Register
Results 1 to 6 of 6
  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566

    Bài Hát Lương Châu

    Bài Hát Lương Châu

    Lương Châu Từ

    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
    Túy ngoạ sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?

    Vương Hàn


    Dịch nghĩa bài thơ : Rượu ngon đựng trong chén dạ quang. Toan uống thì tiếng tì bà đã dục lên ngựa. (Tui) say nằm trên bãi chiến trường (thì) xin bạn chớ cười, vì thử hỏi từ xưa đến nay đi chinh chiến có được mấy ai trở về ?

    Chú thích :

    Vương Hàn tự là Tử-Vũ, người đất Tấn Dương, Tinh-Châu (tức tỉnh Sơn-Tây) được văn học sử trung hoa xếp vào thời Thịnh Đường (713-766).
    Vương Hàn thi đậu tiến sĩ đời Duệ Tông 710, (con Duệ Tông là Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng đã có một mảnh tình vắt vai rất diễm lệ với Dương Quí Phi, được Bạch Cư Dị biến thành bất tử trong ‘Trường Hận Ca’) làm tới chức Giá bộ viên ngoại lang, rồi bị biếm làm trưởng sử tại Nhữ châu, rồi chuyển làm biệt giá tại Tiên Châu, cuối cùng làm tư mã tại Dao châu.

    Lương Châu : tên đất nay thuộc tỉnh slowcooker Túc , giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau .

    Lương Châu Từ : là một điệu hát cổ của người Hoa nói về chuyện trận mạc biên ải . Ngoài Lương Châu Từ, những điệu hát cổ khác như : Thượng chi hồi , Chiến thành nam , Tương tiến tửu , Quân mã hoàng , Viễn như kỳ , Hoàng tước hành , Lạc mai hoa v.v...được các nhà thơ những thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác.

    (Sưu tầm)

    Thơ Dịch

    Bài Hát Lương Châu

    Rượu bồ đào, chén dạ quang
    Muốn say đàn đã rền vang dục rồi.
    Sa trường say ngủ ai cười
    Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu !

    Trần Trọng San

    -------------------------------------------------------------------

    Bài Hát Lương Châu

    Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
    Toan nhắp, tỳ bà đã giục đi
    Say khướt sa trường anh chớ mỉa
    Xưa nay chinh chiến mấy ai về

    Trần Quang Trân

    -------------------------------------------------------------------

    Bài Hát Lương Châu

    Chén rượu Bồ Đào, men rượu vương
    Tỳ Bà đã khảy giục lên đường
    Ta say trong trận đừng cười nhé
    Mấy đời chinh chiến được hồi hương?

    Hoàng Dung

    -------------------------------------------------------------------

    Bài Hát Lương Châu

    Rượu đào chuốc chén dạ quang,
    Giục người lên ngựa, tiếng đàn xôn xao.
    Say nằm bãi cát có sao,
    Xưa nay chinh chiến có bao người về !

    Giang-Phu

    -------------------------------------------------------------------

    Bài Hát Lương Châu

    Rượu bồ đào, chén dạ quang,
    Chưa vơi, trên ngựa tiếng đàn giục đi.
    Say nằm bãi cát cười chi,
    Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về !

    Nguyễn Khuê

    -------------------------------------------------------------------

    The Song of Diangchow

    The beautiful grape wine, the night-glittering cups
    Drinking or not drinking, the horns summon you to mount.
    Do not laugh if I am drunk on the sandy battlefield
    From ancient times, how many warriors ever returned !

    Robert Payne

    -------------------------------------------------------------------

    Chanson de Leangtcheou

    Le beau vin de raisin dans la coupe phosphorescente
    J’allais boire, mais le cistre des cavaliers me presse
    Si je tombe, ivre, sur le sable, ne me riez pas
    Combien, depuis les temps anciens, sont revenus de la guerre !

    Paul Demieville

    (Sưu tầm)

    LƯƠNG CHÂU TỪ - Khúc Bi Hùng Ca Thời Chiến

    "Lương Châu từ là khúc hát Lương Châu, tức khúc hát về miền biên ải. Bước tri nhập đầu tiên từ đầu đề tác phẩm đã cho người đọc thấy rõ tình điệu chung của thi phẩm. Đây là loại đầu đề dựa vào tên một khúc thức của nhạc phủ như Thanh Bình Điệu, Trường Can Hành, Thiếu Niên Hành, Chiết Liễu Chi Từ, Thái Liên Khúc,… Nhưng Thái Liên Khúc có âm hưởng vui tươi, ca ngợi cuộc sống, còn Lương Châu Từ lại là nỗi cực khổ của người lính nơi biên ải.

    . . . . . . .

    Như bất cứ một bài thơ tứ tuyệt thông thường, Lương Châu Từ có thể chia thành hai phần rõ rệt. Hai câu đầu dùng để tả thực, kể sự:

    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
    ( Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
    Toan nhắp tì bà đã giục đi)

    Còn hai câu sau là tình cảm, là ý tưởng, là thái độ của con người về một hiện thực rộng lớn hơn, khái quát hơn:

    Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
    (Say khướt sa trường anh chớ mỉa
    Xưa nay chinh chiến mấy ai về?)

    . . . . . . .

    Lương Châu từ có cái hay đạt đến độ “kinh nhân” trong ngữ pháp riêng biệt của nó. Câu đầu là một thế giới tỉnh: bồ đào mỹ tửu, dạ quang bôi. Nó chỉ có sự vật chỉ có danh từ. Đấy là thế ổn định của một cuộc sống đẹp, một cuộc sống đáng sống. Nhưng câu hai lại lại là sự náo loạn của cảnh “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt - Khói slowcooker Tuyền mờ mịt thức mây” . Câu thơ dùng tới ba động từ và một trợ động từ : dục, ẩm, thượng, thôi, đó là sự gấp gáp liên tiếp phá hủy đến tận cùng hy vọng sống, là sự dồn đẩy của chiến tranh đối với con người.

    Từ thế đối lập của các hình ảnh thơ ấy, ta biết rằng không ai có thể trách cứ “túy ngoạ” say khướt của người ấy. Đấy chỉ là sự “sinh động con người” của một thân phận bị lưu đày trên mặt đất giữa thời chiến tranh.

    Cái kì diệu ở cách tả tình ở hai câu thơ sau là sự xoá nhoà được ranh giới giữa người sáng tác và người đọc. Nhân vật trữ tình như ở bên chúng ta, thậm chí ở trong chúng ta. Nó vừa như chạm ly, vừa như chạm tình. “Quân mạc tiếu”, anh đừng cười nhé, nhẹ nhàng mà thâm thuý biết bao ân tình và con người biết bao.

    Câu thơ dường như nối được vòng tay những con người lại với nhau, một vòng tay nhân bản, dù những vòng tay ấy không chống đối được thế mệnh. Câu thơ cuối cùng buông nhẹ một chân lý, mọt chân lý đã cũ như mấy ngàn năm chiến tranh quen thuộc. Nhưng vì chân lý ấy, “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” chỉ đầy sự phi lý nên câu thơ đặt trong hình thức câu hỏi, như một vấn nạn thời đại. Hơn nữa, đó cũng là vấn nạn của nhân loại mà thơ tứ tuyệt đời Đường dù chỉ bé bằng bàn tay nhưng chứa đầy thế giới đã vẫn phổ quát được.

    Lương Châu Từ vì thế là khúc hát nhân bản về nỗi đau khó tả của con người giữa lòng chiến tranh. Và nhờ thế ta cũng hiểu được vì sao Lương Châu Từ trở thành bài thơ nằm lòng của người Việt Nam mấy trăm năm qua…".

    LÊ QUANG ĐỨC

    (Sưu tầm)

    Lời Bàn Của Kim Dung Về Uống Rượu...

    Kim Dung tiên sinh đã cho Tổ Thiên Thu trong "Tiếu Ngạo Giang Hồ" luận về chuyện uống rượu như sau:

    "... Uống rượu cần nghiên cứu về đồ dùng. Rượu nào phải dùng chén nấy. Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc. Người Đường có câu thơ : Ngọc uyển thình lai hổ phách quang (chén ngọc long lanh màu hổ phách), như vậy đủ rõ chén ngọc làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ.

    ... Rượu trắng uống ngoài quan ải rất ngon nhưng đáng tiếc hương vị không đủ thơm tho, hay hơn hết là lấy sừng tê giác làm chén để rót rượu vào mà uống, có như thế thì mùi rượu mới thuần phi thường. Ta nên nhớ chén ngọc làm rượu nổi màu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương vị. Cổ nhân quả đã không lầm.

    Đến như rượu bồ đào thì dĩ nhiên phải dùng chén dạ quang. Cổ nhân đã có câu Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi. Chén dạ quang là vật trân quí hiếm có ở đời. Rượu Bồ đào có mầu hồng, bọn nam nhi chúng ta uống vào thì không đủ hào khí. Chén dạ quang phát ra ánh sáng mới là tuyệt diệu. Rượu bồ đào rót vào chén dạ quang lập tức màu rượu sẽ đỏ sáng như huyết.

    ... Còn thứ rượu cao lương tối cổ phải dùng chén tước đúc bằng đồng xanh mới là có ý cổ kính. Thứ gạo làm rượu này cũng thiệt tốt, vừa ngọt vừa thơm, nên dùng đẩu lớn mà uống mới hợp ý rượu.

    ... Còn thứ bách thảo mỹ tửu là hái trăm thứ hoa thơm cỏ lạ ngâm vào trong rượu nên mùi thơm phảng phất như mùi đồng nội ngày xuân, khiến người ta chưa uống đã say. Uống bách thảo tửu nên dùng chén cổ đằng (làm bằng cây song cổ) Cây cổ đằng phải đủ trăm năm thì mới khoét thành chén được. Chén cổ đằng làm rượu bách thảo tăng mùi thơm lên gấp bội .

    ... Uống thứ rượu Thiệu Hưng Trạng Nguyên Hồng cần phải dùng thứ chén sành cổ đời Bắc Tống. Không có mới dùng tạm chén đời Nam Tống. Dùng chén Nam Tống đã là khí thế suy kém rồi. Còn dùng đồ sành đời Minh thì nhỏ mọn quá.

    ... Uống rượu Lê-Hoa phải dùng chén Phi Thúy. Trước cửa quán rượu Lê Hoa ở Hàng Châu có treo cờ xanh để màu cờ ánh vào rượu Lê Hoa cho thêm phần huyền ảo.

    ... Riêng uống Ngọc lộ tửu thì phải dùng chén lưu ly. Ngọc Lộ tửu sủi tăm như ngàn hạt châu rớt vào chén ..."

    Hạnh Uyên

    (Sưu tầm)

    ----------------

    Túy ngọa sa trường

    Tôn thất tuệ

    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
    chớ vội cười vì men khói súng
    chớ vội cười xưa nay giặc giả mấy ai về
    tình trường không như chiến trường ác nghiệt
    những nhát đâm đau đớn mà sướng kinh hồn

    Ôi tình trường, ôi chiến địa,
    champs d'amour et champs de bataille
    là những thứ để lại con bù nhìn bằng rơm rạ
    và dẻ rách, đuổi chim phá lúa mà không quên
    kẹp nách cây roi của tiền kiếp, quất trên thây
    trong vô thức sâu thẳm,
    làm sống dậy những đau thương tuyệt đỉnh
    hồn ta si, trở thành điên dại,
    bốc đất ăn, cười vui góc chợ.
    Người thấy ta là thấy những lần thua trận.
    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
    nhưng ta cười vì hồn ta vẫn còn trong trận mạc
    có tình em trong những ngày ngọt dịu,
    trên cõi mộng em vẫn là một đồng minh
    chưa phản bội, chưa rút quân chiến lược.
    Nay ta cười lấy tàng cây đình hoang làm mái ấm.
    Túy ngọa sa trường ta nhớ em.-

    NGÀY HÁT KHÚC TÌNH THUA - HOÀNG LỘC
    cả đời ta vì một khúc tình thua
    mà vác kiếm dạo quanh trời gái đẹp

    mỗi quốc sắc chỉ một lần được chết
    đã đâu yên – kìa năm bảy nấm mồ
    cái thời ta cầu bại phải ngao du
    bài ca cũ dễ chi đành tuyệt tích ?

    cái thời mỗi tên hoa lần hồi ta xoá sạch
    những môi thơm bặm kín nỗi u tình
    những kỳ nữ xuôi tay còn trợn mắt
    vu oan ta chỉ để nhẹ hồn mình

    cái thời mỗi khi ta buồn dừng vó ngựa
    là một quan tài lê lết qua sông
    kiếm báu cứ lần chồm lên miệng vỏ
    là bên kia trời lật xác thiên hương

    thời tóc xanh bay rừng lòng ngạo mạn
    đất thẳm trời dày trong tay hảo hán
    tiếng cười gằn quên khấy chút khoan dung
    đầu tình bay mà lưỡi kiếm còn rung

    cái thời dưới khuya sương đau lòng bất bại
    giặt áo phơi trăng hát lời độc cô
    tiếng hát nổi chìm truyền ra miệng thế
    mỗi khen chê đủ dằn mặt giang hồ

    "...thèm nhát kiếm lia ngang trời kiêu bạc
    trần gian ơi, tri kỷ dễ còn ai ?
    ráng huề giùm ta ví không thắng được
    cho ta riêng ngậm thử chút tinh hoài... "

    em thuở ấy hẳn chưa từng biết mộng
    trò cung tên chỉ quanh quẩn hiên rào
    đâu tưởng nổi có lần em bắn trúng
    con chim về từ cõi biển xanh dâu
    đâu tưởng nổi lòng chưa khuây gió sóng
    tóc đôi màu còn ướt ngọn sương mưa
    lại có thể ta bàng hoàng chết lặng
    mũi tên buông sau một nhát gươm đùa

    đâu tưởng nổi ngày ta thèm qui ẩn
    lại bất ngờ được hát khúc tình thua …

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Khúc hát Lương Châu

    Rượu đào chén ngọc muốn hả hê
    Thúc giục đi ngay (lên yên) trống đã đề
    Say khướt trường sa đừng chế nhé
    Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
    PMT


    Sau đây là bài của ông Phí Minh Tâm

    Trong nguyên bản bài thơ có vần " ôi " , bôi , thôi , hồi. Vài dịch giả đã dùng âm vận khác như Trần Trọng San trong thơ lục bát : "quang , vang, rồi, cười " , hoặc trong bài thơ của Trần Quang Trân : " ly, đi , về ". Hay của ông Phí Minh Tâm : " hê , đề , về ".

    Cái khó là nếu dùng thơ lục bát để thoát dịch bài Lương Châu Từ thì tương đối dễ. Nếu dùng thể thất ngôn , 4 câu thôi và tìm vần thật là khó. Câu cuối , Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi , Xưa nay chinh chiến mấy ai về. Hồi là quay trở lại , quay trờ về. Tìm âm ê thật là khó.

  3. #3

    Cam = slowcooker ?

    Chào Anh Cò Vàng ! Tình-cờ, mò-mẫm tìm được, mc này. Có các lời bàn về bài thơ "Lương-Châu từ", của mấy Vị Lê-Quang-Đức, và Hạnh-Uyên, do Anh rinh được đâu đó vđây . Thấy hay qúa ! chẳng có ai góp lời, góp ý gì với Anh ! Trong phần chú-thích có khúc này lạ qúa-xá:-?, Tê đoán là chữ "Cam", mà đề rõ là "slowcooker" :
    "Lương Châu : tên đất nay thuộc tỉnh slowcooker Túc , giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau ."
    Xin hỏi Anh hoanghac, hay Vị nào biết, vì sao lại gõ chđó ?! nếu là lỗi đánh máy thì làm sao có thể ra như vậy được ?!
    Khi xưa, lúc mới học được bài thơ này, Tê thích lắm ! Nhưng có vài ý-kiến khác người vý-nghĩa bài thơ này . Nếu Anh thấy có hứng nghe ! Sẽ góp mấy lời .

    Khi ăn thì chỉ có ăn
    Lúc làm thì chỉ có làm
    Trên hết cả
    Chớ đòng-đưa

  4. #4
    Quote Originally Posted by Trò Tê View Post

    Chào Anh Cò Vàng ! Tình-cờ, mò-mẫm tìm được, mc này. Có các lời bàn về bài thơ "Lương-Châu từ", của mấy Vị Lê-Quang-Đức, và Hạnh-Uyên, do Anh rinh được đâu đó vđây . Thấy hay qúa ! chẳng có ai góp lời, góp ý gì với Anh ! Trong phần chú-thích có khúc này lạ qúa-xá
    :-?, Tê đoán là chữ "Cam", mà đề rõ là "slowcooker" :
    "Lương Châu : tên đất nay thuộc tỉnh slowcooker Túc , giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau ."
    Xin hỏi Anh hoanghac, hay Vị nào biết, vì sao lại gõ chđó ?! nếu là lỗi đánh máy thì làm sao có thể ra như vậy được ?!
    Khi xưa, lúc mới học được bài thơ này, Tê thích lắm ! Nhưng có vài ý-kiến khác người vý-nghĩa bài thơ này . Nếu Anh thấy có hứng nghe ! Sẽ góp mấy lời .

    "Slowcooker" Túc

    Bái phục!


    cam U+5769 0032 thổ 5 cam lư (lò nung) gdhn earthenware, earthenware vessel GAN1 HAM1


    http://vi.wikipedia.org/wiki/Cam_T%C3%BAc

    "Tỉnh Cam Túc có diện tích 454.000 km², và phần lớn đất đai của tỉnh này nằm ở độ cao trên 1 km so với mực nước biển. Nó nằm giữa cao nguyên Tây Tạng, Nội Mông Cổ, cao nguyên Hoàng Thổ và có biên giới với Mông Cổ ở phía tây bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này cũng chứa điểm trung tâm địa lý của Trung Quốc, được đánh dấu bằng đài kỷ niệm tại vĩ độ 35,33° bắc và kinh độ 103,23°đông. [6]Một phần của sa mạc Gobi cũng nằm tại Cam Túc.

    Sông Hoàng Hà có nguồn nước chủ yếu tại tỉnh Cam Túc và chảy qua Lan Châu.

    Về địa hình thì Cam Túc bằng phẳng ở phía bắc và nhấp nhô ở phía nam. Các rặng núi phía nam là một phần của dãy núi Kỳ Liên. Với độ cao 5.547 m, Kỳ Liên Sơn là đỉnh cao nhất tại Cam Túc. Nó nằm tại tọa độ 39° vĩ bắc và 99° kinh đông.
    Các tỉnh/khu tự trị cận kề có: Nội Mông Cổ, Tân Cương, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Thiểm TâyNinh Hạ."

    Không biết chuyến đi Ấn Độ lần này của TT Obama có giúp bớt áp suất cho cái slowcooker này không!

    .

    Last edited by thuyền nhân; 01-25-2015 at 10:50 PM.

  5. #5
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Khúc hát Lương Châu

    Rượu đào chén ngọc muốn hả hê
    Thúc giục đi ngay (lên yên) trống đã đề
    Say khướt trường sa đừng chế nhé
    Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
    PMT


    Sau đây là bài của ông Phí Minh Tâm

    Trong nguyên bản bài thơ có vần " ôi " , bôi , thôi , hồi. Vài dịch giả đã dùng âm vận khác như Trần Trọng San trong thơ lục bát : "quang , vang, rồi, cười " , hoặc trong bài thơ của Trần Quang Trân : " ly, đi , về ". Hay của ông Phí Minh Tâm : " hê , đề , về ".

    Cái khó là nếu dùng thơ lục bát để thoát dịch bài Lương Châu Từ thì tương đối dễ. Nếu dùng thể thất ngôn , 4 câu thôi và tìm vần thật là khó. Câu cuối , Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi , Xưa nay chinh chiến mấy ai về. Hồi là quay trở lại , quay trờ về. Tìm âm ê thật là khó.
    Hôm nay ngày 19 tháng 1 năm 2019 .
    Cả ngày không ngừng nhớ kỷ niệm trận Hoàng Sa, 19 tháng 1 năm 1974,

    Vào Đặc Trưng vô tình đọc lại bài của Hoàng Hạc, chạnh lòng không hiểu Hoàng Hạc nay ở đâu, nhưng có một cơn giận dữ chua xót cho người lính Việt, tại sao phải sử dụng văn thơ Tàu khi chính Tàu Cộng là kẻ xâm lăng đất nước mình ?

    Khi nào chúng ta thoát được sự lệ thuộc văn hoá Tàu, thì anh linh tử sĩ tại Hoàng Sa mới không tủi hổ vì lời thề "quyết tử" khi bảo vệ Biển Đông .

    Tiếng Sóng Hoàng Sa

    Cát vàng môt dải mênh mông,
    Biển xanh dào dạt giống Tiên Rồng,
    Hoàng Sa tiếng sóng ngàn năm vọng,
    Lời thề "quyết tử" giữ non sông!


    Anh đi một bước không trở lại,
    Mẹ già em nhỏ vẫn ngóng trông,
    Anh ơi, ngày ấy, ngày mai ấy,
    Tiếng sóng Hoàng Sa rực muôn lòng!


    Hồn thiêng sông núi về đây nhé,
    Thắp lại niềm tin giống Lạc Hồng,
    Biển Đông sẽ dậy muôn trùng sóng,
    Anh lại bên em giữ non sông!


    Chúng ta sẽ đuổi tan Cộng phỉ,
    Lấy lại Hoàng Sa, giữ Biển Đông!

    ....


    .
    Last edited by thuyền nhân; 01-19-2019 at 07:45 PM.

  6. #6
    China’s Dystopian Experiment in Xinjiang

    https://www.hudson.org/events/1647-c...a1rwcNZGt4Do5w

    Xin xem video có bài nói chuyện của Thượng Nghị Sĩ Cotton rất hay .

    .

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:19 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh