Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 16
  1. #1

    Có nên mớm cơm cho trẻ?

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cảnh báo, bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm.

    Cho con ăn cơm mớm bằng truyền bệnh cho con

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ nhỏ mới bước vào giai đoạn tập ăn, chức năng nhai chưa hoàn thiện nên các bà mẹ thường nhai cơm cho nát rùi mớm cho trẻ. Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn có tác dụng làm cho cơm có vị ngọt, trẻ ăn cơm nhai chỉ việc nuốt nên có rất nhiều bé thích được ăn cơm nhai.

    Tuy nhiên, PGS.TS Dũng khẳng định, các mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, bởi trẻ sẽ có nguy cơ lây nhiễm hàng trăm bệnh khác nhau. Trong miệng của người lớn có hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn, virus cộng sinh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên khi có cơ hội xâm nhập, vi khuẩn, vi rút sẽ lây lan và trẻ phát bệnh rất nhanh.


    Theo bác sĩ không phải cứ người lớn nào có biểu hiện hoặc được chẩn đoán mắc bệnh có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa mới truyền bệnh cho trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều người mang bệnh mà không biết, được gọi là người mang trùng nghĩa là trong cơ thể họ đã có sẵn mầm bệnh. Chính vì thế, khi nhai cơm mớm cho trẻ người lớn có thể vô tình truyền bệnh sang cho bé.


    “Cho trẻ ăn cơm nhai có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau. Có nhiều bệnh ở người lớn biểu hiện, bệnh cảnh rất đơn giản nên người lớn dễ bỏ qua, không nghĩ rằng mình đang bị bệnh. Nhưng nếu lây sang trẻ nhỏ bệnh đó lại trở thành nguy hiểm. Tôi ví dụ như bệnh cảm ở người lớn, nhiều người không cần uống thuốc có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Nhưng bệnh cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề như viêm phế quản, viêm phổi. Hay như bệnh ho gà nhiều người lớn không nghĩ mình là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Nước bọt có người mắc bệnh ho gà vào miệng bé qua việc nhai cơm hay do tiếp xúc quá gần nước bọt bắn vào miệng bé, bé sẽ dễ mắc bệnh. Ho gà ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bệnh gây ho dữ dội, khó thở, thậm chí suy hô hấp”, PGS.TS Dũng nói.


    Một nguy cơ nữa các mẹ có thể truyền bệnh cho con qua việc nhai cơm là các bệnh về răng miệng. Thống kê của ngành y tế cho thấy có đến hơn 90% người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng nên nguy cơ truyền bệnh cho trẻ là rất lớn. Ngoài ra, người bị các bệnh mạn tính như HIV, viêm gan B,C cũng có thể truyền bệnh cho trẻ qua việc nhai cơm, dù trường hợp này hiếm khi xảy ra.

    Trẻ dễ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa vì ăn cơm mớm

    Ngoài nguy cơ truyền hàng trăm loại bệnh khác nhau cho trẻ, TS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng việc cho trẻ ăn cơm nhai còn có thể khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn.

    “Thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không biết mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa”, TS Thanh cảnh báo.

    Chuyên gia dinh dưỡng này đánh giá động tác nhai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền... dưới sự nhào trộn của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bột phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.

    Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tuyến nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuận lợi hơn.

    Ngoài việc khuyến cáo các bà mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, TS Thanh cũng khuyên các mẹ không nên bỏ tất cả các loại thức phẩm cho bé ăn vào xay nhuyễn thành một hỗn hợp mềm, mịn. Việc lạm dụng máy xay sinh tố và cho trẻ ăn cơm nhai cũng là một trong những lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm, không có phản xạ nhai.

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Em nghĩ nên tập cho trẻ tự nấu ăn luôn từ khi mới bước vào giai đoạn tập ăn. Trẻ thích món gì thì tự nấu lấy sẽ ăn tích cực hơn. Như thế là một công đôi việc, vừa chữa được tật biếng ăn, lại bớt được tật biếng làm.

  3. #3
    Quote Originally Posted by vyvy View Post
    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cảnh báo, bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm.

    Cho con ăn cơm mớm bằng truyền bệnh cho con

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ nhỏ mới bước vào giai đoạn tập ăn, chức năng nhai chưa hoàn thiện nên các bà mẹ thường nhai cơm cho nát rùi mớm cho trẻ. Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn có tác dụng làm cho cơm có vị ngọt, trẻ ăn cơm nhai chỉ việc nuốt nên có rất nhiều bé thích được ăn cơm nhai.

    Tuy nhiên, PGS.TS Dũng khẳng định, các mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, bởi trẻ sẽ có nguy cơ lây nhiễm hàng trăm bệnh khác nhau. Trong miệng của người lớn có hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn, virus cộng sinh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên khi có cơ hội xâm nhập, vi khuẩn, vi rút sẽ lây lan và trẻ phát bệnh rất nhanh.


    Theo bác sĩ không phải cứ người lớn nào có biểu hiện hoặc được chẩn đoán mắc bệnh có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa mới truyền bệnh cho trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều người mang bệnh mà không biết, được gọi là người mang trùng nghĩa là trong cơ thể họ đã có sẵn mầm bệnh. Chính vì thế, khi nhai cơm mớm cho trẻ người lớn có thể vô tình truyền bệnh sang cho bé.


    “Cho trẻ ăn cơm nhai có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau. Có nhiều bệnh ở người lớn biểu hiện, bệnh cảnh rất đơn giản nên người lớn dễ bỏ qua, không nghĩ rằng mình đang bị bệnh. Nhưng nếu lây sang trẻ nhỏ bệnh đó lại trở thành nguy hiểm. Tôi ví dụ như bệnh cảm ở người lớn, nhiều người không cần uống thuốc có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Nhưng bệnh cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề như viêm phế quản, viêm phổi. Hay như bệnh ho gà nhiều người lớn không nghĩ mình là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Nước bọt có người mắc bệnh ho gà vào miệng bé qua việc nhai cơm hay do tiếp xúc quá gần nước bọt bắn vào miệng bé, bé sẽ dễ mắc bệnh. Ho gà ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bệnh gây ho dữ dội, khó thở, thậm chí suy hô hấp”, PGS.TS Dũng nói.


    Một nguy cơ nữa các mẹ có thể truyền bệnh cho con qua việc nhai cơm là các bệnh về răng miệng. Thống kê của ngành y tế cho thấy có đến hơn 90% người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng nên nguy cơ truyền bệnh cho trẻ là rất lớn. Ngoài ra, người bị các bệnh mạn tính như HIV, viêm gan B,C cũng có thể truyền bệnh cho trẻ qua việc nhai cơm, dù trường hợp này hiếm khi xảy ra.

    Trẻ dễ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa vì ăn cơm mớm

    Ngoài nguy cơ truyền hàng trăm loại bệnh khác nhau cho trẻ, TS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng việc cho trẻ ăn cơm nhai còn có thể khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn.

    “Thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không biết mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa”, TS Thanh cảnh báo.

    Chuyên gia dinh dưỡng này đánh giá động tác nhai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền... dưới sự nhào trộn của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bột phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.

    Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tuyến nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuận lợi hơn.

    Ngoài việc khuyến cáo các bà mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, TS Thanh cũng khuyên các mẹ không nên bỏ tất cả các loại thức phẩm cho bé ăn vào xay nhuyễn thành một hỗn hợp mềm, mịn. Việc lạm dụng máy xay sinh tố và cho trẻ ăn cơm nhai cũng là một trong những lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm, không có phản xạ nhai.
    Chào VyVy,

    Có chị kia bảo không thích mớm cho trẻ, mớm cho bố vui hơn, mớm cho hàng xóm thì lại càng thú. Nhân chuyện con trẻ, con bé kia có mẹ là xính gồ mom, hỏi ông quen là nó có thể sleep over chi đó với con gái ông ta được hay không. Ông quen trả lời o được, con bé buồn thiu. Chờ nó và bà vợ ông ta đi khuất, ông ấy thêm là " du cán nọt sleep over, but your mom ís quẹo cằm é ni thai". Nghe đến đây bạn ổng đang nhậu lẩu Thái trong bếp bổng sặc ra tiếng Phạn.

  4. #4
    Quote Originally Posted by TL4 View Post
    Chào VyVy,

    Có chị kia bảo không thích mớm cho trẻ, mớm cho bố vui hơn, mớm cho hàng xóm thì lại càng thú. Nhân chuyện con trẻ, con bé kia có mẹ là xính gồ mom, hỏi ông quen là nó có thể sleep over chi đó với con gái ông ta được hay không. Ông quen trả lời o được, con bé buồn thiu. Chờ nó và bà vợ ông ta đi khuất, ông ấy thêm là " du cán nọt sleep over, but your mom ís quẹo cằm é ni thai". Nghe đến đây bạn ổng đang nhậu lẩu Thái trong bếp bổng sặc ra tiếng Phạn.
    mớm cho con ăn, nó chê mất vệ sinh, từ chối. Nhưng mớm cho bố thì lại good! Sao lạ vậy. Ông bố không thấy mất vệ sinh?

  5. #5
    Có lẽ vì ông bố đã kinh qua những việc khác mất vệ sinh hơn nhiều, nên việc bú mớm nhẹ tựa lông ngỗng hàng xóm Anh ạ.
    Last edited by TL4; 05-28-2013 at 09:22 AM.

  6. #6
    Biệt Thự Rong Rêu's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    biển, dưới giếng, bờ ao, ghềnh đá
    Posts
    1,388
    Quote Originally Posted by vyvy View Post
    Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn có tác dụng làm cho cơm có vị ngọt, trẻ ăn cơm nhai chỉ việc nuốt nên có rất nhiều bé thích được ăn cơm nhai.
    I don't think so! mấy em bé bị mớm cơm mà biết nói chuyện hỏng chừng nó cũng kêu Oh my god!!!
    Nhưng cũng may phần đông là mẹ chứ mà để mấy bố ở Việt Nam mớm đám nhóc đã ghiền thuốc lá hết rồi.
    Kỷ niệm như rêu ... anh giẫm vào trượt ngã.
    (Như Em)

  7. #7
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Vài bữa nữa cũng sẽ có bs nói mớm cơm cho con là tốt cho coi (gãi đầu, .. gãi mông luôn).

    RR, tớ mớm cơm cho mấy đứa nhỏ nhà tớ mà chưa thấy đứa nào nghiện thuốc lá cả. Có thể khi lớn lên sẽ biết hút thuốc lá. Ông cụ tớ hút thuốc lào mớm cơm cho tớ ăn nhưng khi lớn lên, tớ lại dính vào thuốc lá, lạ nhỉ!
    Laissez les bon temps rouler!

  8. #8
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,992
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Vài bữa nữa cũng sẽ có bs nói mớm cơm cho con là tốt cho coi (gãi đầu, .. gãi mông luôn).

    RR, tớ mớm cơm cho mấy đứa nhỏ nhà tớ mà chưa thấy đứa nào nghiện thuốc lá cả. Có thể khi lớn lên sẽ biết hút thuốc lá. Ông cụ tớ hút thuốc lào mớm cơm cho tớ ăn nhưng khi lớn lên, tớ lại dính vào thuốc lá, lạ nhỉ!
    Bác Tôm ơi là Bác Tôm) Hiện ở SG có nhiều Quán Bia Ôm mạ trong đó bất cứ bác ăn món gì cũng được Em Mớm kể cả Cơm, hong tin thì bác có thể hỏi Bác thuynh và Bác Tóc Bạcb-)

  9. #9
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by ngocdam66 View Post
    Bác Tôm ơi là Bác Tôm) Hiện ở SG có nhiều Quán Bia Ôm mạ trong đó bất cứ bác ăn món gì cũng được Em Mớm kể cả Cơm, hong tin thì bác có thể hỏi Bác thuynh và Bác Tóc Bạcb-)
    ...dù không ăn món gì thì cũng vẫn được mớm nũa ...

  10. #10
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    378
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    ...dù không ăn món gì thì cũng vẫn được mớm nũa ...
    Còn "khuyến mãi" thêm bình sữa tươi "cô gái Hà Lan" tráng miệng nữa bác Tôm à, không tin hỏi ông thầy tui thì biết ...)
    Cớ dìn của 5Cam

 

 

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:21 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh