Register
Page 1 of 9 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 81
  1. #1
    Lotus
    Guest

    Trung Quốc và biển Việt

    Trong đoạn video ghi lại phiên tranh luận tại Hội thảo Biển Đông do Đại học Quốc gia Singapore cùng Asia Society tổ chức tại New York, Tướng Zhu Chenghu. - Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã nêu bản công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho thế giới và đại diện Việt Nam tham dự hội nghị như là một bằng chứng chứng minh Hà Nội đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại diện cho VN tại hội thảo này đã không có phản ứng đối đáp lại phía Trung Quốc.

    (Xem video từ phút 60 tới 68...)

    NEW YORK, March 14, 2013 — Asia Society's two-day conference on South China Sea tensions continues with NYU Law Professor Jerome A. Cohen moderating between former U.S. Ambassador Christopher Hill and Major General Zhu Chenghu of China's National Defense University. (1 hr., 30 min.)

    http://asiasociety.org/video/policy/...a-sea-complete

  2. #2
    Lotus
    Guest


    Bộ ngoại giao và chính phủ cộng sản VN, báo chí Nhà nước VN đều không nói gì về điều mà tướng Zhu Chenghu, hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã nêu .

  3. #3
    Lotus
    Guest
    Báo chí Trung Quốc ngày 21/6/2012 cũng đã trích thuật thông báo của Bộ Dân chính cho hay Quốc Vụ viện Trung Quốc đã chấp thuận việc thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện để quản lý ba quần đảo này và các vùng lãnh hải lân cận.

    Phát ngôn viên của Bộ Dân chính Trung Quốc cho hay chính phủ nứơc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thành lập văn phòng hành chính quản lý ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa, và Trung Sa từ năm 1959.

    The Chinese government has raised the administrative status of Xisha, Zhongsha and Nansha islands in the South China Sea from county-level to prefectural-level, according to a Thursday statement...

    The People's Republic of China set up the Administration Office for the Xisha, Zhongsha and Nansha Islands in 1959, according to the spokesperson.



    http://english.cri.cn/6909/2012/06/21/2941s707850.htm

    http://www.chinadaily.com.cn/china/2...t_15517847.htm


    Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào năm 1958, chính phủ cộng sản VN đã xác nhận đồng ý với các yêu cầu của Trung Quốc đã có đăng trên báo Nhân Dân (báo của đảng cộng sản VN) rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.

    International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands


    a) Vice Foreign Minister Dung Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."

    b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."

    c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China.

    ....

    World Atlas drawn and printed by the mapping unit of the Headquarters of the General Staff of the People's Army of Viet Nam in 1960 ...

    World Atlas published by the Surveying and Mapping Bureau of the Prime Minister's Office of Viet Nam in 1972 ...

    http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm

    Ngoài công hàm 1958 của chính phủ cộng sản VN, báo đảng, thì còn có các bản đồ thế giới mà quân đội và chính phủ cộng sản VN in ra trong 1960 & 1972 đã xác nhận đồng ý với các yêu cầu của Trung Quốc .

  4. #4
    Lotus
    Guest
    Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:



    và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, ông Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng đến ông Chu Ân Lai.

    Kết luận 2: Căn cứ vào nội dung đưa tin của tờ báo chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, và những gì nội dung đọc được trên công văn chính thức của ông Phạm Văn Đồng thì có thể kết luận. Những gì ông Đồng công nhận tuyên bố HS- TS của Trung cộng là có thật. Đây hoàn toàn là thông tin từ cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố. ...

    .. lúc nào vai trò của đảng cộng sản cũng là số 1, mà đại diện cho đảng cộng sản cầm quyền mọi quyết định là Bộ Chính trị...
    công hàm chỉ có thể được gởi đến Chu Ân Lai sau khi đã được thông qua, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Chính Trị. Ông Hồ Chí Minh lúc đó là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nhà nước, nghĩa là ông đứng đầu BCT và đứng đầu chính phủ...

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...l#.UVA4rsu9KSO

  5. #5
    Lotus
    Guest
    Bản tuyên bố của Trung Quốc

    (1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands (Tây Sa hay Hoàng Sa), the Zhongsha Islands, the Nansha Islands (Nam Sa hay Trường Sa) and other islands belonging to China.

    http://www.law.hku.hk/conlawhk/sourcebook/10033.htm

    Ngày 14 tháng Chín 1958 thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( Bắc Việt)
    gửi công hàm cho thủ tướng Chu Ân Lai như sau :

    Chúng tôi xin thông báo cho đồng chí (thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng) rõ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 8 1958 của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc .



    Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2) - Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958 :

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...phan-2-ho.html

  6. #6
    Lotus
    Guest
    Ông Phạm Văn Đồng giữ chức vụ Thủ tướng từ năm 1955 đến năm 1987, Thủ tướng chính phủ VNDCCH cũng là Thủ tướng chính phủ CHXHCNVN, thì những công hàm quốc gia được chính phủ cộng sản ký trong thơì VNDCCH cũng có giá trị cho CHXHCNVN , không riêng gì công hàm trên .

    Chính phủ hiện nay vẫn là do đảng cộng sản lãnh đạo .

    Trong khi Trung Quốc công khai nêu trong tiếng Anh ngôn ngữ quốc tế cho thế giới biết về công hàm của cộng sản VN , thì chính phủ cộng sản VN không phủ nhận công hàm này .

  7. #7
    Lotus
    Guest
    Đòi nợ ngoài đông hải





    Nghe bài này :

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...3-ddkt-nxn.mp3

    Tải xuống - download


    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, dường như vụ đụng độ vừa qua tại Đông hải, nơi mà ngư phủ Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc tấn công nữa, lần này lại có một ý nghĩa khác. Theo dõi câu chuyện đó, ông thấy thế nào và cho rằng Việt Nam nên chú ý đến khía cạnh gì?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh kinh tế, thì quyền lợi của Việt Nam tại vùng biển Đông Nam Á mà ta gọi là Đông Hải và Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam thật ra rất lớn về cả hai mặt năng lượng và hải sản.

    Về năng lượng, dầu khí của Việt Nam chỉ đủ cho yêu cầu nhập khẩu xăng dầu chế biến, tức là bán ra bao nhiêu thì lại dùng tiền đó để mua vào sản phẩm hoàn tất gốc xăng dầu, mà trữ lượng bên trong thì không còn nhiều nên càng phải khai thác dầu khí xa hơn ở ngoài khơi. Về hải sản, Việt Nam xuất khẩu thủy sản như nguồn lợi quan trọng và ngày càng phải khai thác ngư hải sản ngoài biển vì giảm dần sản lượng bên trong và nói chung khoảng năm sáu triệu người hiện đang sống trong lĩnh vực ngư nghiệp.

    Ngoài động lực kinh tế vốn dĩ quan trọng như vậy, yếu tố an ninh mới có tính cách chiến lược. Lý do là ở cạnh một nước đói ăn và khát dầu như Trung Quốc, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị Bắc Kinh đe dọa và mâu thuẫn đã xảy ra với nhịp độ và cường độ nguy hiểm hơn. Trong vụ xung đột vừa qua, Bắc Kinh lại nêu ra một ý kiến rất đáng cho dư luận chú ý.

    Vũ Hoàng: Thưa ông, ý kiến đó là gì?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong khi bộ Ngoại giao của Bắc Kinh đang trả lời dư luận về động thái đáng e ngại của Hải quân Trung Quốc thuộc Bộ Quốc phòng thì hôm Thứ Tư 27 tuần trước, báo Toàn Cầu của họ đã có một bài xã luận bằng Hoa ngữ với tựa đề ngạo mạn. Đó là "Khu Trục Việt Nam Thâu Liệp Thuyền Vô Khả Phi Nghị", dịch nôm na là "đuổi đánh tàu ăn cắp của Việt Nam là điều chính đáng nên không có gì phải bàn cãi!" Nội dung bài viết giải thích về sự chính đáng lạ lùng ấy mà còn tiết lộ một chi tiết khác liên quan đến đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Xin nói thêm rằng ngay sau đó, dư luận Trung Quốc tỏ vẻ hưởng ứng quan điểm này và đả kích chính quyền là quá rộng lượng với Việt Nam!

    Động thái của Trung Quốc

    Vũ Hoàng: Ông trình bày vụ việc cũng ly kỳ như trong truyện trinh thám chính trị vậy! Vì sao từ vụ ngư phủ của Đà Nẵng bị tấn công mà Bắc Kinh lại dẫn qua chuyện Bạch Long Vĩ để chứng tỏ rằng họ rộng lượng với Việt Nam?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin thú thật là cũng ngạc nhiên nên phải tìm hiểu, kể cả qua cổng điện tử của Huyện Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng và các diễn biến lịch sử sâu xa hơn.

    Bắc Kinh nêu quan điểm là vào đầu năm 1957, họ có thiện chí trao trả đảo Bạch Long Vĩ cho Hà Nội và dùng đảo này là dấu mốc về chủ quyền giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Ở phía Tây hòn đảo là thuộc về Việt Nam trên một diện tích bằng 53,23% của cả Vịnh, ở phía Đông là thuộc về Trung Quốc và chỉ có diện tích là 46,77% thôi. Tóm tắt thì Bắc Kinh nói là đã nhường phần hơn cho Việt Nam mà nay ngư phủ của Việt Nam lại xâm phạm vào quyền lợi thủy sản của Trung Quốc cho nên nếu có bị đánh đuổi thì cũng chính đáng.



    Về địa dư, Bạch Long Vĩ là hòn đảo lớn nhất và có người ở tại Vịnh Bắc Bộ, cách Hải Phong 110 cây số và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 cây số nên nằm ở tâm điểm phân chia chủ quyền giữa hai nước. Về lịch sử thì sau khi Việt Nam rơi vào ách đô hộ Pháp, nhà Mãn Thanh và Pháp có Công ước Pháp-Thanh năm 1887 theo đó Bạch Long Vĩ thuộc về Việt Nam và thực tế được Việt Nam liên tục quản lý và canh phòng rồi từ năm 1920 đã có nông ngư dân đến sinh sống.

    Khi Nhật đảo chính hệ thống cai trị của Pháp trong Thế chiến II thì lính Nhật đuổi lính Việt để chiếm đóng đảo này cho đến khi Pháp trở lại từ năm 1946 sau khi Nhật bị Hoa Kỳ đánh bại. Thế rồi, trong cuộc Nội chiến Quốc- Cộng tại Trung Quốc, khi bị đánh bật khỏi lục địa, quân đội của Quốc Dân Đảng chạy qua Đài Loan và còn chiếm đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ năm 1949, cho đến khi Hồng quân Trung Quốc lấy lại hòn đảo vào năm 1955. Đến Tháng Giêng năm 1957, Trung Quốc trả lại Bạch Long Vĩ cho phía Việt Nam và dùng hòn đảo làm tọa độ phân ranh. Sau này, việc tranh giành đánh bắt thủy sản có xảy ra giữa đôi bên nhưng không đến nỗi trầm trọng.

    Vũ Hoàng: Và ngày nay, bỗng nhiên Bắc Kinh nhắc lại chuyện Bạch Long Vĩ. Ông nghĩ sao về điều này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất, ta đặt vấn đề vào bối cảnh năm 1957. Khi Hà Nội tiến hành cải tạo ở miền Bắc theo kiểu sắt máu của Mao Trạch Đông và chuẩn bị cuộc chiến ở miền Nam thì Bắc Kinh coi chuyện trả lại hòn đảo là một phần của món nợ chiến tranh. Thời đó, có thể là họ chưa nhìn thấy kích thước kinh tế hay chiến lược như sau này nhưng về sau thì coi đó là sự rộng lượng của mình với một đảng đồng chí đang bành trướng chủ nghĩa cộng sản.

    Nhưng cũng có lúc họ nghĩ đến việc đòi lại hòn đảo và hẳn là có nêu vấn đề ấy trong các đợt đàm phán với Hà Nội sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam lại trôi vào quỹ đạo Trung Quốc từ hội nghị vào năm 1991 của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam ở Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu.

    Chi tiết đáng chú ý ở đây là Hà Nội không hề công bố nội dung của các cuộc đàm phán về lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc trong nhiều năm liền để người dân biết được là nước Việt Nam đã mất những gì để đảng Cộng sản Việt Nam được những gì khi ranh giới được vẽ lại. Người dân cũng chẳng biết lãnh đạo đã mắc nợ Trung Quốc những gì về mặt quân sự như súng đạn hay bộ đội tham chiến trong mấy chục năm chiến chinh mà lâu lâu chỉ thấy Bắc Kinh đòi nợ.

    Lần này, khi nhắc đến chuyện Bạch Long Vĩ từ gần nửa thế kỷ trước, Bắc Kinh đang muốn chứng tỏ với thần dân của mình rằng Hà Nội là kẻ bội phản, ngư phủ Việt Nam là bọn ăn cắp săn trộm, nội dung của chữ "thâu liệp". Đáng chú ý hơn vậy là nhiều trí thức gốc Hoa ở ngay tại Hoa Kỳ chứ chẳng phải ở Trung Quốc cũng lý luận như vậy, rằng lãnh đạo ở Bắc Kinh đã quá rộng lượng và việc đánh đuổi ngư phủ Việt Nam hay đòi lại chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chính đáng, có chính nghĩa.

    Những điều đáng suy ngẫm


    Người dân Hà Nội trong một lần xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo. AFP photo


    Vũ Hoàng: Từ biến chuyển ly kỳ này, ông nhận xét thế nào về tranh chấp kinh tế giữa hai nước?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là có hai yếu tố khiến người ta nên suy ngẫm.

    Thứ nhất là phía Việt Nam và các nước liên hệ khác có thể nghĩ đến việc quốc tế hóa diễn đàn đối thoại hoặc đối phó với Trung Quốc. Bắc Kinh bèn có biện pháp mà chúng ta thấy từ giữa năm ngoái khi phân định ra chín lô dầu ngoài Đông Hải mà Tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ đòi gọi thầu khai thác dù chín lô này bao trùm lên các khu vực mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, kể cả tổ hợp Videsh của Ấn Độ. Nghĩa là họ dùng mối lợi kinh doanh để phân hóa mọi hy vọng hợp tác quốc tế theo kiểu bẻ đũa từng chiếc.

    Bây giờ, khi Bắc Kinh cho phanh phui những thoả thuận nội bộ với Hà Nội, họ muốn chứng minh với các nước khác rằng Việt Nam không đáng tin và chuyện này là vấn đề song phương giữa hai nước. Lãnh đạo Trung Quốc muốn cô lập Việt Nam và biết rằng Hà Nội há miệng mắc quai trong khi nạn nhân thật là người Việt Nam lại bị bịt mắt và chẳng có quyền khiếu nại.

    Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra hai yếu tố đáng suy ngẫm. Thưa ông, ngoài nhu cầu hóa giải nỗ lực quốc tế hóa thì yếu tố kia là gì?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa rằng tôi nghĩ đến hiện tượng mà người ta gọi là "hậu quả bất lường", nôm na là tính thế này mà ra thế nọ và bị tuột tay!

    Số là lãnh thổ Trung Quốc có bờ biển dài nhất thế giới, từ cửa sông Áp Lục bên bán đảo Triều Tiên đến Vịnh Bắc Bộ là hơn 22 ngàn cây số. Nhưng vì là cường quốc lục địa mới vươn ra ngoài nên họ không có hệ thống bảo vệ duyên hải thống nhất. Thực tế thì Bắc Kinh có năm bộ phận với cấp số bốn vạn người cùng chia sẻ trách nhiệm về hải dương mà lại thiếu phối hợp, đó là Hải Sự, Hải Cảnh, Hải Quan, Ngư Chính và Hải Giám, thuộc nhiều bộ hay cơ quan khác nhau.

    Tháng 10 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh vừa công bố kế hoạch tái cơ cấu hệ thống rời rạc này qua việc thống nhất bốn bộ phận làm một với vai trò quan trọng của Quốc gia Hải dương cục tiếng là thuộc về Bộ Tài Nguyên và Công Thổ mà thực chất là do Bộ Công An điều động về quân sự. Mục tiêu là để bảo vệ quyền lợi ở vùng duyên hải mà khỏi dùng tới Hải quân để tránh mang tiếng là hiếu chiến và gây phản ứng từ siêu cường có lực lượng Hải quân mạnh nhất là Hoa Kỳ. Đấy là một chiến lược ngoại giao khéo léo nhằm tạo ra một vỏ bọc dân sự che giấu mũi nhọn quân sự của họ nhắm vào các lân bang nhỏ yếu hơn.

    Vậy mà sau vụ đụng độ với Nhật về chủ quyền trên quần đảo nhỏ là Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thì tầu tuần duyên của Hải quân Trung Quốc lại bắn cháy ngư thuyền Việt Nam. Trước đây, loại vụ xung đột như vậy thường là do tầu Hải giám hay Ngư chính gây ra, lần này lại là tuần duyên của Hải quân. Biết đâu là vỏ bọc đã rách và lòi ra mủi nhọn quân sự rất đáng ngại của Trung Quốc trước thế giới. Tôi nói đến chuyện "hậu quả bất lường" là trong ý đó vì cứ chơi dao mãi thì có ngày đứt tay. Phải chăng vì vậy mà Bắc Kinh mới bạch hóa vài ba mật ước xa xưa với Hà Nội để biện minh cho phản ứng dữ dội quá đà của kẻ gờm súng ở ngoài biển?

    Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, ông kết luận thế nào về chuyện này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là trước động thái này ta nên theo dõi phản ứng của các nước nhưng trong khi chờ đợi thì cũng suy ngẫm về chuyện Việt Nam.

    Lãnh đạo Hà Nội đã cam kết những gì và mắc nợ đến mức nào, người dân phải có quyền biết và có quyền lên tiếng để phủ nhận nếu đấy là những khoản nợ mà quốc tế có thể gọi là đáng tởm. Thứ hai là trong cuộc tranh luận hiện nay về Hiến pháp, phải chấm dứt vai trò thống trị của đảng, phải tách đảng ra khỏi nhà nước, xây dựng pháp quyền và cơ chế đại diện người dân là Quốc hội phải có thực quyền để thẩm xét mọi dự án hay cam kết của hệ thống lãnh đạo cũ hầu người dân khỏi bị ngoại bang ức hiếp và bóc lột. Thế giới chỉ tin tưởng và hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam cũng tôn trọng và bảo vệ quyền dân chứ lãnh đạo không bán nước rồi kêu cứu thiên hạ vào giúp dân mình.

    Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi hôm nay.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013135123.html

  8. #8
    Lotus
    Guest
    Phủ nhận điều 4: Bảo vệ chủ quyền, ngăn họa Ngoại Xâm

    ... gần đây nhất trên diễn đàn quốc tế, hội thảo về Biển Đông ở New York vào tháng ba năm nay do hiệp hội Châu Á cùng với trường chính sách công Lý Quang Diệu phối hợp tổ chức. Các bạn có biết, trên diễn đàn quốc tế này, đại diện Trung cộng đã sử dụng công hàm mang tính hình thức ngoại giao của nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1958, nói về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về ai, làm vũ khí chiến lược khá bất ngờ trong hội nghị, khiến gây lúng túng, làm câm mồm, làm tắt loa miệng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa không thể tranh cãi...” của đại diện Việt Nam là bà tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phó trưởng khoa luật quốc tế thuộc học viện ngoại giao và bà Nguyễn thị thanh Hà, vụ trưởng vụ pháp luật về các điều ước quốc tế thuộc bộ ngoại giao trong cuộc hội thảo về Biển Đông ...

    Do đó, đấu tranh chống lại văn bản hóa luật độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam để vô hiệu hóa các văn kiện có khả năng trở thành chứng cứ pháp lý của đảng cộng sản đã ký, sẽ ký trong tương lai và chống luật hóa điều 4 phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam cũng là cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền...


    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...ngan.html#more

  9. #9
    Lotus
    Guest
    14.05.2013

    Last edited by Lotus; 05-19-2013 at 02:08 PM. Reason: update

  10. #10
    Lotus
    Guest
    Last edited by Lotus; 05-19-2013 at 02:09 PM. Reason: update

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 16
    Last Post: 04-20-2014, 06:46 AM
  2. Bên trong Trung Quốc
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 31
    Last Post: 08-12-2013, 11:39 PM
  3. Replies: 143
    Last Post: 08-08-2013, 12:01 PM
  4. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:29 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh