Register
Page 3 of 9 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 81
  1. #21
    Lotus
    Guest
    VIỆT-TRUNG ĐÀM PHÁN VỀ VÙNG BIỂN NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ

    (05/31/2013 08:02 PM)

    Tin Hà Nội - Trong lúc Thủ tướng Cộng sản Việt Nam tiếp tục tỏ ra khiếp nhược đối với quan thày Bắc Kinh, tại Hà Nội báo chí Việt Nam cho biết đại diện hai nước Việt Nam và Trung Cộng đã đàm phán vòng 3, cấp chuyên viên về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trung cộng trong những năm vừa qua đã đơn phương ra lệnh cấm không cho ngư dân Việt Nam được đánh cá trong vùng biển mà họ nhận chủ quyền, đưa tàu tấn công và bắn phá tàu cá của ngư dân Việt Nam, nhưng một lần nữa đại diện của Hà Nội vẫn không dám lên tiếng gì về việc này, mà chỉ cho biết trong cuộc đàm phán đã thúc đẩy hai bên thi hành những nguyên tắc đã được xác định trong thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển ký vào tháng 10 năm 2011, cũng như lộ trình đàm phán và các nguyên tắc đã thỏa thuận tại các vòng đàm phán trước đây.

    Hai bên đã trình bày kỹ hơn ý kiến về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, và thành lập Tổ chuyên gia kỹ thuật khảo sát chung vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, và sửa soạn cho cuộc đàm phán vòng 4 của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào nửa cuối năm 2013 tại Trung Cộng. Tưởng cũng cần nhắc lại là Cộng sản Việt Nam đã phải cắt một vùng biển rất lớn cho quan thày Trung cộng trong vùng biển Bắc bộ, cũng như một phần đất kể cả ải Nam Quan và thác Bản Giốc bây giờ đã lọt vào tay của Trung cộng.


    http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-74081_1...nh-bac-bo.html

  2. #22
    Lotus
    Guest
    Tàu lạ đâm chìm tàu cá VN, một ngư dân thiệt mạng



    Tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90917 bị tàu Trung Quốc đâm thủng hồi chiều ngày 20 tháng 5 năm 2013


    01.06.2013

    Theo Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm nay một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị một tàu lạ, đâm thẳng vào sườn và bị chìm hẳn sau đó.

    Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết rạng sáng 1/6, trên vùng biển cách đảo Mê, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa khoảng 2 hải lý về phía đông, chiếc tàu cá mang số hiệu TH 1605-TS, do anh Lê Văn Luyện, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia làm thuyền trưởng đã bất ngờ bị một chiếc tàu sắt (không rõ số hiệu) đâm trực diện, khiến 4 ngư dân trên tàu bị hất văng xuống biển.

    Ông Lê Văn Tâm bố của anh Luyện đã bị sóng biển cuốn trôi; 3 ngư dân còn lại trên tàu là anh Lê Văn Huynh, Lê Đình Tùng và Lê Văn Luyện cùng trú tại xã Hải Ninh bị sóng biển đánh dạt vào khu vực đảo Mê.

    3 ngư dân không may này đựơc các tàu nghề đang hoạt động gần đó cứu và đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia. Thi thể của ông Lê Văn Tâm đã được tìm thấy vào chiều cùng ngày và được đưa vào bờ an táng.

    Mặc dù TTXVN tránh né khi đưa tin, nhưng người dân quá biết tàu mà nhà nước gọi là tàu lạ chính là tàu Trung Quốc.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013121417.html


    Tàu cá bị đâm chìm, một ngư dân mất tích

    Vào khoảng 1 giờ sáng nay 1.6, tại khu vực 19,20 độ vĩ bắc, 105,58 độ kinh đông, cách đảo Mê, H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khoảng 2 hải lý về phía đông đã xảy ra vụ tai nạn trên biển khi một chiếc tàu cá của ngư dân bị đâm chìm.

    Thông tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên, tàu cá mang số hiệu TH 1605-TS do anh Lê Văn Luyện (24 tuổi, ngụ tại xã Hải Ninh, H.Tĩnh Gia làm thuyền trưởng) đang hành nghề giã cào thì bất ngờ bị một chiếc tàu sắt (không rõ số hiệu) đâm trực diện, khiến 4 ngư dân trên tàu cá bị hất văng xuống biển. Chiếc tàu cá cũng bị chìm ngay sau đó.


    Do không biết bơi, nên ông Lê Văn Tâm (61 tuổi, bố của anh Luyện) bị sóng biển cuốn mất tích; 3 ngư dân còn lại là anh Lê Văn Huynh, Lê Đình Tùng và Lê Văn Luyện bị sóng biển đánh dạt vào khu vực đảo Mê trong tình trạng bị thương tích.


    Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm ông Tâm và trục vớt con tàu bị đắm, điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn

    Ba ngư dân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Tĩnh Gia.


    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...tich.html#more

  3. #23
    Lotus
    Guest
    2009

    Trung Quốc cho Việt Nam vay ưu đãi 300 triệu USD


    http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-cho...22/2555261.epi

    2011 :

    ... trong giai đoạn 2011 - 2015, Trung Quốc cam kết cung cấp 300 triệu USD vốn vay tín dụng ưu đãi cho Chính phủ Việt Nam dùng ...

    Trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, phía Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng phía Trung Quốc giải quyết bất đồng ...

    http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-cam...22/7585520.epi


    Trích báo Nhà nước CHXHCNVN :



    Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng phụ trách Đối ngoại, Bộ Quốc phòng ...
    Thời gian qua, hàng loạt các vụ bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt trên Biển Đông. Quân đội làm gì để bảo vệ họ, thưa ông?

    ... Quân đội là lực lượng quân sự, không tham gia giải quyết vấn đề tàu cá bị bắt....


    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...san-truoc-nha-


    Ngư dân rười rượi nỗi buồn biển Đông

    ...nhiều lần ông bị Trung Quốc bắt tàu ngay trên ngư trường Việt Nam, ông phát tín hiệu cầu cứu, chẳng có tàu cảnh sát biển nào của Việt Nam đến ứng cứu
    ...

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013071132.html

    Chính phủ cộng sản CHXHCNVN nhượng quyền vơ vét thủy sản trên vùng biển Việt Nam cho Trung Quốc, trong khi thủy sản là nguồn kiếm sống của ngư dân Việt Nam .

    Cùng lúc là Trung Quốc cho chính phủ cộng sản CHXHCNVN vay tiền .

    Chính phủ cộng sản CHXHCNVN đánh đổi tính mạng của các ngư dân Việt Nam để có thể vay tiền xây nhiêù công trình cho Đảng, nhiêù Resorts xa hoa phung phí,...


    Khánh thành khu nghỉ dưỡng Lăng Cô của Văn phòng Trung ương Đảng


    Khu nghỉ dưỡng Lăng Cô.

    http://www.kinhte24h.com/view-gh/58/72352/




    Các đại biểu cắt băng khánh thành Khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp của Trung Ương Đảng tại đảo Tuần Châu


    http://qtv.vn/channel/5154/201305/Kh...1890/index.htm
    Nhân dân Việt Nam trả nợ cho chính phủ cộng sản CHXHCNVN.

  4. #24
    Lotus
    Guest
    NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỌC DIỄN VĂN TẠI HỘI NGHỊ SHANGRI-LA SINGAPORE




    Tin Singapore - Hôm nay Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đã đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, được tổ chức tại Singapore. Sau khi khẳng định là Việt Nam tin tưởng vào tương lai tươi sáng của khu vực, Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự, nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực, cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực cần phải phòng ngừa. Theo đương sự, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến phức tạp.

    Điều đáng chú ý là đương sự không dám nhắc đến tên quan thày Trung cộng, nhưng chỉ nói là đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Về cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Cộng trong khu vực, Nguyễn Tấn Dũng cũng không dám đề cập đến việc Mỹ quay trở lại Á châu, mà chỉ nhận định rằng các nước trong vùng không phản đối sự can dự chiến lược của các nước ngoài, nên coi trọng vai trò của Trung Cộng và Mỹ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này nếu như chiến luợc và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.

    Về hồ sơ Biển Đông, Nguyễn Tấn Dũng chỉ dám kêu gọi ASEAN và Trung Cộng cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin, chiến lược và trước hết là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông ố DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử COC. Cũng vào dịp này, Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Như vậy có nghĩa là thanh niên Việt Nam sẽ được gởi đi đến những điểm nóng trên thế giới, có thể phải hy sinh tính mạng, để đổi lấy việc các nước sẽ viện trợ những số tiền lớn cho Việt Nam để huấn luyện cũng như tài trợ cho lực lượng gìn giữ hòa bình này.


    http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-74080_1...singapore.html


  5. #25
    Lotus
    Guest

  6. #26
    Lotus
    Guest
    Chủ nhật 02 Tháng Sáu 2013


    Trung Quốc khẳng định quyền tuần tra trên Biển Đông




    ... Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thích Kiến Quốc, tuyên bố như trên tại Hội nghị an ninh khu vực Shangri La - Singapore ngày 02/06/2013. Do vậy, theo ông, việc « tàu chiến Trung Quốc tuần tra tại những vùng biển này là hợp pháp »...

    Trả lời câu hỏi về tham vọng bành trướng, lấn át các nước láng giềng của Bắc Kinh, tướng Thích Kiến Quốc khẳng định rằng Trung Quốc chưa bao giờ chủ trương bành trướng hay chinh phục bằng quân sự ( …) » Về những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước lân cận gần đây, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc nhấn mạnh là Bắc Kinh luôn tìm giải pháp bằng con đường đối thoại ...


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201306...tren-bien-dong

  7. #27
    Lotus
    Guest
    ...độc giả thắc mắc đại ý rằng “Sang một ngày mới thì lại có thêm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tấn công. Vậy hải quân của Việt Nam làm gì ? Chẳng thấy họ làm gì cả. Các tướng lãnh hàng đầu thì ăn nhậu, tiệc tùng với ông chủ Trung Quốc tại Hà Nội trong khi công an bắt giam thêm những người phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Điều này có nghĩa là gì ?”. Và độc giả này tự trả lời rằng điều đó có nghĩa “ Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013070535.html
    BÌNH MINH U ÁM NGẬP TRÀN THẤT VỌNG

    Hoàng Trường



    Mỗi năm đến hè máu ngư dân Việt lại đổ nhiều hơn trên Biển Đông, tàu ngư dân Việt lại bị bắn, bị ủi, bị đâm chìm vì lệnh cấm bắt cá ngang ngược của Bắc Kinh. Trong khi các vụ ngư dân bị bắt giam đòi tiền chuộc, bị thương, bị chết vì hải quân Trung Quốc xảy ra gần như hàng tuần dọc theo các tỉnh miền Trung, thỉnh thoảng mới có một vụ xuất hiện trên báo đài nhà nước như trường hợp của tàu ông Trần Văn Quang tại Quảng Ngãi vào ngày 25/5/2013. Tàu của ông bị tàu Trung Quốc đâm nhiều lần, "gãy be tàu, 4 đà ngang và ca bin, ba bóng đèn pha bị vỡ toác. Thiệt hại ước tính 100 triệu đồng“. Và đây là một trường hợp rất may mắn vì không ai bị mất mạng.

    Trong không khí u ám, đầy đe dọa và mỗi năm thêm trầm trọng đó trên biển Đông, người ta chỉ thấy điệp khúc đã lập lại quá nhiều lần như đoạn tin ngắn gọn ngày 29/5/2013 trên báo VNExpress: "Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối hành động nói trên của các tàu Trung Quốc". Ban Tuyên Giáo Trung Ương không dám cho đăng cả nội dung bản "công" hàm phản đối đó; chẳng dám nói gặp ở Bộ Ngoại Giao VN hay phải sang gõ cửa Sứ Quán Trung Quốc; và chẳng dám nói cấp bộ nào của 2 phía đã gặp -- cậu đánh máy gặp cô thư ký chăng?

    Nhân dân cả nước lại càng chán chường khi đọc bài phỏng vấn của báo Việt Nam Net với chính Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 29/5 bên hành lang Quốc Hội. Đọc xong cả bài, người ta chỉ có thể kết luận: các câu hỏi của ký giả quá hay.


    Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh


    Còn câu trả lời tiêu biểu của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh là: "Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân. Những hành vi cản trở ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng, khi sự việc xảy ra thì ta phản đối."

    Và có vẻ trách nhiệm của ông Minh chỉ đến đó là hết. Ông bảo: " Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ." Người dân có thể khẳng định chính ông Minh cũng không biết các lực lượng chức năng đó là ai. Ngư dân kêu cứu đã gần 10 năm qua nhưng chẳng thấy lực lượng nào cả.

    Còn các câu trả lời khác của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh chỉ để lại ấn tượng đây là chuyện của "chính phủ" và "quốc hội" -- như thể chính phủ không bao gồm Bộ Ngoại giao và như thể mỗi đại biểu quốc hội là một bộ trưởng "lo tất cả các vấn đề của đất nước, trong đó có vấn đề Biển Đông". Có lúc ông Minh còn núp bóng người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi được hỏi trước việc Trung Quốc phủ nhận thư phản đối và vu cáo ngược như vậy thì giải quyết thế nào.

    Đây cũng không phải là lần đầu tiên có sự vắng trách nhiệm kỳ lạ của các lãnh tụ tối cao cả bên đảng và bên nhà nước mỗi khi Biển Đông dậy sóng. Trong những năm gần đây, cứ mỗi lần Trung Quốc sỉ nhục Việt Nam với những vụ vi phạm lãnh hải, cắt cáp, bắt giữ, tra tấn, bắn giết ngư dân, người ta lại thấy Ba Đình vắng tanh, đặc biệt là 2 bộ trưởng liên hệ: Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Thay vào đó, chỉ thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao lại chạy dĩa hát "đã phản đối" và Thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh lại lên tiếng đòi đánh cho chừa ... đến người biểu tình cuối cùng.

    Vì vậy, câu trả lời của ông Phạm Bình Minh rằng nhà nước "bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp" phải được hiểu chính xác với thực tế là đảng và nhà nước đã dùng mọi biện pháp rồi và không biết làm gì hơn nữa. Thôi thì ngư dân ráng mà chịu.

    Thật vậy, cả hai biện pháp đối phó chính đều đã bí lối. Biện pháp ngoại giao chỉ tới mức "phản đối" là hết và lại chỉ phản đối chủ yếu cho người Việt nghe. Đặc biệt khi Bắc Kinh phủ nhận các phản đối, vu cáo ngược, và hỗn láo đòi phải "giáo dục lại" ngư dân Việt, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam lại càng im lặng hơn nữa.

    Riêng biện pháp quân sự thì đã bị gạt ra hẳn từ năm 1990, khi các lãnh tụ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đến Hội nghị Thành Đô xin làm chư hầu trở lại và thề hứa tuyệt đối không bao giờ dám hỗn với Bắc Triều như thời 1979-1989 nữa. Vì vậy, tất cả những hình ảnh, tin tức rình rang về việc mua tàu ngầm, sắm máy bay, tậu hỏa tiễn chỉ là những màn vừa để biểu diễn lòng yêu nước của đảng vừa để một số đảng viên cao cấp kiếm ăn (như vụ mua tàu Ukrana) chứ chẳng đời nào Bộ Chính Trị dám ra lệnh cho quân đội dùng những vũ khí đó.

    Ngoài biện pháp quân sự và ngoại giao như vừa nêu là một lô những biện pháp ... đóng kịch khác: từ những tuyên bố của Quốc hội yêu cầu chính phủ giải trình tình hình Biển Đông như thể các đại biểu quốc hội không biết đọc và vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra trên Biển Đông; đến những quyết định cho đóng thuyền ngư chính như thể quân đội và công an hiện giờ chưa có thuyền để ra khơi; đến những buổi hội thảo quốc tế về Biển Đông nhưng không dám bàn tới bức công hàm Phạm Văn Đồng; v.v....

    Nhưng cái ác nhất giữa các màn kịch nêu trên là chính sách "động viên" ngư dân Việt TIẾP TỤC RA KHƠI BÁM BIỂN ĐỂ GIỮ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG, trong khi công an vẫn không dám rời bờ và hải quân Việt chỉ khoe được đi tuần tra với hải quân Tàu ... ở vùng biển khác (vịnh Bắc Bộ).



    So với các lãnh tụ đảng và nhà nước khác, người ta có vẻ thất vọng nhiều hơn ở ông Phạm Bình Minh. Có lẽ vì người dân trông chờ nhiều hơn ở ông sau khi được biết sự xót xa của thân phụ ông, tức Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương) tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990. Nói cách khác, nhiều người tin rằng dân chúng thất vọng nơi ông Phạm Bình Minh một thì bố ông nếu còn sống chắc phải thất vọng mười. Ít ra, ông Nguyễn Cơ Thạch tại Thành Đô còn đau lòng đến độ bật lên lời than thở khá nguy hiểm "Họa Bắc Thuộc mới đã bắt đầu". Còn ông Phạm Bình Minh cho đến nay vẫn nhất quyết ngậm miệng để giữ ghế.

    Với bộ phận lãnh đạo đảng CSVN nay đầy những người như ông Phạm Bình Minh và tệ hơn, ngư dân Việt sẽ vẫn tiếp tục phải chống chỏi và đổ máu trong cô đơn trên Biển Đông, trong lúc mọi nỗ lực của đảng và nhà nước được tập trung đối phó với những người Việt yêu nước, đang sẵn sàng đứng lên đòi quyền bảo vệ quê hương và đồng bào của mình.



    https://www.facebook.com/radiochantroimoi

  8. #28
    Lotus
    Guest

  9. #29
    Lotus
    Guest
    Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam, một ngư dân bị chết trong vùng biển đảo Mê, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa . Hòn Mê cách đất liền khoảng 10 cây sô´ .

  10. #30
    Lotus
    Guest
    Lại thêm PGS. Tiến sỹ giấy trả lời phỏng vấn báo lề đảng



    Truyền thông trong nước loan tin hôm nay về ý kiến của một PGS, Tiến Sỹ có tên Nguyễn Chu Hồi, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên - môi trường) về vấn đền ngư dân, ngư trường của Việt Nam với title “Ngư Dân phải là một lực lượng trên biển.”


    Trong phần phỏng vấn của báo TT ông trả lời trớt he như sau:


    “Ông đã nghe về chuyện ngư dân còn khó khăn. Vừa qua có đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu Việt Nam có 4 triệu ngư dân đánh bắt cá trên các vùng biển, những ngư dân này vẫn còn nhiều khó khăn về tàu bè nhỏ bé, phương tiện đánh bắt thô sơ, lạc lậu. Tại sao chúng ta có chính sách hỗ trợ ngư dân mà ngư dân vẫn còn khó khăn, thưa ông?


    - Vấn đề thứ nhất tôi muốn nói là việc tuyên truyền về biển đảo, về chủ quyền trên biển phải làm thường xuyên nhưng phải có sự thay đổi, đừng làm theo cách mỗi năm chỉ có vài ngày rộ lên về biển đảo. Hiện nay ai cũng biết trên đại dương và ở biển Đông đang có bao điều nóng hổi. Giữa những vấn đề nóng bỏng đó thì ngư dân có khó khăn gì?


    Theo tôi, chúng ta mới chỉ mạnh về tuyên truyền đối nội, nhưng tuyên truyền đối ngoại về biển đảo còn mờ nhạt. Thế giới đã chọn ngày 8-6 là ngày đại dương thế giới, mỗi năm có một chủ đề. Với riêng Việt Nam, khi nói đến biển, với tư cách là một quốc gia ven biển, theo công ước và các điều ước quốc tế, ngư dân của chúng ta có quyền hưởng thụ cả ở ngoài đại dương chứ không chỉ trong phạm vi chủ quyền ở biển đông. Vậy nhưng có bao nhiêu ngư dân đã biết được điều đó?


    Vì vậy, từ việc tuyên truyền đến chính sách tôi nghĩ có phần nào chưa trúng với thực tiễn. Tại sao chúng ta không biến Tuần lễ biển và hải đảo thành cơ hội để nhìn nhận tư tưởng của thế giới, để lồng ghép vào chính sách của quốc gia về các vấn đề đang diễn ra trên biển. Chúng ta làm chậm thì ngư dân vẫn sẽ còn khó khăn. Phải thật sự đột phá để chính sách trở thành “bà đỡ” với ngư dân, có vậy ngư dân bám biển mới trở thành một lực lượng.” [1]


    Thay vì đưa ra các chính sách xây dựng hổ trợ ngư dân từ những chiếc thuyền đánh bắt thủ công bằng gỗ chỉ có thể đánh bắt gần bờ với năng suất thấp thành những chiếc tàu nhựa composite hiện đại có mã lực mạnh có thể xa bờ ông chỉ có cách…. . tuyên truyền về biển đảo (!)


    Tiếp theo cái tư duy của một tiến sỹ cho biết như sau:


    “Tức là phải có chính sách hỗ trợ ngư dân ra khơi, phải có các lực lượng bảo vệ để ngư dân tự tin bám biển?


    - Nói vậy cũng đúng. Điều đầu tiên phải hiểu ngư dân khác với nông dân. Đặc thù của ngư dân là họ “canh tác” ở xa nơi cư trú. Khi họ bước chân xuống thuyền là phải chấp nhận trao cuộc đời cho cánh buồm, nhưng bản thân họ luôn là những con người kiên cường, bất khuất. Họ là lực lượng dân sự hiện diện trên biển và hoạt động rộng khắp trên các vùng biển. Sự hiện diện của ngư dân là sự hiện diện về chủ quyền, vì vậy ngoài vai trò làm kinh tế, ngư dân còn có vai trò góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền. Ví như khi có chiến tranh, ngư dân sẽ phải là một lực lượng trên biển. (!)


    Ông phải nói rằng từ nay người ngư dân phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu với bọn cướp Trung Hoa, đưa đầu ra đánh với bọn tàu hải giám còn các lực lượng cảnh sát biển, công an biên phòng nuôi tốn ngân sách làm gì hở ông ?



    * Vậy để ngư dân tự tin ra khơi, ông có đề xuất gì về chính sách?


    - Hiện nay chúng ta đã có Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam là hoạt động thường niên từ ngày 1 đến 8-6. Cá nhân tôi mong muốn đây là tuần lễ không chỉ thuần túy tuyên truyền về chủ quyền biển đảo hay ý thức về chủ quyền biển đảo. Tôi đề nghị nên dành tuần lễ này làm khoảng thời gian để các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách ngồi lại với nhau. Cùng tổ chức các diễn đàn, hoặc tổ chức những hội nghị bàn tròn về các vấn đề về biển đảo. Tại sao chúng ta không biến tuần lễ này là dịp để cùng nhau suy ngẫm, tổng kết, nhìn nhận lại chính sách về biển đảo, nhìn nhận lại chính sách về hỗ trợ ngư dân và bảo vệ ngư dân bám biển? Tại sao chúng ta chưa biến tuần lễ này là cơ hội đánh giá hiệu quả của chính sách đang triển khai?


    Nếu mỗi năm ít nhất có một tuần làm công việc suy ngẫm, xem lại những chính sách nào tốt, cái nào phát huy được thì nâng tầm lên, mở rộng ra. Chính sách nào chưa được thì điều chỉnh, ít nhất không để kéo dài những chính sách lạc hậu, không để thiếu hụt những chính sách cần thiết.


    Nếu mỗi năm chúng ta có một tuần với những sự kiện, hoạt động thiết thực như thế, không chỉ dừng lại ở việc mittinh, phát biểu, khi đó vấn đề thiêng liêng về tuyên truyền chủ quyền biển đảo sẽ thấm vào các giai tầng xã hội. Khi đó biển đảo không chỉ là tình yêu mà còn là tinh thần tự giác và trách nhiệm. Khi đó việc bám biển của ngư dân sẽ bớt khó khăn.” [2]


    Thưa ông tiến sỹ… giấy lộn,


    Việc của ngư dân chỉ là đánh cá, họ chỉ có thể hiện diện trong vùng biển có tranh chấp một khi được quân đội bảo vệ, toàn văn bài phát biểu của ông cho thấy ông chỉ có một phương cách là tuyên truyền cho ngư dân về biển đảo và lờ tịt cái công hàm Phạm Văn Đồng 1958 công nhận thềm lục địa và hải lý năm xưa, và ông càng lộ rõ vẻ “mị dân” khi tuyên truyền cho người dân về tình yêu biển đảo khuyến khích họ ra khơi nhưng khi bị bắt đòi tiền chuộc thì ông lặn mất dép


    Việc bảo vệ biển đảo không phải là của người dân mà là của nhà cầm quyền hiện nay thưa ông Ts giấy ạ! Nguyên cái đội ngũ quan đội, cảnh sát, côn an để làm gì hả ông? Hay chỉ cho họ đi đàn áp người yêu nước? Rồi đi cướp đất dưới hình thức cưỡng chế...?


    Nguyên Anh

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...hong.html#more

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 16
    Last Post: 04-20-2014, 06:46 AM
  2. Bên trong Trung Quốc
    By Lotus in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 31
    Last Post: 08-12-2013, 11:39 PM
  3. Replies: 143
    Last Post: 08-08-2013, 12:01 PM
  4. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:17 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh