Register
Page 3 of 92 FirstFirst 123451353 ... LastLast
Results 21 to 30 of 912
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Cô nương Tí , bài thơ Nửa hồn Xuân Lộc hay là đúng rồi ( vì đâu phải của tôi làm ! )

    Cô Lúa chín...nhớ thì về chơi , bây giờ không còn phải chờ phà Rạch Miễu nữa cứ... bon....bon trên xa lộ ba tiếng đồng hồ là thấy dừa xanh bát ngát ngay thôi

  2. #22

    hồi âm từ quê nhà

    Gởi chủ nhà và tất cả thân hữu một bài thơ của người khác. Biết đâu khi đọc xong thơ Cao Thoại Châu thì hiền nhân Hoài Vọng khóc ba tiếng cười ba tiếng, uống cô nắc (cognac) mà ngỡ ngư ka pi (ngủ li bì).

    Cao Thoại Châu
    Hồi âm từ Việt Nam...


    Bạn hỏi ta bên nhà mùa hạ
    Trời oi nồng cực tấm thân không
    Hỏi như thế làm sao ta đáp
    Đổ lửa vào lòng chịu miết hoá nên quen!

    Bên nhà bây giờ đang tháng Bảy
    Những người đàn bà chuẩn bị lễ Vu Lan
    Những ông sư sắp tụng kinh tới tấp
    Cô hồn các đảng cũng lên hương

    Chùa chiền sắp mịt mờ nhang khói
    Người đàng hoàng sửa soạn ăn chay
    Còn như ta ăn chay quanh năm suốt tháng
    Cầu cho vong hồn cho quốc thái dân an

    Bạn muốn biết ta bây giờ có khoẻ
    Vẫn đi làm để xây dựng quê hương
    Ta ê ẩm vì ba chuyện đó
    Màng nhện bao quanh khắp bốn khung tường

    Con nhện giăng tơ ta không hề biết
    Chúng làm như thế để làm chi
    Ta cũng như ông hoàng bị phế
    Như trạng nguyên thi hỏng quay về

    Và bạn hỏi con sông thuở trước
    Còn không hay đem bán đi rồi
    Không bán được vì sông toàn những nước
    Ai chịu mua về làm thứ đồ chơi

    Bạn hỏi vườn nhà hoa quả còn xanh
    Ta không rõ nhưng có điều ta thấy
    Những cô gái vào vườn hái trái
    Thịt da nồng như mới xông hương

    Quê nhà bây giờ đang tháng Bảy
    Bạn hỏi tháng nào buồn đệ nhất trong năm
    Ta bối rối vì câu hỏi ấy
    Chiếu chăn xô lệch chỗ ta nằm!

    ( Bạn quên hỏi điều ta cần được hỏi
    Gió lạnh đêm hè có phải đắp chăn bông
    Cây phượng vĩ nhìn tuyết bay lả tả
    Dày bao nhiêu cho ấm được trong lòng?)
    23-7-2011

  3. #23
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Tuệ , đọc đến 8 câu cuối , tác giả đặt câu hỏi nặng quá ...có uống nguyên chai cũng chẳng nhẹ được đâu

  4. #24

    thái luân nguyễn phước sông hương

    Tiếp theo bài thơ hùng tráng của Hoài Việt làm quà tân gia, tôi đăng bài Nửa Hồn Xuân Lộc. Sau đó tôi trở về nhà bên diễn đàn phụ Không Giang Riêng và đăng nguyên cái email giới thiệu bài thơ nầy (tiểu mục: Emails như lá mùa thu). Xin phép copy lại. Vị nào đã nễ tình ghé nhà rồi thì xin bỏ qua.

    Xuân Nam Mão 2011
    Thưa các anh chị,
    Cách đây ba hôm tôi viết một lời bàn ngắn nhân khi có người gởi cho mấy video có Khánh Ly hát tặng lãnh sự CSVN tại San Francisco cùng với Cao Kỳ Duyên. Theo tôi việc nầy đã manh nha từ ngàn xưa, ngày xưa thì đúng hơn vì cô Mai tức Khánh Ly đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt tại Đà Lạt trước những biến động đấu tranh miền Trung; trong dịp nầy Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã minh thị nói VN chỉ có một con đường là đi theo MTGPMN tuy ông không chịu nói đã nhiều lần vô bưng với mặt trận. Ở đoạn nầy tôi viện dẫn hồi ký của Nguyễn Đắc Xuân và NĐX viết thêm rằng các người tham dự đã đọc thơ của Thái Luân. Ngoài LM Lan còn có nhiều nhân vật trí vận và có Trịnh Công Sơn. Sau đó TCS cho ra những bản nhạc phản chiến mạnh mẽ, tăng cường bởi tiếng hát Khánh Ly đến tầm mức công phá.
    Nguyễn Đắc Xuân không nói nội dung các bài thơ của Thái Luân. Tôi còn nghi vấn phải chăng Thái Luân có mặt. Sau khi tra cứu và hỏi các nhân vật sống, Thái Luân không có mặt ở Đà Lạt bao giờ cũng như mất tích trên địa bàn sinh hoạt ở Huế (bị tù và đổi đơn vị). Nhưng không khí, như mô tả qua ngòi bút của NĐX, đã gây ấn tượng không tốt cho Thái Luân.
    Thái Luân trong quá khứ đã gây cho vợ chồng tôi một cảm tưởng khó tả khi chúng tôi đến thăm Phạm Duy khi nhạc sĩ nầy vừa phổ nhạc xong bài Bi Hài Kịch thơ của Thái Luân. PD chỉ nói tác giả là một sĩ quan QLVNCH ngành tâm lý chiến ở Huế. "Bi Hài Kịch" là bi hài kịch (tragécomdie) thực sự của chúng ta, khi hai bên tương tranh chém giết nhau chỉ như công cụ của một đạo diễn. Diễn viên ôm súng bắn, diễn viên gục đầu đường, diễn viên đang tra tấn, diễn viên chịu cực hình, tất cả xẩy ra trên quê hương, mà quê hương là ba má, quê hương là khoai sắn, là con thơ.
    Tôi tin NĐX đã chuyển tập thơ nầy cho PD vì PD đã phổ mấy bài của NDX trong Tâm Ca. PD nói ông đang phổ bài thứ hai thuật lại lời một một kỹ nữ nói với học sinh Đồng Khánh: em đừng cười chị, để chị diễn lại trò móc túi để cho thằng lính Mỹ thỏa mãn thú con heo, nếu không chúng sẽ đè em ra mà làm. Vợ chồng tôi thấy khó chịu vì nó hoàn toàn khác với tính cách cao thượng và nghệ thuật của Bi Hài Kịch và tôi mất cảm tình với Thái Luân. Tâm cảm nầy tôi vẫn còn giữ khi nhắc đến các buổi họp tại ĐaLạt như trên khi nói về lần trình diễn trên của Khánh Ly.
    Sau khi viết xong lời comment, tôi gặp bài Nửa Hồn Xuân Lộc. Tôi chưa nhất thiết đã kéo Thái Luân vào một vùng tư tưởng nào. nhưng tôi thấy sự thiết tha của TL là chân thành. Tôi tìm hiểu thêm. PD hay thay đổi lời thơ của kẻ khác, theo ý mình, thêm nhân vật tên Duyên vào thơ Nguyễn Tất Nhiên; chỉ dùng ý thơ từ một bài rất dài của Phạm Thiên Thư thành bài Lên Non Tìm Động Hoa Vàng. Việc nầy không tác hại gì, hơn nữa ông phải uyển chuyển lời cho ăn khớp với nhạc. Nhưng lời diễn dịch của PD trong trường hợp nầy đã quá xa với một đoạn ngắn Thái Luân viết như sau:
    Xin cám ơn những cô gái bán bar nhỏ con
    Đã gồng mình chịu đựng
    Vì cuộc sống
    Của các cô
    Và của Việt Nam.
    Thưa thầy giáo, thưa công chức:
    Xin đừng vênh vênh cái mặt đạo đức
    Chửi người ta
    Con gái Huế bây giờ đi bán bar!

    PD nên nên dùng những lời ca dự định trên là của chính minh, trong tự do sáng tac của ông; nhưng không nên nói là của Thái Luân.
    Tôi không biết PD có hoàn tất dự định hay không. Tôi chỉ thấy bài Bi Hài Kịch trên một nguyệt san của Thích Đức Nhuận.
    Đoạn thơ ngắn trên đây tôi vừa tìm gặp đã đảo ngược cái nhìn của tôi về Thái Luân, cho nên tôi đã chuyển bài Nửa Hồn Xuân Lộc cho nhiều thân hữu. Sau đó tôi biết bài nầy có trong mục thơ của Phố Cũ Đặc Trưng 2001
    Một người bạn ở bên Đức đọc và nói với tôi rằng ông nổi da gà và thích cái hào hùng chân thành của Nguyễn Phúc Sông Hương tức Thái Luân. Thái Luân lúc còn là thiếu úy ở Huế có 25 bài thơ trong đó có bài Bi Hài Kich và Cảm ơn Bar nói trên. Ông bị phạt 40 ngày trọng cấm và ba tháng tù. Nhưng sau đó đi đơn vị khác và chức vụ cuối cùng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng vùng 2 chiến thuật.
    Xin hẹn khi có cuốn sách mới của Thái Luân, sẽ hầu các anh chị vài nhận định và thảo luận về bài giới thiệu của một ông tiến sĩ mà tôi thấy hơi khó hiểu.
    Kính chúc năm Mão không bị mèo cắn như năm Mão 1975. tôn thất tuệ
    Last edited by tonthattue; 10-23-2011 at 06:42 AM.

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Trao đổi với anh Tuệ vài ý ...
    Theo tôi , Trước Khánh Ly ca sĩ Lệ Thu đã hát nhạc TCS nhưng không thành công , nên khi phong trào SVHS hát nhạc TCS thì KL như cá gặp nước và đã không còn phân biệt nước đục hay nước trong , nhưng KL là người chống cộng sản Bắc Việt và có thể bị ảnh hưởng TCS nhiêng về MTGPMN . Sự kiện KL hát trong buổi gặp lãnh sự VC thì quả thực , tôi không hiểu nổi !
    PDuy trong âm nhạc , ông ta tự cho là mình có quyền hành tuyệt đối nên ông ấy đối xử với những người ít tuổi hơn một cách trịch thượng ( sự kiêu ngạo của người giỏi ?)
    Thưa anh , những ngày ở chiến trường , nhạc của TCS , của PD , của TT Thanh ...v...cũng thường được lính tráng nghêu ngao ...mấy người lính ( lính , hạ sĩ ....) hát chỉ để hát chứ không để ý đến ngôn từ bài hát mà một đại đội bốn , năm chục người thì chỉ có 4 , 5 người sĩ quan và không phải ai cũng biết , thích TCS . Tôi còn nhớ , lúc đơn vị sửa soạn nhẩy qua Hạ Lào , một vị Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng đã ôm đàn và say sưa hát nhạc TCS
    Khi nào anh nhận được sách của ông Thái Luân , mình bàn luận cho....vui .

  6. #26

    nghiệt ngã chờ đợi đến bao giờ?

    Vì cái tên Hoài Vọng, tôi nghĩ đến một bài vừa viết xong hai tuần nay như một bài họa lại một đoản văn của Cao Thoại Châu đăng trên blog của cựu sinh viên đại học sư phạm. Theo web của Luân Hoán, CTC, sinh 1939 tại Nam Định, xuôi nam 1954 tốt nghiệp ban sử địa đại học sư phạm Saigon 1963; vẫn theo web nầy, CTC hiện về hưu sống tại Long An.
    http://www.luanhoan.net/thoVN/ThoNha...oi/000main.htm
    Cách đây mấy ngày CTC viết trên blog của mình rằng người ta chỉ biết ông là cựu sinh viên sư phạm, đi dạy, sĩ quan quân đội VNCH, đi tù cải tạo, nhưng không ai để cập đến một Cao Thoại Châu hơn 20 năm qua, sau khi được phóng thích, đã tiếp tục viết mà KHÔNG lách.
    Phân đóng góp hôm nay trên diễn đàn riêng của Hoài Vọng gồm ba phần:
    1. Chờ đợi và nghiệt ngã, Cao Thoại Châu
    2. Nghiệt ngã đến bao giờ?, Tôn Thất Tuệ
    3. Phụ bản: Kinh Cô Đơn, thơ TTT.

    chờ đợi và nghiệt ngã
    cao thoại châu

    mấy năm trước một anh bạn đồng nghiệp từ nước ngoài về có mời gặp một vài người. Ai đó hỏi người rằng cái gì là đặc thù cuộc sống ở nước ấy. Câu trả lời của người về: “ Có 2 điều không ai tránh được là thuế và chết!”. Bạn coi đó là sự “nghiệt ngã” ở nơi anh đã sống gần 20 năm.
    Đóng thuế cho những gì mình thụ hưởng, dù nói thế nào vẫn là một lẽ công bằng. Với một nước phát triển thì chống trốn, gian lận thuế là điều không khó bởi luật pháp chặt chẽ và nhân viên thuế có tay nghề cao. Nộp thuế còn là ý thức về những hình phạt nếu làm ngược lại. Không có chi là nghiệt ngã cả nếu đừng có máu bất lương trốn tránh cái giá phải trả.!Chết cũng thế. Ai không biết đó là điểm đến sau cùng của mỗi con người, nó đáng buồn nhưng thật bình thường, công bằng là đằng khác và không phải điều nghiệt ngã vì nó không giáng xuống một kẻ riêng nào.
    Tối tắt đèn với ý nghĩ về Thuế - Chết không phải là Nghiệt ngã…Giấc ngủ không chập chờn, say nhưng ngắn vì bây giờ mới gần 2 giờ một ngày mới.
    Hiện tôi có hai lời hẹn và có hẹn là có đợi chờ. Nhà giáo Nguyễn Bá Học từng viết “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đã loáng thoáng trong khoảng bao la này một chút ngại núi e sông .
    Là kẻ sống gửi xứ người, tôi thường bị dồn dập bởi những câu “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” thơ dịch Đường thi của Tản Đà. Hoặc “Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ Trông lại tha hồ mây trắng bay” của Nguyễn Bính và gần đây là nguyên một tập thơ của Phạm Cao Hoàng “Mây khói quê nhà”. Vì vậy rất cám ơn hạnh phúc khi một ngày nọ bỗng có một quê nhà không phải bằng đất đá núi sông mà bằng con người, một đời người. Nhưng có đó và chờ đợi cũng là đó, ở một hòan cảnh nào đó chờ đợi là lãng mạn thú vị nhưng khi sang một khúc quanh nó có thể thành nghiệt ngã, bao la mênh mông hơn cả tràng giang với con thuyền lá tre. Tôi yếu đuối, sức lực có lúc cạn kiệt và đêm qua đi ngủ lởn vởn trong đầu Thuế & Chết của anh bạn nước ngoài về, cùng với sự lởn vởn của Nghiệt ngã mà tôi nhận ra không phải ở hai thứ nói đó. Thấy mình như cọng rau buổi chợ chiều. Thức dậy cọng rau không tươi hơn dù một tinh mơ ngày mới đã đến…
    Cái hẹn thứ hai ngắn hơn, nhỏ và gọn hơn, không bao la mờ ảo mà nằm trên cuốn lịch đang vơi dần và có thể gọi thành tên. Tôi chờ đợi hai cái hẹn từ cùng một quê nhà và hiểu thấm thía là sự đợi chờ có khi được trả lời môt cách trái ngược.
    Nhớ cuốn phim chiến tranh coi hồi xưa. Một đại úy biệt kích Pháp được thả xuống Bắc Phi để bắt người lãnh đạo cao nhất cuộc kháng chiến. Vượt qua nhiều gian nguy, toán của viên đại úy đã hòan thành nhiệm vụ và giải tù binh bằng máy bay về Pháp, anh sĩ quan này còn mang theo một đứa bé không cha mẹ về như đứa con nuôi anh ta gặp trên đường nhiệm vụ. Dưới chân thang máy bay là những chiếc xe bóng lộn và một quan chức cao cấp đón người tù binh như một thượng khách công du không phải kẻ bị truy nã! Hai bên đã có một thỏa thuận mới và việc làm của toán biệt kích thành vô nghĩa! “Moi et toi, nous sommes seuls tout les deux!”- tao và mày chúng ta đều cô đơn- viên đại úy nói với đứa bé khi cả hai lên xe như những người thất bại!
    Cái mà anh ta chờ đợi đã đến và đến theo một hướng khác!

    Nghiệt ngã đến bao giờ?
    tôn thất tuệ

    À tôi nhớ ra rồi, cái tên của anh thầy giáo là Daru. Các thuộc địa Pháp đều có trường tiếng tây ở nhiều cấp giúp cho dân địa phương tiến thân; như ở VN, có thể ghê gớm như Bùi Bằng Đoàn lên đến hình bộ thượng thư có quyền sinh sạt (nghĩa đen) trong tay hay chỉ là thầy ký ngồi ghi sổ tiền đi chợ ở nhà ông quan năm tây. Cũng vậy, trên xứ Algérie Bắc Phi ở một ngôi làng xa, thầy Daru người Pháp một mình quản lãnh cơ sở giáo dục, được đối xử như một người con trong thôn xóm. Cả ba nước thuộc địa ngó qua Địa Trung Hải đã rục rịch những bất ổn, khơi mào sự đòi độc lập. Chính quyền thuộc địa đã phải vận dụng tài nguyên nhân sự bằng cách ghép mọi người Pháp vào công việc trị an, kể cả thành phần tôn giáo. Vậy huống chi Darus, thầy giáo trường làng lớp ba.

    Hôm ấy chiều chưa ngã nắng, Daru đang dạy bài địa lý. Hình lục giác nước Pháp trên bảng có những con sông bằng phấn xanh, những dãy núi bằng phấn đỏ. Nhìn ra ngoài sân, Darus thấy một ông sen đầm (gendarme) gọi chàng ra nói chuyện. Chàng trở vào bãi lớp, cùng người lính bước xuống mấy cấp đến nơi có một người bản xứ bị trói hai tay và neo vào một thân cây. Darus có nhiệm vụ giải giao tội nhân nầy cho trạm công an làng bên để tiếp sức dẫn đến trung ương.
    Chàng tuân lệnh, cầm sợi dây như dẫn con vật ra đồng. Người lính lui về đường cũ. Khi không thấy người kia nữa, Darus mở trói cho tội nhân chạy thoát. Darus trở lại trường, nơi đó có phòng trọ của chàng. Ngang qua lớp, chàng thấy trên bảng, hình bản đồ lục giác vẫn còn. Chàng thấy có thêm một dòng chữ lạ, cứng cáp không như chữ học trò. “Darus, mầy sẽ phải trả món nợ máu nầy”.

    Mấy dòng trên tôi ghi lại khi hồi tưởng truyện ngắn Hôte của Albert Camus. Tôi không nhớ rốt ráo câu chuyện nhưng những yếu tố trên nằm trong đề tài hiện sinh như cô đơn, ngộ nhận v.v…tuy tác giả sinh ở Algérie, đã từng hoạt động kháng chiến chống Đức.
    Câu chuyện hao hao giông giống với truyện phim ở phần cuối của bài Chờ Đợi và Nghiệt Ngã của Cao Thoại Châu (CTC). Một đại úy biệt kích Pháp được thả xuống Bắc Phi để bắt người lãnh đạo cao nhất cuộc kháng chiến. Vượt qua nhiều gian nguy, toán của viên đại úy đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tù binh bằng máy bay về Pháp, anh sĩ quan này còn mang theo một đứa bé không cha mẹ về như đứa con nuôi anh ta gặp trên đường nhiệm vụ. Dưới chân thang máy bay là những chiếc xe bóng lộn và một viên chức cao cấp đón người tù binh như một thượng khách không phải kẻ bị truy nã! Hai bên đã có một thỏa thuận mới và do đó việc làm của toán biệt kích thành vô nghĩa!
    Hôte cho thấy một Daru bị hàm oan, nhưng có thể giải thích được vì sự ngộ nhận dựa trên sự kiện có thật, thấy rõ là chàng dẫn tội nhân từ anh lính sen đầm, kinh nghiệm cá nhân thời tao loạn có thể cho anh thấy mối nghi ngờ trước khi nhìn lên bảng có lời de dọa. Anh tiếp nhận một cách chậm chạp.

    Nay hãy nhìn đoạn phim CTC kể. Đại úy nhà ta như bị cái lưới trời, thiên la địa võng chụp xuống theo lối bẩy chim. Thế à, người ta cung nghinh đón tiếp kẻ anh phải khổ công đi bắt sống, chỉ thiếu kèn trống và cờ xí. Chính anh bị truốt bỏ cái ý nghĩa, mục đích việc làm gian nguy. Ý nghĩa việc làm, dù không đúng trên bình diện hoàn vũ, là keo sơn móc mối con người và con người; móc nối thành chuổi hành động, suy nghĩ, những thời khắc của riêng một con người.
    Ý nghĩa không thể bị / được tiền tệ hóa (monétiser, monetize). Một người được thuê đào từng lỗ đất khá sâu; đào xong chủ nhà ra xem rồi ra lệnh lấp lại, và đào chỗ khác. Hắn ta bỏ cuộc khi được yêu ầu đào lần thứ tư vì thấy việc nầy vô nghĩa lý, hắn phải làm cái việc phi lý dù được trả tiền. Sau khi được giải thích mục đích là tìm một kỷ vật mà người cha không kịp chỉ rõ trước khi chết; hắn ta vui vẻ và đào nhanh hơn. Câu chuyện giáo khoa nầy giải thích trường hợp nhân viên phải xin đi chỗ khác khi bị ngồi chơi xơi nước mà hưởng lương hàng tháng đủ; ngồi chơi xơi nước trong khi kẻ khác trong bộ thì đầu tắt mặt tối kêu than mệt mỏi. Kẻ ấy thấy mình vô dụng, đứng ngoài hệ thống, nói cho văn hoa là một thứ lưu đày trên sinh quán.

    Sự mất ý nghĩa vì bị tướt đoạt hay tự mình rủ bỏ cái bị buộc nhận là giá trị, sự mất nầy khởi đầu diễn trình gọi là vong thân, tha hóa, phẩn nộ ... Nói dễ hiểu là rời rạc, nhân tâm ly tán, lòng người đảo điên. Nói theo xã hội học, thiếu cái tương thuận (consensus). Thật vậy, làm sao người thọ thuế thản nhiên lặng ngắm mây trôi theo sách Thiền, khi một ông tổng thống công du mỗi ngày tốn 200 triệu dollars; Obama đã đốt một tỷ bạc khi đi Ấn Độ. Vợ tổng thống Marcos có ba ngàn đôi giày khi dân Phi Luật Tân moi rác mà sống bị rác đè chết khi núi rác lở sau cơn mưa. Cái gì là ý nghĩa phải cầm cờ tôn giáo không phải của mình mà đi biểu tình đón tiếp một người trong tộc họ kẻ cầm quyền?
    Nói vậy mới hiểu Gandhi. Vị thánh nầy muốn xây dụng một Ấn Độ với cái tinh thần mà ông kêu gọi dân chúng hun đúc: vì hạnh phục cá nhân, của gia đình và xã hội, từ bỏ óc nô lệ làm giàu cho người Anh.

    Tôi đang đến gần cự điểm (point focal), danh từ quang học, của CTC trong bài nầy: đi tìm một quê nhà bằng , bởi, của người đời và đời người. Cho kiểu cách một tý, quê nhà nhân bản. Như vậy quê ấy không mang tính cách trừu tượng, một xã hội vô tưởng, cũng không có tính cách tôn giáo như cõi Cực Lạc của Phật Di Đà, vùng đất của Chúa có thánh Phê Rô canh giữ, hay cảnh giới của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vv…
    Quê nhà ấy được thấy qua trực giác như Thằng Bờm đã thấy lẽ công bằng nguyên thủy gồm hai vế cân xứng là nắm xôi và cái quạt mo. Khi người đời bị triệt tiêu, đời người cũng chết theo. Thế kỷ 20 là thế kỷ nhiều máu nhất, buồn nản nhất. Thời trung cổ Âu châu được xem như một đêm dài, nông nô bị xiềng bởi cái xiềng vô hình trong nông trại của chủ, nhưng vẫn có chút không khí mà thở còn nghe những chàng du ca ngồi trên mình ngựa gãy những khúc đàn êm. Họ còn chút tồn tại của tư duy, dĩ nhiên cách suy nghĩ bị điều kiện hóa bởi các thứ thần học lạc hậu. Vẫn trong khung cảnh Âu Châu, những thời như Phục Hưng, cổ điển, duy lý vv… đi kèm theo các triều đại độc tài. Nói vậy, nhưng dù bạn không được phép hô hào nơi công viên, vua Louis 14 không đến đầu giường bảo bạn suy nghĩ thế nào, nhào nắn tư tưởng theo một khuôn đúc của triều đình.
    Qua đến thế kỷ 20, ý nghĩa cuộc sống bị cắt cụt đến tận vô thức. Đó là lý do có những tiếng kêu. Thống thiết nhất là Koestler: cường quyền là cực đại, con người là số không, bản ngã chỉ là một ảo tưởng văn phạm. André Malraux: cuộc đời chẳng có giá trị gì, nhưng không có gì có giá trị như cuộc đời. Tôi không rành văn học nhưng cứ nghĩ phong trào muôn dạng gọi là hiện sinh, tuy không giải quyết được nhiều như những học thuyết tôn giáo và tâm linh, báo động nguy cơ hủy diệt sự hiện sinh.
    Hiện sinh đó là sự sống bình thường, không thiên thần không thú vật. Hiện sinh đó nhận chân bởi những con người tầm thường. Họ chia sẻ với một tác giả nào đó đã nói: không có cái chết, chỉ có những người chết. Khi không tìm ra lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống bị rứt bỏ, mình xem như đã chết. Vì vậy có thể hiểu vì sao có kẻ tự tử, vì một giá trị nào đó mất đi, như mất một mối tình vv…

    Cũng vậy, đại úy biệt kích nhà ta đã chết điếng, chết đứng như Từ Hải khi thấy sự chờ đợi của mình đã chệch hướng, biến chính mình làm đồ chơi của những thế lực chính trị. Ông đã ghép đứa bé mồ côi vào chính mình, đồng thời nhận biết cả hai không còn gì ngoại trừ chính cái cô đơn, lạc loài. Toi et moi, nous sommes seuls, tous les deux. Cả hai đi vào một thế giới không hồn, thế giới ấy là thế giới khách quan hay nội tại chẳng quan trọng. Nhưng bên trong thì nhiều hơn. In me there has been a soulless world. Đây không phải là trạng thái tự tại hồn nhiên mà trái lại, sôi động, đau đớn, như con cá hất lên đất khô, cố tìm sống qua chút âm ẩm còn trên da. Còn về Daru như đã nói trên chàng chưa vào ngõ cụt, câu viết trên bảng chưa làm thân thể chàng chết, chàng lo cho cái chết của ý nghĩa thả tù, hy vọng người ta sẽ hiểu chàng hơn.
    CTC không phải là tác giả cuốn phim, nhưng khi viết ông đã phóng chiếu sự chờ mong nghiệt ngã lên nhân vật nầy, dấn ông vào cái cô đơn tuyệt đối. Hãy so sánh với một nhân vật phụ của Hawthorne; cái hồn ma. Hồn ma của người đã chết trở về đứng bên lò sưởi, nhìn những người thân còn sống ngồi quanh cây đèn măng sông; hồn ma muốn thốt lên một lời thương mến nhưng khóa kín miệng. Mình đã bị bắn ra ngoài như những tinh thể không chịu nỗi sức ly tâm. Bây giờ thốt ra tiếng nồng thơm thì mình là con ma, người ta sẽ mời thầy mời cha về trừ quỷ ám. Và dĩ nhiên hình ảnh thân yêu (là chính mình) cũng mất đi trong lòng những người kia. Thôi hãy lui ra tàng cây rộng, ra cánh đồng hoang...
    Thật vậy, hai bên không còn sự thuận hợp, nói theo xã hội học thì làm sao được việc cũng như Khổng Tử nói nội ngoại bất tề sự bất thành. Nhưng đất sống của viên đại úy khác với trường hợp của hồn ma, hồn ma thành hình vì những cơ duyên tự nhiên của thành trụ hoại không. Không phải là cảnh lòng người ly tán; hồn ma chơi vơi theo kiểu hồn ma; kẻ còn sống vẫn tiếp tục nếp cũ, như nếp sống của hồn năm xưa.
    Viên sĩ quan của chúng ta vẫn phải sống trên cái quê nhà đất cát, núi non, cái quê nhà vô cơ (inorganic), ngày một khô thêm vì nông dân dùng phân hóa học, vì xứ sở ngày một nhiều độc tố.

    Như một cơ chế tự nhiên trong tâm sinh học, sự ước mơ chờ đợi đã đến với ông để xoa dịu vết thương tâm lý. Ông mơ ước có một quê hương nhân bản, quê hương của đời người và người đời. Nhưng sức người có hạn. Viên thuốc ước mơ đã bào mòn bao tử làm cho bệnh nhân cầm nắm được trong tay sự nghiệt ngã tấy nguyên hình từ những ước mơ nhỏ nhoi không vời đến được, những cơn ác mộng, những hoài niệm đau thương, những tương tác dùi cui chấm mắm nêm. Một chân trong thế giới vô cơ, một chân trong thế giới không hồn có thật trong nội tâm.
    Bao giờ sự nghiệt ngã chấm dứt?
    Khi mình thành tượng đá khác nào thiếu phụ trông chồng thành Hòn Vọng Phu.
    Nghiệt ngã như rứa đã vừa chưa?!
    tôn thầt tuệ 30/09/2011

    phụ bản:
    kinh cô đơn
    tôn thất tuệ

    Giọt nước mắt thầm buông
    như suối ngọc
    trôi về xa quá vực cô liêu.
    Ôi suối ngọc hãy về nguyên ủy:
    những ưu tư đau đớn xót chua
    những ước mơ thầm kín sâu xa
    những tin yêu tha thiết mặn mà.

    Nơi khởi thủy của dòng đời có thật
    xin suối ngọc tìm về quê cũ.
    Nước mắt ơi hãy vỡ tung ra
    trả lại ta thương cảm đậm đà
    ta sẽ kết một vòng tràng hạt
    đếm cô đơn từng giọt, tiếng cô đơn.
    Kinh cô đơn ta niệm hằng giờ.----
    Last edited by tonthattue; 10-24-2011 at 04:03 PM.

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Tuệ , đã đọc những băn khoăn của anh .

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Nó rụt tay xuống , lè lưỡi miệng lắp bắp :
    -Tụi nó ếm xì bùa
    -Ếm cái con khỉ …Tôi thò tay bứt mấy trái xoài thì thấy có cái xương nhỏ buộc chặt vào cành cây ,
    Hái xong , tôi lấy tờ hai trăm cột lại chỗ mấy khúc xương , rồi nói với nó :
    -Mình mua chứ không phải là mình lấy nghe mậy !
    Trung đội được lệnh nghỉ ăn cơm….Tôi vừa ăn vừa nói
    -Tao không tin mấy chuyện vớ vẩn bùa ngãi , ma quỉ ….lần hành quân ở Tây Ninh , lúc đi lục soát thằng Son làm rớt cái ví , tao nhặt được trả lại nó , cơm chiều xong hai thằng ngồi hút thuốc nó nói khi nào về nó dẫn tao đến núi Sam để nhờ ông Thầy làm cho tao cái bùa Cà Tha tránh tên bay , đạn lạc vậy mà vài hôm sau nó dính ba bốn viên đạn
    -Mày sợ ma không ?
    -Tao chưa thấy nên không sợ ….nhưng hơi ớn….giống như lần đầu nhìn thấy xác chết , tao còn không dám đến gần để nhặt lấy súng ….riết rồi thì quen ….hình như “ vía “ tao nặng lắm , mấy người chị tao cầu cơ , cơ không chạy lại đổ thừa là tại tao đứng gần , sáng hôm sau khoe tíu tít cơ lên cho biết đề thi cuối cùng thì cũng rớt
    -Mày không tin chứ tụi Thượng nó có ma xó , ma gà đó , lúc nãy là nó cột mấy cái xương gà cạnh trái xoài đấy !
    -Sợ thì đừng ăn
    -Mày hái tao đâu có hái mà bị tụi nó thư …..nhiều người nói nếu bị thư hai , ba tháng cái bụng xình lên ….tao chỉ sợ ma sợ quỉ chứ trời phật đâu có nhát ai đâu mà sợ !…
    -Đừng có nói trước nghe con , đến lúc ăn pháo …nằm bẹp dí trên đất miệng lạy trời lạy phật phù hộ cho con chứ đâu có lạy ma lạy quỉ …Thôi , sửa soạn đi tiếp …
    Trung đội đi ngang qua nhà sàn vắng hoe bóng người

  9. #29
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    808
    có người bị thư tới mấy chục năm sau bụng mới chương lên á anh bác

    Góc (hahaha chạy)

  10. #30
    Quote Originally Posted by goctroiparis View Post
    có người bị thư tới mấy chục năm sau bụng mới chương lên á anh bác

    Góc (hahaha chạy)
    Sợ người đời thấy cái bụng chương, nên chọn một góc trời xa để ... điều tức .
    Kết quả sản ra thuật pháp trị:
    Tiểu Thư: Dán nụ cười mím chi lên môi để trêu người .
    Trung Thư: Ngậm viên kẹo xí muội khi ngêu ngao cho thấm tình
    Đại Thư: Nhìn mây bay mà ngẫm niềm hoài vọng nhân sinh .
    Sau khi ngộ, ai cũng khen em là người ... tốt bụng .
    Từ đó, thong dong một cõi đi về ... thiền quán .
    khà khà ...:-|
    thời gian còn đủ không em
    cho mình nhớ lại mông mênh tình người
    @};-

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh