Bầu cử ở Mã Lai: Cách mạng trên lãnh thổ Hồi vương

Karl-Ludwig Günsche



Từ 57 năm nay chỉ có một đảng thống trị ở Mã Lai, kinh tế phát triển nhưng quốc gia đứng trước thời điểm đổi thay. Lần đầu tiên trong bầu cử mà sự việc không xoay quanh tranh cãi các nhóm dân tộc mà ở sự khác biệt trong xã hội. Phe đối lập ủng hộ giới trẻ và có thể chiến thắng nhóm ưu tú cao niên.

Maimun Yusof chạy chiếc xe đạp đỏ choét hằng ngày đến Cabang Tiga. Ngay giữa ngôi làng nhỏ bà đã dựng một cái chòi lỏng lẻo, đó là trung tâm tranh cử của bà. Với phương châm "Mã Lai phải giữ tính cách Mã Lai", bà lão 94 tuổi dốc hết sức mình vào cuộc tranh cử lần thứ hai. Cách đây năm năm bà được gần 685 phiếu bầu. Nhưng trong ngày chủ nhật hôm nay cơ hội của bà cao hơn. Bà đã thành ngôi sao của giới truyền thông trên toàn cõi quốc gia. Bất cứ bà xuất hiện ở đâu, người ta cũng hoan hô bà lão trên chiếc xe đạp đỏ.

Từ sau khi độc lập với người Anh vào năm 1957 cho đến nay chưa bao giờ có cuộc bầu cử nào điều động được đông đảo dân chúng như lần này. Tin tức báo ra từ 103 tòa đại sứ và tổng lãnh sự rằng, công dân lần đầu tiên trong lịch sử Mã Lai được phép đi bầu cử bằng lá phiếu cầm tay đã đạt kỷ lục tham gia. Viễn cảnh cuộc chạy đua ngang ngửa là động lực khiến dân chúng đi bầu. Theo thăm dò dấu hiệu cho thấy liên hiệp chính phủ Barisan Nasional (BN) sau 57 năm thống trị có đe dọa lần đầu tiên bị thất cử.

Đối với quốc hội hoàng gia, nhóm chuyên lựa chọn vua mới xoay vòng trong hoàng thất kiểu lạ nhất thế giới mỗi năm năm, thì lần bầu cử chủ nhật hôm nay có thể là "đổi thời". Ông Yang Razli Kassim giáo sư chính trị của đại học kỹ thuận Nanyang Tân Gia Ba tiên đoán rằng quyền bá chủ liên tục của người dân tộc Mã Lai lần đầu tiên bị cắt đứt.

Giới trẻ Mã Lai quay lưng chống lại nhóm lãnh đạo cao niên

chính trị kinh tế gia Terence Gomez người Mã Lai trông thấy quốc gia Đông Nam Á đang ở ngã ba đường, ông nói: "Không phải là chuyện tranh chấp giữa các nhóm dân tộc nữa mà trong nước Mã Lai ngày nay hiện hữu sự tranh đấu giữa giai cấp". Nhóm dân Mã Lai gốc Hoa có học thức và trẻ tuổi, và thiểu số Ấn Độ quay lưng chống lại nhóm quyền lực ưu tú Mã Lai. Họ muốn bẻ gẫy cấu trúc cứng ngắc của quốc gia, muốn chia sẻ sự thịnh vượng của đất nước. Lần đầu tiên không chỉ có đa số người Hồi giáo lớn tiếng tranh cử, mà các cộng đồng tín ngưỡng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo cũng tranh cử.

Trung tâm của tranh cử là hai cựu bằng hữu nay đã trở mặt: thủ tướng Najib Razak và đối lập có sức thu hút Anwar Ibrahim, người có lần là phó thủ tướng, bộ trưởng tài chánh và là ngôi sao đang lên của đảng cầm quyền từng bị truy đuổi, đánh đập bắt giam và vu cáo.

Đáng lý mọi sự có chiều hướng thuận lợi cho Najib thắng cử: kinh tế phát triển tốt lên đứng hàng thứ ba Đông Nam Á. Tăng trưởng kinh tế trong năm qua hãnh diện nằm ở mức 5,6 phần trăm, quỹ tiền tệ quốc tế khen ngợi quốc gia này đã vượt trội hạn định của mình. Theo tiên đoán của London School of Economics, Mã Lai trong vòng bảy năm sẽ bước vào vòng các quốc gia đã phát triển.

Cử tọa phe đối lập Anwar hi vọng vào thế hệ Facebook

Tuy nhiên ở Đông Nam A vết kéo chia cắt khoảng cách giàu nghèo chỉ có ở Tân Gia Ba và Thái Lan quá lớn cũng như ở Mã Lai. Tham nhũng và loại kinh tế do quan hệ làm suy giảm thành công của Najib. Ngày càng nhiều các giống dân Mã Lai, những người có truyền thống hỗ trợ liên hiệp cầm quyền có cảm giác họ bị bỏ rơi trước sự phát triển của quốc gia mình.

Để xoa dịu phong trào, năm ngoái Najib đã gấp rút đưa việc tăng đồng lương cơ bản, và ngay trước bầu cử còn cố gắng rộng tay ủy lạo dân nghèo để không khí ảnh hưởng có lợi cho ông ta. Nhưng lãnh đạo phe đối lập Anwar kiếm điểm với lời hứa hẹn, rằng ông sẽ gia tăng nền dân chủ và phân chia công bằng xã hội thịnh vượng.

Ông cử tọa phe đối lập tố hết lên một lá bài: nếu ông thua, ông sẽ rút lui khỏi chính trường. Anwar hi vọng đặc biệt vào giới trẻ, thế hệ Facebook: Gần hai triệu dân Mã Lai lần đầu tiên đi bầu, 40 phần trăm ghi danh cử tri dưới 40 tuổi. Và hơn 13 triệu dân trên 28 triệu dân có ghi danh Facebook.

Nhiều người trẻ tuổi Mã Lai đi bầu có mang ý nghĩ trong đầu "chúng ta không thể đất nước mình cho đám già cỗi lãnh đạo lâu hơn nữa", ông Ooi Kee Beng nhận xét theo khảo sát của viện Đông Nam Á. Thủ tướng Najib đã tưởng tượng rằng đây là "cuộc bầu cử nóng nhất từ xưa đến nay" và cũng là "cuộc bầu cử đầu tiên được quyết định qua truyền thông xã hội", nơi mà ít ra đối lập Anwar đang dẫn trước.


(* dịch lại từ Wahlen in Malaysia: Revolution im Reich der Sultane )






bà lão Maimun Yusof






mực có khả năng chống giả mạo lúc lăn tay bầu






thủ tướng Najib Razak



lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim