Register
Page 27 of 27 FirstFirst ... 17252627
Results 261 to 262 of 262

Thread: Nắn gân

  1. #261
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    anh Tư nói vậy thì không công bằng. Những gì ai đó viết trên tấm hình anh P. dán lên bằt đầu bằng dấu ngoặc kép, ba chấm và trạng từ "hình như".

    "Hình như" (dường như, có lẽ) nghĩa không chắc chắn, không hiểu rõ, nhưng lại so sánh nhà cầm quyền Việt Nam với Đảng Việt Tân trong nội dung. Ngụ ý như đảng Việt Tân là tên tuổi, tổ chức đang lãnh đạo phong trào kiện cáo Formosa. Một tổ chức chính thức đối lập đứng ra dìu dắt dân chúng bị thiệt thòi vậy. Nếu đi vào trang Việt Tân, đảng này không hề viết lãnh đạo phong trào kiện cáo này. Người hiện đang lãnh đạo phong trào kiện cáo Formosa là một tổ chức khác, với khuôn mặt bề nổi là một vị linh mục. Cách đây mấy năm, trong lúc có chuyện ở công viên Sài Gòn có vụ "biểu tình ngồi" của giới trẻ, dù không biết thực hư ra sao nhưng chúng ta cứ cho là một khía cạnh tích cực đi. Thì rồi bỗng nhiên xuất hiện một phụ nữ đứng phát mũ xanh, áo thun xanh. Rốt cuộc cả phụ nữ đó bị bắt, mà những thanh niên nhận áo nhận mũ bên đường cũng bị bắt luôn. Sau đó mới được biết là Bà này người Việt từ Úc về. Giúp ích cho phong trào thì không giúp được nhưng khiến người khác bị bắt chung thì rất dễ.

    Nói chuyện xưa tích cũ, chúng ta cũng nhớ lại vụ Việt Minh. Kháng chiến chống Pháp thì ít có, nhưng nhào lên nắm chính quyền và triệt hạ các đảng phái khác bằng cách thông gian với mật thám Pháp và Trung Quốc thì là chuyên nghiệp.

    Những năm gần đây, tất cả những khuôn mặt nhân sĩ, trí thức, doanh nhân .v.v.v cổ súy cho nhân quyền ở Việt Nam không có người nào không bị bắt mà không dính dáng đến Việt Tân. Ngồi tù lâu nhất đến nay phải kể là ông Trần Huỳnh Duy Thức. Chúng ta không biết thực hư thế nào (bị ép cung, bị gán ghép hay có thật đi nữa), nhưng chỉ cần thấy tất cả các người bị bắt đều có liên quan đến Việt Tân. Có nhiều chí sĩ lên tiếng rất rõ ràng, bộ họ ngu dốt và chẳng biết gì cả sao phải cần một tổ chức nằm ở nước ngoài xách động, tuyên truyền để hiểu rõ tình trạng nhân quyền ngay tại nơi chốn mà mình đang ở.

    Tôi không chống đảng Việt Tân nhưng tôi cũng không ủng hộ đảng Việt Tân. Tôi chỉ mong muốn tất cả những phong trào, biến chuyển trong nước, lên tiếng và bênh vực cho người bị thiệt, cho đồng bào bị hại đừng có dây mơ rễ má gì với Việt Tân. Nếu Việt Tân không chính thức lên tiếng là tổ chức lãnh đạo các phong trào này. Trong các cuộc tổ chức các lá cờ, các biểu ngữ không mang nền xanh chữ trắng, không có logo hoa mai màu trắng. Hỗ trợ cho các phong trào nhân quyền Việt Nam sau lưng có hàng triệu người Việt lưu vong. Không chỉ có Việt Tân đâu. Chỉ yêu cầu hãy thôi quảng cáo cho tổ chức này. Và hãy để các phong trào nhân quyền trong nước đừng bị cuốn vào các dư luận liên quan đến đảng này.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #262
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Vấn đề Ái Nhĩ Lan

    Biên giới giữa Bắc Ái Nhĩ Lan và Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan trở thành vấn đề lớn nhất trong cuộc đàm phán Brexit. Tại sao?

    bài viết của Bettina Schulz

    Theresa May còn thời gian vài ngày thôi là bà thủ tướng Liên Hiệp Anh và EU phải ngồi xuống đàm phán. Chủ tịch hội đồng EU Jean-Claude Junker muốn nhìn thấy kết quả vào ngày 4 Tây tháng Mười Hai. Điểm gây cấn vẫn mãi là biên giới Ái Nhĩ Lan. Nếu đôi bên không thể đạt một thỏa hiệp thực hiện được, các cuộc đàm phán về tự do mậu dịch lại trở về số không.

    Vấn đề nằm ở chỗ là đảo Ái Nhĩ Lan ngăn đôi. Phần đảo phía Nam tức Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan vẫn ở lại EU trong thị trường chung và cộng đồng hải quan sau khi Liên Hiệp Anh ra khỏi EU. Sau cùng thì Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan là một quốc gia EU độc lập. Phần đảo miền Bắc tức Bắc Ái Nhĩ Lan thì lại lệ thuộc Vương quốc Anh. Nghĩa là sẽ cùng Liên Hiệp Anh thoát ly EU vào tháng Ba năm 2019. Vì chính phủ Liên Hiệp Anh đã quyết định rằng Vương Quốc Anh cũng thoát ly luôn thị trường chung Châu Âu và cộng đồng hải quan, nên việc thoát ly này rơi vào tình trạng mâu thuẫn ở Ái Nhĩ Lan.

    Biên giới phía ngoài EU sẽ dời đến giữa phần đất Ái Nhĩ Lan cùng chung với cuộc thoát ly Brexit. Trong khi biên giới này đã biến mất 20 năm nay. Ai lái xe đường làng sẽ chạy ngang các đồng cỏ ngoằn ngoèo mà không hề biết là ở nơi này từng hiện hữu một cái biên giới.

    Biên giới phía ngoài của EU lại phải được kiểm soát. Bên trong Ái Nhĩ Lan cũng phải xem lại sau khi Brexit coi trong 177 ngàn xe vận tải hàng tháng chạy ngay biên giới xanh này có những gì. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hàng hóa rẽ mạt chở từ Bắc Ái Nhĩ Lan sang vốn dĩ được nhập từ Trung Quốc theo luật phải bị đánh thuế ở EU hoặc là tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đáng lẽ không được phép nhập cảng EU?

    Cuộc sống qua lại biên giới trong 140 thỏa hiệp

    Hàng rào biên giới Ái Nhĩ Lan lại không thể dựng lên lại nữa. Liên Hiệp Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan, Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan và quần đảo eo biển đã lập nên một khu vực di chuyển chung từ năm 1923 mà dân chúng đôi bên được phép qua lại biên giới không bị cản trở, không bị kiểm soát.

    Quan trọng hơn nữa là các điều khoản hiệp ước hòa bình theo hiến pháp Ái Nhĩ Lan được đặt ra vào tháng Tư năm 1998. Trong một hiệp ước gọi là Good Friday Agreement đã ấn định luật pháp rằng Liên Hiệp Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan và Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan phải làm sao để không có một biên giới thực thụ giữa Bắc Ái Nhĩ Lan và Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan nữa. Sự tranh cãi về tôn giáo hồi xưa không được nhen nhúm trở lại. Cuộc sống người Ái Nhĩ Lan phải hoạt động không có sự va chạm, không có biên giới, không có kiểm soát, không có cảnh sát, không có khủng bố, không có hàng rào kẽm gai, không có tháp can và gài bom - không có nỗi đau của những năm tháng trước đây.

    Trong 140 thỏa hiệp được thiết lập cuộc sống người Ái Nhĩ Lan bình thường hóa như không có biên giới: ví dụ như điện được chuyền qua biên giới, nhà thuốc tây chịu bán thuốc theo toa của bác sĩ của bên kia biên giới ghi, giá gọi điện thoại được tính như nội địa. Mỗi ngày có 30 ngàn người Ái Nhĩ Lan qua lại biên giới dài 500 cây số để làm việc, thăm viếng gia đình hoặc là đi vắt sữa bò.

    (còn nữa)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:29 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh