Register
Page 1 of 36 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Vượt biển


    Thuyền nhân Việt Nam vượt biển qua Úc tăng vọt

    Trọng Nghĩa


    Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas
    DIAC Images - Wikipedia


    Phải chăng vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại nóng bỏng trở lại? Trong một bản tin đề ngày hôm qua, 10/05/2013, hãng tin Mỹ AP cho biết là riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có khoảng 460 người Việt Nam, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, dạt vào bờ biển nước Úc. Số lượng này đã cao hơn hẳn số người Việt vượt biển qua Úc trong 5 năm trước đó cộng lại. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt bất ngờ này thu hút mối quan tâm về tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam, cho dù các khó khăn kinh tế hiện tại cũng có thể giải thích lý do vượt biên.

    Theo hãng AP, nhiều nhân chứng trên bờ cho biết là chiếc thuyền gần đây nhất chở người vượt biên Việt Nam đến Úc đã dạt vào đảo Christmas vào tháng trước. Biển số trên vỏ tàu cho thấy đây là một tàu đánh cá đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam, ở cách đảo Christmas của Úc hơn 2.300 km.

    Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.

    Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».

    Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».

    Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.

    Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.

    Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.

    Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.


    (* nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...ua-uc-tang-vot )

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    500 Euro để được sống ngoài đường


    * Ý không có kế hoạch phải làm gì với hàng ngàn người tỵ nạn từ châu Phi. Dường như bây giờ mỗi người được tặng 500 euro để những người này đi tiếp sang Đức.


    Một thanh niên ở trại tỵ nạn Lampedusa

    Ajo chỉ mới 14 tuổi lúc em trốn khỏi Somalia. Sau chuyến đi như địa ngục xuyên châu Phi và vượt qua Địa Trung Hải em đã đến được bờ biển Ý như hàng ngàn người đi trước. Cậu bé bị bắt và đưa vào trung tâm thu nhận. Sau hai tháng em nhận được một tờ giấy phép cư trú tạm thời và lời khuyên hãy nhanh chóng rời khỏi nước Ý càng sớm càng tốt.

    Gần nhu mỗi người tỵ nạn đến được Ý đều biết lời khuyên này - thường là từ một người cảnh sát có vẻ thân thiện rỉ tai hoặc là từ một công chức sở di trú to nhỏ. Khoảng 300 phụ nữ và đàn ông đang cật lực tìm một chỗ ở từ nhiều tuần nay ở Hamburg (Đức) cũng đã nói tương như vậy.

    Đã có sự tranh cãi ngoại giao về những người tỵ nạn ngủ dưới chân tượng Bismarck ở Hamburg. Theo báo "Die Welt" bộ nội vụ liên bang Đức đã viết cho đại diện ngoại kiều các tiểu bang về chuyện những người tỵ nạn này đã được "ấn vào tay 500 euro với lời chỉ dẫn hãy đi sang Đức.

    Bộ nội vụ Ý đã phủ nhận cáo buộc này của Đức. Không có cơ quan nào đã nói như vậy với những người tỵ nạn. Bộ nội vụ Ý cho biết, ai được cấp giấy phép lưu trú sẽ được quyền tự do đi khắp nơi trên châu Âu trong vòng ba tháng theo thỏa thuận Schengen.

    Đã có lần Ý bất mãn nước láng giềng châu Âu của mình, hồi tháng 4 năm 2011 họ đã cấp giấy phép di trú cho nhiều người Ả Rập tỵ nạn, hàng trăm người tỵ nạn sau khi nhận giấy lập tức chạy sang Pháp. Chính phủ Pháp chỗ đó dọa sẽ đóng cửa biên giới giáp Ý.

    Chính phủ lẩn tránh chính sách hội nhập

    Bộ nội vụ Ý cho biết vấn đề xảy ra lần này do "các chương trình cứu cấp châu Phi" hết hạn. Chính phủ Ý đã lập ra chương trình này hồi tháng hai năm 2011 để phản ứng trước làn sóng tỵ nạn chạy sang châu Âu ngày một nhiều sau vụ Mùa Xuân Ả Rập. Theo thông báo của bộ nội vụ có khoảng 62 ngàn người tỵ nạn từ Bắc Phi, trong số họ có nhiều người Tunesia và Libya, nhưng mà cũng có nhiều người tỵ nạn từ Đông và Trung Phi đến cơ sở trung chuyển trong hai năm qua: một phần là cơ sở công công cộng, một phần là khách sạn và nhà tư nhân.

    Bộ nội vụ Ý đã đầu tư vào kế hoạch này 1,3 tỉ euro, khoảng 25 ngàn mỗi người, EU chỉ chia sẻ một phần nhỏ. Tuy nhiên chương trình cứu cấp này không hỗ trợ những người di dân hội nhập mà chương trình trở thành mối làm ăn lợi nhuận cho nhiều chủ khách sạn. Lúc chương trình cứu cấp được tuyên bố chấm dứt hồi tháng 12 năm 2012, tình trạng những người tỵ nạn không thay đổi gì. Hồi tháng hai vừa qua khoảng 13 ngàn người tỵ nạn phải rời nơi trú ngụ. Bộ nội vụ Ý cấp 500 euro cho mỗi người gọi là "tiền trợ cấp hội nhập". Những người di dân này sẽ đi về đâu với số tiền này không ai biết.

    Theo ông Christopher Hein, chủ tịch hội đồng tỵ nạn Ý, thì vấn đề nằm ở chỗ là "nước Ý có truyền thống là một quốc gia trung chuyển cho người di dân". Vì vậy chính phủ Ý không xây dựng thêm các hạ tầng cơ sở thu nhận và không soạn thảo chính sách hội nhập có hiệu quả. Có khoảng 3000 chỗ dành riêng cho người tỵ nạn. "Nhưng con số người tỵ nạn trong nước Ý ít nhất là gấp mười lần như vậy".

    Chỉ có nước phải rời khỏi Ý mà thôi

    Những người tỵ nạn được vớt ở Địa Trung Hải được đưa về trung tâm thu nhận người xin tỵ nạn chính trị, nơi đơn xin tỵ nạn được xem xét. Nếu họ ra đi từ những nước khủng hoảng như Somalia, A-Phú-Hãn, Libya hoặc là Sudan, trong vòng hai tháng họ sẽ được cấp giấp phép cư trú đến 3 năm. Lúc mà họ được cấp giấy phép này rồi là bị đuổi ra khỏi trại. Bởi vì theo luật tỵ nạn châu Âu chỉ có người tỵ nạn chính trị mới có quyền được nhận sự chăm sóc căn bản. Nếu người tỵ nạn được công nhận theo diện "người cần được che chở" thì chính quyền không nhất thiết trợ cấp nữa.

    Những người tỵ nạn được công nhận ở Ý chính thức tự do đi lại trong nước Ý và tìm việc làm. Ngược lại những người chạy sang Đức "gần như không có cơ hội gì" bởi vì họ thiếu giấy phép làm việc, thượng nghị sĩ xã hội của Hamburg đã viết trong bản tường trình về chuyện 300 người tỵ nạn ngủ dưới chân tượng Bismarck. Ở đây họ không có nhu cầu được hưởng chỗ trú ngụ hoặc những quyền lợi khác. "Trở về là chọn lựa duy nhất".

    Không phải là một giải pháp tốt, bởi vì hàng ngàn người tỵ nạn gồm nam giới, phụ nữ và trẻ con sẽ sống ngoài đường bên Ý khi họ trở về. Đa số sẽ chạy về Rome hoặc là Milan, vì ở đó tìm cái ăn cái mặc đơn giản hơn. Chỉ ở thủ đô Ý có hơn 6 ngàn người tỵ nạn. Thông thường họ trú đỡ trong những chỗ tự chế hoặc các nhà bỏ hoang, ví dụ như Palast Salam, một khu cơ sở đại học cũ có 800 người đã sống 5 năm nay.

    Sau vài tháng tất cả đều chỉ muốn một điều: đi khỏi Ý cho nhanh. Những người tỵ nạn biết rằng đời sống sinh hoạt ở Bắc Âu tốt hơn. Cho nên hàng ngàn người lên đường đi Thụy Sĩ, đi Đức, Hòa Lan hoặc là Đan Mạch.

    Hàng tỉ euro luôn luôn chỉ dành cho cứu cấp

    Chiếu theo điều lệ Dublin - một thỏa thuận quốc tế, chịu trách nhiệm cho đơn xin tỵ nạn chính trị, thì mỗi người tỵ nạn sẽ ở ít nhất năm năm trong quốc gia châu Âu mà họ nộp đơn xin tỵ nạn đầu tiên. Vì vậy mỗi năm có hơn 2000 người tỵ nạn bị Đức đẩy về Ý. Đa số lại tiếp tục hành trình ra đi. Tình trạng sinh sống của người tỵ nạn ở Ý dần dần được biết khắp châu Âu, đến nỗi tòa án Đức cự tuyệt chấp thuận đẩy người tỵ nạn về lại Ý.

    Liệu sự kết thúc "Các chương trình cứu cấp Bắc Phi" có tạo ra làn sóng di dân mới sang Bắc Âu hay không còn trong nghi vấn. Tổ chức người tỵ nạn ProAsyl báo lại có một ít gia tăng mâu thuẫn trong thủ tục đẩy người tỵ nạn về Ý. Lúc chương trình cứu cấp kết thúc, tất nhiên có nhiều người di dân đã từ chối lấy 500 euro và rời bỏ nơi cư ngụ của họ. Bà cựu bộ trưởng bộ nội vụ Ý Annamaria Cancellieri cho hay có khoảng 5 ngàn người di dân có lẽ quyết định rời bỏ nước Ý.

    Ông Christopher Hein cảnh báo trước bối cảnh này hãy thiết lập một chính sách tỵ nạn mang tính cách lâu dài ở Ý. Thay vì vậy chính quyền Ý đã phung phí hàng tỉ euro vào chuyện "Chương trình cứu cấp" mà chẳng hề thay đổi được hoàn cảnh.

    Tuy nhiê có lẽ Rome đã nhận ra tín hiệu của thời gian. Trong thông cáo báo chí về chuyện "trợ cấp di chuyển" sang Đức, bộ nội vụ Ý cho biết, trước đây khoảng hai tuần đã có thiết lập một nhóm Taskforce Đức - Ý đặc trách soạn thảo chung một chính sách đối xử người tỵ nạn và di dân.


    (* dịch lại từ "500 Euro für ein Leben auf der Straße")


  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Thuyền nhân VN sẽ long đong: Úc quyết định không nhận họ nữa


    Trần Vũ




    Không rõ có phải vì tin này hay không mà đã xảy ra náo loạn tại trại tạm giam người vượt biển ở Nauru, khiến cảnh sát Úc phải can thiệp. Ông Ruud cho hay “quyết định khó khăn đã đạt được vì chính phủ Úc muốn tăng cường an ninh biên giới”
    Dân Việt Houston.com - Một quyết định rất quan trọng đã được chính phủ Úc công bố, từ đây về sau những thuyền nhân khi đến Úc sẽ không còn được nhận vào lục địa rộng lớn này nữa, mà sẽ được tái định cư ở Papua New Guinea, theo một thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc.

    Đó là thông báo mà đích thân Thủ Tướng Úc Kevin Ruud loan ra hôm Thứ Sáu 19/7. Đây là chuyển hướng quan trọng của chính phủ Úc về vấn đề di dân trước khi bầu cử diễn ra.

    Không rõ có phải vì tin này hay không mà đã xảy ra náo loạn tại trại tạm giam người vượt biển ở Nauru, khiến cảnh sát Úc phải can thiệp. Ông Ruud cho hay “quyết định khó khăn đã đạt được vì chính phủ Úc muốn tăng cường an ninh biên giới”

    Ông nói: “Đất nước chúng tôi đã quá ngán ngẩm trước hiện tượng dòng người lợi dụng tràn đến và nhiều người đã thiệt mạng trên biển”. Thỏa thuận mới sẽ đẩy người vượt biển đến Papua New Guinea để thanh lọc và nếu qua được, họ sẽ ở lại định cư tại quốc gia này chứ không còn được đi Úc nữa.

    Đa số dân nhập lậu Úc đến từ Trung Đông, nhưng cũng có nhiều người VN. Luật mới sẽ được áp dụng cho thuyền nhân đến Úc bắt đầu từ thứ sáu 19/7, vì thế không rõ số phận của hàng trăm thuyền nhân VN đã đến lãnh thổ Úc trong các tháng trước sẽ được xét xử ra sao.

    Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cay đắng nói: ‘Thế là chính phủ Úc quay lưng lại với số phận với những kẻ cùng khổ rồi, họ đóng cửa và ném chìa khóa xuống biển, thế là xong”

    (* nguồn: baocalitoday.com )

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Bất ổn ở Nauru:
    Người xin tị nạn chính trị nổi loạn ở trại tị nạn Úc

    Trên đảo biển Nam Nauru có hơn trăm người Iran bí mật tổ chức nổi loạn. Họ hi vọng được tị nạn chính trị ở Úc nhưng chính phủ Canberra chỉ đơn giản mang vấn đề bỏ ngoài khơi - và để người ta chôn chân trên các đảo Thái Bình Dương.





    Canberra - Nauru là một đảo hái Bình Dương chỉ rộng gần 20 cây số vuông. Một thiên đàng ở biển phía Nam có những bãi cát trắng, những hàng dừa và một rặn san hô gần bờ. Nhưng cũng ở đảo này có hơn 500 người xin tị nạn chính trị phải sống trong một điều kiện khắc nghiệt. Họ hi vọng sẽ được anh láng giềng Úc thu nhận.

    Thứ sáu hôm qua đã nổi loạn trong trại. Cơ quan đặc trách hội nhập điều hành trại tị nạn cho hay, có khoảng 150 trại nhân có lẽ đã tổ chức bí mật một cuộc nổi loạn và cố gắng đào thoát bỏ trại. Những người tị nạn trang bị vũ khí bằng dao trong nhà bếp của trại và đã nắm quyền kiểm soát trại trong vòng 2 giờ đồng hồ trước khi cảnh sát đến can thiệp. Có nhiều người xin tị nạn chính trị và nhân viên an ninh bị thương được đưa đi bệnh viện. Nhiều khu nhà trong trại bị đốt cháy chỉ còn móng nhà. Tổn thất lên bạc triệu.

    Theo tin tức của đài truyền hình Úc ABC có khoảng ngàn đàn ông người địa phương hỗ trợ cảnh sát dẹp loạn. Họ xử dụng mã tấu và ống sắt lao vào những người tị nạn và đã ngăn cản được cuộc nổi loạn. Đa số các người xin tị nạn chính trị ở trại Nauru là người Iran.

    Phản kháng có tổ chức

    Nhân chứng mô tả sự đụng độ nghiêm trọng chưa từng có từ khi con người xuất hiện trên hòn đảo phía Nam này. Các nhóm tranh đấu nhân quyền đã cảnh báo tình trạng khủng hoảng tị nạn ngày một gia tăng từ lâu. Ông Ian Rintoul của tổ chức Úc Refugee Action Coalition nói, "Biến cố không khiến ai kinh ngạc hết. Căng thẳng đã vun đắp trong một thời gian dài".

    Ban đầu những người xin tị nạn chính trị đã dự tính vượt trại rồi đến khu phi trường trên đảo. Ở đó sẽ có một cuộc biểu tình phản đối. Nhưng vì sự cực lực chống cự của các giám thị, tình trạng trong trại mới biến thành leo thang.

    Ông Rintoul nói, sự mòn mỏi vô vọng và thời gian xét đơn xin tị nạn chính trị kéo dài đã khiến người ta khủng hoảng. Thêm vào đó là những điều kiện các trại viên phải sống đã không còn chịu đựng được nữa, vì ngày càng có nhiều người nhập trại.

    Thêm lý do luật mới trong chính sách tị nạn của Úc do ông tân thủ tướng Kevin Rudd là ngòi nổ xảy ra biến cố. Bắt đầu thứ bảy hôm nay tất cả những ai lưu lạc vào hải phận Úc thuyền sẽ bị kéo đến bỏ ở Papua New Guinea. Chiếc thuyền đầu tiên có 81 người sáng thứ bảy hôm nay đã bị câu lưu trước bờ biển đảo Christmas.

    Năm 2012 có 17 ngàn thuyền nhân vượt biển

    Song song với vụ này chính phủ Canberra loan tin trên báo địa phương và nhật trình thế giới: "Nếu bạn đi bằng thuyền không có nhập cảnh, bạn sẽ không được lưu trú ở Úc". Các hứa hẹn của các băng chuyền người sẽ không còn giá trị nữa.

    Tuy nhiên vụ ra cáo thị này gây ra tranh cãi lớn ở Úc. Dân cử quốc hội Nick Xenophon nói, "Một khi tờ 'Adelaide Advertiser' vẫn chưa được phát ở ngoại thành Jakarta thì tiền thuế vẫn còn bị phí phạm". Chính trong hàng ngũ nội bộ chính quyền đảng Labor cũng có lời chỉ trích. Bà đảng trưởng Labor Cath Bowtell tiểu bang Victoria nói, chính quyền đưa ra câu trả lời sai phạm là hàng ngàn người sẽ phải chết trước bờ biển Úc.

    Thống đốc tiểu bang Queensland, Campbell Newman đã chỉ trích rằng chính quyền Úc không giải quyết vấn đề tị nạn mà họ chỉ kéo người ta đến bỏ ở Papua New Guinea. Sau cùng thì có nhiều nơi chỉ cách có 4 cây số giữa Papua New Guinea và bờ biển tiểu bang Queensland. Ông Newman nói, "Kevin Rudd đã biến vấn đề của Úc thành vấn đề của tiểu bang Queenland".

    Trong những năm gần đây con số thuyền nhân ở Úc đã tăng vọt. Vào năm 2004 chỉ mới vừa vặn có một con thuyền chở 15 người về hướng Miệt Dưới. Năm 2012 đã có 278 chiếc thuyền chở tổng cộng hơn 17 ngàn người đi tị nạn.

    syd/AP


    (* dịch từ "Unruhen auf Nauru: Asylbewerber revoltieren in australischem Flüchtlingslager" )

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Em thấy Úc hành động như thế là thiếu nhân đạo. Trong khi các đại gia đỏ có dư của thì họ cho vào ùn ùn, người tỵ nạn khố rách áo ôm lại bị từ chối.

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Tôi nghĩ nhân đạo thời nay phải trả bằng hiện kim.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Một chiếc thuyền bị chìm trước bờ biển
    Nam Dương - hàng chục người mất tích


    Jakarta - một chiếc thuyền với hàng chục người tị nạn theo tường
    thuật truyền thông đã bị chìm trước bờ biển Nam Dương. Báo chí địa
    phương cho biết, biến cố xảy ra vào đêm qua trong chuyến hải trình
    gian nan đến trước bờ biển phía Nam đảo Java. Tàu kéo cứu cấp muốn
    kéo chiếc thuyền tị nạn người từ Sri Lanka và Iran sang Úc. Theo các
    nguồn tin không xác định tử thi một đứa trẻ đã được vớt. Chưa biết có
    bao nhiêu thuyền nhân đi trên chiếc thuyền này.


    (tin vắn theo die Welt)

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Triển à , nếu 2020 ( nghe thiên hạ nói dzậy) thằng tàu nó tràn vào VN thì tôi chạy trốn đến Úc ( có O Xanh bảo lãnh ) bây giờ Úc đóng cửa....biết đi mô !!!!!!!

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Anh Triển à , nếu 2020 ( nghe thiên hạ nói dzậy) thằng tàu nó tràn vào VN thì tôi chạy trốn đến Úc ( có O Xanh bảo lãnh ) bây giờ Úc đóng cửa....biết đi mô !!!!!!!
    Anh học tiếng Xiêm đi Thái cho nó gần.

  10. #10
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187


    ...


    Xin chào cả nhà,


    Cám ơn N5 cho đọc nhiều tin tức...


    ---


    Anh Hoài Vọng đừng lo, dulan có dư căn nhà đây, anh cứ nộp đơn lên chính phủ Eskimo xin tị nạn năm 2020 nghen!





    ...

    Thân mến,
    Dulan




 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh