Register
Page 30 of 36 FirstFirst ... 202829303132 ... LastLast
Results 291 to 300 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #291
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    WORK
    What Is Going Well


    Of the refugees aged between 15 and 64 who arrived in the country in 2015, 10 percent of them had found jobs by the second half of 2016. That may not sound like much, but most refugees must first learn German or receive additional vocational training before they can begin looking for work.


    DER SPIEGEL

    As such, forecasts for 2017 and beyond look better. The Institute for Employment Research (IAB), which does research on behalf of Germany's Federal Employment Agency, believes it is possible that every second refugee will have a job within five years, assuming that paid internships and low-paying part-time jobs are also included. The reason behind the optimism is provided by a representative survey among 4,800 refugees. It found that 22 percent of those who came in 2014 are employed as are 31 percent of 2013 arrivals.

    A number of initiatives have been established to ensure that the positive trend continues. In 2016, the German Chambers of Commerce and Industry (DIHK) invested 20 million euros in projects aiding refugees and plans to provide 15 million more this year.

    What Isn't Going Well

    German business leaders have complained that German officialdom has not made it easy for them to hire refugees. Asylum applications take too long to process, language courses often have waiting lists and companies face unnecessary bureaucracy, laments a DIHK statement.

    Furthermore, many companies are concerned that investments in young migrants from Afghanistan or Albania will be wasted should they ultimately be deported. The 2016 Integration Act grants migrants whose asylum applications have been rejected -- but who have been issued with temporary papers preventing their deportation -- residency for the duration of their vocational training programs. But, as the DIHK complains, officials have "broad discretion" to override that provision.

    Disillusionment has also been spreading when it comes to Germany's lack of skilled workers. According to the consultancy firm Ernst & Young, 78 percent of German companies complain of having trouble finding qualified personnel. Hopes that this gap might be filled with specialists from Syria have not been met.

    Only 58 percent of refugees 18 and older even have a school diploma, according to the IAB survey. But even those who are qualified don't automatically find a job that fits their skills. When it comes to technical careers, the demands are often so specific that even engineers have a hard time finding employment.


    DER SPIEGEL

    The case of Syrian refugee Nael Samman, 35, provides a telling example. Prior to the Syrian civil war, Samman studied electrical power engineering, before coming to Germany in 2014. His family has enough money for him to study management at a private university near Mainz and he has since completed his master's in business administration. Although he was on a student visa during his studies, he now has refugee status and is looking for a job.

    "I thought that people like me were needed here," he says. In the last two years, Samman has sent out a number of applications to companies like BASF, Bayer and ThyssenKrupp. Indeed, he has tried his luck at almost all companies listed on the DAX, Germany's blue chip stock index. In response, he has received form letters encouraging him to continue applying. "It is incredibly frustrating," Samman says. "I feel like I am being discriminated against." He has now begun wondering if applicants with Arabic names generally have a more difficult time finding jobs than others. And whether many companies shy away from hiring refugees due to the increased amount of paperwork associated with employing them.

    SCHOOLING
    What Is Going Well


    Guiding hundreds of thousands of underage migrants to the successful completion of a school diploma is itself a monumental task. But most German states have been able to find enough teachers for preparatory classes in which children learn German before joining regular classes. Baden-Württemberg, for example, hired 1,160 additional teachers, Hesse 2,000 and North Rhine-Westphalia 1,200. Often, teachers without official credentials have been sent into the classroom due to the lack of trained instructors.

    In many schools in large German cities, the percentage of children from migrant families was already high - which doesn't automatically mean that the more recent influx created problems. In a primary school in the immigrant neighborhood of Tenever in Bremen, for example, 95 percent of the children come from immigrant families. The school has 30 years of experience when it comes to integrating the children of immigrants into the general school population and has been offering preparatory language courses since 2002. "Refugee children aren't a problem for us. They are just an additional subgroup in our already extremely diverse student body," says school principal Isolde Mörk. "Thus far, all of them have settled in nicely."

    What Isn't Going Well

    Many children who are still living in emergency shelters or initial reception facilities have to wait extended periods before beginning their schooling in the public-school system. In some states, compulsory schooling only applies once families move out of interim shelters into more permanent housing. According to asylum laws, refugees should stay in initial reception facilities for a maximum of six months, but longer stays are not always avoidable.

    According to a UNICEF study, almost half of staff members questioned at initial reception facilities said that children in their shelters only receive instruction "internally or within the framework of language courses." Twenty percent said that children in their care received no schooling at all.


    HAVE WE DONE IT?

    In 2015, Chancellor Angela Merkel famously proclaimed: "We can do it!" - a sentence intended to allay the fears of her fellow Germans. One-and-a-half years after the refugee-crisis year of 2015, the situation on Germany's borders has normalized. From January through March, BAMF only registered 55,000 new asylum applicants, compared to 175,000 applications filed during the same period in 2016.

    This drop has given officials the breathing space needed to focus on apartments, jobs and German classes. But it isn't easy to determine the degree to which this breathing space is being capitalized on because the statistics available are incomplete in many areas. Germany's federal system is particularly well suited to the obscuring of problems and the federal government hasn't thus far shown much élan when it comes to improving information gathering: There is no central clearing house for data from Germany's 16 states and 11,000 municipalities. The country doesn't even know how many refugees left Germany to return home last year, with reliable statistics pertaining only to the 25,000 who were deported. Many more voluntarily returned home, some of them with financial support from German agencies, but there are no reliable numbers pertaining to such departures. A survey of state agencies undertaken by SPIEGEL found that the number of voluntary returnees last year was at least 80,000.




    Many statistics are difficult to compare because terms are different from state to state. The situation is particularly impenetrable when it comes to education, which is in state hands, and municipality-run refugee hostels. How many refugee children in Germany are living in initial reception facilities and not going to school? How many have already joined regular classes with German children? In which regions are teachers and social workers in particular need of help? Answers to those questions can only be obtained through estimates and the individual opinions of experts.

    The German government plans to invest a further 14 billion euros this year in the housing, provisioning and integration of refugees. It is a lot of money - and it would be advantageous to know how best to spend it.


    DER SPIEGEL

    (By Susan Djahangard, Katrin Elger, Christina Elmer, Miriam Olbrisch, Jonas Schaible, Mirjam Schlossarek and Nico Schmidt)


    (source: http://www.spiegel.de/international/...a-1147053.html )



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #292
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Họ đã cập sai bến
    2017-02-10

    Như tin Đài Á Châu Tự Do RFA đã loan, hai gia đình của chị Trần Thị Lụa và Trần Thị Thanh Loan vượt biển tìm tự do lần thứ hai vào sáng ngày mùng 4 Tết, và đến chiều 14 tháng Giêng Âm lịch, tức 9/2/2017 đã bị cảnh sát Indonesia tạm giữ do chiếc thuyền chở 18 người của họ bị hỏng tại một vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia.

    Chúng tôi may mắn được tiếp xúc với chị Trần Thị Lụa qua điện thoại với toàn văn như sau:

    Ghe bị chết máy

    RFA: Thưa phải chị Lụa hay không ạ?

    Trần Thị Lụa: Dạ phải.

    RFA: Vâng chị Lụa ơi chúng tôi là Mặc Lâm của đài Á Châu Tự do, chị có thể cho biết bây giờ chị hiện ở đâu hay không?

    Trần Thị Lụa: Đang ở Indonesia, ở Jakarta.

    RFA: Tại sao chị lại ở Indo ạ?

    Trần Thị Lụa:
    Tại ghe của tụi tôi đi từ Việt Nam ngang qua Indo thì nó bị chết máy.

    RFA: Chúng tôi được Luật sư Võ An Đôn báo chị và một gia đình nữa đã vượt biên vào ngày mùng Bốn Tết, có đúng như vậy hay không?

    Trần Thị Lụa: Dạ đúng rồi.

    RFA: Xin chị cho biết bắt đầu chuyến đi như thế nào ạ. Lấy ghe của gia đình hay đi với người ta?

    Trần Thị Lụa: Ghe của ba gia đình hùn tiền lại mua để đi.

    RFA: Dầu cũng như nước uống, lương thực trên ghe chuẩn bị cho tới đâu vậy chị?


    Vì sao phải vượt biên?


    RFA: Lý do nào chị lại muốn đi Úc?

    Trần Thị Lụa: Tui xin tỵ nạn ở Úc vì Cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam bắt tui ở tù sau khi chồng tui ra tù thì tới phiên tui vào tù sau khi ra tết. Vì vậy tôi với cô Loan cũng có chồng ở tù thấy như vậy nên sợ quá, con cái thì có nguy cơ nó không cho đi học nữa. Tui cũng có nói cho con tôi đi học thì tụi nó nói không có học hành gì hết vì vậy nên tui mới đi.

    RFA: Chị có thể cho thính giả của RFA biết lý do nào chị và gia đình tất cả đều bị ở tù hết hay không?

    Trần Thị Lụa: Chuyến trước tui có đi vượt biên qua Úc xin tỵ nạn thì chính quyền Úc trả tụi tôi về. Việt Nam kết tội tui tội tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài trái phép. Tui nói là tụi tui không tổ chức mà gia đình vì hoàn cảnh nghèo khổ nên mới đi. Nó nói rằng không phải như vậy. Tụi nó nhốt tụi tôi có cả chồng cô Loan nữa.

    RFA: Khi chị chấp nhận hồi hương ký giấy tờ thì bên Việt Nam có hứa với Úc là sẽ không truy tố hay không?

    Trần Thị Lụa: Dạ có, nhưng khi mà máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất thì nó nói là chúng tôi đến đây thay mặt chính phủ Việt Nam đến đón anh chị về nhà nhưng mà nó lại nhốt tui ba tháng tại trại giam không cho về nhà. Nó đánh đập tui nữa. Nó nhận đầu tôi vô trong hồ nước, nó đánh tui quá đến nỗi tui bị hộc máu phải nhập viện tới chừng đó nó mới cho tui về nhà tại ngoại để trị bệnh vì nó sợ tui chết nên nó mới cho tui tại ngoại còn không thì nó không tha đâu nó đánh đập tui nhiều lắm.


    Kêu gọi trợ giúp



    RFA: Trên chiếc ghe xuất phát vào ngày mùng Bốn tết thì địa điểm nó ở đâu và có bao nhiêu người ạ?

    Trần Thị Lụa: Xuất phát tại biền Vũng Tàu, ở Lộc An Vũng Tàu.

    RFA: Và trên ghe bao nhiêu người lớn và bao nhiêu trẻ em?

    Trần Thị Lụa: Đi 18 người có 6 người lớn, trẻ em dưới tuổi thành niên 12 người. Trong 6 người lớn có 1 đứa 23 tuổi có 1 đứa 18 tuổi.

    RFA: Chiếc ghe chạy bao lâu thì bị hư máy?

    Trần Thị Lụa: Chạy 12 ngày tới hải phận của Indonesia thì bị hỏng máy, tụi tui ra hiêu với người ta là chúng tôi bị hỏng máy rồi chạy vào bờ biển để sửa. Tại máy không chạy nên khi vào bờ nó tắp vô trong đá luôn. Có cảnh sát của Indonesia với người dân nữa người ta hợp sức đưa vào.

    Tui nói đừng trả chúng tôi về Việt Nam. Tôi đưa giấy ở tù, đưa hình ra cho cảnh sát thì họ nói là “no, họ không đưa chúng tôi về Việt Nam đâu”.

    RFA: Họ có nói là cứ ở đó và chờ chứ chưa giải quyết gì hết phải không ạ?

    Trần Thị Lụa: Chưa, họ nói ngày mai chờ cấp trên. Cũng xin các đài các anh lên tiếng giúp tụi em với. Làm sao lên tiếng cho tụi em đừng bị trả về. Nếu mà về thì nó cho em mục xương luôn đó. Em cũng có liên lạc về nhà và anh Đôn cho biết nó đã phát lệnh truy nã em và Loan rồi.

    RFA: Xin cám ơn và chúc chị cùng gia đình may mắn chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và loan tin cho mọi người biết ạ.


    (* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...017115050.html )







    18 thuyền nhân Việt ở Indonesia được cấp qui chế tị nạn


    Nhóm người Việt trong trại tị nạn ở Indonesia cùng các thiện nguyện viên. (Ảnh: Facebook Shira Sebban)

    Ba gia đình từ Bình Thuận vượt biên sang Úc lần thứ nhì đang ở Indonesia, vừa được Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) cấp quy chế tị nạn hôm 23/5.

    Ba gia đình gồm tất cả 18 người, kể cả 12 trẻ em, đang chờ được một nước thứ ba nhận cho tái định cư, theo chị Grace Bùi, một thiện nguyện viên người Mỹ gốc Việt nhận hỗ trợ nhóm người tị nạn.

    Từ Thái Lan, chị Grace Bùi cho VOA Việt ngữ biết:

    “Sáng ngày hôm qua, Cao Uỷ Tị nạn LHQ vào trại giam người tị nạn của Sở Di trú. Họ có gọi cho tôi và tôi có nói chuyện trực tiếp cho Cao Uỷ Tị nạn LHQ. Họ nói những người này đã được quy chế tị nạn. Những người tị nạn vẫn lưu tại đó và chờ Cao Uỷ Tị nạn LHQ và Sở Di trú sắp xếp cho họ đi nước thứ ba.”

    Trước đó nhóm tị nạn đã qua hai cuộc phỏng vấn với Cao ủy Tị nạn LHQ vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4.

    Chị Grace cho biết chị sẽ sang Indonesia vào tuần sau để liên lạc với chính phủ các nước và vận động các nước này nhận người tị nạn.

    “Chúng tôi đang suy nghĩ sẽ tiếp xúc với Mỹ và Canada để xin cho họ. Nhưng điều này cũng chưa chắc chắn. Hiện giờ, ở bên Mỹ dưới Tổng thống mới, họ không chấp nhận người tị nạn trong thời gian ngắn, nhưng chúng tôi vẫn có thể liên lạc với các thượng nghị sĩ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hoặc Canada.”

    Chị Grace chia sẻ thêm về việc làm thiện nguyện của mình:

    “Khi biết được những gia đình này sang Indonesia và không có ai giúp đỡ thì tôi bắt đầu giúp họ bằng cách liên lạc với Cao Uỷ Tị nạn LHQ, và từ đó cứ tiếp tục giúp họ.”

    Trên đường vượt biên lần hai vào tháng 2/2017, ghe bị hỏng nên nhóm người vượt biên trôi dạt vào đảo Java của Indonesia.

    Ba gia đình này đã một lần vượt biên sang Úc vào năm 2015, nhưng bị bắt và gửi trả về Việt Nam năm 2016. Họ bị Tòa án tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.


    Từ trái sang, chị Trần Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Phúc và Trần Thị Lụa

    Chị Trần Thị Thanh Loan bị tuyên 36 tháng tù. Chồng chị, anh Hồ Trung Lợi, bị tuyên án 24 tháng tù giam, và chị Trần Thị Lụa, 30 tháng tù giam.

    Chị Loan và chị Lụa được hoãn chấp hành án tù 1 năm để chăm sóc con còn nhỏ. Anh Hồ Trung Lợi, cha của 4 con nhỏ trong nhóm tị nạn, phải chấp hành án tù ở Bình Thuận.

    Chị Lụa, mẹ của 3 đứa con còn nhỏ, từng bị chính quyền Việt Nam giam giữ 10 tuần hồi năm 2016.

    Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ, chị Lụa cho biết 3 gia đình đã quyết định vượt biên lần thứ nhì, bất chấp anh Lợi bị giam cầm, “để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn cho gia đình” vì “án tù quá ác độc”.


    4 đứa con của chị Thanh Loan và anh Trung Lợi. (Ảnh: Facebook Võ An Đôn)

    Về tình cảnh hiện nay của anh Hồ Trung Lợi, Luật sư Võ An Đôn nói với VOA-Việt ngữ :

    “Cách đây mấy hôm tôi có nói chuyện với chị Trần Thị Thanh Loan, chị nói còn vài ngày nữa chồng của chị sẽ ra tù. Trước đây, theo chị Loan thì chồng của chị ở Việt Nam bị đe dọa, nhưng hết hạn tù thì phải thả ra chứ không được giữ thêm một ngày nào khác.”

    Trước đó chị Loan nói với ký giả người Úc Shira Sebban rằng chính quyền sẽ không trả tự do cho chồng chị nếu những người vượt biên trái phép không quay về Việt Nam.

    Trong một diễn biến liên quan, tuần qua giới hữu trách Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã khởi sự các cuộc phỏng vấn ‘thanh lọc kỹ lưỡng’ tại các trại tạm giam người tị nạn ở ngoài khơi Australia, trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và nước Úc đạt được giữa chính phủ Mỹ tiền nhiệm với Canberra, mà Tổng thống Donald Trump từng miêu tả là một ‘thỏa thuận ngu xuẩn.’

    Chính quyền của ông Trump hồi tháng trước loan báo sẽ xúc tiến thỏa thuận cho phép 1.250 người đang có mặt tại các trại tị nạn ở ngoài khơi Australia được sang Mỹ tái định cư với điều kiện họ hội đủ điều kiện, sau một tiến trình thanh lọc nghiêm ngặt.


    (* nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/muoi-t...n/3868946.html)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #293
    Nhà Lầu 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    465



    #Food Bank



  4. #294
    Nhà Lầu 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    465



  5. #295
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Một thanh niên A-Phú-Hãn tạm thời không bị cưỡng bức hồi hương nữa

    Thanh niên này bị dùng vũ lực lôi ra khỏi trường nghề, 300 người đã phản đối chống lại việc cưỡng bức hồi hương. Chín cảnh sát đã bị thương. Và bây giờ chánh án đã ra quyết định trường hợp thanh niên này: anh ta không bị đuổi nữa.

    Cảnh tượng hôm thứ Tư: thanh niên (áo vàng ở giữa) chống cự

    Người thanh niên này chỉ bị ngồi bót cảnh sát một đêm và bây giờ được trả tự do. Trưa thứ Năm hôm nay quan tòa thành phố Nürnberg đã xử: trường hợp cưỡng bức hồi hương của thanh niên này không hợp lệ. Liệu người trẻ 21 tuổi này được ở lại Đức hay không vẫn chưa biết.

    Việc bắt bớ và kế hoạch cưỡng bức hồi hương đã khiến trường dạy nghề ngày thứ Tư náo loạn. 300 học sinh đã cố gắng ngăn cản cảnh sát cưỡng bức thanh niên A-Phú-Hãn hồi hương, chín cảnh sát bị thương.

    Cảnh sát đã xử dụng dùi cui và chai xịt tiêu mới dẹp được biểu tình để bắt cậu thanh niên đi. Theo chương trình người thanh niên này phải lên chuyến bay bị trục xuất về Kabul ngay trong ngày hôm đó. Nhưng chuyến bay đã hủy bỏ vì vụ bom nổ lớn ở Kabul. Chính phủ Đức đã hoản lại chuyến bay trục xuất hôm thứ Tư.

    Ông bộ trưởng bộ nội vụ Đức Thomas de Maizière (CDU) chỉ nói đó là lý do tổ chức. Ông ta vẫn muốn tiếp tục trục xuất những người không được công nhận tị nạn, và tiếp tục xúc tiến các chuyến bay trục xuất hàng loạt.

    Người thanh niên A-Phú-Hãn này đang bàn thảo với luật sư của anh ta các bước tiếp theo.




    Hình ảnh trường nghề náo loạn: (nguồn Spiegel Online)


    Các học sinh vây quanh cản trở cảnh sát thực hiện cưỡng bức. Chỉ trong phút chốc có 300 học sinh kéo đến phản đối.



    Các em học sinh phong tỏa lối đi đến khi cảnh sát dùng dùi cui và chai xịt tiêu



    Kết cuộc vụ náo loạn: Chín cảnh sát bị thương



    Ba em học sinh bị bắt



    Sau cùng cậu thanh niên A-Phú-Hãn cũng bị áp tải đưa đi. Nhưng các em học sinh vẫn tiếp tục ngồi biểu tình phản đối.



    Hơn trăm người đi biểu tình từ trường dạy nghề về hướng sở ngoại kiều






    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #296
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    #9Mạng

    Cũng may chỉ có 9 người thiệt mạng. Vụ 38 người trong chiếc xe chở người Mễ Tây Cơ ở San Antonio này, khiến mình nghĩ tới vụ chở lậu của tụi buôn người năm 2015 ở Áo, lúc đó có 71 người tử vong. Tội nghiệp quá. Tất cả cũng chỉ vì sống còn mà thôi.



    (coi nữa)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #297
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #KhôngHốiTiếc




    Bà Merkel ‘không hối tiếc’ vì mở cửa cho người tị nạn


    Thủ tướng Đức Angela Merkel.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết rằng bà không hối tiếc vì quyết định mở cửa biên giới đất nước cho hàng trăm nghìn người tị nạn năm 2015.

    Reuters dẫn lại cuộc phỏng vấn của bà Merkel với tờ Welt am Sonntag hôm 27/8, trong đó bà bác bỏ đã phạm bất kỳ sai lầm nào với chính sách mở cửa, dù việc một triệu người tị nạn từ Syria và Iraq tới Đức trong vòng hai năm qua đã gây ra những rạn nứt trong đảng bảo thủ của bà.

    Bốn tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào ngày 24/9, một cuộc thăm dò ý kiến hôm 27/8 cho biết rằng đảng của bà Merkel sẽ giành 38% số phiếu, tức dẫn trước 15 điểm so với đảng theo đường lối trung tả SPD.

    Con số đó cao hơn so với mức 32% hồi tháng Hai, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 41,5% mà đảng của thủ tướng Đức giành được trong cuộc bầu cử lần trước năm 2013.

    Bà Merkel được trích lời nói: “Tôi sẽ đi tới các quyết định quan trọng giống như năm 2015. Đó là tình huống hết sức khó khăn và tôi đã quyết định dựa trên điều tôi nghĩ là đúng đắn xét về quan điểm chính trị và nhân đạo”.

    “Những tình huống như thế chỉ xảy ra một lần trong suốt chiều dài lịch sử của một đất nước. Người đứng đầu chính phủ phải hành động và tôi đã làm vậy”, bà Merkel nói.

    Nữ thủ tướng Đức nói thêm rằng thật bất công khi để cho Hy Lạp và Italia phải chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng người tị nạn “chỉ vì vị trí địa lý của họ”.

    Bà cũng nói thêm rằng bà sẽ không ngưng chuyện thúc đẩy việc phân bổ công bằng người tị nạn khắp Liên hiệp châu Âu.

    Thủ tướng Merkel nói rằng việc một số nước từ chối nhận người tị nạn “đi ngược lại với tinh thần châu Âu”.

    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/thu-t...n/4002536.html )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #298
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Gia đình Guatamela hành trình đến Mỹ
    Chỉ còn 100 thước có lẽ đến đích

    Saúl Ochoa và gia đình ông đã có một cuộc hành trình chân đất dài hơn 4200 cây số. Đích tới: Hoa Kỳ. Hiện tại họ đang bị kẹt lại như hàng ngàn người khác ở thành phố biên giới Tijuana bên nước Mễ Tây Cơ. Theo Donald Trump trước hết là họ sẽ không thể tiếp tục đi nữa.

    Xã luận từ Tijuana của Klaus Ehringfeld



    Chủ Nhật, 25.11.2018

    Phía đằng trước là tới rồi. Có lẽ khoảng 100 thước nữa thôi là đã đến đích giấc mơ của Saúl Ochoa và gia đình của ông. Giữa họ và nước Mỹ chỉ còn một khoảng chiều dài sân dã cầu, đường cao tốc Avenida Internacional và chướng ngại vật cao gần 5 thước là hàng rào gỉ sét và các miếng tôn.

    Sau 4 tuần hành trình chân trần chảy máu, sau 4200 cây số dưới cơn nắng nóng ẩm, các trận mưa nhiệt đới và ngủ đêm trên chiếu đất, gia đình từ Guatemala đã đến thành phố biên giới Tijuana Mễ Tây Cơ ở đây được vài ngày. Nhưng hiệntại họ vẫn còn phải vượt qua 100 thước này nữa. Đoạn này có thể là đoạn đường dài nhất và cam go nhất của cả cuộc hành trình. Ochoa và gia đình 10 người của ông đang ngồi ở một góc trời Tây Bắc châu Mỹ La-tinh, mà họ không thể tiến tới mà cũng không muốn thoái lui.

    Cả nhà ngồi trên những băng ghế gỗ của một khán đài vào một bữa chiều Đông nắng ấm. Trẻ con ăn bánh Donut được các tổ chức giúp đỡ thiện nguyện phân phát. Sân vận động thể thao "Benito Juárez" đã biến chế thành trại tị nạn tạm thời cho những người di cư Trung Mỹ. Trên sân banh, nơi những trái banh cà na từng được liệng và đánh, chụp, bắt, nay đã có hàng trăm người di cư Honduras, El Salvador và Guatemala nằm la liệt trong lều và dưới các tấm bạt. Mùi hôi thối nồng nặc từ các nhà cầu lưu động lan tỏa lên trên khán đài.

    "Chúng tôi không còn gì để mất nữa"

    Thỉnh thoảng Saúl Ochoa lại nhìn về hướng nước Mỹ và cái hàng rào gỉ sét gớm ghiết dài vài cây số kia tính từ sân thể thao chồm gần 50 thước ra biển phía Tây và ăn sâu vào dãy núi bên phía Đông ngoại ô Tijuana lại đập vào mắt ông. Rồi bây giờ làm sao?

    Ochoa, gầy gò có bờ vai hẹp nhìn vợ mình là bà Joana, rồi nhìn chị họ Cindy rồi nhìn mấy đứa nhỏ đại gia đình hành trình từ ngày 22 tháng Mười đến nay, rồi ông nói: "Đi chung với những người buôn người xuyên qua sa mạc đầy nguy hiểm là không thể được". Thành viên bé nhất trong nhóm chỉ mới vừa 2 tuổi. Chị họ Cindy của Ochoa đồng ý: "Đi như vậy là mình sẽ đặt cược hết tất cả những gì mình đạt được đến hôm nay".

    Trước đây một tháng mười một người đã khởi hành từ Gutemala. Ochoa nói, "từ giờ trở đi", cuộc sống ở quê nhà ngày càng khó khăn hơn, tiền kiếm được không đủ chi cho thứ gì cả. Người đàn ông 35 tuổi này, khi thì ông làm việc ở chỗ công trường, khi thì làm nghề gác xe. "Rồi tới vụ bạo lực". Ochoa từng là nhân chứng cách đây không lâu cảnh tượng băng du đảng trấn lột một người đàn ông rồi thủ tiêu luôn. Từ lúc đó ông bị đe dọa giết chết.

    Lúc gia đình họ nghe thấy có vụ "đoàn di cư lữ hành" bên nước láng giềng Hoduras là họ không còn do dự gì nữa. "Chúng tôi chẳng có gì để mất hết". Những thứ cần thiết cho các đứa trẻ Ochoa đã gói gô vào túi đeo sau lưng, người lớn thì đi với những gì họ có thể mang được trên người. Họ bỏ lại sau lưng một cái nhà chòi với vài chiếc giường, một cái truyền hình và một cái quạt máy được người mẹ ở lại trông coi.

    Khác với những người trong đoàn lữ hành, Saúl và gia đình ông có một mục tiêu hẳn hòi. Ở thành phố Houston tiểu bang Texas hiện có cô em gái của Glady sống 37 năm nay và làm nghề nữ cảnh sát giao thông. Ochoa mân mê lưỡi trai của cái kết, mắt hướng về biên giới và nói như đang trông đợi một lối thoát, "cô ấy bảo chúng tôi cứ gọi điện thoại cho cô ấy khi qua bên đó".

    Trump làm như họ là một đơn vị quân lực bộ binh

    Lối thoát này trong những ngày gần đây càng khó khăn hơn, khi ngày càng có nhiều người Trung Mỹ dồn về thành phố Tijuana. Gần đến cuối tuần là có khoảng 4 ngàn 7 trăm người đã tới nơi, còn 5 ngàn người nữa. Nhưng tại một thành phố cứ hai người dân thì có một người gốc di dân tới đây, nên người đi tị nạn ngày càng không được hoan nghênh. Và phía bên hàng rào sắt gỉ sét gớm ghiết kia thì chuyện họ không được hoan nghênh là điều chắc chắn rồi.

    Bên đó có vị tổng thống gần như mỗi ngày gia tăng giọng điệu chống người di cư. Donald Trump làm như là quốc gia của ông ta sắp bị kẻ thù chiếm đóng tới nơi vậy. Hôm thứ Năm ông ta đã ra lệnh cho đóng cửa biên giới San Ysidro trong vòng một tiếng, San Ysidro là cửa khẩu hàng ngày có 250 ngàn người và 78 ngàn xe cộ giao thông qua lại giữa Tijuana và San Diego của California.

    Quân đội và cảnh sát biên phòng được võ bị đến tận chiếc răng, đang tập trận chống lại cơn bão người ập vào biên giới. Bom khói được gài đặt, trực thăng bay lòng vòng trên trời, kẽm gai giăng mắc dài dằng dặc. Gần 300 lực lượng an ninh cố thủ bên phía đất Mỹ. Trong khi bên kia biên giới, đoàn người được mệnh danh "quân đội" thấy thua chắc kia, chỉ toàn những người rã rời, kiệt sức, đói khát và đang tìm kiếm cho mình một chút ít cơ hội công bằng.

    Hôm Chủ Nhật vừa qua Trump lại viết lên Twitter những lời lẽ cứng rắn về đoàn người tị nạn và đe dọa sẽ đóng cửa toàn bộ biên giới. Dù sao thì ông ta cũng có tuyên bố một thỏa hiệp về chính sách tị nạn. Theo đó thì toàn án Mỹ sẽ xét đơn xin tị nạn của người di cư trong khi họ vẫn còn đang đợi bên phần đất Mễ Tây Cơ.

    Saúl và gia đình ông ta muốn nộp đơn xin tị nạn. Các luật sư đi vòng vòng trong "trại tị nạn" đã khuyên họ như vậy bằng các tờ rơi. Ochoa cho rằng lời hâm dọa giết chết ở quê nhà cũng đủ để quốc gia trong mơ mở cánh cửa đón nhận ông và mười thành viên gia đình.

    Soraya Vázquez lắc đầu. Cô luật sư cố vấn cho các tổ chức phi chính phủ nhiều năm nay cho biết, "Hoa Kỳ mỗi ngày cứ tiếp tục giới hạn các lý do xin tị nạn trong mấy tháng gần đây". Ngày nay chỉ với một lý do đang ở trong tình trạng nguy hiểm tính mạng vì sự bạo lực các băng du đảng chung chung như vậy không đủ, người ta phải chứng minh có một "sự đe dọa cá nhân" hẳn hòi. Vázquez ví von rằng, thiếu điều người nộp đơn xin tị nạn phải dẫn theo kẻ đe dọa họ đến phỏng vấn chung nữa mới được mà thôi.

    Thị trưởng cầu cứu Liên Hiệp Quốc

    Vázquez nghĩ rằng sẽ không tới một phần mười số người Trung Mỹ này được công nhận tị nạn ở Hoa Kỳ. Rồi cô chỉ trích những người tổ chức và tháp tùng đoàn lữ hành: "Không có ai chịu nói cho người ta biết rằng cổng biên giới ở Tijuana không có mở cổng sang nước Mỹ như những cổng biên giới mà họ từng đi qua đến đây".

    Nếu thử trò chuyện một ngày với những người tị nạn đang ở trong sân vận động Benito Juárez sẽ hiểu rõ vì sao cô luật sư than phiền như vậy. Những người tị nạn nhìn nhau bằng ánh mắt hoang mang và các nét mặt ngày càng bực dọc. Ngày càng có nhiều các nhóm người nho nhỏ đến gần cổng biên giới biểu tình với mảnh cờ trắng để gây sự chú ý đến tình trạng hiện tại của họ. Số khác thì chỉ muốn ngồi đợi cho đến lúc đoàn lữ hành cao điểm vỡ bờ để cùng nhóm buôn người vượt biên giới không có giấy tờ.

    Cũng có nhiều người di cư hiểu được tình trạng khó khăn nhập cư Mỹ mà cam chịu ở lại Mễ Tây Cơ lâu hơn và tìm việc làm ở đây. Chỉ ở thành phố Tijuna đã có hơn mười ngàn việc làm còn trống chỗ trong ngành du lịch và đặc biệt là các hãng xưởng "Maquilas" chuyên môn lấp ráp truyền hình hoặc là chế tạo niền bánh xe hơi cho thị trường Mỹ.

    Nhưng đây đó cũng có phản kháng tăng dần chống lại những người di cư. Có lẽ phải nói là được chỉ định ngay từ trên xuống. Ông thị trưởng Juan Manuel Gastélum cho biết trong lúc phỏng vấn về "tình trạng không thể chịu đựng được nữa". Thành phố này không có sự chuẩn bị trước một đoàn người di cư khổng lồ như vậy, nhiều người di dân Trung Mỹ thuộc thành phần "giang hồ và nghiện ngập".

    Thị trưởng Juan Manuel Gastélum e ngại thành phố biên giới có triển vọng đang sống an lành với các công ty Maquilas và ngành du lịch bị nguy hại. Gastélum ca bài ca con cá, "Liên Hiệp Quốc và chính quyền trung ương phải nhập cuộc thôi".

    Sự phẫn nộ gia tăng dần trong thành phố cũng khiến Saúl Ochoa và gia đình ông bất an. Sau rốt họ vẫn phải toan tính ở một thời gian tại thành phố Mễ Tây Cơ này. Cho đến khi Mỹ xét đơn xin tị nạn của họ cũng kéo dài vài tháng. Ochoa nói, "Chúng tôi không vội, nhiều người đã bỏ lều họ rồi". Nhưng ở lại hẳn Mễ Tây Cơ thì không phải là lựa chọn của ông và gia đình: "Ở đây cũng như ở Guatemala thôi", Ochoa nói và mắt lại hướng nhìn về phía hàng rào gỉ sét.

    /* nguồn: dịch theo http://www.spiegel.de/politik/auslan...a-1240224.html


    Last edited by Triển; 11-26-2018 at 05:27 AM.

  9. #299
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,589
    Bể khổ mênh mang, đem tầu làm bến:

    German Protestant church to send migrant rescue boat to Mediterranean
    https://www.theguardian.com/world/20...-mediterranean

    The mission, managed by United4Rescue – an initiative led by the Protestant church in Germany (EKD) and backed by more than 500 other organisations – is the result of a crowdfunding campaign launched a few months ago named #WirSchickenEinSchiff (“We send a ship”).

    “We connect all social organisations and groups that do not want to stand by and watch thousands of people die in the Mediterranean,” United4Rescue says on its website.

    “With the collection of donations, we support rescue organisations that act humanitarianly [sic], where politics fail. We are non-profit and finance ourselves, exclusively through donations. We expect clear responses from the European governments to our demands.’’

    The church’s mission had already been announced in February, after a ceremony in the northern port city of Kiel, which was attended by politicians, volunteers and church leaders.

    “One does not let any single human drown, end of discussion,” the head of EKD, Heinrich Bedford-Strohm, said during the ceremony.
    Vậy mới là "Tin Lành."

  10. #300
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Vậy mới là "Tin Lành."

    Tin này đúng là tin lành. Cap Anamur hồi xưa do cố tiến sĩ Neudeck khởi xướng cũng vậy, phát sinh đều từ các tấm lòng vĩ đại và từ nguồn tài chánh quyên góp mà thôi. Không lâu nhưng cũng cứu được rất nhiều người Việt đang ở Đức.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:03 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh