Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 16
  1. #1

    LỜI TÂM HUYẾT thái san: (thay lời nói đầu)

    LỜI TÂM HUYẾT
    thái san:
    (thay lời nói đầu)


    -TÀI NĂNG:

    Trước tiên tự xét cái tài năng của mình. Bao nhiêu học vị tiến sỹ trên giấy, và còn bao nhiêu bằng cấp thi nhờ, thi vả, còn lại những người có tâm huyết với đất nước đều bị người ghen ghét đố kỵ sa thải, hoặc không trọng dụng. Từ đó đã mất đi cái năng lực của một Quốc gia, từ đó những ông, cô, thầy biến thành đồ tể theo nghĩa của kẻ được trị.
    Thời này phải chữa, và cứu lại ngay chữ Y+Đức.
    Khi tôi khởi đầu những đoản tủn mủn này có vài ý:
    1= Ghi được gì thì tùy, chính làm cho bản thân thỏa mãn, sau dành cho con cháu.
    2=Có góp thêm một bàn tay xây dựng cho cuộc đời thêm tươi, và nếu có thể cho đất nước.
    3= Với con cháu may ra chúng sẽ đọc đến, sờ đến, hiểu được đôi ba chút về hiện trạng.
    4=Viết những truyện ngắn trong tập này mang nhiều tính chất “võ biền”.
    Tôi khi viết vài hàng này ai cũng như thường nói, kể cả chúng:
    -Một ông bố nửa điên, khùng. Cho nên những đoạn này nhiều khi cũng chẳng ai muốn hiểu.
    Nói theo kiểu ông chú:
    -Vì quá nhiều phản biện. thì sẽ có lẽ gần với ngụy biện:
    -Với đơn sơ mộc mạc quá thành rườm ra, không đi đến được đâu. Mà phải đi sâu, sát vào lòng người. Tức là không giống ai, con giáp nào cả.
    Cái đáng nói là chưa ai thấu hiểu được lòng mình. Nên có câu:
    -Nói thật mất lòng
    Nói ngang làng ghét.
    Theo kiểu P.V

    Còn nữa nếu chân chất quá thì. Có câu:
    Cây xanh thì lá cũng xanh
    Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
    Ca dao

    Còn theo Phạm công Thiện trong (ý thức mới văn chương và triết học) thì đừng, vì thường người ta cho mình ngang thêm nữa, và lúc đó họ lý luận phải như thế này thế nọ. Vì họ Phạm viết một câu:
    -Từ vô ý thức đến ý thức là một đại sự, từ ý thức đến ý thức mới là một phép lạ như thế ý thức mới như con khủng long ngông nghênh giữa đường.
    Tuy nhiên là chuyện ngoài tai, nhưng cũng lấy nó làm tự kiểm, đừng hãnh tiến. Vì trong cái dở lắm, cũng có cái đúng.
    Tuy nhiên ai nói mặc ai…(đường ta ta cứ đi ruộng ta ta cứ cầy, ngày mai….)

    Những đoạn sống qua, là cả một kinh nghiệm đầy rẫy mồ hôi, và nước mắt, có khi kèm cả bao xác người nữa, dành lại những gì theo bản năng sinh tồn cho đàn con. Sự so sánh vô bổ với những bản tính trời dành sẵn cả.
    Thường theo suy luận thông thường chẳng muốn ai hơn mình cả (chủ quan). Ngoại trừ kẻ hiểu.
    Nếu buớc qua được chữ hiểu, biết, lại có khi phải bị đối phó vì mọi cảnh như ghen, ghét, đố kỵ mà chẳng tiếp chuyện, hay nói thêm thắt ý kiến v..v…
    Cái nữa trong văn chương và triết học thường song hàng, cũng chẳng thể nói lên điều gì trong chính trị được.

    Chẳng hạn như âm nhạc
    Dùng nhạc không phải để chơi vui,
    Mà để uốn nắn lòng người, chăm lo đời sống.
    Nguyễn Trãi.

    Là vì ở những huống trạng sau thường không đi đôi với lời nói, lại là cái đáng nói trong văn chương. Để nhắc nhở ta rằng:
    -Đừng bao giờ nghĩ đến cái thật nào ở đó.
    Lý do: Ta đã chấp nhận là phe tả sẵn là phe vô tôn giáo, thì cái khó là đừng lý luận đến NHÂN. Tại sao:
    -Không nhân sao dám gọi là có quả tim, tất nhiên có tim mới nói đến tâm sau đó là lương tâm được. Mà không lương tâm thì đừng nói đến NHÂN, NGHĨA chi nữa. Tiếp theo không nhân nghĩa thì cũng đừng nói đến đạo đức, hoặc thảng là đạo giáo. Chú em nói:
    -Ai nói khỉ không có quả tim sao sống.
    Có ai giám nói là được chăng hay chớ, chỉ lôi kéo người sống theo bản năng đi.
    Ta tự hỏi, biết, bản năng là sao?
    -Phải ăn khi đói, phải thỏa mãn khi cần.
    Thế rôi phải dành giựt, bằng mọi phương thức, thủ đoạn.
    Như anh đã có em trên cõi thế
    Đoạt địa cầu đòi bá chủ không gian
    Hỡi thượng đế đoái nhìn nước Việt nam
    Da xáo thịt đến bao giờ mới hết
    Nay đã mất hết tình người, tính người
    Ta có thể thì dụ như một sinh vật khác được không?
    Chính ở đây đã cho ta hiểu biết trong sự nêu lên cho ta suy nghĩ đôi nét về
    BẢN NĂNG ĐỂ CỐ NÍU LẠI NHÂN BẢN.
    Đúng ra tôi nói câu này thì cũng quá đáng, khi người chăn dắt bao giờ cũng có một lý lẽ riêng.
    Thưa rằng: cũng có nhiều người bị cuộc sống hiện tại đã cho là quá tốt rồi.
    (trong niềm tin cho những người có tín lý 49)

    NHỮNG LỜI NÓI VỚI NHỮNG KẺ TÂM HUYẾT VỚI ĐẤT NƯỚC:
    -Ai biết nhớ đến chữ đất nước.
    -Riêng tôi, thì mình phải làm cho mình điều thật đơn giản:
    -Sống phải có nhân trước đã, đừng để vô nhân sau đó biến thành vô đạo. Thì đừng nói gì thêm nữa. Lại nữa, trong thuyết mà ít có ai thấu hiểu vì sự đối đầu với những người cầm quyền là đồng bào. Mất đồng bào là mất tất cả giữ nước mà chi. Lợi dụng vào việc quản trị này sẽ bị vay trả tức khắc.
    Những kẻ có tâm huyết với nước nhà dù bất kỳ chính kiến nào, tôn giáo nào đều sẽ thung dung tự tại ngay thôi.

    ĐỪNG BIẾN THÀNH KẺ ĐỐI ĐẦU.
    Chiến tranh sẽ lại nổ ra dân tộc tiếp tục đắm chìm hơn. Tuy nhiên cũng đừng đã quá đĩ thành thõa, tức là lỡ chấp nhận là tả thì cuốn theo luôn là mù quáng, mà cúi mọp đầu tuân theo xu hướng của kẻ đầu đàn vì lợi quên nguồn gốc, tối mặt chẳng biết phải, trái, chính, tà, đưa dân tộc đến khốn khổ hơn thời bị trị .

    NÓI VỚI CÁC THẦY CÔ:
    Hủy bỏ ngay chế độ thành tích.
    Chính nó, dùng nâng con ông cháu cha để tiến thân, chính vì quyền, tiền, thế, hoặc vì nể, hoặc chọn sẵn và có thể cho các em đó ngồi vào bất cứ chỗ nào và lớp nào. Làm cho học sinh chán, bỏ học.
    Đừng để tiền bạc, danh vọng, làm mờ đi vị trí mô phạm. Dùng hết sức bình sinh cải hóa, dậy dỗ, hướng dẫn thế hệ hiện nay, hay hơn nữa, chuẩn bị cho thế hệ mai sau, biết đường đi, nước bước trong cuộc sống. Nhất định từ chối sai, để cho mai sau con cháu hiểu rõ: tri, tâm, nhân và cách sống đừng bị ru ngủ, mù lòa theo hướng con đầu đàn cho dễ trị. Mù, ngu, lún sâu vào yêu đương, dục bao gồm (yêu, theo giai điệu kết nối, hưởng, sanh con, lo nuôi, đừng để thời gian chặn bước tiến theo ý người của người quản trị) ….chẳng khác chi thời son, đố mì xưa cổ cũ, đã bị vấp ngã. Trong (khó ai biết son đố mì là chi)

    NÓI VỚI CÁC CHÁU, CON ĐANG TUỔI HỌC:
    Dù cho vật đổi sao dời, hoặc đói no, cũng phải kiên quyết không bao giờ rời bỏ ghế nhà trường. Đừng chán nản vì bị thiên lệch theo cơ chế hoặc thành tích, dành giúp, bợ đỡ con cán bộ lớn mà băng rã chuyện học.
    Sau đó, nên hành và sống cuộc sống sao cho thay đổi. Vừa cho chính bản thân và còn năng lực bảo vệ non sông gấm vóc ông cha ta đã để lại. Không biêt các em có đủ ý thức này không nữa.
    Các cháu phải trau dồi thêm sau khi đã mãn trường học bằng cách đọc sách, trau dồi do đời đưa đến.
    Cư xử với nhau chân thật mang nhiều tính người.
    Đừng để bên hàng xóm cất lên những bản nhạc ai oán:
    -Nghe tim rạn vỡ tiếng nói dân tộc. Rồi sau đó đối diện nhau trên chiến trường xưa. Nay đến lúc gọi là được hòa bình vẫn còn chưa biết tha thứ cho nhau. Chấp nách chỉ vì quyền thế, chỗ ngồi, quyền cao chức trọng, tiền, nhà, xe, gái.v..v…
    Trước do ý thức hệ hai miền của các đế chế điều khiển, nay cũng chẳng khác chi, kèm theo những nhục khúc bản thể.
    Dù sao cũng xin cống hiến nhưng độc giả những gì đã có. Ngược lại cũng là
    (NHỮNG GÌ CÒN LẠI tuyển tập hai)

    MIỄN SAO CHÚNG TA ĐỪNG SỐNG NHƯ LŨ KHỈ ĐỒNG GÔC MÀ ĐỒNG HÀNG.

    thái san 30 tháng ba năm 2008.


  2. #2

    ÂN HẬN DO THIẾU HIỂU BIẾT & VỀ TÍNH DỤC thái san

    ÂN HẬN DO THIẾU HIỂU BIẾT & VỀ TÍNH DỤC
    thái san

    (Những bài viết dậy con để rồi sau khi lớn nhận thức, những câu nói với cha, mẹ và bạn bè. Kể cả cho những đứa con chưa biết đi làm dâu, phải cần có những vốn liếng).

    thái san

    Bà mẹ chỉ lủm bủm như tự muốn nói riêng điều gì mà tôi không thể nghe thấy.
    Tôi bước đi để một mình cho bà suy nghĩ.
    Trời chưa sáng hẳn bà đã đi lo cơm nước cho con gái ngược lại, với lời nói vừa xong khỏi miệng. Tôi cũng chẳng muốn hiểu thêm nữa bèn ra cửa đứng hóng gió và trời nực quá, làm cho tinh thần con người không thoải mái, ước chừng lên đến băm bảy độ (37độ) chứ chẳng chơi.
    Chúng dù nay đã học thành đạt cả.

    Đứa con mở cái lồng bàn đậy cơm đã quát tướng:
    -Để đồ ăn cho má như thú vật ăn thì có quá quắt không chứ ba, con không nhận ba là ba nữa. Có tiếng trả lời:
    -Thì chỉ có là trộn sẵn một bát bánh cuốn với nước mắm đường chứ gì mà ăn nói cục súc vậy?
    -Nhưng đừng làm vậy.
    -Má vẫn thường xuyên ăn thế mà, còn không có mà ăn chứ con. Nói với giọng hơi buồn buồn.
    Còn có hôm vừa mở lồng bàn như vậy cũng quát tướng:
    -Ăn gì mà tàn sát vậy. Thế rồi quay ngang không ăn nữa lấy cớ đi ăn với bạn bè, là những đứa bé dễ thương chỉ mất công chi trả là thoải mái biết bao. Nhiều khi mẹ nói:
    -Nó phí phạm tiền một cách vô lối rồi nói mẹ:
    -Sao mà má tiêu tiền như là mít.
    -Vậy chứ tao chưa hề ngửa tay xin chúng mày dù chỉ một đồng.
    Bốn giờ sáng sớm đã bị nhìn thấy cảnh tượng ngoài đường mụ bán phở đổ bừa một nồi nước lèo còn dư từ bữa trước thẳng ra đường cái làm bao người trố mắt nhìn sự vô giáo dục xuất hiện từ mới đây nè. Có lẽ từ thời chúng muốn thoát ly khỏi gông cùm xiềng xích gia đình hoặc chúng học đòi. Thấy vậy bà mẹ lên tiếng:
    -Ông có nhìn thấy không, cho đến lúc đám cuới chính của nó chẳng thấy dù một đứa bạn gái thời học sinh nào.
    -Thây kệ bà nói câu đó làm chi nữa, tôi có thấy và đọc câu chuyện. Có một đứa con về giới thiệu với cha mẹ:
    -Thưa đây là bạn con. Người cha nói:
    -Con mời bạn con vào nhà và sau đó tiếp đón nồng hậu, và nói với con rằng:
    -Đời cha mẹ, đến bây giờ chưa có lấy một người bạn thân nào. Cái này lỗi thời lắm rồi. Có thể quan niệm người cha khác người con nhưng tìm bạn khó lắm.

    PV nói câu mà đứt ruột:
    -Bạn chơi, bạn nhậu, bạn qua đường đời.
    -Bạn tôi gồm đủ hạng người.
    PV
    Tôi nhớ lại khi đứa con trai lớn mới mất lúc tôi đang nằm trên giường bệnh chờ chết vì nhiễm trùng máu, chẳng ai dám báo cho tôi biết cả. Vì ai cũng sợ lúc đó có thể tôi chết luôn vì quá xốc nhưng dù gì tôi cũng biết.
    Khi về đến nhà. Con gái nói:
    -Chị khó tánh lắm đó nghe ba. Tôi hỏi một cách cáu gắt:
    -Thế ý mày nói gì?
    Như vậy tôi cũng đã hiểu được phần nào ý nghĩ của chúng, tôi mặc kệ và biết là chúng không hiểu biết. Vì chính bản thân chính chúng nó làm tôi lo lắng khôn nguôi. Chúng luôn mang theo cách sống buông thả vô lối, bừa bãi. Nhất là kể từ khi biết rành rẽ về tiếng Thái lan, một nước nổi tiếng nhiều về buôn bán tình dục. Hồi còn trẻ đã có một thời nước tôi đã từng sống với chúng trong khu doanh trại mà bây giờ họ thường gọi là ngã ba Thái lan, bẩn thỉu, liều mạng, ăn toàn những thứ khó coi như dế, cào cào, dun đất, hoặc chuyên gia uống ruợu mật rắn, sau này tôi mới biết nó tốt, đi chơi bời gái đĩ chúng thường xuyên bị bắt, quân cảnh xứ nó chúng về nhốt chuồng cọp, ăn chạy. v.v…

    Chúng thường kêu trời xin tôi bèn thả chúng với một điều kiện:
    -Đừng cho tao thấy mặt. Chúng đồng ý rồi trốn biến chẳng bao giờ thấy mặt, nhất là khi ra cái đám du thủ du thực, để trao đổi hàng hóa hoặc cần thiết tình dục. Tuy nhiên gặp tôi chúng trốn chui nhủi, sợ tôi nổi nóng, phạt hoặc bắt nhốt.
    Nói đến chúng thường nghĩ ngay đến cách tình dục của chúng. Tôi chẳng ghen ghét chi, nhưng quá ư khủng khiếp, ngoài sức tưởng của người, từ đó tôi có ngay sẵn một thiên kiến về người Thái và chẳng thể thay đổi cách suy nghĩ tốt hơn, nên cũng là đầu đề về tính dục của con gái lớn.
    Những tương tự phòng, sau khi cho nó đôi chút hiểu biết về dục. Những tưởng sẽ hiểu về cách thụ thai của con người sẽ xẩy ra như thế nào nhất là khi đường tinh trùng xuất hiện phải đối ứng ra sao thì càng tối dạ thêm, lại có ý nghĩ xấu về cha mình.
    Từ đó tôi chẳng hề nói thêm vì cái óc bã đậu của chúng.
    Tôi ân hận sẽ và nghĩ bị hiểu lầm một cách thô thiển ngay. Và thực đúng như vậy. Tôi ngày đó tôi chẳng màng dành sự hiểu biết cho chúng nữa, chỉ thầm nghĩ chúng đừng vất cái tôi riêng vô lối. Thực tế tôi nóng lắm nhưng chẳng bao giờ nói thêm nữa, cái tính nóng làm vội giận mất khôn.
    Sau khi cô gái vừa lấy chồng, tức nay đã hiểu thế nào là tình dục hoặc tính dục thì vẫn chưa bớt sự hiểu biết ngu xuẩn, dốt nát, theo cách cai trị trong lớp chúng học.

    Đánh cháu.
    Xẩy ra chuyện không hay, vì chúng vừa có gia đình tức không còn lệ thuộc gia đình chung nữa. Thì tất nhiên việc dậy dỗ cháu cũng không tùy thuộc tính chất xưa nữa, tức nay biết là thành dĩ vãng, việc dậy cháu như kiểu xưa nữa. Cháu nếu có chỉ còn tùy thuộc trước nhất là bố mẹ, sau đến ông bà mà thôi, mà cái khổ theo Việt Nam mình thì có câu:
    -Yêu cho roi cho vọt.
    Ghét cho ngọt cho bùi. Tuy nhiên, ngoài ra còn câu:

    -Đánh chó coi mặt chủ nhà.
    Tôi không đồng ý chuyện đó nữa, xưa lắm rồi. Thà rằng dậy một vài người, đây lại xúm vào như muốn ăn tươi nuốt sống.
    Làm sao mình lớn như vậy mà chưa hiểu nổi việc cha dậy mà muốn cháu hiểu việc điều cô dậy được, nên xẩy ra chuyện không vui chút nào. Bà già nói:
    -Chúng tưởng sau khi có chồng chúng đã lớn hẳn lên.
    -Thì không lớn làm sao lấy chồng hở bà, mẹ nhìn bố cười nhăn nhó chẳng hiểu sự việc đời nay nó tiến hóa ra sao nữa.
    Bà mẹ chỉ lủm bủm như tự muốn nói riêng điều gì mà tôi không thể nghe thấy.
    Tôi bước đi để một mình cho bà suy nghĩ.
    Trời chưa sáng hẳn bà đã đi lo cơm nước cho con gái ngược lại với lời nói vừa xong khỏi miệng. Tôi cũng chẳng muốn hiểu thêm nữa bèn ra cửa đứng hóng gió và trời nực quá, làm cho tinh thần con người không thoải mái, ước chừng lên đến băm bảy độ chứ chẳng chơi.

    Sắp hè rồi.
    Tôi ước mong trẻ lại như ngày xưa ngồi gốc phượng buồn nghĩ đến ngày chia tay, ngoài kia tiếng ve đã bắt đầu rỉ rả, nghe nửa vui nửa buồn. Nghĩ lại tấm hình băng trinh của con gái mình mà buồn. Buồn vì chúng chẳng biết những hy sinh cuối cùng của cha mẹ lo lắng cho chúng như thế nào, ra làm sao.
    Khi đã đạt ước mơ chúng nghênh ngang tự tại trên đỉnh cuộc đời, đó là chứ đừng nên đứng trên đỉnh đầu bố hoặc mẹ.
    Ý chính cha mẹ huấn luyện về tính dục chính là tuy theo bản chất từng đứa con mà cha hoặc mẹ đã biết từ lúc còn nhỏ cốt ý phòng hờ, nhưng tùy theo sự thẩm thấu từng đứa một, lại chúng nghĩ sao về hành động đó, thường thì cha mẹ khó mà giáo huấn nổi những đứa đã học văn hóa tốt hơn đứa khác, đó là cái tự hào nhưng mà cái dốt của từng đứa lại không muốn chúng lệ thuộc quá nhiều về khác giới như nếu nhìn và xét kỹ vô tình hữu ý biến thành nô lệ mà chẳng hay. Nói chung khi đó con người nói chung cũng đều trở về bản chất của nguyên sinh động vật, tức phải làm theo nhưng đòi hỏi của cơ thể ta gọi là bản năng.

    Sống với bản năng thường con người mất sự tự khống chế hay còn gọi là những hành động thiếu kiểm soát. Hiểu được sự này đã bước qua bao nhiêu giai đoạn khác.
    Tức hành động có kiểm soát. Thì tuyệt quá rồi. Nhưng thường ít ai vượt qua khỏi sợ đòi hỏi đơn thuần khi đến tuổi, nên để bù đắp những tham muốn đó loài người đem vào đó đạo giáo để khống chế bớt mà thôi.
    Thường người ta hay nói:
    -Tôn giáo nào cũng hướng người đến “chân thiện mỹ”.

    Nhưng thử hỏi họ biết chân, thiện, mỹ là gì chưa, và ra sao?
    Thường thì dù họ cũng có thể biết nhưng vì bản năng nó đòi hỏi, thường thì đến tuổi cập kê cô cậu thì thế nào cũng càng cần phải biết nụ hôn nó ngon ngọt như thế nào, nhưng chưa biết nó đưa con người ta đến gần sự lo lắng, buồn phiền hơn. Lúc đó biết giận, biết thương, hờn, ghen tuông, thỏa mãn cái tôi trong cơ thể nhưng chẳng ai muốn nói cơ thể lúc đó là nguyên sinh động vật. Tuy nhiên không vậy chưa phải là người. Trong con người mang theo hai phần khối, tinh thần, thể xác. Trong kinh thánh nói:
    -Tinh thần thanh thoát xác thân nặng nề. Trước tiên là tiền, thỏa mãn, ăn uống để đơn giản chỉ để nuôi sống chưa đủ, phải ăn món này mới ngon, món kia mới hấp dẫn, ngoài ra bên cảnh đó còn ba thứ nữa như cờ bạc, trai gái, rượu chè, thuốc xái v. v…
    Những câu chuyện trên mong có một ngày chúng sẽ đọc may dẫn dắt cho con cháu chúng sau nà mà thôi. Đời tuy dài nhưng thoáng qua nhanh vô cùng sẽ biến thành cụ già lọm khọm chưa biết hướng dẫn con cái mình theo ý hướng chồng hay vợ. Có khi lúc đó tương tranh theo ý chung dòng họ đã gần như ấn định.
    Người mẹ già tội nghiệp, cầu mong đứa con gái mau thành thân, để mau có cháu bế.
    Khi sau sanh may ra thay đổi máu huyết mới có bớt đi những cá tính cộc cằn không đáng có của tuổi, của người mang trong người bao gian khổ của người mẹ cho con ăn học tới nơi tới chốn.
    Khi viết bài này và sau khi chúng tôi qua đi may ra chúng dậy con tốt hơn đời cha mẹ chúng dù nay chúng đã học thành đạt cả.

    Lời cầu nguyện:

    Xin chúa chí thánh nếu có ngài,
    Xin cho chúng con là những đứa con ngoan.
    Xin cho chúng con đủ suy nghĩ lại những gì đã nghĩ.
    Và xin kliểm soát từng hành động của chính chúng làm vì người.
    Sẽ ngang hàng với những người đã được Chúa thánh hóa.
    Và xin Chúa đừng để chúng sa chước dốt nát.

    Amen.



  3. #3

    SỰ THÀNH CÔNG NÀO CŨNG CÓ NHỮNG ẨN NHÂN thái san

    SỰ THÀNH CÔNG NÀO CŨNG CÓ NHỮNG ẨN NHÂN
    thái san

    TRONG NHÂN GIAN CÓ CÂU:

    -Nhịn tức một lúc, tránh được mối họa trăm ngày
    -Muốn hòa thuận trên dưới
    -Nhẫn nhịn đứng hàng đầu.
    -Cái gốc trăm nết, nết nhẫn là cao.
    -Cha con nhẫn nhịn, vẹn toàn đạo lý.
    -Anh em nhẫn nhịn trong nhà thường ấm yên.
    -Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ.
    -Tự mình nhẫn nhịn được, ai ai cũng mến yêu.
    -Người chưa biết nhẫn chưa phải là người hay.

    Vào những buổi chiều cuối tháng tư An nhớ lại những ngày tháng đi buôn bột từng ký nhỏ, có khi còn chia mỏng để di chuyển kẻo bọn ba chỉa, quản lý thị trường, chồng là nhân viên trong công ty salonpas còn vợ ở nhà coi tiệm hàng net cũng chẳng ra hồn, được đồng nào chui vào túi kẻ khác, hoặc cố tình phá tán gia sản hoặc cốt ý muốn giúp đỡ bên ngoại, nên được đồng nào vào cái chân gẫy vì lêu bêu như chó mất chủ vào buổi trưa (ky cóp nhiều năm thiêu hủy một giờ).
    Người phía sau kiểu này chỉ phá tán gia cang mà đồng lương có hạn, đâu đào bới hay nhặt được.

    Phải thừa nhận nó có ý theo đường lối của người Nhật, nhưng khó lắm (đầu voi đuôi chuột) kẻ làm người phá tán làm sao mà ngóc đầu lên được.

    Phải thừa nhận kể cả một người mẹ bán chè cũng vậy.

    Cho đến khi con ngày mai bước lên xe hoa mà vẫn cặm cụi lo cho xong nồi chè, làm trở ngại bao nhiêu việc. Đó là mà cảnh người mẹ tận tụy hy sinh vì con. Có người cắc cớ hỏi:
    -Thế lúc đó ông ấy ở đâu?
    -Thì còn ở đâu nữa! Chỉ chuyên bán đá lẻ làm sao bỏ đi lo cho được? Bà vợ vẫn cứ bênh:
    -Thì chuyện của ông ấy là của ông ấy. Chẳng ai động đến cả. Hình như cũng chẳng mấy sáng suốt vì chưa một lần dựng vợ, gả chồng, hoặc đón con dâu bao giờ.
    -Sao mấy người lắm chuyện thể hử?
    -Nhưng vào những ngày quý đón con rể lại khác chứ bà?
    -Khác thì cũng phải ăn chứ ngày đó nhịn ư?
    -Thế nhưng người ta cười chết. Bà mẹ vẫn tận tụy âm thầm lặng lẽ lo toan mọi bề cho con gái mai ngày nó sẽ bồi dưỡng lại.
    -Chẳng ai nghĩ như vậy cả có điều mọi lo toan là của bà mẹ là chính (là người phía sau), và chỉ cho đi không nhận lại, người mẹ nào chẳng thế, có điều họ tính toán không cao lắm, miễn là đạt được ý của họ là quá đủ. Cao lắm hai gia đình gần như nhau có đâu mà lo cho nhiều vất vả thêm. Nói đến đây hai bà đưa mắt nhìn nhau như tự hiểu nhau tự bao giờ. Mấy đứa con gái về phe với mẹ nói theo quán tính chẳng hề biết sự gắn bó của gia đình, mới nuôi bố mẹ được vài ngày nói lẫy với mẹ:
    -Tại mẹ chiều ổng quá mà. Phải cầm quyền, chẳng cho bố đi đâu cả nghe mẹ. Thấy vậy bà mẹ nói:
    -Đi là quyền của ông ấy chứ nhốt ở nhà mà nghe ông ca thán hà. Bà quay ra chửi lũ con:
    -Ơ mấy con này, chưa làm nuôi được bao ngày đã muốn quản lý bố là sao hả tụi bây? Bây giờ chuyện đó không cần chúng mày để ý đến. Chỉ cần lo cho bố khỏe là trên hết, đừng nói bậy nữa nào tụi bây.

    Những kinh nghiệm mẹ đã bên cạnh bố đã từng biết rồi đó đến lượt chúng mày chớ có nói to mà lộng hành sẽ còn chờ đó.

    Nói xong bà mẹ bán báo lẻ quay đi.
    Như muốn nư giận chúng dám xoi mói bố mẹ. Bà mẹ muốn chửi thật to nhưng bản tính tốt, ít rắc rối vả lại muốn cho chúng tự hiểu, và còn ra đời học còn chán nên cũng chẳng đôi co hay chửi bới làm chi cho thêm mất hòa khí nữa.
    Chỉ nhìn vào hàm răng đang nghiến chặt như nhớ lại đôi chút kỷ niệm cũ, mà cố gắng chịu đựng với lũ con hôm nay như với chồng mình khi xưa, sau lúc giải phóng gia đình quá đói ông bố buồn vì thời cuộc, đi chơi bời, rượu chè suốt ngày.

    Ngoài trời cơn mưa bắt đầu lớn hột hơn, mặc kệ, bà kéo cửa giếng trời xuống kẻo những áo quần mới giặt, mới phơi. Chắc bây giờ cũng đã khô sắp sửa thu dọn vào được, rồi chúng sẽ bị ướt mất. Cũng bị chúng nói:
    -Mẹ để cho ba làm dùm kẻo yếu như vậy sao làm? Không trợn mắt như bao đứa mà nói:
    -Mai ngày còn chúng mày nữa, cứ thích gì làm lấy, chẳng ai trông nhờ chúng mi đâu. Bà còn nói thêm:
    -Thì mình làm hết phận sự đi đã! Chúng mày muốn để dành cho ai, phận mình, còn vai trò nội trợ, làm sao cho vẹn đôi bề. Chúng mày hãy coi như chị Loan đó gương còn sờ sờ đó chưa hề sao nhãng nhiệm vụ chính hay phụ trong căn nhà này, sau đó rồi chị ra đi còn để lại bao điều nuối tiếc, thương mến của toàn gia đình, chẳng ai buồn phiền, hay ghét bỏ dù một điều nhỏ nhất. Như vậy cho ta thấy người phía sau quan trọng biết bao nhiêu. Nói đến đây nhớ lại, nhà một ông sui của cô em gái. Tôi nói:
    -Thì chúng mày thử coi lại bà H trên yên thế xem có đúng như người lý tưởng của bao người không? Hỏi rồi tự trả lời:
    -Còn ai hơn nữa mà so sánh, ky cóp cho con, đến bây giờ trả ơn bằng cách, sáng sớm chở mấy đứa con đến vất hết cho bà, còn đi làm gom góp lấy tiền, vàng, hàng tháng, chỉ khổ cho hai ông bà già khằng cu đế, nuôi con cho chán bây giờ nuôi đến cháu, mà chúng biết đến ơn và nghĩa gì. Hôm nay ngày mồng một tháng mười một, ngày hoặc giây, phút kính nhớ tổ tiên, cha mẹ.
    Hỏi thử chúng có còn biết nhớ đến hay không cho qua như cơn gió thoảng rồi lấy cớ ngồi chè chén. Cuộc đời vẫn trôi như bao ngày làm tôi suy nghĩ đến thuyết (định mệnh) của bạn tôi thường nói mà lòng buồn nhiều hơn vui. Nhưng ngược lại thấy cháu con, lại làm lòng ông bà dễ thở hơn cái nhà vắng bóng trẻ thơ. Với người lớn phiền toái nhiều hơn trẻ nít, dù rằng chúng luôn quấy nhiễu, đòi hỏi, cần chăm sóc. Có thể đó là lẽ thường tình trong đời một con người. Dù gì đang sống như vậy nhưng phần tôi gần như hiểu đôi điều về người phía sau là cần thiết như thế nào. Nhưng ai biết chính đó là hạnh phúc. Tôi nói với đứa cháu nội rằng:
    -Con phải làm được ba việc một là viết đẹp, hai là lễ phép, ba là chất keo, con hiểu không? Thì nó trả lời ngay:
    -Thưa ông chưa. Ngừng lại một lúc để cho thằng cu uống xong ca nước tôi nói:
    -Chất keo này vá lại những gì sai sót của gia đình con. Cha mẹ con hay cãi mắng nhau, thì con về nhà ở trong ấy để làm chất keo liên kết lại giữa hai người, con nghĩ thấy không, cái gì mà chưa chi đã mang dao phay ra hù dọa chồng là thế nào dù rằng ba con cũng đôi lúc cũng sai đi. Đúng không nào?
    -Vâng con biết ý ông mà, và con hứa sẽ làm chất keo kết dính lại cho cha mẹ thương yêu lẫn nhau.
    -Con phải hiểu, khi bà ngoại xuống nhà thăm con ông cũng có mấy lần gọi điện thoại cho mấy bác bảy hay sáu, ông dặn kỹ:
    -Bà xuống thăm con cái là quyền của bà, nhưng nên giữ sức khỏe cho bà là hơn, và còn chuyện của chúng tôi sẽ bảo, nếu bảo không được tôi sẽ trị chúng nói cho bà đừng có để tâm đến chi cho khổ thân thêm. Ngừng lại chút để lấy hơi tôi nói tiếp:
    -Chúng như đang đóng tuồng, làm cho mọi người như hiểu được bao chuyện sai lầm của chúng ư? Không có chuyện đó đâu, đóng kịch mà ló đuôi chồn, ra có dao, có nước sôi, kéo nữa chi, có sai lầm, chưa biết tha thứ cho nhau, chưa biết nghĩ vì con. Chợt có tiếng thêm vào nữa:
    -Đâu phải zẩy, tạt một ca nước sôi thẳng vô lưng chồng kia kìa, mà lần trước đã dùng kéo nhỏ đâm chồng một cái rồi, con người ghen gì mà ghen xấu thế, mất chồng là cái chắc.
    Vì nhiều người chỉ thỏa mãn tính chất độc đoán của chính mình và phải thể hiện chứ bắt buộc mọi người hiểu thì ai phục, ai nghe và theo, hiểu nhiều như thế.

    Nhưng bây giờ chỉ có người phía sau sửa sai và chính người phía sau làm lại cuộc đời thì may ra mới cứu được mọi sự an toàn và làm gương cho hậu thế, lại nữa gia đình êm ấm hơn chững chạc hơn, cao tinh thần hơn, tuy nhiên mặt đối ngoại cũng ghê gớm lắm chứ chẳng phải chơi. Chỉ có dành ghế cho các bà quản lý, quản trị là tốt nhất thôi, về tiền bạc, về cách dậy dỗ con cái về cách khang trang trong gia đình theo câu các cụ xưa kia có câu:

    -Giàu vì bạn, sang vì vợ.
    Một người nghe thấy tiếng lủm bủm trong tôi bất chợt tôi hỏi:
    -Anh có chắc mọi người đều nghĩ đến người phía sau không nào, hay họ chỉ có gì xài nấy?
    -Thường thì chúng như một vở tuồng, với mục đích của chính chúng mà thôi, cần gì phải là người phía trước hay sau nữa. Mục đích của họ là đạt được vấn đề theo ý chính kiến hoặc thảng về tiền, tình mà thôi. Bất chợt có tiếng nói từ phía sau:
    -Chấp chiếm gì chúng, rồi bất chợt ngày nào sẽ hiểu ra mình mà thôi.
    -Nhưng trước mắt là mình nuôi cho đến lớn, nay sống trong môi trường chiều chuộng giống như ông quan cạnh vua, chỉ khen tặng chứ không bao giờ biết phê phán:
    -Hoàng thượng anh minh, thấy thế là mắt sáng rỡ ra, vả lại còn chê bố mẹ là quá quắt. Ngẫm nghĩ mà xem đa phần sự thành công nào cũng thường có người phía sau phò trợ. Ta thử hỏi người phía sau là ai? Thông thường là người vợ, và chỉ người vợ là người đầu ấp tay gối với mình phụ giúp mình trong mọi công việc sẽ quản lý đời và cái gia đình, tuy nhỏ bé, nhưng thành công hay thất bại đều do người phía sau. Hoặc thảng có người lại dùng người yêu mới, nơi mới, mới có thể thành công được đó là những tấm lòng hào hiệp dị thường. Tôi kết luận ở đây còn nhiều điều thiếu sót. Có khi người phía sau là cái dù dở hay sự đỡ đầu của một người nào đó chăng. Nhưng để đạt được mục đích thông thường thì người phía sau là người vợ, người bạn đời vô cùng quan trọng.

    Như vậy để có kết quả mãn nguyện thì thường các cụ ta ngày xưa huấn luyện con, chỉ bảo chúng cho cặn kẽ, từ lời ăn tiếng nói cho đến cái mặt bí xị thì chẳng thể nào xúc tiến nổi và có kết quả mỹ mãn Có câu:

    Dù no dù đó cũng phải cho tươi
    Cái miệng em cười đói cũng như no.
    ngạn ngữ

    Ngoài ra ai cũng đều có cái tính “sỹ diện” nhưng chừng nào đó thôi đã, đừng thái quá còn những câu chuyện về câu chào, hàng xóm, và bao nhiêu chuyện khác về người phía sau. Chẳng hạn như bị bên nhà cha mẹ vợ khống chế bằng đứa cháu, bằng cách dỗ ngon ngọt thay thế cho con gái mình.v.v…

    Đấy cũng là một kế sách, nhưng thấp kế sách, không cao lắm hay còn gọi là hạ sách. Thiếu niềm nở thì thiếu bạn. Người chồng lúc đó biến thành người nội trợ đảm đang, hoặc biến thành thái giám, chỉ biết vâng dạ. Nhưng sự thành công cũng chỉ là hiếm họa, vì có câu:
    -Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, khó lắm.

    Lại có câu nói:
    Chồng giận thì vợ làm lành
    miệng cười chúm chím rằng anh muốn gì
    anh ơi nỡ giận em chi
    anh muốn vợ bé em thì cưới cho

    Câu chuyện rất thô thiển đến nỗi phải mang cả chuyện nhà mà nói, chưa chắc chúng đã hiểu được phần nào tâm khảm của người bố hoặc mẹ. Nói đúng ra, đây là một bài học cho những người có cái bản chất dối, lừa, cái chưa ngoan, của cả một đời làm vợ, chỉ biết sỹ diện, phá tán gia đình, ghen vô lối, se sua chẳng ai cấm, nhưng trong câu chuyện này, nói về sự thành công trong đời một con người đã từng cùng gia đình góp sức, trí xây dựng một tổ ấm có giá trị, dù cái đó mình chẳng hề nhìn thấy trong thực tế hiếm họa có những sự thành công như tôi diễn tả trên, tất nhiên sự thành công nào cũng đều phải trả giá cả, không lẽ đều nhìn vào túi của người khác lại là chồng mình ư? Một là do chính bản thân người đàn bà đầu gối tay ấp với mình.

    Hai là người phía sau không lộ diện để cho mọi sự toàn quyền dành cho người chồng hoặc người phía trước mà sự hưởng lợi chung thường cả hai dù rằng mọi sự sẽ qua đi nhưng lời ta nói chẳng qua đi (theo thánh luca đ5 tr7).
    Những người nào có người phía sau tốt như vậy đừng nên phụ nhau nhé. Vài dòng kính mến những bà mẹ bán báo lẻ và những bà mẹ bán chè. Nhân dịp ngày những nhà giáo và các bà mẹ.
    Thiệt đau khổ khi lũ con lớn lên chúng xử đối như thế nào mới là chuyện hay. Mới nhớ đến và phải nhớ đến và viết câu trên là cha mẹ nhịn con ắt sẽ được điều lành. Vì chưa có nên tôi thêm vào.
    Để kết luận khúc truyện này tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Có hai thằng bé bước vào quán, cũng trong lúc có cả tôi Tuổi chừng mười tuổi. Khi anh chị giáo sư Tra, lúc còn mở quán càfê. Chúng ngồi vào ghế gác chân lên bàn kêu:
    -Hai điếu jet. Anh trợn mắt đưa nhìn tôi, lúc đó chỉ biết lắc đầu. Tuy nhiên anh chị đã được một ngôi sao đồng hành chính là chị. Lúc đó chị chạy ra xoa đầu chúng và hỏi:
    -Các con mua gì, sao con tập hút thuốc sớm thế, không sợ bố mẹ la rầy ư? Theo cô các con không nên hút thuốc. Nói thế nhưng chị vẫn bán đưa ra cho chúng.
    Ai biết ý thâm của chị. Chính thằng bé đó sau chết vì chúng bạn rủ rê vào con đường ma túy rồi chết.
    Ngoài trời lúc đó mùa đông. Trời còn tối đen như mực, lúc đó chưa đèn đường mà cũng chẳng có đủ để phí phạn rao rêu cái khu ĐỒNG TRƯỜNG khu chiến khu D treo đầy cờ xí để chúng làm tuồng cho trọn tình nghĩa với bao người đã nằm xuống cho chúng phè phỡn.


    thái san

  4. #4

    BÀI CA MÙATHU DÂNG BIỂN (hay sự ra đi lần một) TÔI, HÀNG XÓM VÀ BIỂN. thái san

    BÀI CA MÙA THU DÂNG BIỂN
    (hay sự ra đi lần một)
    TÔI, HÀNG XÓM VÀ BIỂN.
    thái san


    Xin dâng tặng biển xanh mênh mông đã đem đến loài người cuộc sống vô vụ lợi, và hàng ngàn trùng lá của những mùa thu, mùa thu của bao thi, nhạc sỹ, và của bao tấm lòng biết yêu thương con người tha thiết chân thật, không hoang đàng, không lừa dối, mạnh bạo, thẳng thắn, dù biển chưa và chẳng bao giờ êm đềm cả. Nhất là gần đến tuổi về già, người ta thường nói là tuổi quạ vàng. Một lời tha thiết tri ơn dù biển vô tri giác. Chưa bao giờ biết dối lừa để làm chính trị.

    Nay thì biển cũng đã bị loài người đào thải rồi.

    thái san

    Hàng ngày cứ tối đến là có tiếng radio đâu đây vang lên. Chắc chắn của nhà sát cạnh, hàng xóm. Và chúng cho riêng tôi nhiều điều chưa mấy ai biết.
    Tôi cũng chẳng hiểu nổi hắn muốn gì. Nhưng thường nghe người nói như hắn bị man man gì đó tôi cũng chẳng chú ý chi cho nhiều chuyện. Vì mình đã và đang quá cực khổ với cơm, áo, gạo tiền, cho các con qua đi những ngày tháng đang trong trường, lại phải đối đầu với hàng ngàn câu chuyện, sự việc chẳng mấy vui, vì đang thời xung đột giữa ý thức hệ hai miền, trốn tránh chiến trường vô cùng dã man. Và nhất là sau này từ sau ngày biến cố bảy lăm đã xẩy.
    Ác nhân những đài người hàng xóm nghe lại là những đài lạ lắm. Tôi không muốn khai báo hay tố giác với ai, nhưng cảm nhận không như đài Việt nam thông thường.
    Tôi đoán phỏng chắc ông hàng xóm không thích nghe những đài trong nước. Và không biết tại sao. Tất nhiên các đài anh ta nghe đều tiếng Việt cả. Những thắc mắc kéo dài mãi. Có hôm ông bảo:
    -Tôi nghe đài địch. Tôi cũng chỉ biết vậy. Chưa nói thái độ chính đáng của ông ta sau khi vào miền nam rồi.
    Dù đó là những năm đã chiến thắng diện rộng cả miền Bắc VN. Tôi có thể chưa đủ tuổi biết về bao dối lừa của thiên hạ, vì đang tuổi đơn sơ mộc mạc, với lũ con, với sự thua kém thế hệ, chậm phát triển, đấy còn cũng là may vì đã được ở trên thành phố từ xưa.

    Và rồi những năm sau đó cùng gia đình tôi buông xuôi theo dòng theo chân người lớn vào Sài Gòn. Sau khi định bụng rằng sẽ đậu lục sự, tuy nhiên sự thực đã giúp cho bản thân kéo dài đến được năm thứ hai dược cùng với An Quốc Cường thì nghỉ tạm, vì lỡ bán chiếc ED tức chiếc xe lam. Mình nghĩ như vậy cũng là tốt lắm rồi, và luôn luôn trong đầu, nghĩ là sẽ đi làm giúp thầy u nhưng vừa vượt qua được, tại trường Saint Thomas tỉnh Nam định. Sau khi từ giã, hàng xóm đã từng chung sống với nhau tại ngã tư đường trăm mười tức (voi cent dix) Khu ngã tư bốn lối đi về nhà thờ vòm nhà thờ Khoái đồng, lối ra chợ Rồng, lối đi Trường phát, và còn lối ra đường lò than, xưa kia là khu ăn chơi của Pháp, lối về tường cao cấp trung học.
    Những ngày tháng này quên sao được, những ống cống tránh bom đạn dựng chất đầy mặt trước nhà, đối diện là trạm hiến binh của tỉnh do Pháp xây dựng để bảo vệ toàn khu. Khu chúng tôi là người ở khu mười lăm gian của kho nhà thờ Khoái đồng, nên thường bị theo dõi dữ lắm, dễ bị ở tù như không.
    Quên sao được những ngày tháng đi rước đèn trung thu khắp phố, sau bị những đứa trẻ không được đi, ghen tương nằm trên gác nhà bắn đạn dây thung bằng giây kẽm gập lại làm một thằng bé bị mù. Hoặc nhưng người lính Pháp say xỉn nơi chợ về phá dân làm bao oan trái nổ ra khiêu gợi lòng tự ái dân tộc, còn kỷ niệm lại những ngày lính Pháp đi (ba tui) patrol vô tình giết chết người xin nước đổ vì cái xe khô cháy két nước giải nhiệt vừa bị bắn chết ngồi trên miệng phuy. Những sự việc đó gây có lợi cho chính quyền Việt minh.
    Những thằng bé, bạo dạn xé miếng giấy, xe tròn gắn điếu thuốc lá giả trên môi cho người chết, thật đến là nghịch.

    Đầu tháng, thầy tôi bị bắt vào giam tại nhà máy chai tỉnh Nam định. Nhưng cuối cùng được thả vào cuối tháng.
    Vừa ra khỏi nhà máy chai. Chúng tôi bước ngay lên chiếc xích lô đạp, trời cũng sẩm tối trời cũng vừa đổ mưa, vừa đủ như giúp đỡ gia đình đang tìm kiếm con đường vào Nam thì đã đến bến đò thuộc khu Tư cũ.
    Các đồng chí bộ đội nam cũng như nữ đã chờ sẵn. Một người trong họ hỏi và ngăn chặn lại một cách kỹ càng:
    -Giờ này tối quá đem cháu vào trong trạm tạm thời đã. Bu tôi miệng cười răng đen nói:
    -Chúng tôi qua làng Gióng tức chỉ qua bên cùng làng bên sông mà thôi sinh sống mà chi cô.

    Họ thấy vậy nên thả không bám sát để bỏ tự nhiên. Gia đình tôi theo bà bán chè lá xanh hướng dẫn đường, phải mất cho bà bốn vạn tiền đông dương (tức tiền có hình gánh lúa hồi đó) cả đám lặng thinh theo chân bà. Thường thời gian này phải có kế hoạch mới thoát khỏi.
    Chúng tôi đi bộ lên Bùi, trên đường đi ăn những món ăn khó chịu như chỉ riêng một ngày ăn sắn, khoai ngứa luộc, mía để sống, khoai lang là sướng nhất rồi đó, trước tôi không thể tin nhưng nay đã biến thành sự thật.

    Tôi dấu trong người, trong bụng chỉ duy nhất một hòn đá mài dao cạo của Pháp, và một quyển sách thuốc bắc, chân truyền chính ông nội tôi để lại, một miếng da liếc dao cạo, dành để ba tôi hành nghề hớt tóc nếu đi bất cứ được đến nơi nao.
    Thế rồi chúng tôi cũng lên được máy bay vào nam sau khi sống lay lứt tại dòng thánh Phao lồ đúng một ngày đêm. Họ cân, tính toán, xếp chỗ thêm nửa ngày nữa mới bắt đầu bay.
    Đúng ra bay rất mau khoảng hơn nửa tiếng hoặc gần tiếng gì đó đồng hồ là có mặt tại sân bay Tân sơn nhất rồi. Tuy nhiên còn được chứng kiến, qua bao nhiêu chuyện như tuyên truyền, phát đồ ăn trong ngày, chăn, mùng, mền, quần áo, và những thứ bắt buộc, cần để tiếp tục cuộc sống mới.

    Tối đầu tiên chúng tôi được họ cho ngủ tạm trú tại Bệnh Viện Bình Dân, tôi không nhớ mấy mà có lẽ trên đường phan thanh Giản. Ngay hôm sau được về trung tâm dưỡng trí viện Biên Hòa vài ngày, cuối cùng đưa về đến khúc đường chuyên chở mủ cao su của Pháp cách xa Biên Hòa đúng mười bốn cây rưỡi số, họ cho xuống đóng cho ba cái tăng bằng vải, người ta gọi là Hố nai, cho đến sau này. Được cấp phát đồ ăn hàng ngày trong vòng một năm, sau một thời gian khoảng nửa năm đó họ cấp phát thêm cho tiền bảy trăm đồng để có thể tự mưu sinh.

    Duy nhất chỉ có gia đình tôi làm ngay nghề hớt tóc đầu tiên trong khu, trong đám trại. Việc làm đầu tiên của tôi là sức ép của thầy và là vì sự sinh tồn, tôi tự trồng những củ sắn, theo miệt trong là mỳ, khoai mỡ.v..v…
    Ngoài những đường hướng trên họ hướng dẫn, chỉ dẫn cách nấu nước trên đồng ruộng như lấy chậu thau phơi nắng đựng những chai nước, chai bằng nhựa trong đem phơi, gọi là khử trùng và dùng ăn uống ngay được. Lúc này mọi thứ trên mặt đất hầu như còn nhiều trong sạch. Họ phát những vật dụng tự nuôi sống như lưỡi câu, quốc xẻng lười bừa, dao, búa, cưa, xà beng, nồi soong và mọi đồ dùng cho toàn bộ một căn hộ từ đơn giản đến cao cấp.v..v…và hàng ngàn cách hướng dẫn bằng Phiếu phát không và hướng dẫn đến tận tay đồng bào. Bu thầy và chúng tôi như vậy đã rời bỏ làng, tỉnh cũ ra đi vĩnh viễn cho đến ngày tôi vào trường nghề vô tuyến điện, và cũng phải xếp hàng đi vào chỗ đối đầu thanh niên, trai tráng của đất nước đau khổ gần nửa thế kỷ.

    Tôi nhớ lại.
    Ôi thôi, những ngày tạm trú tại dòng Phao lồ tại Hải phòng. Cái đám đông ô hợp sống bầy hầy từ tắm cho đến vệ sinh, chẳng biết giữ gìn, họ phóng uế tràn lan toàn khu kể cả những khu bếp núc, miễn là cứ gặp đâu bậy đấy, đến kinh khủng, tôi chẳng hề quên dù một tý, có người đến đỗi tắm truồng ngay tại giếng, tất nhiên đàn ông chứ đàn bà thì chịu chết, nhịn rã họng vẫn oang những tiếng hát, may quá đó chỉ là ở tạm vài ngày thôi đó, chờ ngày vào Nam. Nghe đến tiếng đó ai cũng hồ hởi vui ra mặt, làm như sắp được ơn cứu rỗi.
    Lúc này trẻ em thường hay cả trên đài phát thanh thường hay hát bài, là bài hát tên là Vùng tự do:
    -Ai về vùng tự do mà nuôi chí diệt thù, mai đây hết lũ Mao, Hồ… lại về tắm sông xưa…
    Đúng ra lúc này chúng tôi còn quá bé để hiểu, phân tích, nhận xét, đường hướng của hai miền. Sau này có thể hiểu đôi chút do thế lực, ý thức hệ hai miền, và sự áp lực của các siêu cường….

    Đấy là chưa nói đến những người kéo từ tỉnh khác về cũng với ý chí ra khỏi miền bắc VN nghe theo tiếng gọi ra khỏi dù đi bất kỳ nơi đâu, tất nhiên ngay lúc này quân đội Mỹ chỉ tiến hành việc ra Nam mà thôi. Mấy ông thầy tu đứng lên thành lập ban Tỵ nạn Cộng sản, đúng đa số là các cha, thầy. Đó là còn mấy sư đoàn VC đào ngũ giả để trốn vô Nam.

    Sau về đến ấp, họ phân chia tăng bạt dân để dễ điều khiển. Ấp tôi gồm năm lều, một ở ngay khu sân nhà thờ. Hai cạnh đó, ba bên kia đường giáp giới vơi con đường vào ra của sở cao su Pháp. Và bốn sát cạnh lều ba, sau này biến thành khu chợ của xứ chúng tôi tên Bùi chu. Cha già đặt tên cho bốn khu là Đông bình, Bắc hợp, Tây lạc, Nam hòa vẫn còn sử dụng cho đến tận bây giờ, và như muốn biến thành ấp để dễ cai quản. Cha còn dự phòng thêm một lô tên như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Phú, Thọ, Khang, Ninh….
    Con đường trải đá đỏ đi xéo từ tận trên sau nhà thờ và ấp Thanh hóa, xuống đi thẳng xéo qua đường một, về tận khu cao su An lộc, tức cách xa đây khoảng chừng bốn chục cây số, có lẽ đến tận ngã ba Dầu giây, tức khu cao su An lộc.
    Chúng tôi được định cư tại ngay kể từ cây số mười bốn, trải dài xuống tận ngã ba Dầu giây. Việc đầu tiên cha già lập trại xin ở đâu được hai trái bom cấy ngay giữa cổng làm lối đi vào khuân viên nhà xứ. Thoáng nhìn xa ai cũng ngỡ như hai cái sừng voi mọc sừng sững, trải qua mưa nắng sạch sẽ trông đẹp mắt đến lạ, các đó về phía Biên Hòa độ nửa cây cha chánh xứ TH cũng dựng lên một hồ cá với bốn cây trắc bá diệp xung quanh làm hồ cá trước cửa ngay sát cửa nhà thờ.
    Phần đông người được vào Nam thường là đồng tôn giáo Thiến chúa, nên hễ cứ thành lập một trại tức có một nhà thờ, bởi thế nếu ai về vùng này và để ý mỗi trại được thành lập có sắc thái riêng cách trình bày của mặt tiền, khu sân, thường là một căn nhà gọi là nhà thờ.
    Từ đó ta có thể nhận ra từng xứ. Gần chúng tôi có các xứ như:
    Ba đông, Kim bích, Bắc hải, Hải dương, Trà Cổ 2, Sặt, Thánh tâm, Ngọc đồng, Ngô xá, Ngũ phúc, sau đó đến một khu rừng cũng thưa và gần gũi sau này đổi nhiều tên nhưng thời gian này chỉ gọi là Long Lạc, rồi đến Thanh hóa, Bùi chu, Bắc ninh, Tân bắc cũng đã thay đổi thêm.

    Hồi đó từ mấy ấp trại xung quanh tập trung về cùng học chung một trường Minh Đức. Chắc ai học cùng thời phải nhớ thầy giáo Ky, Trì, Hiếu, Tỵ, Cộng, Tú. v..v…

    Thầy bu tôi đã kết máu ăn thề gồm bốn gia đình, ông bà Đĩnh nhận là em, ông bà Hãn kết nghĩa, Bà cố Hồng người biết may quần áo đầu tiên tại trại Bùi chu sau này được phân thổ cạnh ngay nhà ông giáp Trạc, có con là cô Cúc bây giờ lấy chồng tên Khang hàn xì sau, con cháu cha André, bốn người sống chung một lều ngay giữa chợ cũ tức hiện là miếng đất trụ sở ấp cũ, nay Đức con ông giáo Hiếu dùng làm nơi cho thuê bán hòm Tobia, và vợ mang ngay hàng về thẳng nhà để bán. Cho đến ngày tôi cùng thi bằng tiểu học cùng bốn ông thầy. Hiện bây giờ các ông cũng đã ra người thiên cổ. Thầy Hiếu, Cộng, Tú, Lung (tức NGUYỄN CÔNG KHUYẾN), và tôi, mê đến đỗi đặt con tên Giáo, đúng như câu tục ngữ:
    -Đời cha dậy học
    đời con đốt sách.

    Giáo vì quá mê nghề nên cố đặt tên con, nhưng sau này sắp làm Giám hiệu Sông mây lại bỏ mất, dân khu thường nay vẫn gọi là thằng Giáo. Sau còn tồi tệ đến đỗi bán luôn căn nhà mà đời bố bao công lao có được bằng mọi thủ đoạn, dựa vào thế, thần quyền của chính mình, của cha vợ và thế thần sau khi được tự mua chức thư ký Hội đồng Giáo Xứ. Chúng tôi cũng đang tuổi ăn, chơi, học, tuy nhiên cũng chẳng thể bỏ qua chuyện khuậy phá.
    Có một lần, không nhớ rõ học lóm của đứa nào nhế một viên đá lửa vào điếu thuốc, đi chơi đã chưa đủ, gần về tới góc vườn, lấy tay búng trúng viên đá lửa bị đốt nóng đỏ, nó tung toé như muốn cháy nhà, một trận đòn nhớ đời:
    -Ngộ nhỡ nó cháy toàn bộ khu nhà lá, nhà tranh thì cứu làm sao.
    Vì các đó khoảng ngược trở lại một tháng đám cháy nổi tiếng đã thiêu rụi mấy chục căn nhà toàn ba ấp, kéo dài từ Bùi chu kéo lên hết Bắc hòa rồi giật qua bên kia đường, cháy luôn nhà thờ Tân Bắc. Tổng số với thời gian này khoảng ba chục căn, vì thời gian này các nhà cách xa nhau khoảng năm chục mét mỗi nhà, diện tích do chính phủ cấp nên cũng xa, như vậy cũng gây kinh hoàng toàn quốc.
    Lúc này gia đình tôi chính thức là ở cuối trại nhưng sau nhờ cha già Thức là ông cậu nên mua lại được của ông bà Nhu với giá chín trăm đồng, giấy viết tay bé, viết bằng chữ đỏ, sau ông chánh Quyết cấp quyền sở hữu đặc trưng vô thường, làm chũ vĩnh viễn. Cho đến đời em út của bà hai ra đời mới chuyển hướng theo chính quyền mới tức chỉ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT mà thôi, chưa biết đến bao giờ thì hết hạn sử dụng, cũng chẳng biết nữa.
    Vào đến miệt trong vẫn chưa hết bị những lời quyến rũ, và phải bước theo những con đường mòn sơ đẳng như tập dựng những vở kịch tố cộng, cố chia rẽ hai miền.

    BIỂN: Trên thế giới biển chiếm 3/5 % đất đai trên toàn thế giới. Nói riêng biển là chốn tập trung bao la sự thãi bừa bãi của con người, từ hằng triệu năm.

    Nhất là khi đã có loài người và cả khi loài người đã văn minh. Bởi thế những sự hòa tan biển càng ngày càng xanh, giống như mình vừa thủy giải một loại kim loại nào. Nhưng ở đây ôi thì trăm nghìn thứ, cao nhất là những thức ăn của người, cho đến rác thải độc hại công nghiệp, hoặc rác thải thường ngày của người.

    Ngoài đường hàng không còn đường biển, xe tải, cũng có quân đội nước khác chuyên chở, gọi là viện trợ. Tất nhiên đường biển thì say sóng cũng đến chết, nên con người thường thực tập sống với thiên nhiên.

    Ngoài những vật chất mà biển dâng tặng còn chính con người khai thác tận cùng mọi tiềm năng vật chất khác.

    Tuy vậy dù chết cũng phải ra biển.
    Lý do vượt biển tìm tự do lần hai. Vì không chấp nhận mùa thu tháng mười.
    Như thế chúng tôi trốn mùa thu đến đã lần thứ hai.

    Sau những vụ đấu tố cầy đầu những nông dân, mà xưa kia ít nhiều đã nuôi nấng, chăm sóc cái ăn cho bộ đội, cho dân tộc. Nay buộc và gieo cho tội ác, khai thác sức người, có tội với nhân dân, mang ra đấu tố, thật khủng khiếp, vô ơn.

    Tôi thường nghĩ rằng, sau cuộc vượt biển của bao người cũng chẳng khác chi đấu tố thời năm sáu năm bảy, cũng chẳng khác mấy thời đánh tư sản mại bản, và bây giờ tiến đến thời kinh tế thị trường để chuẩn bị, tiến đến XHCN có lẽ chưa biến chuyển chưa biết, và cũng có thể dâng Mùa thu cho biển cả mênh mông rồi.

    Khổ nỗi những người đã chẳng màng đến sống chết đi tìm tự do ở nơi xứ khác.

    thái san

  5. #5

    BÀI HỌC ĐÃ ĐẾN CHO TUỔI TRẺ thái san

    BÀI HỌC ĐÃ ĐẾN CHO TUỔI TRẺ
    thái san

    Vừa chuẩn bị đưa đứa con vào bệnh viện nhi gần đó cô gái đã phát biểu xanh rờn:
    -Thằng chỉ lo nhậu nhẹt quên cả con cái.

    Thấy vậy tôi khuyên lơn đủ điều nhưng cô gái con cưng “hay nhè” vẫn chỉ nóng nẩy chẳng khác hơn chi. Có lúc tôi tâm sự với người khác:

    -Con gái chi mà quá đáng, từ cách phát biểu cho đến cách cư xử cũng chẳng ra thể thống gì.
    Có những lần dám nói thẳng ngay cả với mẹ là:
    -Má đừng tiêu tiền như lá mít nữa. Tức quá bà cãi lại:

    -Mày đã phải lo cho tao chưa.

    Thấy im lặng và cũng khá lâu chưa thấy phát biểu bừa bãi nữa nhưng nay lại đến với chồng con. Chuyện của đứa con bị đau ốm liên tục và những cái xe bị mất….
    Ngoài trời mưa nắng thất thường và bao cơn bão không biết từ đâu mà định hướng, tránh, phòng, chống thì không thể. Tôi thường lặng thinh nghe báo, đài, tivi, và từ đó suy nghĩ cho từng ngày, lo lắng cho các con đi làm, xe cộ.
    Đến nay không còn như dĩ vãng, lê thê vì cơm, áo, gạo, tiền nhiều nữa, nhưng cũng phải chuẩn bị nơi làm, khả năng kỹ lưỡng hơn xưa nhiều đến đỗi mọi người chung quanh thường bảo tôi là:

    -Ông lo chi quá đáng vậy tự chúng sẽ phải đụng đến, chạm đến và đúng như họ nói, và rồi chúng sẽ thích nghi thôi à.

    Chuyện gia đình của cô gái con nhà chuẩn mực thương kê rê kao rao ầm ỹ suốt cả tháng mấy nay đã đến ngay chính bản thân và hiểu được ra đôi điều gì đó cũng chưa biết hẳn nữa. Tôi thường trấn an bà, một bà mẹ bệnh hoạn lê thê tội nghiệp:
    -Thôi bà ơi lo lắng chi cũng chẳng cho thêm gì đâu nè, tạm quên đi và đời sẽ dậy đời, chúng sẽ phải đối mặt với cuộc sống, và trời không chịu đất, đất sẽ ắt chịu trời, từ đó chúng sẽ biến thành người mẹ, sau này chúng sẽ biết mẹ là như thế nào.
    Bà chẳng mấy nghe tôi tuy nhiên những lời nói đó cũng làm êm dịu cái tuổi bà đi phần nào.
    Tôi cảm phục những bà mẹ từ khi thằng cháu tên cu “Been”, tên chúng đặt cúng cơm, ốm tới ốm lui, làm mẹ nó lo lắng rồi đâm quẩn trí thôi, khi đó nói ngang nói ngược cho thỏa mãn. Cùng lúc cả hai mất một lúc ba chiếc xe hai bánh, không biết có đúng như lối suy luận của đứa con gái không, tuy nhiên chắc chẳng dám thế.

    Thực tế với tuổi trẻ những sự việc xẩy đến là những cú sốc quá mạnh làm chúng chưa chuẩn bị tư tưởng. Từ đó cho chúng ta suy nghĩ đôi điều về chúng nhất là chúng bị thế đương thời hướng lái đi xa thực tế để chuẩn về một mực chính là hạnh phúc. Suy nghĩ nhiều ngày bà mẹ mới nói vì vốn ít nói:
    -Chúng phải thích nghi chẳng sao đâu bà. Vốn vì là mẹ thường hay lo quẩn, sau câu nói trên bà có vẻ cũng yên tâm đôi chút, tuy nhiên cũng xoắn xít hỏi han về đứa cháu nằm viện và rồi tự trả lời vì có ai có thể di chuyển bà đến chỗ đó được, bà đành chịu.

    Thế nhưng chẳng bao ngày chúng chuẩn bị rủ nhau về bên nội tại Quảng trị tôi mới thấy bà nhà kêu rêu kao rao:

    -Tôi cũng chẳng thể hiểu nổi chúng.

    -Bà cả nghĩ chứ chúng sẽ thích nghi ngay hà.

    -Ông quá chủ quan thế. Dù rằng ngay hôm sau tôi tự lo thêm và hỏi mua một chiếc xe cũ để có phương tiện đi làm, để rồi vài ngày sau phải tự khất lại. Bà vẫn nói:

    -Chứ sao bà với sự chiều chuộng của cha mẹ ngày xưa bây giờ không còn nữa chúng phải thích nghi cho con trước sau đến bản thân và chồng tức thời hà.

    Nhìn trời mây mù chuẩn bị cơn mưa và những cơn bão kế tiếp là đa số chẳng thể chuẩn bị thêm gì chỉ lo lắng mà thôi.

    Bà nhà trách tôi:
    -Từ nay ông đừng đưa tiền ra trả bất kỳ như việc trả tiền trông coi đứa con nó như hôm đó nữa. Như vậy là chính ông sai, thời này chúng sống không mấy trung thực, trong lúc coi con trẻ tổng số không đến một tháng mà lấy đến sáu trăm ngàn là quá đáng. Bà hầm hừ nhìn tôi:

    -Nhưng ai bảo ông trả tiền cho nó.
    -Thì cũng tại bà lè nhè kèo nhèo làm tôi nghĩ thì dù sao cũng là con cháu thì trả cho chúng luôn đi khỏi mắc mứu.
    Nói thì như vậy nhưng thường chung các bạn trẻ cũng thông thường tỏ vẻ và sỹ diện nhiều chẳng hạn như một bạn kia mới được một công ty VV cho nâng cấp lên chức “hiệp lý”, chính tôi cũng chẳng hiểu nổi chữ hiệp lý là cái chi nữa, nhưng nghe chúng kháo nhau đó là đã được lên chức giám đốc một phân xưởng nho nhỏ của cùng công ty, nên từ đó cũng phải làm sao cách ăn mặc giống y như GĐ mới vừa lòng.

    Từ những suy nghĩ cuả tuổi trẻ nên ngay vài tháng sau cũng mua ngay một chiếc xe tay ga, theo tôi cũng chẳng khác cái mobilet của mình khi xưa chút nào có cái là kiểu khác, cái vỏ hào nhoáng của thương hiệu, một cách làm tiền, tuy chính loại xe này chạy không có số nên tốn xăng hơn xe có số nhiều. Cô ta nói với bố chồng:

    -Con chỉ chạy có bốn cây số ý mà ba. Ông bố ngẫm nghĩ không lẽ nó cũng chỉ chạy có bấy nhiêu mãi sao suốt mãi. Ông nói với tôi tiếp:
    -Bà mẹ đưa mắt nguýt và nói với ông:

    -Vài bữa nó sẽ đưa xe về LA đó chứ bốn cây số, nhiều như tưởng tượng.
    Đúng như bà nói vài ngày sau đợi có ngày nghỉ là cà bầu đoàn thê tử về khoe mẽ cái xe tay ga à.Tất cả những việc xẩy ra như xinê, theo cách nói xưa chưa chắc chúng đã biết xinê là gì nữa đó.

    thái san
    Last edited by ttv2007; 01-29-2013 at 10:05 PM.

  6. #6

    BÀI HỌC TÂM LÝ KHI MÚT MŨI ĐỨA TRẺ CHO TA SUY NGHĨ GÌ thái san

    BÀI HỌC TÂM LÝ KHI MÚT MŨI ĐỨA TRẺ CHO TA SUY NGHĨ GÌ
    thái san


    Ngày xưa lúc cùng đi với nhân vật cỡ bự của quốc gia. Ông ta nói rằng:
    -Đến một làng kia các chú thấy một đứa trẻ đứng khóc, nhìn vào ta thấy thò lò thì ta phải làm sao, những người nịnh hót nói:
    -Cháu lấy khăn mùi soa lau cho nó. Có người cãi:
    -Cháu sẽ lấy vạt áo lau cho nó. Ngẫm nghĩ hồi lâu ông ta nói có thủ đoạn:
    -Ta sẽ cúi miệng vào hút mũi nó, từ đó gia đình nó hay hàng xóm hoặc chính cha mẹ thấy như vậy xúc động. Một sự việc gớm tởm.
    Ta chưa nói về lãnh vực chính trị, vì thực ra nó là “trí trá”. Ta muốn đem đến những bài học tuôn theo trào lưu là đạo đức, và tất nhiên thì ở đây bài học này trở nên trớ trêu hơn và còn buồn cười nữa.
    Chính ở đây chúng ta cũng chẳng muốn nhắc đến đạo đức là vì duy chính bản thâm một kẻ cướp vẫn có lãnh vực đạo đức của hắn, vì có thể hắn sẽ chẳng bao giờ giết người để cướp của mà chỉ lấy vật chất, tất nhiên nếu nói mà đi đôi với việc làm đáng nể

    thái san


  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Một nhân vật cỡ bự của quốc gia mà có hành động xem thường trẻ con như vậy (kê mồm hút mũi đứa bé), nghĩa là đạo đức đã quá đỗi suy đồi. Dân chúng đã quá bệ rạc mới bầu ra kẻ vô đạo đức như vậy. Thế thì có còn tâm lý gì nữa để cần bàn.

  8. #8

    BẠN ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ thái san

    BẠN ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ
    thái san

    Tôi chợt hỏi một cách vô duyên nhất:
    -Ai vậy? Thầy kiện nói nhanh như chưa nói bao giờ:
    -Thằng Kiệm chứ ai. Một người sống gần nhà. Tôi nói một cách chắc chắn như vậy.
    -Nó làm sao?
    -Chết chứ sao.
    -Trước kia trúng ngay hai trái đạn mà không chết sao nay xui vậy.
    -Đâu có xui hay hên gì trong chuyện này, ốm thì chết.
    -Thế à?
    Nói đến đây ai, cả hai cũng ngừng lại nhìn nhau và chẳng nói thêm được gì. Nói cho cùng hắn bị trúng hai trái và hai lần mà không chết.
    Nay vì bệnh một phần mà cũng vì gia đình làm tăng thêm bệnh nên hắn không chịu nổi và từ giã ra đi trong bao uất ức vì vợ, con nên không kham nổi thêm.
    Hôm cuối cùng tôi nằm sát cạnh với anh vào cuối đời, cuối ngày đó cũng đã khuya tôi tâm sự cũng như bao lần nhưng nay tôi xoay hướng nhè nhẹ nói với Kiệm:
    -Con anh nó hư, anh phải chịu trách nhiệm, còn người phối ngẫu, nói trúng ra là vợ anh, thì anh nên tha thứ cho nó và tha thứ hết, bỏ qua hết, để cho chính tâm hồn được thanh thản lấy một thời gian rồi bệnh sẽ qua.
    Tự dưng tôi nghĩ và cảm thấy giống như lời trăn trối mà chỉ có chính tôi lại là người ngoài cuộc nói câu đó trước giờ mất khoảng vài giờ đồng hồ, anh chỉ thốt thật nhẹ chỉ đủ hai người nghe:
    -Em xin cám ơn anh, em sẽ cố gắng giải tỏa chuyện đó vì kẻo cũng chẳng còn bên nhau được bao ngày nữa đâu, câu nói đó càng làm cho tôi sửng sốt.

    Thường ngày.
    Tôi vẫn theo lối đi qua chơi với hắn bằng đường tắt chẳng khác ngày xưa chui lỗ chó đi chơi bời trong trong trại lính mà những thằng lính khát tình thường làm.
    Nói vậy thực ra là một lối đi nhỏ của khu xóm gần nhà người bán hàng, họ muốn mở để qua lại mua bán cho có thu nhập, câu này chính Kiệm hay nói với tôi là:
    -Họ muốn bán được hàng thì mở chứ anh.
    -Tuyệt, câu nói thật chuẩn.
    Trong những tháng ngày hay qua lại ngõ tắt để hàn huyên với nhau.
    Nhất là chính để mình có chỗ chơi bời cho qua thì giờ, hai là an ủi anh vì phải ngồi một chỗ trên xe lăn mà những người liệt ngồi một chỗ thường cáu kỉnh, bẳn gắt lắm vì con, cháu khuậy ầm làm cho ngồi không yên, lại ít ai dám nói chuyện với họ.
    Thường lần nào đến chơi tôi hay ngồi vào hẳn chiếc xe lăn cũ, nóng như ma, để lắng nghe Kiệm nói thật chí lý, thật chân tình, kể cả êm dịu như một bản thánh ca, hay kể cả những chuyện ca cẩm của đời người.
    Gần cuối đời Kiệm có những cái vô duyên như không cho con đưa lên nhà trên. Một căn nhà mới xây xong hay và cũng chẳng cho vợ con chữa chạy gì cả dù rằng trong nhà có tiền, khá hơn vì chính đất của anh để lại, làm ra, hơn mọi nhà là vì lý do Kiệm ngày xưa chịu khó làm ruộng rẫy nên còn hưởng thụ được những mảnh đất theo giá hiện hữu thì có thể nếu có người phối ngẫu có thể hưởng cả đời, nhưng đau khổ, là vì chẳng biết làm hay chịu tìm ra cách làm ăn nào khác nên ngồi một chỗ ăn thì núi cũng phải lở thôi.

    Có thể ở đó, làm càng ngày Kiệm càng nặng thêm vì chính căn nhà vừa xây xong mà cái tấm ô văng lại lệch hẳn qua bên trái ba mươi phân, cái cột bên phải thì ở ngoài trời mười phân, người ngoài nhìn mà phát ớn vì chính người phối ngẫu chẳng biết mô tê mốc tếch gì nên đau đứt ruột.
    Chẳng ai dám nói không cả vì nếu có thể đến xem mới biết sự thể ra thế nào nói thì ai chẳng hay như người đi lao động nước ngoài ở malaixia nói thì hay vì chiếu trên truyền hình thì chọn những diễn viên còn nếu mà biết được toàn bộ sự việc thì chính nhà nước, họ đã mang con bỏ chợ để lấy tiền rồi còn chần chừ gì nữa.

    Anh cũng có rất nhiều tính cách nhân đạo.
    Chỉ có tôi, Kiệm thường hay tâm sự kể cả chuyện thời sự cho đến tin thế giới….
    Bỗng dưng chiều chủ nhật cấp cứu, vào phòng cấp cứu cũng chẳng ăn thua gì nữa vì Kiệm bị tai biến mạch máu não giai đoạn bốn mà người phối ngẫu và chính mấy đứa con cũng không biết gì hơn là nên tránh những chuyện không vui để bố tĩnh dưỡng, đàng này chúng thường xẩy ra những chuyện gây gỗ không đâu để làm phiền người bố đã chỉ còn nước nằm một chỗ. Tôi nói:
    -Phải trách chúng về những sự việc này. Tôi tạm tóm tắt qua về cuộc sống của Kiệm như sau.
    Nói chung Kiệm là một con người không mấy học hành, lớn lên, học ít, khoảng hết trung học cấp một hết là về nhà.
    Đi làm ăn sống bình thường chẳng hơn thua gì thiên hạ.
    Sau đó gặp thời gian quân Mỹ vào và chiếm đóng toàn bộ khu Long bình.
    Thế là Kiệm bắt đầu sống bám theo khu quân Mỹ đóng kiếm việc như vá vỏ xe hơi, nhưng thực chất là buôn bán bất kỳ về chuyện xe trong sở mỹ đem ra nên gần như biến thành kẻ chợ trời, thuộc loại đa hệ, có gì chơi nấy.

    Sau giải phóng. Chính Kiệm cũng nói là một biến cố.
    Miệt Hố nai là chỗ gia đình Kiệm nương sống.
    Kiệm được chọn làm công an khu vực dù rằng sau giải phóng anh ta cũng chẳng thuộc loại theo đóm, vì chức vụ này chẳng mấy ai thèm làm, sau được bầu làm phó thôn Nam hòa kiêm c/a khu, thuộc huyện trảng bom xã Bắc sơn sau này mới đổi ra, hắn làm kể từ khi xã còn là xã Hố nai bốn. Tuy nhiên cũng từ một xui xẻo lại đâm ra hên, đó là xui trong hên và là hên trong xui.
    Là chuyện một ông quan nhớn trên huyện lái chiếc ladalat vô tình đụng phải một đứa con và có bà xã đi theo nên ông quan này bèn phải kiếm mọi cách bù trừ vào những sai sót của mình nên mọi việc từ đó gia đình Kiệm được làm ăn lên từ đó vả lại ai cũng có phần chú ý đến gia đình này hơn.
    Ngoài ra Kiệm còn đi học cách chữa bệnh nhân điện, dù trên phương diện nào đó chỉ nói là chữa bệnh từ thiện. Nhưng anh vẫn có được một cô bồ do việc chữa bệnh mà ra.

    Phương Trinh.
    Một cô gái lỡ thì, vì vô tình có chàng trai cho một cái bầu chuồn từ ngoài Phương lâm về đây mang theo chiếc xe chiếm đoạt của thằng vô trách nhiệm kia, nên Kiệm vô tình hay hữu ý biến thành cứu cánh, và lại biến thành sư huynh đôi khi đến tận nhà dù biết vợ của Kiệm vẫn ở đó nhưng lý do chính đáng là. Trinh nói:
    -Mình yếu năng lượng nên đến nhờ anh thầy Kiệm nạp năng lượng.
    Bà vợ chẳng hề biết mảy may nào thêm thắt ý kiến trong cái lý do không chính đáng đó ra sao.
    Thời gian Kiệm đi học nhân điện cũng khoảng ít ngày rồi về hành nghề thực ra khách hàng cũng đến từ nơi xa rất phổ thông thịnh hành rồi nghe đồn, một đồn mười họ đến, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân khỏi lan truyền ra mọi nơi, kẻ cả từ kontum, pleiku và nhiều nơi khác đến chữa, có nhiều người cũng do đó khỏi.
    Nhưng theo quy luật. Có câu:
    -Thầy khỏe thầy chữa người ta.
    -Đến khi thầy ốm thì ma chữa thầy.

    Và kế tiếp đến khi thầy bị bệnh tai biến mạch máu não.
    Nhưng vì quá tin vào cách chữa bệnh nhân điện nên sinh lười, hoặc là vì số phận không biết nữa, nên sự tự chữa bệnh không có phần tiến triển mà chính em vợ của Kiệm cũng thường xuyên và giúp đỡ phương tiện để tập luyện, nhưng có thể do những người phối ngẫu làm mất đi ý muốn sống, nên tinh thần bị băng hoại, cho nên chuyện tập luyện là chuyện không thể bao giờ xẩy ra, dù rằng bạn bè và nhiều người kể cả các bác sỹ thân mến hắn cố khuyên răn cũng như qua mà thôi.

    Hôm đưa xác và cả gia đình bạn bè tiễn chân lần cuối về nơi nghĩa trang Bùi chu thì trời còn tối âm u vì vào tháng mười hai năm ngàn không trăm lẻ năm.
    Tôi vẫn còn mang trên vai túi vợt cầu lông chạy nhanh vào nghĩa địa, gần cuối đường bên phải thì gặp gia đình và mọi người thân tiễn đưa.
    Ngừng xe bước xuống đến tận nơi nấm mồ mới đã có toàn bộ gia đình chờ sẵn đó đang than vãn với bố, với chồng có tiếng khóc:
    -Anh ơi anh dù có đánh em đến trăm lần một ngày em vẫn chịu, nghĩa là anh sống dậy. Nhà tôi cười mỉm chi ý nghĩa. Tôi bật nói:
    -Lúc sống chẳng đối xử với nhau được chút ân tình, lúc chết làm như vậy có khác chi nước mắt cá sấu không vậy hở bà? Nhà tôi sửa nói:
    -Ông hay cố chấp, vì cuộc sống thì bao gồm những hợp lý và bất hợp lý kể cả bất hợp tình chứ phải không thưa anh? Thấy câu nói làm tôi sợ.
    Bất chợt tôi nhớ lại. Lúc còn sống Kiệm kể rằng:
    “Có một ông già kia đã chết nhưng người thầy thuốc cố tình cứu sống. Khi tỉnh sống dậy ông nói:
    -Lại khổ nữa rồi.
    Tôi bật cười ngẫm nghĩ cười ra nước mắt. Tự hỏi tại sao khi sống dậy lại nói vậy, lẽ ra phải quý mến sự sống chứ. Nhưng không chính ông lại cảm thấy đó lại là một sự khổ.
    Chuyện thế mới đáng nhớ và đáng nói lại chứ. Nói cho cùng vui thì câu chuyện thành vui, mà buồn thì câu chuyện thành nẫu cả ruột gan mà mấy ai thấu hiểu nổi lòng một người bị bệnh bại liệt ngồi chết một chỗ mà vợ, các con không thể hiểu nỗi cáu gắt trong lòng người ngồi một chỗ nổi mà bao nhiêu chuyện con cái cuộc sống, tiền bạc vây quanh…

    Hôm nay Kiệm đã ra đi về nơi mồ cao mả dài.
    Tôi trong lòng mang theo nỗi buồn vô cớ cũng vẫn có bóng dáng anh.
    Thầm cầu mong cho linh hồn anh sớm siêu thoát và chóng được về nơi vui vẻ anh nghỉ cùng ông nội.
    Tôi đọc:
    -Bùi văn Kiệm tên thánh vinh sơn (vincente) sanh một chín năm mươi, chết mười hai giờ đêm mười tám tháng mười hai năm hai nghìn không trăm lẻ năm, vào một đêm lạnh giá nhất thời gian ở miền nam này, lại trăng cũng vừa tàn.
    Tiện tôi cũng gửi tin chia buồn trên mạng của buichu. net. Còn riêng phần gia đình anh, tôi biết sẽ xẩy ra nhiều chuyện chia chác đất đai, vì chính bản thân anh lặn lội nuôi nấng năm gái, ba trai cho tròn vuông đến hôm nay, đến bây giờ. Kể cũng là một kỳ công. Chính tôi cũng cố công vẽ và chia chác miếng đất đó.
    Tôi lắng tâm hồn xuống nói như đọc văn tế:
    -Anh Kiệm ơi! Hình ảnh khi nằm xuống trẻ trung như ngày anh làm đám cưới.

    Trong chúng tôi, mọi người thương tiếc anh, nhớ anh, nay đã trở thành người thiên cổ. Nhưng nhớ anh qua những câu nói đơn sơ mộc mạc của một con người suốt đời vui với ruộng vườn, nhưng làm cho mọi người hiểu nhiều về hội Hiền mẫu.
    Chúng tôi thuộc giáo họ lẻ Đức mẹ lên trời, ngừng lại vài phút cúi đầu kính cẩn dâng lên Chúa những lời nguyện cầu cho anh sớm được về dưới chân Chúa và thứ tha cho những người sống quên mất nghĩa, quên mất vị trí của mình. Quên mất vai trò chính trong căn nhà xưa có hơi ấm đằm thắm của chồng con, quên mất những việc phải làm và chúng tôi cần nhắc cho anh nhớ là chính anh đã không đúng, vì kẻ đi trước phải là bà mẹ. Vậy để chuộc lại những lỗi lầm đó anh nếu thiêng linh xin cầu cho bà cụ, nếu còn khỏe thì sống lâu thêm cho đến trăm tuổi, nhưng nếu quá vất vả với cuộc sống trần thế thì xin chúa mẹ nhân từ cất chén đắng cho bà cụ cũng sớm mẹ con gặp nhau để còn chuẩn bị lo cho toàn thể.
    Và nhất là cho người đón bà cụ về để ông bà được sớm xum họp, thế là anh đã làm tròn phận sự của người con trai lớn trong gia đình.

    Còn cần bất kỳ ai có một tấm lòng thì để gió cuốn bay đi anh ạ.
    Chúng ta chẳng câu mâu, chúng ta chẳng tranh chấp, chúng ta chẳng tha thiết gì trên cõi thế, ngược lại chúng ta cũng chẳng bao giờ quên được những giờ phút này hầu để khai phóng những tấm lòng rộng mở của các con, chúng thô sơ lắm còn khờ khệch, dù tất cả đều biết yêu đương, chúng chưa biết khổ đau như anh và chúng tôi đã từng trải qua biết được yêu đương là cái tốt nhưng cái nghĩa, đó là nghĩa vợ, tình chồng chúng chưa hề biết.
    Chúng tôi mong những ngày cuối cùng này của anh, làm chúng lớn thêm và hiểu thêm thật rõ điều này, nếu chúng đã gắn bó với nhau thì xin anh khiến chúng, phò trợ chúng, thoát khỏi những đắng cay mà đời mình đã vô lý vấp phải, tiếc thay sự ra đi của anh chẳng mang lại gì nếu bản chất chúng vẫn u tối mãi như vậy.
    Hôm nay trong nỗi buồn chung của cả gia đình, chúng tôi những người ngoài chứng kiến cảnh ngộ của anh ra đi như một kỷ niệm.
    Các cháu nói với bố rằng:
    -Thưa bố dù chúng con cũng còn dại dột nên chưa hiểu nhân tình là gì nên đã để bố buồn lòng, mang cả những ý nghĩa của chúng con đi. Xin bố tha thứ cũng vì chúng con còn thô sơ mới bước vào đời ngô nghê tưởng mình như những con khủng long, những tưởng khuynh loát được cả thế giới, nhưng sau bố ra đi rồi chúng con mới hiểu và biết đã làm sai, những câu nói, việc làm cho bố buồn khổ, cho bố không êm ả chút nào.

    Hôm nay chúng con quỳ dưới quan tài bố, phủ phục dưới đất xin bố tha thứ, và hứa sẽ đổi đời không phải mai kia mà chính là ngay khoảnh khắc này, chúng con gia đình gồm ba người vợ, chồng con, đứa cháu đích tôn xưa mà bố vẫn phải cưu mang dù lúc đó bị đã bị ngồi một chỗ mà chúng con nông nổi, ăn vẫn chưa no lo chưa tới, trẻ người non dạ đã làm bố phật lòng, lúc đón cháu về cũng chẳng hỏi thưa bố lấy một tiếng.
    Nay chúng biết lỗi, xin bố bỏ qua, với lòng đại lượng khoan dung, xin bố cho và hướng lòng chúng con theo lối đi mới khắc phục những nhược điểm của chúng con, khiến chúng con phải cúi đầu vâng theo đừng như trước, sống theo ý hướng mới, để chúng con mai ngày là điểm tựa vững chãi cho gia đình này. Sau đó tiếp tay cùng cố xây dựng cho đại gia đình thêm sức sống, vui tươi, cùng anh em và thay mặt bố tạo dựng những việc mà bố có ý hướng nhưng chưa làm xong, kích hoạt cho đại gia đình thêm sức mạnh, cho các em hiểu bố hơn, cho mẹ hồi sinh ý niệm mới tạo thêm sinh khí cho chính bản thân rồi sau đó chuyển qua cho các em.
    Hôm nay, giờ này chúng con cùng tụ tập dưới quan tài bố chúng con chẳng mong gì thêm hơn chỉ cầu mong linh hồn bố nếu có sớm siêu thoát về miền cực lạc để chúng con hưởng vui lây mà cùng nhau đoàn kết, vui vẻ tạo dựng cho mỗi người là những tế bào sống, ý hướng chung, thương yêu, đùm bọc, gắn bó, biết thương yêu nhau hơn, và mái nhà bố tạo dựng khi xưa, thêm những tiếng cười của chúng con.
    Con chắc hắn lời van xin này mong được bố chấp nhận mà lẽ ra khi xưa lúc bố còn sống chúng con đã phải làm, nhưng nay qua sự mất mát đã qua, làm lòng chúng con mới tỉnh ngộ nổi vì tính riêng, vì tình riêng, vì tham lam riêng không mang tính chất chung của một đại gia đình.
    Toàn đại gia đình cúi kính vái bố một lậy. Kính chúc bố lên đường bình an, sớm được vào nước trời là bố thường ngày mong lúc lâm bệnh nặng.

    Con Bùi văn Trung

    Giờ ba giờ rưỡi sáng ngày mười chín tháng mười hai năm hai ngàn không trăm ninh năm.

    Bái biệt bố.

    thái san

  9. #9

    BẤT TUÂN DÂN SỰ thái san (cũng quả đấm võ biền)

    BẤT TUÂN DÂN SỰ
    thái san
    (cũng quả đấm võ biền)


    Ðối với nhà nước cả là một sự chẳng hay, lại thêm rắc rối thêm và bổn phận con dân nên tuân thủ, tuy nhiên luôn lúc nào cũng thường kèm chữ nhưng, vì dân tộc, vì phải tôn trọng dân làm gốc chưa mãn thì vì cớ sự nào chẳng đặng đừng sẽ luôn bị bất hợp tác, bất bạo động theo như hành động của thánh ghandi bên Ấn.
    Trong sự việc này là người muốn làm chính khách, lãnh đạo chính trị tất nhiên là không được khi ông ta đã ra nước ngoài lại kêu gọi những người trong nước quấy rối kẻ cầm quyền tức xúi dại nhân dân rồi dồn dân vào vòng lao lý như bài báo trên mạng sau đây:
    Qua thông cáo báo chí ngày 30 tháng 3 năm 2009, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đã chuyển lời của Ðại lão Hoà thượng Thích Quảng Ðộ kêu gọi Ðồng bào các giới trong nước hãy Bất tuân dân sự. Vì đa số nhận thức rằng:
    Tuân phục Bắc kinh trong việc khai thác Bauxit ở Tây nguyên ... là TT đồng ý trong Quyết định của chính phủ số „167/2007/QÐ-TTg„ ngay từ ngày 01/11/2007. Và như thế chính khách QÐ tỏ ra kêu gọi:
    Kêu gọi “Bất tuân dân sự - Biểu tình tại gia” Mặc cho sự phản đối ngày càng ... Hoà thượng TQÐ hy vọng việc người dân đồng loạt bất tuân dân sự trong suốt.
    Ta đừng quên lời hiệu triệu xưa của bác rằng:
    -Chiến thắng ta xây lại bằng mười, chính là lấy ở đâu ra mà xâỵ Trong lúc dân chúng có còn đói khổ không mà chính lại những cán bộ tham nhũng, hối lộ từ trên xuống dưới, hô hào một cửa một giấy dân chúng vẫn là căn bản cho những kẻ lấy vật chất trên hết, lại là một chuyện khác.
    -Biểu tình tại gia trong suốt tháng năm hai ngàn lẻ chín, để yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ khai thác quặng bô-xít Tây Nguyên gây đại nạn sinh thái và an ninh quốc phòng.
    Bước đến giai đoạn này ta đừng bao giờ nghĩ đến sự “tham sanh úy tử”, ta có thể nói rõ không nên gây ra một cuộc tương tàn làm khổ nhân dân, đã lấy dân làm gốc, ta thấy đau xót vì đã qua cuộc chiến, mà chỉ kiên trì cho bước đường kế tiếp, dù chưa thể hòa hợp, cũng giống như đứa con gái yêu của mình lấy chồng, sanh con, mà thằng rể bất nghĩa, mình cũng chẳng thể chứa chấp con gái mình trở về nhà bố, nhà mẹ được, bất hợp lý, tự chúng thích nghi và bắt buộc thích nghi hoàn cảnh.
    Vừa vào hàng rau đi chợ thay cho nhà nghe anh hàng hỏi:
    -Bố trước dậy bố cô này phải không.
    -Ừ. Tôi nhìn thẳng vào thiếu phụ và nhận ra quen lắng nghe nói tiếp:
    -Vậy sao không nhận đi dậy nữa để hưởng lương hưu. Suy nghĩ mất một khoản vật chất hơi nhiều tuy nhiên vì không muốn hợp tác nên im lặng với suy nghĩ, tuy nhiên cũng nói với chú bé:
    -Ðó chính là bất tuân dân sự, bất hợp tác, bất bạo động, theo đóm chỉ ăn tàn mà thôi.
    -Sao bố nói vậy. Nhìn thẳng vào mắt anh bé để thấy rõ hơn bản chất đã bị ru ngủ:
    -Chúng quý mến gì mình, cộng tác với chúng là chính chúng chấp nhận tạm thời sau chúng sẽ thay thế người khác vào đó đuổi mình đi có nhục không nhất là chính là lúc nhận lời. Mình phải giữ phong cách mình chứ, làm kẻ sỹ khó hơn vô thức nhiều.
    -Qúy mến gì mình tạm thời chấp nhận vì chẳng ai thay thế nhiều quá, nên chúng đang lúng túng. Bởi thế nên chúng vẫn giữ trịch kẻ thắng và đang hành nhân dân để trả thù. Nói chung những câu chuyện thực tế bây giờ phần nhiều dính dáng đến đất đai mà nhà nước hoàn toàn quản lý chỉ cấp quyền sử dụng mà thôi. Bởi thế dân chúng ta thán, kêu gào những bất công đổ ra tràn lê thê trên từng ngõ ngách trong cuộc sống, tuy nhiên chúng dựa vào chữ tham nhũng thì nước nào chẳng có, và chỉ có cách sửa sai dần dần. Lý luận nước nào chẳng có tham nhũng, nói chuyện đó quá nói chi nữa.
    Nghĩ suy mấy ngày liền đã lộ hé mở trong chính bản thân sự muốn xuống đường đồng hướng với bất tuân dân sự này tuy nhiên để hành động có hiệu quả với chúng thì hơi khó vì bản chất chúng là những kẻ nhất lý nhì lỳ nên băn khoăn mãi chưa biết sẽ phải hành động ra sao cho hiệu quả tốt và chính đáng hơn.
    Và rồi mình cứ tự làm và tìm thêm vài người cùng hành sự đơn giản ngay tại gia đình.
    Cho đến hôm nay chần chừ luận bàn, phàn biện trong quốc hội vẫn chưa quyết xong vụ án bauxit trên tây nguyên, có lẽ chẳng ai dám quyết sợ bóng, sợ vía, đầu không phải lại bị phải tai nên đúng ra các đảng viên chẳng ai dám thò đầu ra dù rằng mang tiếng là chính trị giạ Gần như đã quyết định rồi, ý của thủ trưởng đã quyết thì đừng cãi lý trong theo câu vè luôn trên miệng câu cuối “đừng cãi lý thủ trưởng”.
    Bởi thế chính sự việc này bắt buộc bổn phận dân “quốc gia hưng vong thất phu hữu sự”. Chúng ta cũng phải lên tiếng hầu còn có thể dùng chữ “văn hiến” được chứ. Con cháu sau này oán trách rằng cha ông chúng cũng vô tri.
    Thời thế này còn nhiễu loạn hơn thời chiến. Chúng ta con dân trong một nước buộc phải có chính kiến, đó là bổn phận đời thường của mình, tuy nhiên điều đáng trách là đừng trở lại con đường chiến tranh nữa, bất lợi. Nhưng thà chết còn hơn bị bọn quá yếu kém ngồi trên, ngồi trốc chẳng nề hà bán người.
    Sáng sớm tinh mơ một ông bạn già rất chín chắn đi qua nhà ghé gọi uống càfê:
    -Có nhà không nào.
    -Có, chờ một chút xíu cho bảnh chọe, bước qua đường hẻm sát nhà chú em:
    -Một đá, một đen không đường. Chưa ngồi yên ghế đã nói:
    -Tôi may một bộ áo cư sỹ mầu xám cả áo dài, và định photocopy cuốn sách này là cuốn kinh. Tôi có uy tín mới mượn được.
    -Tiệm nhỏ này chắc chẳng làm nổi đâu nó sẽ đen thùi lùi không được đâu, phải mang ra Sài gòn mắc tiền lắm, scan xong vào máy tình định dạng cho trắng như sách mới rồi đóng tập, công thế phải làm đến hàng chục họ mới làm.
    Thoáng tôi hiểu ngay và cũng chỉ nói có lẽ anh đang định bất tuân dân sự theo một tập thể nào đó nhưng chưa rõ, lại nữa chẳng ai cho biết đâu. Suy nghĩ hồi tôi hỏi anh:
    -Vậy ai chỉ định hoặc hướng dẫn anh làm theo dậy.
    Né tránh anh chợt nói:
    -Thì chắc chẳng dấu anh được, mình cũng phải hành động thôị Nhưng đừng nói đó nhé.
    Thế tất nhiên cũng phải có người tiến hành sự việc bất hợp lý như trên đã trình bày còn tùy theo nhiều hay ít cộng tác.
    Những đám lúa đang trổ bông, nước ngập tràn đồng làm tôi chán ngán cảnh sống khó khăn, nghĩ được mùa thì chẳng bán lúa bị ngập úng thì năm nay hết hy vọng.
    Tôi bèn đánh bạo bỏ đi chơi về quên hương yêu dấu xa biền biệt nhớ từ khi theo đoàn quân nam tiến theo chính phủ Sài gòn cho đến ngày thất thủ về tay kẻ thắng và đến nay đang sống dở sống chết trong tay kẻ thắng nghễu nghện coi mạng người như cỏ rác, nỗi đau buồn này lê thê kéo qua chuyện kia buồn khôn nguôi, tôi đi kiếm rượu uống.
    Tới sáng mới tỉnh hẳn ra bạn uống ly càfê cho giãn người, thoáng đạt tâm hồn, vẫn chưa thể quên được quyết định bất tuân dân sự đã quyết. Chợt anh nhìn tôi giận dữ bâng quơ:
    -Thế thì chịu đựng vậy sao, tôi thấy ngày sinh nhật bác năm nay chúng khoá firewall mấy trang web thường xuyên mà anh hay mở rồi, chẳng hạn như buichu.net hay vài trang như vietcatholic.com và còn nhiều trang khác lại bán chủ quyền tên miền cho nước đàn anh rồi như chinagov.vn chẳng hạn. Tôi nghĩ không lẽ chúng bán nước cầu vinh như họ Lê chiêu Thống ư. Ngẫm nghĩ hồi lâu mới phát kiến:
    -Tôi nghĩ quyết định bất tuân dân sự đối với anh như vậy là can đảm, đúng đắn.
    Thực tế đối với những người dân bình thường đơn sơ mộc mạc họ chẳng mưu cầu gì hơn, rất đơn giản, thực tế. Tuy những câu danh ngôn như ngày xưa không còn đúng với thời đại này như:
    An cư lạc nghiệp.
    Lý luận ra thì rộng rãi tuy nhiên chuẩn chẳng thể nào có thể đến với mọi người dân đơn sơ chất phác được, phải đấu tranh vì chế độ của chính quyền hiện thời chẳng có thể có chắc chắn dù chỉ được một câụ Nhân dân phải sống theo chính sách của chế độ hiện thời, miệng nói:
    -Nhà nước quản lý nhưng nhân dân làm chủ, tuy nhiên làm chủ chính bản thân mình còn chưa nổi, thì nói gì hơn được, bởi vậy chắc chắn phải thi hành bất tuân dân sự là tiếng nói chân chính đòi hỏi chính quyền tự do cho chính bản thân và sau cho cả nước chúng ta và giữ gìn đất nước.
    Và chúng ta thấy đang bị lợi dụng một cách triệt để như tăng giá điện trong lúc suy thoái kinh tế toàn thế giới.



    thái san 2009

  10. #10

    BỆNH TẠI TÂM thái san

    BỆNH TẠI TÂM
    thái san


    Tôi bước đến chỗ có treo bảng:
    -Hội chữ thập đỏ xã ba (vật lý trị liệu)
    Nhưng thế đó lại chính là chỗ nương thân của một gia đình. Tại sao tôi lại gọi là chỗ nương thân. Vì trước chỉ là một thầy nhân điện chữa, còn trước nữa lại là một ông thầy lang thuốc bắc chỉ chuyên chữa về nạn thương hoặc băng bó vết thương, nhưng sau biến cố bảy lăm, biến thành nơi chữa chỉ dành cho chữ thập đỏ (có lẽ gia đình đã vượt biên nên nhà cửa bị tịch thu), nay qua thời gian Việt nam đã vào WTO thì chuyển mình khác, coi như biến thành chỗ sống chính thức của gia đình ông Tiên.
    Nói cho đúng:
    Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đúng như lời ông cha ta nói vẫn còn truyền tụng đến bây giờ.
    Người ta tin vì châm cứu, bấm huyệt, chạy điện, nó làm giảm tạm thời cho các (ách tắc) của bệnh nhân, mà thế hệ ngày càng nhiều người già.
    Nó bớt, rồi chuyền từ tai người nọ qua người kia, thành thử phòng chữ thập đỏ xã ba đông nghẹt.
    Cứ thử làm một con toán, một người năm ngàn, không thuế, nuôi cán bộ xã, có tiếng với nhân dân. Trung bình một ngày ông có thể chữa bệnh đến hàng trăm. Tức ông có chắc trên tay là năm trăm ngàn. Còn hơn người buôn bán ngoài chợ, ngồi gẫy lưng cũng cao lắm kéo bù lẫn trừ thiếu nợ cũng chỉ khoảng ba trăm ngàn hết cỡ.

    Như vậy vô tình ông lại được một chỗ làm tốt với tuổi sáu mươi, bên cạnh đứa con gái cũng đã và đang hành nghề cùng bố khi các cô, bà, hoặc các cụ già đến chữa, để khó cho ông, chỉ nhường con gái làm vô tình con lại học được nghề của bố nhưng cũng chẳng cao tay hơn được.
    Vào những ngày cuối năm đầu tiên của VN bước vào thị trường thế giới. Một lần cấy chỉ, (lấy chỉ khâu khâu vết thương làm vật liệu) người ta gọi là cấy philatop, phải tăng lên với giá mười lăm ngàn, ông càng vô sở hụi.
    Bên cạnh đó ông thường khuyên người bệnh là chính:
    -Vừa bước đến ông thay câu chào ông đã hỏi tôi:
    -Nay ông còn sửa chữa được nữa hay thôi. Tôi bèn trả lời:
    -Giờ thì như cùng sinh biến rồi ông Tiên ạ.
    -Ông muốn khỏe, khỏi mau, thì nên gạt hết ra khỏi cái đầu mình những chuyện bao đồng thì mong mới chữa được chứng bệnh của ông đó chứ đừng có tưởng không quan trọng.
    -Vâng tôi sẽ nghe lời ông. Đó là tư tưởng mà tôi đang muốn dành cho bà xã của tôi những ngày cuối đời. Nhưng chẳng bao giờ đạt được vì số làm cha chẳng sung sướng tí nào. Tôi nói với ông:
    -Tôi nghe lời ông mà bà chẳng nghe, suốt ngày lùm bủm với chuyện con cái, bực mình tôi nói:
    -Thường, con hư thì tại mẹ, cháu hư thì tại bà, ông cha ta đã nói.
    Tuy nhiên bà chẳng hiểu dù chỉ đôi chút. Bà cứ nằng nặc cãi cọ với tôi hoài chỉ vì đứa con này thế này, đứa con kia thế kia. Tôi giận lắm nhưng cũng chỉ ước muốn nhỏ nhoi là chính bản thân bà hảy dũ bỏ bao ưu phiền vây quanh, mục đích chữa bệnh đã.
    Của đáng tội, lại bị ý tưởng làm mẹ vây khổn chính mình, liên tục kể từ khi đứa con gái sắp xuất giá. Làm cả tôi cũng muộn phiền theo.
    Khi đứa con trai bạn quen biết người miền trung bộ vn đến chính thức đưa cho bố mẹ xem giấy chứng nhận độc thân, bà ấy chần chừ. Thấy vậy tôi nói:
    -Xuống ngay xã đăng ký kết hôn ngay. Nhưng bà vẫn chần chừ hỏi tôi:
    -Ông nghĩ sao gấp gáp thế? Tôi bèn phải to tiếng:
    -Chuyện bình thường mà có sao, vì lời ông cha ta nói:
    -Cưới vợ thời cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha, thế thôi có sao là?
    Thấy yên lặng tôi đoán chấp nhận là đã tốt rồi, tuy nhiên trong lòng tôi vẫn còn nghi ngại tâm bệnh bà lại lên. Thế vậy mà đến chiều đi nhận một số tiền của bạn bè gửi từ Pháp về, bà loay hoay không viết được, không ký nổi, chẳng nghe rõ, đến nhìn cũng không nổi vì quên kiếng ở nhà, làm mấy trẻ trên ngân hàng nông nghiệp phôn về hốt hoảng khi đứa con gái nhận tin:
    -Làm ơn chị xuống ngay kẻo bác gái chẳng biết gì hết. Tôi đến nơi ký nhận bèn phải xuống lấy tay ấn điểm chỉ, phải đọc dùm cho bà, tay chân run lẩy bẩy.
    Theo lẽ trao tiền cho người thì phải thế thôi, kẻo bồi thường bù vào chỗ nếu sai sót chết. Tuy nhiên như ngân hàng á châu trước nhanh hơn nhiều, họ chỉ trao cho một số là khóa mà biết là được, lần này chỗ ngân hàng nông nghiệp, đúng là nông nghiệp dốt hơn sơ vin, phiền toái, không khoa học kỹ thuật, chậm chạp, dốt nát.
    Về đến nhà bà la lối ầm:
    -Sao chỉ có một triệu vậy ông?
    -Thì họ bố thí nhiêu hay bấy nhiêu chứ sao nữa nào.
    Sự việc đó không đáng nói cho lắm, mà lại do chính cái bệnh suy nghĩ quá thành khổ cho chính bản thân nhà tôi. Theo lời thầy thuốc bắc họ phán:
    -Do tâm bệnh mà ra.
    Chính vì thế nên tôi thường khuyên nhủ bà nên bỏ hết đi để mình còn sống lại được dăm năm nữa trọn việc rồi lúc đó ra đi cũng được, đừng gấp gáp gì.
    Tôi nghĩ quá đúng, do lo nghĩ thái quá.
    Con cái thời nay khác xưa. Chúng những tưởng khuynh loát mọi việc.
    Tuy nhiên rất nhiều việc vẫn còn cần cha mẹ hướng dẫn hoặc đứng mũi chịu sào, chứ chẳng thể quyết định được.
    Thí dụ như một bữa ăn lót dạ sau khi người chồng sắp cưới của chúng đến nhà nguyện nhận chịu đạo của dòng Đồng công cứu chuộc, khi trở về lúc đó đã quá sáu giờ, nên mời cả xe vào ăn một chút gì đỡ dạ thôi mà. Chúng những tưởng hằng triệu, như tiệc nhà hàng, nhưng thực tế chỉ sơ sài dù rằng có nhiều người ăn cả mười hai phần vì đến bữa chiều rồi đói. Cũng chỉ mất vài trăm bạc là hết đất.
    Người mẹ thì chỉ
    Còn những người đạo đức:
    -Chúa thử thách, giao cho trọng trách khác….
    Câu chuyện như bỡn mà thành thật. “Khi làm sổ gia đình cho NQB và ĐTML, có nhà văn Trần ngọc Hiển làm chứng (tức nhà văn HOÀNG NGỌC HIỂN Quê hương lưu đày). Chúng muốn vòi tiền, bèn ứng xử với những câu hàng cá với chúng, mang tam đọi, từ đời nhà chúng chửi ầm cả xóm ngõ”. Hoanh nói:
    -Các cậu vậy thì dở.
    Nhìn chiếc xe và định trả đũa anh một câu nhưng cuối cùng nhìn nhau vài giây rồi cười khì:
    -Hình vẽ bìa của anh xong rồi đó ts.
    -Xin cảm ơn, và vào ngay chỗ đọc thơ hôm nào ta có một chầu chứ.
    -Vào nhà Hiển ngay tốt không nào.
    -Thế có thể về được không, thấy có vẻ ngấm rượu tôi hỏi:
    -Khi nào, tôi còn cảm thấy đi về được hai lần là lên đường ngay kẻo ngấm.
    -Anh định bán chiếc với giá bao nhiêu?
    -Cái chân đi làm mà bao nhiêu, ai bán đâu trả giá.
    Mấy hôm sau HS Hoanh xuống nghe thơ, và sau buổi nói:
    -Các ông có thấy xấu hổ không nào.

    Có bấy nhiêu mà tự lấn bấn với mình quá vậy ư. Còn bây giờ chẳng bao giờ có điều tự trọng đó.
    Tôi nhớ hôm nào mà như mới đây, xem bức tranh đoạt giải Nguyễn văn Thiệu, bên cạnh bức tranh đoạt giải tem nữa, nhưng nay còn đâu. Nếu thông cảm hoàn cảnh, thì xin nhắn với những người đi trước, chúng tôi sẽ đến sau đó chẳng bao lâu nữa đâu.
    Sau một thời gian Hoanh bị học tập nhốt cả chục năm trời cũng đáng buồn.
    -Nói chi vội vậy chú Thiều.
    Thế mà quay qua lại Kỷ, Mai lại đi trước vì rượu.
    Bên cạnh lại tiếp tục hát vang VN quê hương ngạo nghễ.
    Vừa đi qua nghe chợt đập bàn:
    -Lúng túng quá, lại nói to hơn người ngồi chung quanh.
    -Sao lại lúng túng.
    -Thì tôn giáo là phương tiện của chính trị mà không giải quyết, lại chưa có đường hướng. Thì không là gì. Hay chỉ bỏ tù người mới là phương tiện, càng khó khăn về ngoại giao hơn thêm mà thôi.

    thái san

 

 

Similar Threads

  1. SỰ ÂN HẬN MUỘN MÀNG thái san
    By ttv2007 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 03-16-2012, 12:33 AM
  2. ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ NỖI KINH HOÀNG thái san
    By ttv2007 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 03-16-2012, 12:31 AM
  3. NHỮNG VỠ TAN NGÀY NÀO thái san
    By ttv2007 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-15-2011, 05:43 AM
  4. BÀI CA MÙA THU DÂNG CHO BIỂN thái san
    By ttv2007 in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 10-15-2011, 05:34 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:17 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh