Register
Page 2 of 8 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 79
  1. #11
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    cành hoa trắng
    Phạm Duy / Thái Thanh




    @};-
    .. tựu rồi tan ..

  2. #12
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,212
    http://vanhoaviet.us/pham-duy-thoi-t...nhu-xuyen.html

    Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.

    .PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG-Bài viết của Trần Như Xuyên

    Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sựcông nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với:” đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em…” ” ngày đó có em đi nhẹ vào đời…”Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:” khóc cười theo vận nước nổi trôi” Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về…, rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư : về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ, người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ(do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già…đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
    Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
    lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
    ………………………………………… ………….
    Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
    loài quỷ dữ xua con ra đại dương
    ………………………………………… ………….
    Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
    Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung
    Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
    Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
    xin mời thế giới tới thăm
    những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
    tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
    rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
    khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
    đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
    Loài vượn này không nhanh mà chậm
    khác vượn thời tiền sử xa xăm
    chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
    và làm ra của cải quanh năm
    xin mời thế giới tới thăm.
    Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh… họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:
    …. Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.
    …..với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao – hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình…Tôi trở về vì tôi yêu nước…( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên ” không đánh kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và ” không đánh ” có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào ” xóa bỏ hận thù ” hay ” khép lại dĩ vãng ” ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. ” Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại “. Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: “giá ông ấy ( PD ) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa “. Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như ” Cô gái vót chông ” hay ” Tiếng đàn Ta Lư “, ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :” yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin “… Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:” bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có”, hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc ” chưa đủ chín chắn”, để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:” Ba mươi năm (1975 – 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả,” quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: ” mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả”. Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao… hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:” bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?”, với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :” tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ ”Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình(MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu” sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người”, ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người( Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:”… bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh” mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:” bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi”, cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi”. Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên ” Thiên duyên tình mộng “, bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:” Hồi ký của một thằng hèn” của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.

  3. #13
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    tạ ơn đời
    Phạm Duy / Tuấn Ngọc




    @};-
    .. tựu rồi tan ..

  4. #14
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,990



    Last edited by ngocdam66; 02-02-2013 at 08:57 AM.

  5. #15
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,990










  6. #16
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    dạ lai hương
    Phạm Duy / Thái Thanh




    @};-
    Last edited by HoangVan; 03-11-2013 at 02:16 AM.
    .. tựu rồi tan ..

  7. #17
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,990


    '' Mây Đã Qua Cu '' (*)

    Thích Tánh Tu

    Nén hương lòng tưởng nim nhc s Phm Duy.



    '' ...Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời..'' câu hát này, bài hát này hầu như người Việt chúng ta ai ai cũng thuộc, những ngôn từ bắt đầu của bài hát thật tự nhiên, giản dị, ai cũng có thể nghĩ ra, ấy vậy mà để biến nó thành Tình Ca, thành lời nhạc bay đến chạm vào trái tim của người Việt và ngự trị hẳn trong đó suốt mấy thập niên qua thì chỉ có Phạm Duy mới có thể. Ngày trước, khi còn là một cậu thiếu niên choai choai tôi đã '' mê '' nhạc của họ Phạm và họ Trịnh rồi, những dòng nhạc của họ không biết tự khi nào đã trở thành một phần đời sống của riêng tôi, nghĩa là một loại dưỡng chất tinh thần không thể thiếu và hẳn nhiên trước đó từ lâu, dòng nhạc của họ đã trở thành đời sống của ngàn vạn trái tim yêu nhạc Việt rồi.

    Ngày xưa, trước khi khoát lên người chiếc áo nâu nhà Phật tôi đã nguyện chia tay với con người đam mê âm nhạc của mình, tôi tập thoát ly đam mê những âm thanh trần thế để hướng tâm về con đường giải thoát thanh cao, và thật sự là tôi đã làm được điều đó. Khi tìm đến với kinh kệ nhà Phật tôi đã không còn đắm mình với '' Đưa em tìm động hoa vàng '','' Tình hoài hương '',''Giọt mưa trên lá '' hay '' Em đi lễ chùa này ''... nửa, nhưng như thế không có nghĩa là tôi đã đoạn tuyệt được hẳn với những hạt giống (chủng tử) đã ăn sâu vào tiềm thức của mình trong độ tuổi hoa niên. Cách đây vài hôm, khi nghe tin nhạc sỹ Phạm Duy qua đời, cả người tôi, cả thế giới tâm hồn tôi như ngừng đọng, sững sờ.. dù đã biết vô thường là bản chất của vạn hữu. Những dòng nhạc của một thời tôi sống với, từ lâu ngỡ đã chìm vào quên lãng, bỗng trỗi dậy trong tôi từng hồi, từng hồi, dạt dào, bất tận... và tôi đã cúi đầu xin phép con người tu sỹ trong tôi rằng.. hãy cho phép tôi được để yên '' tình trạng '' này và xem đó như thể là một biểu hiện của sự thương tiếc, tưởng niệm về một con người tài ba đã từng là một phần đời sống của mình trong quá khứ.




    Hai hôm nay tôi nhận được nhiều điện thư của các bạn trong đạo cũng như ngoài đời, họ chia sẻ cảm xúc của họ về tin người nhạc sỹ vừa nằm xuống.Trong số những bức điện thư forward tới tôi có khá nhiều bài viết của những cây bút tôi quen tên ở Hải ngoại đã tống tiễn người nhạc sỹ với giọng điệu phỉ báng, chỉ trích, chê bai nặng nề.. , tôi đọc qua mà chỉ biết '' ngậm ngùi '' cho người vừa khuất núi, tôi buồn cho một con người đã suốt đời cống hiến mật ngọt cho cuộc đời để rồi khi nằm xuống thế nhân đã đền ơn ông, đã tiễn ông bằng vô vàn... lời cay, chén đắng. Ở khía cạnh nào đó, có thể vì họ quá thương nhạc sỹ nên giờ trở thành oán trách cái con người mà họ cho rằng đã không còn đứng '' chung chiến tuyến '' với mình? Nói chi thì nói, bản chất của cuộc đời là tình cảm, ai mà đi ngược lại với tình cảm của ta là lập tức bị ta không ưa rồi? '' không ưa '' là cấp độ nhẹ, còn oán ghét là cấp độ sâu. Khi cái ghét đã lên đến đỉnh điểm, họ không ngại bới móc đời tư, chuyện gia đình, chuyện tình cảm cá nhân của người họ ghét để làm cho hả dạ một lần sau cuối,'' nghĩa tử nghĩa tận '' họ không màng.

    Với tôi, Phạm Duy, và một vài nhạc sỹ VN lừng danh khác họ là những người nhạc sỹ mang trong mình một trái tim yêu quê hương VN tha thiết, tình yêu của họ còn vượt trên cả tình yêu của chúng ta, vì nếu không yêu quê hương nồng nàn thì Phạm Duy không thể nào có..'' Tôi yêu đất nước tôi từ khi mới ra đời..'' được? Chỉ vì họ yêu quê hương theo cái cách của họ, thái độ yêu quê hương, đất nước của họ người đời không cùng tận được rồi từ đó hiểu sai họ mà thôi.

    Ta có thể ví von rằng mọi thể chế chính trị giống như là chiếc áo, (là lớp áo bên ngoài), còn quê hương chính là phần thân thể, là máu mủ thịt xương. Một khi ta không ưa chiếc áo này thì ta có thể thay đổi chiếc áo khác, thậm chí ta có thể xé toạc nó ném đi nơi khác, nhưng đối với thân thể thì ta không làm như thế được, vì vậy, với những người tha thiết yêu quê hương, một khi mất nó đi, họ cảm thấy họ như đã mất đi chính bản thân mình, cái khao khát trở về với quê hương của họ chính là cái khao khát được trở lại với chính bản thân họ, dù rằng quê hương đó đã không còn toàn vẹn, lành lặn như xưa, nhưng họ thà như thế còn hơn là mất hẳn. Có khi vì ai ai cũng mặc áo thì họ cũng mặc nhưng chưa chắc họ đã yêu thích chiếc áo mà họ đang mặc trên người. Và đôi khi ta bước song hành với một người nào đó nhưng chắc gì tâm hồn ta cũng đi cùng với họ, chuyện vợ chồng người ta còn có câu : '' đồng sàng dị mộng '' cơ mà! - Vị thầy bổn sư tế độ cho tôi cũng đã để lại những dòng thơ trác tuyệt cho quê hương như : '' Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông ''. Phải, cái '' hồn dân tộc '' đó làm sao mà tìm ra, làm sao mà cảm nhận ở xứ lạ quê người được, người ta chỉ có thể '' hít thở '' được nó trên chính nơi mình đã ''chôn nhau cắt rốn'' mà thôi! Thầy tôi đã viết như thế nhưng Người đã nằm xuống trên đất Mỹ sau mấy mươi năm sống lưu vong, Người đã không một lần trở về chỉ đơn giản vì không thích mặc ''chiếc áo'' của người ta. Mỗi người đều có lý và đều đúng trong sự lựa chọn của mình.

    Phàm làm người thì không ai toàn vẹn cả, thế nhưng khi một mảnh giấy trắng bị rớt lên đó một giọt mực đen thì người ta chỉ '' nhìn chằm hăm '' vào cái giọt mực đen kia rồi chê bai, bình phẩm mà quên đi diện tích sạch sẽ còn lại trên trang giấy, đó chính là cố tật lớn nhất của con người. Người ta nhân danh đạo đức rồi tự cho mình cái quyền lên án, rêu rao lầm lỗi của người khác, trong khi đằng sau họ, trong tim họ còn dẫy đầy tội lỗi và bóng tối mênh mông ... Trước đây khi hát bài : ''Một cõi đi về '' của Trịnh, khi hát đến đoạn: '' Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng'' tôi cứ lấy làm thắc mắc rằng tại sao ông ấy không dùng chữ ..'' Con tim nhân gian '' nghe có hay và dễ hiểu hơn không? nhưng bây giờ thì tôi đã '' ngộ '' ra cái thâm sâu của Trịnh, rằng đôi tay kia chính là hành động được điều khiển bởi con tim, nếu con tim đã không độ lượng thì lập tức ..'' ta sẽ ra tay cho mà biết ''. Ôi, thói đời cay nghiệt, ôi lòng người eo hẹp nói mãi cũng không cùng...

    Chỉ còn vỏn vẹn mươi hôm nửa là bước sang năm mới, dẫu biết vô thường không hẹn cùng ai nhưng tôi vẫn tiếc sao cây Cổ Thụ Âm Nhạc VN không lưu lại nhân gian ít ra thêm một mùa Xuân nửa. Thôi thì.. ông hãy '' Ôm trăng đánh giấc bên đồi Dạ Lan '' đi nhé! Là nghệ sỹ, tôi chắc từ lâu ông đã hiểu: '' Đời ghét, thương vốn dĩ là thường! '' nhưng ông cứ tin một điều rằng họ ghét ông như ghét vị cay của ớt song họ vẫn cứ ăn, ghét vị đắng của rượu mà họ vẫn cứ uống, ghét con người ông nhưng '' tâm hồn '' của ông thì họ vẫn cứ ngày đêm cùng nhau hát say sưa, hiểu như thế thì ông ở bên kia ông hãy cứ vui và yêu thương họ, ông nhé!

    Xin tạ ơn ông đã có mặt điểm tô cho đời và cũng đã cùng '' khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi ''. Xin mượn lời nhạc của ông để tiễn đưa ông trong tiếng chuông mõ nhà chùa : ''... Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người ..''

    Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật.


    BĐĐo Tràng INDIA nhng ngày cui năm Thìn.

    (*) Em L Chùa Này :
    ''..Ri t đây vườn chùa thanh vng, tin đưa em ngày tháng qua mau. Mt n mai va n trong nng, hi em ơi mây đã qua cu



    ''... Nghìn trùng xa cách người đãđi ri, đường dài hnh phúc, cu chúc cho người ..''







  8. #18
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    chiều về trên sông
    Phạm Duy / Thái Thanh




    @};-
    .. tựu rồi tan ..

  9. #19
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,990

  10. #20
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097




    bên cầu biên giới
    Phạm Duy / Duy Trác




    @};-
    .. tựu rồi tan ..

 

 

Similar Threads

  1. Phạm thiên thư - người tu sĩ lãng mạn
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 14
    Last Post: 12-10-2013, 08:10 PM
  2. Phạm Thanh Nghiên
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 09-22-2012, 07:19 AM
  3. Phân biệt Hoa Sen và Quỳ.
    By Nắng Hạ in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 1
    Last Post: 07-25-2012, 05:57 AM
  4. Vĩnh biệt Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
    By Trân in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 3
    Last Post: 07-08-2012, 09:13 AM
  5. Khác biệt cơ bản giữa Windows 32-bit và 64-bit
    By ngocdam66 in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 2
    Last Post: 10-25-2011, 08:52 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:33 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh