Register
Page 25 of 27 FirstFirst ... 152324252627 LastLast
Results 241 to 250 of 262

Thread: Nắn gân

  1. #241
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    The German history-Rise and Fall of the Berlin Wall documentary



  2. #242
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
    Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
    chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".

    Trong khi đó ngoài việc bao vây kinh tế và liên hiệp chân vại qua hợp đồng tự do mậu
    dịch ở Mỹ Á Úc, Mỹ đang trình diễn màn nắn gân Trung Quốc trên chính trường qua
    màn cho tàu khu trục (destroyer) USS Lassen áp sát quần đảo Trường Sa thị uy với Tàu.

    Các mặt báo Tây Âu hôm nay đồng loạt lên trang đầu hình ảnh chiếc USS Lassen lấn sân
    lưỡi bò của Tàu.

    Bên phe tuyên truyền của thiên triều, đại diện là ngoại trưởng Tàu lập tức lên tiếng cảnh
    cáo Mỹ hãy thôi chơi màn nắn gân.

    Cuối trào Obama, có lẽ đây là một trong những màn trình diễn ngoạn mục nhất mà phe
    Dân Chủ thị uy dưới cương vị cảnh sát quốc tế cũng nhằm răn đe con rồng đỏ lòm Á Châu
    mà cũng ra hiệu cho các đàn em vừa ký tên TPP hãy yên tâm: làm ăn với anh sẽ được bảo
    kê mà.

    Và như vậy người Việt đang đứng trước một mối quan tâm lâu dài sau bức màn nhung
    ngoại giao của Mỹ. Liệu Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Việt Nam có được Mỹ che
    chở nhượng bộ bỏ ngoài tai dư luận phản nhân quyền trong một thời gian dài như Mỹ đã từng
    làm với Assad của Syria trước khi chuẩn bị bẻ càng hay không? Hay là đây chỉ là một trò chơi
    kinh tế, theo kiểu bảo vệ ngôi nhà và sân sau của đối tác là bảo vệ nồi cơm kinh tế của chính mình?

    (tin tức theo Guardian)





    Last edited by Triển; 10-26-2015 at 10:53 PM.

  3. #243
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Đài TV Hà Nội nói David Cameron còn nhận đã sai lầm khi tiến hành chiến tranh ở Irak ( vì dựa vào tin tình báo SAI LẠC do Mỹ cung cấp )...Thật không hiểu nổi mấy tay kế nghiệp Bà Đầm Thép .

  4. #244
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Đài TV Hà Nội nói David Cameron còn nhận đã sai lầm khi tiến hành chiến tranh ở Irak ( vì dựa vào tin tình báo SAI LẠC do Mỹ cung cấp )...Thật không hiểu nổi mấy tay kế nghiệp Bà Đầm Thép .
    Không phải Cameron Lính Đại Ca. Thập niên 90 ông Bush cha và Bush con
    dẫn quân và đồng minh Anh đi rượt Sadam Hussein lúc đó Cameron là
    một cậu bé 25 tuổi. Còn đang mê gái trong nội trú.
    Nhận sai lầm cho cuộc chiến ở Iraq ngày hôm qua là ông thần Tony Blair
    Lính Đại Ca ơi. Tony Blair làm thủ tướng của Anh từ 1994 đến 2007.

    Còn vụ Mỹ kéo quân sang Iraq thì là một huyền thoại cho người ta
    nghe cho tốn tiền chơi. Trong thời gian này, Bush "rầy" thủ tướng Đức dữ
    dội vì không tham chiến dù chỉ chơi màn quân cụ, y tế và viết chi phiếu.

  5. #245
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Triển
    Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
    Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
    chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".
    Bức tranh biếm họa này được đăng trên báo The Times of London ngày 23 tháng 10:


  6. #246
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Bức tranh biếm họa này được đăng trên báo The Times of London ngày 23 tháng 10:






    Chuyến công du của bà Merkel sang Trung Quốc:
    "Kiểu ngoại giao thầm lặng là không đủ"



    phỏng vấn của Berhard Zand từ Bắc Kinh




    Sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc gia tăng, lời chỉ trích lên án của phương Tây giảm đi. Angela Merkel đang viếng thăm Bắc Kinh - và bà Sophie Richardson của tổ chức Human Rights Watch bình luận bà thủ tướng phải nên nói gì.


    * cá nhân:

    Sophie Richardson người Mỹ là chủ
    tọa cho nhánh Trung Quốc của tổ chức
    nhân quyền Human Rights Watch.




    SPIEGEL ONLINE:
    bà thủ tướng Angela Merkel đã công du sang Trung Quốc lần thứ 8 rồi. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức khác đã yêu cầu bà thủ tướng hãy lên tiếng cho tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi. Theo bà thì vấn đề cấp bách nhất hiện nay là gì?

    Richardson:
    Tình hình rất bi thảm đến độ tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Đặc biệt khẩn cấp nhất là hãy can thiệp cho 300 luật sư nhân quyền, bị thẩm tra hoặc bắt giam từ hồi tháng Bảy đến nay. Đa số đã được trả tự do nhưng vậy là chưa đủ. Họ phải được làm việc trở lại. Các nam nữ luật sư này chỉ là một nhóm nhỏ nhưng tuyệt đối quan trọng cho xã hội công dân tương lai Trung Quốc. Bà thủ tướng Merkel có thể đạt được nhiều việc nếu bà ủng hộ. Bà được đặc biệt kính trọng ở Trung Quốc và thực sự tạo ảnh hưởng ở cấp chính phủ.



    SPIEGEL ONLINE:
    Bà Merkel nên đề cập đến chuyện gì trong buổi nói chuyện?

    Richardson:
    Chuyện nên xoay quanh vấn đề cho phép các luật sư nhân quyền làm việc lại từ các việc đơn giản nhất, ví dụ như họ bị cấm không cho phép xem xét các chứng cứ trong lúc làm việc, họ hoàn toàn không được phép ra tòa biện hộ, và ngay cả khi họ được biện hộ thì những trường hợp kháng án của họ không được thụ lý.



    SPIEGEL ONLINE:
    Nước Đức đối thoại nhiều năm trên phương diện một quốc gia pháp quyền với Bắc Kinh. Bà đánh giá loại diễn đàn này ở bình diện cấp bộ trưởng về chuyện cải cách luật lệ dân sự, hành chánh và hình sự như thế nào?

    Richardson:
    Nước Mỹ cũng thường xuyên gặp gỡ "đối thoại" với chính quyền Trung Quốc như vậy. Trung Quốc có thể chỉ thỉnh thoảng rơi vào tình trạng khó xử và phải thanh minh về phía tư pháp cho các trường hợp không thể cáo lỗi được. Nhưng nhìn chung chúng tôi quan sát các cuộc đối thoại này có dấu hiệu khá nghiêm trọng. Dễ thường các cuộc đối thoại này quá dễ dãi cho phía Trung Quốc đã dẹp bỏ hết tất cả để tạo bầu không khí chẳng liên quan gì đến nhân quyền cả. Chính phủ Trung Quốc không phải là nơi duy nhất cần thay đổi chính sách nhân quyền mà giới chí sĩ nhân quyền địa phương ở Trung Quốc nữa. Đặc biệt họ cần sự hỗ trợ và an ủi.



    SPIEGEL ONLINE:
    Bà thủ tướng Merkel đi công du sang Trung Quốc rất thường và biết rõ quốc gia này. Bà đánh giá thế nào về kết quả của bà ấy trên phương diện nữ chính trị gia tranh đấu cho nhân quyền?

    Richardson:
    Bà thủ tướng là một trong số ít chính trị gia phương Tây luôn hỗ trợ đề tài này, tuy nhiên chúng tôi để ý thấy trong hai năm gần đây bà tiếng nói bà ngày càng nhỏ đi. Bà thủ tướng nên trở lại phong cách nói chuyện lịch sự, rõ ràng nhưng phải có thái độ chỉ trích. Bên Trung Quốc cũng chờ đợi bà thủ tướng chỉ trích mà. Và nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không vì bị chỉ trích mà hoảng loạn khi vấn đề nhân quyền được đề cập rõ ràng.



    SPIEGEL ONLINE:
    Sự lo lắng này có lẽ đã khiến chính phủ Anh bị tẩu hỏa nhập ma trong thái độ đón tiếp Trung Quốc công khai gần như chẳng nói gì về đề tài nhân quyền cũng như việc đuổi bắt dân tộc thiểu số nữa.

    Richardson:
    Cung cách của người Anh trong lần chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm vừa qua không chỉ phản bội chính sách nhân quyền của Cộng Đồng Chung Châu Âu mà nó phương hại lâu dài đến chính nước Anh. Dường như ở Luân Đôn người ta tin tưởng rằng nếu không xem xét kỹ lưỡng vấn đề nhân quyền thì việc giao thương buôn bán sẽ suôn sẻ hơn vậy. Tất cả kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta là khi bang giao với Trung Quốc không phải vậy. Ai yếu kém ở một đề tài được Bắc Kinh xem là cũng yếu kém ở đề tài khác. bỏ qua chuyện đáng thẹn mà Anh đã giới thiệu vừa qua.



    SPIEGEL ONLINE:
    Không chỉ người Anh mà chính trị gia các nước khác đều lập luận là, ngoại giao thầm lặng hỗ trợ cho vấn đề tranh đấu nhân quyền nhiều hơn là "Làm chính trị kiểu bắc loa" không làm được gì cả.

    Richardson:
    Nếu cách ngoại giao này quá thành công thì tôi sẽ hỏi rằng vì sao tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc tồi tệ đến vậy, vì sao quá nhiều người vô tội phải ngồi tù, vì sao sự vi phạm nhân quyền ở Tibet và ở khu tự trị Tân Cương lại trắng trợn như vậy. Vì sao các chính trị gia và các nhà ngoại giao chỉ chống đối cung cách "Làm chính trị kiểu bắc loa" khi phải đối diện đề tài tranh đấu cho nhân quyền vậy? Lúc cái điện thoại di động của bà Merkel bị nghe lén, bà Merkel đã nói rất rõ ở Hoa Thịnh Đốn bà đã nghĩ gì và ai cũng nghe được bà nói gì. Khi phương Tây có mâu thuẫn giao thương với Trung Quốc hoặc là chống lại kiểu Bắc Kinh bành trướng ở biển Đông, thì không ai sợ phải phát biểu rõ ràng về vụ này. Nhưng đến các đề tài tranh đấu cho nhân quyền là phải làm việc kín? Không thể như vậy được, ngoại giao thầm lặng là chưa đủ, đối với Trung Quốc lại càng không.





    (* dịch lại từ "Merkel-Besuch in China: "Stille Diplomatie reicht nicht" - Spiegel Online)




    PS: Tin tức mới nhất hôm nay loan đầy trên báo Đức
    là ma đàm Merkel đã ký được một mẻ chế 130 Airbus
    bán cho Trung Quốc trị giá 17 tỉ euro. Và sự liên hiệp
    các công ty năng lượng giữa hai nước.
    Ngoài ra bà cổ vũ Trung Quốc hãy dấn thân hơn cho
    chính sách đối ngoại kiểu vừa qua trên bàn tròn Iran.
    Hãy nói tiếng nói của mình đối với Nga trong vụ Ukraine.

    Còn chuyện nhân quyền nhân sinh nào khác thì miễn
    có nói.


    Last edited by Triển; 10-29-2015 at 05:38 AM.

  7. #247
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post




    Khắp các mặt báo Tây Âu tuần vừa rồi châm biếm nước Anh thần phục thiên triều
    Trung Quốc, báo chí ở Anh thì mắng David Cameron là đồ bán nước; sắp trở thành
    chư hầu của Trung Quốc vì mới bán thêm được "một mớ hàng trị giá 24 tỉ Bảng Anh".

    Trong khi đó ngoài việc bao vây kinh tế và liên hiệp chân vại qua hợp đồng tự do mậu
    dịch ở Mỹ Á Úc, Mỹ đang trình diễn màn nắn gân Trung Quốc trên chính trường qua
    màn cho tàu khu trục (destroyer) USS Lassen áp sát quần đảo Trường Sa thị uy với Tàu.

    Các mặt báo Tây Âu hôm nay đồng loạt lên trang đầu hình ảnh chiếc USS Lassen lấn sân
    lưỡi bò của Tàu.

    Bên phe tuyên truyền của thiên triều, đại diện là ngoại trưởng Tàu lập tức lên tiếng cảnh
    cáo Mỹ hãy thôi chơi màn nắn gân.

    Cuối trào Obama, có lẽ đây là một trong những màn trình diễn ngoạn mục nhất mà phe
    Dân Chủ thị uy dưới cương vị cảnh sát quốc tế cũng nhằm răn đe con rồng đỏ lòm Á Châu
    mà cũng ra hiệu cho các đàn em vừa ký tên TPP hãy yên tâm: làm ăn với anh sẽ được bảo
    kê mà.

    Và như vậy người Việt đang đứng trước một mối quan tâm lâu dài sau bức màn nhung
    ngoại giao của Mỹ. Liệu Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Việt Nam có được Mỹ che
    chở nhượng bộ bỏ ngoài tai dư luận phản nhân quyền trong một thời gian dài như Mỹ đã từng
    làm với Assad của Syria trước khi chuẩn bị bẻ càng hay không? Hay là đây chỉ là một trò chơi
    kinh tế, theo kiểu bảo vệ ngôi nhà và sân sau của đối tác là bảo vệ nồi cơm kinh tế của chính mình?

    (tin tức theo Guardian)










    Biển Đông :
    Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra
    gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)


    Trọng Nghĩa
    Đăng ngày 30-01-2016
    Sửa đổi ngày 30-01-2016 16:29


    Khu trục hạm USS Curtis của Hoa Kỳ


    Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

    Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối « các đòi hỏi chủ quyền quá đáng » của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.

    Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis Wilbur] thách thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam – muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực thể địa lý mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước quá cảnh vùng lãnh hải ».

    Đối với phát ngôn viên Lầu Năm Góc : « Đòi hỏi chủ quyền quá đáng liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển ».

    Theo một quan chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ, đã được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết. Việc không thông báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.

    Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ chiếc tàu Trung Quốc nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói rõ là đã có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung Quốc hay nước khác.

    Hành động của Mỹ, theo như Lầu Năm Góc tuyên bố, nhắm vào cả Trung Quốc, Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một động thái nhắm vào Trung Quốc, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.

    Sự kiện Trung Quốc không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước đến nay, Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc tiến vào khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.

    Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ cũng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc khi ấy đã cực lực phản đối, và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.

    Sau khi Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã dự báo khả năng Mỹ sẽ áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong chiến dịch thứ hai. Không ngờ là hôm nay, tàu Mỹ lại tiến vào vùng Hoàng Sa.

    (nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160130-bi...i-ton-hoang-sa )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #248
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Dân Châu Âu rất mơ hồ về chuyện TQ củng cố quyền lực của mình
    ở Á Châu qua việc lấn áp Biển Đông. Cho nên mỗi lần có báo chí viết
    về việc này, thông thường họ nhắc lại toàn bộ bối cảnh sự việc.


    ---------------


    Biển Đông:
    Một cường quốc củng cố sân sau của mình

    Bernhard Zand từ Bắc Kinh



    Cuối tuần này bà thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ cùng phân nửa nội các của mình đi Bắc Kinh. Chủ Nhật vừa qua đã có nhiều bộ trưởng Mỹ từ Hoa Thịnh Đốn hạ cánh Bắc Kinh có cả ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Không chỉ có chính phủ Đức, mà chính phủ Mỹ trong những năm gần đây thường tham vấn với người Trung Quốc trong các hội nghị bàn tròn cỡ lớn. Cường quốc về kinh tế và quân sự Trung Quốc dần dà trở thành quá quan trọng để chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ dưới hình thức đồng liêu.

    Đối với người Mỹ lần đầu tiên trong năm nay có vụ tranh cãi là đề tài chính mà đối với nhiều người Châu Âu còn cho rằng quá xa vời, nhưng với Hoa Thịnh Đốn dần dà đã trở thành vấn đệ hệ trọng với Bắc Kinh: nhu cầu của Trung Quốc về khu vực trong biển Đông.

    Chuyện gì đây?

    Từ khi chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức năm 2013, người Trung Quốc đã nới rộng sự hiện diện mang tính cách chiến lược quan trọng trên vùng biển có nhiều cá và nguyên liệu giữa Trung Quốc và Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam. Các tàu đổ đất xây đảo nhân tạo trên các rặn đá, quân độu Trung Quốc xây dựng hải cảng và phi đạo, ngay cả việc điều động hỏa tiễn. Nhiều hòn đảo và các rặn đá cũng được các quốc gia khác có nhu cầu sở hữu. Đa số các quốc gia này là đồng minh của Mỹ.

    Nhiều năm qua chính quyền Trung Quốc còn e dè xử dụng quân sự chiếm đoạt nhu cầu của mình. Tuy nhiên với trọng lượng kinh tế của họ, Trung Quốc dần dà có nhiều tự tin. Nhu cầu của Bắc Kinh bao gồm 80 phần trăm phạm vi biển Đông và bộ ngoại giao gần như mỗi tuần loan tin đó là "chuyện không thể tranh cãi".

    Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng nêu nhu cầu của họ cũng là quyền không thể tranh cãi - và tất cả các nước này đều nhỏ hơn người bạn láng giềng vĩ đại nên họ sợ hãi rằng Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ bằng quyền lực trên biển ngày càng gia tăng. Nước đầu tiên khiếu nại lên tòa án thường trực ở Den Haag là Phi Luật Tân vào năm 2013, nhờ cơ quan quốc tế giải quyết vụ nhu cầu chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông. Kết quả được trông đợi vào tuần tới.

    Người Trung Quốc muốn gì?

    Bắc Kinh công bố đó là nhu cầu lịch sử: từ thời cổ đại ngư phủ Trung Quốc đã giong buồm ngược xuôi trên vùng biển này chung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Việc bây giờ Bắc Kinh khẳng định và bảo vệ chủ quyền là điều tất nhiên. Chỉ có vài chuyên gia luật lệ quốc tế đồng ý với lý do này, và gần như không ai nghĩ rằng tòa án Den Haag sẽ theo lý lẽ đó.

    Nguyên nhân chính của việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo là nguyên nhân chiến lược. Trung Quốc, cường quốc kinh tế và giao thương đứng thứ nhì trên thế giới, nhận thấy có hai "chuỗi đảo" chung quanh mình: một chuỗi kéo dài từ Nhật, ngang qua Phi Luật Tân (Phillipines) đến Nam Dương (Indonesia), chuỗi kia là từ quần đảo Aleutian đến quần đảo Mariana Guam. Hầu hết các lãnh thổ này hoặc là liên hiệp với Hoa Kỳ hai là một phần của nước Mỹ như đảo Guam.

    Các tướng lãnh Trung Quốc e ngại rằng nếu có xích mích với Hoa Thịnh Đốn thì họ sẽ bị bao vây. Ít nhất là cái ao nhà của họ, vùng biển Đông, vì vậy phải nằm trong bàn tay kiểm soát của Trung Quốc.

    Người Mỹ muốn gì?

    Mỹ thấy quốc gia mình như ông tổng thống Barack Obama sinh ra ở Hạ Uy Di nói, là "một quốc gia Thái Bình Dương". Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các hạm đội hải quân Mỹ ngang dọc vùng biển phía Tây Thái Bình Dương. Ít nhất là từ hồi chiến tranh Việt Nam họ đã củng cố các tuyến hải lộ trong khu vực và tạo điều kiện cho các quốc gia như Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản tăng trưởng kinh tế.

    Đối với Hoa Thịnh Đốn và đồng minh của họ, việc Trung Quốc nới rộng trong biển Đông đã phá rối tình trạng sẵn có nhiều thập niên nay. Ông bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh cáo trước Hội nghị An ninh ở Tân Gia Ba (Singapore) rằng, Bắc Kinh qua chuyện xây đảo nhân tạo đã dựng lên "một bức tường thành vĩ đại tự cô lập mình".

    Đa số các chính trị gia quốc phòng và quân đội của khu vực đồng ý với phát biểu này. Chỉ có vài người dám nêu đích danh Trung Quốc vì sự lệ thuộc kinh tế của họ quá lớn vào anh láng giềng vĩ đại kia.

    Vụ tranh chấp hải đảo nguy hiểm đến mức độ nào?

    Các trường hợp đụng độ trên không biển Đông xảy ra thường hơn từ nhiều năm nay, các vụ chiến đấu cơ của Trung Quốc áp gần các chiếc máy bay dọ thám của Mỹ khá nguy hiểm. Giữa tháng Năm vừa qua theo tin tức của Mỹ chỉ còn thiếu 20 thước là máy bay đụng nhau.

    Theo tờ "Hoa Nam Bưu Điện Buổi Sáng", một tờ báo thường loan tin chính xác về quân sự Trung Quốc, tường thuật hồi tuần rồi rằng, Bắc Kinh lên kế hoạch thành lập vùng phòng không cho khu vực. Điều đó có nghĩa rằng các phi công trước khi vào không phận biển Đông phải đăng ký Trung Quốc. Năm 2013 Bắc Kinh đã thành lập các vùng không phận tương tự ở vùng biển phía Đông của họ. Ngũ Giác Đài đã gửi B-52 đến khu vực và phi công không chấp hành đăng ký Trung Quốc. Lúc đó Bắc Kinh phản đối việc này bằng ngoại giao.

    Bắc Kinh hoặc Hoa Thịnh Đốn đều không thực sự có hứng thú cho sự việc leo thang. Trò chơi có quá nhiều hệ lụy. Trung Quốc và Mỹ hãy cố gắng chung tay tạo dựng "một mạng lưới an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương", bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Carter đã đề nghị ở Tân Gia Ba (Singapore). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ nhiệt ý nghĩa của cuộc tranh chấp sau khi gặp gỡ John Kerry: ông ta nói rằng các bang giao giữa hai cường quốc cũng "bình thường". Thái Bình Dương không phải là "đấu trường để tranh đua".

    Cuộc tranh chấp này có ý nghĩa gì đối với Châu Âu


    Gần một phần ba các giao thông hải hành quốc tế đi qua các tuyến đường biển Đông, trong đó cũng có các chuyến giao khí đốt và dầu hạng lớn từ vùng Trung Cận Đông sang Trung Quốc và Nhật cũng như phần lớn xuất cảng từ Trung Quốc sang Châu Âu.

    Theo như cuộc họp thượng đỉnh ở Nhật nêu rõ, các quốc gia kỹ nghệ phương Tây đồng quan điểm với Mỹ về sự tranh chấp. Bà thủ tướng Đức Merkel có lẽ sẽ nhấn mạnh quan điểm này trong các cuộc đối thoại cuối tuần này. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ - nhưng Trung Quốc sẽ chơi chiến lược câu giờ. Mỹ thích dùng vũ lực, nhưng việc Trung Quốc chơi trội ở Tây Thái Bình Dương cứ tiếp tục tăng dần mỗi năm.

    ------------

    * Tóm tắt:
    Việc Trung Quốc nới rộng lãnh thổ ở Biển Đông khiến Mỹ bối rối. Các va chạm trên không thường xảy ra. Đối với Trung Quốc khu vực này có tầm quan trọng chiến lược, cũng dùng để tự vệ. Vì các bang giao kinh tế và chính trị quá quan trọng, cho nên Bắc Kinh hoặc là Hoa Thịnh Đốn đều không có hứng thú để tranh chấp leo thang.

    * Tác giả:
    Bernhard Zand là thông tín viên của tờ Spiegel ở Bắc Kinh.

    * Dịch từ "Südchinesisches Meer: Eine Weltmacht sichert ihren Hinterhof" - Spiegel Online.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #249
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thủ lãnh thánh chiến Indonesia tử thương


    Thụy My
    Đăng ngày 19-07-2016 Sửa đổi ngày 19-07-2016 14:21




    An ninh Indonesia đứng gác trước bệnh viện, nơi quàn xác của người được cho là Santoso, tại Palu, miền trung Sulawesi, ngày 19/07/2016
    Antara Foto/Fiqman Sunandar/ via REUTERS



    Santoso, thủ lãnh thánh chiến bị truy nã ráo riết nhất ở Indonesia tử thương khi chạm trán với lực lượng an ninh. Cảnh sát Indonesia ngày 19/07/2016 xác nhận việc này, kết thúc nhiều năm truy lùng phần tử cực đoan ủng hộ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo - Daech, được cho là đã chỉ huy nhiều vụ tấn công.


    Syaikh Abu Wardah Santoso, được biết với tên gọi tắt Santoso, là thủ lãnh nhóm Thánh chiến Indonesia, đã tuyên thệ trung thành với Daech vào năm 2014. Santoso kêu gọi tiến hành thánh chiến, trong các video được đưa lên mạng và tổ chức nhiều vụ tấn công nhắm vào lực lượng an ninh. Nhân vật này bị truy lùng từ 5 năm qua.

    Ẩn náu tại vùng núi Célèbes, hôm qua thủ lãnh thánh chiến này đã bị tử thương khi đụng độ với lực lượng an ninh. Đây là thắng lợi lớn của chính quyền Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Jakarta từng phải huy động hàng trăm cảnh sát, quân nhân và những phương tiện quy mô để truy tìm đối tượng nguy hiểm này.

    Sau vụ tấn công ở Bali năm 2002 làm 202 người thiệt mạng trong đó có nhiều du khách ngoại quốc, Indonesia đã lao vào cuộc chiến chống khủng bố. Nhóm Jemaah Islamiyah được cho là thủ phạm, đã bị phá vỡ một phần mạng lưới, các thủ lãnh chủ chốt bị bắt hay bị giết chết. Nhưng nhóm của Santoso vẫn là chiếc gai trong mắt chính quyền.

    Santoso đã chuyển sang xu hướng Hồi giáo cực đoan trong giai đoạn xung đột giữa người đạo Hồi và đạo Cơ Đốc cuối thập niên 90 đầu những năm 2000, tại quê nhà Poso thuộc Célèbes, làm hàng trăm người chết. Sau khi thỏa thuận hòa bình kết thúc xung đột ở Poso, Santoso gia nhập Jemaah Islaymiyah rồi tách ra lập nhóm Thánh chiến Indonesia.

    Nhóm này tiến hành nhiều vụ tấn công đẫm máu vào lực lượng an ninh Indonesia. Nhiều chiến binh từ nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á cũng đã từng đến tham gia trại huấn luyện của Santoso tại vùng núi Poso.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160719-thu...huong?ref=fb_i)


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #250
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Pray



    (nguồn: trên hình)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:03 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh