Register
Page 34 of 36 FirstFirst ... 243233343536 LastLast
Results 331 to 340 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #331
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Tha phương cầu an:

    Escaping Putin’s Russia
    https://www.theguardian.com/world/20...ed-at-any-time

    “My husband left Russia for Kazakhstan five days after Putin’s mobilisation announcement with just a backpack carrying his toothbrush, warm clothes, peanuts, chocolate bars and water.

    “During his 24-hour journey to Kazakhstan, he ate just one Snickers bar. He was too nervous, scared he wouldn’t be let through. I was on the phone to him all the time – I felt like I was there with him. It was very stressful for both of us. He also took his work laptop – he works remotely and his employer doesn’t know he’s left Russia.

    “Every day I’m here I’m in pain, and I can’t be without my husband. But I’m hoping we will be able to come back within two years.”
    Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
    Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
    Putin yên ổn ngồi trên
    Đòi dân ra trận cho nên nỗi này
    Trống Hồng trường lung lay bóng nguyệt
    Khói Kremlin mờ mịt thức mây
    Russians gươm súng trao tay
    Nửa đêm truyền lịnh định ngày xuất chinh
    Nước thanh bình ba mươi năm cũ
    Áo treillis lam lũ từ đây
    Putin sớm giục đường mây
    Chiến tranh là mệt vạ lây mắc rầu…
    (Chinh phụ Nga)

  2. #332
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Hải đảo Phi xứ:

    Men survive 11 days on rudder of ship from Nigeria to Canary Islands
    https://www.theguardian.com/world/20...n-ships-rudder

    In a photograph distributed on Twitter by the coastguard on Monday, the three stowaways are shown perched on the rudder of the oil and chemical tanker Alithini II.

    Perilous crossings to the Canaries from north Africa have increased dramatically since late 2019 after checks on Mediterranean routes were tightened.

    In October 2020, four people stowed away on the rudder of an oil tanker from Lagos, hiding for 10 days before they were discovered by police as the vessel came into Las Palmas.


    Bể trần chìm nổi thuyền nhân
    Thở dài thương nỗi trầm luân một đời

    (Hải trường tân thanh)

  3. #333
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Đất lành dân đậu:

    First refugees arrive in tiny Catalan villages
    https://www.theguardian.com/world/20...opulation-plan

    The programme, called Operation 500 because it involves villages with fewer than 500 inhabitants, is being run jointly by the regional employment agency, the equality commission and the Association of Micro-villages.

    The scheme, which runs for one year, provides participants with a home and a salary of €19,434 paid via the local authority, which also organises work for them. The programme is open to refugees, asylum seekers and immigrants who are legal residents.

    So far, 30 families have been accommodated, 24 of them refugees.


    Phố núi cao phố núi đầy sương
    Phố núi cây xanh trời thấp thật xa
    Anh khách lạ đi lên đi xuống
    May mà đến đây đời còn đỡ hơn…

    (Còn chút gì để sống)

  4. #334
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Những kẻ khốn cùng gặp một lũ khốn nạn.




    Tàu Việt Nam cứu 154 người Rohingya, nhưng lại bàn giao cho quân đội Myanmar


    Một tàu của Việt Nam vừa cứu 154 người đi trên một tàu cá sắp bị chìm ở biển Andaman và đã chuyển nhóm người này cho hải quân Myanmar, Reuters dẫn truyền thông nhà nước đưa tin hôm 9/12. Tin cho hay nhóm này là người Hồi giáo thiểu số Rohingya đã lánh nạn khỏi Myanmar. Photo VTC.

    Một tàu dịch vụ dầu khí của Việt Nam vừa cứu 154 người đi trên một tàu cá sắp bị chìm ở biển Andaman và đã chuyển nhóm người này cho hải quân Myanmar, Reuters dẫn truyền thông nhà nước đưa tin hôm 9/12. Các nhà hoạt động xác nhận nhóm người này là người Hồi giáo thiểu số Rohingya đã lánh nạn khỏi Myanmar.

    Tàu Hai Duong 29 đang trên đường từ Singapore đến Myanmar thì phát hiện chiếc tàu cá gặp nạn cách bờ biển Myanmar 458,7 km về phía nam hôm 7/12, đài truyền hình VTC News cho biết trong một bản tin được phát sóng vào tối ngày 8/12.

    Tàu Hai Duong 29 và tàu hỗ trợ lai dắt Hai Duong 38 của Công ty cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Dương (HADUCO) kịp thời cứu 154 người gặp nạn ngoài khơi biển Myanmar, theo VTC.

    Người Rohingya là một nhóm thiểu số bị đàn áp trong nhiều năm ở Myanmar và nhiều người đã đánh đổi sinh mạng của mình để cố gắng vượt biên đến Malaysia và Indonesia, nơi đa số là người Hồi giáo, trên những chiếc thuyền cá ọp ẹp.

    Cuộc di cư của họ khỏi Myanmar và từ các trại tị nạn tồi tàn ở nước láng giềng Bangladesh gia tăng sau cuộc đàn áp chết người năm 2017 của quân đội Myanmar.

    VTCNews đưa tin, động cơ của thuyền không hoạt động và nước rò rỉ vào thân tàu, đồng thời cho biết thêm rằng tàu chìm một giờ sau khi những người trên tàu được cứu. Trong số 154 người được giải cứu, có 40 phụ nữ và 31 trẻ em.

    Bản tin của VTC cho biết những người này đã được bàn giao cho hải quân Myanmar hôm 8/12. Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với họ và Reuters không thể liên lạc ngay với người phát ngôn của chính quyền Myanmar.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam và HADUCO không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

    Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) tuần trước cho biết đã có “sự gia tăng đáng kể” về số người cố gắng vượt biển Andaman giữa Myanmar và Bangladesh trong năm nay.

    Từ đầu năm đến nay, ít nhất 1.900 người đã vượt biên, tăng gấp sáu lần so với năm 2020, với ít nhất 119 người chết trong năm nay trong số những người cố gắng lánh nạn.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tau-v...r/6869230.html






    LHQ, các nhóm nhân quyền: Việt Nam hồi hương người tị nạn Rohingya là ‘phi nhân đạo’
    13/12/2022


    Cơ quan giám sát người tị nạn của Liên Hiệp Quốc và các nhóm nhân quyền gọi hành động của chính phủ Việt Nam khi trao trả hơn 150 người tị nạn Rohingya về cho chính quyền quân quản Myanmar là vi phạm nguyên tắc của LHQ và là hành động “phi nhân đạo”.

    Hôm 13/12, một quan chức của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) ở Thái Lan cho VOA biết qua email.

    “OHCHR chủ trương phản đối việc đưa người Rohingya trở lại Myanmar vì họ có thể phải đối mặt với việc bị truy tố bởi các tòa án quân sự bí mật không độc lập cũng như không thể đảm bảo tôn trọng quyền được xét xử công bằng”, ông Daniele Rumolo, Quan chức Nhân quyền của OHCHR, nêu ra quan điểm.

    Từ Đức, ông Nay San Lwin, đồng sáng lập Liên minh Rohingya Tự do (Free Rohingya Coalition - FRC), nêu nhận định với VOA ngay sau khi truyền thông Việt Nam loan tin rằng một tàu dịch vụ dầu khí của công ty Haduco đã cứu và bàn giao 154 người trên một con tàu sắp chìm ở Vịnh Thái Lan cho nhà chức trách quân sự Myanmar hôm 8/12.

    “Con thuyền chở gần 160 người Rohingya đã lênh đênh trên lãnh thổ Thái Lan trong nhiều ngày. Chúng tôi đã vận động để giải cứu họ nhưng chắc chắn là hải quân Thái Lan ở gần con thuyền đó nhưng họ không cứu, thậm chí họ không cho thức ăn trong khi những người trên thuyền đang chết đói”.

    “Cuối cùng, chúng tôi được biết rằng tàu của công ty Haduco đã cứu họ. Tuy chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ này, song chúng tôi rất quan ngại về số phận của 154 nạn nhân người Rohingya. Việc trao trả họ cho chế độ khét tiếng là vô nhân đạo”.

    FRC là một mạng lưới toàn cầu gồm các nhà hoạt động vì người Rohingya và bạn bè của người Rohingya, những người có chung mối quan tâm về nạn diệt chủng đang diễn ra ở Myanmar và nhu cầu của những người Rohingya sống sót đóng vai trò tích cực trong tìm kiếm một tương lai khả thi cho nhóm của họ.

    Ông Lwin cho biết thêm: “Thế giới biết rằng chính chế độ đó đã phạm tội diệt chủng quốc tế nghiêm trọng đối với người Rohingya. Cuộc diệt chủng đó vẫn đang tiếp diễn”.



    Từ Hoa Kỳ, bà Wai Wai Nu, Giám đốc Mạng lưới Hòa bình của Phụ nữ (Women’s Peace Network- WPN) – một tổ chức thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn giữa người Rohingya và người Rakhine ở miền tây Myanmar, nêu nhận định với VOA:

    “Công ty [Hudaco] và chính quyền Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm khi trao những người tị nạn này cho quân đội [Myanmar], quân đội này chính là tổ chức đã thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Rohingya và gây nên tình trạng này ở Myanmar, đó chính là lý do khiến những người tị nạn ra đi, đó là lý do hàng đầu tại sao những người này phải rời bỏ quê hương”.

    “Và việc làm đó - giao nộp người tị nạn về lại cho thủ phạm - là hoàn toàn vô trách nhiệm và thật đáng thất vọng!”.

    Ông Lwin cho rằng 154 người Rohingya này nên được cho tạm trú và nên bàn giao họ cho cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc.

    Ông nói:

    “Đó sẽ là cách tốt nhất để cứu mạng họ, nhưng bây giờ họ đang ở trong tay của những kẻ giết người. Chúng tôi không biết liệu rồi chính quyền quân sự sẽ bỏ tù hay giết họ nữa”.

    Bà Nu cho rằng chính phủ Việt Nam nên giải cứu những người này và cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ ngay lập tức cho họ, đồng thời Việt Nam nên làm việc cùng với Cao uỷ Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) và các tổ chức, quốc gia khác của Liên Hiệp Quốc để tái định cư hoặc để đảm bảo các hình thức bảo vệ khác, nhờ đó, họ có thể tiếp tục sống an toàn và họ không phải quay trở lại Myanmar.

    Bà Nu bày tỏ sự thất vọng vì chính quyền Việt Nam đã giao nộp những người tị nạn này cho chính quyền quân quản Myanmar:

    “Thật xấu xa khi họ trao những người tị nạn này cho quân đội, những kẻ gây ra tội ác diệt chủng chống lại họ”.

    “Thật sốc khi họ làm điều này giữa bạo lực và tàn ác ở Myanmar và những người này đang chạy trốn bạo lực, tàn bạo và diệt chủng ở Myanamr và chính quyền Việt Nam trao những người tị nạn này cho thủ phạm là không thể chấp nhận được. Thật là sốc, thật là thất vọng!”



    Các nhóm nhân quyền cho rằng việc chính quyền Việt Nam đưa những người tị nạn trở về Myanmar đã vi phạm nguyên tắc “không từ chối” hay còn gọi là “non-refoulment” của công ước LHQ về người tị nạn mà Việt Nam là một quốc gia thành viên đã ký kết.

    Bà Nu nói:

    “Đây cũng là hành vi vi phạm các nguyên tắc “không từ chối”, mà không quốc gia, không chính phủ nào hoặc không một ai nên chấp nhận một hành động như vậy và các chính phủ ASEAN nên có trách nhiệm hơn, bảo vệ người tị nạn và đề cao trách nhiệm bảo vệ người tị nạn, người xin tị nạn và các thuyền nhân”.

    VOA cố gắng liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho biết ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.

    Điều 33 Công ước Tị nạn 1951 của LHQ quy định rằng không một quốc gia nào tham gia Công ước được trục xuất hoặc bắt người tị nạn hồi hương bằng bất kỳ hình thức nào đến biên giới thuộc những lãnh thổ nơi mà cuộc sống hay sự tự do của người ấy bị đe doạ vì các lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hay vì lý do là thành viên của các nhóm xã hội nhất định, hay bởi quan điểm chính trị của họ.

    Giới chính trị gia, giới vận động và truyền thông quốc tế đồng thanh lên án hành động này của Hà Nội.

    Ông Abdul Basit, cựu đại sứ Pakistan, viết trên Twitter hôm 12/12, đăng kèm đoạn video các thuyền nhân: “Đây là những người Hồi giáo Rohingya đang bị Việt Nam trục xuất trở lại Myanmar và chúng ta ai cũng biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Lương tâm thế giới đang ở đâu?”.

    Trang Mary Scully có trụ sở ở Texas, Hoa Kỳ, hôm 13/12 nêu nhận định trên Facebook và Twitter: “Dĩ nhiên là tàu Việt Nam trao trả những người Rohingya đang chạy trốn trở lại vào tay của chính quyền sát nhân. Bởi vì tàu này cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động khai thác mỏ dầu khí của Myanmar là một vận may tài chính đối với chính phủ Việt Nam & họ sẽ không đánh mất đi cái lợi đó chỉ vì quyền của 154 người tị nạn tuyệt vọng đang chạy trốn khỏi chế độ diệt chủng”.

    Trang này cho rằng cần phải xem xét yếu tố sinh lợi của các quốc gia có tham gia vào các dự án khai thác mỏ dầu và khí đốt tự nhiên ngoài khơi của Myanmar.



    Đài truyền hình VTC của Việt Nam hôm 8/12 cho biết con tàu của công ty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Dương (HADUCO) đang trên hành trình kéo giàn khoan dầu khí từ Singapore đến Myanmar thì phát hiện ra con tàu chở đoàn người bị nạn này và sau đó phía Việt Nam đã bàn giao 154 người này cho Hải quân Myanmar.

    Quân đội Myanmar từ trước đến nay bác bỏ cáo buộc về sự tàn bạo lan rộng, theo Reuters. Quân đội Myanmar cho biết các binh sĩ của họ đang thực hiện “một chiến dịch hợp pháp” chống lại quân nổi dậy, những người mà quân đội nước này nói đã tấn công vào các đồn cảnh sát.

    Chính phủ Việt Nam duy trì mối quan hệ mật thiết với chính quyền quân quản Myanmar, nơi các công ty của quân đội hai nước thiết lập các cơ sở kinh doanh tại đất nước có diễn biến chính trị phức tạp từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021.

    Theo số liệu của LHQ, hơn 70 ngàn người đã chạy khỏi Myanmar và hơn 1 triệu người phải tản cư kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra. Con số này chưa kể hơn 1 triệu người Rohingya đang lánh nạn tại Bangladesh.

    Như VOA đã loan tin, hôm 7/12, tàu Hai Duong 29 và Hai Duong 38 của Haduco đã “cứu” 154 người Rohingya gặp nạn tại khu vực biển Andaman, ngoài khơi Myanmar, và trao trả cho Hải quân Myanmar, làm dấy lên quan ngại về số phận của những người tị nạn này.

    Mỗi năm, nhiều người Rohingya - thành viên của một nhóm thiểu số Hồi giáo - đánh đổi mạng sống khi vượt biên trên những con tàu ọp ẹp để thoát khỏi bạo lực ở Myanmar và tình trạng nghèo khổ trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Nhiều người cố gắng vượt biển đến Malaysia và Indonesia, theo Reuters.

    Reuters dẫn lời bà Chris Lewa, Giám đốc nhóm nhân quyền Arakan Project, thuật lại lời thân nhân đi trên con tàu này cho biết con tàu rời Bangladesh vào cuối tháng 11 và bắt đầu bị rò rỉ khi nó ở ngoài khơi bờ biển Ranong, miền nam Thái Lan.

    “(Họ) gần như cạn kiệt thức ăn và nước uống trên thuyền”, bà nói, đồng thời cho biết thêm rằng những người đàn ông đang cố gắng tát nước ra khỏi tàu một cách tuyệt vọng.

    Bà cho biết những người trên tàu nói rằng họ đã nhìn thấy một chiếc thuyền hải quân Thái Lan nhưng điều đó không giúp được gì.

    Ông Siyeed Alam, một nhà hoạt động người Rohingya ở Thái Lan, người cho Reuters biết ông đã nói chuyện với thân nhân của những người trên tàu, nói rằng một số thuyền nhân đã chết.

    Hôm 26/10, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk kêu gọi tạm dừng bất kỳ hành vi cưỡng bức nào đưa người tị nạn và người di cư trở lại Myanmar, do cuộc khủng hoảng nhân quyền nghiêm trọng ở nước này.

    “Với mức độ bạo lực và bất ổn gia tăng, cùng với sự sụp đổ của nền kinh tế Myanmar và các hệ thống bảo trợ xã hội, đơn giản đây không phải là lúc để đưa bất kỳ ai trở lại Myanmar”, ông Türk nói. “Đây là trường hợp đặc biệt đối với bất kỳ ai có mối quan tâm đặc biệt về việc bảo vệ, chẳng hạn như các nhà hoạt động chính trị hoặc quân nhân đào ngũ, những người có nguy cơ nghiêm trọng khi trở về”.

    Theo luật quốc tế, các nguyên tắc “không từ chối” là các quy định cấm đưa người trở lại một quốc gia nơi họ thực sự có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng khi trở về, bao gồm ngược đãi, tra tấn, hoặc các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.

    Chính quyền Việt Nam trước đây cũng đã trục xuất người tị nạn và bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

    Hồi tháng trước, Việt Nam cũng đã trao trả hơn 300 người tị nạn Sri Lanka về nước cho dù họ kêu nài được cấp quy chế tị nạn.

    Tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngày 8/11 đã “cứu” được 303 người bị nghi là di cư bất hợp pháp từ Sri Lanka, trong đó có nhiều trẻ em, đang gặp nguy hiểm, trôi dạt trên vùng biển của Việt Nam, ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khi tàu của họ bị hỏng máy.

    Hơn 300 người Sri Lanka tị nạn này cầu xin Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) đừng trả họ về Sri Lanka và thay vào đó hãy tái định cư họ ở một nước thứ ba, với tư cách là người tị nạn.

    Theo trang BBC Tamil, trước bối cảnh những người tị nạn nói rằng họ không thể quay lại Sri Lanka, chính quyền Việt Nam lại cố gắng trục xuất họ trở lại Sri Lanka và những người tị nạn đồng hương của họ cho biết họ thậm chí muốn tự tử trước quyết định hồi hương của Hà Nội.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/lhq-c...o/6874427.html


    Last edited by Triển; 12-13-2022 at 08:58 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #335
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Sau mấy ngày nghe toàn thiên tai và chết chóc, ảm đạm cuối năm cũng đọc được những mảnh tin an lành, vui vẻ.

    ... Chính quyền Indonesia rất bảo vệ chúng tôi. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt mà không có sự áp lực nào. Rất là tốt”.

    Những phụ nữ này cho VOA biết khi thuyền cá của họ gặp nạn, cảnh sát và người dân Indonesia đã cứu họ và đưa họ vào bờ, sau đó cơ quan di trú của nước này phối hợp với UNHCR cấp quy chế tị nạn cho họ....
    "
    Ai có thành kiến với người Hồi giáo phải nên bỏ bớt. Người Nam Dương rất tốt mà ha.




    ‘Giấc mơ’ thành hiện thực của ba gia đình Việt Nam sau hai lần vượt biên


    Một gia đình trong nhóm 20 người tị nạn Việt Nam từ Indonesia đến Canada. Photo Tran Thi Lua.


    Tất cả 20 người của ba gia đình ngư dân Việt Nam vượt biên lần hai hiện đang hưởng mùa Giánh sinh an lành, đoàn viên tại đất nước Canada, sau chặng đường dài hơn 7 năm kể từ lần vượt biển đầu tiên bất thành, để tìm kiếm điều họ nói là “tự do” và tránh khỏi án tù “bất công” ở quê nhà.

    Các gia đình này đã một lần vượt biên sang Australia vào năm 2015, nhưng bị chính quyền Canberra bắt và gửi trả về Việt Nam năm 2016. Họ bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

    Trong lần vượt biên thứ nhì vào đầu năm 2017, thuyền cá của họ bị chết máy và buộc phải tấp vào một đảo ở Indonesia. Vài tháng sau đó, nhóm này đã được Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn.

    Từ Toronto, Canada, bà Trần Thị Thanh Loan, một thành viên của gia đình có tất cả 6 người trong nhóm này, đến Canada từ tháng 7/2022, chia sẻ với VOA:

    “Đặt chân đến đất nước Canada tôi và gia đình rất vui, rất hạnh phúc. Đến Canada, đất nước tự do, thoát khỏi chế độ của cộng sản.

    “Về số phận hai lần vượt biên thì rất nguy hiểm, lênh đênh trên biển. Nhưng bây giờ đã đặt chân đến Canada thì thật hạnh phúc”.

    Tương tự, bà Trần Thị Lụa, một thành viên trong gia đình 7 người đến Canada vào đầu năm 2022 và có thêm 2 người em vừa đến vào tháng 9/2022, nói với VOA:

    “Tôi rất hạnh phúc, rất vui mừng khi được đặt chân đến một đất nước tự do, không ai cấm những lời nói của mình và không sợ hãi về điều đó hết.

    “Các con tôi được đến trường đi học, tôi được đi làm. Rất tự do, chứ không như ở chế độ cộng sản - mình lúc nào cũng sợ và phải giữ kín lời nói của mình, không được quyền tự do”.
    Bà Lụa cho biết rằng gia đình bà Nguyễn Thị Phúc có 5 người đã đến Toronto từ cuối năm 2021.

    Bà Trần Thị Lụa trải lòng về giấc mơ chung của nhóm người tị nạn:

    “Khi chúng tôi ở Indonesia, chúng tôi rất lo sợ rằng mình sẽ bị trả về Việt Nam. Nếu bị trả về Việt Nam thì coi như là chết, chứ không còn đường sống nữa. Nhưng không ngờ được sự may mắn của ơn trên, Chúa Mẹ đã phù hộ ban ơn cho chúng tôi, được diễm phúc đặt chân đến Canada. Điều đó như một giấc mơ, đó là một ước mơ chung của chúng tôi”.

    Bà Loan cho biết họ rất may mắn khi được chính quyền Indonesia trợ giúp và bảo vệ:

    “Chính quyền Indonesia rất bảo vệ chúng tôi. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt mà không có sự áp lực nào. Rất là tốt”.

    Những phụ nữ này cho VOA biết khi thuyền cá của họ gặp nạn, cảnh sát và người dân Indonesia đã cứu họ và đưa họ vào bờ, sau đó cơ quan di trú của nước này phối hợp với UNHCR cấp quy chế tị nạn cho họ.

    Nhóm cũng cho biết trong khi lánh nạn ở Indonesia, cơ quan Di trú Quốc tế (IOM) đã hỗ trợ cho họ nhà ở, thực phẩm hàng ngày, trong khi phóng viên người Australia Shira Sebban và nhà tình nguyện người Mỹ gốc Việt Grace Bùi giúp họ tìm nước thứ ba để định cư thông qua sự phối hợp hỗ trợ của Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và tổ chức VOICE Canada.

    “Khi chúng tôi bước chân qua Canada, tổ chức VOICE ra đón và đưa chúng tôi vào nhà. Họ mướn nhà với đầy đủ các thứ, không thiếu thứ gì trong nhà hết – gạo, cơm đầy đủ hết – và họ chu cấp cho chúng tôi hai tháng tiền ăn, tiền nhà để chúng tôi trang trải cuộc sống và sau đó chúng tôi đi làm”, bà Lụa cho biết.
    Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ vào năm 2017 từ trại tị nạn ở Indonesia, bà Lụa cho biết 3 gia đình này đã quyết định vượt biên lần thứ nhì “để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn cho gia đình” vì “án tù quá ác độc”.

    Trước đó, vào tháng 9/2016, chính quyền ở Bình Thuận đã tuyên án tù đối với một số thành viên của nhóm này sau khi bị chính quyền Australia cho hồi hương vào tháng 7/2015, sau khi Canberra trấn an rằng họ nhận được cam kết bằng một văn bản rằng chính quyền Việt Nam sẽ “không trừng phạt việc nhóm này rời khỏi Việt Nam bất hợp pháp”.

    Sau án tù này, tại một phiên điều trần trước Thượng viện Australia, thiếu tướng Andrew Bottrell, chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng Australia, đã lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội vì đã nói dối với chính phủ Australia.

    Bà Trần Thị Lụa và bà Trần Thị Thanh Loan nằm trong nhóm 4 người bị tòa phúc thẩm ở Bình Thuận tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì “tổ chức vượt biên” qua Australia trên chiếc tàu gồm 46 người rời cảng Phan Thiết ngày 1/7/2015. Họ bị phía Australia trả về Việt Nam ngày 25/7/2015.

    Bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên 36 tháng tù. Ông Hồ Trung Lợi, chồng bà, bị tuyên án 24 tháng tù giam, trong khi bà Trần Thị Lụa, bị tuyên 30 tháng tù giam.

    Bà Loan và bà Lụa được hoãn thi hành án tù 1 năm để chăm sóc con còn nhỏ. Ông Lợi, cha của 4 con nhỏ trong nhóm tị nạn, phải chấp hành án tù ở Bình Thuận.

    Trước khi thời hạn hoãn thi hành án kết thúc, những phụ nữ quyết định đi vượt biên lần hai, vì họ cho rằng nếu họ ở lại Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với án tù như đã tuyên. Về phần ông Lợi, bà Loan cho biết ông cũng đã vượt biên đến Indonesia sau khi mãn hạn hai năm tù ở Việt Nam và cũng được tháp tùng đoàn tị nạn đến Canada.

    Trong thông điệp viết trên Facebook hồi đầu tháng 10/2022 nhân dịp chúc mừng hai thành viên cuối cùng trong nhóm tị nạn đến Canada, phóng viên Sebban cho biết bà đang viết một cuốn sách về câu chuyện vượt biên tìm kiếm tự do của những gia đình ngư dân Việt Nam này, dự kiến sẽ phát hành trong năm 2023.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/giac-...n/6896291.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #336
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Người Việt ở Mỹ góp sức hỗ trợ người tị nạn đồng hương từ Thái Lan sang định cư


    Nhiều người Việt ở Mỹ đang thực hiện các khâu chuẩn bị cần thiết để có thể hỗ trợ đưa những người tị nạn đồng hương đến Mỹ định cư theo một chương trình mới được thành lập bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Chương trình Welcome Corps, ra mắt vào tháng 1 năm nay, cho phép công dân hoặc thường trú nhân ở Hoa Kỳ có thể bảo trợ những người tị nạn hội đủ tiêu chuẩn sang Mỹ định cư.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mô tả chương trình này là “sự canh tân táo bạo nhất trong lĩnh vực tái định cư người tị nạn trong bốn thập niên qua” vì nó được thiết kế để mở rộng năng lực của Chương trình Tiếp nhận Người Tị nạn Hoa Kỳ (USRAP) thông qua sự góp sức của các cá nhân trong xã hội Mỹ muốn phục vụ trong tư cách người bảo trợ tư nhân.

    Khi người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đến Mỹ, họ đối mặt với một lối sống hoàn toàn khác. Để giúp quá trình chuyển tiếp suôn sẻ hơn, theo truyền thống, Bộ Ngoại giao làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận chuyên về các vấn đề người tị nạn. Bây giờ, với chương trình Welcome Corps, công dân và thường trú nhân tại Mỹ có thể đứng ra thành lập các nhóm 5 người để giúp hoàn thành vai trò này.

    Họ được yêu cầu quyên góp tối thiểu 2.275 đôla cho mỗi người tị nạn mà họ muốn bảo trợ. Sự hỗ trợ sẽ bao gồm mọi thứ từ chào đón những người tị nạn tại sân bay cho đến tìm cho họ nơi ở và đưa con cái của họ đến trường.

    Các nhóm bảo trợ cũng sẽ được yêu cầu vượt qua kiểm tra lý lịch và lập kế hoạch hỗ trợ, theo website của Welcome Corps.

    Trong sáu tháng đầu tiên của chương trình, Bộ Ngoại giao sẽ kết nối các nhà bảo trợ với những người tị nạn đã được chấp thuận, Bộ cho biết.

    Một số người Việt hiện đang chuẩn bị tham gia chương trình nói với VOA họ xem đây một cơ hội quý giá để giúp đỡ những người đã rời bỏ Việt Nam vì những lý do chính trị hoặc tôn giáo và đang chật vật sinh tồn ở Thái Lan trong khi chờ đợi được tái định cư ở một nước thứ ba.

    Một số hội đoàn và cá nhân gốc Việt ở một số tiểu bang có đông người Việt sinh sống trong những tháng qua đã tổ chức liên lạc và thành lập các nhóm 5 người theo quy định của chương trình như một phần trong công tác chuẩn bị trước khi chương trình chính thức đi vào hoạt động. Một số nhóm thậm chí còn tổ chức những chuyến đi sang Thái Lan, nơi mà nhiều người tị nạn Việt Nam đang cư trú, để tìm hiểu hoàn cảnh và nhu cầu của những người mà họ sẽ bảo trợ.

    Bà Kimmy Dương, một mạnh thường quân gốc Việt có tiếng ở khu vực thủ đô Washington, cho biết cách đây một tháng bà qua Bangkok trong chuyến đi khoảng một tuần để gặp gỡ những người Việt đã được Liên hiệp quốc cấp quy chế người tị nạn và đang chờ được các nước thứ ba nhận để tái định cư. Bà Kimmy cam kết bảo trợ cho 24 gia đình, tổng cộng khoảng từ 80 đến 100 người, dưới chương trình Welcome Corps.

    “Theo lời họ kể lại, họ bị đàn áp về tôn giáo, về lý tưởng, rồi có một số người theo tôi biết cũng là thuyền nhân mà đến bây giờ vẫn kẹt lại ở bên đó, những người bất đồng chính kiến với chính phủ thành ra phải trốn qua bên này,” bà Kimmy kể về những người Việt mà bà đã gặp ở Thái Lan khi bà đến để phát gạo từ thiện.

    “Đời sống của họ rất là khó khăn, thành ra tôi nghĩ không còn cách nào hơn là mình phải ráng giúp để qua [Mỹ]. Người Việt Nam mình đa số ai cũng chăm lo làm việc. Tôi nghĩ họ qua đây rồi cũng sẽ kiếm được việc và làm ăn sinh sống được,” bà nói thêm.

    Bà Nguyễn Lam Châu, giám đốc điều hành Hội Cao niên Á Mỹ ở thành phố Westminster của bang California, cũng tham gia chuyến đi làm công tác từ thiện và tìm hiểu tình hình người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan hồi tháng rồi. Bà nói ban đầu bà chỉ có ý định giúp bảo trợ một gia đình nhưng chuyến đi đã giúp bà thấy rõ hơn tình cảnh của nhiều người tị nạn, và bây giờ bà quyết định sẽ giúp 5 gia đình với tổng cộng 17 người.

    Đối với bà, sự hỗ trợ này xuất phát từ sự thấu hiểu và thông cảm đã “in sâu” trong tâm hồn của bà, bà nói. Kinh nghiệm 25 năm làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ di dân giúp bà hiểu rõ những khó khăn của họ trong việc tìm kiếm một nơi định cư mới cũng như xây dựng lại cuộc sống. Bản thân chồng bà từng là một người Việt tị nạn ở Thái Lan.

    “Tôi có thuyết phục gia đình tôi rằng, ‘chính bố là người tị nạn Thái Lan thì thử hỏi trong thời gian đó chắc chắn một điều hằng đêm hằng ngày vẫn chắp tay nguyện cầu có ai đó để kéo mình ra khỏi trại tị nạn.’ Nên do đó bây giờ cả gia đình tôi rất là thấu hiểu và đồng ý tham gia chương trình này để giúp người tị nạn,” bà chia sẻ.

    Chương trình bảo trợ người tị nạn này - tương tự như mô hình được sử dụng ở Canada - là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm tạo cơ hội cho người Mỹ hỗ trợ những người nước ngoài đang tìm kiếm sự bảo vệ.

    Dù việc mở rộng năng lực tiếp nhận người tị nạn của Mỹ thông qua chương trình Welcome Corps nhận được sự tán dương của nhiều người, tuy nhiên cũng có những ý kiến đề nghị rằng người tị nạn cần được kiểm tra lý lịch kỹ càng để tránh gian lận và cũng phải bảo đảm là người bảo trợ có đủ khả năng để gánh các chi phí.

    Đông y sĩ Nhất Nguyên, một người tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và từ thiện ở thành phố Houston của bang Texas, nói ông muốn tham gia hỗ trợ người tị nạn từ Thái Lan nhưng có những lo ngại về việc xác minh lý lịch của những người này. Dù vậy, ông hoan nghênh ý tưởng hợp tác với các nhà bảo trợ tư nhân để giúp đẩy nhanh việc tái định cư những người tị nạn đã chờ đợi mòn mỏi nhiều năm.

    “Hầu hết những người tị nạn Thái Lan nếu họ đến đây với chương trình này, nếu những ai có điều kiện ghi danh thì nên tham gia giúp đỡ những người tị nạn này, bởi vì dù sao đi nữa họ cũng đã chịu cảnh cực khổ ở Thái Lan, cảnh vô gia cư, vô tổ quốc, không có nguồn sống nhất định, và như chúng ta đã biết họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào,” ông Nhất Nguyên, người cũng từng là người tị nạn, nói.

    Bà Kimmy Dương nhớ lại khi xưa bà đặt chân đến Mỹ trong tư cách người tị nạn chỉ với 30 đô la trong túi. Bà nói bà may mắn được tiếp tục làm việc cho hãng IBM, chủ lao động của bà khi còn ở Việt Nam, nhưng bà vẫn phải chật vật mưu sinh để xây dựng lại cuộc đời trên đất Mỹ.

    Giờ đây, bà dành sự hào phóng đối với những người tị nạn mà bà đã gặp gỡ ở Thái Lan vì bà nhìn thấy một phần cuộc đời của bà nơi họ.

    “Hồi đó mình cứ ngó trong cái tài khoản ngân hàng của mình không có đồng nào nên rầu lắm. Bây giờ tôi hiểu được cái lo của những người tị nạn, không có tiền là khổ lắm,” bà chia sẻ.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nguoi...u/7111617.html



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #337
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Người Úc cũng giúp:

    Australians helping Afghan asylum seekers
    https://www.theguardian.com/global/2...rs-find-refuge

    Of the 124,336 offshore humanitarian visa applications lodged in 2021-2022, 109,489 were from Afghanistan. Just 11,545 were approved.

    Australia’s humanitarian visa quota increased this year to 17,875 places, in response to rolling international crises. A spokesperson for the department of home affairs said the increase will “ensure we can provide permanent resettlement to those who need it”.

    The expanded intake includes 26,500 dedicated places for Afghan nationals, allocated over five years from July 2021 to July 2026.
    Còn khổ hơn Việt nam.

    Hết nạn ấy đến nạn kia
    Chiến tranh hai lượt taliban hai lần

    (Đoạn trường dân thanh)

  8. #338
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Người Việt không nằm trong top ten đi tị nạn như thập niên 70, 80 nên thế giới sẽ dần lãng quên.


    /* nguồn: https://www.worlddata.info/refugees-by-country.php

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #339
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Thiên đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam cũng muốn đạt được đã bị những người Trung Quốc này bỏ lại sau lưng...


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #340
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Xã hội chủ nghĩa hiện nguyên hình chính là tư bản chủ nghĩa dành riêng cho kẻ có quyền và nô lệ chủ nghĩa dành chung cho kẻ không có quyền.

    Quyền là tiên là phật…

 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:03 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh