Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 16 of 16
  1. #11

    BIẾN THÁI thái san

    BIẾN THÁI
    thái san

    Sau biến cố bảy lăm.
    Suy nghĩ nhiều ngày, hai vợ chồng đồng thuận làm một cái sạp báo để cứu đói. Việc đầu tiên mua gỗ. Khu doanh trại quân đội tổng hợp xưa. Ôi thì trăm ngàn thứ phế thải.
    Lúc này trong căn cứ Long bình gần đấy có nhiều đồ phế thải mang ra bán, thường là do các anh chàng bộ đội bán để có chút tiền mua đài, đổng, đạp. Thực tế chúng cũng chẳng mấy hợp pháp nhưng là đồ phế thải tuy nhiên theo cách sống miền bắc thì cái gì cũng là tiền cả lại khác, vì bước ra từ chốn khó khăn keo kiết bị xiết cổ nên bên ngoài có nhiều thứ thế này đã quá quý hóa, nói chung có được gì cũng quý vậy.
    Mà gom góp bao nhiêu cho cam cao lắm chỉ dăm mười đồng bạc việt nam là đã quý hóa rồi. Nhất là vào lúc này, năm vừa sau biến cố.
    Tự đóng lấy xong cái sạp báo thì có kẻ đến đúng là cán bộ cỡ lớn của huyện nhìn và nói:
    -Đại diện cho huyện luôn nhé.
    -Thế các anh cho cho lương lậu chi không?
    -Làm cho TTVH huyện còn đòi chi nữa. Còn phải đóng nguyệt liễm bằng sách để thiết lập tủ sách của xã nữa đó.
    -Vậy sao đủ sống.
    -Thì cứ làm đi đã, vội gì.
    -Nhưng đói mà phải chờ cho gạo ư. Đúng là XHCN thì không đòi ăn ư.
    -Đòi là quyền của ông bà còn cho hay không là chuyện của đám đông và chính sách.
    Vài tuần sau tôi buôn bán báo, thì mình tự túc đạp xe từ nơi ở đến sạp báo của tỉnh Biên Hòa khá xa, tập tọe cũng từ từ có vẻ dễ chịu ra, thì đứa con đầu tiên bước vào tổng hợp. Cán bộ khuyên chúng tôi nhưng suy nghĩ mãi tôi cho là không thiện ý:
    -Đó thấy chưa. Thấy bản mặt quá bất nhân tôi nói nhìn trừng vào mắt hắn:
    -Thấy cái gì, làm hộc máu tháo tiết ra chưa kể công đạp xe hàng ngày mấy chục cây số, thôi chứ mỵ dân quá lại còn sai khiến chứ, ai coi. Hắn nói thản nhiên:
    -Mấy chục cây còn gần.
    Hai vợ chồng thấy trước mắt cho cuộc sống cũng hé mở do chính mình, vì nghề nghiệp chính chưa dám và chưa cho phép mở, là chính tôi là thầy sửa đài nhưng bóp nghẹp bằng năm nơi quản lý: TTVH nhạc, CA nghe đài, QLTT buôn bán, và thuế vụ, điện đóm, làm sao gia đình mình sống dược trước đã.
    Bao nhiêu ngày suy nghĩ với cách đối phó với giá bán sách. Nghĩ nếu mua và bán cùng giá bìa làm sao sống. Tôi bèn đánh máy giá in vào giấy, tính bán nào có lời sẽ dán vào chỗ giá của cuốn và che lấp rồi bán. Tôi tự nhủ, sự việc này do chính nhà nước làm cho chúng tôi phải đối phó và gọi là biến thái, và những ngày sau chẳng thể nào kiểm soát được cả. Buôn bán để sống chứ lấy gì ăn và sống. Đêm về tôi nghĩ là bóc lột.
    Cái này sự sinh tồn, chẳng thể nào chống lại cái đói của nhân dân được.
    Bằng chứng sống là chị ba Thy đã cứu đói toàn quốc chẳng dám hỏi tội.
    Tuy nhiên cũng chẳng qua những tên nhọ mõm, chúng làm phiền gia đình tôi quá như thỉnh thoảng đến xin những tờ báo bán ế. Đúng ra những việc nhỏ nhoi này chúng tôi bán ký như gom rác vậy mà cũng bị chúng thu gom mất.
    Khoảng vào năm một ngàn chín trăm chín tư, tôi tự thoát lấy khỏi ban của huyện, từ đó gia đình dễ chịu hẳn.
    Một tên từ huyện xuống nói:
    -Vậy gia đình bỏ cái bảng xuống chứ, cái bảng trạm sách báo huyện Thống nhất, tôi cáu nói:
    -Vậy lúc mày đến nhờ vả làm cái bảng để trạm cho huyện thì chúng mày hỗ trợ gì mà ăn cháo đá bát quên ơn ngay vậy?
    -Nhưng nay đã qua năm hai nghìn rồi.
    -Nhưng muốn bỏ cũng nên nói với nhau một tiếng chứ thế TTVH là như thế ư?
    Hắn mặt sịu lơ bước đi nhanh.
    Vài tháng sau chúng tôi gặp lại ở tập đoàn công nghiệp của trên huyện cách đó khoảng gần chục cây số, đề nghị với tôi thành lập tổ sửa chữa. Học được bài học qua tôi nói:
    -Bây giờ lấy tên là gì đây?
    -“Mậu dịch quốc doanh” sửa chữa đài và thu hình trắng đen và màu.
    -Vậy ai là trưởng ban.
    -Tôi giao cho anh trưởng ban nhận và trả máy. Nhìn kỹ vào thẳng mặt hắn và tôi nói:
    -Nhưng thời này ở nước mình chưa cho bán và mua đồ sửa thay thế thì lấy cái gì thay thế cho người.
    Thời này phần đông sửa chữa là chính không có đồ đạc thay thế. Muốn thay đều lấy những đồ phế thải trong khu đào bới Long bình ra mà thay vào và ăn may. Liếc cho qua và nói:
    -Thế này vậy, thay đồ đạc gì thì đưa xác và lấy lại tiền. Tự hỏi lấy đâu ra, lại nữa là mầm mống cho lừa đảo cho những thợ sửa chữa đã mang bao nhiêu tai tiếng về thay đồ hoặc đổi đồ.
    Mà chỉ còn nghĩa vụ trả công bằng uống rượu mà về chứ có tiền đâu mà đưa.
    Tôi bèn nói:
    -Ai coi, đã vất vả còn bị bóc lột ư. Tôi nói thế hắn đâm cáu nhưng chẳng làm được gì, vì tôi thường bị các xếp lớn kêu đến tận nhà sửa chữa, nên từ đó hắn ngại, phải nói là hắn sợ hãi mới đúng, tuy nhiên vì quá đói, những cái tính cách tem phiếu và câu nói làm theo năm suất hưởng theo nhu cầu đã ló những cái sai.
    Bên ngoài đường những trạm thu mua, nói là thu mua nhưng thực tế là lấy hết của dân chúng, bao ca thán, chửi bới chúng vẫn cứ nghe và làm theo của cấp trên. Dân chúng càng biến đổi tính nết và gần như chống lại.
    Thực ra bao cán bộ từ bắc vào miền nam thường đến nhà ai là đi từ trên nhà đi thẳng xuống bếp. Để làm gì, nhìn xem có cái gì dễ và có vẻ thừa thãi hay vừa ý mình thì xin. Câu chuyện này cũng thể hiện nỗi những ông lớn hiện nay bao gồm “tứ trụ” cột cái trong nhà khi có dịp bất kỳ xuất khẩu, chẳng khác là mấy, những cái đó đáng nể là vì nhiều:

    1. Can đảm.
    2. Vì chất sống mới của gia đình.
    3. Vai trò của mình với xã hội và con cái.

    4-Can đảm làm được dù mặt dầy hẳn lên, vì chính con cái cũng đang phản ứng cha mẹ.
    Và đến thời giờ này đa số các cán bộ không còn phải lo lắng và thiếu thốn như lúc mới đầu nữa do nhiều công việc từ đó do không có người đủ tài làm những công việc như cấp giấy sử dụng đất chẳng hạn hoá ra lại phả nhờ người này nọ lo cho thêm việc và sẽ hậu tạ bằng phong bì đã thành phong tục lệ của dân mình mất rồi, những việc này và còn biết bao chuyện không thể diễn tả nổi bằng lời nói chẳng hạn như đờng hầm qua sông Sài gòn là hầm Thủ thiêm, tiêu phí bao nhiêu bây giờ chẳng mấy dùng, và còn bao nhiêu nữa v.v…
    Những ngày tháng cùng khổ làm cho cả gia đình thấu hiểu và chấp nhận cuốc sống tại quê nhà dù có thể xuất ngoại hai phương diện cũng chẳng đi, tuy nhiên với cái đói vào những năm ăn với bo bo mà chính gia đình ăn bằng mì sợi chính nhà làm lấy, nên cũng chẳng nuối tiếc dù lúc đó lại đang làm trên công ty xây lắp một biên hòa.
    Cho đến những ngày tháng thoái hóa. Báo bị chúng ăn cắp mỗi khi đến mua thuốc là chẳng hạn hoặc vào giữa trưa lúc buồn ngủ mấy tên mới lớn nhà bên cạnh không dậy tới nơi tới chốn chôm bán, từ đó hủy bỏ luôn sạp báo và khai tử luôn. Lúc đó các con bắt đầu cũng lớn và vào các công ty ngoậi quốc đầu tư trong nước. Gia đình cũng dễ chịu hơn. Và cũng có lẽ bắt đầu từ đây các cán bộ cũng bắt đầu biết tham nhũng, hối lộ, các công việc đã được mở cửa hàng tư nhân.
    Nhận đúng như vậy, từ đó tôi không biết nàm thao mà cứu gia đình, đêm nằm suy nghĩ và rồi cũng chẳng làm sao được. Theo tôi:
    -Cái ý này cũng là do người Mỹ làm khổ mính chứ chẳng vào đấy kể từ Kisinger ra bỏ rơi việt nam, nên là nhỏ chẳng biết nên phải nói làm sao và làm ăn theo kiểu nào./.



    thái san
    Last edited by ttv2007; 02-01-2013 at 06:09 AM.

  2. #12

    CUỐI NĂM HAI NGÀN KHÔNG TRĂM LẺ CHÍN, BIỆT TÍCH GIANG HỒ thái san

    CUỐI NĂM HAI NGÀN KHÔNG TRĂM LẺ CHÍN, BIỆT TÍCH GIANG HỒ
    thái san

    Gửi đến những người thân thương nhất.
    Thằng con đầu cùng các con.
    Những đứa tự nhận chân được ba má, gia đình.

    Thân yêu

    Bắt đầu vào những ngày tháng này xin tạm cách biệt với dăm chữ văn chương chữ nghĩa. Tuy nhiên cũng còn vài lời tạm biệt xa nhau, nghĩa là nếu số phận đã định thì chẳng thể trốn chạy, chối cãi. Tuy nhiên theo lẽ cũng nói với nhau đôi lời tạm biệt hẹn sẽ gặp lại bên kia thế giới nếu đi trước cũng chưa phải là xa đi mà hẹn gặp lại nhau nơi cuối cùng, tất nhiên còn hàn huyên nhiều về bao thứ ngoài lề nhưng trong cùng bào tộc. Nỗi đau nhất là con người nay biến thành những vật dụng cho bao người tiện dụng cho riêng chế độ này.
    Có người chê, kẻ khen, cái đó không quan tâm. Lý do ngay thẳng làm liền, những người ngay thẳng nóng tánh thường tốt, không kịp cài đặt ý tưởng ma giáo trong hành động ngay tức. Hay cho dù chê bai là “võ biền”, cũng chẳng sao, vì bản chất mộc mạc, đơn sơ không nê chấp lâu bền, nói ngay, làm thẳng chẳng cần biết ra sao nữa. Nói đến đây mấy chú ăn tàn bước vào:
    -Nay thầy nhận tiền.
    -Gì vậy, xin chào.
    -GIA ĐÌNH VĂN HÓA.
    -Chỉ có thế mà có tiền ư?
    -Xin ký nhận cho em. Một lá cờ, và nhận bốn chục nghìn nữa. Xin ngày mai treo cờ mới luôn nhé.
    -Nhiều vậy sao.
    -Sao phải treo cờ mới.
    -Cho hoành tráng.
    -Ngôn ngữ băng từ.
    -Là sao?
    -Thu sẵn phát sẵn nghe luôn, vì đã sao chép.
    -Hề…hề…như vậy đã là sao chép hẳn hòi còn gì.
    -Xin chào sư phụ.
    -Chào các chú.
    -Mai tôi đi rồi thì treo làm chi, chỉ có cờ tang chắc nhất, tuy nhiên chưa chắc ai đã đi trước. Cái đó lại phận sự người còn lại.
    -Vâng đó là cái chắc.
    -Trong các chú qua đi thì có con thừa kế.
    -Vậy đúng như “Thành ruồi”.
    -Đó có con Thanh làm trưởng ấp rồi đó thầy thấy chưa.
    -Chắc như bắp, bố ngày xưa chỉ dọn đũa bát cho người mà con được chức việc, thấy chưa?
    -Đấy cũng là thành tích chứ bộ chơi ư?.
    -Đấy là Thành ruồi chứ không phải là ăn tàn ư?
    -Đâu cũng vào đó à.
    -Cho đền khi chết mới biết rằng mình vẫn còn đi đúng, nghĩa là thời thế thế thời phải thế.
    -Tại mấy người chẳng biết đó chứ, bưng bê cho con lên làm được chức trưởng ban ấp chứ tưởng bở sao, bây giờ là trưởng ban ấp An chu đó thôi, có thằng cũng dọn như Q “điếm chợ” đen thì đi rồi, ông Khuất chưa, còn trẻ phải phục vụ, không văn hóa thì không đến chức đó thì chức gì, bây giờ vợ cũng theo thắng khác rồi, chuyện cũng qua đi như cơn gió thoảng. Tôi nhìn vào mắt những người cùng tôi được phước ngồi cùng bàn và nói tiếp:
    -Khó lắm chứ.
    Bất chợt nhớ đến bài…Tôi cất giọng nhè nhẹ:
    -Mai tôi đi rồi… làm sao em ngăn được thà vui đi cho trót đêm nay, tình mình còn trắng bàn tay nên chuyện xa xưa ấy xin đừng nhớ hay buồn. Đôi ta không sống vì nhau khi kẻ ớ người đi ôi thương tiếc mà chi. Đường về ngõ tối hai nơi có một vì sao rơi đêm hò hẹn hết rồi.
    Đời tôi gió sương………làm quen với đêm khuya gió lạnh với mưa khua núi rừng, còn tôi ngày ngày dần chết trên đường phố, giọng ca ngày nào mong gửi tám hướng tương tư, dù xa nhau anh ơi……..
    -Mai tôi đi rồi……..
    Chỉ suy nghĩ đơn giản mộc mạc như một số người dù chẳng trẻ cũng chưa bao giờ biết được cái móc xích thùng gánh nước, cái đòn gánh có mấu, hoặc cái cộ đập lúa, cái néo bao giờ vân..vân…vì thời đại qua mất rồi. Xin cứ coi như những vật dụng quá thời thế là đơn giản nhất, cũng là quá may rồi.
    Những ngày sau này tôi thường nhìn trời cầu bâng quơ. Cầu xin rằng:
    -Những ngưởi còn ở lại sức khỏe thật tốt, sống nhiều tuổi hơn nữa và còn lưu danh lại những gì đã và đang sống, lại nữa con cháu theo sau đừng ảnh hưởng quá đáng những gì không ngăn nắp, trật tự, lúng túng, chẳng đâu ra đâu nhé.
    Tôi vừa phôn cho cô y tá đến để vào cho nhà tôi một chai nước biển để níu kéo thêm sự sống mong manh. Nó nói:
    -Con vừa bị tai nạn đụng xe nên cũng chưa hoàn hồn, chỉ vì cái đường lúc đi khác về thế khác, quanh quanh đi trật đường bị ca phạt lý do không đi đúng đường, nổi nóng tại chính họ, vì lúc đi khác về lại khác phạt người ta là thế nào, vội giận mất khôn con bèn chửi:
    -Chúng mày chỉ ăn hại hướng lưu mà đứng trốn một chỗ để phạt người ta là làm sao. Nó bèn lấy biên giấy phạt, cái khổ là con lại cương đúng ra nhẹ đưa theo bằng lái và dấu trong đó dăm chục là xong như quá nóng con nói:
    -Không lẽ chúng mày muốn hối lộ.


    thái san


  3. #13

    BỐ TÔI TRỞ THÀNH VÔ VI thái san

    BỐ TÔI TRỞ THÀNH VÔ VI
    thái san

    Suốt những ngày qua tôi cứ băn khoăn mãi không biết tại sao nàng cứ như muốn xa cách tôi.

    Chưa tìm ra giải đáp thì bố ruột nàng đến thăm mẹ con nàng ở xứ đạo của miền đông tôi mới vỡ nhẽ.

    Ngay sớm hôm đó tôi đứng ngây người khi gặp nàng là vì chưa hề bao giờ gặp mặt chính bố đẻ nàng. Đối diện với khi nàng trả lời:
    -Thực tế em chưa hề thố lộ với anh về cha ruột em, và cũng vì thế mẹ em cũng còn vẫn yêu mến ông ấy nhưng cha xứ trên đó chẳng một tý mềm dịu với gia đình em, em nghĩ thiếu đức khiêm tốn và cái tôi lớn quá, bèn phải kiếm mọi cách bằng được xa xứ từ ngày bố em bị thương sau trận chiến của biến cố bảy lăm. Nhìn kỹ vào mắt tôi nàng nói như tâm sự.
    -Anh có đủ hiểu biết về một người đàn bà, chồng bị thương nằm liệt một chỗ mà phải tần tảo nuôi bốn miệng ăn sau ngày thường gọi to là “ngày giải phóng” không. Mẹ em không có lối thoát. Nghỉ xả hơi và nàng nói tiếp:
    -“Chúng nó” có tha cho mẹ em đâu lôi xề xệch như một con điếm đi khắp nơi trong một xã, nói thẳng chắc khoảng chục thằng đàn ông thay phiên nhau từng tháng. Thế thì mẹ em là con người gì hay chỉ là con đĩ phục vụ giải phóng. Cuối cùng mẹ em chấp nhận thằng Thảo, nó là võ sĩ và đẳng cấp đai
    chưa được đen ba, tuy nhiên đáng lẽ em phải gọi hắn bằng dượng mới đúng ba Thảo dù có là ca “chìm” vùng chăng nữa em vẫn cám ơn và vẫn chửi, thành ra mọi thằng khác thấy vậy chuồn biến chứ không thân xác mẹ em còn cái gì.

    Khi nghe anh nói anh theo đạo Phật em định anh cứ giữ nguyên trạng vậy em không hề là con người dốt nát mà không biết tôn trọng người khác đó là cái tự trọng nhưng anh lại quá thương em thương mẹ em dù anh chưa hiểu rõ ngọn nguồn nên em cứ để nguyên vậy phần vì quá thương mẹ phần là vì cái trịch thượng của em với Thảo cho nó biết lễ độ là như thế nào, dù đáng lẽ em phải gọi bằng bố dượng. Anh đừng ngắt lời để cho em thổ lộ hết tâm can và rồi ngày nào những chuyện tôn giáo phơi bày anh làm ơn giải thích với ba mẹ anh tức là ba mẹ chúng mình bây giờ nhé.
    Tôi gật đầu cảm thương nàng vô biên và tự hứa nói cùng ông già via.
    Không những nàng vì tôi giữ trọn đường mà chính ông via tôi mong ước trước khi cưới lại còn giữ được đôi nét phong tục của gia tộc mà khi quyết định theo cưới nàng tôi phải chọn nhưng bố tôi vẫn chiều theo ý. Tôi chưa kịp nghe riêng rẽ bố nói tôi đã quyết định theo phương hướng tôn giáo của nàng vì dù cả nghĩ ai cũng đều biết tôn giáo nào cũng đều hướng con người đến chân thiện mỹ cả”.
    Riêng bố tôi nhiều khi đàm luận về tôn giáo với một vài ông bạn nhất là những ông biết về văn nghệ hay văn chương ôi thì chẳng thể nào tả nổi muôn vàn hướng phương cho đến nỗi có những người nói khi trên báo chí nói hay thời này còn trên mạng online thiên hình vạn trạng, bố tôi vẫn dè giữ cho nàng khi đã cưới về bởi vì chính ngày cưới lại không thấy ông bố Thảo của nàng đến dự đâm nhiều người thắc mắc, ông chỉ nói:
    -Ôi tôi thường thấy nhiều chuyện nên quên đi như vô vi ông ạ. Cũng có ông bạn trả lời:

    -Thôi đúng rồi những chuyện tôn giáo khó nói ra lâu lắm chẳng ai có thể
    dứt khoát được. Tôi cũng thông cảm và nói như vậy, rồi đợi lúc nào tâm sự cùng bố tôi sẽ phơi bày sau vài chuyện cần.
    Nhưng khổ não nhiều người lại xét đến cái đạo đức của con dâu đã bị giáo huấn theo cái đường hướng của mẹ vẫn còn quẩn quanh tôi như mớ thòng bong chưa vượt thoát. Tôi tâm sự với nàng:
    -Người ngoài thì chẳng biết đâu mà lường, riêng em chỉ cần giữ cái đức hạnh theo ý hiểu biết và tâm mình như thế nào thì sống vậy. Nàng điềm tĩnh nói:
    -Thời gian còn anh sẽ nhìn thấy mà khỏi phải đính chính hay giải thích gì cả.

    Nhưng khốn cho những thành tâm trên đời chưa chắc đã được mọi người hưởng ứng, tuy nhiên tôi cũng mặc.
    Mà thật lòng mà nói câu chuyện của vợ tôi tức là ông bố nàng lại râm ran cả ngõ rồi đến cả xóm họ chẳng buông tha để làm quà và kiếm câu chuyện đầu trà thành những chuyện vô bổ cho cả gia đình tôi.
    Bố tôi một hôm vào buổi sáng sau khi uống càfê với bạn đời xong bèn gọi tôi nói:
    -Con cứ thực hành sống cùng với gia đình trong đó mẹ, ba và hai đứa tập sống thiền (zen) tức là quên hết những rườm rà chung quanh, tức là đàm tiếu đó cứ lấy chữ quên làm đề thì mọi sự ổn thỏa cả chớ nghe rồi nhận những lời dèm pha thêm khổ cho mình, và thực tiễn thực hành những chân tình của nhau. Cứ vững chãi mà nghe ba đi đừng nghe và cả tin ai cả.
    Buổi chiều nhá nhem ông cụ đưa thêm ông thầy trong chùa trong đâu “đồi lá giang” về lập bàn thờ và nghe những tiếng tụng kinh ồn ào. Khi ông cất kinh tôi mới rõ thật lòng bố chứa chan yêu thương không mấy khi được nghe chính ông cụ tâm sự.
    Những lời muốn thoát mang đầy con tim của bố dành riêng cho tôi hơi nhiều.
    Theo tôi có khi ông xem những cung cách trình bày trong những khúc phim ba xu thời nay và các cách ăn mặc trắng trợn đến phát sợ. Ông bạn laghim đôi lần nói với bố tôi:
    -Chắc một ngày gần đây chúng chỉ mặc quần lót đi chợ quá. Bà chị năm em nhắc:

    -Thôi em cũng cần nhắc đến mẹ chồng một tí. Ba đôi khi nói vì ba chẳng muốn nói:
    -Rằng mẹ hiền lắm đôi khi chỉ có ba nói mà thôi. Với tình cha con ba bảo:
    -Tu là cội phúc tình là giây oan các con ạ. Ông còn nói tiếp:
    -Ai tránh được những tham, sân, si, lục dục là người tuyệt vời và hãy nhìn mẹ làm gương. Mẹ tôi ít khi nói lại nữa nay là mẹ chồng không muốn nói với con dâu bao giờ nay bà cũng thêm lời:
    -Cái thời này chúng thay đổi quá, mẹ chỉ khuyên chúng mày mỗi câu duy nhất “là nếu không sống với nhau thì thôi. Bà tạm ngưng để bình tĩnh hơn tiếp: “đã quyết thì phải hành”
    Vì người xưa có câu:
    Đã quyết phải hành, đã đẵn thì phải vác cả cành lẫn cây đó các con ạ kể cả chồng lẫn vợ. Nhưng tuy được an ủi nhiều lắm qua câu dặn dò của mẹ chúng nhưng riêng ông có thu thập nhiều tư tưởng mới và cập nhật thường xuyên liên tục nhưng ông vẫn chưa chắc chắn. Ông vẫn thường xuyên lục bục trong miệng chẳng nói ra.
    Đó là nỗi đăm chiêu vì thương con mà vậy. Suy nghĩ suốt buổi chiều tôi bước đến nhà một người bạn bao giờ chẳng hay, lỡ đến rồi thì bước vào. Lên tiếng gọi:
    -Có nhà không vậy.
    -Alô alồ, ai vậy?
    -Có đồng song đồng hành không dám nói là đồng chí.
    -Có gì đấy đồng song. Hỏi xong tuy vậy tôi cũng đi ra theo vào quán. Chợt kêu càfê đá nhá.
    -Không hai ly đá chứ.
    -Cũng được, mấy hôm nay bà có khỏe không vậy.
    -Ai đến nhà hỏi thăm vợ người ta là sao.
    -Sự thường là thế mà.
    -Vâng cám ơn ông nhà tôi “vũ như cẩn”. Sao nay có gì lạ đây.
    -Ông vào đây nhân tiện tôi vào ruộng mới về nghe nói có ông đến nhà mà vắng tôi bèn phải ra nói chuyện và còn xin ý kiến ý cò về chuyện thằng út nhà. Ông cướp lời thật nhanh chừng như sợ ai cướp lời:
    -Thì phải dặn dò chỉ nên giữ mình thật trong veo là dĩ nhiên sẽ được mọi sự như ý muốn chứ có gì mà lo hả ông.
    -Tôi còn đang định vào nhận bộ áo xám dành cho cư sĩ về để mặc những lúc thiền cho phải đạo.
    -Ông đã biết rành quá làm chi zậy cho con nó rắc rối thêm chứ gì.

    Từ hôm bố ở quán đầu đường về là ông chẳng nói chẳng rằng mấy và chỉ luôn mồm nhẹ khuyên cả hai đứa. Có lần ông to tiếng:
    Cả vợ lẫn chồng phải giữ cho trọn đạo vợ chồng cho đến chết.

    Từ đó chẳng ai dám nói thêm gì, manh nha những hôm bạn bè của ông đến nhỏ to đôi diều gì rồi lại nín thinh.
    Làm cho nàng phải chỉnh sửa những gì đã sai của đời trước. Nàng chỉ nói thầm với tôi đến mấy lần.
    -Chuyện hai đứa mình có gì sai đó anh Đức.
    Và tất cả đều tiến triển hay hẳn ra và nàng cũng tự sửa lấy những gì dù nhỏ nhít đến đâu. Nàng vẫn nói:
    -Ảnh hưởng khiếp thật em chỉ cần phải giữ mình để đừng xẩy ra những vụ việc tương tự như bố và mẹ em đã làm.

    Kinh xám hối

    Những tình yêu thủa thời trước
    tạo nên những ngang trái của đời
    cố gắng đừng lỡ theo đi bước
    làm cuộc tình không thể thành bèo dạt mây trôi

    oOo

    cuộc tình đau khổ trái ngang
    sinh ra mọi chuyện bẽ bàng đời sau
    sự tình là của bể dâu
    con ơi hãy gẫm là câu răn mình

    vậy là ông cụ đã biến thành vô vi rồi

    cầu chúc các cháu trăm năm hạnh phúc


    thái san

  4. #14

    BỔ TÚC NGHIÊM CHO CHÍNH BẢN THÂN thái san

    BỔ TÚC NGHIÊM CHO CHÍNH BẢN THÂN
    thái san


    Suy đi nghĩ lại lời của đứa cháu nói:
    -Phục vụ ông bố chồng. Câu nói thấm thía, nghĩa là bà ấy chẳng cần biết ai cả, vừa được lòng các con vừa thâm thúy. Nhưng có ai hiểu được những huống trạng này chính là không dám sửa sai vì sợ mang tiếng mẹ chồng con dâu lại tỏ ra người hiền hậu.
    Đây là câu chuyện chính yếu sai lầm sẽ dìu nhau vào ngõ cụt. Thường thì người cha nghiêm khắc hơn mẹ, đàng này thì người mẹ quá im lặng thì nguy hiểm hơn nhưng lại được lòng những con dâu hơn, trái lại ông bố lại hay nói, nhận xét quá chuẩn thành ra ngay cái đề cũng đã làm cho khó khăn trở lên khó chịu nữa đàng khác. Câu chuyện như thế này:
    Sau khi rời thoát được bệnh viện, chỗ tù đày chẳng khác như ngày xưa thưở còn vào lính miền mình bị tha thiết, ốm nằm lê lết trên cái giường không mấy thân yêu, đến bây giờ đổi khác nhưng vẫn cũng còn ngấm ngáp cơn mê tỉnh của cơn bệnh bể mạch máu não gây choáng ngợp, hoang mang, bao hy vọng tan biến theo cơn sống dở chết dở, bên cạnh là đứa con trai đầu và kể cả đứa con dâu vừa cưới và trùng lúc đó cơn bệnh tai biến mạch máu não xảy đến.
    Ác nhân tội nghiệp sau chỉ mười lăm ngày sau thằng chồng ra đi vì căn bệnh không đâu ra đâu nhưng cũng đã trong những bệnh niêm yết trước “đinh râu”, thật không thể tả nỗi đau đớn của toàn bộ những người trong gia đình nói chung và riêng cô vợ mới cưới, lăn lóc trên đống nước mắt, những tai ách đã quàng vào số phận đen đủi. Tôi thường nói với mọi người:
    -Đi để dành cho người được sống. Ai cũng nghĩ như vậy. Mọi người nhìn thẳng vào mắt chị dâu mà luôn muốn khóc than cho.
    Khi về đến nhà mới biết đứa con chịu nghe lời cha nhiều nhất nay đã ra đi.
    Vậy trường hợp bản thân ta suy nghĩ chín chắn cho con như thế nào.

    thái san


  5. #15

    CÁI BẢNG HIỆU thái san (giết chết hay nuối sống đời chúng tôi)

    CÁI BẢNG HIỆU
    thái san
    (giết chết hay nuối sống đời chúng tôi)


    Em tên là Dại. Tên gì mà bố mẹ đặt quỷ thế không biết nữa. Hồi còn đi học, ở ngoài đó học cao hơn trong này nhiều vì chỉ lớp mười đã bằng trong này lớp mười hai rồi huống hồ.
    Lúc còn đi học bọn học trò con gái thường trêu em là “dại đu” Cái tên cùng cơm gì mà ác hết sức em chẳng biết chúng có ý muốn gì nữa, bắt đầu em cũng chưa biết chữ đó, dần dà vào trong nam mới hiểu rõ hơn vừa lúc đó mới lớn.
    Trong bước đầu nam tiến.
    Sau đó phải kiếm cái ô dù to thẳng tiến.
    Chân ráo chân ướt nằm cố thủ trong nhà ông cán bộ bự làm tỉnh ủy viên thì còn sợ chó gì ai nữa nào?
    Mới đến vào trong miền nam chúng tôi cũng đã được một người đỡ đầu, không thì đã chết cả nút.
    Đấy là thế thôi.
    Với lại sự vô tình gặp may khi quen và ở với một cô cán bộ rồi đâm ra phải xoay sở cho thành người, nên em bắt đầu vẽ lấy cái tên bảng hiệu đầu tiên là (nhà mẫu giáo hoa hồng)sửa mãi là tường vy.
    Điểm chuẩn là để kiếm chỗ đất để cắm dùi đã.
    Thế là đã có chỗ ở ngay trong vòng khoảng không đầy hai tháng đã xoay xở xong chỗ trú ngụ cho cả bầu đoàn thê tử trong đó có bố em đi làm dậy về máy xáng để đào sông, mương v. v…
    Chẳng ai dám hỏi han vì thế thượng của cán bộ nhớn nên đa số chỉ dòm chừng mà thôi.
    Đôi khi có một số anh dại gái đến thì mình chỉ ngọt nhạt với hắn một tý là qua ngay thôi, nghĩa là mời thật ân cần, nếu cần thì mua cho anh nào đó thật gan dạ mới pha một chút trà, cao lắm là chút rượu vì hiếm có anh nào dám đến quấy phá là chết đòn đó chứ cứ tưởng bở là quay cu lơ ra ngay. Cao lắm cho đến khi say thì được nằm ngủ lại vơi bớt những ấm ức gì trong người và chẳng hề chuyện gì xẩy ra.
    Cùng lắm thì đứng thẳng người sửa ve áo cho (hắn liều mạng) là hắn cứ dại hẳn người ra lại như là yêu của hắn nên sau đó suy nghĩ có vẻ chín chắn hơn nhiều, và cứ như là người yêu vậy nên tự nhiên từ đó tha hồ mà sai khiến, nhờ cậy, cũng dễ thôi.
    Khi sửa ve áo nói nhẹ thôi:
    -Khi nào anh cần và có gì thì đến với em nhé, mặt nhìn thẳng và tươi tỉnh lên đừng sợ và đừng ngại bất kỳ. Nếu hắn nào qua được chiêu đó thì thuộc hàng tổ sư thì mình tính chuyện khác, thì mình sẽ tính đến chuyện khác là dụ đi karaoke, cũng chẳng mất mát gì mà rộn lên đến nơi cố gắng hát cho hay, có khi dựa lưng vào anh nào đó có khi lại hay hay, mỗi lần vào đề thì nên nói:
    -Bài này em xin dâng tặng anh này anh kia vân vân và vân vân.v..v…
    Sẽ được vỗ tay khen thưởng nhiệt liệt và chắn chắn sẽ không phải trả tiền đâu mà lo, còn cùng lắm thì cần cọ xát chút chút, đừng nhiều kẻo nguy đến tính mạng đó. Nhớ kỹ đừng để ghen là rách việc chúng đánh nhau thì to chuyện ra là hỏng hết. Còn bí quá thì kêu một cô bé nào biến thành vật hy sinh.
    Còn thuộc loại dữ dằn thì hôn phớt cho hắn một cái vào má có mất chi nào, thế là hắn mềm nhũn như con chi chi.
    Cùng lắm hắn liều mạng ôm chầm lấy mình thì chỉ quay ngang khẽ khàng là thoát khỏi xong thì mất mát gì chớ.
    Ngoại trừ cũng nên chọn lấy một người chính nhân quân tử nào giữ then hạ chính trong nhà, tức là chen vào chỗ cần thiếu trong cơ thể của chính mình khi chính bản thân lên cơn(dùng thường), như bia lên cơn thời nay vậy như bảy tám bảy, hay hu bờ lông…
    Tôi chỉ sợ chính bản thân không giữ mình nổi sự cám dỗ về tiền bạc, tình cảm, tình dục mà chính bản thân mình thiếu thốn nó lôi cuốn ngả theo chiều nào khổ chiều đó nên cứ tự nhủ với bản thân rằng:
    -Khống chế được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đừng bao giờ thả lỏng buông lơi kẻo rồi mai ngày ân hận.
    Cũng chẳng sao, con ai người đó nuôi à. Chỉ khổ cho mình phải giữ thân trong những tháng ngày mang chúng thôi kẻo nguy hiểm cho tính mạng. Đứa bạn nói:
    -Thời đại này chỉ chích một mũi có thể ngừa thai hàng năm có sao nào, thảng đó là cái bảo bối để sai khiến ai đó chứ có sao, mày sợ chứ tao không sợ bao giờ, thời gian còn vướng vào bộ đội cái tao còn chẳng sợ nữa là bây giờ, thôi thì mày đã ấm nên cố giữ lấy kẻo nó vuột mất đấy.
    Còn đã chuẩn nhưng chưa được vì làm ăn không ra gì thì mình sẽ chuyển hướng. Tung ra buôn bán gì chẳng hạn như bia hơi, bia tươi, bún, chả cuốn miền trong gọi là bò bía đó.
    Ăn thua cái bảng hiệu. Là phía ngoài, ở trong thì làm gì chả được mậy… Nó nói tiếp:
    -Kiếm một cái tivi to tướng để ngay cửa sổ mở để chiêu đãi khách xem đá banh, thêm cái cd xem hình truyện phim.
    -Nếu cần ta cho vài bữa phim sex là nổ tung như cù đinh thiên pháo ngay hà. Nhưng không cho coi thường xuyên mà chỉ đôi khi họa hoằn năm thưở mười thì mới có, đứa nọ đồn đứa kia đông nghìn nghịt cho mà coi.
    Nhưng số trời không cho, dù người tính toán hay.
    Thất bại. Đến hai lần, mỗi lần một đứa con ra đời.
    Bắt đầu nheo nhóc. Có người lại đi qua nói:
    -Lại đổi bảng hiệu một lần nữa.
    -Lần này có lẽ thành công. Tôi nhìn thẳng vào mặt người nói và vừa cười.
    Mặc dù bên cạnh đó là nhà văn hóa. Tôi nói như cho chính mình nghe:
    -Văn hóa gì, sáng đi ra toàn bài tây vất tung tóe. Tối thì toàn nắp bia và rượu hình như tôi thấy thiếu một chữ là vô, cho chữ này vào nằm giữa sau chữ nhà. Có người ngứa miệng hỏi tôi:
    -Làm sao mà ông biết được?
    -Thì đi tập dưỡng sinh đi qua đó chứ làm sao mà biết. Tập sáng chiều, cả hai đứa.
    Vậy chuyện đó mình khỏi phải lo xa chi cho tổn thọ. Nói thì nói thế dăm tháng sau thấy có một gia đình dọn đến đó ở. Tôi tự hỏi:
    -Không chắc chúng lầm hay sao đó chứ làm gì có chuyện để người ta đến ở.
    Thế mà ra thiệt. Cho mướn phéng nhà v văn hóa đi thật thế nay mới rõ bộ mặt thật của chúng bao giờ cũng với ba điều kiện.
    -Chiếm dụng bất kỳ.
    -Xử dụng như chỗ công quyền làm việc.
    -Thay thế cho chính người nhà vào ở tạm hoặc cố định ngay tại đấy, hoặc cho thuê lấy tiền. Coi như là làm kinh tế, thế là hợp lý hợp pháp.
    -Có luật pháp đâu mà hợp pháp.
    -Ai nói như kiểu ông?
    -Tức bỏ tiền vào túi cho người nhà của mình là hợp pháp rồi còn gì nữa mà phê phán.
    Cho đến nay gia đình tôi chịu trận như vậy là trọn ba năm ròng, tôi định xoay sở cách khác thì mẹ tôi nói vào như sau:
    -Thời buổi khó khăn, chuyển hướng bằng cách cho mướn phòng trọ đó.
    Tức không cho mướn phòng ở mà chỉ cho mướn phòng chốc lát hoặc dăm ba ngày là quá đáng.
    Nói đến điều này tôi đang nghĩ đến những câu nói trên đài loa phóng thanh mà trong buổi sáng nói về thuyết dark win thuyết tiến hóa của nhân loại, nay chuyển thành thuyết con tạo.
    Điều này lại biến thành sự xung đột giữa tôn giáo và nhà trường. Ngoài trời mưa rỉ rả như trêu ghẹo lòng con người gợi nhớ lại thời xa xưa khi còn ăn lông ở lỗ có khi lại thấy yên tónh hơn dù lúc đó vẫn bị quy luật lãnh chúa cai trị dù là đã tháng mười hai rồi mà vẫn mưa.
    Từ đó con người suy nghĩ sao mà mãi vẫn lúng chúng trong điều tồi tệ là phải ăn mới sống, ngoài ra còn phải thèm những gì thuộc về cả bản chất thú, nên dựa vào đó họ suy nghĩ và sáng hiểu ra nhiều cách khác nghĩ về con người.
    Chính vì những thứ ấy nên nhiều người mới lợi dụng nó là cứu cánh cho nhiều lối đường để điều khiển. Thường thì hay lấy đó, nó làm cốt cán trong mọi sự việc, chẳng hạn như dân có đói mới điều khiển được còn no thì đâu có ai sai bảo, sai khiến được gì.
    Tôi chính cũng đang bị trong guồng máy của đói no nên đầu gối phải bò, nghĩa là bò từ miền bắc vào đây. Cho đến bây giờ biến thành quán càfê và sắp sửa biến thành nhà trọ mà chỉ trọ thôi chứ không cho ở, nếu đủ tiền bạc thì cứ ở có sao đâu còn nói tiếng anh nữa chứ mà không rõ (no star where).
    Lại phải nghĩ đến cái bảng hiệu nói vậy thì phải nghĩ đến ngay ngày nay phải thay đổi và biến thành sự thật chứ đừng nói suông, quanh quẩn mấy lần như vậy cũng phải mất đến bạc triệu rồi.
    Phải làm hai cái bảng.
    Phòng trọ Thanh Vy. Thoáng mát, tiện lợi, giá bình dân, phục vụ 24/24.
    Hai cái một sát trong nhà, một phải tận ngoài đường người ta mới biết và mới nhìn được chứ bây giờ làm sao?
    Nghĩ đến đó tôi nhìn thằng bé đang ra hiệu bằng tay nhà bên cạnh nó hỏi một người thanh niên:
    -Chú học lớp mấy mà chú lại viết văn hả?
    -Để trả lời người thanh niên không trả lời chỉ ra dấu hiệu sáu ngón.
    Thằng bé nói vừa chỉ vỗ vào ngực:
    -Cháu lớp mười hai cũng còn chưa dám viết đây nè.
    Người thanh niên lấy ngón cái chỉ xuống đất giống như kiểu GI mỹ thường rủ nhau đi “sọt them” (short time) đó mà. Thằng bé chẳng hiểu gì. Thì đến lượt cái thằng bố chạy ra bất chợt chưa biết chào ai đã hỏi một cách xấc xược:
    -Ở đây không phải chỗ nói phét. Trong lúc chính ông anh ruột của hắn đang ngồi với tôi. Tôi chẳng hiểu người thanh niên và thằng bé kết thúc ra sao nhưng thấy vậy người thanh niên đứng phắt dậy đi ngay và chẳng hề chào hỏi hay nói thêm gì nữa cả, quay qua tôi hỏi:
    -Chị muốn vẽ bảng hiệu?
    -Chị cho biết thước tấc và chữ như thế nào, sau khi mà cả xong hẹn chị ngày lấy.
    Ông anh của chủ hiên nhà bạn thân với tôi chẳng biết ăn nói sao nữa, chỉ quay mặt:
    -Hừm hừm.
    Nhìn đứa em trai thất lễ mà lòng buồn rười rượi.
    Ông em nói chêm thêm:
    -Hay treo đầu dê bán thịt chó đấy?
    Chợt một đứa trẻ gái chạy như bị ai đuổi hỏi nhanh về phía tôi:
    -Chị cho em hỏi đây là nhà trọ thanh vy?
    -Ừ đúng rồi.
    -Chị cho thuê bao nhiêu một ngày?
    -Bốn chục nghìn đồng vn.
    -Chị viết giấy cho em đi.
    -Sao lại viết giấy.
    -Vì em phải về để lấy tiền chứ.
    -Thì ở trước rồi viết giấy sau.
    -Ừ nhỉ, thôi, nhưng chị giúp em trước đi mới được chứ có đâu mà lấy tiền.
    -Nhưng mà không có thì không lấy được tiền nó sẽ khinh khi em quá đó chị..chị..làm ơn.
    Cách năn nỉ của cô bé khoảng hơn hai mươi tuổi à. Tôi hỏi:
    -Vậy bây giờ em có bao nhiêu nào?
    -Mới có hai chục à.
    -Ừ đưa trước thì chị sẽ viết giấy cho. Mấy ngày?
    -Hai ngày và chỉ có hai ngày mà thôi khi nào khác em sẽ lại đến nhờ chị nhe hông?
    -Ừa.
    -Có cách không trả cũng được, nhưng em phải nghe chị đôi chút, dám không đã?
    -Cái gì mà chả, với không hả chị?
    -Thì cứ từ từ chị sẽ hướng dẫn và rồi sẽ hưởng được à.
    Mấy hôm sau tôi đến thì như sắp sẵn, có một cô bé bước ra hỏi:
    -Anh muốn mướn phòng trọ phải không ạ. Để em đưa anh vào, nhưng anh phải đưa tiền trước thì xong tất tật. Nhìn thẳng vào mắt cô bé dễ thương thật tôi hỏi:
    -Là bao nhiêu.
    -Cái chính là cho em đã chứ nào.
    -Ôi trời ơi mụ phù thủy, lại có chuyện gì đây?
    -Thì em đây nè. Tiếng cô gái cho tôi hiểu là người miệt trong nam. Tôi nóng như hơ hỏi có vẻ như gắt:
    -Tôi có mướn cô đâu?
    -Thì hôm qua chị Hường nói anh đó guên hả?
    -Thế thì em đòi bao nhiu?
    -Riêng anh sẽ rẻ thui.
    -Nhưng là bao nhiu mới được chứ?
    -Thì anh muống cho em bao nhiêu củng được mà, người gì mà dữ zẩy?
    -Thì anh cứ vào trong ta nói chuyển nào.
    Tôi bước vào nhà nói như cho chính mình nghe mà thôi:
    -Anh có muốn gần em không nào?
    -Tất nhiên là phải rồi em định sao, hai người hay một?
    -Hai, bao nhiêu?
    -Thì hai người hai trăm nghìn.
    Chợt thằng nhóc con của chủ nhà chạy ra nói kiểu sừng sộ:
    -Không được, vậy phải thêm hai chục nữa.
    Người con trai thấy vậy nói:
    -Người ta kiếm cớ bắt bí mình thì thôi đi, tôi đứng ngẩn ngơ, mới đi ngày đầu bị xúi quẩy nên quay ra cộc cằn với những người chung quanh cả ngày vừa đi vừa lẩm bẩm, cứ giá như vậy thì vào không thì thôi.
    Nói xong chàng trai bước đi.
    Làm cô gái bé chưng hửng bước đi như gặp phù thủy vừa đi vừa lẩm bẩm:
    -Thật đến là xui xẻo hết mức.
    Sáng sớm hôm sau lại là ngày đầu năm mới mồng một tháng một năm hai không không sáu, ngày trời vẫn còn quá tối.
    Theo xưa các cụ thường nói là mùa củ mật nên trời không sáng hẳng cứ ung ung làm lòng con người cũng vậy không thoáng thoát.
    Con đường mọi ngày tôi vẫn đi, nay biến thành con đường vắng teo là vì các công ty ngày này nghỉ tết tây không làm việc công nhân nghỉ để xả hơi, đưa tiền về quê cho gia đình đường vắng teo vắng ngắt.
    Mấy đứa công nhân gái trong nhà đó cũng chẳng hề thấy mặt. Tôi định văng tục nhưng lại thôi vì chính bản thân mình thấy cần phải lịch sự với chính bản thân nên quên khuấy đi cho rảnh nợ.
    Chẳng biết cuộc sống còn lại ở đây tiếp tục ra sao nữa vì khi căn nhà chuyển đi thì mình sẽ ra sao.
    Vì cứ sang có chàng chạy ra, tối thì vào đầy như tha thiết một cái gì đó, cho đến khi chính mình chiếm đoạt được miếng đất bên cạnh để làm chỗ thu mua ve chai là xong việc của mình và chỉ có thế.
    Ý tưởng có sẵn trong đầu là như thế, chỉ tiêu như thế và khi đạt được tạm ngưng trong một thời gian.
    Thế là mình đã thành công trên cơ người khác rồi nếu cha mẹ biết được cũng đã là quá thành công đối với tuổi, lẽ ra với tuổi này mình phải được vào trường và ngồi lê la trên đó cho đến khi trọn mười sáu năm thì về với xã hội với gia đình phục vụ lại cho cha mẹ về lúc luống tuổi nhưng không tôi vẫn phải theo cuộc tính toán cho đến bằng được cái đã.
    Chiến thuật, chiến lược của mọi người đi trước như vậy thì may ra mới có cái cuộc sống dễ trụ lại được chứ nhưng không ai mang đến cho chính bản thân mình.
    Lúc này mình nghĩ nhiều đến cái bảng mới ra sao…Tự lủng củng với chính bản thân về chuyện đó mãi.
    Thây kệ vẽ như vậy đủ rồi. Cô bé chịu lối nói của tôi nên có vẻ cũng hài lòng và rủng rỉnh tiền bạc. Chợt như nghĩ ra điều gì tôi nói:
    -Em có mua đầy đủ thứ không đấy?
    -Là những thứ gọi là đủ.
    -Bao cao su, thuốc potino 72 chặn trước đi chứ để xẩy ra như chỉ là chết cửa tứ đó em gái. Nếu cần gì thì cứ hỏi chị nhé đừng ngại, chị luôn luôn giúp đỡ em. Cô bé lủng bủng gì trong miệng mà không rõ.
    -Tất cả lấy trăm bà mà mình thì được chỉ năm chục, thế mà nói giúp đỡ, còn nếu không chắc muốn ăn hết quá.
    -Cuộc đời kiến ăn cá cá ăn kiến, thời nào chả vậy, thịt các em thơm hơn cá nhiều, có khi biến thành thịt gà, thịt dê.v.v..
    Chiều đó chúng tôi khi không còn một người khách nào ngồi nghe ra như mến yêu tôi lắm.
    Tôi biết thân phận từ khi chị cố tình vẽ bảng hiệu, nhưng cũng phải cám ơn chị thật vì không có chị thì chẳng biết dựa vào ai mà chính mình lại làm cho họ vinh thân phì gia. Đó là lẽ tự nhiên, đến nay tôi cảm thấy tôi như tự bán mình nuôi sống cả toàn gia đình họ vậy, mình không tự trách mình đã theo đà của chị lẽ ra phải cám ơn nữa mới đúng theo quan niệm về triết học phía bắc thì công nhân người bởi khỉ mà ra chẳng có tôn giáo nào nuôi nổi cái bao tử.
    Luật bao tử. Bụng đói đầu gối phải bò có mất mát gì đâu, nếu có lấy chồng rồi để dành cho chúng thì cũng chẳng hơn gì, vẫn phải bước qua cái đói rồi may ra mới có chồng.
    Đó là lẽ tự nhiên.
    Ngoài ra còn điều hai là mình thích thì làm sao đây.
    Cái ý thích nó quan trọng lắm, vì thường theo sự đòi hỏi của cơ thể.
    Thấy anh đó chắc mình không lấy được thì mình đòi hỏi anh ấy, thế thôi.
    Mất mát chi lắm dữ vậy?
    Trời chuẩn bị chuyển mùa nên mau tối hơn mà đã bắt đầu lạnh.
    Tôi có cảm tưởng sắp tết đến nơi chắc chừng hơn nửa tháng là đã đến. Tôi nghĩ giờ này giá mà có chàng nào nằm với mình thú vị biết mấy, ý nghĩ không thuần khiết nhưng đã là điều kiện cơ thể đòi, đứng dậy lấy một ly nước trong bình mua sẵn làm quên đi những ý tưởng không tốt đẹp là mấy. Tự nói với mình:
    -Đừng làm lũ trẻ học đòi, đàm tiếu, tôi lặng thinh bước đi trong người nhộn nhạo thèm muốn, những việc mà chính mình chẳng thể làm cho mình, tôi bước ra giặt mớ quần áo hôm qua để quên đi những rúc rỉa cơ thể của trẻ trung đang dầy vò cấu xé tôi.
    Tôi thầm trách anh vì sao lại bỏ tôi ra đi biền biệt để mình tôi phấn đấu với mọi sự trên đời. Từ nơi sống, cách sống.
    Có anh tôi mọi sự sẽ hỏi anh và anh dịu dàng vỗ về tôi hướng cho tôi sức sống mãnh liệt.
    Có nhau ta sống vững chắc hơn lên.
    Nói thực, bản chất anh hiền hậu quá gần như là nhu nhược.
    Nhưng thiếu anh đời có vẻ bi quan quá, nhìn những lúc anh cười, nghe những anh hát dù chỉ một đoạn ngắn nho nhỏ, tôi cảm thấy đời hương vị biết bao.
    Tôi thầm gọi:
    -Anh ơi giờ đang ở đâu, nơi chốn nào, anh biết em đang chờ đợi từng giây từng phút.
    Vắng anh đời vô vị lắm.
    Thiếu anh đời tôi như ốm bị thiếu thuốc, mất hy vọng không mua sắm không áo quần, đầu tóc không thèm chải chuốt vì để cho ai xem cho ai nhìn cho ai ngắm em hàng giờ để tự hãnh diện.
    Tôi hiện hình nguyên một người phụ nữ yêu và chờ chồng. Tự hứa sẽ lo lắng cho anh trọn vẹn từng bữa ăn, từng giấc ngủ, từng miếng cơm từng bước chân trong nhà, ngoài hè phố. Em sẽ săn sóc hơn như mẹ săn sóc cho đứa con mới sanh thiếu tháng.
    Em hứa sẽ không mang con bỏ chợ bao giờ dù chỉ là quên hay vô tình như đám công nhân xuất khẩu lao động bên malaixia. Tôi sẽ tự gánh lấy toàn bộ trách nhiệm, nghĩa là lo lắng cho anh bất kỳ những gì anh muốn dù là chính tôi không hài lòng, anh cần gì đều phải được và phải toàn diện để anh yên tâm có thời giờ đọc sách, viết lách. Em chẳng hề phiền hà anh bất kỳ nhé anh.
    Anh về đi và em đã hứa với lòng như vậy rồi.
    Em ghi nhớ hôm nay những câu này làm bằng đúng ngày nhà nước vn chấp nhận đưa quân vào LHQ và đúng ngày ông Sharon chấm dứt cuộc đời chính trị vì bệnh tai biến mạch máu não.
    Nhưng anh đừng quên em nhé anh. Em sẵn sàng chờ đợi, thương yêu anh dù phía sau cái bảng hiệu em đã làm để tìm công ăn việc làm.
    Những công việc thường vẫn qua đi, em và cuộc sống vẫn trôi theo thời tiết tối và dù phải lấy lại một tiếng đồng hồ trời vẫn tối.
    Chỉ sợ rồi đây không biết trời sáng thế nào. tôi và anh vẫn sẽ bám riết lấy nhau để tìm hơi ấm của cuộc sống, trong đó có tất cả những gì cần thiết như anh em mang đầy tình người mang theo những chứng tích của chiến tranh để dậy cho con cháu những bài học của nửa thế kỷ phân chia hai miền do thế lực siêu cường để rồi chính đất nước mình phân chia hai bên anh em đánh nhau suốt và bao năm gia đình phải khổ sở kéo dài mãi kể cả đến giờ cũng vẫn chưa lành những vết thương do hai miền do hai thế lực chiếm đóng để ngấm vào những nguồn yêu thương cạn kiệt.
    Giờ đây bước vào cuộc sống mới kể từ nvl đã khởi xướng nhưng đã gì tránh khỏi thế lực tham quyền cố vị, ăn chặn đầu đuôi của những công nhân dân đã bao năm vất vả cực nhọc và chúng biến thành tiền đôla biến vào túi những ông lớn, những bà lớn, những cán bộ núp bóng đầy tớ nhân dân để rồi dân tình cứu chữa xóa đói giảm nghèo chỗ này lại nảy sinh nơi khác.
    Bởi thế trước em suy nghĩ cùn nhược là có một cơn sóng thần ập đến lùa hết ra biển và tái lập một giống người việt mới lành sạch hơn không vị kỷ mà vì đại chúng nhiều hơn.
    Thôi em nói vậy chứ ai mà tàn ác vậy anh. Em càng nghĩ càng quẩn anh ạ.
    Xin anh cũng vì đứa con chuẩn bị chào đời mà tha thứ tất cả miễn là để lại sau này trong lòng dân tộc một tấm lòng vị tha đại lượng.
    -Anh ạ.
    Cái bảng hiệu em sẽ chấm dứt từ đây, vì nói và không làm chẳng ai thèm nghe nữa anh biết không nên cuối cùng những chuyện cái bảng hiệu em sẽ nghe lời anh tất cả.


    thái san

  6. #16

    ÔNG KÁCH MỆNH thái san

    ÔNG KÁCH MỆNH
    thái san


    Khi ông nói và gần như tuyên bố với mọi người rằng. Ta đây từng cơm nắm cơm vắt theo kách mệnh cho đến giờ mà chưa từng khoe khoang.
    Hộp thuốc vừa mở thì bị xám xịt chỉ vì đây là thuốc thí (thuc chính sách) hầu như toàn bộ hộp thuốc ống bẻ ra bị mốc quá gần nửa hộp như muốn hư mà ông cố gắng ngồi yên một chỗ mà lau chùi. Ngẫm nghĩ hồi lâu ông mới nói:
    -Tôi cũng hay về trên phía tỉnh ủy ngồi nói chuyện về tham nhũng, hối lộ với các ông già thường thấy các ông chỉ ngồi cười. Nghe thấy vậy tôi nói:
    -Vậy cái này tôi phải viết cho rõ ngọn nguồn. Không biết nghĩ sao vài phút ông đâm cáu giận cả tôi ông bèn nói:
    -Thôi chú về còn tôi phải đi chỗ này một tý.
    Tôi vẫn còn lải nhải theo mỉa mai rằng:
    -Tôi có nói anh hai Vinh, dù sao chăng nữa khi anh viết hồi ký anh cũng phải cám ơn bác và đảng đã cho chúng tôi có được ngày hôm nay.
    Câu nói cuối làm ông yên lòng đỡ chộn rộn tâm tư, ông quay ra nói:
    -Ý chú nó khác, nhưng con người nói chung nó khác. Tôi chận ông thật nhẹ:
    -Thường tôi không thích nói về chính trị nhiều, nhất là về tôn giáo, vì biết bao giờ giải quyết, nói mấy cho cùng. Nếu coi chừng bị mấy bà già cộc vào đầu chứ chẳng chơi.
    Bởi thế thường ít khi nói đến chuyện tôn giáo, còn về chính trị lại càng ít nói thì hơn. Buồn có thể du kích kiếm chuyện thì chưa nói mà có thể còn bị tù đày dài hạn mới thoát khỏi.
    Vì thường ai cũng chỉ một chiều mà thôi. Tôi nói tôi hay, họ nói họ hay, đâm ra cãi cọ với những người không biết nó mệt lắm. Đó là câu nói cuối trước khi bước đi khỏi hè nhà ông kách mệnh. Ông vẫn còn nói thêm:
    -Chuyện thì cũ nhưng nay nói rồi cho qua nhé anh. Ông dặn tôi vậy. Tôi nói cay:
    -Vâng cháu nói chi chỉ sợ ngượng miệng mà thôi. Ông nhìn tôi thật kỹ trong mắt không lẽ chừng này tuổi có còn đọc được những gì trong ánh mắt người khác không tôi cũng chẳng rõ nữa. Nhưng khi lau chùi xong mấy ống thuôc bị ngấm ống thuốc vỡ cho thấy rằng sự bảo quản thiếu cẩn thận của những cán bộ phòng dược trên bệnh viện huyện.
    Cảm thấy hài lòng với những chuyện tưởng chừng như chẳng thể có được ngày xưa, ông ngồi kể tỉ mỉ về chuyện chuyển lương thực bằng cách mỗi sáng sớm xe bò chuyển gạo vào trong và chiều chở gỗ hoặc củi về tiền đó thế vào chỗ thay vì phải mua số gạo đó. Ông nói vẫn hãnh diện:
    -Làm kháng chiến ngày xưa khó và cực khổ zô cùng, chứ đâu có sướng như giờ. Chúng ăn sung mặc sướng ăn trên ngồi trốc tha hồ đó điếm tiền bạc của nhà nước tha hồ phỉ phê xài, xe hơi bóng loáng với số lương chết đói. Chiều đến ngày thường cũng vậy ông thường ngồi kể cho con cháu ngồi nghe. Tôi cũng thoang thoáng nghe ông kể:
    -Lúc ngày xưa ông giáp C mỗi sáng đi đái trúng giờ đám xe chở gạo đi qua. Phía trong hỏi tôi có nên ám sát đi hay không. Tôi trả lời dứt khoát:
    -Nếu các anh giết ổng thì tôi bỏ zìa bên quê bển mặc kệ đó. từ đó chẳng ai dám nói đến ám sát chuyện ông này kia chuyện ông này ông kia theo dõi nữa.
    đấy cũng là một cái từ tâm thật của lòng ông, còn ngoài ra chẳng gì hơn, với lại nữa, ngày xưa ông có tiếp tế cho vc đôi chút nay hầu như ngồi kể công, tự nhận. Tự hào ta cũng là người kháng chiến chống mỹ cứu nước. Tôi hỏi thật nhẹ và ông chăm chú nghe:
    -Có lúc nào ông chợt nhận ra là mình cũng chỉ vì miếng cơm manh áo không?
    -Chú mày nói chơi, ai chẳng vì miếng cơm manh áo, tôi bây giờ cũng vì bịnh hoạn mà đi nhận thuốc thí của chúng bố thí cho thay vì đền ơn đáp nghĩa, nên cố gắng mà uống dù đã bể mấy ống và mốc meo lên chứ mua ngoài đâu có tiền.
    Theo lẽ người thường hay nói những chuyện ngấm ngầm mà bây giờ thành công nhưng họ nhìn gần. Tôi bất chợt hỏi ông rằng:
    -Thế cái cờ hai màu xanh và đỏ sao bây giờ chẳng thấy treo bao giờ nữa zậy ông tư?
    -Thành công rồi thì thống nhất cho dễ cai quản chứ chú.
    -Nhưng vậy làm mích lòng những người đi kháng chiến.
    -Thì vì nước mình phải hy sinh đi chớ.
    -Cao lắm bây giờ nếu quản lý được khu vực mình ở thôi thì đã quá tốt rồi.
    -Thế ông nghĩ gì sự so sánh giữa miền nam và miền bắc.
    -Tất nhiên miền nam qua thời buôn bán sầm uất thì nay cứ tiếp tục và càng ngày càng tiến mạnh hơn chứ sao nữa.
    -Vậy ông nghĩ gì trong chín năm cải cách ruộng đất.
    -Đấy là cái tai ách của chính quyền, một sự sai lầm đau khổ mà nhân dân phải gánh chịu. Nhưng rồi nay biến thành zĩ zãng rồu, nói thêm chi nữa cho đau lòng.
    Ông ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
    -Bây giờ ngay con đường của xóm, ông Bi làm như zẩy là không phải rồi tôi kiện cho ra lẽ thì thôi. Trước người ta làm đường bằng nhựa dẻo nay đã làm đường cho ống lại làm bằng xi măng. Cái này tôi chỉ nghĩ khoảng zài bửa nó sẽ hỏng hà, nguyên anh chờ rồi xem, lại chỉ mỏng khoảng bốn, năm phân xe nó đi chỉ mấy bữa nó tróc hết lên cho anh coi. Cái này ông Bi nói sao, chính gia đình ông phải trả lời với thiên hạ mà con đường này như đường ruột của thôn Nam hòa mình, bao nhiêu người từ trong PS và TC đi ra họ toàn theo con đường này không cho đến cột đèn đường họ mong qua đường khỏi phải lo rắc rối khi qua đường nữa. Tôi vừa trêu hỏi:
    -Có những điều mình muốn không được mà phải xắn tay xuống đường chứ ông già? Những công việc không cần chỉ khi làm mình cẩn thận chút thì đâu có sao. Nhưng cái chính ông Bi chỉ làm cho xong chính bản thân, anh thấy không nay vác mấy miếng đá để ngăn đường sợ sập ống bể ống thoát nước, theo tôi nghĩ, cái tiệm uốn tóc hàng hơn chục năm rồi, xả nước gội đầu có chất thuốc như nước đái quỷ (acmoniac) từ lâu tính xả qua đường. Tôi đột nhiên hỏi sau khi nhìn trời đang chuẩn bị đón chờ những cơn bão nói về chuyện tham nhũng hối lộ thì các ông chỉ cười mà thôi. Ông ta hay thường nói:
    -Sau khi lá cờ hai mầu bị xóa sổ là tôi cũng đã biết lá mầu cờ đó là do Ông Trịnh minh Thế làm ra nên người miệt trong mới theo ù ù, nó là chuyện cũ nói để mà anh nghe, chứ chẳng làm gì hết.
    Ông bầy ra trên bàn bao nhiêu là thứ thuốc. Tôi đọc:
    -Cho trẻ kém ăn mau lớn, người già kém ăn, cho thấy sự tiếc nuối trong hành động như dù chỉ để cho em bé. Người ta thường nói:
    -Một già một trẻ bằng nhau, trẻ khôn đi già lú lại.
    Nhưng trong thâm tâm ông mang một nỗi buồn khôn xiết may ra một đôi người hiểu được cái nỗi đau sau khi đất nước đã thống nhất. Tôi thường trêu ông già:
    -Các người lính chế độ cũ, nếu có viết hồi ký cũng phải nhất quyết viết phải viết thêm câu:
    -Chúng tôi cám ơn bác và đảng đã cho chúng tôi có ngày hôm nay, chắc chắn phải vậy phải không thưa ông?. Ông lấy làm hãnh diện ra mặt. Thì bố việc gì phải đăm chiêu cho lắm để khổ thân, đứa nào hiểu thì hiểu, còn không cho qua lúc nào thuận tiện ta sẽ giãi thích, mà có giải thích ai hiểu cho đây, con người ta cứ lấy cái tôi làm gốc. Cái chính là sau khi chiến thắng ta phải chống giặc trong thù ngoài như thế nào, theo con đối với những người biết thì chẳng cần giải thích còn đã không biết có giải thích cũng bằng không, thường theo cảm tính khó đoán họ chỉ cốt nói sao cho vừa họ mà thôi. Theo con bố cứ tạm thời cho qua sau klhi bố hành sự tốt khắc sẽ hiểu hết.
    Còn chuyện các em sau này tự đề kháng với mọi tình huống, với lại chúng cũng đã lớn. Kể như câu nói đó tôi an ủi ông cụ trong những ngày cuối đời.
    -Tụi bây chưa biết đó thôi còn nhưng ông già có người đến nhà chơi lại hỏi:
    -Anh đi đâu đây? Người kia thấy vô lối nói:
    -Tui đi zìa. Nói xong bước ra nổ máy xe về nước một. Dù quen hay thân khi có người đến nhà thì nói ít nhất cũng được câu mời, đàng này dù đã luống tuổi vẫn chưa kiểm chứng nổi bản thân hoặc chắc ghét cay đắng gì mình:
    -Mời một tiếng thì đã mất mát gì.
    Trong báo công an có đăng một chú bé đọc trang giáo dục trên đó thấy rồi viết thư cảnh giác trang web đó có lỗi, gửi đi hai lần không ai trả lời. Vì còn bé nông nổi, chú bèn sửa chữa bằng cách cởi trần chụp hình mình đưa vào thay thế ông bộ trưởng bộ giáo dục, cuối cùng bị phạt hàng chục triệu đồng việt nam. Việc này đáng lẽ phải sửa chữa chính mình lại nữa chú bé đáng được thưởng chứ chú cố tình phá hoại thì viết thư làm gì, và sẽ làm tan hoang trang đó thì sao? Ai biết mà trách cứ chú bé. Sự ân hận dù muộn màng cũng sẽ phải xẩy đến thôi.
    Đây là sự tiến triển tất nhiên phải xẩy đến.
    Những tháng ngày gần cuối năm trời hướng gió tứ miền lào qua lạnh xe, lạnh lắm, vào ngày noen chúng tôi tụm chung tụm ba để ngồi ôn cố tri tân, cũng là những ngày sắp tết, mọi người chuẩn bị đón cái tết nghiêm chỉnh. Đa số vì chính đang sống trong quốc gia mình nên chẳng lấy cớ gì oán thán, tuy vậy trong lòng bao người mất vui, vì xét lại trong năm đã làm được những gì cho bản thân. Thời này những trong web cũng đã tung hoành dọc ngang đầy dẫy từ có ích đến vô ích hoặc thảng nhiều người chẳng biết họ để làm gì một cách phí phạn. Còn đa phần tìm nhau chat (tán gẫu với nhau như đi tìm mồi) một cách phù phiếm. Thời đại đa truyền thông lợi cũng nhiều hại còn biết chừng nào với nguy hiểm này. Ngoài ra những đứa trẻ chơi game online là thích nhất. Cái kéo theo sự lôi cuốn làm chúng mất học, bố mẹ cho được đồng nào ra nướng vào tiệm net hết, với những món bắn thật hay, thật nhiều chúng mới thích.
    Tuy nhiên dù kỷ niệm với ông bố tôi đã qua đi mấy năm, phải đến gần chục năm nhưng lời nói của ông vẫn còn đó.
    Lúc con ở nhà ông mắng sa xả mấy anh chị em chúng tôi:
    -Mày nói nhưng phải làm đừng nói xong để đó, nay cụ qua rồi mới thấy thấm thía lời các cụ, hầu như các cụ muốn ám chỉ ai đó nhưng chúng tôi chưa hiểu.
    Tôi nhớ lại ngày còn nghe cái máy đóa còn phải mài kim cho đến giờ đã thay đổi bằng tia laze không chật vật như ngày xưa. Tuy nhiên chúng tôi không lúng chúng trong bao khó khăn về cơm cháo đã là quý lắm rồi. Đến cả thời đó ba ba hay bốn lăm vòng tua.
    Tuy vậy trước khi chết ông cụ còn nhìn thẳng mặt anh em tôi nói:
    -Nhớ kỹ nó phải làm cho bằng được thì mới hay, đừng nói xong để đó, đừng mang trí trá đối xử với anh em trong nhà hay cùng nhà. Tất cả đều cúi đầu thành tiếng:
    -Vâng chúng con xin nghe lời bố.
    Câu nói cuối cùng là phải biết thương yêu nhau. Và tha thứ cho nhau:
    -Con trước con sau đều cùng một bố mà thôi.
    -Vâng ạ.
    Tiếng khóc của những người con gái khởi đầu, xong những tiếng tụng kinh vang lên. Những lời nói, lời dậy của người bố chân tình.
    Dù sao cũng chưa muộn màng.
    Con hứa sẽ thay đổi để cho đời con khác hơn, tươi đẹp hơn.

    thái san

 

 

Similar Threads

  1. SỰ ÂN HẬN MUỘN MÀNG thái san
    By ttv2007 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 03-16-2012, 12:33 AM
  2. ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ NỖI KINH HOÀNG thái san
    By ttv2007 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 03-16-2012, 12:31 AM
  3. NHỮNG VỠ TAN NGÀY NÀO thái san
    By ttv2007 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-15-2011, 05:43 AM
  4. BÀI CA MÙA THU DÂNG CHO BIỂN thái san
    By ttv2007 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-15-2011, 05:34 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:23 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh