Register
Page 12 of 36 FirstFirst ... 2101112131422 ... LastLast
Results 111 to 120 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #111
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Khổ lắm




    Croatian police are overwhelmed as thousands of refugees attempt to board a train in the town of Tovarnik on Sunday

  2. #112
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Mua bán người tị nạn

    Nhân phẩm bất khả xâm phạm, điều này nghe hoài ở hầu hết hiến pháp
    các nước kỹ nghệ tân tiến có nền dân chủ cao. Thế nhưng ngay trong sáng
    hôm nay có tin tức cho rằng bộ trưởng bộ nội vụ các quốc gia thành viên
    Cộng Đồng Chung Châu Âu đang ngồi bàn tròn tranh cãi ý tưởng "bán người tị nạn".

    Theo Ủy Ban Châu Âu, hồi tháng 5 khuyến khích EU chia 40 ngàn người tị nạn
    ra nhận, hồi tháng 7 khuyến khích EU chia thêm 120 ngàn người tị nạn ra nhận, vì
    con số người tị nạn Trung Đông đến Ý, Hung Gia Lợi và Hy Lạp ngày một đông.

    Vụ chia nhận theo dân số và tổng sản lượng bình quân nội địa này đến nay vẫn không
    thống nhất được. Ý tưởng mới mẻ hơn đã có: ai không nhận người tị nạn theo phân
    chia thì trả dứt một lần 6 ngàn euro cho một người
    . Người Châu Âu đang mua bán
    trách nhiệm trên thân thể con người.

    EU bàn cãi trên cấp quốc gia với nhau, chứ ý tưởng này đã được thực hành ở
    Thụy Sĩ. Đã có các làng nhà giàu Thụy Sĩ đã bỏ tiền ra trả mỗi năm để rảnh mắt khỏi thấy
    người tị nạn. Chuyện nghe thấy mà phẫn nộ.

    Song song vụ bàn bạc chia chác, các địa phương (Đức) vẫn tiếp tục tìm chỗ cư ngụ
    tạm thời ráp giường lót chiếu trong sân vận động, sân bóng rổ ..v.v.v



    (nguồn: n-tv)


    Last edited by Triển; 09-22-2015 at 01:51 AM.

  3. #113
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    12 chuyến máy bay chở giường

    Hội Hồng Thập Tự Mỹ đã bắt đầu vận chuyển 15 ngàn "giường bố"
    trực tiếp từ Hoa Thịnh Đốn sang Frankfurt và Munich.

    Ông Christian Reuter, tổng thư ký hội Hồng Thập Tự Đức cho biết,
    thông thường Hội Hồng Thập Tự Đức tặng hiện vật ủy lạo các nơi
    khẩn cấp, lần này Mỹ và Canada đã tặng ngược lại giường bố cho
    Đức vì "tình trạng nhân đạo khẩn cấp ở Đức"

    Hình ảnh giường bố được sắp xếp làm chỗ ngủ tạm thời trong sân vận
    động trong nhà cho số người tị nạn đến Hanau (Đức)




    (theo Spiegel Online)

  4. #114
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,033

  5. #115
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Bá Linh ép các nước nhận người tị nạn

    Các bộ trưởng bộ nội vụ EU đã thông qua việc thu nhận 120 ngàn người tị nạn trong sự bất đồng mạnh mẽ. Và đây chỉ là biện pháp khẩn cấp. Việc thống nhất thu nhận một con số người tị nạn nhất định theo chỉ số phân bố, vẫn còn xa vời.



    Các bộ trưởng bộ nội vụ EU đã quyết định vụ phân chia thu nhận 120 ngàn người tị nạn ở Châu Âu trong ngày họp đặc biệt hôm qua. Quyết định không thống nhất mà là phủ quyết theo số đông. Cố vấn hội đồng Lục Xâm Bảo cho biết, sự quyết định được tính theo số đông các nước thành viên.

    Cho đến phút cuối đặc biệt các quốc gia thành viên Đông Âu phản đối việc phân chia thu nhận người tị nạn từ các quốc gia Ý và Hy Lạp. Theo lời ông bộ trưởng nội vụ Cộng hòa Czech Milan Chovanec, nước ông, Lỗ Ma Ni, Slovakia và Hung Gia Lợi bỏ phiếu chống. Phần Lan bỏ phiếu trắng.

    Bộ trưởng nội vụ Đức Thomas de Maizière cho biết sau buổi họp, "Quyết định không thống nhất mà là phủ quyết theo số đông". Đồng sự của de Maizière, ông Chovanec bên cộng hòa Czech phẫn nộ, "Hôm nay người ta đã mất hết lý trí rồi".
    Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu phân chia thu nhận 54000 người tị nạn từ Hung Gia Lợi, 40400 người từ Hy Lạp và 15600 người từ Ý để chia xẻ gánh nặng cho các nước này. Đức sẽ nhận theo chỉ số là 31000 người. Ông de Maizière cho biết, chúng ta thu nhận người tị nạn trên tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, nhưng cũng từ lương tâm của mình nữa.

    Vì Hung Gia Lợi từ chối nhận người tị nạn chung chung, nên tự nước này cũng không chia xẻ 54000 người tị nạn với "chính họ". Đặc biệt là Ý và Hy Lạp có hi vọng giải thoát bớt 54 ngàn người tị nạn. Bộ trưởng nội vụ Đức de Maizière hi vọng: "con số 54 ngàn trong 120 ngàn sẽ được phân chia qua Ủy ban Châu Âu hoặc mỗi quốc gia EU nộp đơn xin nhận người ra sao. Tất cả các nước EU đều có quyền này, tính luôn nước Đức".

    Biện pháp khẩn cấp duy nhất

    Việc phân chia 120 ngàn người tị nạn này chỉ là biện pháp khẩn cấp duy nhất một lần được Ủy ban Châu Âu đề bạc. Hồi tháng 5 nhà chức trách ở Bruxelles cũng đã nộp đơn xin biện pháp khẩn cấp theo điều 78 phần 3 của hợp đồng EU, xin hãy phân chia thu nhận 40 ngàn người tị nạn. Ngược lại với mong muốn của Ủy ban Châu Âu, số người tị nạn sẽ được phân chia trên cơ sở tự nguyện chứ không theo một chỉ số thu nhận cố định bắt buộc. Sự phản kháng các nước EU được cho biết là quá lớn.

    Về lâu về dài, Ủy ban Châu Âu muốn thiết lập một quy trình thường trực phân chia người tị nạn theo một chỉ số nhất định và công bằng. Việc này bị các quốc gia phản kháng mạnh mẽ. Các nguyên thủ EU sẽ gặp gỡ trong buổi họp thượng đỉnh vào thứ Tư hôm nay ở Bruxelles nhưng lại không bàn thảo về việc này vì chưa có sự chuẩn bị đệ trình mang tính cách luật pháp.

    Theo các nhà ngoại giao cho biết, ý tưởng các quốc gia không thu nhận người tị nạn phải "trả tiền phạt" không được đa số đồng ý. Được biết trong một bản thảo buổi họp có ý tưởng "phạt" các quốc gia nào không chịu thu nhận người tị nạn thì phải trả cho mỗi đầu người 6000 euro. Trong trường hợp bị thiên tai các quốc gia này được phép gia hạn việc thu nhận đến hai năm. Đặc biệt Pháp là quốc gia phản đối ý tưởng trả tiền để khỏi nhận người tị nạn này.

    Vì tranh cãi vụ phân chia người tị nạn mấy tháng nay mà Cộng Đồng Chung Châu Âu không thể ngồi lại với nhau bàn thảo phương cách đối phó của Châu Âu trước khủng hoảng tị nạn hiện nay. Sau khi thất bại trong buổi họp các bộ trưởng nội vụ hồi tuần trước, Đức là một trong những nước yêu cầu phải ra quyết định theo kiểu số đông phủ quyết.

    Kiểu bầu theo phủ quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần các cuộc họp khẩn cấp

    Mặt khác, thủ tướng Đức Angela Merkel nói sáng hôm qua trước khi có vụ phủ quyết rằng, sự thỏa thuận chung các nước Châu Âu là "có giá trị to lớn". Berlin sẽ cố gắng hết sức để thực hiện việc "không cố tìm ra một giải pháp hoặc là một sự thống nhất bằng phủ quyết , mà phải có sự thỏa thuận chung".

    Theo tin tức tín cận từ các nhà ngoại giao EU, việc ra quyết định phân chia người tị nạn bằng phủ quyết rốt cuộc đã xảy ra hôm qua sẽ ảnh hưởng đến buổi họp thượng đỉnh hôm nay giữa nguyên thủ các quốc gia EU. Trong buổi họp cấp nguyên thủ hôm nay sẽ có cuộc bàn thảo về một giải pháp chung đối phó với tình trạng khủng hoảng tị nạn hiện nay. Sự việc sẽ xoay quanh vấn đề bảo vệ vòng biên giới khối EU tốt hơn và thiết lập các trung tâm ghi danh thu nhận ("Hot Spots") người tị nạn ở Ý và Hy Lạp. Ngoài ra họ sẽ tính toán phải hỗ trợ tài chính mạnh hơn nữa cho các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon là các nước có các trại tị nạn đến vài triệu người đặc biệt từ Syria.

    Các quốc gia này cần gấp ít nhất mỗi nước 5 tỉ euro, theo tin tức từ các nhà ngoại giao. Cho đến nay EU chỉ tính hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ có 1 tỉ euro. Ngoài ra các quốc gia EU muốn thỏa thuận các biện pháp hồi hương hữu hiệu hơn cho những người không được công nhận tị nạn.
    Tất cả mọi người ở Bruxelles đều biết rõ rằng thỏa hiệp chia nhận 120 ngàn người tị nạn chỉ là một phần trong giải pháp mà thôi. Bộ trưởng nội vụ Đức de Maizière nói, "không phải chỉ giải quyết việc phân chia những người đã đặt chân lên EU rồi mà phải đối phó với việc làm sao ngăn cản người ta đến ồ ạt nữa". Theo chiều hướng lâu dài có sự suy tính thiết lập một tổ chức cảnh sát biên giới chung của EU. Ủy ban Châu Âu muốn đệ trình một bản thảo về việc này đến cuối năm nay. Càng ngày người ta càng thấy rõ là các quốc gia như Hy Lạp và Ý không đủ sức canh phòng biên giới EU phía ngoài.

    Nhưng mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang dần vào tầm ngắm của Châu Âu. Đã có thỏa thuận hồi hương giữa Châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thực hiện được. Người Châu Âu cũng muốn giải quyết vấn đề tồn đọng tại Thổ. EU cũng đang cố gắng tìm phương cách bình ổn tình hình ở các quốc gia có người tị nạn ra đi. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker muốn thiết lập một quỹ tài trợ 1,8 tỉ. Nhưng chỉ làm như vậy là không đủ. Phía sau hậu trường đã có toan tính EU phải làm sao hỗ trợ thiết lập các nhà nước pháp quyền và sự gia tăng phòng ngự biên giới ở các nước Châu Phi.

    Bộ trưởng nội vụ Đức De Maizière lại nhấn mạnh ở Bruxelles rằng người Châu Âu không có nguồn dung lượng vô tận. "Khả năng thu nhận người tị nạn vào Châu Âu có giới hạn. Hôm nay chỉ bước thêm một bước quan trọng đầu tiên thôi. Các bước đi khác sẽ tiếp theo.". Ông bộ trưởng đã đề nghị một con số thu nhận nhất định cho toàn cõi Cộng Đồng Chung Châu Âu hồi cuối tuần vừa qua.



    (* dịch theo nguồn "Berlin setzt Verteilung von Flüchtlingen durch")








  6. #116
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    Shakira

    Nữ ca sĩ Shakira kêu gọi nguyên thủ các quốc gia hãy
    giúp đỡ người tị nạn vì nhân quyền và nhân đạo.
    Hãy tìm một giải pháp chấm dứt vấn đề khủng hoảng tị
    nạn hiện nay. Từ năm 2003, Shakira là đại sứ của tổ chức
    UNICEF.

    Ngồi bên cạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon,
    cô nói:

    "The image of that little boy washed up on a shore is a tragic one
    and one that we shouldn’t ignore and we shouldn’t forge
    t."



  7. #117
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    SYRIA

    Để hiểu vì sao dân Syria chạy tứ tán, chúng ta phải nhìn
    một lần vào tấm bản đồ nội chiến của nước này. Khi sống
    ở một nước như vầy ai mà chịu nổi, nếu không chạy giặc
    thì làm sao mà sống.

    Các phe đấu trên bàn cờ chính trị Syria:

    • "Chính" phủ Syria (màu hồng, đại diện là tổng thống Assad, thích thì xử dụng luôn vũ khí sinh học với dân mình),
    • Phe đối lập (màu xanh, được phương Tây ủng hộ) + một nhóm Hisbolah không có vẽ trong hình nữa
    • Nhà nước Hồi giáo (màu cam)
    • Phe phiến loạn người Kurden (màu xanh cứt ngựa)








    Chính trị địa lý, lãnh thổ các sắc tộc tôn giáo:







    Các quốc gia chứa người Syria đi tị nạn










    Vì lý do này mà sau khi bà thủ tướng Đức Merkel sau khi ngoảnh mặt 4, 5 năm nay,
    bắt buộc phải quay lại đẩy mạnh vụ chia xẻ thu nhận người tị nạn ở Ý và Hy Lạp, vì tình
    hình các trại tị nạn bên Châu Á chung quanh Syria đã quá xấu, người ta không sống nổi
    nữa.
    Có trại tị nạn ở Zaatari (Jordan) có tổng cộng 150 ngàn người sống trong lều bố có Logo
    của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, mà bất cứ người Việt thuyền nhân nào từng vượt biên
    hơn 30 năm trước đều biết. Trong trại này mỗi gia đình mỗi ngày được 50 xu (Châu Âu), vị
    chi là 55 xu (Mỹ), tiền ăn uống còn thiếu. Không có việc làm, cứ lây lất như vậy. Trẻ con ngày
    càng bỏ học dần, vì cả tiền học cũng không có. Người ta nói Syria đã mất cả một thế hệ. Trong
    khi dân Syria có cách suy nghĩ giống người Việt, là con cái phải đi học cho có văn hóa và nuôi
    được bản thân.




    Chia xẻ người tị nạn Trung Đông từ Syria đã khó, còn có các nước không được an ổn gì
    như A-Phú-Hãn ở Trung Cận Đông, Iraq ngay dưới Syria và Eritrea, Libya từ bên Bắc Phi
    cũng chạy loạn do chế độ độc tài và nghèo khổ.

    Vì tình hình các trại tị nạn chung quanh Syria ngày càng xấu, rất nhiều người đã bỏ trại, hoặc đi
    thẳng từ Syria bằng cách vượt biển sang Ý và Hy Lạp. Mong muốn của họ là đến được nơi an
    bình để an cư.

    Sau khi Châu Âu có bước đầu ngồi lại với nhau "sau 5 năm" nội chiến xảy ra Syria. Bà Merkel
    ở Đức đi bước chính trị kế tiếp là đòi đối thoại thẳng với các phe ở Syria. Trước hết là Assad, ông
    tổng thống độc tài không nhận được sự ủng hộ của phương Tây ngoài Putin và Trung Quốc. Tuy nhiên
    không truất phế Assad, hắn cứ tại vị ì ạch ra, bất cần. Phiến loạn nổi lên khắp nơi. Nhà nước Hồi Giáo
    chỉ thành lập trong vòng hai năm đã gieo rắc khủng bố, tàn sát khắp nơi, dân chúng chạy tứ tán, và rốt
    cuộc cũng chạy tuốt lên Thụy Điển, ngồi đầy ở Berlin, giăng lều ở Paris, trốn tránh ở hầm nhà ga Luân Đôn.
    Phơi xác trên biển cả, lăn lóc ở các đảo Hy Lạp và Ý.

    Nếu không giải quyết tại chỗ, người không an cư thì người ta chắc chắn phải di tản, trốn bỏ quê hương
    của mình. Putin và Obama đã ra tín hiệu ngồi lại với nhau giải quyết IS. Đồng minh Tây Âu sẽ nối gót quân
    sự. Merkel đi thuyết chính trị với Putin và Assad. Hi vọng có chiều hướng giải quyết khả quan. Không
    làm ra một Đinh Bộ Lĩnh kéo quân dẹp loạn, thì "12 sứ quân Syria" vẫn cứ thiêu cháy mảnh đất Trung Đông
    này, dân chúng cứ chạy mãi.

    Để xem Đông & Tây có hợp tác dẹp loạn ở Syria được hay không, hay lại cứ gầm gừ chính chị chính em,
    và dân họ tiếp tục bỏ chạy hết. Hôm qua Merkel còn đòi kéo Iran và Ả Rập Saudi vào cuộc, hai nước này
    có tiền (Ả Rập) lẫn quân sự (Iran). Cùng là Hồi Giáo với nhau, nhưng họ hiện vẫn làm ngơ đèn nhà ai nấy sáng.



    (Nguồn Spiegel Online: tổng thống Syria: Assad)




  8. #118
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368




    Người Syria ở Pháp

    "Tôi phải làm việc gì ở đây? Lau chùi, bán hàng?"

    Họ trốn chạy sự thống trị dã man của Assad mà cũng trốn chạy sự tàn độc của người Hồi giáo cực đoan. Hàng ngàn người Syria lánh nạn ở Pháp. Tuy nhiên nước Pháp cũng như nước Đức đang đứng trước vấn đề: Làm sao giúp họ hội nhập đây?



    Từ trái sang phải: cậu thanh niên xin tị nạn Mustafa và chú Thamer và Izzat ở Ba Lê. Phía sau hậu trường là tháp Eiffel.
    Foto: François Bouchon/ Le Figaro


    "Nông trại nhà tôi nằm gần đền Baal ở Palmyra đó. Dạ đúng, cái đền đó vừa bị bọn IS cho nổ tung hết rồi đó", cậu thanh niên trẻ tuổi giải thích và ra điệu bộ diễn tả vụ nổ, đồng thời rút cái điện thoại cầm tay ra để cho xem hình. Giữa một Ba Lê mưa ướt át bỗng xuất hiện một danh lam cổ nát trên màn ảnh. Phía sau là các cột đá, phía trước là hàng rào đá của nông trại gia đình, là nơi Izzat, 31 tuổi, dự định biến thành khách sạn cho du khách.

    Một kế hoạch đã bị sự điên rồ của Nhà nước Hồi giáo hủy hoại. Vỡ kế hoạch ở Syria giờ anh hi vọng sau khi trốn chạy đến Pháp sẽ được thu nhận vào chương trình hội nhập gấp rút đặc biệt. Pháp ngữ của anh chưa đủ trôi chảy, nhưng mà từ ngày anh đặt chân lên Pháp vào tháng 11 cũng chưa nói chữ tiếng Pháp nào cả. Gia đình của anh đi tứ tán ở Châu Âu hoặc ở ngưỡng cửa Châu Âu hay ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    Người Syria muốn tự quyết định cuộc đời mình

    Phải làm sao để hội nhập những người Syria trốn chạy bom đạn oanh tạc của phi cơ Baschar al-Assad và các cuộc thảm sát của IS? Mỗi người họ đều có một câu chuyện của riêng mình, nhưng sau rốt đều có các điểm tương đồng như nhau. Ayyan Surreau, bà sáng lập viên và giám đốc câu lạc bộ Pierre Claver, nơi Izzat đã nộp đơn xin vào chương trình hội nhập, nhận xét, "Người Syria rất vội vã, họ muốn buộc lại sợi dây cuộc đời họ đã bị dã man cắt đứt lúc trước".

    Người thanh niên trẻ từ Palmyra có vài điểm thuận lợi hơn người khác ở chỗ người anh lớn của cậu Thamer đã làm gương cho cậu. Người anh này đến Ba Lê năm 2001 vào gia đình người Pháp bạn bè của họ, anh không phải trốn chạy chiến tranh, mà tẩu thoát từ hàng ngũ quân đội ở Syria. Sau đó anh được học khóa tiếng Pháp ở Sorbonne, có bằng cử nhân Chuyên gia khách sạn, nhập quốc tịch Pháp năm 2011. Một hướng đi tuyệt vời của một người đàn ông thân thiện, hiện đang làm quản sự của một nhóm nhân viên của một khách sạn lớn ở Champs-Élysées, cũng như đang trông coi tương lai của cậu em Izzat và đứa cháu trai mới tới tên Mustafa.

    Đứa cháu trai 16 tuổi hôm nay bắt đầu đi học. Nhờ xin được một chỗ trong trường dạy nghề vào phút chót tại Ba Lê, cậu bé được cho vào lớp những đứa trẻ chưa biết nói tiếng Pháp. Cậu bé cười nói, "Cháu có giờ Toán và tiếng Tây Ban Nha. Khó quá!". Trong một góc phòng có quyển sách đang mở ra nằm trên nền nhà, "Căn bản văn phạm Pháp ngữ"....

    Vào ngày trước khi IS tới, họ đã chạy thoát được khỏi Rakka

    Mustafa đã bỏ lại sau lưng hai năm ở Damacus (Syria), nơi cha cháu vẫn còn ở đó, trong khi mẹ cháu đã đến Ankara (Thổ), gia đình cháu đã chạy thoát được cách một ngày trước khi IS đến Rakka. Rakka đã lọt vào tay IS. Ông chú của Mustafa giải thích mà không đi sâu hơn, "Mustafa đang bị dày vò tâm lý, cháu nó cứ ngủ không được. Nhưng mà sống ở đây thì nó đã đỡ hơn rồi".

    Bộ ba anh em chú cháu đã viếng lâu đài Chantilly hồi mùa hè năm nay và khách sạn Invalides. Versailles là địa điểm nằm trên danh sách của ông Thamer dẫn cháu đi chơi. Cuối tuần ông cũng dẫn đứa bé đi bơi và chạy bộ. Các thiên thần quý nhân người Pháp của ông, bằng hữu của gia đình cũng hỗ trợ ông, họ cho ở nhờ trong một cái Appartement và giúp đỡ mọi thứ. Khi được hỏi chìa khóa thành công hội nhập của ông ở Pháp, Thamer lưỡng lự: "Tôi không có kỷ niệm gì tốt lẫn xấu cả. Mọi thứ ở đây đều rất khác, nhưng mà song song đó tôi cũng không cảm thấy rằng mình bị đi bên lề xã hội".

    Nhiều người đồng hương của ông sau khi đến Pháp cũng tìm được chỗ cư trú: qua một người đi trước trong gia đình đã mở ra cánh cửa cho họ, hoặc những người bạn học ở Đại học đã sẵn lòng giúp đỡ, cũng như các người quen dân Pháp hỗ trợ những đoạn đường khó khăn phải đi qua ở cửa công quyền. Tuy nhiên sau sự giúp đỡ ban đầu này, mọi người đều đi theo con đường riêng tư của họ. Người Syria không có sự cảm ứng lập nhóm, ngược lại với các sắc dân ngoại quốc khác. "Đã từ nhiều thế hệ có các làn sóng di dân từ Syria sang Pháp. Họ đã có sẵn mong muốn tiến thân trong xã hội và sự hội nhập mạnh mẽ".

    Tiền dành dụm cho chuyến đi đã hết

    "Lâu nay dân cư đô thị, đặc biệt những người biết nói tiếng Pháp, thường được hỗ trợ bởi các tổ chức truyền thống từ nhà thờ Ki-Tô giáo đến tín đồ từ các nước vùng Trung Đông", chuyên gia thế giới Ả Rập hiện đại Gilles Kepe cho biết. "Nhưng rồi sau cùng họ bỏ trốn hết để tự cứu lấy mình. Tầng lớp trung bình như nông dân đang sống ở các miền quê hẻo lánh dĩ nhiên là không đủ phương tiện để chạy sang Châu Âu. Nhiều người phải trả tiền cho bọn dẫn đường. Những người tị nạn này tương tự như những người tị nạn từ Châu Phi là lực lượng công nhân đơn giản không có trình độ văn hóa. Thông thường họ là những người khiến người Châu Âu hoảng sợ." Theo thống kê chính thức đã có khoảng 10 ngàn người tị nạn Syria được Pháp thu nhận trước làn sóng tị nạn hồi hè năm nay.

    Élisabeth Longuenesse, người từng dẫn dắt ban khảo sát thời sự ở viện Pháp Ngữ Trung Cận Đông ở Beirut và nay là chủ sự của hội Alwane giúp đỡ trẻ con Syria, tóm tắt, "Chướng ngại đầu tiên phải vượt qua là ngôn ngữ". "Nhiều người nhận một ít hỗ trợ từ sở lao động Pháp và nằm trên danh sách chờ học khóa Pháp ngữ. Phải học 20 giờ tiếng Pháp mỗi tuần trong thời gian hơn 6 tháng là điều cần thiết.

    Chỗ cư ngụ cũng y hệt như vậy: Nhiều người sống đâu đó và tự thân vận hành, nhưng đa số đã bỏ hết tiền dành dụm vào cuộc trốn chạy rồi, nên rốt cuộc họ đùm bọc nhau trong các nhà ở tập thể vì không đủ tiền thuê nhà, ở xa hẳn nơi ven đô hoặc tận ngoại thành, là chuyện không phải lý tưởng trong vấn đề hội nhập vào xã hội".

    Hung bạo hay là đáng yêu?

    Lina và Mohammed, cả hai đều ngũ tuần, đã ghi danh năm thứ hai trong hội Pierre Claver. Một bộ đôi rất thanh lịch, bà thì diện veston nữ, ông thì ăn vận kiểu thể thao sặc sỡ, nổi bật giữa những người mặc Jeans và áo gió trong buổi sáng ướt át và lạnh lẽo hôm nay. Mohammed cười nói vì thích chí khi nghe sự cố gắng trang phục của mình được chú ý, "Chúng tôi không bao giờ mua đồ hiệu cả. Điều đơn giản phải nên biết là tìm được cách ăn vận sao cho đẹp mắt mà lại tốn ít tiền thôi".

    Khi hai vị bác sĩ này - bà là bác sĩ Phụ khoa - ông là bác sĩ Nhi - đi khỏi Homs (Syria) trong năm 2013, ông bà đã thở ra đôi chút cách đây hai ba tháng lúc đi thăm con chỗ con gái của họ đang sống ở Paris sau khi thành hôn với một kỹ sư điện toán người Pháp. Nhưng họ không bao giờ trở về nữa. Từ lúc đó trở đi họ cứ bị các vấn đề trong cuộc sống thực tại cản trở. Họ có một chỗ ở tạm được nhưng khá xa Ba Lê, tận Aulnay-sous-Bois. Điều khổ sở nhất cho họ là dù được công nhận tị nạn 9 tháng rồi, họ vẫn không tìm được việc làm. Cho nên họ chỉ còn một cách là làm thực tập viên tại một bệnh viện ven đô, mà công việc này cũng không giúp đỡ họ được gì thêm.

    Mohammed tỏ vẻ thất vọng dù cả hai rất chú ý trong lời ăn tiếng nói, cố gắng không chỉ trích bất cứ điều gì về việc họ được thu nhận ở Pháp, "Tôi chỉ được phép làm việc dưới sự giám thị mặc dù có 23 năm kinh nghiệm rồi". Lina nói thêm, "Ở Homs tôi đã cật lực làm việc, tôi không quen lệ thuộc vào người khác. Nhưng mà tôi phải làm gì bây giờ? Làm lao công hay là bà bán hàng?". Hiện tại hàng ngày bà giết thời gian bằng cách trông coi đứa cháu trai vừa tròn 1 tuổi dạy học viết và đọc.

    Từ cái xách tay, bà kéo ra một quyển sách tiểu thuyết "Những kẻ khốn cùng", nhưng cũng nói thêm, Victor Hugo "hơi khó khăn". Bà cảm thấy Ba Lê "tráng lệ" và người Pháp "thông minh, thân thiện và .... hung bạo ('violents')" Hung bạo ư? Lina sờ lên cái App thông dịch trên điện thoại của bà để xem lại và sửa chữa: "Xin lỗi, là đáng yêu!" ('bienveillants')". Năm 2010 có 60 khách từ Pháp sang nhà bà. Bà và Mohammed dẫn khách đi viếng đền Palmyra, cái đền lúc đó chưa bị bọn IS phá hủy.

    Trợ giúp hội nhập ban đầu

    Sáng hôm nay Milad, 27 tuổi đảm nhận một nhiệm vụ mới, 2 năm sau khóa hội nhập ở hội Pierre Claver, anh đã trở thành "người trông coi" và phỏng vấn các ứng cử viên muốn trở thành "thành viên trợ giúp hội nhập ban đầu" nơi này, bằng cách ngoài các giờ học Pháp ngữ, phải tham gia tất cả các buổi trao đổi văn hóa trong các dịp có tổ chức thể thao và ẩm thực. Ở các buổi này tất cả được yêu cầu phải áp dụng tất cả khả năng và những gì mình đã học hỏi được.

    Tập trung vào quyển tập ghi chép trên đùi để viết lại các chi tiết, Milad hoàn toàn nhận thức được số phận của những người đồng hương vừa đặt chân lên đất Pháp đang nằm trong tay anh. Cá nhân anh đã thành công. Trước khi đến Ba Lê, anh đã bị ngồi tù 9 tháng vì tội "tranh đấu nhân quyền", do là chiến sĩ hăng hái ở Derra, nơi có cuộc phản khán lớn vào năm 2011.


    Foto: AFP - Những người tị nạn ngồi chờ nhận phòng trong một ký túc xá sinh viên ở Ba Lê.

    Ngày nay anh đã ghi danh vào Conservatoire national des arts et métiers (CNAM), một loại trường cao đẳng kỹ thuật và đang làm luận án ra trường cho đề tài lập trình App điện thoại di động. Một con đường tiến thân mà anh nghĩ rằng có triển vọng hơn là tiếp tục học ngành văn khoa Anh ngữ mà anh từng bắt đầu ở Syria. Milad cũng hi vọng ở sự quen biết thực sự ở trường kỹ thuật cao đẳng, vì dù có cố gắng nhưng hai năm qua cơ hội có thể lặn hụp vào xã hội Pháp thật là hiếm hoi.

    "Dân chúng ở đây bận rộn lắm. Người ta không có vụ làm quen ngoài đường hoặc là trên xe metro, điều này là bình thường đó. Và tôi sau khi trả tiền thuê nhà cũng chỉ đủ chút ít tiền ra ngoài đi chơi thôi", người thanh niên chưa từng đi vào quán bar nào và bỏ nhiều thời gian xem thời sự Syria trong internet. Hàng trăm người quen ở quê nhà anh chỉ còn lại có 3 người. Ba cô gái trẻ rốt cuộc cũng đã quyết định rời bỏ quê nhà, tốn kém bao nhiêu mặc kệ. Milad còn muốn ngăn cản một cô. "Còn nguy hiểm lắm, chờ đợi thêm chút nữa đi", anh đã nói với một trong ba cô, đó là cô bạn gái của anh.

    Flaubert có tác dụng hỗ trợ hội nhập

    Một nhân vật người Syria nổi tiếng ở Pháp là Farouk Mardam Bey, cựu hiệu trưởng thư viện của viện Thế giới Ả Rập và chuyên gia văn học Ả Rập của nhà xuất bản Actes Sud. Ông cho biết rằng tình trạng khủng hoảng hoàn toàn không đơn giản và sau làn sóng tị nạn đầu của giới trí thức sẽ đến lượt "hàng loạt người cùng khổ", là những người sẽ vô cùng khó khăn thích nghi với cuộc sống ở Pháp. Bản thân ông đặt chân đến Pháp vào năm 1965 lúc 21 tuổi.

    "Chỉ qua ngày sau khi đặt chân đến Pháp là tôi đã ngồi xe lửa đi Caen ghi danh học đại học rồi. Theo quan cảnh trời mưa ẩm ướt, phong cảnh ở bãi biển Normandie, tôi đã nghĩ đến Flaubert và Maupassant. Tôi không có cảm giác đang ở xứ lạ quê người, chúng tôi bị ảnh hưởng văn hóa Pháp nặng nề như vậy đó. Ngay cả cái gu uống cà phê có mấy giọt Calvados của xứ Normandie mà tôi cũng thấy chẳng có gì lạ. "






    (***** dịch lại từ "Syrer in Frankreich - 'Was soll ich hier tun? Putzen, verkaufen?' " - Tạp chí die Welt)


    -- chú thích:
    (1) Flaubert = Gustave Flaubert, văn hào trường phái lãng xẹt, à không lãng mạn từ Normandie
    (2) Maupassant = Guy de Maupassant cũng là văn hào lẫn ký giả gốc Normandie.
    Last edited by Triển; 09-25-2015 at 04:13 AM.

  9. #119
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368





    Người Việt ở Mỹ kêu gọi ủng hộ người tị nạn Syria





    Một đạo diễn phim tài liệu gốc Việt tại Mỹ từng đoạt Giải Emmy dùng truyền thông xã hội phát động chiến dịch kêu gọi công luận quan tâm đến cuộc khủng hoảng di dân Syria và ủng hộ họ được tiếp nhận vào nước Mỹ.

    Đức Nguyễn, đạo diễn bộ phim tài liệu về người tị nạn Việt Nam nhan đề Bolinao 52, cùng một nhóm thiện nguyện viên trong tháng này mở cuộc vận động trên mạng với tên gọi #ICAREBECAUSE để đánh động nhận thức của mọi người về tình cảnh người tị nạn Syria và gây quỹ cho tổ chức hỗ trợ người tị nạn vượt biên MOAS để cứu giúp làn sóng di dân.

    40 năm trước, nhiều người Việt tị nạn cộng sản đã bỏ nước ra đi thực hiện những chuyến vượt biên đầy máu và nước mắt để tìm đến vùng đất tự do làm lại cuộc đời.

    Ngày nay, dân số người Việt ở Hoa Kỳ gần 2 triệu người và ảnh hưởng và sự đóng góp của cộng đồng này với nước Mỹ ngày càng mở rộng, đặc biệt tại khu vực quận Cam, nơi có đông người Việt hải ngoại định cư nhất.

    Xuất thân từ một thuyền nhân tị nạn cộng sản, vượt biên sang Mỹ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975 nay đang định cư tại California, đạo diễn Đức Nguyễn được trang mạng Breibart.com dẫn lời nói rằng cộng đồng người Việt hải ngoại từng được trao tặng cơ hội để sống còn vì vậy cần có bổn phận đạo đức và trách nhiệm xã hội mang cơ hội ấy đến cho những người khác đồng cảnh ngộ.

    Người tham gia chiến dịch có thể ghi hình một đoạn video ngắn kèm dòng chữ ICAREBECAUSE chia sẻ lý do họ ủng hộ người tị nạn Syria và lan truyền các thông điệp này trên những diễn đàn truyền thông xã hội.

    Trong các clip đã loan tải có đoạn video của luật sư bảo vệ người tị nạn Trịnh Hội với thông điệp ‘Tôi quan tâm vì không ai phải bỏ mạng trên biển cả.’

    Còn Nghị viên Hội đồng thành phố Garden Grove Chris Phan thì nói rằng ‘Tôi quan tâm vì mạng sống con người là quan trọng.’

    Một số người Việt ở California cũng tổ chức các cuộc đi bộ cùng các hình thức gây quỹ khác và chiến dịch vận động trên mạng Twitter và Facebook ủng hộ di dân Syria.

    Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết hơn 470.000 di dân đã đến Châu Âu trong năm nay, gần phân nửa là từ Syria. Dòng người tị nạn ồ ạt khiến các quốc gia Châu Âu đang chật vật tìm cách ứng phó.

    Hoa Kỳ loan báo sẽ tăng số lượng visa cho người tị nạn từ con số hiện nay là 70.000 người/năm lên thành 85.000 người vào năm 2016 và 100.000 người vào năm 2017.

    Theo Breibart, Orange Register



    (nguồn: VOA Tiếng Việt)
    Last edited by Triển; 09-24-2015 at 10:37 AM.

  10. #120
    Biệt Thự ndangson's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    dangsonfr.blogspot.com
    Posts
    4,379
    ....



    Xin cám ơn anh Triển với chủ đề này .


    Nhiều bài , nhiều hình ảnh làm xúc động và cảm thông .



    đăngsơn.fr






    ............

 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:29 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh