẽ cũng do chính quyền địa phương dàn xếp. Đi thăm một chùa Tàu!. Việc đại diện các nhóm xã hội dân sự không được đến gặp ông Obama cũng được xếp vào việc khác thường. Vì chả thấy chuyện nhân quyền có mức độ "ép phê" nào cả.

    Một chuyến đi như vậy để đổi lấy việc nhà nước CSVN đặt mua máy bay Boeing của Mỹ với tổng trị giá 11 tỉ Mỹ kim. Chắc không lỗ. Chưa kể Hiệp ước TPP do ông ta đề xướng sẽ có cơ hội lớn được Quốc Hội VN thông qua!.

    Đó là chuyện bên ngoài nước Mỹ. Chuyện bên trong là thái độ của ông với cuộc bầu cử 08.11.2016 sắp tới (vào thời gian đó) còn có nhiều điểm đáng nói hơn.

    Trước khi về Mỹ, trong lần nói chuyện với thanh niên, sinh viên VN, thuộc nhóm thanh niên do Obama thành lập, ông ta đã trả lời họ về việc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Câu trả lời khéo léo vì chỉ nói ra một điều có tính trung dung và thực tế. Đại ý câu nói đó là, tuy thấy cuộc bầu cử có vẻ như rối loạn sao đó, nhưng rồi mọi việc sẽ ổn thỏa.

    Về Mỹ, sau đôi lần gặp hay nói chuyện với báo giới, mức độ đó đã thay đổi, từ trung dung sang thiên vị thấy rõ. Chưa có TT Mỹ nào đã dùng máy bay dành cho TT, đi vận động bầu cử cho người trong đảng của mình. Dù có hỗ trợ cho người thuộc đảng mình, không thể một ông TT đương quyền lại phát biểu, cho rằng, ứng viên đối nghịch với đảng mình không có tư cách để làm Tổng thống!...

    Đến khi ông Trump đắc cử, vào Tòa Bạch Cung gặp Obama. Sau cuộc nói chuyện khá dài, nói với báo giới, ông Obama vẫn còn khéo léo cho rằng, cuộc nói chuyện chỉ có tính thân mật ! -cordial-.. (nhưng, trên TV, cung cách của vị TT đương thời và sẽ là TT thứ 45, cho người có nhận xét, thấy rằng, có cái gì đó cũng không thường - sẽ nói thêm-)

    Đáng lẽ phải "đóng cửa dạy nhau" -sẽ nói thêm, nếu cần thiết- khi đi công du lần chót, tại Đức, TT.Obama trả lời phóng viên, trong cuộc họp báo với bà Thủ Tướng Đức (17.11.16), như sau: “I suspect that there’s not a president in our history that hasn’t been subject to these protests, So, I would not advise people who feel strongly or who are concerned about some of the issues that have been raised during the course of the campaign, I wouldn’t advise them to be silent”
    (Tôi ngờ rằng, không có TT nào trong lịch sử của chúng tôi có liên quan đến những cuộc biểu tình như thế này. Do đó, tôi không khuyên những ai có cảm giác mạnh hoặc những ai có quan tâm đến những sự việc đã xuất hiện trong quá trình tranh cử, tôi không muốn khuyên họ phải im lặng -lược dịch-). Có người hiểu câu trả lời đó theo ý sau: "Tôi nghĩ rằng trong lịch sử của chúng tôi, không có một vị tổng thống nào là không trở thành mục tiêu của những cuộc phản đối như thế này".

    Hiểu theo câu thứ hai, điều đó bớt tệ hại. Nhưng, dù hiểu theo ý nào, câu trả lời không có tính trung dung đúng mức.

    Ông Obama nói thêm: "chuyện bỏ phiếu là quan trọng, chuyện tổ chức là quan trọng, và chuyện được thông tin về các vấn đề cũng quan trọng".

    Hôm thứ hai (14.11.16), sau gần một tuần có kết quả bầu cử, sau nhiều cuộc biểu tình tại Mỹ, có nơi có tính bạo động, ông Obama trả lời với các ký giả như sau: "...Hy vọng sự phản đối đó là lời nhắc nhở rằng, việc bầu cử là hệ trọng và việc bỏ phiếu là cần phải ghi nhận". Tại sao ba ngày sau (17.11) câu nói tương tự lại có thêm cái đuôi "Chuyện được thông tin về các vấn đề cũng quan trọng"?

    Một ông Thượng nghị sĩ như ông Obama, chẳng tiếng tăm gì lắm, mà đắc cử TT, qua mặt ứng cử viên Hillary trong kỳ vận động tranh cử TT lần trước, cũng chẳng phải là tay vừa. Dù có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố ăn nói có tính hùng biện của ông Obama, là điều ít người phủ nhận. Vậy, tại sao lại có chuyện nói dư thừa theo kiểu này?

    Thật ra, ông Obama muốn đả kích tính không nghiêm chỉnh của Ông Trump một cách khéo léo, khi ông này dùng tài khoản trên mạng Twitter, trong kỳ tranh cử vừa qua. Obama cũng biện luận rằng, giới truyền thông xã hội có thể làm xói mòn nền dân chủ khi nói: "Nếu chúng ta không nghiêm chỉnh tôn trọng dữ kiện và phân biệt cái gì đúng và cái gì là sai, đặc biệt là trong thời đại truyền thông xã hội khi mà người dân góp nhặt tin tức từ những mảnh thông tin trên mạng... nếu chúng ta không phân biệt được giữa những lý luận nghiêm chỉnh và truyên truyền, thì chúng ta vướng phải rắc rối".

    Hôm 9.12.16, Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh xét lại toàn bộ cuộc tấn công mạng nhằm vào quá trình bầu cử tổng thống, khi Quốc hội đang gia tăng áp lực để công chúng hiểu rõ hơn Moscow đã thực sự làm gì nhằm tác động đến quy trình bầu cử.
    Ngày 15.12.16, ông Obama cho hay: "Tôi nghĩ rằng không còn nghi ngờ gì nữa, một khi bất kỳ chính phủ nước ngoài mưu toan tác động đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Mỹ, chúng tôi cần phải và sẽ hành động, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi chọn." ...rồi "Một số phần của việc đáp trả có thể được công khai, một số khác thì không."... và nhấn mạnh: "Ông Putin cũng nhận biết được thái độ của tôi về chuyện này, vì tôi đã trao đổi với ông ta."
    Ngày 29.12, TT Obama ra lệnh trục xuất 35 người Liên Sô bị tình nghi gián điệp và tịch thu hai khu nhà bị tình nghi đã liên hệ vào việc đột kích tin tặc vào những nhóm chính trị, xảy ra vào ngày bầu cử Tổng thống, ngày 08.11 vừa qua.
    Khoảng 20 ngày nữa, vị Tổng thống tiền nhiệm, Obama sẽ rời tòa Bạch cung. Nhưng, qua sự việc vừa rồi, Obama đã tạo sự khó khăn cho vị Tổng thống sắp tới. Những khó khăn khác sẽ như thế nào, vẫn còn trong phỏng đoán. Nhưng, trước hết, một số Thượng nghị sĩ, dân chủ cũng như Cộng hòa, đã có được sự khuyến khích về một phản ứng cứng rắn với Mạc tư Khoa. Trong đó có Thuợng nghị sĩ McCain.
    Tại sao Obama lại có những hành động đó?. Dĩ nhiên vì quyền lợi nào đó của ông ta (việc này sẽ được nói sau). Nhưng, vấn đề là ông ấy nhìn về cái lợi đó, có tính ngắn hạn hay lâu dài.
    Đến đây, nếu chúng ta thấy ra, các hành động liên tiếp của ông ta, chỉ là những hành động có lợi trong ngắn hạn. Mong sao, đừng có độc giả nào đánh giá cái "pragmatism" của ông ấy là "chủ nghĩa mì ăn liền"!...


    Đặng Quang Chính
    31.12.2016
    15:04

  10. #20
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    439

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (7)

    Đĩa sà lách Mỹ quốc (7)
    Giai thoại


    Từ bài (3) đến bài này (7), chúng ta chưa trả lời câu: "Người thực dụng Trump có thể làm tốt hơn người thực dụng Obama hay không?". Lý do: chúng ta cần đi sâu vào vài chuyện khác, trước khi trả lời. Nhưng, chúng ta nên tránh các giai thoại ảnh hưởng đến chúng ta, cách này hay cách khác.

    Từ khi còn nhỏ, ít ra chúng ta đã nghe về 2 câu chuyện khoa học, có tính cách như giai thoại. Một là ông Archimede, khi tắm trong bồn nước, đã nghiệm ra ra nguyên tắc về trọng lượng, được gọi theo tên ông là, nguyên tắc Archimede. Hai là ông Newton, thấy trái táo rơi đã nảy sinh ra ý tưởng về lực hấp dẫn của trái đất.

    Do giai thoại đó, chúng ta tưởng hễ cứ là nhà khoa học, họ sẽ có những phát kiến lạ lùng, như kiểu trên trời rớt xuống. Những phát minh đó, theo kiểu hai ông bác học nói trên (chữ dùng thời xa xưa) theo cách nói khoa học, được gọi là trực giác. Nhưng, trong phần dẫn nhập của bài viết, chúng tôi dùng chữ "nhậy cảm"

    Chúng ta không bị gạt, chúng ta lầm. Lầm vì rõ ràng là, không một ông nông dân nào, dù tắm trong nhiều dòng sông, tắm nhiều lần mà có thể nghĩ đến nguyên tắc về trọng lượng. Cũng chẳng có ông nông dân nào, tự nhiên nhìn thấy trái táo rơi mà nghĩ đến luật vạn vật hấp dẫn. Họ là những nhà nghiên cứu về khoa học. Họ đã mài miệt làm việc và suy nghĩ. Một lúc nào đó, họ đã nảy sinh một ý tưởng (một nguyên lý, nguyên tắc..v..v..) liên quan đến điều mà họ đã đeo đuổi trong ý nghĩ của họ từ lâu.

    Nói theo cách nói tôn giáo, đó là "ngộ". Nói theo tâm lý, đó là "trực giác". Nói theo lối nói giản dị của một người viết văn, chúng tôi gọi đó là "nhậy cảm". Chúng tôi cho đó là "sự nhậy cảm riêng của người viết"... và vì thế, "... trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao". Nhưng rõ ràng là, sự nhâỵ cảm đó không từ trên trời rơi xuống. Đó là sự tích lũy những tin tức, kiến thức đã thu thập được...và những điều này đã được sàn lọc theo cách riêng của người viết.

    Sự nhậy cảm đó đã được ghi xuống, viết ra. Nếu được gửi đến độc giả, nhưng vì lý do nào đó, đã mất thời gian tính; có lẽ, cũng không nên bị đánh giá là: "trí khôn đi sau sự việc". Người viết, vì thế, không lấy làm thích thú (khi bài viết còn tính thời gian)..và cũng chẳng lấy làm chán nản vì nhận xét đã được ghi nhận, nhưng loan báo trễ.

    Nói đến "nhậy cảm", sẵn đây nói đến hai nhận xét đã được người viết ghi nhận (1) điện thoại của Hillary đến ông Trump, chấp nhận đã thua cuộc tranh cử (2) cuộc gặp mặt trong tòa Bạch cung, lần đầu giữa Obama và Tổng thống dân cử, Trump.

    Để giải thích rõ hơn về hai nhận xét trên, chúng ta đi qua một số điểm khác.

    Những người học sinh ngữ, trong phần văn phạm, hầu hết đều biết đến là "ngữ cảnh" mà câu nói được chuyển tải đến người nghe. Trong hoàn cảnh đó, cách nói cũng làm sai lệch ý nghĩa nhiều ít. Chẳng hạn, hai người đang trao đổi những câu nói đùa. Mà dù nói đùa, nét mặt hay nụ cười...kể cả điệu bộ (ngôn ngữ của thân thể); tất cả sẽ gia giảm hay tăng thêm trọng lượng của câu nói.

    Ai nhận xét câu nói (thông điệp) của Hillary gửi đến ông Trump, theo kiểu nào, tùy theo ý thích. Nhưng, khi người viết nghe, có cảm nhận như sau. Phần đầu, bà ta ngầm ý, sẽ cộng tác với tân chính phủ (1) cũng là gián tiếp nói với ông Trump rằng "chuyện cũ" của bà nên được sắp xếp theo cách khác (không giống những gì ông ta nói khi còn tranh cử. Chẳng hạn "lock her up"). Tuy nhiên, phần cuối bài nói chuyện, chứa đựng những tính toán xa gần (2).

    Như đã nói, cả bài không chỉ có ba câu được người viết đưa ra dưới phần ghi chú. Mỗi người đọc có cảm tưởng khác nhau. Nhưng, khi nhìn trên màn ảnh truyền hình, nghe và thấy trực tiếp, có lẽ cái "cảm giác" nó thoáng qua nhanh và tạo ấn tượng với người viết, không chỉ qua ba câu được ghi lại đó, mà là một kết luận chung nhất qua hai nhận xét đã ghi.

    Về việc gặp mặt giữa vị «Tổng thống đương nhiệm» " và "Tổng thống dân cử" chúng ta thấy được gì?.

    Ông Obama "...khuyên » ông Donald Trump nên duy trì các thỏa thuận lịch sử đã được Hoa Kỳ ký kết" (3) và có nhận xét :"...« Tôi nghĩ ông ấy không phải là một người vì lý tưởng, đó là một con người thực dụng. Và điều này có thể giúp tổng thống tân cử nếu ông ấy có những người tốt quanh mình và nếu ông Trump có được một ý tưởng về mục tiêu muốn hướng tới về phía trước. Tôi có lo lắng không ? Dĩ nhiên là có ! Ông ấy và tôi bất đồng trên rất nhiều hồ sơ ».

    Người viết có chút luận bàn như sau:
    Ký giả thuật lại bài này, trước khi ghi ra câu nói của ông Obama, lại cho rằng, "Tổng thống sắp mãn nhiệm cũng tin rằng quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng các hồ sơ sẽ làm thay đổi chính sách của ông Donald Trump, từng là ứng viên tổng thống theo khuynh hướng dân túy". Câu có hai phần: phần đầu không có gì, nhưng phần sau đề cập đến chữ "khuynh hướng dân túy" là chữ được giới truyền thông, không những bên Mỹ mà cả bên Âu châu cũng hay dùng. Giới truyền thông có ý định gì không khi thổi phồng khuynh hướng đó ?(sẽ đề cập sau). Nhưng người có khuynh hướng dân túy là người không có lý tưởng?. Và giả dụ rằng, bản thân người đó không lý tưởng (?) nhưng không lẽ người này chỉ một mình làm việc, không có ban tham mưu, cộng sự viên..?!

    Quả thật là hai ông Tổng thống này không thể có quan điểm giống nhau qua việc: -ông Trump cho rằng khối NATO phải tự lực, không để Mỹ tài trợ quá nhiều -vấn đề hạt nhân của Iran (sẽ đề cập đến sự phản bội của Mỹ ở khoản này) -thỏa thuận Paris về khí hậu. Nhưng, nếu ông Obama nghĩ rằng ông Trump sẽ giữ lấy "chương trình Obamacare", có thể đây là suy nghĩ hơi lạc quan không?. Chúng ta nhớ lại là: cho dù ông Obama tán trợ Hillary đến thế nào nhưng chồng Hillary, ông Clinton vẫn chê (ngay khi còn tranh cử) là chương trình đó không ra gì!...

    Chỉ điểm nhỏ đó cũng cho thấy hai ông TT, dù đều là dân thực dụng, nhưng ông Obama hơi chủ quan. Đấy là những gì hai ông TT đã trao đổi và nói ra cho báo chí biết. Trên TV, hình ảnh hai người ngồi nói chuyện, cũng cho chúng ta một nhận xét khác hẳn.

    Ông Obama ngồi khuỳnh chân, ông Trump ngồi với hai tay để trên đầu gối, hơi vòng lại như một vòng tròn trước mặt. Nhận xét như thế có quá tỉ mỉ lắm không?. Những loạt hình được giới Diễn đàn mạng tung lên gần đây, cho thấy, cách ông Obama ngồi họp với cộng sự viên, và cách ông ấy cúi đầu khi gặp giới lãnh đạo Âu, Á và giới Ả Rập, đã nói lên ít, nhiều điều mà chúng ta có thể cho rằng người viết đã không quá tỉ mỉ!...

    Thật thế! không biết báo chí ở các nước khác, nhất là tại Mỹ, viết nhiều về phong cách Obama như thế nào. Mới đây, tại Na Uy, tờ báo lớn Aften Posten có một số báo tuần, đưa ra một hình ảnh TT. Obama quá là nhã nhặn, lịch sự với nhiều người (kể cả người giúp việc trong tòa Bạch cung), và cũng đầy nhân ái, qua hình ảnh tiếp xúc với thanh, thiếu niên của ông ta. Vì thế, chúng ta càng tránh các giai thoại không thật trong đời sống hàng ngày, càng nhiều càng tốt.

    Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi nêu lên trong phần đầu bài viết vào lúc khác tiếp theo.



    Đặng Quang Chính
    07.01.2017
    15:11

 

 

Similar Threads

  1. Thời gian và kỷ niệm ...
    By hoangtruc in forum Không Gian Riêng
    Replies: 53
    Last Post: 10-02-2015, 10:17 AM
  2. Để Nhớ Một Thời Ta Đã CA
    By Lơ Đãng in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 267
    Last Post: 05-02-2014, 04:14 PM
  3. Thời sự nóng hổi việt nam
    By nvhn in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 12-18-2012, 07:47 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh